MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 3
1.1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 3
1.1.1. Khái quát về ngân hàng. 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng. 3
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 8T/2009. 4
1.1.3.1. Công tác nguồn vốn. 4
1.1.3.2. Công tác tín dụng 5
1.1.3.3. Công tác phát triển dịch vụ 6
1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 7
1.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 8
1.2.1. Tổng quan về công tác thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 8
1.2.1.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 8
1.2.1.2. Kết quả thẩm định dự án cho vay tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội. 10
1.2.2. Công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 12
1.2.2.1. Nội dung quản lý rủi ro 12
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 41
1.2.2.4. Dự án minh họa: “XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ MỞ RỘNG 2 ” 49
1.2.2.5. Đánh giá về công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 79
CHƯƠNG II/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 85
2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2010-2015 85
2.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 85
2.1.2. Định hướng đối với công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng 85
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn 86
2.2.1. Nhóm giải pháp chung 86
2.2.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin 86
2.2.1.2. Nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật 87
2.2.1.3. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 87
2.2.1.4. Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro 88
2.2.1.5. Sau khi cho vay, bộ phận QHKH cần: 88
2.2.1.6. Chính sách tiếp thị khách hàng. 89
2.2.1.7. Công tác tín dụng. 89
2.2.1.8. Huy động vốn 90
2.2.1.9. Dịch vụ 90
2.2.1.10. Một số chỉ tiêu chính phấn đấu đạt đến hết tháng 12/2010 91
2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 91
2.2.2.1. Đối với quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn 91
2.2.2.2. Đối với quản lý rủi ro dự án xin vay vốn 95
2.2.2.3. Đối với quản lý rủi ro tín dụng 97
2.3. Kiến nghị 97
KẾT LUẬN 99
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng được xem xét áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức, nhưng khuyến khích áp dụng phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên từng phương án kinh doanh hiệu quả.
b) Chính sách về tài sản bảo đảm:
Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%.
5. Chính sách cụ thể đối với khách hàng xếp hạng BB:
a) Chính sách về cấp tín dụng:
- BIDV duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết để hỗ trợ khách hàng đang quan hệ tín dụng tại BIDV tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện từng bước giảm dần dư nợ.
+ Đối với cho vay đầu tư dự án: BIDV không khuyến khích cho vay đầu tư dự án với đối tượng khách hàng này, trường hợp cần thiết khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu 25% tổng mức đầu tư của dự án.
+ Đối với cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh: hạn chế áp dụng phương thức cấp tín dụng theo hạn mức, chủ yếu áp dụng phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên từng phương án kinh doanh hiệu quả.
+ Hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc giải quyết các khó khăn tạm thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng.
- Khách hàng mới có mức xếp hạng BB được BIDV xem xét cấp tín dụng khi khách hàng có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 30% phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của phương án, dự án.
b) Chính sách về tài sản bảo đảm:
Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.
6. Chính sách cụ thể đối với khách hàng xếp hạng B, CCC, CC:
a) Chính sách về cấp tín dụng:
- BIDV xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng để hỗ trợ khách hàng hoạt động tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện rút dần dư nợ. BIDV không cấp tín dụng đối với khách hàng mới có mức xếp hạng này.
- BIDV chỉ xem xét cho vay vốn lưu động, bảo lãnh theo phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên phương án kinh doanh hiệu quả, dư nợ cho vay không vượt quá 80% số thu nợ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước đó.
b) Chính sách về tài sản bảo đảm:
- Khách hàng được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100% và BIDV chỉ chấp nhận các tài sản bảo đảm có hệ số giá trị tài sản bảo đảm tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay ở mức từ 0,6 trở lên.
- Thường xuyên tiến hành rà soát, định giá lại tài sản bảo đảm, tích cực hoàn thành thủ tục pháp lý của tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa tài sản bảo đảm.
7. Chính sách đối với khách hàng xếp hạng C, D:
a) BIDV không cấp tín dụng mới với đối tượng khách hàng này.
b) Áp dụng triệt để các biện pháp nhằm thu hồi nợ vay, tích cực đôn đốc, kiểm soát luồng tiền, yêu cầu khách hàng tận dụng mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng.
c) Thường xuyên tiến hành rà soát, định giá lại tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng tăng cường tối đa tài sản bảo đảm, tích cực hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết.
d) Hoàn thiện hồ sơ trình xử lý rủi ro theo quy định.
Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này không được ngân hàng sử dụng thường xuyên trong việc đánh giá rủi ro với các dự án xin vay vốn. Vì thực tế phương pháp đánh giá còn mang tính chủ quan khá cao, thông tin mà ngân hàng có được thường không đầy đủ khiến cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn.
Phân tích SWOT là phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của khách hàng và về dự án xin vay vốn. Phương pháp thường tập trung vào việc đánh giá các mặt như thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối, lợi thế so sánh trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và của dự án đầu tư. Phương pháp có sự phối kết hợp của phương pháp thống kê, xin ý kiến chuyên gia, đối chiếu các chỉ tiêu theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Từ những phân tích trên ngân hàng sẽ phát hiện ra nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra với dự án và từ đó đưa ra giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tối ưu nhất.
1.2.2.3.2. Phương pháp định lượng
Hiện tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp định lượng để quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đó là phương pháp phân tích độ nhạy.
Theo phương pháp này thì mọi thay đổi của các chỉ tiêu được xem xét như: NPV, IRR, DSCR, TR, chi phí, đều được đánh giá thông qua các yếu tố có liên quan. Từ đó tìm ra yếu tố có tác động mạnh nhất, để đưa ra giải pháp quản lý rủi ro hợp lý.
Ý nghĩa kinh tế của phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy cho biết về sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả đặc biệt là hiệu quả tài chính của dự án trước những sự biến động của các yếu tố có liên quan và các yếu tố này không thể tách rời khỏi dự án. Ngân hàng cũng như chủ đầu tư dự án luôn muốn dự án sẽ đem lại hiệu quả chắc chắn trong mọi điều kiện, vì vậy mà phân tích độ nhạy cho phép nhận định được những lợi ích mất đi và còn lại khi có rủi ro xảy ra, giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và ngân hàng đưa ra quyết định cho vay với mức chi phí tối thiểu nhất.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu tới các chỉ tiêu cần phân tích
Bước 2: Lập bảng khảo sát độ nhạy của dự án theo các chỉ tiêu đã chọn với các yếu tố trọng yếu đã xác định. kết quả khảo sát độ nhạy có thể ở dạng bảng hoặc kèm theo đồ thị để hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá
Bước 3: Phân tích , đánh giá và đưa ra nhận xét cuối cùng về hiệu quả của dự án trên cơ sở kết quả khảo sát độ nhạy
ứng dụng EXCEL trong việc xác định hiệu quả tài chính và phân tích độ nhạy của dự án
Xác định tỷ suất chiết khấu của dự án
Hàm RATE dùng để tính tỷ suất chiết khấu của các khoản tiền phát sinh đều đặn
Cú pháp:
= RATE ( nper,pmt,pv,fv,type,guess )
Trong đó:
Nper: tổng các giai đoạn mà khoản tiền đều đặn phát sinh
Pmt: là khoản tiền đều phát sinh mỗi giai đoạn, nếu không điền pmt phải điền fv theo cú pháp trên
Pv: giá trị hiện tại
Fv: giá trị tương lai, nếu không điền fv chương trình ngầm định là không và phải điền pmt
Type: 0 khoản tiền phát sinh cuối giai đoạn, 1 đầu giai đoạn. Nếu không điền ngầm định là 0.
Guess: là tỷ suất chiết khấu mà bạn dự đoán, nếu không điền ngầm định là 10%
Xác định NPV của dự án
Hàm NPV tính giá trị hiện tại thuần của công cuộc đầu tư
Cú pháp:
= NPV ( rate,value1,value2,…)
Rate: tỷ suất chiết khấu
Value1, Value2… là các giá trị của các khoản thu, chi. Tối đa có 29 giá trị. Value1, Value2 … phải xuất hiện với khoảng thời gian đều nhau vào cuối các giai đoạn
Lưu ý: hàm NPV chỉ xác định dòng tiền phát sinh vào cuối các giai đoạn. Vì vậy với các dự án dòng tiền phát sinh vào đầu các giai đoạn cần thận trọng điều chỉnh để đảm bảo chính xác. Cụ thể là nếu dòng tiền phát sinh đầu mỗi giai đoạn thì giá trị đầu tiên của dòng tiền sẽ được cộng trực tiếp vào NPV và giá trị thứ 2 được tính là Value1.
Xác định IRR của dự án
Hàm IRR được dùng để tính hệ số hoàn vốn nội bộ.
Cú pháp:
= IRR ( Values,guess )
Values là các giá trị của các khoản thu và chi. Value phải có ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm. Hàm IRR hiểu thứ tự của các Value1, Value2,… là thứ tự của dòng tiền, do đó cần nhập đúng dòng tiền theo thứ tự thời gian
Guess là hệ số hoàn vốn nội bộ mà bạn dự đoán, nếu không điền chương trình ngầm định là 10%
Sử dụng hàm Table khảo sát độ nhạy
Hàm Table giúp khảo sát sự thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án với tối đa hai biến đầu vào cùng thay đổi một lúc. Trường hợp có nhiều hơn hai biến cùng thay đổi ngân hàng sẽ sử dụng hàm Scenarios để khảo sát độ nhạy. Trong nội dung chuyên đề xin được giới thiệu hàm Table để khảo sát độ nhạy như sau:
Cú pháp:
Table ( row input cell, column input cell )
Trong đó:
Row input cell: là ô tham chiếu các biến theo dòng, theo đó các yếu tố tác động được đưa vào phân tích theo dòng
Column input cell: ô tham chiếu các biến theo cột. Tức là các yếu tố tác động được đưa vào phân tích theo cột. Tùy theo một yếu tố đầu vào được phân tích hay đồng thời cả hai yếu tố cùng được phân tích mà ta có bảng khảo sát tương ứng một chiều và hai chiều.
1.2.2.4. Dự án minh họa: “XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ MỞ RỘNG 2 ”
1.2.2.4.1. Giới thiệu về dự án
Tên dự án: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Mở Rộng 2.
Chủ đầu tư: Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
Khách hàng vay vốn: Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN ( công ty mẹ của công ty nhiệt điện uông bí ), ngày 26.3.2008 EVN đã có CV số 1332/CV-EVN giao dự án UBMR2 cho Công ty Nhiệt điện Uông bí làm Chủ đầu tư và đề nghị BQL DA điện 1 giao toàn bộ Nhà máy Nhiệt điện UBMR1 về cho Công ty nhiệt điện Uông bí quản lý
Địa điểm xây dựng: Khu vực xây dựng dự án UBMR2 nằm ở phía Tây Nam khu vực nhà máy nhiệt điện Uông Bí hiện tại, thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 150 km về phía Đông Bắc.
Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đáp ứng các nhu cầu điện năng giai đoạn sau 2010 của hệ thống điện miền Bắc cũng như hệ thống điện Việt Nam. Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các khu lân cận.
Nội dung và quy mô đầu tư:
+ Quy mô công suất: Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống với quy mô công suất 300 MW. Số giờ vân hành trung bình năm: 6.000 giờ.
+ Nhiên liệu: Nhiên liệu chính là than ở khu vực Vàng Danh – Uông Bí, nhiên liệu phụ là dầu FO.
+ Phương án đấu nối: Đấu nối qua sân phân phối của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí với cấp đấu nối 220 kV.
+ Tuổi thọ kinh tế của dự án: 25 năm.
Tổng mức đầu tư: 5.472.292 triệu đồng (tương đương 344,17 triệu USD, tỷ giá 1USD= 15.900 VND tại thời điểm duyệt).
Tổng dự toán tạm duyệt: 5.322.173 triệu đồng. Giá trị tổng dự toán đang trình duyệt: 5.251.682 triệu đồng ~ 309,29 triệu USD (chưa bao gồm chi phí đền bù tái định cư).
Nguồn vốn thực hiện dự án: 5.321.682 triệu đồng (bao gồm cả chi phí đền bù, tái định cư) theo Chủ đầu tư dự kiến như sau:
* Vốn tự có
:
1.037.392 trđ
~ 19,5%TVĐT
* Vốn vay
:
4.284.289 trđ
~ 80,5% TVĐT
Vay tín dụng đầu tư
:
309.289 trđ
~ 6 % TVĐT
Vay Cty TC điện lực VN
Vay BIDV
:
:
375.000 trđ
3.600.000 trđ
~ 7% TVĐT
~ 67,5% TVĐT
Tiến độ thực hiện: thời gian thực hiện hợp đồng EPC (đã ký ngày 11/04/2008) của dự án là 36 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
1.2.2.4.2. Quản lý rủi ro
1.2.2.4.2.1. Quản lý rủi ro từ khách hàng vay vốn
Tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành và năng lực sản xuất kinh doanh của EVN
Lịch sử hoạt động của tập đoàn EVN.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn nhà nước độc quyền trong lĩnh vực năng lượng điện, EVN có tiền thân là tổng công ty điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học, công nghệ, nhiên cứu triển khai, đào tạo
Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Giữ vai trò trung tâm để phát triển một tập đoàn Điện Lực quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực
Từ một công ty chuyên doanh trong lĩnh vực điện trải qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn chung của cả nước. Giờ đây EVN đã trở thành một tập đoàn đa lĩnh vực phát triển vững mạnh.
Tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng EVN.
Đến thời điểm thẩm định dự án, Tổ thẩm định chung các ngân hàng đồng tài trợ đã nhận được hồ sơ pháp lý về đơn vị vay vốn. Khách hàng vay vốn có đầy đủ tư cách pháp nhân để vay vốn ở các ngân hàng.
Quản trị, điều hành của ban lãnh đạo.
- Tên doanh nghiệp : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Tên giao dịch : Electricity of Vietnam (EVN)
- Địa chỉ : 18 Trần Nguyên Hãn - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Điện thoại : 3.825.3392 Fax : 3.934.6015
- Quyết định thành lập: 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng chính phủ.
- Đăng ký kinh doanh : 0106000804 ngày 21/11/06 do Sở KH&ĐT HN cấp.
- Điều lệ TC & HĐ : Theo Quyết định số 163/2007/QĐ-TTg ngày 22/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ quản : Bộ Công thương Việt Nam.
- Chủ tịch HĐQT : Ông Đào Văn Hưng
- Tổng giám đốc : Ông Phạm Lê Thanh
- Kế toán trưởng : Ông Mai Quốc Hội
EVN với đội ngũ cán bộ làm lãnh đạo là những đảng viên, những người làm công tác lãnh đạo lâu năm, đã từng trải qua nhiều khó khăn cùng với công ty trong nhiều giai đoạn phát triển trong lịch sử. Điều này giúp cho công ty vững bước đi lên trong hiện tại cũng như tương lai nên rủi ro trong công tác quản lý điều hành là rất thấp
Mô hình tổ chức bố trí lao động của tập đoàn.
EVN là tập đoàn đa ngành với các nhóm ngành sản xuất, kinh doanh, viễn thông, tài chính ngân hàng. Vì vậy việc bố trí lao động sẽ được giao cho các công ty con trực thuộc tập đoàn xây dựng mô hình tổ chức bố trí lao động cho phù hợp với chức năng, mục đích và lĩnh vực kinh doanh của mình. Việc bố trí lao động tính tới thời điểm tại được coi là tiến tiến và hiện đại nhất, hoàn toàn phù hợp với thực trạng nguồn nhân lực trong nước, bên cạnh đó vệc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động luôn được EVN quán triệt thực hiện triệt để tới từng công ty. Đảm bảo cuộc sống, thu nhập, điều kiện làm việc cho người lao động an tâm công tác với hiệu quả cao nhất.
Đánh giá, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.
Thông tin chung
Tập đoàn EVN hoàn toàn hợp pháp trong việc sản xuất, kinh doanh điện năng. Lịch sử hoạt động cho thấy EVN là tập đoàn lớn mạnh, phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và lĩnh vực kinh doanh luôn nằm trong quy hoạch định hướng phát triển của chính phủ. Dự án“ xây dựng nhà máy điện uông bí mở rộng 2’’ hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của EVN. Vì vậy dự án sẽ có rất nhiều thuận lợi và hiệu quả mang lại là chắc chắn.
Tình hình sản xuất kinh doanh
Về năng lực sản xuất của EVN luôn được đảm bảo ở mức độ tối ưu, sự phát triển của EVN được thể hiện qua sự phát triển của máy móc, thiết bị và dây truyền công nghệ. Các công ty con cũng như cả tập đoàn luôn quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ với mức vốn đầu tư sấp xỉ 40% tổng vốn cho sản xuất kinh doanh. Máy móc luôn được vận hành đủ thời gian, đúng công suất, không gây lãng phí. Khách hàng của EVN là các tổ chức, cá nhân trên cả nước và một phần thuộc hai quốc gia là lào và campuchia, vì vậy nhu cầu sản phẩm đầu ra của tập đoàn là vô cùng lớn sự cạnh tranh hầu như không có.
Nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn là rất lớn, ổn định. Tuy vậy rủi ro từ môi trường tự nhiên mang lại cũng không nhỏ nhất là với nguồn thủy năng phục vụ cho sản xuất điện. Và cũng cần có kế hoạch dài hạn cho tương lai khi mà nguồn nguyên liệu tự nhiên là hữu hạn và đang ngày một cạn kiệt.
Kết quả sản xuất kinh doanh:
ĐVT: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Tổng doanh thu
38.818,69
44.920,04
58.133,40
-
Các khoản giảm trừ
145,29
2,98
27,70
Chiết khấu thương mại
0
0
0,06
Giảm giá
0
0
0,07
Hàng bán trả lại
0
0
11,50
Thuế tiêu thụ đặc biệt
0
0
0.04
2
Doanh thu thuần
38.673,40
44.917,07
58.105,69
3
Giá vốn hàng bán
32.942,27
37.256
48.327,86
4
Lợi nhuận gộp
5.731,13
7.660,99
9.777,83
5
Chi phí bán hàng
811,35
1.307,42
1.757,52
6
Chi phí quản lý DN
1.810,12
2.111,46
2.567,56
7
LN từ hoạt động KD
3.154,50
2.461,56
3.354,36
8
Thu nhập hoạt động TC
1.688,61
756,45
1.378,72
9
Chi phí hoạt động TC
1.643,80
2.536,98
3.477,12
10
LN hoạt động tài chính
44,81
-1.780,53
-2.098,40
11
TN bất thường
154,48
245,60
1.142,05
12
Chi phí bất thường
100,01
99,36
265,89
13
Lợi nhuận bất thường
54,47
146,24
876.16
14
Lợi nhuận trước thuế
3.200,67
2.606,05
4.216,54
15
Thuế TNDN phải nộp
873,62
349,85
880,68
16
Lợi nhuận sau thuế
2.327,25
2.256,20
3.335,85
(Nguồn: BCTC năm 2005-2007 đã được kiểm toán, do EVN cung cấp)
Nhận xét: Hoạt động kinh doanh của EVN ổn định qua các năm thể hiện qua sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu: Nhìn chung, doanh thu của EVN tăng trưởng ổn định và ở mức tương đối cao qua các năm, cụ thể: năm 2005 đạt 38.818 tỷ đồng, năm 2006 đạt 44.920 tỷ đồng (tăng 16% so với năm 2005) và năm 2007 đạt 58.133 tỷ đồng ( tăng 29,4% so với năm 2006).
Cơ cấu doanh thu của EVN qua các năm như sau:
ĐVT: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
DT bán điện
35.594
87,9
40.941
89,6
50.359
84,6
2
DT tiêu thụ sản phẩm khác
2.854
7,0
3.554
7,8
5.068
8,5
3
DT nhượng bán VT hàng hóa
284
0,7
259
0,6
2.522
4,3
4
DT dịch vụ
86
0,2
163,4
0,4
184,4
0,3
5
DT hoạt động tài chính
1.689
4,2
756
1,7
1.379
2,3
Tổng
40.507
100,0
45.673
100,0
59.512,4
100,0
Theo bảng trên, doanh thu bán điện chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu (trên 84%). Doanh thu bán điện năm 2006 tăng 15% so với năm 2005. Doanh thu bán điện năm 2007 tăng 23% so với năm 2006. Doanh thu bán sản phẩm khác cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của EVN có sự tăng trưởng nhưng chưa có sự ổn định. Lợi nhuận sau thuế năm 2005 của EVN đạt 2.327 tỷ đồng. Tuy nhiên theo báo cáo của EVN, lợi nhuận sau thuế năm 2006 chỉ đạt 2.256 tỷ đồng (giảm 3% so với năm 2005) nguyên nhân không phải từ hoạt động sản xuất mà là do chi phí từ hoạt động tài chính của EVN năm 2006 tăng 54% so với năm 2005 trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm bằng 45% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận của EVN đã có sự tăng trưởng mạnh đạt 3.336 tỷ đồng (tăng 48% so với năm 2006). Mức lợi nhuận này mặc dù đã tương đối cao song vẫn chưa tương xứng với quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của EVN.
Theo số liệu tại Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất - thời điểm Quý III/2008 do Tập đoàn điện lực Việt Nam cung cấp, doanh thu 9 tháng đầu năm 2009 của EVN đạt 47.834 tỷ đồng, chiếm 82% doanh thu năm 2007 cho thấy doanh thu của toàn tập đoàn vẫn đang tiếp tục có xu hướng được mở rộng so với những năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.862 tỷ đồng (chiếm 55,8% lợi nhuận sau thuế năm 2007), tỷ suất sinh lời trên doanh thu đạt 3,9%, giảm so với năm 2007. Tuy nhiên hiện tại lộ trình tăng giá điện đã được Chính phủ phê duyệt, cụ thể theo Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/02/2009 bắt đầu từ ngày 01/03/2009 giá bán điện tăng lên 948,5 đồng/kWh và bắt đầu từ năm 01/01/2010 giá bán điện được thực hiện trên cơ sở giá thị trường do đó dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của EVN có khả năng nâng cao hơn trong thời gian tới.
Tình hình tài chính:
ĐVT: tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Tổng tài sản
115.707
137.782
184.910
A
Tài sản ngắn hạn
31.274
39.723
49.814
- Vốn bằng tiền và tương đương tiền
9.440
12.384
13.278
- Các khoản phải thu
7.657
9.812
13.306
- Hàng tồn kho
10.184
10.664
13.790
tr.đó: + Chi phí SXKD dở dang
962
602
618
- TS ngắn hạn khác
604
817
894
B
TS dài hạn
84.433
98.059
135.097
Tài sản cố định hữu hình
64.028
67.283
80.317
Tr.đó + Nguyên giá TSCĐ
126.832
138.629
162.511
+ Hao mòn lũy kế
-62.803
-71.346
-82.194
Tài sản cố định vô hình
235
337
392
Đầu tư tài chính dài hạn
532
861
3.170
Chi phí trả trước dài hạn
589
967
2.393
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
18.979
28.449
48.489
2
Tổng nguồn vốn
115.707
137.782
184.910
A
Vốn chủ sở hữu
48.380
52.398
74.318
B
Nợ phải trả
66.572
83.335
106.904
- Vay dài hạn
49.623
63.733
81.302
- Vay ngắn hạn
4.938
5.759
7.544
- Người mua trả tiền trước
533
516
464
- Phải trả khách hàng
6.935
8.962
10.880
- Thuế và các khoản nộp NN
534
330
1.030
- Phải trả CNV
1.469
1.755
2.517
- Phải trả cho các đơn vị nội bộ
- Các khoản phải trả phải nộp khác
1.121
1.631
2.313
(Nguồn: BCTC năm 2005-2007 đã được kiểm toán, do EVN cung cấp)
Số liệu tại Bảng cân đối của doanh nghiệp cho thấy nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp lớn, có sự tăng trưởng khá và ổn định qua các năm.
Tổng tài sản từ năm 2005 đến 2007 tăng bình quân 34.602 tỷ đồng; trong đó, tài sản ngắn hạn tăng bình quân 9.270 tỷ đồng, tài sản dài hạn tăng bình quân 25.332 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản có của doanh nghiệp khá ổn định, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng sản thường chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 27% - 29%, đây là cơ cấu tài sản phù hợp với đặc thù của ngành điện.
Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tương đối ổn định, cụ thể năm 2005 là 41,81%, năm 2006 là 38% và năm 2007 là 40,19%. Nợ phải trả từ năm 2005 đến 2007 tăng bình quân 20.166 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn tăng bình quân là 15.840 tỷ đồng (chiếm 79%), khoản phải trả khách hàng tăng bình quân 1.973 tỷ đồng, chiếm 9,8% trong tổng mức tăng nợ phải trả. Việc tăng nợ dài hạn qua các năm là để đáp ứng vốn cho nhu cầu tăng tài sản cố định của Tập đoàn.
Số liệu tại Bảng cân đối kế toán (hợp nhất toàn tập đoàn) tại thời điểm 30/09/2008 cho thấy:
Đối với tài sản có: Quy mô tổng tài sản có của doanh nghiệp vẫn tiếp tục có xu hướng được mở rộng, đạt mức 198.653,4 tỷ đồng tại thời điểm 30/09/2008 , tăng 7% so với năm 2007. Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản dài hạn vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn, chiếm 76% tổng tài sản.
Đối với tài sản nợ: Song song với sự gia tăng tài sản có, quy mô tài sản nợ của doanh nghiệp cũng được mở rộng. 9 tháng đầu năm 2008, khoản mục nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, trong đó tập trung chủ yếu là do sự gia tăng khoản mục vay và nợ dài hạn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng đó chỉ là những con số mang tính chất thời điểm. Nhìn chung quy mô hoạt động của EVN ngày càng được mở rộng, tình hình tài chính tương đối ổn định, hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt.
Một số chỉ tiêu tài chính
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
I
Chỉ tiêu về tính ổn định
1
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
1,27
1,48
1,41
2
Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)
1,89
2,00
1,95
3
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
1,38
1,59
1,43
4
Hệ số nợ so với tài sản
58%
60%
58%
5
Hệ số tự tài trợ
42%
40%
%
6
Vốn lưu động ròng
13.716
18.072
20,523
II
Tỷ suất sinh lời
1
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu
6,02%
5%
6%
2
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản
2,01%
2%
2%
3
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu
4,81%
4%
4%
III
Khả năng hoạt động
1
Vòng quay tổng tài sản
0,36
0,35
0,36
2
Vòng quay các khoản phải thu
5,11
5,14
5,03
Các chỉ tiêu tài chính trên cho thấy năng lực tài chính của EVN về cơ bản là ổn định và có xu hướng phát triển theo chiều tích cực. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của EVN chưa tương xứng với quy mô tài sản vì EVN đang trong giai đoạn tập trung đầu tư.
Đánh giá chung: Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của EVN cho thấy: EVN hiện là một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất cả nước, hoạt động gần như độc quyền trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối điện. Đây là một trong những Tập đoàn có tổng tài sản lớn, cơ cấu tài chính tương đối ổn định và hợp lý, sản xuất kinh doanh có lãi.
Phân tích hoạt động và triển vọng phát triển của khách hàng ( phân tích SWOT)
Ngành kinh doanh
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG PHÂN TÍCH: NGÀNH KINH DOANH
ĐIỂM MẠNH
- Ngành điện luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư rất lớn của Chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Độc quyền trong lĩnh vực điện năng trong thời gian vừa qua đã tạo cho ngành điện một vị thế riêng và có tốc độ phát triển cao.
ĐIỂM YẾU
- Do yếu tố cạnh tranh trong ngành điện là thấp nên việc nâng cao hiệu quả sản phẩm dịch vụ chưa theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác khách hàng và giảm thiểu hao hụt điện năng chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc đầu tư cần thiết phải có sự đồng bộ, hiện đại và cần sự hỗ trợ của các ngành khác.
- Lĩnh vực nghiên cứu khoa học ngành điện còn chưa phát triển. Việc áp dụng nghiên cứu các nguồn nhiên liệu mới chưa được quan tâm đúng mức.
CƠ HỘI
- Nền kinh tế còn phát triển thì cơ hội kinh doanh của ngành điện còn nhiều tiềm năng.
- Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và các ngành kinh tế khác, ngành điện có cơ hội mở rộng các loại hình cung cấp điện khác như: điện nguyên tử, sản xuất điện từ sức gió, năng lượng mặt trời,…
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, ngành điện có thể học hỏi và nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam như dùng rơm rạ để sản xuất điện ở Indonesia, Thái Lan; dùng vỏ trấu, mùn cưa để sản xuất điện,…
THÁCH THỨC
- Sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội dẫn tới nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao; đòi hỏi ngành điện phải nỗ lực nâng cao khả năng cung cấp điện.
Vấn đề quản lý
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG PHÂN TÍCH: VẤN ĐỀ QU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25804.doc