Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè Đường hoa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3

"TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM" TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3

1. Tầm quan trọng của công tác quản lý "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" trong doanh nghiệp sản xuất 3

2. Chi phí sản xuất 3

2.1. Khái niệm 3

2. Phân loại chi phí sản xuất 4

2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí) 4

2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí (Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí) 5

2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ 6

2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6

2.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí 7

2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7

2.4. Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8

2.4.1. Tập hợp chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm 8

2.4.2. Tập hơp chi phí theo sản phẩm 8

2.4.3. Tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm 8

2.4.4. Tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng 8

2.4.5. Tập hợp chi phí theo đơn vị sản xuất 9

2.4.6. Tập hợp chi phí theo toàn bộ dây chuyền sản xuất 9

2.4.7. Tập hợp chi phí theo giai đoạn công nghệ 9

3. Giá thành sản phẩm 9

3.1. Khái niệm 9

3.2. Đối tượng tính giá thành 9

3.2.1. Xét về mặt tổ chức sản xuất 10

3.2.2. Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất 10

3.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm 10

3.4. Phân loại giá thành sản phẩm 11

3.4.1. Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành (Giá thành được chia làm 3 loại) 11

3.4.1.1. Giá thành kế hoạch 11

3.4.1.2. Giá thành định mức 11

3.4.1.3. Giá thành thực tế 11

3.4.2. Theo phạm vi tính toán (giá thành chia làm 2 loại) 12

3.4.2.1. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) 12

3.4.2.2. Giá thành toàn bộ 12

3.5. Phương pháp tính giá thành 12

3.5.1. Phương pháp tính giá thành đơn giản (Phương pháp trực tiếp) . 12

3.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 12

3.5.2.1. Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm 13

3.5.2.2. Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa sản phẩm 13

3.5.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số 15

3.5.4. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ 15

3.5.5. Tính giá thành theo phương pháp định mức 16

3.5.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng 16

4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hiệu quả ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17

4.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17

4.2. Hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18

4.3. Ý nghĩa của công tác quả lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 18

5. Nhiệm vụ công tác quản lý "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" 20

6. Yêu cầu quản lý và tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 21

II. Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm 22

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 22

1.1. Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ 22

1.2. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính của doanh nghiệp 23

1.3. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 23

1.4. Nhân tố nguyên vật liệu 24

1.5. Nhân tố lao động 24

1.6. Chính sách Nhà nước 25

2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm 25

2.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 25

2.2. Doanh nghiệp phải chú trọng tới trang thiết bị máy móc, công nghệ 25

2.3. Quản lý tốt lao động và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm chi phí tiền lương, tiền công để hạ giá thành sản phẩm 26

2.4. Tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý 26

2.5. Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 26

PHẦN II 28

THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM" Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 28

I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Đường hoa 28

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chè Đường hoa 33

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa. 33

4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa 35

5. Quy mô sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa 37

6. Các chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần chè Đường hoa trong một số năm gần đây 37

6.1 Vốn kinh doanh 37

6.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận 38

7. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh và hạch toán của công ty cổ phần chè Đường hoa hiện nay 39

7.1. Những thuận lợi của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty 39

7.2. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 42

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 42

1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 42

2. Đặc điểm kỹ thuật 43

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 44

1. Các loại chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa 44

1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 44

1.3. Chi phí sản xuất chung 45

1.4. Chi phí bán hàng: 45

1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 45

2. Đối tượng của chi phí sản xuất và phương pháp tính tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chè Đường hoa 45

2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 45

2.2. Phương pháp tập hợp chi phí 46

3. Giá thành sản phẩm 47

3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 47

3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 47

4. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Đường hoa 48

4.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu 49

4.2. Khoản mục chi phí nhân công 50

4.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung 51

4.4. Khoản mục chi phí bán hàng 52

4.5. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 52

PHẦN III 55

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 55

I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 55

1. Đánh giá công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa 55

2. Phương pháp hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa 57

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 58

1. Về phía Nhà nước 58

1.1. Về trước mắt 58

1.2. Về lâu dài 59

2. Về phía công ty 60

2.1. Về trước mắt 60

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 62

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè Đường hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không tiến hành được nếu không có nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liêụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất ra. 1.5. Nhân tố lao động Trong doanh nghiệp sản xuất lực lượng lao động tương đối lớn và tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm, chiếm 2/3 lực lượng lao động toàn doanh nghiệp. Nó là một trong những nhân tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Cơ cấu lao động không hợp lý (lao động tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm ít hơn lao động gián tiếp như quản lý, tổ trưởng... hoặc lao động giữa các phân xưởng không cân đối..) sẽ làm giảm năng xuất lao động, chi phí nhân công tăng làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất ra. Mặt khác trình độ của công nhân sản xuất cũng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công nhân có trình độ cao làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm sẽ làm ra những sản phẩm tốt, giảm bới sự sai hỏng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Như vậy nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1.6. Chính sách Nhà nước Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Nhà nước là đối tượng quản lý thị trường nên các chính sách của Nhà nước làm chi phí sản xuất kinh doanh cũng như giá thành sản phẩm thay đổi. Ví dụ: Những quyết định về thuếm về giá cả vật tư...của Nhà nước làm cho các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên vật liệu trên bị ảnh hưởng về chi phí. 2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm Nhận thức tầm quan trọng của chi phí và yêu cầu khách quan làm giảm thấp chi phí sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có các biện pháp chủ yếu sau; 2.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là việc xác định toàn bộ mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kỳ kế hoạch. Thông qua việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí sản xuất, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy đơn vị phải tiến hành cải tiến kinh doanh làm tăng lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống công nhân viên của đơn vị. Trong quá trình lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất kinh doanh để xác định chỉ tiêu lập kế hoạch, đồng thời theo dõi động viên các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện. 2.2. Doanh nghiệp phải chú trọng tới trang thiết bị máy móc, công nghệ Việc chú trọng tới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ để không bị đẩy lùi tụt hậu so với tiến bộ khoa học kỹ thuật là cần thiết đối với doanh nghiệp. Đổi mới máy móc, thiết bị đi đôi với việc tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhẹ chế biến, nâng cao năng suât lao động từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đổi mới máy móc thiết bị là một vấn đề chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả đầu tư mang lại, phải nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn đối tác đầu tư trước khi tiến hành mua. 2.3. Quản lý tốt lao động và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm chi phí tiền lương, tiền công để hạ giá thành sản phẩm Muốn giảm chi phí tiền công và tiền lương cần phải tăng nhanh năng suất lao động, như vậy cần phải cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức đào tạo lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng hình thức tính tiền lương, tiền thưởng, trách nhiệm vật chất để người lao động gắn bó và có trách nhiệm nâng cao năng suất lao động. Sử dụng yếu tố "con người" là rất quan trọng vì tỷ trọng chi phí tiền lương chiếm rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó giá thành sản phẩm cũng cũng tương đối lớn. Hàng kỳ doanh nghiệp nên bình chọn những cá nhân, đơn vị hoàn thành suất sắc nhiệm vụ để khen thưởng kịp thời, doanh nghiệp đưa hệ số thi đua vào trong tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác đời sống của cán bộ công nhân viên như ăn ở, vui chơi, thể dục thể thao đảm bảo đầy đủ về chính sách cho người lao động như nghỉ phép, nghỉ ốm... sẽ khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất lao động. 2.4. Tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý Làm như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí gián tiếp, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm thấp phế liệu thu hồi, chi phí ngừng sản xuất. Tổ chức quản lý sản xuất phải được chú trọng từ trên xuống dưới mỗi đồng chi phí bỏ ra phải được người quản lý sử dụng một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả. 2.5. Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kiểm tra tài chính đối với từng khoản chi phí như: - Chi phí nguyên vật liệu: Kiểm tra định mức tiêu hao vật liệu, giá vật tư, tận dụng phế liệu thu hồi. Thông qua kiểm tra phát hiện sự tăng giảm chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm để đề suất kịp thời biện pháp thưởng, phạt. - Chi phí tiền lương: Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương và tình hình thực hiện quỹ lương bằng việc kiểm tra định mức lao động, tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, hình thức trả lương. - Chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Kiểm tra các khoản chi phí này thực tế phát sinh có phù hợp với dự toán được lập cần kết hợp với tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng chi phí quá mức cần thiết, kém hiệu quả. Mặt khác, tổ chức sử dụng vốn hợp lý đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho mua sắm vật tư, tránh tổn thất sản xuất như ngừng sản xuất vì thiếu vật tư, kiểm tra tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm từ đó đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, giảm bớt nhu cầu vay vốn, làm giảm bớt chi phí lão vay. PHẦN II THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM" Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Đường hoa Năm 1961 với chủ trương của Đảng và Nhà nước là củng cố hợp tác xã, tiến tới thành lập hợp tác xã cao cấp, thành lập những nông, lâm trường của Nhà nước để làm nhiệm vụ sản xuất vật chất của cải cho Nhà nước. Mỗi một nông, lâm trường là một vùng kinh tế của Nhà nước, hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước giao cho thực hiện chủ trương của tỉnh Hải Ninh (nay là huyện Hải Ninh) tỉnh Quảng Ninh với sự giúp đỡ của tỉnh Hải Hưng (cũ) đã nhận giúp xây dựng một nông trường tại khu vực đèo hoa là địa giới giáp 5 xã Đường hoa, Quảng long, Quảng phong, Quảng thịnh, Quảng sơn với tổng diện tích 2,795 ha đất tự nhiên. Sau khi đi đến thống nhất ngày 01/08/1961 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Ninh đã quyết định thành lập nông trường chè đường hoa cương với nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp. Trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành kể từ năm 1961 khái quát chung nông trường có thể chia ra các thời kỳ sau: *Từ năm 1961 đến tháng 03 năm 1963: Đặc điểm của thời kỳ này là nông trường trực thuộc tỉnh Hải Ninh. Nhiệm vụ chính là củng cố tổ chức, tuyển chọn thêm lao động tại tỉnh Hưng yên (cũ). Xây dựng và hình thành các đội sản xuất . Tiến hành khai hoang đánh gốc, mở nhanh diện tích canh tác trồng các cây ngắn ngày, cây công nghiệp, trong đó cây chè được chọn làm thí nghiệm khảo sát cho nhiệm vụ chính trị lâu dài sau này. Chỉ trong vòng 2 năm, chúng ta đã xây dựng được 4 cơ sở trồng trọt, 1 cơ sở chăn nuôi, tạo thành một mô hình kinh doanh kép kín. Tuyển dụng được hàng trăm công nhân mới, tiếp nhận cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia Trung Quốc cùng thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. Tuy hướng sản xuất chưa rõ ràng còn đang trong thời gian thực nghiệm, song nhờ có sự đoàn kết nhất trí của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ, uỷ ban hành chính tỉnh, phong trào thi đua yêu nước được dấy lên đều khắp như phong trào đi không về có, phong trào mỗi người làm việc bằng hai, phong trào kiện tướng khai hoang. * Thời kỳ 1961 đến 5-1978: Do có chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc quản lý theo ngành kết hợp với lãnh thổ, đến tháng 3 năm 1963 nông trường được chuyển giao về Bộ nông trường (Sau là tổng cục nông trường trực thuộc Bộ nông nghiệp quản lý). Nhờ có sự quan tâm sâu sắc của bộ và sự nhiệt tình của các chuyên gia khảo sát quy hoạch, sự tăng cường thêm của cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nên nông trường được quy hoạch rõ ràng, xác định nhiệm vụ chính trị lâu dài là trồng cây công nghiệp mà trọng tâm là cây chè. Trồng cây ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc, cung cấp lợn giống cho ngành và thực phẩm cho địa phương. Kể từ đây (1965) mốc lịch sử quan trọng là cây chè được cư trú, sinh sôi trên đất Quảng Hà yêu dấu, hàng trăm hecta chè được trồng mới, chăm sóc và thu hoạch. Đây là thời kỳ huy hoàng nhất về đầu tư cơ sở vật chất trong lịch sử 43 năm xây dựng và trưởng thành của nông trường Đường hoa cương. Ô tô, máy kéo, máy ủi, máy khai hoang đầu tư gần 20 chiếc, xưởng chế biến 6 tấn/ ngày được xây dựng đồng bộ theo đúng thiết kế xưởng chế biến chè xanh cuả ngành, khu chuồng trại chăn nuôi được kiên cố hoá tới từng ô chuồng, đủ khả năng chăn nuôi hàng trăm lợn nái, hàng ngàn lợn giống và vài trăm lợn thịt theo mô hình kép kín. Văn phòng làm việc của các đội sản xuất, kho nông trường bộ, nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá, được xây dựng khang trang, thực hiện ngói hoá 100%. Trên 200 m2 nhà ở của nhân viên chức được xây dựng theo mẫu thống nhất. Trong thập kỷ 70 hàng ngàn tấn chè khô được chế biến giao nộp cho Nhà nước nhằm phục vụ cho công nhân mỏ và nhân dân trong tỉnh, đồng thời tham gia chương trình xuất khẩu chè ra các nước Đông âu. Một tin vui đến cán bộ công nhân viên chức nông trường là vào thời điểm 1972 là sản phẩm chè xanh của nông trường Đường hoa cương được xếp hạng chè ngon trong ngành và được tuyển chọn phục vụ hội nghị Pari , từ đó tiếng vang về nông trường chè Đường hoa được nhiều nơi, nhiều bạn bè biết tới. * Thời kỳ tháng 5 năm1978 đến tháng 12 năm 1989: Cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta vừa mới kết thúc tron 3 năm thì tiếng súng biên giới lại vang lên mở đầu cho cuộc chiến tranh này là sự kiện người Hoa sống trên đất nước ta kéo nhau về nước. Trong sự kiện này 113 công nhân nông trường (chiếm 1/3 công nhân viên chức0 tự bỏ việc cùng gia đình sang Trung Quốc sinh sống làm xáo trộn tổ chức, sản xuất đình đốn gây tâm lý hoang mang làm cho công nhân viên chức không yên tâm lam động sản xuất, xây dựng cuộc sống yên lành. Số người còn lại phải sản xuất vất vả hơn, vừa lao động vừa tuần tra canh gác, bảo vệ trật tự trị an khu vực, tham gia chống bạo loạn của các phần tử quá kích. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, thực hiện chỉ thị số 371 và 185 của Chính phủ, 922 thanh niên Hưng yên và 56 thanh niên ở các tỉnh khác xung phòng ra nông trường cùng các thế hệ đàn anh, đàn chị sản xuất kinh doanh giữ màu xanh vườn chè, giữ mảnh đất biên giới thân yêu. Kể từ đây, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc lại được Đảng bộ xác định là vừa tổ chức, vừa sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước giao, vừa sẵn sàng chiến đấu chi việc đắc lực cho chiến trường biên giới. Mặc dù 11 năm ấy nông trường qua 3 cấp chủ quản là Uỷ ban nông nghiệp tỉnh năm từ năm 1978 đến 1980, Sở công nghiệp 1980 đến 1984 và chuyển về huyện từ năm 1984 đến nay. Song với ý thức tự lực, tự cường lao động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên chức nên sản xuất kinh doanh vẫn phát triển, nhiệm vụ sãn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi. * Thời kỳ từ 1990 đến tháng 3-1999: Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp cộng với hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới, nền kinh tế nước ta nói chung trong đó có nông trường Đường hoa cương có sa sút. Việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh chè của nông trường bị ngưng hẳn, kéo dài suốt 12 năm. Tuy cộng cuộc đổi mới đã được thực hiện trong cả cả nước được 4 năm,dong chưa triệt để. Công nhân nông trường hoàn toàn chưa có khái niệm về kinh tế thị trường, sản xuất trước đó vẫn là giao nộp, giá do tỉnh quyết định nênkhi chuyển sang nền kinh tế thị trường tự hạch toán, tự lo liệu đến sản phẩm do chính mình làm ra thì rất ngỡ ngàng cộng thêm với đầu tư không có, xưởng máy thì 20 năm không được tu bổ, máy móc hỏng, lạc hậu, công nhân lại trở lại lao động thủ công 100%. Song với truyền thống tự lực, tự cường cần cù sáng tạo, tinh thần đoàn kết nhất trí cao, lại có nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI soi đường, tình hình biên giới được ổn định, cửa khẩu quốc tế lại được lưu thông. Nông trường từng bước tháo gỡ khó khăn: Sắp xếp lại tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ phù hợp với chế độ mới. Năm 1991 chúng ta ký kết với công ty chè Phòng thành Trung Quốc nhận trao đổi máy móc và sản phẩm chè cho nhau. Chỉ trong vòng 2 tháng xưởng chế biến chè được đầu tư máy móc mới, chất lượng sản phẩm chè khô đã được nâng lên. Kể từ đây cảnh sao chè thủ công sớm tối không còn nữa, cán bộ công nhân viên chức tập trung toàn tâm toàn trí vào thâm canh và phục vụ đồi chè. Tháng 4-1993 Nghị định 01/CP của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 12 TT/NN của Bộ nông nghiệp về việc cho các doanh nghiệp nông nghiệp bán thí điểm vườn cây lâu năm. Trên cơ sở vườn chè đã được giao khoán trước đây, ban lãnh đạo thống nhất đề nghị và được thường vụ huyện uỷ phê chuẩn phương án hoá giá và giao quyền sử dụng vường chè cho người lao động. Được UBND huyện chỉ đạo tích cực nên đến tháng 10 năm 1993 chúng ta đã bán được 100% diện tích, đưa vườn chè về với đích chủ của nó. Kể từ đó người lao động thực sự làm chủ ngay trên mảnh đất mà mình được canh tác. Căn cứ Quyết định số 542 QĐ/UB ngày 25/03/1993 của UBND tỉnh Quảng Ninh về đổi tên nông trường chè Đường hoa thành xí nghiệp chè Đuờng hoa theo tinh thần của Nghị định 388 nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Đoàn cán bộ lãnh đạo của xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo đi nghiên cứu học tập kinh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh chè của nhiều nông trường ở các tỉnh phía bắc để rút kinh nghiệm cho mình từ đó việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. * Thời kỳ 1999 đến nay: Với thành tích đã đạt được trong những năm của thập kỷ 90 có thể rút ra được nhiều bài học vô cùng quý báu và khẳng định chắc chắn rằng xí nghiệp đã thích ứng dần với cơ chế thị trường, cây chè là cây tạo nhiều công việc làm và có khả năng làm giàu cho nhân dân miền núi nếu ta biết tổ chức chỉ đạo tốt. Trong thực tế, cán bộ công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn đã có kinh nghiệm trồng chè, mô hình kinh tế trang trại chè đã xuất hiện, cơ sở chế biến chè đã đáp ứng đủ năng lực hiện tại để chế biến chè xanh. Tiềm năng đất đai của xí nghiệp và của cả huyện hiện còn rất dồi dào, nhu cầu thị trường còn cần song thiếu vốn để mở rộng diện tíc, nâng cao tu bổ xưởng chế biến, cải tạo dần giống chè nhằm đưa giống chè mới có năng suất cao, đặc biệt là chất lượng tốt vào thay thế giống chè cũ. Mặt khác là nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức tự lực cánh sinh của mỗi người. Lãnh đạo xí nghiệp chè nhanh chóng nắm bắt chủ trương mới, trực tiếp đề xuất với ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh cho phép xí nghiệp được cổ phần hoá. Ngày 15/12/1998 UBND tỉnh ra Quyết định số 3298 QĐ/UB thành lập ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp. Chỉ chưa đầy 3 tháng chuẩn bị, học tập và đăng ký cổ phiếu. Ngày 19/03/1999 sau khi xem xét toàn bộ phương án cổ phần hoá, UBND tỉnh ra Quyết định số 591 QĐ/UB chuyển hình thức xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần chè Đường hoa. Từ đây lịch sử xây dựng nông trường lại được sang trang mới, tạo điều kiện để mở rộng vùng nguyên liệu bằng giống mới, xây dựng xưởng chế biến và các cơ sở hạ tầng. Đến nay cổ phần hoá được 5 năm, diện tích chè trồng mới đã có trên 90 hecta. Trong đó 63 héccta chè giống mới. Đầu tư cho xưởng chế biến nếu tính cả xưởng số 2 mới đang xây dựng trên 600 triệu đồng. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 200 triệu đồng. Năng lực chế biến hiện tại là 15 tấn / ngày đủ cho nhu cầu vùng nguyên liệu. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chè Đường hoa Công ty cổ phần chè Đường hoa có nhiệm vụ và chức năng chính là sản xuất và kinh doanh chè búp khô. Công ty sản xuất chè phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc). 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa. Công ty cổ phần chè đường hoa là một công ty lớn của huyện Hải Hà do huyện quản lý nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ gồm hai phòng cơ bản: Phòng hành chính tổ chức và phòng hạch toán kinh doanh. Hai bộ phận chính do hai phó giám đốc (đồng thời là phó chủ tịch hội đồng quản trị) đảm nhận: Hành chính kinh doanh và kỹ thuật. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty có 308 người. Chức năng của từng bộ phận như sau: * Ban quản đốc (Hội đồng quản trị) Thay mặt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trên địa bàn chỉ đạo sản xuất và các hoạt động khác trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động và nghĩa vụ quyền lợi của công ty. - Giám đốc công ty (Chủ tịch HĐQT): Chịu trách nhiệm chung trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Chủ động đề ra các chủ trương biện pháp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện xã hội công bằng trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty, trực tiếp quản lý vốn xây dựng cơ bản. - Phó giám đốc kinh doanh (Phó chủ tịch HĐQT): Thay giám đốc giải quyết các công việc được giao có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Quản lý hành chính trong nội bộ cơ quan, chịu trách nhiệm khối tự vệ và bảo vệ, chủ động lo tiêu thụ sản phẩm. - Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành và quản lý trực tiếp các xưởng chế biến, các đội sản xuất, đề xuất các phương án quản lý và sử dụng đất của công ty. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn cơ sở trồng trọt về quy trình kỹ thuật, về bảo vệ thực vật và dự kiến mua sắm vật tư, kỹ thuật cho trồng trọt kịp thời và hợp lý. Cùng tập thể ban giám đốc bàn biện pháp, phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Phòng hạch toán kế toán: có trách nhiệm ghi chép trung thực các số liệu phát sinh từ đó chủ động đề xuất phương án kinh doanh hợp lý giúp giám đốc điều hoà sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Giám sát việc sử dụng vốn thoe đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hiện tốt việc kiểm toán, thường xuyên tổng hợp số liệu kịp thời nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh. Tổ chức kiểm kê tiền, hàng tồn kho, tồn quỹ, tránh thất thoát tài sản. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Phó giám đốc hành chính+ kinh doanh (PCT-HĐQT) GIÁM ĐỐC (Chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kỹ thuật (PCT-HĐQT) Tổ cơ kkhí Phòng hạch toán kế toán Phòng hành chính tổ chức Nhà trẻ mẫu giáo Trạm xá Xưởng chế biến 1 2 Các đội SX trồng trọt 1 3 2 4 5 Phó giám đốc hành chính+ kinh doanh (PCT-HĐQT) GIÁM ĐỐC (Chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kỹ thuật (PCT-HĐQT) Tổ cơ kkhí Phòng hạch toán kế toán Phòng hành chính tổ chức Nhà trẻ mẫu giáo Trạm xá Xưởng chế biến 1 2 Các đội SX trồng trọt 1 3 2 4 5 * Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên chức, giải quyết mọi chế độ chính sách và quyền lợi đối với công nhân viên chức. Chủ động truyền đạt chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và công ty đến các cơ sở sản xuất. Đề xuất phương án sắp xếp bố trí lao động để trình ban giám đốc đồng thời dự thảo các Quyết định có liên quan đến người lao động trình ban giám đốc. Quản lý các đối tượng dân quân dự bị và chủ động đề xuất, huấn luyện lực lượng tự vệ theo lịch của cấp trên. Chủ động gọi thanh niên khám tuyển và giao quân theo nghĩa vụ quân sự. Sắp xếp bố trí lao động hợp lý, quản lý sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, đề xuất phương án mua sắm trang thiết bị phục vụ văn phòng. * Các đội sản xuất trồng trọt: Toàn công ty có 5 đơn vị trồng trọt làm nhiệm vụ trồng chè trên diện tích được công ty giao cho quản lý, tiếp nhận vật tư kỹ thuật từ công ty thông qua đội trưởng để chuyển cho công ty kịp thời đưa vào chế biến, giữ gìn trật tự trị an, công bằng xã hội trên địa bàn mình phụ trách. * Các xưởng chế biến: Công ty có hai xưởng chế biến có trách nhiệm tiếp nhận chè tươi chế biến thành phẩm và đưa ra tiêu thụ. Trong mỗi xưởng chế biến có từng ca. Trưởng ca có trách nhiệm tổ chức lao động hợp lý và sử dụng các loại vật tư trong ca, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm, về đời sống công nhân trong ca mình quản lý, dự kiến phương án sản xuất kinh doanh và phương án tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, phương án ăn chia hợp lý, chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. * Tổ cơ khí dịch vụ: đảm bảo hệ thống điện cho sản xuất, sinh hoạt của toàn công ty, vật chuyển vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho toàn bộ hoạt động của các đầu mối trong công ty. * Nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá: Là nơi công nhân thực hiện quyền lợi cho họ và con em họ. Đây cũng là nơi được ban giám đốc công ty hết sức quan tâm. 4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa Để sản xuất kinh doanh chè có hiệu quả trước hết phải có sản phẩm chè phù hợp với thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng. Để thực hiện mục tiêu đó công ty đã áp dụng một quy trình công nghệ đổi mới để sản xuất chè phục vụ người tiêu dùng là chè sơ chế (chè thô) chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, chè tinh chế là loại chè phục vụ nhu cầu trong nước. SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ SƠ CHẾ (CHÈ THÔ) Chè tươi Sào Sàng tươi Vò Thành phẩm Phân loại Sào lăn Sấy SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ TINH CHẾ Đánh bóng Chè tươi Sào Sàng tươi Vò Thành phẩm Phân loại Sào lăn Sấy 5. Quy mô sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa Công ty cổ phần chè Đường hoa có quy mô sản xuất nhỏ, do đó sản phẩm làm ra chỉ là một loại sản phẩm duy nhất chè búp khô. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất. Do lượng chè sản xuất chỉ tập trung nhiều theo từng thời vụ nhất định trong năm nên khi vào vụ cả 2 phân xưởng cùng sản xuất song song với cùng một quy trình công nghệ và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Chính vì vậy mà quy mô sản xuất của công ty không lớn, hoạt động theo kiểu tập trung theo thời vụ. 6. Các chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần chè Đường hoa trong một số năm gần đây 6.1 Vốn kinh doanh Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác. Vốn là một yếu tố quan trọng để thực hiện được chiến lược mục tiêu của mình. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần chè Đường hao ra căn cứ vào bảng số liệu sau: (Bảng số 1) Nhìn tổng quát, tổng vốn kinh doanh đầu năm 2003 của công ty là 2.810.692.987 đồng, đến cuối năm 2003 tổng vốn của công ty alf 2.940.203.830 đồng. Như vậy trong năm 2003 tổng vôn kinh doanh của công ty đã tăng 129.510.843 đồng tương ứng với 4,6%. Đi sâu vào phân tích từng khoản mục ta thấy: - Tổng vốn lưu động của công ty giảm 72.497.959 đồng tương ứng 10,4%. Trong đó vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2003 với đầu năm giảm 11.052.916 đồng tương ứng -11,2%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm. Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2003 giảm 58.046.765 đồng tương ứng - 11,3%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ 15,5 % trên tổng vốn lưu động. Giá trị hàng tồn kho của công ty đến cuối năm 2003 là 45.760.560 đồng so với đầu năm đã giảm 3.090.278 đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã tiêu thụ tốt sản phẩm và giảm lượng nguyên vật liệu dự trữ để đảm bảo chất lượng chè sản xuất ra. Tài sản lưu động khác số cuối năm giảm 308.000 đồng so với số đầu năm 2003. Số này giảm không đáng kể. -Tổng vốn cố định của công ty cuối năm 2003 là 2.314.654.120 đồng tăng 202.008.802 đồng tương ứng 9,6% so với đầu năm. Tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 2.402.997.802 đồng, chứng tỏ công ty đã có đầu tư vào TSCĐ (như mua sắm ...). 6.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận Trong những năm gần đây, công ty cổ phần chè Đường hoa đã đạt được một số thành tựu khả quan chứng tỏ con đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn. Qua bảng 2 ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần cho thích ứng với nền kinh tế thị trường đã mang lại hiệu quả tích cực cho công ty cổ phần chè Đường hoa. Bảng số 2: Kết quả sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2002/2001 2002 2001 Số tuyệt đối Số tương đối 1 Doanh thu 856.950.738 980.560.020 123.609.282 14,42% 2 Nộp ngân sách 29.565.024 32.685.334 3.120.310 10,55% 3 Lợi nhuận sau thuế 258.643.500 432.520.730 173.877.230 67,22% 4 Thu nhập bình quân (Người/ tháng) 839.751 1.042.880 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1874.doc
Tài liệu liên quan