MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân lực 4
1.1.1.1. Khái niệm quản trị nhân lực 4
1.1.1.2. Vai trò của quản trị nhân lực 4
1.1.1.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực 6
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7
1.2.1. Phân tích công việc 7
1.2.1.1. Khái niệm 7
1.2.1.2. Nội dung của phân tích công việc 7
1.2.2. Tuyển dụng nhân lực 10
1.2.2.1.Nguồn tuyển dụng 11
1.2.2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân lực 12
1.2.3. Đào tạo và và nâng cao năng lực chuyên môn cho người lao động 15
1.2.3.1.Đào tạo nhân lực 15
1.2.3.2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 16
1.2.4. Tổ chức, quản lý và sử dụng lao động 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 20
2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 20
2.2. Môi trường kinh doanh của Công ty 27
2.2.1. Môi trường vĩ mô 27
2.2.2. Môi trường trực tiếp 28
2.3. Phân tích kinh doanh chủ yếu của Công ty 33
2.4. Phân tích về tình hình lao động - tiền lương và trả công lao động 38
2.4.1. Thực trạng tổ chức lao động Công ty 38
2.4.1.1. Xác định được sự cần thiết của việc đào tạo: 39
2.4.1.2. Nội dung của quá trình đào tạo: 39
2.4.1.3.Các phương pháp đào tạo nhân viên của công ty bảo hiểm PJICO 40
2.4.2. Chế độ tiền lương hiện nay ở Công ty 40
2.4.2.1. Phân loại các hình thức trả lương: 40
2.4.2.2. Các hình thức trả lương ở công ty bảo hiểm PJICO 40
2.5. Đánh giá chung tình hình quản trị nhân lực tại công ty bảo hiểm PJICO 46
2.5.1. Các kết quả đạt được: 46
2.5.2. Những mặt hạn chế: 46
Phần III: Phương hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty bảo hiểm PJICO 47
3.1. Phương hướng phát triển công ty và nhiệm vụ công tác quản trị nhân lực của công ty bảo hiểm PJICO 47
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh doanh: 47
3.1.2. Nhiệm vụ của công tác quản trị nhân lực: 48
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực: 49
3.2.1. Đối với nhà quản trị: 49
3.2.2. Vấn đề tổ chức sử dụng lao động: 49
3.2.3. Về phân tích công việc: 51
3.2.4. Công tác tuyển dụng nhân lực : 51
3.2.5. Chính sách đãi ngộ nhân viên: 51
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
54 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007: tại: 532 đường Láng - Đống Đa - Hà Nội.
Công ty PJICO được thành lập bởi 7 cổ đông sáng lập và 1251 cổ đông thể nhân cụ thể ta có tỷ trọng vốn góp của các cổ đông như sau:
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex):51% (Đây là cổ đông có vốn góp cao nhất)
2. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 10%.
3. Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam: 8%.
4. Tổng công ty thép Việt Nam (VSC): 6%.
5. Công ty thiết bị toàn bộ (Matexim): 3%.
6. Công ty điện tử Hanel: 2%.
7. Công ty thiết bị an toàn (A-T): 0,5%.
8. Các thể nhân: 19,5%.
Mệnh giá ban đầu khi phát hành là 2.000.000 đồng /1cổ phiếu. Bảy cổ đông sáng lập đều là các doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 80% tổng số vốn góp thành lập công ty, trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ cổ phần chi phối (51%).
PJICO là công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm. Sự ra đời của công ty là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nãi riêng. Sự ra đời của PJICO cũng như của nhiều công ty bảo hiểm khác đổ phá vỡ tính độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm ở nước ta. Điều này đem lại cho khách hàng những quyền lợi chính đáng trong điều kiện nền kinh tế thị trường về nhiều mặt như giảm phí bảo hiểm, chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, cơ hội để lựa trọn sản phẩm và nhà cung cấp dịch vụ cho mình.
* Nguyên tắc hoạt động của công ty PJICO.
Có được thành công như vậy cán bộ nhân viên công ty đã phải đồng lòng quyết tâm thực hiện theo đúng phương châm “ổn định, an toàn tài chính” của khách hàng là nền tảng, phương châm hoạt động của PJICO. Phương châm đó đã được cụ thể hóa bằng những nguyên tắc như:
- Đảm bảo bồi thường, chi trả cho khách hàng khi rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm theo đúng mức trách nhiệm đã cam kết.
- Đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để công tác chi trả bồi thường được tiến hành nhanh nhất, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà gây mệt mỏi đối với khách hàng, làm giảm uy tín của công ty.
- Căn cứ vào các số liệu thống kê, nhu cầu dự đoán để đề ra những kế hoạch khai thác cụ thể tới từng đơn vị theo từng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty không ngừng nghiên cứu thị trường phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng cũng như chất lượng của khách hàng.
- Mở rộng khai thác có hiệu quả các đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong điều kiện thị trường bảo hiểm cạnh tranh cao.
- Để thực hiện tôt các cam kết của mình đối với khách hàng, các nhà quản lý công ty đã vạch ra tư tưởng phát triển chiến lược:
+ Coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.
+ Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện công tác dịch vụ khách hàng và tổ chức quản lý.
* Mục tiêu kinh doanh của công ty PJICO.
Tất cả các công ty trong hoạt động kinh doanh của mình đều nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, PJICO cũng vậy, tuy nhiên tựu chung lại là một số mục tiêu chủ yếu sau:
- Kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng về lợi tức của các cổ đông.
- Đáp ứng tốt các nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, phức tạp của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tăng cường khả năng bảo hiểm, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước, hạn chế việc chuyển phí bảo hiểm ra nước ngoài để góp phần phát triển ngành bảo hiểm nước nhà.
- Bên cạnh đó cũng cần phải mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế. liên doanh, liên kết với các công ty bảo hiểm nước ngoài.
- Công ty luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoạt động thành công dưới mô hình công ty công ty cổ phần đầu tiên ở Việt Nam kinh doanh về bảo hiểm.
- Phòng ngừa, chia sẻ rủi ro với các công ty, cá nhân và tổ chức, từ đó góp phần ổn định kinh doanh, bảo toàn vốn, ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và tích cực đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải:
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không.
+ Bảo hiểm thân tàu.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
+ Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu.
+ Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
- Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải:
+ Bảo hiểm xe cơ giới. + Bảo hiểm bồi thường cho người lao động.
+ Bảo hiểm khách du lịch. + Bảo hiểm kết hợp con người.
+ Bảo hiểm hành khách. + Bảo hiểm học sinh, giáo viên.
- Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản:
+ Bảo hiểm mọi rủi ra về xây dựng lắp đặt. + Bảo hiểm máy móc.
+ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. + Bảo hiểm trách nhiệm.
+ Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê mướn
+ Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp.
- Nghiệp vụ tái bảo hiểm:
+ Nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
- Các hoạt động khác:
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba,
+ Hợp tác đầu tư, tín dụng, liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty PJICO tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần dưới sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp (12/06/1999). Bộ máy quản lý của công ty bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra.
Dưới hội đồng quản trị là Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Tổng giám đốc điều hành, quản lý công ty.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng có vai trò trực tiếp quản lý nghiệp vụ và thực hiện chức năng kinh doanh.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức của công ty Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng
Công
nghệ
thông
tin
Phòng BH hàng hải
Phòng BH
tài sản kỹ thuật
Phòng BH con người
Phòng BH xe cơ giói
Phòng giám định bồi
thường
Phòng KD
BH phi hàng hải
Phòng Tái
Bảo hiểm
Phòng
Tổ
chức
Phòng
Tổng hợp
Phòng QL&PT đại lý
Phòng đào tạo
Phòng TC-KT
Phòng Đầu tư
Phòng TT- QLNV
Các VP đại diện
Các chi nhánh
Các Tổng đại lý &
Đại lý
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – Công ty PJICO).
Sau hơn 10 năm từ chỗ bắt đầu với 8 cán bộ nhân viên và một số ít phòng ban đầu tiên tại Văn phòng Hà Nội, hiện nay số lượng cán bộ nhân viên đang công tác tại công ty lên đến hơn 1.000 người. Đa số là các cán bộ còn rất trẻ, nhiệt tình, năng động, tận tâm với công việc, được đào tạo chính quy, có tới 90% có trình độ đại học. Ngoài ra công ty còn có khoảng 4500 đại lý và cộng các cộng tác viên chuyên nghiệp đang làm việc trên phạm vi cả nước.
Các phòng ban của công ty đều được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy Fax, điện thoại,và nhiều tiện nghi cần thiết khác nhằm thực hiện mục tiêu tin học hóa trong quản lý của toàn công ty, tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ nhanh chóng khách hàng.
Hàng năm, công ty liên tục mở các khóa học ngắn hạn để đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho các cán bộ nhân viên. Ngoài ra, công ty còn gửi những cán bộ có năng lực đi học tập, đào tạo ở nước ngoài với những khoản kinh phí không phải là nhỏ.
Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, tính đến năm 2006 thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong công ty đạt trên 2.000.000đ/ người/ tháng. Ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác ngoài lương như: lương tính theo doanh thu khai thác, thưởng, tiền ăn, các khoản phụ cấp khác,Bên cạnh đó, công ty cũng hết sức quan tâm và chăm lo đến đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty như tổ chức các buổi tham quan du lịch để tạo sự thoải mái, qua đó giúp họ hiểu nhau hơn từ đó giúp đỡ nhau trong công việc, góp phần khích lệ tinh thần làm việc cũng như sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
Như vậy, có thể nói với sự trẻ hóa đội ngũ nhân viên trong ty kết hợp với sự quan tâm của toàn thể ban lãnh đạo công ty đến đời sống công nhân viên nên chất lượng lao động của công ty được khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như bản thân công ty đánh giá là khá tốt. Chính vì thế, khi khách hàng đến giao dịch với công ty đều nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, lịch sự, tận tình, chu đáo của các nhân viên; giải đáp kịp thời những băn khoăn, khúc mắc cũng như nhanh chóng chia sẻ gánh nặng về tài chính khi rủi ro xảy ra với họ. Bản thân cá nhân tôi cũng nhận thấy rất rõ điều này trong thời gian được thực tập ở công ty.
2.2. Môi trường kinh doanh của Công ty
2.2.1. Môi trường vĩ mô
Tính đến nay đã được hơn 40 năm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ra đời và phát triển với mười bảy công ty bảo hiểm phi nhân thọ thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có:
* 3 Doanh nghiệp nhà nước.
- Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam( Bảo Việt).
- Công ty liên doanh bảo hiểm dầu khí (PVIC).
- Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC).
* 5 công ty cổ phần:
- Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh( Bảo Minh ).
- Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO).
- Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long).
- Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông.
- Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI).
* 4 Công ty 100% vốn nước ngoài:
- Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam.
- Công ty TNHH bảo hiểm AIA Việt Nam.
- Công ty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam.
- Công ty bảo hiểm QBE Việt Nam.
* 4 Công ty liên doanh:
- Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC).
- Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA).
- Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm SamSung - Vina.
- Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu Á-Ngân hàng công thương.
Trong mấy năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phát triển rất mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm chuyển sang một giai đoạn mới với những đặc điểm chủ yếu sau:
2.2.2. Môi trường trực tiếp
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam liên tục tăng trưởng.
Sơ đồ 5: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường
giai đoạn 2001 - 2007
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Có thể nhận thấy rõ rằng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ liên tục tăng trưởng trong thời gian qua. Năm 2003 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến 45,8% do chịu tác động của xu thế tăng phí trên thị trường bảo hiểm thế giới sau sự kiện 11/09/2002 ở Mỹ (các nghiệp vụ chịu ảnh hưởng nhiều là bảo hiểm hàng không, dầu khí, TNDS chủ tàu P&I,...). Sau đó giữ ở mức tăng đều đặn và khá cao trong những năm tiếp theo cho đến hiện nay.
Có thể nói lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, góp phần ổn định đời sống kinh tế-xã hội, thể hiện qua lượng vốn đầu tư vào nền kinh tế không ngừng tăng lên, các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư.
- Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Bước sang năm 2007 với sự kiện ra nhập WTO, đã và đang có rất nhiều các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài gia nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Điều đó càng làm cho thị trường bảo hiểm phi nhận thọ càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, vì vậy mà sức ép cạnh tranh cũng ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên cho đến nay thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chưa có sự thay đổi lớn.
Sơ đồ 6: Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm 2007
Sơ đồ 5
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam )
Có thể thấy dẫn đầu thị trường vẫn là Bảo Việt tiếp theo là Bảo Minh, PVI, PJICO, số thị phần ít ỏi còn lại( 14,54%) thuộc về các doanh nghiệp khác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các công ty bảo hiểm coi vấn đề nhân lực là quan trọng nhất. Tuy nhiên thị phần của PJICO và PVI luôn có sự thay thế về thứ hạng (thứ 3 và thứ 4) trên thị trường
Tuy nhiên một điều hết sức bất cập trong cạnh tranh trong những năm vừa qua có thể thấy đó là tình trạng các công ty bảo hiểm đua nhau giảm phí, một số doanh nghiệp nâng hoa hồng trái với quy định của Nhà nước, lại có hiện tượng không ít công ty lợi dụng quyền lực của chính quyền địa phương “bắt ép” khách hàng mua bảo hiểm. Trước tình hình đó, buộc Hiệp hội bảo hiểm phải ngồi lại với các thành viên để soạn thảo Quy chế ứng xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong khi quy chế chưa được ban hành chính thức thì các công ty bảo hiểm vẫn đua nhau hạ phí một cách công khai. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này cần phải được xóa bỏ nhanh chóng để thị trường có thể phát triển theo chiều hương tốt, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tạo sự bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
* Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế xã hội tuy nhiên tỷ trọng khai thác sản phẩm vẫn còn thấp.
Vào những năm 90, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ có khoảng trên 20 sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống như: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu,Đến năm 2003 đã có gần 500 sản phẩm thuộc cả 3 lĩnh vực bảo hiểm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự được cung cấp trên thị trường và cho đến nay, con số đó đã lên đến hơn 600 sản phẩm.
Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được cải thiện thể hiện ở quyền lợi và phạm vi bảo hiểm ngày càng được mở rộng. Quy tắc và điều khoản bảo hiểm được quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, chất lượng công tác giám định bồi thường cũng được nâng cao rõ rệt. Các doanh nghiệp cũng hết sức chú trọng nỗ lực nhằm nâng cao tính hữu hình cho sản phẩm thông qua việc liên tục đổi mới và nâng cao phương thức phục vụ, giải quyết bồi thường nhanh chóng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn,
Trong thời gian tới, với sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO sẽ tác động nhiều đến thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển lâu dài các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến việc xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp, cân đối và hiệu quả.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty PJICO.
Chỉ với hơn 10 năm đi vào hoạt động nhưng tên tuổi của PJICO ngày càng trở nên thân thuộc hơn với người dân và ngày chiếm được niềm tin của đông đảo khách hàng.
Ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động với nhiều bỡ ngỡ nên thị phần của công ty chỉ đạt 1,7%. Lúc này trên thị trường chỉ có bốn công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long và PJICO, trong đó Bảo Việt ra đời lâu nhất và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, khi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trở nên cạnh tranh gay gắt hơn với nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Trong tình hình khó khăn như vậy, nhưng với bản lĩnh vủa mình, PJICO đã không ngừng vươn lên nhanh chóng, năm 2005 thị phần của PJICO đã lên đến 13,34%, năm 2006 là 13%, năm 2007 là 10,44% chỉ đứng sau Bảo Việt (34,48%), Bảo Minh (22,45%), và thay đổi thứ bậc thường xuyên với PVI.
Sơ đồ 7: Thị phần của PJICO qua các năm
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty PJICO)
Thông qua biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy thị phần của PJICO nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt trong những năm đầu mới thành lập từ 1995-1999 tốc độ phát triển về thị phần đạt 450%, đây quả là một con số rất đáng khâm phục và là nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp. Sang đến giai đoạn 2000 - 2005 thị phần của công ty tiếp tục tăng với tốc độ bình quân là gần 20%. Và đặc biệt năm 2005 thị phần của công ty là 13,34% tăng 24,1% so với năm 2004 (cao nhất tứ trước đến nay). Tuy nhiên, năm 2006 thị phần công ty có giảm so với năm 2005 do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng công ty vẫn nằm trong TOP 3 công ty dẫn đầu thị trường.
Năm 2007, thị phần của PJICO giảm khá nhiều một phần là do ảnh hưởng từ vụ việc tham nhũng của lãnh đạo công ty năm 2006 và nguyên nhân khách quan từ sự kiện công ty Bảo hiểm Toàn Cầu gia nhập thị trường (rất có lợi thế trong khai thác bảo hiểm các công trình thuộc ngành điện); ngoài ra còn có Công ty Bảo hiểm Bảo Tín được cấp giấy phép hoạt động vào cuối năm 2007.
Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của PJICO ta cần phải so sánh với thị phần của hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Bảo Việt và Bảo Minh.
Sơ đồ 8: Thị phần ba doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ lớn trên
thị trường giai đoạn 2002-2007
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Ta có thể thấy rõ rằng so với Bảo Việt và Bảo Minh thị phần của PJICO thường thấp hơn ( Bảo Việt gấp khoảng 3,3 lần, Bảo Minh gấp 2,1 lần). Tuy nhiên thị phần của PJICO tăng lên khá đều đặn trong giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2005, sau đó giảm xuống khá nhiều trong các năm 2006, 2007. Đặc biệt năm 2007 PJICO xuống vị trí thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (sau PVI). Mặc dù thị phần của Bảo Việt và Bảo Minh cũng giảm qua các năm nhưng vẫn luôn giữ được vị trí cao từ trước đến nay, do đó có thể khẳng định được rằng năng lực cạnh tranh của PJICO trong hai năm trở lại đây giảm xuống rõ rệt đòi hỏi công ty cần có những giải pháp chủ động, tích cực để nhanh chóng khôi phục lại vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Để có thể đánh giá được chính xác hơn năng lực cạnh tranh của công ty cũng như khả năng công ty trong việc giữ vững và phát triển thị phần, đảm bảo sự phát triển bền vững, ta cần đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế.
2.3. Phân tích kinh doanh chủ yếu của Công ty
Sơ đồ 4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO qua các năm
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PJICO 2007)
Ngay sau khi gia nhập thị trường, PJICO đã ngay lập tức tạo ra một luồng gió mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam bởi tính năng động của mô hình cổ phần và bởi một tư duy thâm nhập thị trường hoàn toàn mới trước đó chưa tõng có tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước. PJICO gây tiếng vang trên thị trường bảo hiểm học sinh trong những năm 1995 (năm công ty mới ra đời) khi mang lại cho học sinh – sinh viên và các bậc phụ huynh dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao hơn nhờ cạnh tranh lành mạnh. Những thành quả của PJICO trong những năm đầu ra nhập thÞ trường chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để công ty tiếp tục phát triển mạnh trong các giai đoạn sau.
Giai đoạn 1995-2000, tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty đạt trên 400 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân đạt 39%/năm, nâng tổng số vốn chủ sở hữu và kết dư dự phòng nghiệp vụ lên đến 115 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 35 tỷ đồng. Bên cạnh việc làm tốt công tác kinh doanh bảo hiểm gốc công ty đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư lại cho nền kinh tế thông qua việc cho khách hàng vay tín dụng, đầu tư mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc Lúc này công ty có 9 chi nhánh và nhiều văn phòng đại diện hàng trăm đại lý và cộng tác viên bảo hiểm.
Giai đoạn 2004-2006, PJICO được đánh giá là công ty phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm. Từ thị phần khiêm tốn 5,7% năm 2003, tới năm 2005 thị phần của công ty PJICO đã đạt 13,34 % và năm 2006 lµ 13%, đứng thứ 3 trên thị trường, khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh đứng trên đã được thu hẹp đáng kể. Đi liền với việc tăng nhanh và doanh số thị phần, thương hiệu PJICO còng ®îc chó träng qu¶ng b¸. Từ một thương hiệu nhỏ chưa được nhiều người biết đÕn, PJICO đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với hàng loạt các giải thưởng thương hiệu danh giá như: Giải thưởng sao vàng đất Việt và Giải thưởng thương hiệu mạnh 2005,Từ thứ hạng rất khiêm tốn Pjico đã vươn lên vị trí hàng hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm trọng yếu chỉ trong vòng 3 năm 2004-2006 như: Ôtô, xe máy, hàng hải xây dựng, lắp đặt. Trong một thời gian ngắn mạng lưới kinh doanh, đại lý của công ty đã phát triển đến từng xã, phường, quận, huyện trong toàn quốc.
Năm 2006 là một năm gặp rất nhiều khó khăn của PJICO. Bên cạnh những khó khăn khách quan mà các công ty trên thị trường cùng gặp, PJICO còn có những khó khăn riêng vào thời điểm giữa năm 2006, tuy nhiên với sự đoàn kết, nhất trí, sáng tạo, năng động, và ý thức trách nhiệm cao với công việc của toàn thể cán bộ nhân viên còng nh sự tin tưởng từ phía khách hàng, công ty đã vượt qua được khó khăn. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006 đạt 729 tỷ đồng, tăng 22% so với 2005. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 24 tỷ đồng (tăng 17% so với 2005). Doanh thu nhËn tái bảo hiểm đạt 38,7 tỷ đồng, tương đương năm 2005; doanh thu khác đạt 60 tỷ đồng. Về hiệu quả kinh doanh năm 2006, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 12,8 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 59 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005.
N¨m 2007, tæng thu kinh doanh cña c«ng ty ®¹t 831,4 tû ®ång (gi¶m 0,58 % so víi 2006), doanh thu b¶o hiÓm gèc ®¹t 670,2 tû ®ång ( gi¶m 7% so víi 2006), lîi nhuËn tríc thuÕ cña c«ng ty ®¹t 30,9 tû ®ång (t¨ng 140 % so víi 2006); doanh thu nhËn t¸i ®¹t 41,5 tû ®ång ( t¨ng 7,24% so víi 2006). Nh vËy, mÆc dï doanh thu cña c«ng ty gi¶m so víi n¨m 2006 nhng lîi nhuËn l¹i t¨ng lªn, ®iÒu ®ã chøng tá hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña c«ng ty ®îc n©ng cao h¬n. Song song víi viÖc më réng m¹ng líi kinh doanh, c«ng ty lu«n t¨ng cêng sù hîp t¸c víi c¸c c«ng ty b¶o hiÓm b¹n th«ng qua c¸c dÞch vô ®ång b¶o hiÓm víi B¶o ViÖt, B¶o Minh, B¶o Long,vµ më réng hîp t¸c gióp ®ì víi c¸c c«ng ty t¸i b¶o hiÓm trong vµ ngoµi níc nh Vinare, MunichRe, CollogeRe, SwissRe, HartfartRe, West of England,
Từ một công ty cổ phần nhỏ bé trên thị trường ban đầu chỉ với 08 cán bộ nhân viên mà hầu hết là vừa tốt nghiệp đại học làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội và 3 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đến nay công ty đã phát triển trở thành một trong 4 công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Quy mô, vị thế của công ty tăng lên đáng kể, số lượng khách hàng của công ty không ngừng tăng lên từ chỗ khách hàng chỉ là các cổ đông, đến nay hàng vạn khách hàng thuộc tất cả các nghành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế đã tham gia bảo hiểm tại PJICO, đặc biệt có nhiều khách hàng, công trình bảo hiểm lớn như khách sạn Daewoo, cao ốc HITC tại Hà Nội, Diamon Plaza tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều gói thầu cầu đường trên quốc lộ 1, quốc lộ 5, đường xuyên ¸, nhà máy thủy điện sông Hinh, đường dây tải điện Hàm Thuận- Đa Mi, các tàu dầu lớn của Petrolimex, VOSCO.đã liên tục tham gia bảo hiểm tại PJICO.
Kể từ khi thành lập (1995) đến nay, hoạt động kinh doanh của PJICO ngày càng khởi sắc. Thông qua việc phát trển thị trường, thương hiệu chất lượng dịch vụ, mạng lưới kinh doanh mà uy tín và vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm ngày càng tăng đối với khách hàng, đối tác, công ty môi giới, các nhà tái bảo hiểm.
Bảng2 : Kết quả và hiệu quả hoạt động của PJICO
giai đoạn 2002-2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
Tỷ đồng
137
176
334
599
729
670,2
Tốc độ tăng DT
%
28,47
89,77
79,34
21.7
-8,07
Chi phí
Tỷ đồng
127
163
310
564
716
639,3
Lợi nhuận
Tỷ đồng
10
13
24
35
13
30,9
Tốc độ tăng LN
%
30
84,62
45,83
-62,86
137,7
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
7,87
7,98
7,74
6.21
1,82
4,83
(Nguồn : Báo cáo thường niên của công ty PJICO).
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu, lợi nhuận của công ty đều tăng theo các năm. Đặc biệt, năm 2004 là năm PJICO đạt tốc độ tăng doanh thu cao nhất từ trước đến nay 89,77%). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng ở mức tương ứng (84,62%) so với năm 2003.
Năm 2005, cũng là một năm thành công của PJICO doanh thu tăng 79,34% so với năm 2004 lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng (tăng 45,83%). Các chỉ tiêu nộp ngân sách, chia cổ tức,... cũng thành công ngoài dự kiến. Năm 2005, các chuyên gia bảo hiểm đều khẳng định PJICO là doanh nghiệp bảo hiểm thành công nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Năm 2006, mặc dù về số tuyệt đối doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống rõ rệt (21,% so với 2005), trong khi đó lợi nhuận lại giảm nhiều nhất trong lịch sử phát triển của công ty (giảm 62,86%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công ty gặp những biến động về nhân lực xuất phát từ vụ bê bối của Tổng giám đốc và phó Tổng giám công ty. Bên cạnh đó, những khó khăn về đời sống kinh tế, xã hội như : lạm phát, tăng giá xăng dầu , dịch cúm H5N1, thiên tai, lũ lụt...cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh.
Năm 2007, PJICO phục dần phục hồi được hoạt động kinh doanh. Mặc dù doanh thu giảm 8,07% so với 2006 nhưng lợi nhuận lại tăng 137,7% so với 2006 năm 2005 sở dĩ còn chịu ảnh hưởng của vụ bê bối của các lãnh đạo công ty từ năm 2006. Nhưng với nỗ lực và quyết tâm của toàn thể công ty và với những kết quả khá tốt đạt được trong n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7472.doc