Ngày 16/1/2005, Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi Bảo Việt chỉ là một công ty với 16 cán bộ, phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng trong lĩnh vực hàng hải, cho tới nay Bảo Việt đã phát triển với qui mô của một tập đoàn tài chính đa ngành với trên 5000 cán bộ, 30.000 đại lý, hàng năm phục vụ trên 20 triệu khách trên toàn quốc, đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của Bảo Việt. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Bảo Việt có thể tóm tắt như sau:
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó rất nhiều các phương pháp nhận dạng rủi ro. Bản thân mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nhất định, vì vậy các nhà quản trị cần kết hợp nhiều phương pháp bổ sung cho nhau trong từng trường hợp cụ thể để tìm thông tin về rủi ro một cách chính xác nhất.
2.2 Đo lường và đánh giá.
Công tác đo lường rủi ro được tiến hành ngay sau khi nhận dạng được các loại rủi ro mà doanh nghiệp đó có thể gặp phải. Đó là việc ước lượng hậu quả về tái chính có thể có khả năng xảy ra các hậu quả này. Để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro thì công việc này sẽ phải được tiến hành
Những công tác cần làm trong đo lường rủi ro:
a, Đo lường tần số tổn thất.
Đo lường tần số tổn thất là việc đo lường khả năng (xác suất) của rủi ro xảy ra. Dùng một phương pháp ước lượng tần số tổn thất để quan sát xác suất một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm. Mức độ chính xác của các ước lượng tần số tổn thất có thể bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa mối nguy hiểm và đối tượng chịu rủi ro. Và chất lượng thông tin có chính xác về bản chất của rủi ro đều phải dựa trên việc chọn lọc thông tin ban đầu một cách hợp lý, do đó việc bổ sung thêm thông tin sẽ làm cho ước lượng chính xác hơn.
b, Đo lưòng mức độ nghiêm trọng của tổn thất.
Mức độ nghiêm trọng của tổn thất được đo lường bằng hai đại lượng phổ biến là: Tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất có lẽ có.
Tổn thất lớn nhất có thể là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xả ra, có thể nhận thức được. Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin rằng có thể xảy ra.
Alan Friedlander - nhà quản trị rủi ro đã đưa ra bốn đại lượng để đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chất đối với nhà cửa bị hoả hoạn, là:
(1) Tổn thất thông thường: Là loại tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy của công cộng và tư nhân đều hoạt động tốt.
(2) Tổn thất lớn nhất có lẽ có: Là loại tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng trong hệ thống chữa cháy (ví dụ là hệ thốn phun nước tự động) không được bảo trì hay hoạt động không đạt hiệu quả.
(3) Tổn thất lớn có thể thấy trước: là loại tổn thất trung bình xảy do không có một hệ thống chữa cháy tự nhiên nào hoạt động. Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho đến khi nào bị chặn bởi các bức tường chịu lửa, hoặc tới nhiên liệu bị đốt hết, hay cho đến khi có sự tham gia của lực lượng chữa cháy
(4) Tổn thất có thể có: Là loại tổn thất trung bình xảy ra do cả hệ thống chữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả.
Như vậy xác suất tổn thất xảy ra giảm dần khi đi từ "tổn thất thông thường" cho đến "tổn thất lớn nhất có thể có". Bốn giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc xây dựng, thời gian có người làm việc, hệ thống phòng cháy của đơn vị, hệ thống phòng cháy công cộng.
c, Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản
Công tác đánh giá tổng mức tổn thất tiềm năng là công việc còn lại của nhà quản trị rủi ro, được thực hiện sau khi nhận dạng được nguy cơ rủi ro đối với tổn thất của một tài sản của một tổ chức.
Đánh giá rủi ro nhằm mục tiêu để ước lượng hậu quả của sự hư hỏng tài sản đối với chủ sở hữu của tổ chức. Hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng trong đánh giá rủi ro. Thông thường căn cứ vào chi phí thay thế hay chi phí sửa chữa ước tính. Ba phươg pháp thường được sử dụng trong đánh giá rủi ro: Giá trị thị trường (thị giá), chi phí thay thế và chi phí thay thế trừ đi giá trị khấu hao.
* Phương pháp định giá theo giá trị thị trường (thị giá)
Thị giá bất động sản hay động sản là giá trị của một tài sản mà một người mong muốn bán sẽ đồng ý bán và một người mong muốn mua sẽ trả tiền để mua tài sản đó trong một giao dịch vào ngày tài sản được định giá. Thị giá tài sản phụ thuộc vào cung - cầu về từng loại tài sản cụ thể tại một thời điểm. Thị giá của bất động sản không chỉ phục thuộc vào giá trị của nó còn phụ thuộc vào giá trị tổn thất vị trí có thể ảnh hưởng rất lớn đến thị giá và nó không phải là đối tượng bị các mối nguy hiểm phá hỏng (hoả hoạn).
* Phương pháp định giá theo chi phí thay thế mới.
Chi phí thay thế mới là chi phí mua tài sản mới có tính chất đặc trưng tượng tự như tài sản đã bị hư hỏng. Ví dụ: Một nhà quản tị rủi ro có thể xác định chi phí mới cho một ngôi nhà dựa trên các nhà khác với diện tích và khoảng không tương đương theo thiết kế mới nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan hơn một số phương pháp khác. Nhược điểm áp dụng phương pháp này sẽ xuất hiện khi chi phí mới tài sản lớn hơn thị giá tài sản hư hỏng.
* Phương pháp định giá theo giá trị còn lại.
Trong định giá tổn thất loại tài sản các nhà quản trị rủi ro thường định giá theo giá trị còn lại bởi vì ở tình trạng mới tài sản thường có giá trị lớn hơn so với tài sản cũ. Nhưng một tổ chức có quyền quyết định thay thế tổn thất không mong đợi. Vì vậy trong những năm gần đây phương pháp chi phí thay thế mới có nhiều ưu điểm và thuận tiện tương tự như phương pháp định giá tổn thất tài sản.
Các hợp đồng hiểm thông thường sử dụng chi phí thay thế trừ bớt hao mòn bảo hiểm tài sản nói chung và trong bảo hiểm cháy nói riêng. Nhưng nhược điểm chung của phương pháp định giá này đó là việc tính hao mòn hữu hình và lạc hậu kinh tế có phần khá chủ quan.
2.3 Lựa chọn rủi ro có thể bảo hiểm ( Quyết định bảo hiểm)
Công ty bảo hiểm sẽ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và sử dụng các phương pháp để nhận dạng và đo lường đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại công ty yêu cầu bảo hiểm để từ đó các nhà đánh giá rủi ro sẽ đưa ra cá quyết định khác nhau, chấp nhận hoặc từ chối hợp đồng, nếu chấp nhận thì chấp nhận những bảo hiểm loại rủi ro nào, với mức phí là bao nhiêu, những loại rủi ro nào không đựơc bảo hiểm. Quá trình trên được gọi là lựa chọn rủi ro. Đối với bảo hiểm cháy các nghiệp vụ cũng tương tự như vậy. Dựa vào những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm đã được định dạng, tiêu chuẩn và quá trình đánh giá rủi ro mà nhà quản trị lựa chọn những rủi ro cần phải bảo hiểm theo thoả thuận của hai bên: Người tham gia bảo hiểm vào công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Với khả năng xảy ra rủi ro là lớn thì mức phí mua bảo hiểm sẽ cao và ngược lại. Đối với những tài sản có khả năng rủi ro lớn, nếu người tham gia bảo hiểm chấp nhận một mức phí cao thì khi đó công ty bảo hiểm phải thực hiện tái bảo hiểm.
Việc lựa chọn rủi ro bảo hiểm là rất quan trọng đặc biệt là trong bảo hiểm cháy vì loại rủi ro này thường gây ra tổn thất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Vì vậy cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để có thể đưa ra các quyết định bảo hiểm chính xác nhất.
2.4.Ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm cháy.
Quản trị rủi ro là quá trình tối thiểu hoá tổn thất, tối đa hoá lợi nhuận thông qua các công cụ thích hợp trên cơ sở xác định các nguồn tổn thất đe doạ đến đời sống cá nhân và doanh nghiệp.
Công tác quản trị rủi ro đóng một vai trò lớn, không chỉ có ý nghĩa đối với công ty bảo hiểm mà còn rất quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm vì việc đảm bảo sự an toàn cho tài sản và con người, giúp con người tránh khỏi sự nguy hiểm hay rắc rối do trách nhiệm pháp lý phát sinh trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh chính là kết quả của việc xây đựng được một chương trình quản trị rủi ro tốt. Hơn nữa, khi có một chương trình quản trị rủi ro hữu hiệu doanh nghiệp cũng sẽ có thể giảm các chi phí phát sinh góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác chức năng quản trị rủi ro còn có mối quan hệ mật tương tác lẫn nhau các chức năng khác của doanh nghiệp như: quản trị chiến lược, quản trị hoạt động. Đây là ba chức năng tồn tại cùng song hành và kết hợp với nhau giúp doanh nghiệp thực hiện để đạt được những mục tiêu của mình.
Nhiệm vụ của quản trị rủi ro bao gồm:
Nhận dạng rủi ro trong các tổ chức
Ngăn chặn và kiểm soát tổn thất trên cơ sở lựa chọn các công cụ quản trị rủi ro cho phù hợp.
Nghiên cứu các hợp đồng và tài liệu liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình an toàn trong lao động.
Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi đối với người lao động theo quy định của nhà nước.
Xem xét giải quyết các khiếu lại và đàm phán với các đại diện pháp lý khi có hiện tượng tranh chấp xảy ra.
Mua bảo hiểm là nền tảng cơ sở của quản lý rủi ro. Việc mua bảo hiểm là yếu tố quan trọng của nhà quản lý ngay cả trong các tổ chức lớn với những tài sản có giá trị rất lớn như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty...
Như vậy, so những nhiệm vụ khác, ta có thể thấy quản trị rủi ro có vài trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với chủ tài sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, quản trị rủi ro giữa hai chủ thể này là hoàn toàn khác nhau:
Công tác quản trị rủi ro đối với chủ sở hữu tài sản.
Công tác quản trị rủi ro có vai trò quan trọng đối với chủ hữu tài sản vì xây dựng một chương trình quản trị rủi ro sẽ giúp các công ty mua bảo hiểm duy trì khả năng tồn tại trước các nguy cơ rủi ro lớn, giảm chi phí phát sinh không cần thiết, đưa ra các quyết định kịp thời hơn và nếu không xảy ra rủi ro, đối mặt với tổn thất thì tài sản sẽ nhanh chóng được khắc phục và duy trì được quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó đây chính nguyên nhân khiến cho hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều tiến hành xây dựng chương trình quản trị rủi ro cho riêng họ.
Một chương trình quản lý rủi ro bao gồm các bước sau:
(1) Xác định mục tiêu của quản lý rủi ro: Lựa chọn và sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên những mục tiêu của quản trị rủi ro căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng như các mục tiêu tăng trưởng thu nhập hay chi phí khác. Xác định những mục tiêu và chỉ tiêu về quản lý rủi ro này đóng một tầm quan trọng để tạo ra nền tảng cho tất cả những hoạt động quản trị rủi ro.
(2) Đánh giá rủi ro và bất định: Bao gồm các hoạt động liên quan đến nhau như sau:
- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định các mối hiểm hoạ và những nguy cơ có thể xảy ra.
+ Những mối hiểm hoạ là những nhân tố làm ảnh hưởng đến hậu quả tổn thất, làm tăng hoặc giảm tổn thất khi hiểm hoạ xảy ra.
+ Mối nguy hiểm là các nguyên nhân gây ra tổn thất. Một nguy cơ mất mát là các đối tượng chịu hậu quả.
- Xem xét phân tích sự tác động lẫn nhau giữa các mối hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro.
- Đo lường rủi ro: định lượng được các khả năng và mức độ các tổn thất tiềm năng có thể xảy ra căn cứ vào các giá trị tài sản, loại hình sản xuất kinh doanh và điều kiện địa lý môi trường.
(3) Lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro thông qua việc lựa chọn các biện pháp đối phó với rủi ro, bao gồm: né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủi ro….
(4) Quản lý chương trình là việc thiết lập nên các thủ tục và hoạt động của chức năng quản lý rủi ro phải tuân theo như các quyết định quản lý rủi ro, giảm sát hoạt động quản lý rủi ro và điều chỉnh theo nhu cầu các doanh nghiệp, thực hiện trong cả quá trình quản trị rủi ro.
b. Công tác quản trị rủi ro đối với công ty bảo hiểm.
Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác nhau nhưng tất cả đều chung một mục đích là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các chi phí phát sinh. Do đó mà công tác quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Quản trị rủi ro không tốt dẫn đến số tiền bồi thường lớn vượt không những gây thiệt hại đến nguồn tài chính của công ty mà còn làm uy tín của công ty bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc lập phương án quản trị rủi ro là cần thiết mà trong đó bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tiến hành đánh giá rủi ro, bao gồm: Nhận dạng, đo lường, lựa chọn rủi ro trước khi bảo hiểm.
- Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các rủi ro.
- Quản lý chương trình.
Các công vịêc thường được thực hiện tại các công ty bảo hiểm khi quản trị rủi ro là:
(1) Tiến hành đánh giá các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa ra các quyết định có nên bảo hiểm hay không dựa vào đặc điểm và tính chất hoạt động của đơn vị như: quy mô của doanh nghiêp, loại hình sản xuất kinh doanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện có của doanh nghiệp, đặc điểm các đối tượng xung quanh.
(2) Sau khi chấp nhận bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải phối hợp với chủ sở hữu tài sản trong quản trị rủi ro để đề phòng và hạn chế rủi ro bằng những cách:
Lập và góp ý các phương án phòng cháy chữa cháy của chủ sở hữu. Để làm tốt công tác này cần phải:
Ngăn ngừa tổn thất: Việc này được thực hiện khi tổn thất chưa xảy ra hoặc giảm mức thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra. Trong bảo hiểm cháy, để thực hiện tốt công tác này cần:
+ Phân loại đám cháy sẽ giúp việc rập tắt lửa nhanh hơn, giảm đựơc những thiệt hại về vật chất. Việc phân loại phụ thuộc vào trạng thái của chất cháy và vật liệu chay. Cụ thể đám cháy được phân làm 4 loại
A: Chất rắn
B: Chất lỏng.
C: Chất khí.
D: Kim loại.
+ Lắp đặt hệ thống báo cháy như: Hệ thống chuông báo động và điều khiển bằng tay, thiết bị báo cháy tự động.
+ Các thiết bị chữa cháy: Khi thiết kế hệ thống chữa cháy hay sử dụng chất cháy phải căn cứ vào đám cháy tính chất nguy hiểm và khối lượng chất cháy trong công trình.
Tổ chức huấn luyện phòng cháy chữa cháy thường xuyên.
Công ty bảo hiểm phải phối hợp với người tham gia trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức của toàn thể công nhân viên chức đối với hoả hoạn. Công ty cũng phải thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi đánh giá rủi ro cùng với việc trang bị thêm các thiết bị chuyên môn cần thiết để phân tích và tổng hợp tổn thất.
Hỗ trợ vật chất cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất khi nhận bảo hiểm, các công ty bảo hiểm luôn cung cấp một số trang thiết bị chuyên dùng và tư vấn cho người tham gia trực tiếp các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro hoả hoạn gây ra thiệt hại đối với người mua bảo hiểm và giảm lợi nhuận của công ty vì phải bồi thường.
Như vậy qua các phân tích đánh giá trên, nhận thấy rằng công tác quản trị rủi ro có ý nghĩa rất lớn trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy nói riêng vì đây là loại rủi ro thường gây ra tổn thất và hậu quả nặng nề nhất. Trong đó chính công tác quản trị rủi ro đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiêm, nó có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và không thể tách rời với các công tác khác trong một nghiệp vụ bảo hiểm.
Chương II : Thực trạng công tác quản trị rủi ro ngiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội trong những năm vừa qua
Giới thiệu khái quát chung về Bảo Việt Hà Nội
Ngày 16/1/2005, Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi Bảo Việt chỉ là một công ty với 16 cán bộ, phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng trong lĩnh vực hàng hải, cho tới nay Bảo Việt đã phát triển với qui mô của một tập đoàn tài chính đa ngành với trên 5000 cán bộ, 30.000 đại lý, hàng năm phục vụ trên 20 triệu khách trên toàn quốc, đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của Bảo Việt. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Bảo Việt có thể tóm tắt như sau:
Tiền thân của Bảo Việt ngày nay là Công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965. Ngày đầu hoạt động, Bảo Việt chỉ có Trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh của Công ty chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển. Trong giai đoạn từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tầu biển thuộc Miền Bắc.
Năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm BAVINA tại Vương Quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất trên thế giới. BAVINA là viết tắt của cụm từ “Bảo Hiểm Việt Nam” góp phần thương hiệu của Bảo Việt ra thị trường quốc tế.
Giai đoạn năm 1995 cũng là giai đoạn đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng với sự thành lập một số công ty bảo hiểm trong nước. Bảo Việt nhận thấy rõ yêu cầu kinh doanh mới trong nền kinh tế thị trường là phải cạnh tranh và phát triển dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ tối ưu. Phương châm hoạt động “Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển” đã được khởi xướng và thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống từ năm 1995. Và trong năm 1996, thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới Tổng công ty, sau khi xem xét, đánh giá qui mô hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là “Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt”, là một trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất tại Việt Nam.
Bước phát triển đầu tiên đánh dấu một giai đoạn thực hiện đa dạng hoá dịch vụ tài chính là việc Bảo Việt thành lập Công ty Chứng khoán Bảo Việt - Công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1999. Bảo Việt đã đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mới.
Năm 2000, Bảo Việt thành lập Trung tâm đầu tư Bảo Việt nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá trong hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Việt. Doanh thu đầu tư tài chính của Bảo Việt năm 2004 đã đạt 460 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư đã đạt 6500 tỷ đồng. Bảo Việt đã tham gia đầu tư vào 29 dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ giải trí, khách sạn, sản xuất kinh doanh. Việc Bảo Việt tham gia đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp này đã thể hiện chủ trương phát triển đa dạng hoạt động kinh doanh gián tiếp thông qua các doanh nghiệp khác, qua đó, nâng cao vị thế của Bảo Việt đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bảo Việt đã có 126 Công ty thành viên trên cả nước với hơn 5000 cán bộ nhân viên được có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là gần 40.000 đại lý bảo hiểm được đào tạo bài bản và tận tụy với công việc, tận tâm với khách hàng. Bảo Việt đã triển khai được 120 nghiệp vụ bảo hiểm cả Nhân thọ (80 nghiệp vụ) và Phi nhân thọ (40 nghiệp vụ).
Năm 2005, Bảo Việt kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, đồng thời cũng là năm đánh dấu một bước phát triển mới của Bảo Việt. Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/QĐ/2005/TTgCP thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt đã chính thức trở thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng và đầu tư tài chính, có trình độ kinh doanh và sức cạnh tranh quốc tế. Trong tương lai, Bảo Việt sẽ vẫn tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống của mình, toàn tâm, toàn ý thực hiện cam kết “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” với ba Nguyên tắc vàng “Hiệu quả”, “Đổi mới” và “Tăng trưởng
BVHN là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mà Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đang triển khai nhưng không trực tiếp tham gia tái bảo hiểm mà tái bảo hiểm thông qua Tổng công ty và được phép tham gia hoạt động đầu tư.
Tuy là đơn vị trực thuộc nhưng sự chỉ đạo của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam chỉ mang tính khái quát ở tầm vĩ mô, thực chất BVHN là một tổ chức kinh doanh lớn có tư cách pháp nhân, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế và giải quyết bồi thường tổn thất, có quyền quyết định phương thức kinh doanh trong quá trình hoạt động.Công ty Bảo Hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội) được thành lập năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ- BTC ngày 17/11/1980 của Bộ tài chính. Ban đầu Công ty có tên là “Chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội”, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, trụ sở đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt- Hà Nội.
Công ty Bảo Hiểm Hà nội với hoạt động chính là kinh doanh bảo hiểm, hiện nay công ty đang tiến hành triển khai khoảng gần 40 nghiệp vụ bảo hiểm, cụ thể:
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu sông
- Bảo hiểm dầu khí
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sân bay
- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Bảo hiểm nhà tư nhân
- Bảo hiểm trách nhiệm của bác sỹ
- Bảo hiểm thiết bị điện tử
- Bảo hiểm thiết bị điện tử
- Bảo hiểm vận chuyển tiền
- Bảo hiểm trộm cắp
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn hành khách
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm lòng trung thành
- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
- Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm học sinh
- Bảo hiểm trợ cấp nằm vi và phẫu thuật
- Bảo hiểm kết hợp con người
- Bảo hiểm cho người đình sản
- Bảo hiêm sinh mạng cá nhân
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hóa trên xe
- Tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
- Tai nạn thủ thủ, thuyền viên
- Chi phí y tế và vận chuyển công cộng
- Một số loại hình bảo hiểm khác.
Trải qua hơn 25 năm hoạt động liên tục, công ty Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc mới thành lập chỉ có 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở, đến nay Bảo Việt Hà nội đã trở thành một đơn vị kinh tế lớn mạnh với đội ngũ nhân viên đông đảo và chuyên nghiệp với 13 phòng tại công ty, gần 200 cán bộ bảo hiểm, có 12 chi nhánh tại tất cả các quận huyện, cùng với mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ khắp địa bàn dân cư trên thành phố. Doanh thu từ chỗ đạt 30 triệu đồng hàng năm đến nay đã đạt hơn 100 tỷ đồng, trở thành một đơn vị chủ lực của Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam.
2.TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
Trong thời gian gần đây thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như thị trường bảo hiểm Hà Nội đã có nhiều biến động cùng với sự ra đời của nghị định 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và nghị định 74/CP ban hành ngày 14/6/1997 của chính phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…) tham gia kinh doanh Bảo hiểm tại Việt Nam đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Hiện nay trên thị trường có trên 20 công ty bảo hiểm đang hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam, trong đó có cả công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh và cả doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Sự gia nhập của hàng loạt các công ty bảo hiểm vào thị trường Việt Nam là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với Bảo Việt Hà Nội, đòi hỏi Bảo Việt Hà Nội phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng thì mới giữ vững được vị thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Một trong những biện pháp hữu hiệu là phải kiện toàn lại bộ máy cơ cấu tổ chức trong công ty làm cho chúng hoạt động có hiệu quả, tránh cồng kềnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bởi vậy những phòng phi nghiệp vụ như kế toán, nhân sự, hành chính……, những phòng ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh nghiệp vụ mà công ty giao còn có chức năng quản lí, giúp đỡ các Văn phòng tại quận huyện trong việc quan hệ với khách hàng, phát hành hợp đồng bảo hiểm, cân nhắc bảo hiểm, giám định bồi thường và khiếu nại.
Phương châm của Bảo Việt Hà Nội là “phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển” và Bảo Việt không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện đúng phương châm ấy. Đồng thời BVHN cũng liên tục củng cố kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức, tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của mình.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO VIỆT HÀ NỘI
Gi¸m ®èc
Phã Gi¸m §èc
Phã Gi¸m §èc
C¸c phßng nghiÖp vô
C¸c phßng chøc n¨ng
chøc n¨ng ccccchuchwwww chchwc Cchøc n¨ng
1.P. Hµng h¶i
2.P. Ch¸y – Rñi ro hçn hîp
3.P. Rñi ro kÜ thuËt
4.P. Phi hµng h¶i
5.P. Quèc phßng
1.P. Tæng hîp
2.P. Hµnh chÝnh – Qu¶n trÞ
3.P. Qu¶n lý ®¹i lý
4. P. KÕ to¸n-Tµi ChÝnh
5. P. Marketing
6. P. Gi¸m ®Þnh-Båi thêng
7.P.Tin häc
Phßng ®¹i diÖn t¹i c¸c huyÖn
1.P. B¶o hiÓm huyÖn Sãc S¬n
2.P. B¶o hiÓm huyÖn §«ng Anh
3.P. B¶o hiÓm huyÖn Gia L©m
4.P. B¶o hiÓm huyÖn Thanh Tr×
5.P. B¶o hiÓm huyÖn Tõ Liªm
Phßng ®¹i diÖn t¹i c¸c quËn
1.P. B¶o hiÓm quËn Thanh Xu©n
2.P. B¶o hiÓm quËn §èng §a
3.P. B¶o hiÓm quËn Ba §×nh
4.P. B¶o hiÓm quËn CÇu GiÊy
5.P. B¶o hiÓm quËn Hai Bµ Trng
6.P. B¶o hiÓm quËn T©y Hå
7.P. B¶o hiÓm quËn Hoµn KiÕm
8.Phßng 7
6..Phßng b¶o hiÓm Hoµng Mai
3. Tình hình kinh doanh Bảo Việt những năm gần đây
1.Những thuận lợi
Nền kinh tế đất nước đang trong đà tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và BVHN nói riêng. Bên cạnh đó công ty còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các cơ quan, B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31365.doc