MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 3
1.1 Rủi Ro Trong Kinh Doanh Quốc Tế 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh quốc tế 4
1.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh quốc tế 12
1.2.1 Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 12
1.2.2 Nhóm nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp : 13
1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế 15
1.3.1 Khái niệm 15
1.3.2 Nội dung của quản trị rủi ro 16
1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh quốc tế : 17
Chương II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO Ở TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 19
2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp thay đổi 19
2.1.1 Những thay đổi về chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam 19
2.1.2 Thay đổi của thị trường quốc tế tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam 21
2.2 Giới Thiệu Về Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến 22
2.2.1 Giới thiệu chung về May Việt Tiến 22
2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của TCT May Việt Tiến 27
2.3 Phân Tích, Đánh Giá Rủi Ro Và Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Ở TCT May Việt Tiến 32
2.3.1 Các rủi ro thường gặp trong xuất khẩu dệt may, nhận dạng, dự báo rủi ro ở TCT May Việt Tiến 32
2.3.2 Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong xuất khẩu dệt may 33
2.3.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro, các công cụ và biện pháp quản trị rủi ro ở TCT May Việt Tiến 40
2.3.3.1 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại công ty 40
2.3.3.2.Các công cụ và biện pháp quản trị rủi ro ở TCT May Việt Tiến 41
CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU DỆT MAY Ở TCT MAY VIỆT TIẾN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 43
3.1 Nhận Diện Cơ Hội Và Nguy Cơ Từ Hội Nhập Kinh Tế Để Xây Dựng Hệ Thống Nhận Dạng Rủi Ro 43
3.2 Áp Dụng Quy Trình Chuẩn Về Quản Trị Rủi Ro Cho Doanh Nghiệp 44
3.3 Nhóm Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Trị Rủi Ro 48
3.3.1 Nâng cao nhận thức của DN về tầm quan trọng của quản trị rủi ro 48
3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực làm QTRR và phân bổ nguồn lực hợp lý 49
3.4 Tiếp Cận Xu Thế Mới Bề QTRR Trên Thế Giới Và Vận Dụng QTRR Cho Doanh Nghiệp 50
52 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5089 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong xuất khẩu dệt may ở tổng công ty may Việt Tiến trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả của việc sử dụng vốn, gây thiệt hại cho DN và nền kinh tế.
Chương II
THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
Ở TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp thay đổi
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội kinh doanh và cũng làm môi trường kinh doanh của các DN có những thay đổi, từ đó gây ra những nguy cơ rủi ro mà các DN kinh doanh quốc tế có thể gặp phải. Đó là:
-Những thay đổi từ môi trường trong nước: thay đổi về chính sách thương mại quốc tế, thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK), những thay đổi về chính sách ưu đãi đầu tư
-Những thay đổi từ thị trường quốc tế tác động đến hoạt động xuất khẩu dệt may
2.1.1 Những thay đổi về chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam
1) Thay đổi về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
Hội nhập kinh tế, Việt Nam nỗ lực để cải cách hệ thống thương mại cho phù hợp với những cam kết hội nhập kinh tế thể hiện trong các hiệp định song phương và đa phương đã ký như: Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung(CEPT) của các nước ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam-EU,...Cam kết tại Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương APEC, gia nhập WTO. Các thay đổi về chính thương mại quốc tế đáng chú ý như:
-Xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, mở ra cơ hội trực tiếp tham gia XNK cho các DN tư nhân.
-Xoá bỏ chế độ cấp giấy phép hoạt động thương mại để các DN đều được tham gia, từng bước xoá bỏ chế độ cấp giấy phép cho từng lô hàng, các biện pháp hạn chế XNK thay bằng thuế quan.
-Sử dụng thuế quan là công cụ bảo hộ chủ yếu đối với sản xuất trong nước.
Với các chính sách phù hợp đã đem lại thay đổi tích cực về môi trường kinh doanh quốc tế, tạo ra tính rõ ràng, minh bạch giúp giảm đáng kể các chi phí và rủi ro cho DN trong kinh doanh XNK.Các DN xuất khẩu dệt may VN có thể tận dụng ưu thế về lao động rẻ để tham gia kinh doanh quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp hàng VN.
-Ký hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (EPA), hiệp định này cho phép hàng dệt may XK vào Nhật được hưởng thuế suất 0% thay cho mức 10% hiện nay.
Bên cạnh các tác động tích cực trên, việc thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng tạo ra các thách thức, nguy cơ rủi ro cho các DN xuất khẩu dệt may, thể hiện như:
Thứ nhất, các DNNN hoặc chuyển đổi từ DNNN như May Việt Tiến đang là đầu mối giữ độc quyền XNK dệt may sẽ gặp khó khăn do sức ép cạnh tranh với các DN trong nước.Nếu không đổi mới phương thức kinh doanh, tăng cường củng cố và phát triển thị trường thì sẽ bị thu hẹp và mất thị phần.
Thứ hai, tham gia thị trường mới DN XNK dệt may Việt Nam dễ gặp rủi ro do các đối tác quốc tế gây ra, do chưa am hiểu tập quán buôn bán quốc tế.
Thứ ba, nếu thiếu gắn kết, phối hợp với nhau, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà kinh doanh xuất khẩu trong nước thì sẽ xảy ra chào giá thấp so với thị trường để giành khách hàng, gây tổn hại lớn đến DN trong ngành.
Thứ tư, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ có chiến lược XK sớm hơn Việt nam nên hàng dệt may XK của các nước này chiếm thị phần lớn mang lại lợi nhuận cao trong khi VN chủ yếu là gia công quốc tế và XK gia công uỷ thác, sức cạnh tranh của hàng dệt may VN còn yếu.
2) Thay đổi về chính sách thuế xuất, nhập khẩu dệt may
Để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế, Luật thuế xuất, nhập khẩu đã được sửa đổi nhiều lần(năm 1987, 1991, 1993, 1996, 1998, 2005) để phục vụ mục tiêu của Đảng và Nhà nước là: bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu cho NSNN. Để tăng cường công cụ pháp lý bảo vệ cho sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu mới còn quy định các loại thuế bổ xung như: thuế tự về, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xử. Việc thay đổi chính sách thuế XNK rõ ràng, minh bạch tạo thuận lợi cho DN nhưng cũng tạo ra thách thức, tạo ra nguy cơ rủi ro đối với DN.
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức ép hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải cắt giảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ là thách thức đối với các DN đang có mức bảo hộ cao bị hạ thấp trở thành khó khăn.
-Các loại thuế bổ xung như: thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu, thuế chống phân biệt đối xửbảo vệ sản xuất trong nước nhưng cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho DN nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may.
-Việc thường xuyên thay đổi mức thuế xuất để đối phó trong ngắn hạn gây rủi ro, khó khăn cho DN trong việc xác định chiến lược kinh doanh lâu dài, hạn chế đầu tư dài hạn, gây rủi ro cho DN XNK dệt may.
2.1.2 Thay đổi của thị trường quốc tế tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam
Các DN dệt may Việt Nam và May Việt Tiến đã dần mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ thị trường mới như: khối ASEAN, các nước EU, Mỹ, Nhật BảnĐây là các thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh, có tiềm năng nhưng thuộc loại “khó tính” với nhiều rào cản thương mại, các điều kiện giao vận và thanh toán rất nghiêm ngặt. Do đó khi tham gia các thị trường này Việt Tiến và DNXK dệt may Việt Nam gặp nhiều rủi ro (đã đề cập ở mục 1.1.2)
Thứ nhất, DN phải đối mặt với các rào cản thương mại quốc tế. Để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước nhập khẩu có xu hướng thiết lập các rào cản mới như: quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá(C/O), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấpĐặc biệt với mặt hàng dệt may thì dễ vướng vào các rào cản thuộc về tiêu chuẩn lao động và môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp(thuế đối kháng) của nước nhập khẩu áp cho hàng dệt may Việt Nam.Gần đây các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU kiểm soát chặt với hàng dệt may của Việt Nam.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ(DOC) thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam(T10/2007, T3/2008), đã gây ảnh hưởng đến các đơn hàng sản xuất của VN. Bằng việc DOC nhắm vào giám sát các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường HK như quần âu (cat 347-348, 447-448, 647-648, 847), áo sơ mi (cat 338-339, 340-341), đồ lót, đồ bơi, áo lenđã buộc các công ty thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may HK (USD-ITA) phải xem xét lại việc tìm nguồn hàng từ Việt Nam.(Nguồn: Báo Kinh tế Việt Nam)
Thứ hai, DNXK dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với DN các nước có cùng lợi thế như Trung Quốc, các nước ASEAN.Cùng có lợi thế về nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động rẻ nhưng hàng dệt may Việt Nam vẫn kém sức cạnh tranh về giá thành, chất lượng, chủng loạiso với các đối thủ mạnh là Trung Quốc, Bangladest, Ấn Độ, Campuchia. Đặc biệt, Bangladest là quốc gia kém phát triển nên được ưu đãi về thuế và ít gặp rào cản thương mại, đã trở thành đối thủ gây rủi ro cho DNXK dệt may VN, DNXK dệt may Việt Nam còn trực tiếp chịu tác động từ: Sự biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh, sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế.
2.2 Giới Thiệu Về Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến
2.2.1 Giới thiệu chung về May Việt Tiến
1) Quá trình hình thành và phát triển
a) Quá trình hình thành và phát triển
-Tiền thân là Xí nghiệp may tư nhân có tên “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” , hoạt động trên diện tích 1512m2 và có khoảng 100 công nhân.
-Sau năm 1975 Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hoá giao cho Bộ công nghiệp quản lý. Đến tháng 5/1977 Bộ công nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến
-Tháng 11/1979 xí nghiệp bị hoả hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Sau nhiều nỗ lực khắc phục thiệt hại và tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất và phát triển kinh doanh, Việt Tiến được nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến.
-Tháng 2/1991 Việt Tiến được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép XNK trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (GP số 102578 ngày 08/02/1991)
-Ngày 24/03/1993 công ty được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 241/CNN-TCLD. Việt Tiến tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành doanh nghiệp dệt may có uy tín trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam.
Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập TCT May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;
Tên giao dịch: VIETTIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt : VTEC
Địa chỉ : Số 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 84-8-8640800
Fax : 84-8-8645085/ 8654876
Email: vtec@hcm.vnn.vn
Website: viettien.com.vn
Việt Tiến có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, ngoài ra có 14 nhà máy liên doanh trong nước chuyên sản xuất quần áo may sẵn và 8 liên doanh nước ngoài chuyên sản xuất phụ kiện ngành may mặc. ( xem phụ lục 1)
Vốn điều lệ 230 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, cổ phần bán ưu đãi cho Cán bộ công nhân viên chiếm 15,48%, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 16% và cổ phần bán đấu giá chiếm 17,52% (4.028.600 cổ phần). Hai nhà đầu tư chiến lược là Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong). Tổng số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 3.680.000 cổ phần, trong đó: Công ty Southisland Garment SDN.BHD 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hongkong) 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ).
b)Cơ cấu tổ chức
Các công ty con
Các công ty liên kết
Xn trực thuộc
Phòngban TCT
Các cty LD nước ngoài
Đại Hội Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Điều Hành
BanKiểmSoát
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TCT May Việt Tiến
(1)Hội đồng quản trị : Vũ Đức Giang(Chủ tịch), Nguyễn Đình Trường(PCT)
Bùi Văn Tiến(TV), Trần Minh Công(TV), Phan Văn Kiệt(TV)
(2)Tổng giám đốc : Bùi Văn Tiến
(3)Phó TGĐ : Trần Minh Công, Phan Văn Kiệt, Nguyễn Thị Tùng
(4)Giám đốc điều hành : Nguyễn Ngọc Trung, Phạm Đắc Lợi, Phạm tuấn Kiên, PhạmThanh Hoan, Nguyễn Văn Nam, Trần Thị Liên
(5)Ban kiểm soát : Thạch thị Phong Huyền(Trưởng ban), Trần Phước Nhất(TV), Hồ Ngọc Huy(TV)
Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng
Nhà xưởng: 55.709.32 m2
Thiết bị: 5.668 bộ
Lao động: 20.000 lao động
Tăng trưởng doanh số năm 2005 so với năm 2004 : 16%
Tăng trưởng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 : 10%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 : 1.974.406 đồng/tháng.
2) Lĩnh vực kinh doanh và chiến lược phát triển
a) Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất quần áo các loại, gia công quốc tế và xuất khẩu hàng dệt may
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;
- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp
-Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax
-Đầu tư và kinh doanh tài chính
b) Thành tựu đạt được
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Việt Tiến không ngừng mở rộng quy mô, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành TCT Cổ phần May Việt Tiến lớn mạnh và có uy tín trong nước và trên thị trường quốc tế. Các thành tựu chính như:
- Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị
-Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, chứng chỉ trách nhiệm xã hội SA8000, chứng chỉ đạo đức trong kinh doanh WRAP
-Huân huy trương và giải thưởng: Tập thể Anh hùng lao động, cờ thi đua của Chính phủ, huân chương lao động hạng I - II - III, danh hiệu DN tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006, top 10 các DN tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006, DN có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt 2006, DN có thương hiệu mạnh 2006, DN chiếm thị trường nội địa tốt 2006, DN xuất khẩu tốt 2006, DN có mối quan hệ lao đông tốt 2006, DN phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao 2006, DN có tăng trưởng kinh doanh tốt 2006, DN quản lý môi trường tốt 2006, DN áp dụng công nghệ thông tin tốt 2006, đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 đến 2008
c) Chiến lược phát triển -Trong dài hạn : Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. Kế hoạch sản phẩm mới: dây chuyền may bộ complet từ Anh Quốc về sẽ được phát triển cao cấp hơn, định vị và phát triển thương hiệu
-Trong trung hạn: Kế hoạch bán hàng: hoàn thiện qui chế cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả nước.Mở rộng đại lý ở các địa phương, xâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6 .Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý.
-Trong ngắn hạn: Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Hợp tác với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam xây dựng và duy trì Website để giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thị trường.
-Định hướng phát triển 2007-2010 : Tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, giữ vững danh hiệu DN dệt may Việt Nam tiêu biêủ nhất ngành dệt may, xây dựng thương hiệu công ty – nhãn hiệu sản phẩm và mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.
2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của TCT May Việt Tiến
1) Năng lực sản xuất
Nguồn lực:
STT
ĐƠN VỊ
LAO ĐỘNG
MMTBỊ CÁC LOẠI
D.TÍCH NHÀ XƯỞNG
MẶT HÀNG
1.
MAY 1
480
299
3.336 M2
Shirt
2.
SIG-VTEC
350
298
1.900 M2
Jacket, ski suit
3.
MAY 2
510
321
3.336 M2
Shirt
4.
MAY 4
330
293
1.900 M2
Jacket, ski suit
5.
MAY 6
330
270
1.900 M2
Jacket, ski suit
6.
MAY 8
480
334
3.336 M2
Shirt
7.
VIỆT HẢI
480
366
3.336M2
Shirt
8.
DUONG LONG
510
512
2.133 M2
Trousers
9.
VIỆT LONG
600
830
1.632 M2
Trouser , jacket
10.
THANH VIỆT
300
253
900 M2
Knitting wear.
11.
VIMIKY
380
301
2.780 M2
Veston, Dress pants
Năng lực sản xuất:
Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao
Áo sơ mi, áo nữ
Quần các loại
Áo thun các loại
Veston
Các mặt hàng khác
Nhãn dệt
10.000.000
15.000.000
7.000.000 1.000.000
2.600.000
1.000.000
10.000.000
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
sản phẩm / năm
Hiện nay Việt Tiến có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, ngoài ra còn có 14 DN liên doanh trong nước chuyên sản xuất quần áo may sẵn, 8 DN liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất phụ kiện ngành may mặc. Doanh thu hàng năm của liên doanh trong nước mang lại trên 250 tỷ đồng, của các liên doanh nước ngoài là trên 65 tỷ đồng.
2) Thị trường xuất khẩu
a) Thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN
(Nguồn 10/2006 từ website http:// www.viettien.com.vn )
STT
KHU VỰC
GIÁ TRỊ
1
Nhật Bản
24.711%
2
Mỹ
36.778%
3
Tây Âu(EU)
17.199%
4
Các nước Asean
9.299%
5
Các nước khác
12.013%
b) Khách hàng chính:
(1) Nhật Bản : Sumitomo corporation, Marubeni corporation, Mitsui&Co LTD, SandracoLTD, Mitsubishi corporation, Itochu corporation, LCR CO LTD, Sumitex International
(2) Mỹ : Supreme International LLC, Lollytogs LTD, The Levy Group INC, Sugar Town World Wide INC, Tkoapparel, S.cohen, Gruner and co INC, J.C penney Private Brands INC
(3) EU : Garmex INL, Texmad Far East LTD, SBS Texsill, Prominent EU LTD, Ne-Sac Texsill San LTD, Just Jamie and Paulrich LTD, Bap LTD, Gimeno Difusion SA,
(4) Asean : Kaybee Indonesia, South Island Garment SDN BHD, Top level INL, Beijimg Fan Mei G arment Co LTD, Jieh corporation, Shinjin TrimCo LTD, Global Apparel INL, Asxent corporation, Comt extile hongkong LTD, Oktava LTD, StarWin Deverlopment INL, Daewoo INL, Kwong Lung ent erprise CO LTD, Li&Fung corporation, Such Right enterpriseCO LTD
c) Nhãn hiệu chính
ASIA
USA
EU
NIKE
NYDJ
ZARA
ADIDAS
LUFIAN
LILLY PULITZER
COLUMBIA SPORTSWEAR
AMERICAN EAGLE OUTFITERS
LIZ CLAIRE BONE
GMN SPORTWEAR
T.M. LEWIN
HAVANERA
SPEEDO
HEALTHTEX
GIACCA
KAPPA
LEVI'S
NEXT
MILANO
TEHAMA
DOCKERS
PERRY ELLIS
ALFANI
NAUTICA
AXIST
SEAN JOHN
GRAND SLAM
JOHN HENRY
CK
PGA TOUR
KENNETH COLE
QUICK SILVER
PING
MICHAEL KORS
OP
FINN FLARE
BLAUER
HAGGAR
TEAM REALTREE
MACSON
HANGTEN
BREAK BLOCK
UNI'QLO
KIGILI
CUBAVERA
GEORGE
SEARS
AUSTEN BROTHERS
TOMMY HILFIGER
OKAIDI
CASUAL MALE
BENETTON
3) Hoạt động phát triển xuất khẩu của May Việt Tiến
* Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Việt Tiến:
- Xuất khẩu trực tiếp: DN tự túc từ khâu thiết kế, mua nguyên phụ liệu sau đó sản xuất và xuất khẩu hàng để thu lợi nhuận.
- Xuất khẩu gia công uỷ thác( gia công thuần tuý ): nhà sản xuất được chủ hàng (bên đặt gia công) cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất hoặc ráp sản phẩm và nhận phí gia công.
- Gia công quốc tế ( phương thức FOB) : DN mua nguyên phụ liệu và sản xuất theo đơn hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng.
Với hàng dệt may, nếu chỉ gia công, phần giá trị gia tăng dành cho các nhà sản xuất rất thấp. Từ khởi điểm gia công thuần túy, sau nhiều năm nỗ lực nâng cấp chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức sản xuất FOB, hiện nay Việt Tiến đang phát triển xuất khẩu trực tiếp.
* Việt Tiến giữ vững thị trường bằng chính sách: Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp. Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phát triển thị trường mới bằng cách: Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo. Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Aisa. Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường miễn Quota. Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công, đến năm 2005, sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất.
* Một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả HĐKD Năm 2004 – Năm 2006
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
Tổng tài sản
595.843.377.832
729.282.974.305
821.829.648.881
Vốn nhà nước
161.827.850.017
167.880.643.138
227.022.549.578
Doanh thu thuần
1.055.415.171.603
1.051.996.870.637
1.229.030.308.296
Lợi nhuận trước thuế
30.706.533.258
39.708.606.589
48.795.847.812
Lợi nhuận sau thuế
24.578.079.817
32.063.506.889
40.000.734.405
Nộp ngân sách (đã nộp)
13.579.876.235
22.605.688.833
24.352.716.808
Nợ phải trả
430.363.411.400
557.904.651.115
591.265.641.717
Nợ phải thu
220.856.806.876
281.429.836.724
342.167.466.996
Lao động (người)
9.090
7.255
7.334
Thu nhập bình quân
(đồng/ng/tháng)
1.825.523
1.974.406
2.389.405
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
LNST/Doanh thu
2.33 %
3.05 %
3.25 %
LNST/VCSH
15.19 %
19.10 %
17.62 %
Tình hình tài chính
Nợ phải trả/Tổng TS
72 %
77 %
72 %
Khả năng thanh toán
Tiền/Nợ ngắn hạn
0.33
0.19
0.10
*Nguồn: Phòng kế toán TCT CP vVệt Tiến
-Năm 2004, doanh thu là 1.055.415.171.603đ, lợi nhuận sau thuế là 24.578.079.817đ trong đó doanh thu từ xuất khẩu khoảng 548.815.888.900đ, chiếm khoảng 52% tổng doanh thu. LNST/DT là 2.33%, LNST/VCSH là 15.19%.
-Năm 2005, do gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong xuất khẩu nên doanh thu chỉ đạt 1.051.996.870.637đ, giảm 3.418.301.000đ tức giảm 0.32%. Tuy nhiên, Việt Tiến đã chú trọng đến công tác QTRR trong xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu theo phương thức FOB thay cho gia công uỷ thác, nên doanh thu từ xuất khẩu tăng đạt 736.397.809.001đ, lợi nhuận từ XK FOB cũng cao hơn gia công ủy thác nên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng và đạt 32.063.506.889đ, tăng 8.205.427.070đ so với năm 2004
-Năm 2006, đẩy mạnh XK FOB, XK trực tiếp và phát triển thị trường nội địa nên doanh thu tăng mạnh, đạt mức 1.229.030.308.296 tăng khoảng 177.033.438.059đ, tăng 16.8% so với năm 2005, tăng 173.615.137.639, tăng 16.4% so với năm 2004.
Lợi nhuận đạt 40.000.734.405đ, tăng 7.937.227.520đ, tăng 24% so với năm 2005 và tăng 15.422.654.590đ so với năm 2004.
2.3 Phân Tích, Đánh Giá Rủi Ro Và Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Ở TCT May Việt Tiến
2.3.1 Các rủi ro thường gặp trong xuất khẩu dệt may, nhận dạng, dự báo rủi ro ở TCT May Việt Tiến
Việt Tiến và ngành Dệt may bước vào thực hiện kế hoạch năm 2009 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến xấu:
-Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề và khó dự đoán.
-Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, cùng với Ấn Độ, Bănglađet và việc Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch đã gây áp lực rất lớn đối với hàng dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 trở lực lớn:
Thứ nhất, sự tăng trưởng lớn của ngành dệt may 4 nước : Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia và Ấn Độ
Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ thương mại, Hoa Kỳ tiến hành giám sát chặt với hàng dệt may có xuất sứ từ Việt Nam.
Thứ ba, cần phải giải quyết vấn đề tiền lương ngành dệt may cho tương xứng, tình trạng đình công của công nhân ngành dệt may
Thứ tư, Quản trị rủi ro cho hoạt động xuất khẩu dệt may với nhiều nguy cơ rủi ro và khó khăn thách thức.
Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy, các rủi ro đã xảy ra và có nhiều khả năng xảy ra ở DN xuất khẩu dệt may Việt Tiến là các rủi ro thuộc nhóm rủi ro kinh tế tài chính, rủi ro pháp lý, rủi ro từ nội bộ DN và rủi ro mang tính ngành, thể hiện như sau:
STT
Các Loại Rủi Ro
Đã gặp
Chưa gặp
Mức độ thường xuyên
Rủi ro hối đoái
x
x
Rủi ro lãi suất
x
x
Rủi ro giá cả
x
x
Rủi ro tranh chấp, kiện tụng
o
x
Rủi ro pháp lý
x
x
Rủi ro cạnh tranh
x
x
Rủi ro do đạo đức KD của đối tác
x
o
Rủi ro vận chuyển
x
o
Rủi ro thanh toán
x
o
Rủi ro thiếu thông tin
x
x
Rủi ro do thiếu năng lực
x
x
Rủi ro nhân sự
x
x
Rủi ro quản trị
x
o
Các rủi ro khác
x
o
2.3.2 Đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro trong xuất khẩu dệt may
1) Nhóm rủi ro kinh tế tài chính:
Các rủi ro thuộc nhóm này gồm: rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi, rủi ro lãi suất, rủi ro giá cảđây là các rủi ro DN đã gặp phải và nguy cơ rủi ro lặp lại thường xuyên.
Rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi:
Việt Tiến là DN có hoạt động XK dệt may lớn, thị trường XK chính là Mỹ, EU, Nhậtnên đồng tiền thanh toán được chọn thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, JPYCác đồng tiền này có tỷ giá thả nổi và luôn biến động, DN có dự trữ ngoại tệ có hạn nên khi tỷ giá biến động sẽ là nguy cơ rủi ro cho DN.
Trường hợp DN cần nhập khẩu nguyên liệu nhưng không đủ ngoại tệ dự trữ thường phải mua ngoại tệ với giá cao hoặc vay ngoại tệ tại ngân hàng trong khi tiền hàng XK chưa được chuyển về. Khi tiền hàng XK chuyển về nếu tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ giảm thì DN sẽ mất lãi dự tính, phải bù lỗ và trả phí lãi vay.
Năm 2002 Việt Tiến vay ngân hàng USD với tỷ giá 15.375 USD/VNĐ để nhập linh kiện máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng đến thời hạn thanh toán (2004), tỷ giá USD tăng lên 15.765USD/VNĐ nên ngoài tiền lãi phải trả thì DN phải trả thêm phần cho ngân hàng 390VNĐ cho mỗi USD.
Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến DN bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc NHNN công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5%, thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một nguồn rủi ro mà các DN.
b) Rủi ro lãi suất:
Những năm gần đây, chính sách lãi suất ở Việt Nam có nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất khẩu đã gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như rủi ro khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng.Ngày 11/6/2008, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 12% -14% nên có thời điểm lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vay lên đến 18% - 21% / năm, các DN không những phải vay vốn vói mức lãi suất cao mà còn khó tiếp cận nguồn vốn vì vậy hoạt động kinh doanh gặp rủi ro và bị gián đoạn, dẫn đến chậm tiến độ, chậm hợp đồng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Sau nhiều lần thay đổi lãi suất, đến 20/11/2008 NHNN hạ lãi suất cơ bản từ 12% - 11%, theo đó mức lãi suất các NHTM và tổ chức tín dụng cho DN vay giảm từ 18% - 16.5%, như vậy các DN vay trước đó đã không lường trước được sự thay đổi lãi suất.
c) Rủi ro giá cả:
Rủi ro này thường xuyên xuất hiện với Việt Tiến và các DN dệt may Việt Nam,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7824.doc