MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI DOANH NGHIỆP 3
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất. 3
1.1. Sự cần thiết của công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất. 3
1.2. Ý nghĩa của công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất 5
2. Nội dung của công tác quản trị vật tư. 6
2.1. Mua sắm vật tư 6
2.2. Tiếp nhận và bảo quản vật tư 9
2.3. Cấp phát vật tư 11
2.4. Quyết toán sử dụng 11
3.Các nhân tố tác động đến quản trị vật tư trong doanh nghiệp. 12
3.1.Các nhân tố thuộc về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp. 12
3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp. 13
4.Phương pháp tính chi phí và giá thành. 15
5. Yêu cầu về quản trị vật tư của công ty ANH DŨNG. 17
6. Họat động dự trữ vật tư – TLSX trong DNSX. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG(ADC) 32
1. Khái quát về công ty ANH DŨNG . 32
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu về quản trị vật tư ở công ty TNHH ANH DŨNG. 33
2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH ANH DŨNG. 33
2.2. Hoạt động maketing của doanh nghiệp. 33
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty ANH DŨNG. 34
2.4.Tình hình lao động tiền lương. 35
2.5. Tình hình quản lí vật tư , tài sản cố định 36
2.6. Tình hình tài chính công ty. 42
3. Công tác tổ chức sử dụng vật tư trong doanh nghiệp. 46
3.1. Nhiệm vụ và nội dung cấp phát vật tư trong doanh nghiệp. 46
3.2. Lập hạn mức cấp phát vật tư nội bộ doanh nghiệp. 47
3.3. Lập chứng từ cấp phát vật tư nội bộ doanh nghiệp: 48
3.4. Chuẩn bị vật tư để cấp phát 52
3.5. Tổ chức giao vật tư cho đơn vị tiêu dùng trong doanh nghiệp 52
3.6. Kiểm tra tình hình sử dụng vật tư 54
4. Đánh giá chung về công tác quản lý vật tự của TNHH ANH DŨNG. 55
4.1. Ưu điểm 56
4.2. Nhược điểm 56
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH ANH DŨNG. 58
1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh. 58
2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vật tư ở công ty ANH DŨNG. 58
2.1.Đề xuất về nghiên cứu thị trường và lựa chọn nhà cung ứng. 58
2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả cho hoạt động mua hàng. 60
3. Đề xuất hoàn thiện hoạt động sử dụng vật tư 61
KẾT LUẬN. 62
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị vật tư ở công ty TNHH thương mại và đầu tư Anh Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u như trình tự cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất và cải thiện điều kiện lao động…
- Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp tiêu dùng vật tư.
- Giá cả vật tư hàng hóa và chi phí sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến nhu cầu vật tư được thể hiện theo từng nhóm và cho từng loại vật tư, cũng như cho từng loại nhu cầu có tính đến các giai đọan khác nhau của công tác kế hoạch hóa. Quá trình này có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường.
Riêng về máy móc thiết bị sử dụng ở doanh nghiệp thì việc tính toán nhu cầu thường căn cứ vào thực trạng sử dụng để có kế hoạch mua sắm bổ sung thêm. Nhìn chung đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhu cầu về thiết bị máy móc gồm nhu cầu dùng để lắp máy sản phẩm, thay thế số thiết bị máy móc thải loại, thiết bị cho các công trình xây dựng mới và nhu cầu thiết bị để mở rộng năng lực thiết bị hiện có.
+ Đánh giá các đặc tính TLSX
Việc đấnh giá các đặc tính TLSX được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia kỹ thuật của công ty. Nhiệm vụ của họ là dựa vào việc phân tích giá trị để xác định ưu thế của hàng hóa TLSX, không chỉ ở phương diện kỹ thuật mà cả phương diện kinh tế.
+ Tìm kiếm các nhà cung ứng
Ở giai đọan này người mua TLSX cố gắng phát hiện những người cung cấp thích hợp nhất. Họ tiến hành phân tích các công ty cung ứng TLSX dựa vào các nguồn thông tin khác nhau. Nguồn thông tin cơ bản được người mua TLSX sử dụng gồm:
- Các ấn phẩm thương mại, quảng cáo, niên giám điện thoại, triển lãm,..
- Qua mạng internet
- Trực tiếp tiếp xúc với người cung ứng
- Thông tin nội bộ
Kết quả của việc phân tích là xếp hạng các nhà cung ứng thuộc diện “có khả năng lựa chọn”. tùy vào loại TLSX mà các tiêu chuẩn liên quan đến lựa chọn nhà cung cấp được sắp xếp theo thứ tự khác nhau.
+ Yêu cầu chào hàng
Ở giai đoạn này, các công ty mua TLSX sẽ mời các nhà cung ứng thuộc diện sẽ được lựa chọn trực tiếp chào hàng. Người mua sẽ so sánh các tiêu chuẩn mà họ yêu cầu về TLSX với những tiêu chuẩn mà người chào hàng đưa ra để quyết định lựa chọn người cung ứng.
+ Lựa chọn nhà cung ứng
Trong giai đọan này các thành viên của trung tâm mua sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các bản chào hàng và lựa chọn người cung ứng. Họ không chỉ phân tích, xem xét năng lực kỹ thuật mà còn có khả năng thực hiện hợp đồng và dịch vụ sau khi bán của các công ty cung ứng đang cạnh tranh với nhau.
Thuộc tính và tầm quan trọng của thuộc tính mà trung tâm mua sử dụng phân tích tùy thuộc vào loại TLSX mà họ định mua, vào yêu cầu mà họ muốn có khi sử dụng TLSX đó. Song nhìn chung những thuộc tính sau đây thường được họ quan tâm lựa chọn để đánh giá:
Tiêu chuẩn hiệu suất
Tiêu chuẩn kinh tế (giá cả và chi phí liên quan đến mua sắm)
Tiêu chuẩn thích hợp (mức độ lợi nhuận)
Tiêu chuẩn thích nghi
Tiêu chuẩn pháp lý
Trước khi có quyết định sau cùng về việc lựa chọn nhà cung ứng, có thể một số người mua vẫn tiếp tục thương lượng. Và rất nhiều trường hợp, quyết định của họ phụ thuộc vào kết quả của sự thương lượng này.
Tuy nhiên, có nhiều công ty mua TLSX chọn nhiều nhà cung ứng để tránh sự lệ thuộc và rủi ro trong việc mua sắm.
+ Làm các thủ tục đặt hàng
Đây là bước người mua thực hiện các thủ tục đặt hàng với người bán. Phần lớn công việc thực hiện theo các bước này mang tính chất nghiệp vụ do các nhân viên mua hàng chuyên nghiệp cùng với các đại diện bán chuyên nghiệp trao đổi và ký kết các hợp đồng mua bán những kỳ hạn hai bên cùng thỏa thuận.
Bước này cả hai bên cùng cố gắng cụ thể hóa các điều kiện và yêu cầu liên quan đến việc mua bán như: số lượng, quy cách, phẩm chất, giá cả, danh mục mặt hàng, các loại hình dịch vụ, phương thức thời hạn giao hàng và thanh toán.
Điểm quan trọng nhất mà người mua quan tâm là việc ký kết hợp đồng mua bán dễ dàng hay khó khăn? Sự đáp ứng của người bán hàng về những điều mà họ muốn điều chỉnh như thế nào?
+ Xem xét hiệu quả các quyết định (đánh giá việc thực hiện)
Trong giai đọan này, người mua tiến hành xem xét việc thực hiện của bên bán và tổng hợp thông tin cho kỳ sau.
Những tình huống mua lặp lại có thể thay đổi hoặc mua lặp lại không thay đổi, người mua có thể bỏ bớt một số giai đoạn hoặc có thể bổ sung những giai đọan khác vào quá trình mua của họ.
6. Họat động dự trữ vật tư – TLSX trong DNSX.
Dự trữ là việc tích lũy một số lượng NVL đầu vào hoặc một số lượng sản phẩm ở đầu ra nhằm đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục hoặc kịp thời cung cấp nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cho thị trường. Thông thường giá trị hàng dự trữ có thể chiếm tới 40-50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý dự trữ được đặt thành một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý sản xuất.
Quản lý dự trữ nhằm giải quyết mâu thuẫn sau: để đảm bảo sản xuất liên tục, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường trong bất kỳ tình huống nào thì có xu hướng tăng lượng dự trữ. ngược lại nếu lượng dự trữ tăng lên thì doanh nghiệp phải tốn một khoản vốn lưu động đáng kể cho việc mua hàng dự trữ và chi phí cho việc tồn trữ. Trong trường hợp này, các nhà quản lý lại muốn giảm lượng dự trữ. Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết khi dự trữ hợp lý. Nghiên cứu quản trị hàng dự trữ hợp lý sẽ nhằm vào việc giải quyết hai vấn đề sau:
Lượng hàng đặt bao nhiêu là hợp lý?
Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp?
* Vai trò của quản lý dự trữ.
Quản lý dự trữ có vai trò quan trọng vì các lý do cơ bản sau:
- Các nhà cung cấp không thể đáp ứng được đúng lúc số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư – hàng hóa đúng thời điểm mà ta cần.
- Một số trường hợp do dự trữ vật tư – hàng hóa mà người ta đã thu được lợi nhuận cao
- Cần có kho vật tư – hàng hóa để duy trì hoạt động bình thường, giảm sự bất thường
- Có dự trữ tốt mới đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng
quản lý tốt dự trữ vật tư – hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có hai hệ thống dự trữ: hệ thống dự trữ nhiều giai đọan và hệ thống dự trữ nhiều cấp.
- Hệ thống dự trữ nhiều giai đọan: quá trình sản xuất sản phẩm nếu được chia ra nhiều giai đọan, công nghệ khác biệt hoặc tách nhau thì giữa các giai đọan đó cần có dự trữ. Do vậy chúng ta cần quan tâm tới quản lý tới dự trữ theo nhiều giai đọan đó. Trong hệ thống dự trữ này, vật tư hàng hóa bị thay đổi về hình thái vật chất qua các giai đọan.
- Hệ thống dự trữ nhiều cấp: Vật tư – hàng hóa về cơ bản không thay đổi về hình thái vật chất qua các cấp từ công ty sản xuất đến các kho hàng, các đại lý, người bán buôn, người bán lẻ...
* Hệ thống quản lý dự trữ.
+ Khi nào đặt hàng? Vấn đề đặt ra với các nhà quản lý dự trữ là trả lời hai câu hỏi khi nào đặt hàng và đặt hàng bao nhiêu?
Trả lời câu hỏi này nhằm xác định sự kiện bắt đầu thực hiện việc đặt hàng. Có hai hệ thống chính được sử dụng
- Người đặt hàng cung ứng vật tư (hoặc phát lệnh sản xuất tạo ra yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất) theo chu kì cố định: theo tuần, tháng, năm,..
- Người ta đặt hàng khi mức dự trữ giảm xuống một mức tối thiểu gọi là dự trữ báo động đặt hàng họăc đặt hàng khi hết hàng hoàn toàn.
+ đặt hàng bao nhiêu?
- Lượng đặt hàng tùy theo khả năng của kho chứa. Tuy nhiên, mua theo khả năng chứa của kho có thể chúng ta dự trữ quá mức cần thiết hoặc là dự trữ không đủ.
- Theo khả năng về vốn. Tình trạng cũng có thể xảy ra như trên, tức là hoặc quá trình thừa hoặc là thiếu, có khi là mua quá nhiều không đủ kho để chứa.
- Tùy theo mức tiêu dùng vật tư hàng hóa (theo dự báo hay dự tính) từ lần đặt hàng này tới lần đặt hàng sau. Phương pháp này khá tốt nếu ta dự báo chính xác mức tiêu dùng.
- Tùy theo mức độ khó khăn của đặt hàng, mức chi phí để đặt hàng và chi phí bảo quản hàng hóa, tùy theo giá trị của vật tư hàng hóa.
Trên thực tế, người ta vẫn thường chọn giữa hai hệ thống quản lý dự trữ:
+ hệ thống có số lượng cố định và chu kỳ thay đổi (hệ thống điểm đặt hàng)
+ Hệ thống có chu kỳ cố định và số lượng thay đổi (hệ thống tái tạo số lượng định kỳ)
Hệ thống điểm đặt hàng
Hệ thống này nhằm đạt được một số lượng vật tư Q xác định mỗi khi mức dự trữ giảm xuống một mức xác định gọi là điểm đặt hàng. Ngày thực hiện đặt hàng thay đổi, nếu như yêu cầu giảm, điểm đặt hàng đạt muộn hơn.
Nguyên tắc của hệ thống này là thực hiện việc đặt hàng khi mức dự trữ giảm xuống một mức lý thuyết ( gọi là điểm đặt hàng) hay dự trữ báo động (điểm báo động). Mức dự trữ này đảm bảo yêu cầu bán hàng hoặc yêu cầu cho sản xuất cho đến khi nhận được hàng từ người cung cấp. Vì vậy, mức dự trữ báo động nhỏ nhất là bằng yêu cầu trong thời kỳ thu nhận (từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận hàng vào kho) nếu không sẽ thiếu sản phẩm để bán hoặc thiếu sản phẩm cung cấp cho quá trình sản xuất.
Hệ thống mua sắm vật tư theo điểm đặt hàng
Mức dự trữ.
Qo
Q1 Q2 Q3
tL
Qt1 Qt2 Qt3
thời gian
t1 t2 t3
Có t1 ≠ t2 ≠ t3
Q1=Q2=Q3
Qt1=Qt2=Qt3
Qo=Q1+Qt1=Q2+Qt2=Q3+Qt3
R=Qd+Qnd.tL
Trong đó:
Qt1,Qt2,Qt3 là lượng vật tư tồn kho sau thời điểm cuối t1, t2, t3
t1, t2, t3 là khoảng thời gian định kỳ giữa hai lần đặt hàng
Q1, Q2, Q3 là lượng vật tư hàng hóa mua sắm ở cuối của t1, t2, t3
Qo là lượng vật tư lớn nhất trong kho
R là lượng vật tư hiện còn tại thời điểm đặt hàng
Qd là lượng vật tư dự trữ bảo hiểm
Qnd là lượng vật tư hàng hóa tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh bình quân một ngày đêm.
Với D là nhu cầu vật tư hàng năm.
TL là thời gian thực hiện đơn đặt hàng, đó là khoảng thời gian từ khi đặt hàng mua vật tư đến khi vật tư nhập kho. Nếu hết hàng ta mới tiến hành mua hàng, khi đó R=0. Nếu nhà cung cấp giao hàng ngay lập tức, tL=0
Hệ thống này có ưu điểm khi yêu cầu người cung cấp sẽ chuyển tới một số lượng hàng hóa luôn cố định đã định trước, nhưng thời gian giao hàng của các lần không bằng nhau. Nếu nhu cầu vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh tăng hoặc có biến động lớn, ta vẫn có thể đặt hàng kịp thời(nếu các nhà sản xuất luôn sẵn sàng).
Trong hệ thống này người quản lý phải có các biện pháp theo dõi chặt chẽ lượng dự trữ còn tồn kho để biết rõ khi nào cần đặt hàng.
Tóm lại, hệ thống điểm đặt hàng được áp dụng phù hợp nhất khi thỏa mãn các yếu tố sau:
Dòng yêu cầu về vật tư hàng hóa có mức biến động lớn.
Những sản phẩm có giá trị cao cần phải hạn chế tình trạng thiếu hụt sản phẩm dự trữ vì chúng sẽ gây thiệt hại lớn.
Hệ thống sản xuất linh hoạt
Có dự trữ ở nhà cung cấp.
Hệ thống tái tạo định kỳ
Nguyên tắc của hệ thống này là ở một thời điểm cố định, hàng tháng, hàng quí,… người ta đánh giá mức dự trữ còn lại và đặt hàng một số lượng xác định sao cho mức dự trữ đạt một mức cố định gọi là mức tái tạo dự trữ. mức đặt hàng thường bằng mức dự trữ của kỳ trước.
Hệ thống tái tạo định kỳ có:
t1 = t2 = t3
Q1≠Q2≠Q3
Qt1≠Qt2≠Qt3
Qo=Q1+Qt1=Q2+Qt2=Q3+Qt3
Hình 2.3.2 Hệ thống mua sắm vật tư theo chu kỳ cố định
mức dự trữ
Q2 Q3
Q1
tL
Qt1 Qt2 Qt3
t1 t2 t3 thời gian
Hệ thống này nhằm vào việc kiểm tra mức độ tồn kho theo những khoảng thời gian đều đặn và đặt hàng bằng lượng sản phẩm dự trữ đã tiêu thụ kỳ trước. Số lượng đặt hàng bằng hiệu số giữa mức tái tạo và số lượng tồn kho. Cũng như trường hợp trên, chúng ta phải kể đến mức dự trữ bảo hiểm.
Khi mức tái tạo được ấn định ở mức cao, mức dự trữ trung bình sẽ cao và chi phí bảo quản sẽ lớn. Ngược lại, nếu mức tái tạo quá thấp, chúng ta được mức dự trữ trung bình thấp nhưng mức độ mạo hiểm (rủi ro) thiếu hụt dự trữ sẽ cao.
Ưu điểm của hệ thống tái tạo định kỳ là người cung cấp sau một thời gian cố định sẽ giao hàng, không cần biết tình hình sản xuất của công ty như thế nào. Số lượng một lần giao hàng thay đổi tùy theo số lượng tồn kho. Ngược lại, hệ thống sẽ làm gián đọan sản xuất kinh doanh trong nội bộ chu kỳ, một khi có sự thay đổi đột ngột của nhu cầu vật tư – hàng hóa làm cho hệ thống không thể thích ứng được. Để tránh điều đó, người ta phải chấp nhận mức độ dự trữ bảo hiểm lớn.
Tóm lại, hệ thống tái tạo định kỳ có hiệu quả khi có các điều kiện sau:
- Yêu cầu và thời kỳ giao nhận ít thay đổi.
- Sản xuất kinh doanh tiến hành tương đối đều đặn, ít có những biến động lớn.
- Người ta không thể yêu cầu hay đặt hàng một cách thường xuyên từ nhà cung cấp hay quá trình sản xuất
- Các nhà cung cấp luôn tổ chức giao hàng định kỳ thường xuyên cho nhà sản xuất – kinh doanh.
- Hàng hóa có giá trị thấp (hoặc cho phép chậm thanh toán) vì số lượng dự trữ lớn không làm tăng đáng kể chi phí dự trữ.
* Phân loại dự trữ.
Có các loại dự trữ:
- Dự trữ trung bình: thể hiện qui mô lô hàng dự trữ bình quân.
- Dự trữ gốc là dự trữ bảo đảm cho nhu cầu sản xuất giữa các thời điểm nhập hàng.
- Dự trữ bảo hiểm là bộ phận dự trữ để phòng ngừa công tác thu mua tạo nguồn không đúng theo kế hoạch về thời gian số lượng hay chủng loại để đáp ứng nhu cầu đột xuất ngoài dự kiến của công ty.
- Dự trữ cao nhất là lượng hàng dự trữ vào thời điểm nhiều nhất trong trường hợp không có dự trữ bảo hiểm và dự trữ gốc thì dự trữ cao nhất bằng quy mô nhập hàng.
- Dự trữ thấp nhất là dự trữ mà số lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu để sản xuất ít nhất.
Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được liên tục và tránh các rủi ro có thể xảy ra trong việc cung ứng vật tư cho sản xuất, các doanh nghiệp phải dự kiến thực hiện một lượng dự trữ bảo hiểm
Những biến động mà việc quản lý dự trữ thường phải đối mặt là:
- Nhu cầu vật tư cho sản xuất kinh doanh là tổng hợp các yêu cầu riêng rẽ ngẫu nhiên.
- Nhà cung cấp không tuân thủ thời hạn cung cấp giao nộp sản phẩm.
- Do kiểm tra thu nhận vật tư đã bị loại bỏ các vật tư không đạt yêu cầu dẫn đến thiếu hụt so với nhu cầu dự kiến ban đầu.
- Do thời tiết khí hậu (mưa, gió, bão, …) làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển.
- Do các yếu tố ngẫu nhiên khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ANH DŨNG(ADC)
1. Khái quát về công ty ANH DŨNG .
Năm 2000 công ty được thành lập với tên là công ty TNHH PHÁT TRIỂN THỨC ĂN CHĂN NUÔI. Đến tháng 6_2006 công ty đổi tên thành công ty sản xuất thương mại và đầu tư ANH DŨNG(ADC).Là một đơn vị kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập,có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình.
Bắt đầu doanh nghiệp xác định ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp là các sản phẩm về thức ăn chăn nuôi gia súc và một số loại hình dịch vụ khác.Ban đầu doanh nghiêp kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường là không nhiều.Khách hàng của công ty chủ yếu là bà con nông dân,những hộ gia đình nhỏ chăn nuôi,doanh nghiệp hướng tới đó là những vật nuôi trong gia đình con gà, con vịt ,con lợn.Do tập quán chăn nuôi của bà con nông dân bấy giờ là tự sản xuất, đó là những sản phẩm từ thóc gạo.Nhưng do mấy năm gần đây trong thời buổi kinh tế thị trường đầy biến động làm kinh tế thật là khó khăn.Chỉ dựa vào nguồn thực phẩm sẳn có của gia đình thì không có lãi nhiều lắm để có thể chi trả cho cuộc sống.Thức ăn chăn nuôi là địa chỉ để người nông dân tìm đến để có thể tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình.Do vậy doanh nghiệp quyết định đổi mới toàn diện mà trước hết phải đổi mới về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,mạnh dạn đầu tư tiến đến đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để phù hợp với tính đổi mới của nền kinh tế.Công ty đã bỏ ra nhiều sức đi khảo sát tìm hiểu thị trường ở các tỉnh trong cả nước.Và cũng theo tinh thần của nghị quyết đại hội VI của đảng đã tạo ra môi trường kinh doanh mới đòi hỏi doang nghiệp mạnh trong đầu tư,cải tiến công nghệ vào sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp đã nhập công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của tây ban nha đưa vào hoạt động và bước đầu đã gặt hái được thành công.
Công ty có chủ sở chính đặt tại khu công nghiệp NGỌC HỒI: Lô CN1_Cụm công nghiệp NGỌC HỒI_THANH TRÌ_HÀ NỘI_VIỆT NAM.
Tel:(84 4) 6892346-6892344 *Fax:(84 4) 6892346.
Email:adc.139@gmail.com.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu về quản trị vật tư ở công ty TNHH ANH DŨNG.
2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH ANH DŨNG.
Công ty lấy sản xuất là chủ yếu,tận dụng các nguồn lực,khai thác các mối quan hệ nhập nguyên vật liệu đầu vào dư thừa so với thực tế để cung cấp cho một số nhà sản xuất khác.Nguyên liệu nhập từ các tỉnh như tuyên quang….chủ yếu là mặt hàng sắn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ngoại nhập và quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng như:bột cá Peru,khô đậu nành tách vỏ từ Mỹ,Argentina,bột cá, các Amino acid thiết yếu ( Lysine, Methionine, triptophan….) premix, khoáng vô cơ, men tiêu hoá thế hệ mới….v..v..của TÂY BAN NHA.
Các dòng sản phẩm thức ăn của ADC sẽ đáp ứng đầy đủ những dưỡng chất cần thiết gíup phát huy tối đa khả năng phát triển của gia súc, gia cầm tạo ra chất lượng thực phẩm tốt, màu sắc hấp dẫn, tỷ lệ nạc cao, nhanh lớn, tiêu tốn thức ăn thấp, mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho nhà chăn nuôi.
2.2. Hoạt động maketing của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay,tìm kiếm thị trường mục tiêu là việc cực kỳ khó.Do đó doanh nghiệp luôn tìm kiếm những người có kiến thức về thị trường tốt,có khả năng hoạt động độc lập,có khả năng dự báo về tình hình tiêu thụ,làm cố vấn cho cấp trên.Ngoài ra.mỗi nhân viên phải tự biết tạo ra mối quan hệ của mình không chỉ đối với khách hàng mà còn quan hệ trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh của mình để hợp tác trong những điều kiện khó khăn.Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải chấp nhận rủi ro.Khả năng không tiêu thụ được sản phẩm luôn luôn xảy ra và thông thường là rất lớn.Doanh nghiệp có thể gặp may trong từng thương vụ,nhưng xét trong tổng thể,thực tiễn đã chứng minh,hiểm hoạ phá sản luôn xuất hiện khi mà”bán hành giống như một bước nhảy nguy hiểm chết người”.Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phát triển thị trường để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại,quyết định sự thành công của doanh nghiệp.Với quan điểm của công ty: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh luôn được xác định là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện tốt mục tiêu trung gian: tiêu thụ sản phẩm,mục tiêu này cũng nhằm đảm bảo lợi ích của tổ chức. Để giải quyết được mục tiêu trung gian doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể như:chất lượng,giá cả,quảng cáo,xúc tiến bán hàng,dịch vụ….
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty ANH DŨNG..
Doanh nghiệp lấy chất lượng, độc đáo sản phẩm làm mũi nhọn. Trong bối cảnh hiện nay cạnh tranh là vô cùng lớn vì thế doanh nghiệp ngay từ đầu muốn sản phẩm của mình không chỉ thị trường trong nước chấp nhận mà với mục tiêu quảng bá thương hiệu ADC ra một số nước lân cận. Để đạt được mục tiêu này trên cơ sở kế tục doanh nghiệp còn liên kết với Tây Ban Nha đưa về một dây truyền công nghệ hiện đại sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đưa ra sản phẩm là thức ăn chăn nuôi phù hợp điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.
2.4.Tình hình lao động tiền lương.
Lao đông là một yếu tố đóng vai trò quan trọng để tạo ra sản phẩm đúng tiến độ và chất lượng cao làm hài lòng được nhiều khách hàng khó tính. Nhận thức được vấn đề này công ty đã bố trí, phân công lao đông theo từng chuyên môn phù hợp với trình độ của từng người và có tính chất công việc khác nhau,mang lại hiệu quả cao trong công tác tổ chức sản xuất. Cơ cấu lao động của Công ty trong vài năm gần đây được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng : Tình hình hoat động của Công ty.
Năm
Tổng lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Nam
Nữ
2005
45
35
10
30
15
2006
60
40
20
35
25
2007
75
55
20
50
25
Đặc thù của Công ty là sản xuất sản phẩm theo từng mã khác nhau. Năng xuất glao động thay đổi theo từng mã. Nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các nguyên công của từng mã. Từ đó công ty cũng có phương pháp tính lương cho từng đối tượng lao động cho phù hợp.
Hàng năm Công ty lập dự toán tổng quỹ lương để thanh toán cho cán bộ công nhân viên. Tổng quỹ lương được xác định bằng công thức
n
åQL = å QiPi + Vbx
i=1
Trong đó: + åQl : Tổng quỹ lương.
+ Pi : Đơn giá lương tổng hợp.
+ Qi : Sản lượng sản phẩm i.
+ n : Số loại sản phẩm sản xuất trong năm.
+Vbx : Quỹ lương bổ xung.
Hình thức lương sản phẩm áp dụng để trả cho bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất. Tuỳ theo từng mã giày sản xuất ra, lương này cũng biến đổi do đơn giá khác nhau và năng xuất lao động cũng khác nhau.
Lương sản phẩm = sản lượng x đơn giá tổng hợp .
Lương thời gian áp dụng để thanh toán cho bộ phận quản lí Công ty. Ngoài ra Công ty còn có hình thức trả lương khoán, theo thời điểm và mã nhất định.
Tiền thưởng: có các hình thức thưởng như thưởng cho lao động giỏi, thưởng theo thành tích hoạt động…
Thu nhập bình quân một người năm 2007 là 1.690 nghìn đồng.
2.5. Tình hình quản lí vật tư , tài sản cố định.
Nguyên liệu của công ty chủ được lâý từ miền trung,tây nguyên chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp như:sắn;ngô thì chủ yếu lấy ở Bắc Giang,Tuyên Quang. Khô đỗ được nhập khẩu từ Mỹ, ấn độ. Ngoài ra còn có một số vi lượng để tạo thành sản phẩm riêng biệt cho công ty.Bảng vi lượng:
B¶ng kª c¸c lo¹i NVL
STT
ma_vt
ten_vt
§vt
1
AN
An b¶o
kg
2
AXC
axÝt chanh
kg
3
BA
Bacigian 10%
kg
4
BC
Bét c¸
kg
5
BIOP 10
Bioplex copper 10%
kg
6
BIOP 15
Bioplex zinc 15 %
kg
9
BT
Bét thÞt
kg
10
BTA
Beta fin
kg
11
BX
Bét x¬ng
kg
12
C
CuSO4
kg
13
CH
Chîc
kg
14
CHO
Cholinne
kg
16
CKD
ChÊt kÕt dÝnh
kg
17
CM
C¸m mú
kg
18
CO
Colistin 10%
kg
19
CTC
Kh¸ng sinh CTC
kg
20
DAU TV
DÇu thùc vËt
kg
21
EN
Endox ( chèng oxi ho¸ )
kg
23
GLU
§êng GLUCO
kg
24
GPPSS4
GPSS4 lo¹i 1
kg
25
HA
Ham ¨n
kg
26
HC 401
H¬ng C¸
kg
28
HS TA
H¬ng s÷a tËp ¨n
kg
29
HS003
H¬ng s÷a MS 003
kg
30
HS105
H¬ng s÷a MS 105
kg
31
HSMILK
H¬ng s÷a Vioma milk ( Dïng cho lîn con )
kg
33
KCO
Kh« cä
kg
34
KD
Kh« §ç
kg
36
LSI
Lysin
kg
38
M
Muèi
kg
39
MC
Mì c¸
kg
40
ME
Methiomin
kg
41
MEGA 40
Pro Mega 40
kg
42
MEN TH 201
Men tiªu ho¸ 201
kg
43
MEN TH 202
Men tiªu ho¸ 202
kg
44
MIX 12
Sobemix 12
kg
45
MIX 41
Sobemix 41
kg
46
MIX TT02
Customix TT02 ( dïng cho heo thÞt )
kg
47
MIX10
Sobemix 10 piglet
kg
48
MIX11
Sobemix 11 swine grower
kg
49
MIX13
Sobemix 13 sow
kg
50
MIX22
Sobemix 22 ( dïng cho gµ thÞt )
kg
51
MIX31
Sobemix 31( dïng cho cót ®Î )
kg
52
MIX40
Sobemix 40 ( dïng cho vÞt thÞt)
kg
53
MIX41
Sobemix 41 ( dïng cho vÞt ®Î )
kg
54
MTB
Mycosorb - MTB ( dïng cho vÞt )
kg
55
MTH
Men tiªu ho¸
kg
56
MVO
Mµu vµng «
kg
57
N
ng«
kg
58
NL40
Nil«ng 62 x 115 ( dïng cho bao 40 )
kg
59
NLN
Nil«ng nhá
kg
60
NLT
Nil«ng to
kg
61
NN
Ng« Næ
kg
62
OX
oxi ho¸
kg
63
PRO
Protilac
kg
64
RIMAT
rØ mËt
kg
65
ROV111
Primix Rovimix 111
kg
66
ROV555
Primix Rovimix 555
kg
67
ROZ
Ronogzime P90%
kg
68
S
S¾n kh«
kg
69
SAC
Sactilac
kg
70
SBR
Sobered
kg
71
SG
Super red gain
kg
72
SSF
All zyme SSF - Pig
kg
73
ST-10
Pro ST-10
kg
74
TECH
Technolat
kg
75
THER
Theronnin
kg
76
THOC
Thãc kh«
kg
77
TUI
Tói ®ông men
kg
78
VITALL
Vevovi tall
kg
79
VNT
VÞ ngät tè
kg
80
ZN
oxÝt kÏm
kg
Trong các nguyên vật liệu trên thì 80% được mua từ các nguồn hàng trong nước, khoảng 20% là nhập từ nước ngoài.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì dự trữ nguyên vật liệu được xem là quan trọng. để đáp ứng được các đơn đặt hàng thì Công ty thường có một lượng vật tư nhất định. Mức dự trữ này công ty thường dựa vào thông tin thị trường do phòng tiêu thụ cung cấp. Thông thường vào đầu vụ sản xuất chính (đầu tháng 7 hàng năm)Công ty có lượng dự trữ cao nhất. Vì trong vụ sản xuất từ tháng 8 đến tháng tư năm sau Công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Trước khi nhập kho nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ. Đây là một công việc quan trọng được thực hiện theo tiêu chuẩn của nhà nước, của ngành và của riêng Công ty vì nó là một nhân tố chính quyết định chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu nhập về Công ty được chia làm các nhóm và xếp theo kho. Hệ thống kho của Công ty gồm 3 kho chính. Tên kho là tên vật liệu chứa trong kho:
Kho nguyên liêu thô : ngô, sắn, khô đỗ, cám mỳ.
Kho vi lượng.
Kho bao bì.
Các kho được bố trí cạnh khu vực sản xuất, có lối đi thông thoáng giữa các gian nên công tác cung ứng vật tư trong sản xuất của Công ty rất thuận lợi và nhanh chóng.
Công ty rất chú trọng đến công tác an toàn nên trang thiết bị trong kho của Công ty được trang bị rất đầy đủ và tương đối hiện đại. Các thiết bị đo lường và sổ sách ghi chép đầy đủ số nguyên vật liệu nhập vào kho và số nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu trong kho được xắp xếp gọn gàng, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lí.
Để đạt được bước phát triển này công ty đã không ngừng học hỏi,không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm,tiết kiệm vật tư nhằm giảm giá thành sản phẩm,tăng doanh số sản phẩm bán ra hàng năm.Bên cạnh đó doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng mặt bằng diện tích sản xuất từ 500 m2 lên thành 10.000 m2 vào năm 2006.Công ty liên tục trang bị thêm máy móc hiện đại,phương tiện vận chuyển để giảm bớt cấu thành trong chi phí tạo giá th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20494.doc