Chuyên đề Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH 6

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 6

1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 6

2. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất 7

3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 9

3.1. Tính khoa học của quy hoạch 10

3.2. Tính lịch sử-xã hội của quy hoạch sử dụng đất 10

3.3. Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất 11

3.4. Tính chiến lược và dài hạn của quy hoạch sử dụng đất 11

3.5. Tính chỉ đạo vĩ mô của quy hoạch sử dụng đất 11

3.6. Tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất 12

4. Nguyên tắc và căn cứ của việc lập quy hoạch sử dụng đất 12

4.1. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất 12

4.2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất 13

5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất 13

6. Các mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất 15

6.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 15

6.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch các ngành, các lĩnh vực 16

7. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý đất đai lý, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 17

7.1. Công bố quy hoạch sử dụng đất 17

7.2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 18

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 19

1. Khái niệm và sự cần thiết của việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất 19

1.1. Khái niệm đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai 19

1.2. Sự cần thiết của việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai 20

2. Căn cứ đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai 20

3. Nội dung và tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai 21

4. Các phương pháp đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai 22

4.1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng 22

4.2. Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô 23

4.3. Phương pháp cân bằng tương đối 23

4.4. Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN DIỄN CHÂU -TỈNH NGHỆ AN 25

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN 25

1. Thực trạng tình hình phát triển kinh tế 25

2. Thực trạng phát triển dân số, lao động việc làm 26

3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 28

3.1. Thực trạng phát triển đô thị 28

3.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 28

4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 29

4.1. Giao thông - vận tải 29

4.2. Thủy lợi 30

4.3. Giáo dục và đào tạo 31

4.4. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 31

4.5. Văn hoá - thể thao 31

4.6. Bưu chính - viễn thông 32

4.7. Năng lượng 33

5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai 33

5.1. Những lợi thế 33

5.2. Những khó khăn, hạn chế 34

5.3. Áp lực đối với đất đai 35

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU 36

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 52

1. Về công tác tổ chức tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất 52

2. Những căn cứ để lập quy hoạch 53

2.1. Những văn bản quan trọng của các cấp các ngành từ Trung ương đến tỉnh, huyện có liên quan 53

2.2. Những tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất 54

2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường bất động sản của huyện Diễn Châu 56

2.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có liên quan đến sử dụng đất 56

3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất của huyện 57

3.1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 57

3.2. Đánh giá hiện trạng và biến động đất đai trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng 57

3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hôi, khoa học - công nghệ 59

3.4. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo 60

3.5. Xây dựng phương án phân bố diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch 62

3.6. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bố quỹ đất theo nội dung sau: 64

3.7. Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chon trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất 65

3.8. Các chính sách và gải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch 66

4. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu 67

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU 70

I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU 70

1. Ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn 70

2. Đảm bảo phân bổ quỹ đất cho tất cả các ngành, các lĩnh vực một cách hợp lý, cân đối, ổn định lâu dài bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái 72

3. Mọi chỉ tiêu sử dụng đất phải đảm bảo được tiêu chuẩn cơ cấu sử dụng đất của huyện mà Nhà nước đã quy định và từng bước phát triển đô thị trong huyện theo tiêu chuẩn của đô thị loại IV và hơn nữa 72

4. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, chuẩn bị xây dựng quy hoạch của huyện và có tầm nhìn định hướng phát triển đến năm 2020 73

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU-NGHỆ AN TỚI NĂM 2020 75

1. Xây dựng và ban hành các chính sách về đất đai, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai 77

2. Có chính sách và biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất 78

3. Cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ địa chính trên địa bàn huyện 78

4. Tăng cường công tác thanh tra, chỉ đạo để việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả 79

5. Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng 79

6. Giải pháp về quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 80

7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn 81

8. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về công tác quy hoạch sử dụng đất đai 81

III. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở MỘT SỐ QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 82

1. Chuẩn bị lập quy hoạch sử dụng đất của tất cả các quận cho kì tới 82

2. Cần sớm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất kì sau cho toàn huyện 83

3. Cần tổ chức chỉ đạo, đôn đốc các ngành của huyện khẩn trương hoàn thành quy hoạch ngành, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 83

4. Cần có cơ chế tài chính thích hợp để hỗ trợ công tác quy hoạch sử dụng đất 84

5. Cần kiên quyết và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất và vi phạm chế độ quản lý sử dụng đất 84

KẾT LUẬN 85

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ở 1293,58 19,66 1.438,99 19,64 2.1.1 Đất ở nông thôn 1.271,68 98,31 1.412,95 98,19 2.1.2 Đất ở đô thị 21,90 1,69 26,04 1,81 2.2 Đất chuyên dùng 3.587,77 54,53 4.200,49 57,34 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 29,32 0,82 36,2 0,70 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 29,61 0.83 32,21 0,77 2.2.3 Đất sản xuất , kinh doanh phi nông nghiệp 113,54 3,16 462,50 11,01 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 3.415,30 95,19 3.676,23 87,52 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,72 0,31 20,95 0,29 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 315,62 4,80 319,79 4,37 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.362,06 20,70 1.345,49 18,37 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0 0 3 Đất chưa sử dụng 469,93 1,54 135,58 0,44 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 413,50 87,99 103,42 76,28 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 56,43 12,01 32,16 23,72 3.3 Đất núi đá chưa có rừng cây 0 0 Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2001-2010. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.492,36 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (76,88%). Diện tích đất phi nông nghiệp vẫn còn hạn chế, mới chỉ chiếm 21,58% tổng diện tích tự nhiên của huyện, để phát triển huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần phải ưu tiên chú trọng tăng cường mở rộng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất chưa sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Phân tích bảng trên thì ta thấy quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu trong giai đoạn 2006-2010 dự kiến phân bổ đất đai theo hướng tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp và sử dụng triệt để đất chưa sử dụng vào các mục tiêu của đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp được phân bổ theo hướng tăng tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ trọng đất lâm nghiệp, đất lâm nghiệp. Như vậy thì diện tích rừng sẽ bị thu hẹp lại và chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, điều này có thể ảnh hưởng đến vấn đề môi trường sinh thái của huyện trong thời gian tới. Điều này, không đúng với quy định về công tác quy hoạch sử dung đất đã đề ra. Vì vậy cần phải cân nhắc lại vấn đề chuyển đổi tỷ trọng sử dụng đất trong nông nghiệp. Theo Quyết định số 85/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An, Công văn số 684/TNMT-QHGĐ ngày 28/03/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An về việc lập, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, Công văn số 2085/UBND.ĐC ngày 16/4/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2010: thực hiện công tác kiểm kê đất đai của UBND tỉnh Nghê An, UBND huyên Diễn Châu đã tiến hành kiểm kê, đánh giá sử biến động của đất đai từ năm 2000 đến năm 2006. tiếp đó UBND huyện Diễn Châu đã tiến hành thực hiện điều chinh quy hoạch đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. Sự biến động đất đai từ năm 2000 đến năm 2006 được thể hiện theo bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2006 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2000 Diện tích năm 2006 So sánh tăng(+) giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 (6) = (5)/(3)*100 Tổng diện tích tự nhiên 30492,36 30.492,36 0,00 0,00 1 Đất nông nghiệp 21597,98 23.442,68 1.844,70 8,54 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 15169,26 14.686,74 -482,52 -3,18 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15117,03 14.636,12 -480,91 -3,18 1.1.1.1 Đất trồng lúa 9777,28 9.416,02 -361,26 -3,69 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 5339,75 5.220,10 -119,65 -2,24 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 52,23 50,62 -1,61 -3,08 1.2 Đất lâm nghiệp 5754,93 7.960,00 2.205,07 38,32 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1885,05 6.563,30 4.678,25 248,18 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3653,88 1.396,70 -2.257,18 -61,77 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 216 -216,00 -100,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 464,99 589,71 124,72 26,82 1.4 Đất làm muối 208,8 206,23 -2,57 -1,23 2 Đất phi nông nghiệp 6135,21 6.579,75 444,54 7,25 2.1 Đất ở 1250,29 1.293,58 43,29 3,46 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1228,19 1.271,68 43,49 3,54 2.1.2 Đất ở tại đô thị 22,1 21,90 -0,20 -0,90 2.2 Đất chuyên dùng 3360,23 3.587,77 227,54 6,77 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 30,13 29,32 -0,81 -2,69 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 29,32 29,61 0,29 0,99 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 93,65 113,54 19,89 21,24 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 3207,13 3415,30 208,17 6,49 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,85 20,72 0,87 4,38 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 304,79 315,62 10,83 3,55 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1198,31 1.362,06 163,75 13,67 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,74 -1,74 -100,00 3 Đất chưa sử dụng 2759,17 469,93 -2.289,24 -82,97 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 535,85 413,50 -122,35 -22,83 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1721,05 56,43 -2.091,22 -97,37 Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2006 của huyện Diễn Châu Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt và những biến động đất đai trong giai đoạn 2001-2006: Trong giai đoạn 2001-2006 thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã làm tăng diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất phi nông nghiệp từ việc khai thác và sử dụng đất chưa sử dụng vào các mục đích sử dụng khác nhau, điều đó đã làm giảm mạnh diện tích đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp tăng từ 21597,98 ha lên 23442,68 ha; đất phi nông nghiệp tăng từ 6135,21 ha lên 6579,75 ha; đất chưa sử dụng giảm xuống còn 469,93 ha. Trong quá trình thực hiên quy hoạch đã làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống 14.686,74 ha, đồng thời thì đất lâm nghiệp tăng mạnh lên đến 7.960,00 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng lên đến 589,71 ha. Theo báo cáo thống kê đất đai năm 2006 của huyện Diễn Châu, những biến động trong bảng trên được cụ thể hoá từng loại đất như sau: * Đất nông nghiệp Trong giai đoạn 2001 - 2006, diện tích đất nông nghiệp của Diễn Châu giảm 406,50 ha (do chuyển sang đất phi nông nghiệp 358,09 ha, do hoang hoá 45,17 và do giảm khác 3,24 ha). Đồng thời diện tích đất nông nghiệp tăng 2.251,50 ha (do chuyển từ đất phi nông nghiệp 74,26 ha, khai thác đất chưa sử dụng 2.168,32 ha, do tăng khác 8,62 ha). a. Đất sản xuất nông nghiệp: Trong giai đoạn 2001-2006 thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng 129,37 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa tăng 243,03 ha), do chuyển từ các loại đất: - Đất lâm nghiệp 7,01 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản 2,76 ha; - Đất phi nông nghiệp 66,75 ha; - Đất chưa sử dụng 44,23 ha; - Do tăng khác 8,62 ha (đo đạc chuẩn hóa lại diện tích). Đồng thời để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2006 đã chuyển 611,89 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các loại đất: - Đất nuôi trồng thủy sản 101,55 ha; - Đất lâm nghiệp 150,54 ha; - Đất phi nông nghiệp 350,49 ha - Để hoang hóa 9,31 ha. b. Đất lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất lâm nghiệp tăng 2.258,92 ha do khai thác từ đất chưa sử dụng và đất trồng cây hàng năm đưa vào trồng rừng. Đồng thời trong giai đoạn này, đất lâm nghiệp toàn huyện giảm 50,61 ha do chuyển sang các loại đất: - Đất sản xuất nông nghiệp 7,01 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản 1,20 ha; - Đất phi nông nghiệp 6,54 ha; - Để hoang hoá 35,86 ha - Giảm khác 3,24 ha. Như vậy trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất lâm nghiệp thực giảm 2.205,07 ha, trong đó: - Đất rừng sản xuất tăng 4.678,25 ha - Đất rừng phòng hộ giảm 2.257,18 ha - Đất rừng đặc dụng giảm 216,00 ha c. Đất nuôi trồng thuỷ sản: Trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 128,54 ha, do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp 101,55 ha; đất lâm nghiệp 1,20 ha; đất phi nông nghiệp 7,06 ha; khai thác từ đất chưa sử dụng 10,96 ha. Đồng thời giảm 3,82 ha do chuyển sang sản xuất nông nghiệp 2,76 ha và đất phi nông nghiệp 1,06 ha. Như vậy trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực giảm 124,72 ha. d. Đất nông làm muối: Giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất làm muối tăng 5,20 ha do lấy từ đất phi nông nghiệp 0,45 ha và đất chưa sử dụng sang 4,75 ha. Đồng thời giảm 7,77 ha do chuyển sang nuôi trồng thủy sản. * Đất phi nông nghiệp Trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 526,96 ha do lấy từ đất nông nghiệp 358,09 ha; đất chưa sử dụng 98,87 ha; tăng khác 70,0 ha. Đồng thời diện tích đất phi nông nghiệp cũng giảm 82,42 ha do chuyển sang đất nông nghiệp 74,26 ha và đất chưa sử dụng 8,16 ha. Trong đó: a. Đất ở: Giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất ở tăng 58,61 ha (đất ở tại nông thôn tăng 57,52 ha, đất ở tại đô thị tăng 1,09 ha) do chuyển từ đất nông nghiệp sang 54,96 ha, đất chuyên dùng 0,56 ha và đất chưa sử dụng 2,70 ha. Đồng thời đất ở giảm 14,93 ha do chuyển sang đất nông nghiệp 13,72 ha; đất chuyên dùng 1,05 ha và đất chưa sử dụng 0,16 ha. b. Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất chuyên dùng tăng 428,57 ha do chuyển từ các loại đất sản xuất nông nghiệp 282,26 ha, đất lâm nghiệp 4,70 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,70 ha; đất ở 1,05 ha; đất chưa sử dụng 70,06 ha và tăng khác 70,00 ha. Đồng thời đất chuyên dùng giảm 201,03 ha, do chuyển sang đất nông nghiệp 12,82 ha; đất ở 0,23 ha; đất nghĩa địa 0,04 ha; sông suối và mặt nước chuyên dùng 187,86 ha và đất chưa sử dụng 0,08 ha. Trong đó: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,15 ha được lấy từ đất ở tại nông thôn. Đồng thời diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp giảm 0,96 ha do chuyển sang đất nông nghiệp 0,70 ha; đất ở 0,01 ha; đất có mục đích công cộng 0,06 ha và đất nghĩa trang nghĩa địa 0,04 ha. - Đất quốc phòng, an ninh tăng 0,29 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang. - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 25,62 ha do chuyển từ đất nông nghiệp 12,84 ha, đất có mục đích công cộng 11,08 ha và đất chưa sử dụng 1,70 ha. Đồng thời diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp giảm 5,73 ha chủ yếu là do sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh để chuyển sang đất nông nghiệp 3,08 ha, đất có mục đích công cộng 2,65 ha. - Đất có mục đích công cộng tăng 416,45 ha, bình quân mỗi năm tăng 69,45 ha. Diện tích đất tăng thêm lấy từ đất nông nghiệp 274,62 ha, đất ở 0,90 ha, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,21 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2,65 ha, đất chưa sử dụng 68,07 ha và tăng do nguyên nhân khác 70,00 ha. Đồng thời trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất có mục đích công cộng giảm 208,17 ha do chuyển sang đất ở tại nông thôn 0,22 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,08 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 187,86 ha và do hoang hoá 0,08 ha. c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn này tăng 0,87 ha lấy từ đất nông nghiệp. d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Trong giai đoạn 2001 - 2006 đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 11,32 ha do chuyển từ đất nông nghiệp sang 7,98 ha; đất chuyên dùng 0,04 ha và từ đất chưa sử dụng sang 3,30 ha. đ. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Trong giai đoạn 2001 - 2006 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 217,49 ha được lấy từ các loại đất nông nghiệp 6,82 ha; đất chuyên dùng 187,86 ha và đất chưa sử dụng 22,81 ha. Đồng thời giảm 53,74 ha do chuyển sang đất nông nghiệp 47,56 ha; đất ở 0,33 ha và đất chưa sử dụng 5,85 ha. * Đất chưa sử dụng Trong giai đoạn 2001 - 2006 huyện đã khai hoang cải tạo được 2.289,24 ha đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp 44,23 ha, lâm nghiệp 2.108,38 ha, nuôi trồng thuỷ sản 10,96 ha, đất làm muối 4,75 ha; các mục đích phi nông nghiệp 98,87 ha và đo đạc tính toán chuẩn hoá lại diện tích giảm 120,14 ha. Đồng thời diện tích đất chưa sử dụng tăng 98,09 ha, do chuẩn hóa lại diện tích. Sau khi đánh giá xong hiện trạng sử dụng đất của huyện, người thực hiện điều chỉnh quy hoạch đã tiến hành phân tích, đánh giá bổ sung tiềm năng đất đai; dựa trên quan điểm định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện để đưa ra quan điểm định hướng sử dụng đất năm 2020. Đánh giá tiềm năng đất đai của huyện, người thực hiện quy hoạch nhận định được những mặt tích cực và những mặt còn thiếu sót trong việc sử dụng đất của thời kỳ trước, thấy được tiềm năng đất đang sử dụng và đất chưa sử dụng. Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện hiện tại và tương lai của huyện trong thời gian tới. Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, định hướng sử dụng đất năm 2020 của huyện; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; đưa ra phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Bảng sau tóm tắt một số chỉ tiêu sử dụng đất chính trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu. Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đất theo phương án điều chỉnh Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2006 Phương án điều chỉnh đến 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 30.492,36 100,00 30.492,36 100,00 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 23.442,68 76,88 23.031,06 75,53 Đất sản xuất nông nghiệp 14.686,74 62,65 14.163,75 61,50 Đất trồng cây hàng năm 14.636,12 99,66 14.124,40 99,72 Đất trồng lúa 9.416,02 64,33 8.989,00 63,64 Đất trồng cây hàng năm còn lại 5.220,10 35,67 5.135,40 36,36 Đất trồng cây lâu năm 50,62 0,34 39,35 0,28 Đất lâm nghiệp 7.960,00 33,96 7.867,97 34,16 Đất rừng sản xuất 6.563,30 82,45 6.518,11 82,84 Đất có rừng trồng sản xuất 6.022,40 91,76 5.954,21 0,29 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 540,90 8,24 540,90 4,37 Đất trồng rừng sản xuất - - 23,00 18,37 Đất rừng phòng hộ 1.396,70 17,55 1.349,86 0,44 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 89,40 6,40 89,40 76,28 Đất có rừng trồng phòng hộ 1.165,94 83,48 1.129,72 23,72 Đất trồng rừng phòng hộ 141,36 10,12 130,74 9,69 Đất nuôi trồng thuỷ sản 589,71 2,52 756,77 3,29 Đất làm muối 206,23 0,88 192,65 0,84 Đất nông nghiệp khác - - 49,92 0,22 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 6.579,75 21,58 7.325,72 24,02 Đất ở 1.293,58 19,66 1.438,99 19,64 Đất ở tại nông thôn 1.271,68 98,31 1.412,95 98,19 Đất ở tại đô thị 21,90 1,69 26,04 1,81 Đất chuyên dùng 3.587,77 54,53 4.200,49 57,34 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 29,32 0,82 29,55 0,70 Đất quốc phòng, an ninh 29,61 0,83 32,21 0,77 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 113,54 3,16 462,50 11,01 Đất khu công nghiệp 10,29 9,06 210,08 45,42 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 51,79 45,61 171,24 37,02 Đất cho hoạt động khoáng sản - - 6,20 1,34 Đất sản xuất vật liệu xây dựng 51,46 45,32 74,98 16,21 Đất có mục đích công cộng 3.415,30 95,19 3.676,23 87,52 Đất giao thông 1.956,00 57,27 1.174,89 31,96 Đất thuỷ lợi 1.156,71 33,87 1.174,89 31,96 Đất tải năng lượng, truyền thông 0,39 0,01 44,72 1,22 Đất cơ sở văn hóa 41,04 1,20 44,72 0,49 Đất cơ sở y tế 17,49 0,51 18,02 4,13 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 107,53 3,15 151,73 2,30 Đất cơ sở thể dục - thể thao 72,35 2,12 84,68 0,71 Đất chợ 16,84 0,49 26,00 1,24 Đất di tích, danh lam thắng cảnh 44,92 1,32 45,68 0,47 Đất bãi thải, xử lý chất thải 2,03 0,06 2,54 0,07 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,72 0,31 20,95 0,29 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 315,62 4,80 319,79 4,37 Đất sông suối và mặt nước CD 1.362,06 20,70 1.345,49 18,37 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 469,93 1,54 135,58 0,44 Đất bằng chưa sử dụng 413,50 87,99 103,42 76,28 Đất đồi núi chưa sử dụng 56,43 12,01 32,16 23,72 Dựa vào bảng trên, ta thấy có sự điều chỉnh cũng khá lớn giữa quy hoạch 2000-2020 với quy hoạch điều chỉnh năm 2006, trong đó điều chỉnh nhiều nhất là đất phi nông nghiệp (điều chỉnh giảm 1214,14 ha) ; đất nông nghiệp tăng 542,07 ha; đất chưa sử dụng còn 135,58 ha vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Bảng 5: So sánh diện tích, cơ cấu các loại đất chính trước và sau điều chỉnh quy hoạch với quy hoạch được duyệt Tt Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2006 Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010 Phương án qhsdđ đã được duyệt So với QHSDĐ đã được duyệt So với hiện trạng năm 2006 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 30.492,36 100,00 30.492,36 100,00 31.028,85 100,00 -536,49 1 Đất nông nghiệp 23.442,68 76,88 23.031,06 75,53 22.488,99 72,48 542,07 -411,62 2 Đất phi nông nghiệp 6.579,75 21,58 7.325,72 24,02 8.539,86 27,52 -1.214,14 745,97 3 Đất chưa sử dụng 469,93 1,54 135,58 0,44 135,58 -334,35 Có thể nhận thấy điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện tới năm 2010 theo hướng đẩy mạnh tăng diện tích đất phi nông nghiệp, tỷ trọng đất phi nông nghiệp thay đổi từ 21,58% lên 24,02%, tỷ trọng đất nông nghiệp giảm từ 76,88% xuống 75,53%. Đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng 334,35 ha cho các mục đích khác nhau của kế hoạch sử dụng đất. Tỷ trọng trong đất phi nông nghiệp cũng có sử biến động lớn, diện tích đất ở nông thôn và đô thị cũng tăng lên, diện tích đất cho mục đích sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên 462,50 ha, đất khu công nghịêp tăng 210,08 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 171,24 ha, đất tải năng lượng truyền thông tăng 44,72 ha, đất cơ sở y tế tăng 151,73 ha, đất chợ cũng tăng lên 45,68 ha. Bên cạnh đó thì diện tích đất chưa sử dụng đựơc đưa vào sử dụng khá lớn, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 135,58 ha (giảm 334,35 ha). Dựa trên điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đưa ra kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 (Phụ lục 2) và các kế hoạch chuyển mục đích sử dụng, thu hồi đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; dự kiến thu chi liên quan đến đất trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện Diễn Châu năm 2006, 2007; so sánh với chỉ tiêu diện tích được duyệt theo kế hoạch sử dụng đất ta có bảng “Biến động diện tích đất sử dụng năm 2007 so với năm thống kê 2006 và năm kiểm kê 2005” và bảng “Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch năm 2006 và 2007 của huyện Diễn Châu” tại phụ lục 3 và phụ lục 4 của bản điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu; sau khi phân tích 2 bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau: -Trong năm 2007, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng thêm của các ngành kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và việc chỉnh trang, phát triển các khu dân cư diện tích đất phi nông nghiệp tăng 90,45 ha so với năm 2006, được thu hồi từ các loại đất: - Đất nông nghiệp 86,90 ha; - Đất chưa sử dụng 3,53 ha; Đồng thời trong năm 2007 đất phi nông nghiệp chuyển sang các mục đích nông nghiệp là: 9,40 ha. a. Đất ở: Trong năm kế hoạch 2007 đất ở tăng thêm 37,56 ha (đất ở tại nông thôn 36,80 ha; đất ở tại đô thị tăng 0,76 ha). Để đáp ứng yêu cầu trên, huyện đã thu hồi 34,85 ha đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng 1,42 ha và 1,29 ha đất chuyên dùng chuyển sang làm đất ở. Trong kế hoạch thu hồi 6,05 ha đất ở để chuyển sang các mục đích chuyên dùng. Năm 2007 huyện đã có 1.325,08 ha đất ở, chiếm 19,89% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 31,51 ha so với năm 2006, gồm: - Đất ở tại nông thôn 1.302,51 ha; - Đất ở tại đô thị 22,58 ha. b. Đất chuyên dùng: Thực hiên theo kế hoạch đã đề ra thì năm 2007 diện tích đất chuyên dùng tăng 60,41 ha so với năm 2006. Năm 2007 diện tích đất chuyên dùng có 3.646,89 ha, chiếm 54,75% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó thì diện tích đất các công trình công cộng có 3.454,84 ha, chiếm 54,45 diện tích đất chuyên dùng., tăng 39,54 ha so với năm 2006. c. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Năm 2007 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa: 315,57 ha giảm 0,05 ha do chuyển sang đất chuyên dùng. Năm 2007 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1.352,62 ha giảm 9,44 ha so với năm 2006. Kế hoạch không thay đổi so với hiện trạng sử dụng đất năm 2006. - Trong năm 2007, chuyển 86,92 ha đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp. Đồng thời diện tích đất nông nghiệp tăng 268,79 ha do đầu tư khai thác từ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng. Năm 2007, Diễn Châu có 23.624,55 ha đất nông nghiệp, chiếm 77,48% diện tích tự nhiên. + Trong năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng đã đựơc khai thác 262,92 ha cho các mục đích sau: Đất nông nghiệp 259,39 ha; Đất phi nông nghiệp 3,53 ha; Năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn 207,01 ha, chiếm 0,68% diện tích tự nhiên. - Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trong năm 2007 theo kế hoạch đã đạt được tỷ lệ cao, phần lớn đã gần như hoàn thành kế hoạch đề ra, đặc biệt một số đã vượt quá mức chỉ tiêu đề ra như: đất sản xuất nông nghiệp tăng vượt quá mức chỉ tiêu đề ra là 2,5%, đất xây dựng cũng tăng vượt mức chỉ tiêu 3,6%. Tuy nhiên một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt với yêu cầu của kế hoạch đề ra như chỉ tiêu diện tích đất sử dụng làm bãi rác và xử lý rác thải, đất giao thông vẫn chưa được quy hoạch triệt để, con nhiều bất cập trong việc kênh mương tưới tiêu cho nông nghiệp. - Theo chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 716,34 ha, nhưng trên thực tế thì mới chỉ chuyển được 6797,51 ha, chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 174,42 ha nhưng mới chỉ đạt được 132,65 ha. Và còn một số các loại đất chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thuỷ lợi, giao thông vẫn chưa hoàn toàn thực hiện đúng với kế hoạch đề ra cho năm 2007. Nhìn chung thì việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện Diễn Châu trong năm 2007 cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, công tác thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, mà nguyên nhân là do công tác dự báo chưa tốt, chưa cập nhật kịp thời thông tin thay đổi trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện nên một số chỉ tiêu chưa phù hợp với yêu cầu của huyện trong bối cảnh phát triển của năm 2007. III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Về công tác tổ chức tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất Theo thông tư số 30/2004TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2001- 2010 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và tiến hành thực hiện. Về lực lượng tiến hành lập và điều chỉnh quy hoạch, bản quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu do Phòng Quy hoạch - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An kết hợp với Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thực hiện với tư cách là người trực tiếp đứng ra thực hiện và tư vấn cho cán bộ huyện Diễn Châu cùng thực hiện. Dựa vào đó, lãnh đạo huyện nguyên cứu, xem xét, điều chỉnh và quyết định phê duyệt. Theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong toàn huyện trên mọi lĩnh vực. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp tiến hành thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dựa vào nhu cầu sử dụng đất của ngành, địa phương, các phòng, ban của huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn cần phải có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường để tiến hành thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất trong từng năm, từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế huyện Diễn Châu đã kết hợp với các phòng ban thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi Luật Đất đai 2003 chưa ban hành và chưa có Nghị định 181/2004NĐ-CP. Việc tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất được tổ cán bộ thực hiện quy hoạch họp và hội thảo thường xuyên, tranh thủ ý kiến của các cấp, các ngành trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Công tác quy hoạch của huyện được thực hiện khá sớm và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, đã đưa công tác quản lý, phân bố đất đai đi vào quy củ, giảm bớt được diện tích đất bỏ hoang, chuyển đổi một số diện tích đất sang mục đích khác phù hợp với điều kiện và tài nguyên của đất, nâng cao năng suất sản xuất của đất nông nghiệp… Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định như vậy nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn có rất nhiều vướng mắc cần phải được giải quyết. Công tác thực hiện quy hoạch tuy đã được tiến hành nhưng vẫn còn chậm và còn rời rạc. Sau khi Luật đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004 của Chính phủ được ban hành kết hợp với chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì công tác quy hoạch của huyện được tiến hành tốt hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33143.doc
Tài liệu liên quan