MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Mục đích nghiên cứu: 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
Phương pháp nghiên cứu: 2
Kết cấu đề tài: 3
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vấn đề tạo động lực 3
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC 4
I. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC 4
LAO ĐỘNG 4
1.1. Khái niệm 4
1.1.1. Động lực lao động 4
1.1.2. Tạo động lực lao động 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động 7
1.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động 7
1.2.2. Các yếu tố thuộc về công việc 9
1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức 10
II. CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG 12
2.1. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow 12
2.2. Học thuyết tăng cường tích cực của Skinner 13
2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 14
2.4. Học thuyết công bằng của Adam 14
2.5. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Herberg 15
III. CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 15
3.1. Khuyến khích tài chính 15
3.1.1. Tiển lương 15
3.1.2. Tiền thưởng 17
3.1.3. Phụ cấp 17
3.1.4. Phúc lợi và các dịch vụ 18
3.2. Kuyến khích phi tài chính 19
3.2.1. Đánh giá thực hiện công việc 19
3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21
3.2.3. Bố trí nhân lực 21
3.2.4. Mội trường làm việc thuận lợi 22
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 23
4.1. Đối với người lao động 23
4.2. Đối với tổ chức 23
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CHÍNH SÁCH & CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 24
I. TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 24
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện 25
1.3. Một số đặc điểm của Viện 26
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện 26
1.3.1.1 . Ban lãnh đạo Viện. 28
1.3.1.2. Chức năng- nhiệm vụ của các phòng chức 28
1.3.1.3. Các Bộ môn nghiên cứu 30
1.3.1.4. Các trung tâm 31
1.3.2. Đặc điểm sản phẩm 33
1.3.3. Đặc điểm về đối tác và các mối quan hệ của Viện 36
1.3.4. Đặc điểm nhân lực của Viện 37
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CS & CL PTNNT 40
2.1. Khuyến khích tài chính 40
2.1.1. Tiền lương 40
2.1.2. Tiền thưởng, phần thưởng 46
2.1.3. Phụ cấp 48
2.1.4. Phúc lợi và dịch vụ 50
2.2. Khuyến khích phi tài chính 51
2.2.1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 52
2.2.2. Công tác đánh giá thực hiện công việc 56
2.2.3. Công tác bố trí nhân lực 57
2.2.4. Môi trường làm việc 58
2.2.4.1. Quan hệ đồng nghiệp 58
2.2.4.2. Trang thiết bị nơi làm việc 59
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 60
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 60
1.1. Đội ngũ cán bộ 62
1.2. Cơ cấu tổ chức 62
1.3 Trụ sở và thiết bị và quan hệ hợp tác. 63
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN 65
2.1. Công tác phân tích công việc 65
2.1.1. Xây dựng bản mô tả công việc 65
2.1.2. Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 66
2.1.2. Đánh giá thực hiện công việc 67
2.2. Nâng cao hiệu quả các khuyến khích tài chính và phi tài chính 70
2.2.1. Nâng cao hiệu quả của khuyến khích tài chính 70
2.2.2. Nâng cao hiệu quả của khuyến khích phi tài 73
2.3. Củng cố và phát triển phòng tổ chức hành chính 76
KẾT LUẬN 78
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thôn.
Tổ chức diễn đàn thảo luận về các vấn đề chính sách để các cơ quan xây dựng chính sách và các đối tượng hưởng lợi tham gia ý kiến đóng góp.
Phối hợp thông tin, xuất bản kết quả nghiên cứu chính sách, chiến lược.
3) Trung tâm phát triển nông thôn
Trung tâm phát huy lợi thế quan trọng là bám sát địa bàn nghiên cứu tại địa phương, tiếp thu được sức sáng tạo và hiểu biết nhu cầu thiết thực của nông dân và các tác nhân nông thôn. Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nắm vững các phương pháp nghiên cứu xã hội, thể chế và hệ thống nông nghiệp. Trung tâm có 3 thế mạnh chính là : nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức tác nhân và quản lý chất lượng theo chuỗi ngành hàng; nghiên cứu và hỗ trợ xây dựng mô hình thể chế nông thôn; áp dụng cách tiếp cận huy động cộng đồng vào công tác phát triển nông thôn.
4) Cơ sở phía Nam
Các tỉnh miền Nam là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước. Cơ sở phía Nam là đơn vị đại diện cho Viện tại các tỉnh phía Nam, trụ sở của Viện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động như một phân Viện với chức năng nghiên cứu, thông tin và tư vấn.
Ngoài nhiệm vụ chung, Cơ sở phía Nam còn tập trung nghiên cứu các ngành hàng có lợi thế ở phía Nam như: lúa gạo, cà phê…Cán bộ ở đây thường xuyên bám sát địa bàn và thường nghiên cứu bằng mô hình thực tiễn.
Ngoài các đơn vị, bộ phận trực thuộc Viện do Bộ thành lập, Viện còn có các Hội đồng Tư vấn do Viện tổ chức như : Hội đồng Khoa học, Hội đồng Tư vấn Chính sách Chiến lược và các Hội đồng khác thuộc thẩm quyền tổ chức thành lập của Viện.
1.3.2. Đặc điểm sản phẩm
1) Thị trường ngành hàng
Việt Nam ngày nay đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông sản đóng vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều…Để giúp cho các nhà quản lý và người sản xuất kinh doanh ra các quyết định đúng đắn về tổ chức, sản xuất, đầu tư, phát triển thị trường, Viện đã cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ như sau:
Trước mắt
Báo cáo đánh giá thị trường hàng quý và tóm tắt, đánh giá diễn biến thị trường của các mặt hàng chính. Bản tin thị trường và ngành hàng được xuất bản hàng tháng, báo cáo và cung cấp thông tin giá cả, các bài viết chuyên đề, hướng dẫn thị trường. Báo cáo hồ sơ ngành hàng tổng quan ngành hàng từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ và phân tích các yếu tố tác động đến các ngành hàng. Báo cáo được xuất bản thành sách chuyên đề và được cập nhật theo thời gian.
Trang web thị trường và ngành hàng đưa thông tin thị trường và tin cập nhật trong ngày, thông tin cũng được gửi trực tiếp cho các thành viên có đăng ký. Chương trình thông tin thị trường nông sản đăng tải các bản tin về biến động giá cả và nhận xét ngắn gọn trên các bản tin đặc biệt trên đài truyền hình trung ương, đài truyền hình kỹ thuật số và một số đài địa phương.
Lâu dài
Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hàng được xây dựng dựa trên kết cấu của hồ sơ ngành hàng với các thông tin từ điều tra của Tổng cục Thống kê, các cơ quan chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu, điều tra cơ của Viện. Mô hình phân tích và dự báo thị trường được xây dựng để mô phỏng quan hệ cung cầu, phân tích tác động chính sách và dự báo biến động thị trường.
Xuất bản phẩm về thị trường và ngành hàng như Atlas, tờ gấp, sổ tay thông tin, sách chuyên đề được xuất bản để cung cấp cho độc giả thông tin dưới dạng bản đồ, số liệu… Các nghiên cứu chuyên đề được Viện tiến hành theo yêu cầu các đối tượng nhằm đánh giá tác động hội nhập, lợi thế so sánh các ngành hàng, nghiên cứu dự báo cung, dự báo cầu cho từng ngành hàng.
Hội nghị dự báo hàng năm: Viện sẽ tổ chức các hội nghị dự báo và phân tích thị trường các ngành hàng chính hàng năm để cung cấp thông tin rộng rãi cho các đối tượng liên quan.
2) Phát triển nông thôn
Phẩn lớn dân số và lao động Việt Nam sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông thôn, hỗ trợ nông dân đang là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phát triển hiện nay. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, các sản phẩm sau sẽ được Viện cung cấp:
Trước mắt
Nghiên cứu xây dựng mô hình thể chế ngành hàng liên kết giữa người sản xuất, chế biến, kinh doanh dọc theo ngành hàng nhằm tăng mức độ tham gia của nông dân, người nghèo vào chuỗi giá trị, nhờ đó tăng thu nhập và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức ngành nghề và doanh nghiệp nông thôn, giúp xây dựng các mô hình tổ chức ( hợp tác xã, hiệp hội…) nhằm nâng cao quy mô sản xuất, bổ sung dịch vụ công và tăng khả năng cạnh tranh ngành hàng…Hỗ trợ xây dựng mô hình chỉ dẫn địa lý và thương hiệu xuất xứ cho các mặt hàng đặc sản có giá trị đặc biệt của các địa phương.
Xây dựng mô hình phân tích chính sách phát triển nông thôn, mô phỏng kết cấu của các tổ chức ở nông thôn để dự đoán phản ứng, tác động của chính sách và biến động thị trường đến các tác nhân. Nghiên cứu chuyên đề về tổ chức, hệ thống canh tác, quy hoach nông thôn… nhằm đưa ra căn cứ khoa học cho các đề xuất chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn. Sản phẩm thông tin ( ấn phẩm, bản tin phát triển nông thôn, chương trình TV…) cung cấp các kết quả nghiên cứu nông thôn, tạo cơ chế trao đổi thông tin nhiều chiều, giúp cho người dân năm bắt chính sách và có ý kiến phản hồi đóng góp xây dựn chính sách.
Lâu dài
Hỗ trợ mô hình phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, sử dụng cách tiếp cận gây dựn tài nguyên cộng đồng và phát triển cộng đồng…để huy động nội lực và đưa người dân vào quá trình ra quyết định. Mạng lưới các trạm quan trắc nông thôn thu thập thông tin thường xuyên của các hộ nông dân đại diện để giám sát diễn biến về lao động, việc làm, dinh dưỡng, thu nhập…, đánh giá tác động của chính sách, thị trường và các biến động khác.
Diễn đàn điện tử về phát triển nông thôn: trình bày ý kiến, giới thiệu thông tin, trang bị kỹ năng và kiến thức cho các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát triển NN-NT. Diễn đàn sẽ tư vấn, trực tiếp trả lời người dân.
3) Chính sách chiến lựơc
Để làm tham mưu hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, cần phải trả lời các câu hỏi và cung cấp các thông tin cần thiết, cung cấp ý tưởng và phát hiện ra vấn đề từ thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách và chiến lược. Các sản phẩm sau đã và sẽ được cung cấp:
Trước mắt
Nghiên cứu chuyên đề để trả lời câu hỏi của các nhà lập chính sách, đề xuất các sáng kiến chính sách đưa lên từ địa phương, tổng kết kinh nghiệm chính sách NN-NT trong nước và quốc tế. Cơ sở dữ liệu chính sách cập nhật và phân loại chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn 10 năm qua để giúp người đọc tra cứu và sử dụng. Bản tin phát triển hội nhập: giới thiệu lý thuyết, bài học kinh nghiệm chính sách trong nước và nước ngoài, kết quả nghiên cứu và nội dung các chính sách mới.
Báo cáo phản biện và đánh giá chính sách: được tiến hành khách quan và độc lập để giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để so sánh, lựa chọn và điều chỉnh chính sách.
Lâu dài
Mô hình phân tích chính sách và mô hình kinh tế mô phỏng kết cấu và hoạt động của ngành, bao gồm các ngành hàng chính trên từng vùng sinh thái để phân tích tác động của chính sách trong ngành, chính sách vĩ mô hoặc chính sách thương mại hội nhập.
4) Quản lý tài nguyên và môi trường
Ngành nông nghiệp nông thôn đang quản lý và sử dụng phần lớn tài nguyên tự nhiên, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và cân bằng môi trường quốc gia, đến vệ sinh an toàn thực phẩm và tác động gián tiếp đến biến động về thiên tai. Để giúp công tác hoạch đinh chính sách trong lĩnh vực này, Viện đưa ra các sản phẩm sau:
Trước mắt
Nghiên cứu chuyên đề để cung cấp cơ sở khoa học xây dựng chính sách.
Lâu dài
Trang tin điện tử và diễn đàn chính sách về quản lý tài nguyên môi trường: tạo cơ chế trao đổi thông tin, đề đạt ý kiến trực tuyến giữa các đối tượng khác nhau và người lập chính sách. Mô hình phân tích tác động chính sách mô phỏng các phương án chính sách quản lý tài nguyên môi trường đối với các đối tượng khác nhau.
Đặc điểm về đối tác và các mối quan hệ của Viện
Viện có quan hệ chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Cục, Vụ trong Bộ, Chính phủ, các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp ngành hàng, tổ chức xã hội dân sự, các địa phương, tổ chức đoàn thể của Nông dân, tổ chức truyền thông đại chúng. Viện có quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học uy tín trong và ngoài nước như: Đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Nông nghiệp… ở Việt Nam, và một số trường đại học, cơ quan nghiên cứu có uy tín ở Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Úc.
Đến nay, Viện đã duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác: Pháp, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Úc, Tây Ban Nha, Bỉ,….và các tổ chức khác như Ford Foundation, GRET, ADB….Sự hợp tác này đã góp phần tích cực để duy trì hoạt động của nhóm chuyên gia ngành hàng, nhóm chuyên gia phát triển nông thôn, và hỗ trợ đầu tư thiết bị nghiên cứu KHCN, tập huấn hội thảo và thực hiện một số nghiên cứu nhỏ nhằm chuẩn bị cơ sở khoa học trả lời một số vấn đề về quản lý ngành.
Các đơn vị đẩy mạnh hoạt động phối hợp nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHCN: Phối hợp với Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp triển khai một số hoạt động nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ, rà soát chính sách lâm nghiệp, và tác động của hội nhập đến sinh kế và quản lý rừng bền vững; phối hợp nghiên cứu KHCN với các địa phương Nam Định, TP Hồ Chí Minh nghiên cứu, tư vấn về phát triển nông thôn và phát triển các tổ chức của nông dân, các hình thức liên kết sản xuất- chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân.
Viện chủ động ký thỏa thuận với Trường đại học Nông nghiệp 1 hợp tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ và xây dựng nhóm chuyên gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa hai bên. Đồng thời, Viện đã mời và ký hợp đồng với 1chuyên gia của tổ chức GTZ ( Thời hạn 2 năm) để hỗ trợ kỹ năng nghiên cứu về ngành hàng và sử dụng thiết bị GIS.
1.3.4. Đặc điểm nhân lực của Viện
Là đơn vị hành chính sự nghiệp, Viện thực hiện tuyển dụng cán bộ nhân viên trong cơ quan theo chỉ tiêu biên chế Nhà nước giao, số lượng chỉ tiêu này được quy định phụ thuộc vào số lượng cán bộ về hưu, thuyên chuyển hay khối lượng công việc được giao hàng năm, bên cạnh đó Viện cũng ký hợp đồng với các cá nhân khác để đáp ứng nhu cầu công việc của Viện. Tình hình nhân sự của Viện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Tình hình nhân lực của Viện qua các năm
STT
Hạng mục
2006
2007
2008
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
I
Tổng số
97
100
125
100
137
100
1.1
Biên chế
59
60,8
62
49.6
72
52,6
1.2
Hợp đồng
38
39,2
63
50,4
65
47,4
II
Trình độ
97
100
125
100
137
100
1.1
GS.PGS
2
2,1
2
1,6
2
1,5
1.2
Tiến sỹ
9
9,3
8
6,4
9
6,5
1.3
Thạc sỹ
23
23,7
27
21,6
29
21,2
1.4
Đại học
58
59,8
84
67,2
93
67.9
1.5
Trung cấp
5
5,1
4
3,2
4
2.9
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính- Ipsard)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số nhân lực của Viện tăng lên hàng năm nhân lực tăng lên là do nhu cầu trẻ hóa cán bộ nhờ đó đội ngũ cán bộ trẻ kế cận đang tiếp tục được bổ xung, năm 2007 tăng 28 người so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 28,9%, năm 2008 tăng 12 người so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 9,6% như vậy tốc độ tăng nhân lực năm 2007 tăng mạnh hơn năm 2008. Số người trong diện hợp đồng chiếm khá lớn năm 2006 chiếm 39,2% tổng số, năm 2007 chiếm 50,4% tổng số lớn hơn số người đã vào biên chế, năm 2008 chiếm 47,4% tổng số. Số người trong hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn sẽ giúp kiết kiệm ngân sách chi trả lương. Xét về mặt bằng chung thì thì đội ngũ cán bộ của Viện có trình độ khá cao và ngày càng tăng lên. Trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50% tổng số. Tỷ lệ người có trình độ Thạc sỹ giảm nhưng số lượng vẫn tăng qua các năm. Tỷ lệ và số lượng người có trình độ GS.PGS, Tiến sỹ và Trung cấp đều giảm. Vì vậy mà Viện coi trọng và tăng cường cử cán bộ đi đào tạo Tiến sỹ và Thạc sỹ.
Bảng 2: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ viên chức trong Viện (Số liệu năm 2008)
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tinh
Tổng số
Độ tuổi
<30
30- 45
>45
1
Tổng số
Người
137
48
47
42
Cơ cấu
%
100
35
34,3
30,7
2
Biên chế
Người
72
9
21
42
Cơ cấu
%
100
12,5
29,2
58,3
3
Hợp đồng
Người
65
39
26
0
Cơ cấu
%
100
60,0
40,0
0.0
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính- Ipsard)
Cán bộ nghiên cứu của Viện ở các nhóm tuổi như trên có tỷ lệ tương đương nhau. Cán bộ biên chế có độ tuổi (30- 45), (> 45) chiếm tỷ lệ cao, những người trong độ tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong công việc, khả năng tư duy và trình độ đã được khẳng định nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu vì vậy mà Viện có một đội ngũ cán bộ hết sức tin cậy, có thể đảm nhận được nhiệm vụ của Viện đề ra. Cán bộ hợp đồng trẻ (<30 tuổi) chiếm tỷ lệ lớn điều đó cho thấy nguồn nhân lực của Viện đang được trẻ hóa.Vì người lao động trẻ có kiến thức mới, năng động nhạy bén sẽ là những người giúp việc đắc lực cho cán bộ nghiên cứu thâm niên của Viện để tiến độ nghiên cứu đạt và vượt kế hoạch và đây cũng là lực lượng cán bộ kế cận trong tương lai của Viện.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN CS & CL PTNNT
2.1. Khuyến khích tài chính
Tiền lương
Tiền lương Viện trả cho cán bộ nghiên cứu theo chế độ thang bảng lương của Nhà nước.
Lcb = Tlmin x (HSLnn + HSPCVC+HSPCTN+HSPCTNVK)
Lcb: lương cơ bản
Tlmin: tiền lương tối thiểu
HSLnn: hệ số lương nhà nước quy định
HSPCVC: hệ số phụ cấp chức vụ
HSPCTN: hệ số phụ cấp thâm niên
HSPCTNVK:hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung
Cách tính lương của Viện được thể hiện trong bảng lương của Bộ môn chiến lược và chính sách.
Ví dụ tính lương cho Trưởng Bộ môn chính sách và chiến lược:
Lcb = 540.000 x ( 3,66+ 0,6) = 2.300.400
Ltl = 2.300.400 - 2.300.400 x 0,06 = 2.162.376
Bảng3: bảng thanh toán tiền lương tháng 03/2009 của
Bộ môn chiến lược và chính sách
(Đơn vị: đồng)
STT
Họ và tên
Cấp bậc chức vụ
Mã số ngạch lương
Lương hệ số
Thành tiền
Các khoản trừ
vào lương
Tổng số tiền
thực lĩnh
HSL
HSPCCV
HSPC khác
Cộng hệ số
TN
TNVK
BHXH
BHYT (6%)
khác
1
Phạm Bảo Dương
T.Bộ môn
13092
3,66
0,6
4,260
2.300.400
138.024
2.162.376
2
Phùng Giang Hải
P.T.Bộ môn
13092
3,33
0,4
3,730
2.014.200
120.852
1.893.348
3
Đỗ Thị Dinh
NCV
13092
2,67
2,670
1.441.800
86.508
1.355.292
4
Nguyễn Trọng Khương
NCV
13092
3,33
3,330
1.798.200
107.892
1.690.308
5
Hoàng Minh
NCV
13092
4,65
4,650
2.511.000
150.660
2.360.340
6
Phùng Văn Chấn
NCV
13092
4,98
4,980
2.689.200
162.352
2.527.848
7
Phạm Thị Hồng Vân
NCVC
13091
4.74
4.740
2.559.600
153.576
2.406.024
8
Đinh Hữu Hoàng
NCV
13092
3,33
0,60
3,930
2.122.200
127.332
1.994.868
9
Nguyễn Văn Trà
NCV
13092
4,32
4,320
2.332.800
139.968
2.192.832
10
Phạm Thiên Hương
NCV
13092
11
Nguyễn Đình Chính
NCV
13092
4,65
0,60
5,250
2.835.000
170.100
2.664.900
(nguồn: Phòng tài chính- Ipsard)
Để thấy rõ được tình hình trả lương của Viện ta nghiên cứu qua bảng lương của Bộ môn chiến lược và chính sách. Lương trả cho cán bộ nghiên cứu được trả theo thâm niên làm việc chứ không dựa vào năng lực, trình độ, khả năng thực hiện công việc và mức độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhận. Lương cơ bản của trưởng phòng có hệ số lương bao gồm cả phụ cấp là 4,260 là người phải chịu trách nhiệm cao lại thấp hơn lương cơ bản của nhân viên dưới quyền của mình với hệ số lương 4,98. Không những vậy lương của nghiên cứu viên chính là người có khả năng, trình độ hơn so với các nghiên cứu viên khác nhưng điều đó lại không được thể hiện trên bảng lương. Vì vậy bảng lương đã không thể hiện được vị trí và tầm quan trọng của mỗi cán bộ nghiên cứu trong cơ quan.
Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi 30 cán bộ nghiên cứu trong Viện ta thấy được mức độ thỏa mãn của họ với công tác tạo động lực của Viện.
Bảng4: Mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với thu nhập từ
lương cơ bản
Mức độ
Tỷ lệ (%)
Hài lòng
16,7
Bình thường
56,7
Không hài lòng
26,6
Qua bảng trên ta thấy có 16,7% cán bộ cảm thấy hài lòng với thu nhập từ lương cơ bản, 56,7% cán bộ cảm thấy bình thường và 26,6% cán bộ cảm thấy không hài lòng. Như vậy mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với thu nhập từ lương cơ bản quá thấp. Một số nhân viên nghiên cứu mức lương cơ bản chỉ có hơn 1 triệu rưỡi mà với tình hình giá cả leo thang hiện nay mức lương đó không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho họ.
Phỏng vấn một số cán bộ cho biết chi tiêu hàng ngày để đáp ứng nhu cầu sinh lý cao hơn mức lương mà họ nhận được. Vì vậy lương cơ bản không phải là nguồn thu nhập chính của cán bộ nghiên cứu trong Viện.
Bảng 5: bảng lương bình quân tháng theo cấp bậc chức vụ
(Đơn vị: đồng)
STT
Cấp bậc chức vụ
Tổng số tiền được nhận
1
Viện trưởng, P.viện trưởng
3.478.752
2
Trưởng bộ môn, Phó trưởng bộ môn, NCVC, GĐTT, P.GĐTT
2.316.686
3
Nghiên cứu viên, Kỹ thuật viên
2.112.341
4
Tạp vụ, lái xe
1.623.279
(nguồn: phòng tài chính- Ipsard)
Qua tổng hợp tính toán số liệu thang bảng lương từ phòng tổ chức hành chính ta thấy mức lương bình quân của cán bộ trong Viện khoảng hơn 2 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này rất thấp so với năng lực, trình độ của cán bộ nghiên cứu trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng tăng.
Qua bảng lương bình quân của cán bộ Viện ta thấy: lương của cán bộ Viện chưa cao vì đây là một Viện nghiên cứu kinh phí chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, phương thức trả lương thực hiện theo quy chế thang bảng lương nhà nước quy định. Viện trưởng, Phó viện trưởng là người đứng đầu Viện do nhà nước bổ nhiệm, là người lãnh đạo Viện vậy mà hệ số phụ cấp chức vụ chỉ có 1,00 và 0,80, mức lương bình quân là 3.478.752 đồng chưa tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm của những người lãnh đạo Viện. Mức lương của những người lãnh trong các phòng, các trung tâm, các bộ môn nghiên cứu với hệ số phụ cấp là 0,40 và 0,60 và mức lương bình quân từ 2.112.341 đồng đến 2.316.686 đồng. Nghiên cứu viên, kỹ thuật viên là những người trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu các đề tài dự án có mức lương bình quân hơn 2.000.000 đồng. Sự chênh lệch tiền lương giữa ban lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu trong Viện không được thể hiện rõ điều đó không thấy được mức độ khác nhau về nhiệm vụ, trách nhiệm, mức độ phức tạp công việc của mỗi cán bộ trong Viện.
Ngoài thu nhập từ lương cơ bản cán bộ nghiên cứu khoa học còn có thu nhập từ các hoạt động sự nghiệp bao gồm:
Các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
Các hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghiên cứu chuyên đề, hội thảo, tập huấn khoa học…
Tham gia các dịch vụ chuyển giao công nghệ, tư vấn chiến lược chính sách
Các đề tài dự án khác mà Viện đấu thầu
Các dịch vụ tư vấn của tổ chức và cá nhân do Viện cử đi.
……
Cán bộ nghiên cứu sẽ được Viện giao khoán để thực hiện đề tài đó theo nhóm nghiên cứu, bộ môn nghiên cứu thực hiện hay các trung tâm và cơ sở phía nam thực hiên, tùy theo từng đề tài mà quy định số lượng thành viên nghiên cứu trong nhóm. Chủ đề tài đảm nhận đề tài và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu thực hiện. Khoản kinh phí để thực hiện đề tài do chủ đề tài chịu trách nhiệm quản lý và chịu trách nhiệm chi cho quá trình thực hiện đề tài.
Sau khi trang trải toàn bộ chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế (nếu có) theo quy định của Nhà nước, nếu số chênh lệch thu lớn hơn chi, Viện tiến hành trích lập các quỹ và quyết định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ trong Viện, căn cứ vào hiệu suất công tác của mỗi cá nhân, kết qủa công tác được bình xét và phân loại lao động theo 4 mức: A, B, C, D.
Viện trưởng quyết định trích từ phần kinh phí chênh lệch thu lớn hơn chi để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ nghiên cứu.
50% chi theo hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng.
50% chi theo hệ số phân loại A, B, C.
+ Loại lao động A: hệ số = 1,0
+ Loại lao động B: hệ số = 0,7
+ Loại lao động C: hệ số = 0,4
+ Loại lao động D: không được hưởng
Thu nhập tăng thêm được thực hiện sau khi phân loại hiệu quả lao động, Viện trưởng phê duyệt thanh toán cho từng người hàng tháng.
Bảng 6: so sánh lương cơ bản với thu nhập ngoài lương
Mức độ
Tỷ lệ
Cao hơn lương cơ bản
10%
Bằng lương cơ bản
33,3%
Thấp hơn lương cơ bản
56,7%
Có 10% cán bộ nghiên cứu cho rằng mức thu nhập ngoài lương cao hơn lương cơ bản, 33% cho rằng bằng lương cơ bản và 56,7% thấp hơn lương cơ bản. Như vậy tỷ lệ số cán bộ nghiên cứu có mức thu nhập ngoài lương cao hơn mức lương cơ bản là rất thấp chỉ có 10%. Vì thu nhập từ các đề tài, dự án trúng thầu được là do khả năng của họ tự tìm kiếm, tự khai thác được. Vì vậy người nào tìm được nhiều đề tài, dự án hơn thì người đó sẽ có thu nhập ngoài lương cao hơn. Như vậy thu nhập ngoài lương cao là dựa vào khả năng linh hoạt và năng lực chuyên môn của cán bộ nghiên cứu.
Bảng 7: mức độ tương xứng thu nhập từ các đề tài, dự án với sự đóng góp và khả năng của cán bộ nghiên cứu.
Mức độ
Tỷ lệ (%)
Tương xứng
16,7
Thấp
56,7
Rất thấp
26,6
Ta thấy mức độ tương xứng thu nhập từ các đề tài, dự án với sự đóng góp và khả năng của cán bộ nghiên cứu là chưa tương xứng, mức độ tương xứng rất thấp 56,7%. Như vậy sẽ làm giảm động lực làm việc hết mình của cán bộ nghiên cứu. Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, các cán bộ nghiên cứu đều có mong muốn lớn nhất là Viện quan tâm tới chính sách thu nhập để cải thiện đời sống của cán bộ nghiên cứu ngày một tốt hơn.
Công tác bình xét để phân loại lao động của Viện không dựa trên những tiêu chí rõ ràng mà do các cá nhân tự ngầm hiểu với nhau. Do đó, sự phân chia thu nhập ngoài lương của cán bộ nghiên cứu không dựa trên những căn cứ, quy định rõ ràng, cho nên việc thu nhập từ việc nghiên cứu sẽ không được tương xứng với nỗ lực làm việc của người nghiên cứu. Điều này ảnh hưởng đến động lực làm việc của các cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện.
Tiền thưởng, phần thưởng
Viện không sử dụng tiền thưởng vì quỹ thưởng hạn hẹp. Quỹ khen thưởng của Viện được trích từ khoản tiết kiệm được sau khi thực hiện xong các đề tài, dự án. Viện chủ yếu thực hiện khuyến khích bằng phần thưởng là các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Các danh hiệu thi đua:
+ Các danh hiệu thi đua cá nhân:
Lao động tiên tiến
Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
Chiến sỹ thi đua cấp Bộ
Chiến sỹ thi đua toàn quốc
Anh hùng lao động
+ Các danh hiệu thi đua tập thể:
Tập thể lao động tiên tiến
Tập thể lao động xuất sắc
Đơn vị quyết thắng
Tập thể được tặng cờ thi đua của Bộ
Tập thể được tặng cờ thi đua của Chính Phủ
Các hình thức khen thưởng:
+ Các hình thức khen thưởng đối với cá nhân:
Các loại huân chương, huy chương, kỷ niệm chương
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Bằng khen của Bộ trưởng
Giấy khen của Viện trưởng
+ Các hình thức khen thưởng đối với tập thể:
Huân chương, huy chương các loại
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Bằng khen của Bộ trưởng
Giấy khen của Viện
Khen thưởng cá nhân và tập thể được tổ chức bình xét mỗi năm một lần vào cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể. Như vậy thời điểm diễn ra thành tích được khen thưởng và công nhận thành tích cách nhau quá xa vì vậy các phần thưởng đó sẽ có ít tác dụng thúc đẩy hành vi tốt của người lao động, nó không tạo được động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu. Phần thưởng là các bằng khen, giấy khen cho các danh hiệu: anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến…và đi kèm với các phần thưởng đó là một khoản tiền song nó chỉ mang tính hình thức chứ nó không có tác dụng tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu của Viện. Phỏng vấn một số cán bộ của Viện cho rằng: số tiền họ được thưởng không đủ để họ khao đồng nghiệp. Nhưng khi cán bộ trong Viện khi có được các danh hiệu như trên họ rất vinh dự, điều đó thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định mình của cán bộ nghiên cứu theo học thuyết nhu cầu của Maslow. Họ được tín nhiệm hơn và Viện sẽ ưu tiên họ hơn khi họ tham gia đảm nhận nghiên cứu các đề tài, dự án.
Bảng 8: Mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu đối với tiền thưởng và phần thưởng
Mức độ
Tỷ lệ (%)
Hài lòng
23,4
Không hài lòng
76,7
Theo khảo sát chỉ có 23,4% cán bộ nghiên cứu hài lòng, có tới 76,7% cán bộ nghiên cứu không hài lòng với tiền thưởng và phần thưởng của Viện. Do đó chính sách khuyến khích này của Viện đã không thu hút được sự quan tâm của cán bộ nghiên cứu. Các phần thưởng chưa thực sự cuốn hút được cán bộ nghiên cứu để họ có thể phấn đấu làm việc nỗ lực hết mình nhằm đạt được thành tích.
2.1.3. Phụ cấp
Nhìn chung công tác tạo động lực thông qua phụ cấp Viện thực hiện khá đầy đủ. Các khoản phụ cấp của Viện: công tác phí cho những cán bộ đi công tác ngoại tỉnh, đi thực tế ở cơ sở, phụ cấp chi trả hội nghị….
Phụ cấp công tác phí:
Cán bộ nghiên cứu đi công tác trong phạm vi thành phố Hà Nội, quãng đường từ 20km trở lên và thời gian công tác từ một ngày trở lên, mức phụ cấp là: 50.000đồng/ngày/người.
Cán bộ nghiên cứu đi công tác các tỉnh đồng bằng và trung du, mức phụ cấp là: 70.000đồng/ngày/người.
Cán bộ nghiên cứu đi công tác tại vùng núi, hải đảo, vùng sâu, mức phụ cấp là: 100.000đồng/ngày/n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111183.doc