MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHÂN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 3
1.1. Các khái niệm cơ bản. 3
1.1.1. Động lực. 3
1.1.2. Nhu cầu. 4
1.1.3. Lợi ích. 5
1.1.4. Sự thoả tmãn. 5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. 5
1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường 6
1.2.2. Các yếu tố thuộc bản thân người lao động 7
1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động 8
1.3.1. Học thuyết nhu cầu Maslow 8
1.3.2. Học thuyết kỳ vọng Vroom 9
1.3.3. Học thuyết hai yếu tố của Herz Berg 10
1.4. Phương hướng tạo động lực trong lao động 11
1.4.1. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng cá nhân và tổ chức 11
1.4.2. Tạo mọi điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi 12
1.4.3. Kích thích vật chất 12
1.4.3.2. Các chế độ phúc lợi: 13
1.4.4. Kích thích tinh thần: 14
1.5. Tác động của hoạt động tạo động lực đến kết quả sản xuất kinh doanh: 14
1.6. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động. 15
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN BÁN HÀNG XĂNG DẦU TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ XĂNG DẦU VÀ CƠ KHÍ –XĂNG DẦU KHU VỰC I 16
I. Tổng quan về Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí 16
1. Quá trình hình thành và phát triển 16
2. Chức năng nhiệm vụ. 16
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức. 18
4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 22
5. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình bán hàng 23
6. Đặc điểm về lao động theo trình độ học vấn. 25
6.1 Đặc điểm về lao động theo cơ cấu độ tuổi lao động 27
6.2. Đặc điểm về cơ cấu lao động theo giới tính 28
7.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 29
II. Đánh giá thực trạng tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí - Công ty Xăng dầu khu vựcI 30
1. Đánh giá thực trạng tạo động lực trong lao động đối với nhân viên bán hàng xăng dầu thông qua việc tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi 30
1.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cho nhân viên bán hàng. 30
1.2. Thực trạng về hoạt động phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc tại Xí nghiệp 32
1.2.1. Thực trạng về phân tích công việc tại Xí nghiệp xăng dầu và cơ khí. 32
1.2.2.Đánh giá thực hiện công việc. 33
1.3. Đánh giá thực trạng tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi. 35
2. Đánh giá thực trạng tạo động lực thông qua các hình thức kích thích về vật chất. 37
2.1 Tiền lương ,tiền thưởng 37
2.1.1. Tiền lương 37
2.1.2.Tiền thưởng 41
2.2. Các khoản phúc lợi khác. 41
3. Đánh giá thực trạng tạo động lực tại Xí nghiệp thông qua các hình thức kích thích tinh thần. 42
3.1.Công tác thuyên chuyển và đề bạt. 42
3.2. Công tác công đoàn và đoàn thể. 43
3.3. Quan hệ lao động, bầu không khí chung. 43
PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG XĂNG DẦU TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ XĂNG DẦU VÀ CƠ KHÍ. 45
I. Phương hướng hoạt động của Xí nghiệp trong năm 2008 45
II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp 46
1. Hoàn thiện công tác đào tạo. 46
2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc. 47
3. Nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc. 48
4. Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động. 49
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
DANH MỤC TRÍCH DẪN 56
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp xăng dầu dịch vụ và cơ khí – Công ty xăng dầu khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goại thành Hà Nội.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc Xí nghiệp trong tổ chức thưự hiện các công tác liên quan đến nhân sự của Xí nghiệp
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê, kế toán, thống tin kinh tế, kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước tại đơn vị.
- Phòng quản lý kỹ thuật: Quản lý, chỉ đạp, điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực kỹ thuật, vật tư đảm bảo phục vụ tốt hoạt động tổ chức kinh doanh các mặt hàng phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí, sửa chữa trang thiết bị, tài sản.
- Cửa hàng dịch vụ tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội bộ công ty và ngoài xã hội. Ngoài ra, cửa hàng còn tổ chức kinh doanh các mặt hàng cơ khí, các thiết bị chuyên dùng xăng dầu, dịch vụ rửa xe, trông giữ xe ô tô.
- Xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công, cơ khí các sản phẩm dùng xăng dầu, lắp đặt công nghệ, kho bể, cửa hàng xăng dầu phục vụ công tác xuất, nhập, bán lẻ xăng dầu của các đơn vị trong nội bộ Công ty và nhu cầu xã hội .
Hệ thống cửa hàng xăng dầu của Xí nghiệp
TT
Tên cửa hàng
Địa chỉ
SĐT
Cửa hàng số 77
Quốc lộ 181 ,Phú Thị, Gia Lâm,Hà Nội
8.765997
Cửa hàng số 78
Số 23 phố Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
8.750730
Cửa hàng số 79
Km3 QL5,Phúc Đồng, LongBiên, Hà Nội
8.276561
Cửa hàng số 80
Km10 QL5, Dương Xá,Gia Lâm, Hà Nội
8.276394
Cửa hàng số 81
Km2 QL121, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội
9.346323
Cửa hàng số 82
Đa Tốn, Đông Anh, Hà Nội
8.740407
Cửa hàng số 83
Km7, Quốc lộ 5,Trâu Quỳ,Gia Lâm, Hà Nội
8.276294
Cửa hàng số 84
Km0 QL5,Gia Thuỵ, Long Biên, Hà Nội
8.271348
Cửa hàng số 85
549 NguyễnVăn Cừ, Long Biên, Hà Nội
8.272462
Cửa hàng số 86
Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
6.557013
Cửa hàng số 87
YênViên, Gia Lâm, Hà Nội
8.272461
Cửa hàng số 88
Dốc Lã, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
8.272782
Cửa hàng số 89
Km 6=500,QL5 Gia Lâm, Hà Nội
8.276501
Cửa hàng số 90
Đông Hội,Đông Anh, Hà Nội
8.832306
Cửa hàng số 91
Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
8.810268
Cửa hàng số 92
TT Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội
8.832522
Cửa hàng số 93
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
8.835119
Cửa hàng số 94
Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội
5.962085
Cửa hàng số 95
Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội
8.840938
Cửa hàng số 96
Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội
8.843276
Cửa hàng số 97
Tân Minh,Sóc Sơn, Hà Nội
8.843508
Cửa hàng số 98
Khu D,TT Sóc Sơn, Hà Nội
8.852431
Cửa hàng số 99
Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
6.770894
Cửa hàng số 100
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
6.762532
4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
- Ngoại thương,cung ứng vật tư xăng dầu mỡ, sản phẩm hoá dầu, các phương tiện chứa đựng và vật tư thiết bị kỹ thuật chuyên dùng ngành xăng dầu.
- Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ: giải khát, bảo dưỡng, sửa chữa xe, rửa xe.
Bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi các loại vật tư, hàng hoá, thiết bị cơ khí, thiết bị đo lường, vật liệt xây dựng (sắt, thép, xi măng …), các hàng hoá khác phục vụ cho ngành xây dựng và các ngành khác.
- Mặt hàng khí hoá lỏng, thiết bị vật tư phục vụ ngành gas.
- Xây lắp,tu sửa, bảo quản các công trình xăng dầu, sản phẩm hoá dầu và các công trình dân dụng
- Dịch vụ kỹ thuật xăng dầu, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm, cột bơm nhiên liệu, các thiết bị xăng dầu,thiết bị sửa dụng gas, các thiết bị đo lường, kiểm định dung tích thiết bị tồn chứa xăng dầu và các thiết bị nhiên liệu khác.
- Mua bán: Thiết bị văn phòng (máy in,máy photocopy, két sắt, thiết bị ngành in), thiết bị tin học, điện tử, bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật.
- Mua bán:Đồ uống có cồn (rượu, bia …), đồ giải khát (nước ngọt, sinh tố, cà phê, …), thuốc lá,thuốc lào và các sản phẩm từ thuốc lá.
- Đại lý bảo hiểm
- Vận tải hàng hoá (trừ vận tải xăng dầu bằng ôtô, xitéc).
- Dịch vụ thể thao (cho thuê sân tennis, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông).
- Cho thuê cửa hàng, kho, bến bãi, văn phòng, hội trường, địa điểm quảng cáo).
5. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình bán hàng
* Các đặc điểm về sản phẩm:
Các sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là xăng, dầu mỡ nhờn và gas. Những sản phẩm này có chung các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: đây là những sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động như hiện nay, giá dầu thô trên thế giới liên tục diễn biến phức tạp kéo theo giá xăng dầu trong nước cũng chịu ảnh hưởng to lớn. Không ít doanh nghiệp đã lợi dụng tình hình để đầu cơ nhằm thu lợi bất chính. Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và cơ khí ngoài chức năng sản xuất kinh doanh còn có chức năng chính trị góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước, bảo vệ người tiêu dụng, tránh tình trạng hỗn loại gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Nhất là trong tình hình hiện nay khi vào ngày 01/05/2007 Nhà nước chính thức ban hành quy định các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự định giá bán lẻ dựa trên việc tự hạch toán chi phí và đảm bảo có lợi nhuận phù hợp. Việc trao quyền định giá cho các doanh nghiệp tăng cường tính chủ động trong kinh doanh, tăng lợi nhuận, giảm những chi phí không cần thiết.
Thứ hai, các sản phẩm trên có đặc điểm rất dễ cháy nổ. Khi xảy ra cháy nổ thì những hậu quả để lại sẽ rất khôn lường vì vậy công nhân Xí nghiệp ngoài việc chấp hành nội quy vệ sinh an toàn lao động còn phải có ý thức chấp hành nội quy phòng chống cháy nổ , bảo vệ tài sản cũng như tính mạng của chính mình, kiên quyết không để xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc do bất cẩn hoặc sự vô ý thức của người thi hành nhiệm vụ.
Quy trình bán háng.
1.Ba bước của quy trình bán hàng
Bước 1: Chuẩn bị ca bán hàng
- Nhân viên bán hàng có mặt trước giờ giao ca 5 - 10 phút để chuẩn bị nhận giao ca, chuẩn bị tâm lý tốt trước khi bán hàng, trang phục bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cá nhân (giáy, dép, mũ, bảng tên) ngay ngắn gọn, gọn gàng.
- Chuẩn bị tiền lẻ, hoá đơn.
- Kiểm tra cột bơm, máy móc, thiết bị nguồn điện, phương tiện phòng chống cháy nổ, bảng hiệu của cửa hàng, sắp xếp vệ sinh nơi làm việc.
- Khởi động cột bơm (với ca đầu ngày tại cửa hàng xăng dầu không bán ca 3
- Kiểm tra sổ giao ca, số đồng hồ cột bơm và số lượng thực tế của hàng hoá.
Bước 2: Bán hàng
- Quan sát, hướng dẫn khách hàng đến vị trí mua hàng
- Chào hỏi và tư vấn nhu cầu cho khách hàng
- Thực hiện các thao tác bơm xăng dầu theo đúng quy trình.
- Nhận tiền và trả lại tiền thừa, cảm ơn khách hàng, viết hoá đơn nếu khách hàng yêu cầu, giải thích thắc mắc cho khách hàng (nếu có).
Bước 3: Kết thúc ca bán hàng
- Chốt sổ đồng hồ, kiểm tra tiền, hoá đơn bán hàng, kiểm tra hàng hoá.
- Ghi số liệu vào sổ giao ca, bàn giao tiền hoặc niêm phong vào két, ký sổ bàn giao.
2- Giao nhận ca bán hàng
a.Người giao ca: Xác định số lượng thực tế hàng bán ra trong ca, số tiền thu về, công nợ (nếu có), cụ thể:
- Chốt số đồng hồ trên cột bơm trừ đi số đồng hồ trước khi nhận ca, các mặt hàng khác cân đo, đong đếm thực tế, cập nhật vào sổ giao ca.
- Kiểm kê thực tế quỹ tiền mặt, phiếu lưu động tại quầy, két…, lập bảng kê tiền, báo cáo bán hàng, cân đối xác định lượng hàng tồn, thừa thiếu, mất mát.
- Giao nhận tiền theo đúng quy định.
b.Người nhận ca: Phải có mặt trước giờ giao ca 5 - 10 phút, cùng người giao ca kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho thực tế, tiếp nhận và thực hiện công tác bán hàng.
6. Đặc điểm về lao động theo trình độ học vấn.
STT
Lao động/trình độ đào tạo
2005
2006
2007
Tỷ lệ 2005
Tỷ lệ 2006
Tỷ lệ
% 2007
Ghi chú
1
Lao động quản lý
32
34
37
9,78%
9,19%
10,7%
Trình độ đại học
30
32
36
9%
9,15%
10,4%
Trình độ trung cấp
2
2
1
6,78%
0,4
0,3%
Trình độ sơ cấp, CNKT
2.
Lao động nghiệp vụ chuyên môn
30
32
41
9,17%
9,3%
11,8%
Trình độ đại học
29
31
40
8,8%
9,01%
11,50%
Trình độ trung cấp
1
1
1
0,37%
0,29%
0,24%
Trình độ sơ cấp, CNKT
3.
Lao động phục vụ
20
20
17
6,11%
4,94%
5,2%
Trình độ đại học
2
3
4
0,6%
0,87%
1,2%
Trình độ trung cấp
15
11
12
4,5%
3,2%
3,5%
Trình độ sơ cấp, CNKT
3
3
2
1,01%
0,87
0,5%
4.
Công nhân trực tiếp sản xuất
245
261
250
74,14%
75,8%
72,3%
Trình độ đại học
25
27
30
7,67%
7,8%
8,67%
Trình độ trung cấp
47
42
39
14,43%
12,2%
12,3%
Trình độ sơ cấp, CNKT
173
192
181
52,84%
55,8
51,3
5.
Tổng số lao động
327
344
346
Trình độ đại học
86
93
110
26,2%
27%
31,8%
Trìn độ trung cấp
65
56
53
19,87%
16,2%
15/3%
Trình độ sơ cấp, CNKT
176
195
183
53,93%
56,8%
52,9%
Bảng 0.1 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn(thống kê qua các năm được lấy từ báo cáo tổng kết các năm 2005-2007)
Qua bảng số liệu trên cho thấy về tổng số lao động thông qua hàng năm có sự thay đổi nhưng không nhiều và biến động lớn .Trình độ đại học được tăng lên qua hàng năm .Năm 2005 tổng số lao động có trình độ đại học là 86 người chiếm 26,2% trên tổng số lao động nhưng tới năm 2006 số lao động đại học được tăng lên 93 người chiếm 27% trên tổng số lao động và năm 2007 tổng số lao động có trình độ đại học tăng lên là 110 người tăng so với năm 2006 là 17 người tăng tương đối là 4,8% .Điều này cho thấy Xí nghiệp có một đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành có chất lượng tương đối tốt
Trình độ trung cấp cũng giảm dần qua các năm .Năm 2005 trình độ trung cấp chiếm 19,87% nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 15,3 % trên tổng số lao động ,với số lao động giảm tuyệt đối là 12 lao động qua đó chúng ta thấy trình độ chuyên môn có trình độ trung cấp cũng được nâng lên rõ rệt.Qua số liệu trên cho thấy Xí nghiệp đã quan tâm tới công tác đào tạo và có chất lượng nhân sự đầu vào có trình độ tốt.
Trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật cũng giảm qua hàng năm nhưng số lượng không đáng kể .
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao đã qua đào tạo của Xí nghiệp chiếm 100% điều này cho thấy Xí nghiệp đang sử dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng khá cao, đây cũng là một lợi thế của Xí nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian tới để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra thì Xí nghiệp cần có những chính sách như : Tăng lương tương xứng với thực hiện công việc ; tiền thưởng xứng đáng kịp thời và công khai…nhằm gìn giữ những lao động giỏi ,những lao động có chuyên môn cao, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
6.1 Đặc điểm về lao động theo cơ cấu độ tuổi lao động
Bảng số 02 cơ cấu lao động theo tuổi
Năm,
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
20 - 30
130
40%
140
40,6%
135
39%
30-40
95
29%
102
29,65%
100
34,6%
40– 50
60
18%
70
20,3%
72
20,8%
50-60
42
13%
32
9,45%
39
5,6%
Tổng
327
100
344
100
346
100
(Số liệu trên lấy thông qua báo cáo tổng kết cuối năm của Xí nghiệp từ năm 2005-2007 của phòng tổ chức hành chính ).
Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao, qua các năm từ năm 2005 đến 2007 lực lượng lao động trẻ chiếm trên dưới 40% so với tổng số lao động đây cũng là một lợi thế cho Xí nghiệp vì lao động trẻ thì có tính năng động ,có tính đột phá ,tính sáng tạo và tư duy cao, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên thì lao động trẻ cũng có những hạn chế nhất định như: có tư tưởng không ổn định, hay có ý định thay đổi công việc,và có tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Chính vì lẽ đó Xí nghiệp cần có những biện pháp tạo động lực thích hợp để người lao động yên tâm làm việc ổn định tại Xí nghiệp như tạo cho họ một định hướng công việc ổn định, có thu nhập tương xứng với công việc được giao ,và cũng cần cho họ hiểu rằng họ đang làm việc cho chính họ và họ có một vai trò xác định trong Xí nghiệp.
6.2. Đặc điểm về cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng số 03. Bảng cơ cấu lao động theo giới tính.
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
327
150
45,87%
177
54,13%
344
158
46%
186
54%
346
190
60%
154
40%
(Số liệu trên lấy thông qua báo cáo tổng kết cuối năm của Xí nghiệp từ năm 2005-2007 của phòng tổ chức hành chính )
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung số lao động nam và lao động nữ của ba năm vừa qua là tương đối đồng đều cho nên mọi hoạt động trong tổ chức có nhiều hoạt động phong phú hơn như tổ chức văn nghệ, giao lưu nhân các ngày lễ lớn giúp mọi người gần gũi nhau hơn…Nhưng cũng có những khó khăn nhất định như số lượng nữ nghỉ chế độ thai sản thì người quản lý phải chủ động trong công tác bố trí xắp xếp người thay thế ,ngoài ra lãnh đạo Xí nghiệp cũng cần quan tâm hơn đến công tác bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là chị em phụ nữ vì ngành xăng dầu có tính độc hại cao như: thường xuyên phải tiếp xúc với mùi xăng dầu, hàm lượng chì, hoá chất, đứng bán hàng nhiều giờ… đều có thể gây hại cho sức khỏe người lao động cả về trước mắt cũng như nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp về sau.
7.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả kinh doanh xăng dầu của Xí nghiệp xăng dầu và cơ khí
Bảng số 04. Đánh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Dầu sáng
2
Sản lượng
103.394
118.729
125.767
3
Doanh thu
triệu
673.759
773.688
819.550
4
Chi phí
đ/lít
166
161
160
5
Lợi nhuận
1000
-312000
-454232
-498983
6
Công nợ bình quân các thời điểm
ngày
6,8
6,4
6,2
7
Gas
8
Doanh thu
1000
2.632.355
2.742.795
3.470.595
9
Sản lượng
kg
220.070
196.147
217.594
10
Dầu mỡ nhờn
11
Doanh thu
1000
7.401.652
9.320.783
13.438021
12
Sản lượng
kg
401.287
451.540
517.420
Bảng số liệu trên lấy từ báo cáo tổng kết đại hội công nhân viên chức qua các năm.từ năm 2005-2007.
+ Sản lượng: Sản lượng về xăng dầu vừa qua tiếp tục tăng cụ thể từ năm 2005 đến 2007 tăng 22373m3 tăng giá 21,6% so với năm 2005 và tăng 6% so với năm 2006, nguyên nhân tăng là do Xí nghiệp mới có 4 cửa hàng đi vào hoạt động.
- Do Xí nghiệp triển khai hiệu quả các cơ chế bán hàng của Công ty trong năm 2007 cụ thể như: Cơ chế khuyến khích bán xăng M95 bán Diezen . Xí nghiệp đã có nhiều cơ chế và giải pháp để khuyến khích các đơn vị và người lao động trong Xí nghiệp tích cực bán hàng đầy mạnh sản phẩm bán ra.
- Do bố trí xắp xếp hợp lý, ý thức lao động trong Xí nghiệp được nâng cao đặc biệt là một số cửa hàng trưởng đã tìm kiếm khách hàng khai thác thị trường.
II. Đánh giá thực trạng tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí - Công ty Xăng dầu khu vực
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu là kinh doanh (bán ) xăng dầu ,Gas ,dầu mỡ nhờn .Nên để đánh giá một cách chính xác về công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau:
Đặc điểm của công việc bán hàng xăng dầu
- Công việc của nhân viên bán hàng xăng dầu ở Xí nghiệp xăng dầu là một công việc vô cùng nặng nhọc và độc hại bởi xăng dầu là một hợp chất hóa học có chứa chất tetra ethyl chì ,benzene là những chất độc hai, không tốt cho sức khỏe con người ,nếu tiếp xúc nhiều mà không có những biện pháp an toàn lao động thì sẽ dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
Đặc biệt xăng dầu là một loại chất lỏng, nhẹ hơn nước dể cháy nổ vì vậy việc nhận thức và hiểu biết về cháy nổ cũng rất cần thiết và phòng chánh bên cạnh đó, thường xuyên phải làm việc ngoài trời cũng là tiềm ẩn dẫn đến các bệnh nghề nghiệp khác cho nhân viên bán hàng và đặc biệt hơn nữa là bụi bẩn .Rõ ràng việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động là rất cần thiết mà lãnh đạo Xí nghiệp cần quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
1. Đánh giá thực trạng tạo động lực trong lao động đối với nhân viên bán hàng xăng dầu thông qua việc tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi
1.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cho nhân viên bán hàng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động trong Xí nghiệp, nhu cầu cần thiết với tình hình thực tế của thị trường phát triển công nghệ hiện nay thì người lao động cần có những kiến thức ,trình độ chuyên môn cao, nhất là đối với ngành xăng dầu thì lãnh đạo Xí nghiệp đã nhận thức được những nhu cầu chính đáng đó nên đã tổ chức các lớp học nâng cao, bồi dưỡng kiến thức như:
-Lớp học vận hành máy móc thiết bị -Lớp học phòng cháy chữa cháy
-Lớp học chuyên sâu về xăng dầu -Lớp tin học
-Lớp học kỹ năng bán hàng …..
Theo quy định của Xí nghiệp thời gian tối thiểu của nhân viên được đi học và lên bậc cao hơn là 3 năm và để được như vậy nhân viên đó phải đạt một số tiêu chuẩn sau:
-Có kết quả lao động tốt, đạt nhiều thành tích trong công việc
-Không vi phạm nội quy ,quy chế của Xí nghiệp ,không bị kỷ luật
-Có nhiều sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật trong bán hàng
-Được cửa hàng trưởng giới thiệu đề xuất giới thiệu
Những lớp học này được áp dụng ngay trong Xí nghiệp hoặc gửi qua đào tạo và thường những lớp này có rất đông học viên tham gia ,người đi học trước hết thỏa mãn được nhu cầu nâng cao tay nghề đáp ứng các nhu cầu mới trong công việc và mở ra nhiều cơ hội cho người lao động. Qua việc lập phiếu khảo sát điều tra về mức độ hài lòng của người lao động về công việc cho thấy: Tổng số người được khảo sát là 50 người, trong đó có tới 30 /50 người, tương ứng 60% khi được hỏi về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên bán hàng đồng ý với các chính sách của Xí nghiệp đề ra, còn 40 là không thỏa mãn với chính sách đào tạo của Xí nghiệp ( số liệu trên lấy trên bảng khảo sát ở phần phục lục). Sở dĩ có những con số như vậy là vì thời gian lên bậc và xét đi học là quá dài so với thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra việc đánh giá kết quả sau đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn còn hạn chế dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao. Như vậy công tác tạo động lực thông qua đào tạo của Xí nghiệp mới chỉ đáp ứng được một phần của nhân viên bán hàng .Do đó Xí nghiệp cần quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng như xây dựng một chính sách thông thoáng hơn, quan tâm nhiều tới chất lượng đào tạo hơn nữa.
1.2. Thực trạng về hoạt động phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc tại Xí nghiệp
1.2.1. Thực trạng về phân tích công việc tại Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí.
Phân tích công việc là quá trình thu thập các số liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến công việc .Đó là việc nghiên cứu công việc cụ thể để làm rõ công việc cụ thể nhằm giúp cho người lao động hiểu được bản chất công việc và họ biết phải làm gì, làm như thế nào, thực hiện như thế nào, công cụ máy móc thiết bị thực hiện ra sao, kiến thức kỹ năng để thực hiện công việc đó là gì.
Xí nghiệp hiểu rằng người lao động chỉ có thể làm tốt công việc khi họ hiểu được bản chất và yêu câù của công việc. Thực tế tại Xí nghiệp việc phân tích công việc chỉ do cán bộ phòng Tổ chức thực hiện chứ không phải do quyết định của một hội đồng bao gồm từ giám đốc trở xuống và các chuyên gia thực hiện.
Kết quả của qúa trình phân tích công việc là xây dựng được ba bản: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Tức là đưa ra các nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc và tiêu chuẩn tối thiểu mà một người lao động cần phải có để hoàn thành một công việc cụ thể làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân lực tại đơn vị.
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số người lao động hiểu rõ nhiệm vụ của công việc mình phải thực hiện nhưng họ không hiểu phải làm thế nào để đạt kết quả cao. Vì vậy người quản lý cần phải cụ thể hơn công tác phân tích công việc để người lao động thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề, từ đó góp phần tạo động lực cho người lao động trong Xí nghiệp được tốt hơn.
1.2.2.Đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá tình hình thực hiện công việc có vai trò quan trọng trong quá trình khuyến khích người lao động làm việc ngày càng tốt hơn. Nó được coi là một đòn bẩy tạo động lực trong lao động. Việc đánh giá này không những mang ý nghĩa công nhận khả năng và thành tích của người lao động trong khoảng thời gian nhất định mà còn giúp người lao động biết được hướng phát triển của bản thân. Việc đánh giá đúng hiệu quả lao động sẽ giúp cho việc trả công lao động được hợp lý, xác định chế độ thưởng phạt phù hợp, ngược lại việc đánh giá mà không chính xác, không công bằng sẽ có tác động tiêu cực tới động lực lao động.
Đánh giá thực hiện công việc chính là việc so sánh tình hình thực hiện công việc của người lao động với yêu cầu đã đặt ra.
Hiện nay, tình hình thực hiện công tác này ở Xí nghiệp đã đưa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá như sau:
-Mức độ hoàn thành công việc được giao (mức sản lượng bán ra mỗi tháng).
-Thái độ tận tụy trong công việc (tỷ lệ đi muộn ,vế sớm ,sự nhiệt tình hăng hái).
-Chủ động sáng tạo trong công việc ,tích cực đề suất sáng kiến cải tiến trong nghiệp vụ, kỹ thuật, xây dựng tác phong trong làm việc đảm bảo văn minh thương mại, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc .
-Có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ tài sản, bảo đảm an toàn không vi phạm cũng như không có biểu hiện tiêu cực đối vơí các tệ nạn xã hội.
-Tích cực học tập rèn luyện chuyên môn, phẩm chất đạo đức tác phong làm việc lành mạnh, giữ chữ tín với khách hàng để nâng cao uy tín của Công ty và Xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thành tích khác (thành tích tham gia hoạt động thể thao văn nghệ…)
-Tư cách đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như những lĩnh vực khác…
Hàng tháng, mỗi cửa hàng đều tổ chức họp với toàn bộ nhân viên dưới sự chủ trì của cửa hàng trưởng ,buổi họp được tiến hành nhằm bầu ra những nhân viên xuất sắc có thành tích cao trong tháng. Việc này được tiến hành rất nghiêm túc ,công bằng và dân chủ thông qua sự trao đổi trực tiếp giữa những người dự họp. Mỗi người đều có quyền phát biểu ý kiến riêng, đưa ra những nhận xét đánh giá: khen ngợi hay phê bình bản thân và đồng nghiệp .Tất cả các ý kiến đó đều có giá trị ngang nhau và đều được ghi nhận ,cửa hàng trưởng đưa ra bậc trong đánh giá nhân viên ,mỗi bậc sẽ phân loại và đưa vào hệ số chức danh để tính lương và thưởng cuối tháng:
Loại1 hệ số xếp loại 2,8
Loại2 hệ số xếp loại 3,1
Loại3 hệ số xếp loại 3,4
Việc đưa ra các quy định ,tiêu chuẩn phải rõ ràng ,cụ thể giúp cho nhân viên hiểu được và biết lựa chọn cho mình một phương pháp làm việc tốt nhất và hiệu quả hơn để hoàn thành công việc được giao và đạt thành tích cao.
Cũng tương tự ,với các cửa hàng việc đánh giá dựa vào kết quả kinh doanh, ví dụ : tổng sản lượng bán ,tổng doanh thu và lãi gộp ,năng suất lao động của nhân viên ,tiết kiệm chi phí …
Việc đánh giá này khá đơn giản bởi tất cả đều căn cứ vào số liệu cụ thể do các cửa hàng cung cấp và thể hiện trên máy vi tính của phòng kinh doanh .
Hệ thống đánh giá này mới chỉ đánh giá được kết quả cá nhân người lao động chứ chưa thấy được tác động ảnh hưởng kết quả lao động của cá nhân đó tới kết quả chung của cả tổ, cả nhóm do chưa xem xét đến yếu tố tinh thần đoàn kết của người lao động trong sự phối hợp công tác.
Mặt khác, hệ thống đánh giá không cho thấy sự chênh lệch kết quả thực hiện công việc của người lao động. Nó chỉ có một mức duy nhất để quyết định đó là hoàn thành hay không hoàn thành, không phân biệt được mức độ hoàn thành của từng người: Xuất sắc, khá hay yếu kém.
Nhìn chung, công tác đánh giá thực hiện công việc trong Xí nghiệp hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá để tính lương, tính thưởng ,nó chưa thực sự đánh gía đầy đủ và công bằng kết quả công việc của người lao động. Chính vì thế nó chưa tạo động lực thực sự cho người lao động.
Về phía người lao động, qua điều tra cho thấy :
74% người lao động đồng ý với cách đánh giá tình hình thực hiện công việc của Xí ngiệp hiện nay.
26% người lao động không đồng ý với cách đánh giá thực hiện công việc như hiện nay vì họ cho rằng nó còn mang tính chất chủ quan.
Do đó để thực sự đẩy mạnh công tác tạo động lực cho người lao động cần phải hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho công bằng khách quan hợp lý hơn.
1.3. Đánh giá thực trạng tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi.
Mặt hàng xăng dầu là một loại mặt hàng đặc trưng có nồng độ độc hại cao và nguy hiểm ,công việc bán hàng của nhân viên bán hàng cũng vất vả và tính chất công việc lại được lập đi lập lại nhiều lần nên hay dẫn tới nhàm chán và gây nên ức chế về mặt tinh thần cũng như nhân viên bán hàng có thể mắc bệnh nghề nghiệp .Do vậy việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động ,bảo vệ tính mạng cho con người, việc tạo ra môi trường thông thoáng đảm bảo vệ sinh an toàn lao động là hết sức cần thiết mà lãnh đạo Xí nghiệp cần quan tâm và thực hiện một cách triệt để .Thực vậy ,trong những năm qua các biện pháp tạo môi trường làm việc cho nhân viên bán hàng đã được Xí nghiệp quan tâm như : trang bị cho nhân viên bán hàng một số dụng cụ cần thiết gồm:
-Phương tiện bảo vệ thân thể :Quần áo bảo vệ bằng vải
-Phương tiện bảo vệ đầu :Mũ vải
-Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp : khẩu trang
-Phương tiện bảo vệ chân tay: giầy vải ,dép quay hậu, găng tay chịu xăng dầu.
Người lao động khi được trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12022.doc