Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

Mục Lục

Lời mở đầu 1

Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG 3

1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 3

1.1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. 3

1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay: 3

1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua 6

1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương. 6

1.2.2. Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua.10

1.3. Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005-2008 12

1.3.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương .12

1.3.1.1. Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước 12

1.3.1.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài 21

1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương. 22

1.3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua 23

1.3.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. 25

1.3.2.3. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án 28

1.3.2.4. Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư 30

1.3.2.5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở KH & DDTtỉnh Hải Dương 33

1.4. Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương 37

1.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án 37

1.4.2. Quy trình thẩm định của dự án 38

1.4.3. Các mặt được thẩm định của dự án 38

1.4.3.1. Cơ sở pháp lý để lập dự án 38

1.4.3.2. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư 39

1.4.3.3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư: 42

1.4.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giải pháp kỹ thuật 44

1.4.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án 44

1.4.4.2 Giải Pháp Kỹ thuật 45

1.4.5. Đánh giá tác động môi trường 46

1.4.5.1. Những tác động có lợi 46

1.4.5.2. Những tác động có hại 46

1.4.6. Nguồn vốn đầu tư 48

1.4.7.Tóm tắt ý kiến của các ngành và các đơn vị liên quan 52

1.4.7.1. Sở Nông nghiệp & PTNT: 52

1.4.7.2. Về phía địa phương nằm trong vùng dự án 53

1.4.7.3. Ban quản lý dự án công trình nông nghiệp: 53

1.4.7.4. Về phía kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương 53

1.4.7.5. Sở Tài chính 54

1.4.7.6. Sở Kế Hoạch và Đầu tư 54

1.4.7.7 Tổng hợp ý kiến 55

1.4.7.8. Ý kiến các nhân 56

1.5. Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Sở KH& ĐT tỉnh Hải Dương 57

1.5.1. Những kết quả đạt được. 57

1.5.1.1. Về tổ chức thực hiện: 57

1.5.1.2. Chất luợng công tác thẩm định: 58

1.5.1.3. Chất lượng đội ngũ thẩm định: 59

1.5.2. Những tồn tại và hạn chế. 60

1.5.2.1. Về đội ngũ cán bộ thực hiện 60

1.5.2.2.Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 61

1.5.2.3.Đối với thông tin và trang thiết bị phục vụ thẩm định: 61

1.5.2.4. Nội dung thẩm định dự án chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập. 62

1.5.2.5. Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống 63

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 67

2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển 67

2.2. Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hải Dưong trong thời gian tới. 69

2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Sở KH& ĐT 73

2.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương. 73

2.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 74

2.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án đầu tư 75

2.3.3.1.Về phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm: 75

2.3.3.2.Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư : 75

2.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định: 77

2.3.5. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư. 79

Kết luận 84

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và mặt bằng vị trí xây dựng công trình - Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng cắt công trình - Bản vẽ phối cảnh của công trình - Bản vẽ thuyết minh về khảo sát địa chât công trình, hoặc bản thuyết minh về địa chất công trình làm cơ sở tính toán nền móng công trình. - Mỗi dự án đưa ra ít nhất 2 phương án xây dựng, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để tìm ra phương án tối ưu Bản vẽ hiện trạng và văn bản được cấp đất để xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền. *Quy trình thực hiện Bước 1: Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ kiểm tra: Kiểm tra tính hợp thức của các loại văn bản theo quy định. Nếu đầy đủ, làm phiếu tiếp nhận. Tuỳ theo từng loại hồ sơ dự án sẽ thông báo trả kết quả sau khi có quyết định phê duyệt các cấp có thẩm quyền. Bước 2: Nghiên cứu nội dung hồ sơ dự án và chuẩn bị tổ chức hội nghị thẩm định: + Cán bộ phòng được giao nhiệm vụ thẩm định dự án phải nghiên cứu kỹ dự án và viết phiếu thẩm định dự án. + Thời gian nghiên cứu 2-3 ngày. + Trưởng phòng kiểm tra lại phiếu thẩm định báo cáo Giám đốc Sở về kế hoạch tổ chức hội nghị thẩm định dự án. + Sau khi Giám đốc Sở thống nhất về kế hoạch thẩm định dự án. Phòng Thẩm định gửi giấy mời, hồ sơ báo cáo tóm tắt dự án tới các sở, ngành có liên quan, chủ đầu tư ( gửi trước ngày tổ chức hội nghị thẩm định từ 3-5 ngày) Bước 3: Tổ chức hội nghị thẩm định dự án: + Chủ trì hội nghị thẩm định: Giám đốc Sở ( hoặc Phó Giám đốc sở phụ trách thẩm định) + Sau khi có kết luận của chủ trì hội nghị thẩm định, hội nghị thông qua biên bản, trong đó ghi rõ nội dung kết luận của hội nghị và thời gian mà chủ đầu tư ( hoặc tư vấn giúp chủ đầu tư) phải chỉnh sửa dự án để gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư ( nếu có) Bước 4: Nhận lại hồ sơ dự án sau khi đã chỉnh sửa và lập tờ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt. + Nộp dự án đã chỉnh sửa ( nếu có) về tổ tiếp nhận hồ sơ. + Phòng Thẩm định dự án đầu tư lập tờ trình để trình Giám đốc ký. Trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện: - Dự án nhóm C: 10-16 ngày - Dự án nhóm B: 14-25 ngày + Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổ tiếp nhận và trả hồ sơ sẽ gửi thông báo tới chủ đầu tư đến nhận Quyết định phê duyệt dự án * Lệ phí thẩm định Lệ phí thẩm định dự án được căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước Sơ đồ thực hiện Bộ phận tiếp nhận một cửa Tiếp nhận hồ sơ Trách nhiệm Trình tự các bước Giao nhiệm vụ Lãnh đạo Sở/ Trưởng phòng TĐ ĐT Kiểm tra hồ sơ Chuyên viên thụ lý Chủ Đầu tư Bổsung hồ sơ Giám đốc sở phòng TĐ ĐT Lấy ý kiến thẩm định TKCS Giám đốc sở, Phòng TĐ ĐT, chuyên viên thụ lý Lấy ý kiến các ngành Chuyên viên thụ lý Xử lý, thẩm định Phòng TĐĐT Chuyên viên thụ lý Soạn tờ trình hoặc báo cáo Lãnh đạo sở Xem xét, ký trình UBND tỉnh Mẫu biểu và tài liệu liên quan UBND tỉnh Chuyên viên thụ lý Quyết định Văn thư, Chuyên viên thụ lý Nhận quyết định và lưu hồ sơ 1.4. Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương 1.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án + Tên dự án: Dự án đầu tư: Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng. + Địa điểm xây dựng: Huyện Gia Lộc, Tứ kỳ, Bình Giang, Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. + Chủ đầu tư - Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Hải Dương - Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA công trình Nông nghiệp & PTNT Hải Dương. + Đơn vị tư vấn lập dự án: - Công ty TNHH tư vấn xây dựng Trung Thành - Phạm Nguyên Tài - Giám Đốc Nguyễn Ngọc Linh - Chủ nhiệm công trình + Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn thực hiện dự án: 100% bằng nguồn vốn ngân sách (đầu tư bằng trái phiếu chính phủ) + Thời gian thực hiện dự án - Từ tháng 01/2008 – 05/2008 Căn cứ vào nguồn vốn và để phục vụ kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Dự án sẽ được triển khai và hoàn thành vào trong năm 2009. Tổ chức thực hiện: UBND tỉnh giao cho Sở nông nghiệp & PTNT Hải Dương chịu trách nhiệm trước chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND tỉnh Hải Dương về việc lập thủ tục XDCB, hồ sơ kỹ thuật, hồ sở đấu thầu, chỉ đạo giám sát thi công, tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành khối lượng, chất lượng và thời gian quy định. Chấp hành nguyên tắc, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về công tác XDCB trong quản lý các dự án. 1.4.2. Quy trình thẩm định của dự án Dự án đầu tư : Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng tại sở KH&ĐT dựa trên cơ sở xem xét Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ nông nghiệp & PTNT, xét duyệt thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Sở KH&ĐT đã tổ chức thẩm định dự án này theo một quy trình khép kín gồm: - Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch thẩm định. - Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu, xem xét, đánh giá dự án trên các mặt nội dung và lập báo cáo thẩm định. - Trình duyệt văn bản xử lý dự án cụ thể, dự án này sẽ được trình lên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Dự án được thẩm định trên các mặt: - Cơ sở pháp lý của dự án - Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư - Lợi ích kinh tế-xã hội của dự án. - Tác động đến môi trường của dự án. - Các vấn đề về kỹ thuật. 1.4.3. Các mặt được thẩm định của dự án 1.4.3.1. Cơ sở pháp lý để lập dự án - Luật xây dựng số 16/2003/QH, ngày 26/11/2003 của Quốc hội CHXHCN Việt Nam - Nghị định số 16/2005/NĐ – CP, ngày 07/02/2005 của chính phủ “ Về quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình” - Nghị định số 112/2004/NĐ – CP ngày 29/9/2006 của chính phủ “ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ – CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” 1.4.3.2. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư * Hệ thống thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải Về tưới: Hệ thống tưới Bắc – Hưng Hải được xây dựng từ 1956 – 1957, lấy nước từ sông Hồng qua cống Xuân Quan vào trục chính Bắc Hưng Hải, cung cấp nước tưới cho 4 tỉnh, trong đó Hải Dương có 7 huyện, thành phố, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 46.699 ha và đất canh tác 43.445 ha. Hệ thống này lấy nước chủ yếu từ sông Hồng qua cống Xuân Quan,ngoài ra còn lấy bổ sung qua các công dưới đê sông Đuống, sông Thái Bình, sông Luộc và lấy nước ngược từ Cầu Xe- An Thổ vào (khoảng 30% lượng yêu cầu) Về tiêu: Với 4 tiểu khu: vùng này có diện tích cần tiêu : 76.823 ha, trong đó diện tích tiêu ra sông bằng động lực: 30.000ha (gồm tiêu ra sông Thái Bình:10.009 ha, sông Luộc 19.391 ha) thực tế tiêu được 27.500 ha. Tiêu tự chảy và tiêu bằng động lực vào trục chính Bắc Hưng Hải ra Cầu Xe An Thổ:46.891 ha, thực tế tiêu được 42.901 ha. Hiện trạng hệ thống công trình trong khu vực dự án: Tiêu nước chính cho là hệ thốn Bắc Hưng Hải với cống đầu mối là Cầu xe, An Thổ và một số trạm bơm tiêu ra sông Thái Bình và sông Luộc. Dự án đề cập đến hệ thống thủy lợi thuộc khu vực Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm 04 huyện: Gia lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Tứ kỳ. Sở KH&ĐT sẽ xem xét thẩm định các yếu tố mà dự án phân tích đánh giá một số hệ thống công trình theo huyện đang xuống cấp nghiêm trọng để trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Nông nghiệp & PTNT để bộ ra quyết định đầu tư: 1. Huyện Bình Giang Tuyến kênh Làng mới – Cao xá – Thái Dương dài 4.846 m, tưới cho lưu vực 717 ha, gồm 5 trạm bơm do địa phương quản lý, Tổng lưu lượng yêu cầu: 14.800 m3/h; Hiện trạng của tuyến kênh: Kênh hiện nay đã bồi lắng nhiều,cao độ đáy trung bình từ +0,5 đến +0,2m, không đảm bảo cung cấp nước cho các trạm bơm tưới. Về mùa tiêu kênh không tiêu thoát nước kịp gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng nhiều và không đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp Hiện trạng của các công trình trên kênh: Tuyến kênh này hiện tại có 18 cầu, cống và đập đất đắp ngang kênh. Số cầu, cống này hầu hết có khẩu cấu nhỏ, cao độ đáy cống cao không đáp ứng được yêu cầu dẫn thoát nước phục vụ tưới tiêu trong khu vực.Trong đó có 10 cống, cầu bị hư hỏng xuống cấp, không đảm bảo theo yêu cầu thiết kế cần phải cải tạo nâng cấp 2. Huyện Gia Lộc: Kênh tiêu - trạm bơm Hồng Hưng có chiều dài 2570m, có nhiệm vụ tưới tiêu động lực cho 1822 ha. Biện pháp tiêu bằng động lực do 02 trạm bơm tiêu Hồng Hưng A, B với tổng công suất 11máy x 4000 m3/h đảm nhiệm. Hiện trạng của tuyến kênh: Qua nhiều năm khai thác và sử dụng, lòng kênh bị bồi lắng xuống cấp, dân cư hai bên bờ kênh lấn chiếm thu hẹp dòng chảy, hoặc xả rác và chất thải sinh hoạt bừa bãi xuống lòng kênh càng làm cho kênh bị xuống cấp nghiêm trọng: Chiều rộng trung bình của đáy kênh chỉ còn 8m-10m, Cao trình đáy sông không đồng đều, Hiện trạng của các công trình trên kênh: Cống cầu Cát tại K0 +770: có b=2.5m; h=3,3m; mặt cầu rộng 4,5m; cao trình đáy cống -0.26. Kết cấu: đáy đổ bê tông, tường gạch, mặt cầu. Tường thân cống và tấm mặt cống đã bị xuống cấp, nứt vỡ. Cống nhỏ không đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước, không đảm bảo yêu cầu của giao thông nông thôn.Ngoài ra, trên toàn tuyến kênh này còn có 08 cầu tạm do dân tự làm, khẩu độ nhỏ, không đảm bảo khả năng tiêu thoát. 3. Huyện tứ Kỳ Kênh chính trạm bơm Đò Neo dài 3.346m, được xây dựng từ năm 1990 với công suất 9 máy 8000m3/h. Tiêu cho 2 huyện Gia lộc và Tứ Kỳ với diện tích lưu vực 3910ha. Trong đó diện tích đất canh tác 2591 ha Hiện trạng của tuyến kênh: do đây là tuyến kênh đi qua nhiều khu dân cư nên khi tiêu gặp nhiều khó khăn. Khi mưa lớn nước trong đồng lên cao trạm bơm hoạt động không hết công suất với lý do kênh tiêu không đủ lượng nước về trạm bơm do từ năm 1990 khi xây dựng xong đến năm 1998 được nạo vét 1 đoạn dài 1.115 m. Các đoạn còn lại chủ yếu tận dụng kênh cũ. Do đó, hàng năm diện tích úng ngập trong khu vực trạm bơm vẫn còn xảy ra (do hiện nay cao trình đáy có đoạn đến +0,5 như vậy mặt cắt hiện tại giảm so với mặt giảm so với mặt cắt thiết kế là 30 – 40%, đó là nguyên nhân chính làm cho trạm bơm không hoạt động hết số máy và trong khu vực vẫn còn ngập úng) Hiện trạng của các công trình trên kênh: Tuyến kênh này hiện có 5 cầu ngang kênh. Số cầu này hầu hết có khẩu độ đáp ứng được yêu cầu dẫn thoát nước phục vụ tưới tiêu trong khu vực. 4. Huyện thanh Miện Hệ thống sông Đông La – Bình Cách có chiều dài 3300m, có nhiệm vụ tưới cho 782 ha diện tích đất canh tác của 3 xã thuộc 2 huyện Thanh Miện (622 ha) và Bình Giang (160ha). Có nhiệm vụ tiêu tự chảy cho 938 ha diện tích đất canh tác của 3 xã mà tuyến sông đi qua. Hiện trạng của tuyến kênh: Qua nhiều năm khai thác sử dụng, lòng sông bị bồi lắng xuống cấp, bờ kênh đang dần bị sạt lở làm cho sông bị xuống cấp nghiêm trọng Hiện trạng các công trình trên kênh: trên tuyến sông này có 7 cầu, cống. Hầu hết các cầu này đều trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Ví dụ như: Cầu sản xuất tại K0 +480 kích thước bxh = 4x2,8 (m), cao trình đỉnh tường chắn +3,45m. Do xây dựng đã lâu hiện tại tường cánh hai bên phía bờ tả bị sạt vỡ rất nguy hiểm trong việc đi lại sản xuất của nhân dân.Cầu tại K1 + 250 kết cấu cống xây vòm kích thước bxh=2.5x2 (m), cao trình đỉnh tường chắn +2,9m. Do xây dựng nên cầu hiện tại đã xuống cấp, phần tường cánh hai bên đều bị sạt vỡ... 1.4.3.3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư: * Nguyên nhân và những tồn tại của hệ thống Về tưới: Nguồn nước tưới chưa đảm bảo nhất là hệ thống Bắc Hưng Hải, toàn hệ thống Bắc Hưng Hải chỉ có cống Xuân Quang cấp nguồn nhưng kênh trục dẫn nước (cả trục chính, trục nhánh) chưa được nạo vét đủ mặt cắt thiết kế, một số đoạn còn ách tắc như cầu Lực Điền, cầu Cẩm Giàng. Cống Nghi Xuyên chưa được xây dựng gây khó khăn cho nguồn nước và đầu nước ở sông Cửu An. Khu cuối hệ thống BHH thuộc huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc phải lấy nước ngược từ cống Cầu Xe An Thổ nên chẩt lượng nước kém, một phần do yêu cầu tưới từ 0.751/s/ha lên 1.531/s/ha. Công trình kênh mương chưa được hoàn chỉnh đồng bộ thiếu cống điều tiết, nhiều trạm bơm do dân tự làm nhưng không đúng quy hoạch. Về tiêu: Nguyên nhân tồn tại về tiêu úng: Thiết bị máy bơm lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn điện năng mà vận hành khó khăn, nhất là loại máy bơm 1000m3/h, cột nước dư thừa do cột nước địa hình thấp, trong điều kiện này chưa thể thay thế toàn bộ các máy bơm được mà phải có kế hoạch thay thế dần, trước mắt cần ưu tiên cho trạm có số máy trục ngang lớn, diện tích phục vụ lớn, có yêu cầu nâng cao hệ số tiêu, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Mực nước ở các cửa tiêu tăng lên nhiều so với thiết kế cũ mà xu hướng còn tiếp tục tăng nếu môi trường không được bảo vệ * Sự cần thiết phải đầu tư Qua nhiều năm khai thác và sử dụng, hệ thống kênh mương trên địa bàn các huyện nói trên của tỉnh Hải Dương đã góp phần rất quan trọng vào công tác thâm canh tăng vụ, cải tạo đất, mở rộng diện tích cây trồng, đưa hệ số quay vòng ruộng đất trong khu vực từ 1.3 lần lên 2.1 lần, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. Nền kinh tế chung của tỉnh Hải Dương không ngừng tăng trưởng do có sự đóng góp tích cực của kênh và hệ thống. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn, một số tuyến kênh không còn đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, hạn úng hàng năm vẫn sảy ra ở một số khu vực Tình trạng trên một phần do các nguyên nhân khách quan đã nêu ở trên: Lượng mưa, mức nước, cơ cấu cây trồng, mùa vụ đều thay đổi khác trước, một phần do công trình Thuỷ lợi chưa được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ, năng lực tưới tiêu còn thấp, công tác quản lý khai thác còn có những hạn chế khó khăn nhất định. Ngoài ra còn do những nguyên nhân của quan, đã nhiều năm kênh chưa được nạo vét, hiện bị bồi lắng khá nhiều, hai bên bờ kênh bị lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy, không đảm bảo khả năng cung cấp nước tưói cho lưu vực. Nghiêm trọng hơn, do mặt cắt dòng chảy bị thu hẹp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu úng vào mùa mưa hàng năm trong lưu vực. Với mục tiêu phát huy tối đa khả năng phục vụ tưới tiêu của hệ thống kênh mương hiện có, đáp ứng nhu cầu dùng nước của sản xuâts nông nghiệp, thì việc đầu tư nạo vét tu bổ các kênh đã xuống cấp là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Hải Dương. 1.4.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giải pháp kỹ thuật 1.4.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án * Mục tiêu của dự án Đảm bảo mục tiêu sản xuất nông nghiệp đến năm 2010, đó là: Tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, có trình độ cao hướng vào các ruộng nông sản hàng hoá mũi nhọn có hiệu quả: Lúa, rau quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, nâng cao tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu đủ chất luợng cạnh tranh với thị trường trong nước và nước ngoài. Trong 10 năm tới nông nghiệp chuyển theo hướng thâm canh đầu tư công nghệ chuyên môn vào sản xuất chế biến, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với nhà máy bảo quản chế biến. Đầu tư cây lúa theo hướng thâm canh tăng năng suất và áp dụng các giống lúa mới năng suất cao. Tăng diện tích trồng hai vụ lúa, một vụ đông. Đến năm 2010 có diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao ở Hải Dương là 20.000ha Tăng cường cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ để đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp; đặc biệt ưu tiên cho hệ thống kỹ thuật nông nghiệp, tưới tiêu, nước sạch nông thôn. Áp dụng công nghệ tiên tiến để cải tạo nâng cấp hiện đại hoá hệ thống thuỷ nông, từng bước chủ động tưới tiêu khoa học, giảm chi phí vận hành, đáp ứng nhu cầu công nghệ cao, thực hiện đổi mới về tổ chức và chính sách trong quản lý hệ thống thủy lợi. * Nhiệm vụ dự án Dự trên mục tiêu và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nhiệm vụ của dự án là khảo sát đánh giá hiện trạng của một số tuyến kênh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó tính toán kiểm tra các thông số mặt cắt của kênh để đưa ra giải pháp kỹ thuật phù hợp cải tạo những tuyến kênh đã bị xuống cấp. Dự vào sự phân tích hiện trạng của một số tuyến kênh trên, tập trung vào thẩm định sự đầu tư nạo vét tu bổ các tuyến kênh sau: 1. Kênh làng Mới – Cao xá – Thái Dương, huyện Bình Giang 2. Kênh KT - Trạm bơm Hồng Hưng, huyện Gia Lộc 3. Kênh Bùi Hạ - Lê Lợi - Huyện Gia Lộc 4. Kênh KT - Trạm bơm Đò Neo, Huyện Tứ Kỳ 5. Sông Đông La – Bình Cách, huyện Thanh Miện 6. Kênh Chùa Mô - huyện Thanh Miện. 1.4.4.2 Giải Pháp Kỹ thuật Nạo vét toàn bộ tuyến kênh, cải tạo nâng cấp một số công trình trên kênh đã bị xuống cấp hư hỏng. Đối với những tuyến kênh thường kết hợp đường sản xuất, bờ vùng nội đồng hiện tại có một số chỗ nhỏ hẹp, do đó có thể dùng đất nạo vét đắp trúc bờ vùng, phần còn thừa sẽ được vận chuyển đến bãi chứa đất. Nên Biện pháp thi công trong đoạn dùng bằng cơ giới, dùng máy đào và ôtô vận chuyển đất nạo vét. Đối với những tuyến kênh có bờ là vùng vào xóm đã được kiên cố hoá bằng bên tông, phần lưu không bờ nhỏ nên máy xúc sẽ vận hành rất khó khăn. Nên biện pháp thi công trong đoạn này là dùng thủ công để nạo vét, sau đó dùng ôtô 5 T vận chuyển đất đến bãi chứa. 1.4.5. Đánh giá tác động môi trường Việc tu bổ các tuyến kênh và các hạng mục khác của dự án có ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh, bên cạnh những tác động tích, còn có những tác động tiêu cực cần phải có biện pháp hạn chế: 1.4.5.1. Những tác động có lợi - Dự án thực hiện sẽ củng cố, tăng cường khả năng cấp và thoát nước của những tuyến kênh trong hệ thống, hạn chế hiện tượng hạn hán, úng ngập sảy ra hàng năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương. - Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái của vùng dự án - Hệ thống kênh mương này được nạo vét không những góp phần tăng khả năng cấp thoát nước mà còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế của địa phương, làm tăng khả năng thâm canh tăng vụ, bảo đảm lượng nước tưới trong mùa hạn hán và tiêu lượng nước thừa trong mùa mưa để không xảy ra hiện tuợng úng ngập hoa màu... tạo mọi điều kiện phát triển ngành nông nghiệp của địa phương. Mặt khác, khi hệ thống kênh này được tu sửa, nạo vét nó sẽ góp phần làm tăng giá trị kinh tế, giao lưu giữa các vùng trong tỉnh, giao thông đi lại thuận tiện, không những làm tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp mà còn làm tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, góp phần làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương. 1.4.5.2. Những tác động có hại * Tác động đến môi trường không khí Trong quá trình thi công xây dựng công trình dự án, sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường không khí, hoạt động của phương tiện cơ giới đã gây ra bụi và tiếng ồn. Tuy nhiên, tác hại này không lớn chỉ tập trung trên một số khu vực nhỏ và chỉ diễn ra trong thời gian nhất định. Nhìn chung mức độ ô nhiễm bụi và tiếng ồn khi thi công chỉ mang tính chất cục bộ và nhất thời. Nếu rút ngắn thời gian thi công và các phương tiện vận tải chấp hành đúng quy định vệ sinh an toàn môi trường và các qui định an toàn lao động sẽ hạn chế tối đa các tác động này. * Tác động đến môi trường đât và nước Rác thải do quá trình thi công, nguồn nước bị vẩn đục... để có thể giảm thiểu được tác động có hại này bằng cách thường xuyên thu gom rác thải đem tới nơi quy định để xử lý. Tác động đến tài nguyên đất: Một phần diện tích đất sẽ bị mất vĩnh viễn hay mất tạm thời trong quá trình thi công công trình. Diện tích mất đất ở đây không nhiều, khi công trình hoàn thành, ở những vị trí bãi lấy đất, địa phương có thể chuyển đổi hình thức canh tác trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. * Tác động đến môi trường sinh học: Khi xây dựng công trình không có chất thải rắn, hoá chất, nhưng ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến môi trường sinh học, một số diện tích trồng hoa màu của dân cư trong khu vực thi công bị phá, nhưng tác động này sẽ được khắc phục sau khi thi công xong dân trở lại canh tác như cũ. Tóm lại, trong quá trình thực hiện dự án này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến môi trường tại đây nhưng những ảnh hưởng tiêu cực này là rất nhỏ và có thể khắc phục được ngay trong thời gian ngắn. Những ảnh hưởng tích cực mà dự án này mang lại là rất lớn, đó là việc bảo vệ sự an toàn của kênh điều, ổn định xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực dự án nói riêng và toàn tỉnh Hải Dương nói chung. 1.4.6. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư cho dự án là nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ Dưới đây là bảng tổng mức vốn đầu tư cho dự án: Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải Tổng Mức vốn đầu tư Đơn vị: đồng 1 2 3 4 5 6 7 8 TT Nội dung chi phí Sông Đông La – Bình Cách Kênh tiêu Bùi Hạ Kênh Hồng Hưng Kênh Đò Neo Kênh nhánh Trúc TN Hà Phủ Tổng cộng I Chi phí xây dựng 1 Trước thuế 4.227.794.556 1.227.263.439 2.099.348.549 7.353.113.815 8.032.555.205 22.959.748.145 Nạo vét 1.275.746.339 679.260.062 747.918.071 7.353.113.815 4.089.167.593 14.145.205.880 CT trên kênh 2.952.048.217 548.003.377 1.351.430.478 - 3.943.387.612 8.814.542.265 2 Chi phí XD + lán trại sau thếu 4.720.630.969 1.335.360.812 2.288.134.851 8.250.193.700 9.012.526.940 25.628.487.113 Nạo vét 1.408.432.870 732.557.097 801.561.326 8.250.193.700 4.588.046.039 15.780.791.032 công trình 3.312.198.099 602.803.715 1.486.573.525 - 4.424.480.901 9.826.056.240 II Chi phí ban quản lý dự án 400.647.605 Chi phí ban quản lý dự án 1,745%*Z 400.647.605 III Chi phí tư vấn 1.151.493.917 1 Chi phí lập dự án 0,435%*Z*1,1 109.862.395 2 Chi phí lập hồ sơ thiết kế BVTC & dự toán 2,250%*Z*1,1 568.253.767 3 Chi phí thí nghiệm nén ép cọc tre tại hiện trường (Tạm tính) 25 điểm 50.000.000 4 Chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu 0,191%*Z 43.853.119 5 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1,453%*Z 333.605.141 6 Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC + dự toán 0,200%*Z 45.919.496 IV Khảo sát 734.000.000 1 Sông Đông La - Bình Cách 186.000.000 2 Kênh tiêu + Công trình trên kênh TB Bùi Hạ 120.000.000 3 Kênh tiêu + Công trình trên kênh TB Hồng Hưng 150.000.000 4 Kênh tiêu chính TB Đò Neo 35.000.000 5 Kênh+ Công trình trên kênh Làng Mới - Cao Xá - Thái Dương 243.000.000 V Chi phí khác 422.256.306 1 Chi phí thẩm định DA+TKBVTC&TDT 0,074*Z 16.990.214 2 Chi phí đo vẽ trích lục bản đồ và lập hồ sơ thu hồi đất 75.000.000 3 Bảo hiểm công trình 0,680%*Z 171.738.916 4 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 0,209%*1,1*TMD 64.175.731 5 Chi phí kiểm toán 0,338%*1,1*TMD 94.351.445 VI Dự phòng 10% 2.833.688.494 VII Đền bù Tạm tính 4.550.000.000 1 Sông Đông La - Bình Cách 600.000.000 2 Kênh tiêu TB Bùi Hạ 600.000.000 3 Kênh tiêu TB Hồng Hưng 500.000.000 4 Kênh tiêu chính TB Đò Neo 700.000.000 5 Kênh Làng Mới - Cao Xá - Thái Dương 2.150.000.000 Tổng cộng 35.720.573.435 Làm tròn 35.720.573.000 Dự án : Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng - Hải. Đây là một dự án sử dụng vốn ngân sách nhằm cải tạo hệ thống các công trình giao thông, thuỷ lợi và hệ thống tuyến kênh chống úng nội đồng, các cống điều tiết, các trạm bơm tưới, tiêu và một hệ thống kênh mương từ công trình đầu mối tới mặt ruộng. Do đó đã chủ động tưới, tiêu đảm bảo cung cấp nước tưới có chất lượng và phù hợp với yêu cầu của từng loại cây trồng. Chủ động tiêu úng ngập mùa. Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Năng suất lúa bình quân năm đạt trên 6 ÷ 7 tấn / 1ha. Nhìn chung đây là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đồng thời hiệu quả của nó kéo dài trong nhiều năm. Do đó trong quá trình thẩm định dư án chủ yếu chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và tác động của dư án đến môi trường. 1.4.7.Tóm tắt ý kiến của các ngành và các đơn vị liên quan 1.4.7.1. Sở Nông nghiệp & PTNT: Trong kế hoạch đầu tư hàng năm, tỉnh Hải Dương luôn xác định biện pháp thuỷ lợi rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nên công các nạo vét tu bổ kênh mương là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, Dự án đầu tư nạo vét hệ thống kênh mương nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng - Hải là dự án đầu tư mang ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp của vùng dự án nói riêng và của tỉnh nói chung. Sở NN&PTNN đã nhất trí với đơn vị tư vấn về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, và các nội dung của dự án. Song, còn có một số mặt như: Về giải pháp thi công nếu thi công bằng cơ giới và đào bằng thủ công thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án như: thời gian thi công kéo dài, tăng chi phí, ảnh hưởng đến môi trường, dân sinh... Do đó trong quá trình thi công sẽ phải bàn bạc cụ thể về giải pháp kỹ thuật Các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật Sở nông nghiệp đã thẩm định, cao trình đáy lấy theo mức tuới tiêu 1.4.7.2. Về phía địa phương nằm trong vùng dự án + Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lộc về cơ bản nhất trí về nội dung của dự án đầu tư. + Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn nhất trí về chủ trương đầu tư nạo vét kênh mương Phùng Khắc, nhưng nếu khi nhà máy nhiệt điện vào đầu tư thì các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật này sẽ có ảnh hưởng như thê nào. Do đó, yêu cầu chủ đầu tư cần phải làm rõ hơn về khía cạnh này 1.4.7.3. Ban quản lý dự án công trình nông nghiệp: Qua những nội dung trình bày và một số tuyến kênh được chọn là hết sức chính xác và cần thiết. Theo BQL thì nếu chỉ nạo vét các kênh không thì hiệu quả không cao do đó nên cần thiết phải đầu tư thêm một số công trình trên kênh. Nguồn vốn Trái phiếu chính phủ thì đơn vị đang đề nghị TW cấp tiếp do dó đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5500.DOC
Tài liệu liên quan