MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY. 8
1.1.Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 8
1.1.1.Quá trình hình thành: 8
1.1.2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự: 10
1.1.3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 14
1.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 20
1.2.1.Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 20
1.2.2.Đặc điểm của các dự án đầu tư xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 26
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 27
1.2.4.Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 32
1.2.5. Các phương pháp thẩm định được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho dự án ngành xây lắp: 34
1.2.6.Nội dung thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp: 36
1.2.7. Các kênh thông tin dùng trong quá trình thẩm định: 58
1.2.8. Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư bằng một dự án cụ thể: 60
1.3.Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 85
1.3.1.Kết quả đạt được: 85
1.3.2.Những tồn tại trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 88
1.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại: 91
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY. 94
2.1.Định hướng hoạt động tín dụng đối với dự án đầu xây lắp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây trong thời gian tới: 94
2.1.1.Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2008-2010: 94
2.1.2.Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây thời gian tới: 95
2.1.3.Định hướng thẩm định dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 96
2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 97
2.2.1.Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp: 97
2.2.2.Hoàn thiện tổ chức công tác thẩm đinh dự án đầu tư ngành xây lắp: 101
2.2.3.Hoàn thiện công việc thu thập thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án ngành xây lắp: 103
2.2.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình thẩm định dự án ngành xây lắp: 105
2.2.5.Kết hợp các phương pháp thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp một cách hợp lý: 108
2.2.6.Hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng: 110
2.2.7.Hoàn thiện chiến lược khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 111
2.2.8.Hoàn thiện công tác thực hiện đảm bảo tiền vay cho các món vay ngành xây lắp: 112
2.3.Những kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp: 113
2.3.1.Kiến nghị với Nhà nước: 113
2.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 115
2.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 116
2.3.4.Kiến nghị đối với chủ đầu tư: 117
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHẦN PHỤ LỤC 120
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
013 là: 20000m3.
- Năm 2013 đến 2017 là: 30000m3
- Năm 2017 đến 2020 là: 40000m3.
- Từ năm 2020 trở đi là : 42000m3
Hiện tại, khu Kinh Tế Đình Vũ mới có một nhà máy cung cấp nước thô cho toàn khu Kinh Tế. Đó là công ty TNHH Cấp nước Đình Vũ, 100% vốn nước ngoài. Trạm cấp nước này lấy nguồn nước từ mương thuỷ lợi của Phường Tràng Cát. Tuy nhiên do nguồn nước bị nhiễm mặn nên trạm cung cấp nước thô này đang dừng hoạt động. Do đó, Khu Kinh Tế Đình Vũ đang thiếu các nhà máy cung cấp. Điều đó chứng tỏ rằng quyết định đầu tư của Tổng VIWASEEN là một quyết định đầu tư có cơ sở vững chắc.
1.2.8.3.4.Thẩm định về phương diện kỹ thuật:
Địa điểm xây dựng: Vị trí xây dựng trạm cấp nước thô đã được lựa chọn trong Chứng chỉ Quy hoạch số 191/CCQH ngày 26/12/2006 cấp cho trạm bơm nước thô của Sở Xây dựng Hải Phòng. Công trình được đặt gần bờ sôn Đa Độ trong khu đất ruộng lúa thộc thôn Vọng Hải, xã Hưng Đạo, Huyện Kiến Thuỵ, cách cống Hoà Bình khoảng 300m.
Vị trí công trình thu được lựa chọn tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXD 33:2006 “Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế”.
Ở đầu dòng nước so với lhu vực dân cư;
Đảm bảo đủ lưu lượng nước cho hiện tại và tương lai;
Thu được lượng nước có chất lượng tốt, thuận tiện cho việc bảo vê nguồn nước;
Ở chỗ có bờ, lòng sông ổn định, đủ độ sâu;
Ở gần nơi cung cấp điện;
Khu đất quy hoạch xây dựng có diện tích hơn 20000m2 đủ để kết hợp xây trạm cấp nước thô. Vị trí gần đường giao thông nên thuận tiện trong xây dựng; quản lý và vận hàng. Đất trựng dụng cho công trình là đất ruộng nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bị trưng dụng đất cũng như các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
Quy mô: Nhà máy nước sạch có công suất thiết kế giai đoạn1 là 20 000m3 /ngày đêm và giai đoạn 2 là 45 000m3/ngày đêm.
Giải pháp kỹ thuật công nghệ cấp nước: trên cơ sở chất lượng sông Đa Độ vào các mùa trong năm và lưu lượng, chất lượng nước thô cấp cho khu kinh tế Đình Vũ đã đề xuất ở trên, Dự án đã lựa chọn công nghệ xử lý có sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.3: Phương án lựa chọn công nghệ cho dự án
Sông Đa Độ
Công trình thu
Bể trộn cơ khí
bể phản ứng vạch ngăn
Bể lắng ngang
Ngăn hút
trạm bơm nước thô
tuyến ống chuyền tải
Phèn, clo nếu cần thiết
Phèn, clo nếu cần thiết
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống Cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ- Hải Phòng. Phòng QHKH1)
Nguyên lý làm việc của các công trình xử lý sơ bộ:
Mục tiêu của các công trình xử lý sơ bộ là xử lý độ đục, độ màu và vi sinh của nước thô nếu các chỉ tiêu này vượt quá yêu cầu.
Nước sông Đa Độ được dẫn vào công trình thu và được tách các vật nhẹ như rác thải, bao nilong,.. sau đó đưa sang bể trộn cơ khí, tại đây nước sông được trộn với hoá chất (phèn nhôm) và đưa sang bể vách ngăn, tại đây sẽ hình thành những bông cặn và những bông cặn này sẽ được loại bỏ ở bể lắng ngang tiếp theo. Sau khi qua bể lắng ngang, nước sông đã được xử lý đạt các chỉ tiêu về hoá lý như đã đề xuất và được bơm tới khu kinh tế Đình vũ để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Và mùa khô, khi chất lượng sông Đa Độ đạt tiêu chuẩn nước thô cấp cho khu kinh tế thì công trình xử lý sẽ ngưng hoạt động để thực hiện công tác bảo trì, tuy nhiên cần theo dõi thường xuyên chất lượng nguồn nước thô cấp cho khu kinh tế như đã cam kết.
Hoá chất khử trùng Clo được sử dụng để ôxy hoá sơ bộ nguồn nước, chống rong tảo có thể ảnh hưởng đến công trình, đường ống và diệt một phần vi sinh có trong ngưồn nước.
Phương án cấp nước được lựa chọn: Dự án đã xây dựng được 4 phương án cấp nước cho giai đoạn 1. Sau quá trình tính toán thuỷ lực để xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của từng phương án, xem xét về yếu tố kinh phí đầu tư, chi phí quản lý vận hành của các phương án, dự án đã quyết định lựa chọn phương án : Xây dựng trạm bơm thô và tuyến ống chuyền tải có đường kính thay đổi tới khu kinh tế Đình Vũ công suất 20000m3/ngày, đoạn ống từ trạm bơm nước thô tới sông Lạch Tray có đường kính 600mm, đoạn ống từ sông Lạch Tray tới khu kinh tế Đình Vũ có đường kính 500mm và đường kính 450mm tới nhà máy DAP để cung cấp cho nhà máy DAP 10800m3/ngày. Đồng thời, dự án cũng đã đề xuất phưong án cấp nước trong giai đoạn 2. Phương án cấp nước trong giai đoạn 1 được thể hiện theo sơ đồ sau:
tuyến ống chuyền tải nước thô, DN700, L=6450m
tuyến ống chuyền tải nước thô, DN500 L=7120m
tuyến ống chuyền tải nước thô, DN450 L=3040m
Nhà máy DAP
Khu kinh tế Đình Vũ
Sông Đa Độ
Cụm xử lý sơ bộ, cs 30.000m3/ng
Trạm bơm nước thô, cs 20.000m3/ng
Trạm bơm nước thô, cs 20.000m3/ng
Cụm xử lý sơ bộ, cs 30.000m3/ng
Sông Đa Độ
Sơ đồ 1.4: Phương án cấp nước trong giai đoạn 1
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế
Đình Vũ - Hải Phòng. Phòng QHKH1)
Giải pháp xây dựng: Dự án đã nghiên cứu đưa ra giải pháp xây dựng hợp lý, hiệu quả, tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng. Cụ thể là:các tiêu chuẩn trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cơ bản tuân thủ quy định về tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và khuyến khích áp dụng nêu tại Điều 2- Nghị định 209/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Giải pháp lựa chọn nguồn nước: Dự án đã nghiên cứu các phương án lựa chọn nguồn nước cho dự án trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu tạo địa chất thuỷ văn tại khu vực Hải Phòng. Các nguồn nước thô có thể sử dụng bao gồm: hệ thống sông An Kim Hải, sông Đa Độ và sông Giá. Theo nghiên cứu của chủ đầu tư về khả năng cung cấp nước và chất lượng của các con sông này để đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp. Dự án đã đưa ra phương án lựa chọn nguồn nước sông Đa Độ là nguồn nước sử dụng chính dựa trên các tiêu chuẩn về độ đục, độ mặn, sự thuận tiện lấy nước cho nhà máy nước.
Nhu cầu vật tư dùng trong quá trình thi công được tính toán chi tiết, đầy đủ, kỹ lưỡng. (Cụ thể có trong phần phụ lục. Bảng nhu cầu vật tư thiết bị sử dụng).
Nhu cầu nguyên liệu, điện năng, nhân lực trong quản lý vận hành cũng đã được dự án tính toán phù hợp với thiết kế kỹ thuật, công suất dự tính của dự án.
Nhu cầu hoá chất bao gồm có phèn và clo.Dự kiến khối lượng phèn nhôm cần thiết để keo tụ lơ lửng trong nước là 10g/m3, số ngày cần châm phèn là khoảng 4 tháng trong năm. Lượng phèn dự tính là
P=0.1*20000*120=24000kg/năm
Clo dự kiến châm vào để rêu bán trong lòng ống, giảm ô nhiễm là 1mg/l. Khối lượng hoá chất clo dự kiến trong 1 năm là
C=0.001*20000*365=7300kg/năm
Nhu cầu điện năng được kê theo bảng kèm theo trong phần phụ lục. Hiện nay, vị trí xây dựng trạm nước thô cách đường điện trung thế khoảng 350m. Như vậy, nguồn điện sử dụng trong dự án được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Để đảm bảo an toàn, trong trạm cấp nước thô Dự án đã đưa ra kiến nghị đầu tư thêm 1 máy phát điện dự phòng để đam bảo cấp nước liên tục là hợp lý.
Nhu cầu nhân lực trong quản lý vận hàng: Dự án đã xây dựng được tổ chức nhân sự tham gia quản lý vận hành hệ thống cấp nước thô gồm 25 người. Cụ thể có trong phụ lục phần bảng tổ chức nhân sự cho dự án.
Thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án:
Trong quá trình thẩm đinh, cán bộ tín dụng sử dụng các căn cứ để thẩm định như luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định 175/CP của Chính Phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn luật bảo vệ môi trường, thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT do Bộ trưởng bộ Khoa học Công nghệ và môi trường ký ngày 19 tháng 4 năm 1998 về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư và các văn bản khác có liên quan. Các tác động mà dự án trong quá trình thi công và vận hành có thể gây ra cho môi trường đã được đưa ra nghiên cứu và chủ đầu tư đã đề xuất biện pháp xử lý.
1.2.8.3.5.Thẩm định về hiệu quả tài chính:
Tổng mức đầu tư của dự án là 168,529 triệu đồng,trong đó giai đoạn 1 cần 116,990 triệu đồng, giai đoạn 2 cần 51,539 triệu đồng.Các hạng mục được kê theo bảng (phần phụ lục).
BẢNG 1.9:TỔNG HỢP CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Đơn vị :1000VNĐ
TT
Nội dung
giai đoạn 1(2007 - 2013) CS=20 000m3
Giai đoạn 2(2013 - 2020) CS=45000 m3
Giá trị
trước thuế
Giá trị
sau thuế
Giá trị trước thuế
Giá trị
sau thuế
I
Xây lắp
89,097,977
98,007,775
36,710,125
40,381,138
II
Thiết bị
2,477,159
2,601,017
4,644,497
4,876,722
III
Chi phí khác
6,587,399
7,026,742
2,035,458
2,147,042
IV
Dự phòng phí 5%
4,908,127
5,398,940
2,169,504
2,386,454
V
Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng
3,955,594
3,955,594
1,748,463
1,748,463
Tổng cộng
107,026,256
116,990,068
47,308,047
51,539,818
(Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ – Thành phố Hải Phòng. Phòng Quan hệ khách hàng 1)
Ngân hàng tham gia cho vay 70% tổng mức đầu tư, tương đương 104.040 triệu đồng. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và nguồn vốn tương ứng chi tiết theo bảng 2 (phần phụ lục).
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định và chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố địnhXác định thời gian khấu hao trên cơ sở Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:
- Xây lắp
20 năm
-Thiết bị
10 năm
- Chi phí khác
10 năm
- Dự phòng chi phí 5%
10 năm
- Chi phí trả lãi vay trong thời gian xây dựng
10 năm
- Mức khấu hao mỗi năm có trong bảng phụ lục tính toán khấu hao tài sản và các chi phí khác phần (phụ lục)
Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian sử dụng
Thời gian vay trả vốn tín dụng:
- Số tiền cho vay
104 040 triệu đồng
- Giai đoạn 1
72 149 triệu đồng
- Giai đoạn 2
31 891 triệu đồng
- Lãi suất cho vay tạm tính
0.85% tháng,
- Thời gian trả nợ mỗi giai đoạn là
10 năm trong đó ân hạn 1 năm
- Kế hoạch trả nợ ngân hàng được xác định theo bảng 3 (phần phụ lục)
Doanh thu: tính theo quyết định 5511/2003/QĐ-UB ngày 24/12/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Phòng phê duyệt giá bán nước máy tại khu Kinh tế Đình , giá bán bình quân được tính theo công thức sau ( chưa có VAT).
Gttbq =
GTtb
(1+Pđm)
SLtp
Trong đó:
Gttbq:
Giá tiêu thụ bình quân (đồng/m3)
Gtb:
Giá thành toàn bộ nước thô (đông/năm)
SLtp:
sản lượng nước thương phẩm (m3/năm)
Pđm
lợi nhuận định mức được quy định tỷ lệ là 3% trên giá thành toàn bộ nước thô
Công suất, doanh thu, giá tiêu thụ bình quân được tính toán theo bảng sau:
BẢNG1.10. TÍNH TOÁN DOANH THU CÁC NĂM CỦA DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ
ĐÌNH VŨ CS: 45000M3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Năm
Công suất
Đơn giá
Sản lượng thương phẩm/ngày(m3)
Sản lượng tiêu thụ/năm(m3)
Doanh thu
2008
20,000
2,250
13,300
4,854,500
10,922,625
2009
20,000
2,250
17,100
6,241,500
14,043,375
2010
20,000
2,500
18,050
6,588,250
16,470,625
2011
20,000
2,500
19,000
6,935,000
17,337,500
2012
20,000
2,750
19,000
6,935,000
19,071,250
2013
45,000
2,750
29,925
10,922,625
30,037,219
2014
45,000
3,000
32,063
11,702,995
35,108,985
2015
45,000
3,000
34,200
12,483,000
37,449,000
2016
45,000
3,300
36,338
13,263,370
43,769,121
2017
45,000
3,300
38,475
14,043,375
46,343,138
2018
45,000
3,600
38,475
14,043,375
50,556,150
2019
45,000
3,600
42,750
15,603,750
56,173,500
2020
45,000
4,000
42,750
15,603,750
62,415,000
2021
45,000
4,000
42,750
15,603,750
62,415,000
2022
45,000
4,400
42,750
15,603,750
68,656,500
2023
45,000
4,400
42,750
15,603,750
68,656,500
2024
45,000
4,850
42,750
15,603,750
75,678,188
2025
45,000
4,850
42,750
15,603,750
75,678,188
2026
45,000
5,335
42,750
15,603,750
83,246,006
2027
45,000
5,335
42,750
15,603,750
83,246,006
2028
45,000
5,869
42,750
15,603,750
91,578,409
2029
45,000
5,869
42,750
15,603,750
91,578,409
2030
45,000
6,455
42,750
15,603,750
100,722,206
2031
45,000
6,455
42,750
15,603,750
100,722,206
2032
45,000
7,000
42,750
15,603,750
109,226,250
CỘNG
326,465,490
1,451,101,355
(Nguồn: báo cáo “dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ – Thành phố Hải Phòng”. Phòng Quan hệ khách hàng 1)
Chi phí sản xuất trực tiếp: theo định mức kinh tế - kỹ thuật của dự án và các quy định của ngành, đơn giá nguyên nhiên vật liệu theo khảo sát giá thị trường thực tế của doanh nghiệp.( có chi tiết trong phần phụ lục)
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của trạm cấp nước bao gồm:
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp được chi theo Luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên kỹ thuật.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khác dùng chung tại trạm cấp nước được tính bằng 2% của chi phí vật tư trực tiếp.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định lấy bằng 5% giá trị khấu hao tài sản cố định.
Chi phí khác: nhu cầu sửa chữa thường xuyên, bảo hành thiết bị, chi phí quản lý được xây dựng trên cơ sở văn bản, chế độ hiện hành và qua hoạt động thực tế của đơn vị.(có chi tiết trong bảng chi phí dự án phần phụ lục)
Dòng tiền của dự án :
BẢNG1.11. DÒNG TIỀN CÁC NĂM CỦA DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ
ĐÌNH VŨ CS: 45000M3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Năm
Vốn đầu tư
LNST
Khấu hao
Trả lãi vay
Dòng tiền
HSCKH
GTHT các năm
2008
107,026,256
(7,821,910)
6,247,727
7,359,245
(101,241,195)
1.0000
(101,241,195)
2009
(4,665,830)
6,247,727
6,541,551
8,123,449
0.9074
7,371,550
2010
(1,649,418)
6,247,727
5,723,857
10,322,167
0.8234
8,499,780
2011
(253,807)
6,247,727
4,906,164
10,900,083
0.7472
8,144,886
2012
1,810,369
6,247,727
4,088,470
12,146,566
0.6781
8,236,205
2013
47,308,047
3,874,659
9,143,025
6,702,073
(27,588,290)
0.6153
(16,975,274)
2014
8,486,031
9,143,025
5,503,124
23,132,180
0.5584
12,915,969
2015
8,459,261
9,143,025
4,304,175
21,906,461
0.5067
11,099,440
2016
13,800,902
9,143,025
3,105,226
26,049,152
0.4598
11,976,801
2017
16,298,188
9,143,025
1,906,276
27,347,490
0.4172
11,409,934
2018
18,432,744
7,350,197
1,525,021
27,307,962
0.3786
10,338,877
2019
22,583,563
7,350,197
1,143,766
31,077,526
0.3436
10,676,992
2020
27,262,069
7,350,197
762,511
35,374,777
0.3118
11,028,452
2021
27,536,573
7,350,197
381,255
35,268,025
0.2829
9,977,470
2022
32,123,428
7,350,197
-
39,473,625
0.2567
10,133,622
2023
32,939,892
6,290,405
-
39,230,297
0.2330
9,138,979
2024
37,894,395
6,290,405
-
44,184,800
0.2114
9,340,441
2025
37,798,161
6,290,405
44,088,566
0.1918
8,457,439
2026
43,138,014
6,290,405
49,428,419
0.1741
8,604,151
2027
43,138,014
6,290,405
49,428,419
0.1580
7,807,759
2028
52,348,365
1,835,506
54,183,871
0.1433
7,766,729
2029
52,348,365
1,835,506
54,183,871
0.1301
7,047,848
2030
58,800,228
1,835,506
60,635,735
0.1180
7,157,042
2031
58,694,131
1,835,506
60,529,637
0.1071
6,483,229
2032
64,583,181
1,835,506
66,418,687
0.0972
6,455,532
NPV
91,852,657
IRR
16%
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ – Thành phố Hải Phòng. Phòng Quan hệ khách hàng 1)
Các chỉ tiêu NPV, IRR:
- Lãi suất chiết khấu
10.2% năm
- Thời gian tính toán
25 năm
- NPV( không tính giá trị thu hồi thanh lý)
91,852 triệu đồng
- IRR
16%
1.2.8.3.6.Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội:
Lợi ích kinh tế - xã hội là loại lợi ích về kinh tế và xã hội được xét trên góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội.
Mức đóng góp Ngân sách nhà nước bao hàm cả hai mặt kinh tế xã hội. Vì Ngân sách nhà nước được dùng để giải quyết các vấn đề kinh tế, vừa được dùng để giải quyết các vấn đề xã hội.
Chất lượng và sản phẩm của dự án góp phần phát triển kinh tế của địa phương thực hiện dự án như tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng cho địa phương, tăng thêm mức đóng góp ngân sách của địa phương.
Thực hiện thành công dự án sẽ nâng cao uy tín của Tổng công ty VIWSEEN, khẳng định thương hiệu của tổng công ty trong và ngoài nước tạo đà cho kế hoạch đầu tư tiếp theo, và mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho địa phương.
1.2.8.3.7. Đánh giá tác động môi trường:
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ thuộc danh mục dự án phải có đánh giá tác động môi trường riêng. Do vậy trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ tín dụng đã xem xét đánh giá tác động môi trường của dự án do chủ đầu tư phân tích và những biện pháp kiến nghị để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án tới môi trường.
Các văn bản pháp quy sử dụng bao gồm:
- Bản đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ do chủ đầu tư lập.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/12/1993 và được chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10/01/1994.
- Nghị định 175/CP của Chính Phủ ngày 18/10/1994 về việc hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT do Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường ký ngày 19 tháng 4 năm 1998 về việc hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nghị định số 143/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo Vệ môi trường.
- Và các luật khác có liên quan.
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nêu ra những tác động xấu của dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường như: tác động của dự án trong quá trình thi công xây dựng như tác động bởi đất, cát đào đắp khi xây dựng. Bởi lẽ trong quá trình đào đất lên để xây dựng công trình cũng như cát chở đến để san nền có thể gây phát tán bụi nếu trời nắng và có gió. Đất thải và vật liệu xây dựng tập trung và đổ tuỳ tiện sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực. Hoặc đánh giá đến tác động của tiếng ồn, độ rung và khói của phương tiện vận tải và thiết bị thi công. Hay vấn đề thoát nước trên công trường, vệ sinh môi trường trong khu vực công cộng.
1.2.8.3.8.Dự báo rủi ro tiềm ẩn:
Về môi trường: dự án thi công xây lắp mạng đường ống phân phối nước gây ra sự ô nhiễm về cát bụi, tiếng ồn, nước thải sau khi được xử lý,… trong phạm vi khu vực thi công.
Nguồn nước cung cấp chính cho dự án lấy từ sông Đa Độ, mặc dù đã được lựa chọn và có kết quả phân tích chất lượng nguồn nước và lựa chọn công nghệ phù hợp. Nhưng yếu tố rủi ro cho dự án rất có khả năng đó là: Khu Kinh tế Đình Vũ có nhiều nhà máy, đơn vị, đông dân cư.Do vậy, nước thải công nghiệp và sinh hoạt sẽ thải tự nhiên ra sông gây ô nhiễm nguồn nước. Đây là yếu tố rủi ro chính của dự án cần được bàn tính và xử lý cụ thể, có khoa học đảm bảo dự án có tính khả thi.
1.2.8.4. Thẩm định tài sản đảm bảo:
Doanh nghiệp làm hồ sơ, thế chấp trụ sở làm việc của doanh nghiệp tại 52 Quốc Tử Giám - phường Văn Miếu - Đống Đa – Hà Nội.. Tài sản đảm bảo có những đặc điểm sau:
Về đất:
Vị trí : tại số 52 phố Quốc Tử Giám - phường Văn Miếu - Quận Đống Đa – Hà Nội. Hướng Tây Nam, giáp Quốc Tử Giám, phía Tây Bắc giáp cục Cảnh Sát Bảo Vệ Bộ Công An, Phía Đông Nam và phía Đông Bắc giáp với nhà dân.
Diện tích: 1 282m2
Loại đất: đất thuê 20 năm kể từ 01/01/1992 đến 01/01/2016 để xây dựng cải tạo trụ sở công ty.
Về tài sản trên đất:
Nhà làm việc 5 tầng:
+ Khối nhà hình chữ L, xây dựng hoàn thành 1984, năm 2004 nâng cấp sửa chữa lớn.
+ Diện tích xây dựng: 1865m2
+ Kết cấu: nhà xây, khung bê tông, hai cầu thang, nền lát gạch hoa.
+ Niên hạn sử dụng; 50 năm, thời hạn sử dụng: 20 năm, hiện sử dụng bình thường.
Nhà giới thiệu sản phẩm:
+ Nhà 1 tầng mái bằng. Kết cấu: Nhà xây khung bê tông, nền lát gạch granit.
+ Diện tích đất sử dụng: 66.5 m2.
+ Niên hạn ước tính sử dụng 25 năm, thời gian sử dụng 7 năm, hiện đang sử dụng bình thường
Nhà phụ trợ:
+ Gồm nhà gara ôtô, xe đạp, nhà kho, nhà ăn, nhà bảo vệ. Cụm nhà một tầng mái lợp tôn, trần chống nóng, lát gạch hoa và nền xi măng.
+ Diện tích xây dựng: 271 m2.
+ Niên hạn sử dụng 20 năm, thời gian sử dụng 12 năm. Hiện sử dụng bình thường.
Giá trị tài sản:
Giá trị quyền sử dụng đất :0 đồng.
Tài sản gắn liền trên đất: 559 877 799 đồng.
Loại tài sản
Nguyên giá( 1000 đồng)
Giá trị còn lại (1000 đ)
1. Nhà làm việc 5tầng
1 175 849 529
475 683 395
2. Nhà giới thiệu sản phẩm
202 699 000
84 194 404
3. Nhà phụ trợ
30 595 641
0
Tổng cộng
1 409 144 170
559 877 799
(Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho khu
kinh tế Đình Vũ – Thành Phố Hải Phòng. Phòng Quan hệ khách hàng 1)
1.2.8.5. Đánh giá về công tác thẩm định dự án “Xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ – Thành phố Hải Phòng”:
1.2.8.5.1.Kết quả đạt được:
Cán bộ thẩm định trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án “Xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ - Thành phố Hải Phòng” của Tổng Công ty đầu tư xây dựng Cấp Thoát Nước và môi trường Việt Nam VIWASEEN.
Quá trình thẩm định được thực hiện đúng theo quy trình thẩm định với đầy đủ các bước theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ khi nhận hồ sơ cho đến khi kết thúc quá trình thẩm định cũng như cho vay vốn. Dự án được thẩm định khá khẩn chương, trong thời gian ngắn từ khi nhận dự án cho đến khi cho vay dự án.
Cán bộ thẩm định đã thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu tài chính và quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng khác. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp được tính toán chính xác và đầy đủ đảm bảo cho quá trình xếp hạng doanh nghiệp chính xác.
Đây là một dự án xây lắp, có nhiều đặc điểm mang tính kỹ thuật của ngành. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
Dự án có quy mô lớn nên trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng đã chú ý phân tích sâu sắc đến các nội dung quan trọng của dự án như sự cần thiết đầu tư dự án, phương diện thị trường, kỹ thuật của dự án. Đặc biệt trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính đã phát huy tối đa các kênh thông tin để có được những số liệu chính xác, đồng thời cũng các định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như NPV, IRR
Các chỉ tiêu tài chính khi tính toán, cán bộ thẩm định đã có tham khảo các văn bản của Bộ Tài Chính và các cơ quan khác liên quan.
Đặc biệt, cán bộ thẩm định đã xem xét đánh giá tác động môi trường của dự án. Các văn bản sử dụng cho quá trình thẩm định đánh giá tác động môi trường rất phong phú.
1.2.8.5.2.Điểm hạn chế:
Cán bộ thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án còn sơ sài, chưa được chú trọng. Dự án là một dự án xây dựng nhà máy mới chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường và dự án khi thi công có thể gây ô nhiễm môi trường. Các tác động về kinh tế xã hội của dự án chưa được lượng hoá thành các chỉ tiêu có thể đóng góp cho nền kinh tế, mới chỉ dừng lại ở nhận xét chung chung.
Trong phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án, cán bộ thẩm định chỉ xem xét dựa trên các báo cáo của dự án và văn bản pháp quy có liên quan, chưa hỏi ý kiến chuyên gia. Quá trình xem xét đánh giá chủ yếu chỉ đưa ra các nhận xét định tính mà thiếu các chỉ tiêu định lượng.
Trong phân tích tài chính dự án cán bộ tín dụng chưa phân tích độ nhạy theo biến phí và định phí thay đổi chưa tính đến tăng giảm đơn giá sản phẩm thay đổi, trượt giá, công suất thay đổi.
Cán bộ tín dụng chưa đề cập đến đánh giá rủi ro của dự án. Vì trong quá trình dự án đi vào hoạt động có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho dự án như giá nguyên vật liệu tăng, thị trường sản phẩm bị thu hẹp khi xuất hiện thêm nhiều nhà máy nước trên địa bàn khu kinh tế Đình Vũ.
Trong công tác thẩm định dự án “xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ – Thành Phố Hải Phòng”, cán bộ tín dụng mới chỉ sử dụng tài liệu trong báo cáo đầu tư, cán bộ tín dụng chưa thu thập thêm các thông tin từ các nguồn khác. Phương pháp thẩm định sử dụng trong báo cáo thẩm định này, chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và so sánh là chủ yếu. Cán bộ tín dụng chưa chú trọng đến những phương pháp thẩm định xây dựng mô hình dự báo hiện đại.
Như vậy, có thể đánh giá đây là một báo cáo thẩm định có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn một vài thiếu sót. Những thiếu sót này xuất phát từ cả phía khách quan và chủ quan của Ngân hàng. Do vậy, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành xây lắp đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải khắc phục những thiếu sót này để công tác thẩm định có chất lượng hơn.
1.3.Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Thông qua việc xem xét, nghiên cứu về nội dung, quy trình, phương pháp thẩm định các dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng giúp cho ta có cái nhìn tổng thể về công tác thẩm định nói chung và thẩm định dự án xây lắp nói riêng. Đồng thời cũng thấy rõ những thuận lợi và khó khăn còn xót lại trong thời gian qua để có thể tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành xây lắp.
1.3.1.Kết quả đạt được:
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam, với nỗ lực phát triển không ngừng, NHĐT&PT Hà Tây đã từng bước khẳng địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21726.doc