Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV 3

Ba Đình 3

I.Vài nét về chi nhánh NHCT KV Ba Đình 3

1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT KV Ba Đình 3

1.1 Lịch sử hình thành NHCT quận Ba Đình 3

1.2. Quá trình phát triển NHCT quận Ba Đình 3

2.Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 4

2.1 Chức năng 4

2.2 Nhiệm vụ 4

2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình 5

3.Khái quát về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình 7

3.1 Hoạt động huy động vốn 7

3.2 Hoạt động sử dụng vốn 8

3.3 Hoạt động tài trợ thương mại 8

3.4 Các mặt hoạt động khác 9

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 – 2007 9

4.1 Về huy động vốn 9

4.2 Hoạt động sử dụng vốn 10

4.3 Hoạt động tài trợ thương mại 11

4.4 Các mặt hoạt động khác 12

II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 13

1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 13

2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 15

2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. 15

2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 16

2.3 Xác định phương thức cho vay 18

2.4 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay 18

2.5 Lập tờ trình thẩm định 18

2.6 Tái thẩm định khoản vay 18

2.7 Trình duyệt khoản vay 19

(Nguồn: Sổ tay tín dụng Chi nhánh NHCT KV Ba Đình) 21

3.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 21

3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 21

3.2 Phương pháp so sánh đối chiếu 21

3.3 Phương pháp dự báo 22

3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy. 22

4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư 23

4.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng 23

4.1.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp 24

4.1.2 Đối với khách hàng là cá nhân 24

4.2 Thẩm định về năng lực hoạt động , tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình 24

tài chính và uy tín khách hàng. 24

4.2.1 Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng 24

4.2.2 Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. 24

4.3 Thẩm định dự án đầu tư 26

4.3.1 Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án 26

4.3.2 Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ. 26

4.3.3 Thẩm định về hình thức đầu tư 27

4.3.4 Thẩm định về phương án địa điểm 27

4.3.5 Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư 28

4.3.6 Thẩm định các yếu tổ đảm bảo đầu vào dự án 29

4.3.7 Thẩm định về phương diện tài chính dự án đầu tư 30

4.3.8 Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án 33

4.3.9 Thẩm định về ảnh hưởng môi trường sinh thái 34

4.3.10 Thẩm định về tổ chức quản lý của dự án 35

4.4 Phân tích hiêụ quả & khả năng đảm bảo và trả nợ vay 35

4.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 36

5. Nghiên cứu : Tình huống thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 37

5.1 Giới thiệu dự án: 37

5.2 Nội dung tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược Văn Lâm 38

5.2.1 Phân tích cơ sở pháp lý của dự án 38

5.2.2 Sự cần thiết của dự án 39

5.2.3 Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ 40

5.2.4 Thẩm định về hình thức đầu tư 41

5.2.5 Thẩm định về địa điểm công t rình 41

5.2.6 Thẩm định về phương diện kỹ thuật dự án đầu tư 42

5.2.7 Thẩm định các yếu tố bảo đảm đầu vào 43

5.2.8 Thẩm định phương diện tài chính dự án 43

5.2.9 Thẩm định về phương diện kinh tế, xã hội 48

5.2.10 Thẩm định ảnh hưởng về môi trường sinh thái 48

5.2.11 Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý 49

5.2.12 Phân tích hiệu quả và khả năng đảm bảo và trả nợ vay 49

5.2.13 Phân tích rủi ro 51

5.2.14 Các quan hệ giao dịch với các tổ chức tài chính – tín dụng 52

5.2.15 Phân tích ngành 53

5.2.16 Tài sản bảo đảm nợ vay 53

5.2.17 Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 53

III. Đánh giá chung công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 53

1. Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư “ Dự án xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm – GMP” 53

1.1 Những kết quả đạt được 53

1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 55

- Đặc biệt, thời gian gần đây với tình trạng chưa hoàn thiện và nhiều biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dẫn đến việc khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án 56

2. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 56

2.1. Những kết quả đạt được 56

2.1.1 Về quy trình thẩm định 56

2.1.2 Về phương pháp thẩm định 56

2.1.3 Về cán bộ thẩm định 57

2.1.4 Về nội dung thẩm định 57

2.1.5 Về nguồn thông tin, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định 58

2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 59

2.2.1 Về quy trình thẩm định 59

2.2.2 Về phương pháp thẩm định 60

2.2.3 Về cán bộ thẩm định 61

2.2.4 Về nội dung thẩm định 61

2.2.5 Về nguồn thông tin, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định 63

Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 64

I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng 64

1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình 64

2. Phương hướng cho công tác thẩm định 65

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 66

1. Một số giải pháp 66

1.1 Về quy trình thẩm định 66

1.2 Về phương pháp thẩm định 67

1.3 Về cán bộ thẩm định 69

1.4 Về nội dung thẩm định 71

1.6 Giải pháp nguồn thông tin, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định 76

2.Một số kiến nghị 80

2.1 Kiến nghị với nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan 80

2.2 Kiến nghị với NHCT VN 82

KẾT LUẬN 84

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu điện phục vụ nhà máy đòi hỏi phải có một nguồn điện ổn định, hệ thống tải điện đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của toàn nhà máy.s - Về hệ thống chống sét: Công ty sẽ sử dụng hệ thống thu lôi thẳng kết hợp với hướng Faraday tiếp địa truyền xuống đất bằng dây dẫn thép D = 10 – 12 mm. - Về cấp nước: Dùng từ nguồn nước sạch của Địa phương. - Hệ thống cứu hoả: Bể chứa nước cứu hoả được xây ngoài sân, các họng cứu hoả được đặt tại lối giao thông nhằm tăng khả năng thực hiện khi có sự cố.Ngoài các họng cứu hoả còn bố trí các bình bọt cứu hoả tại các vị trí thuận tiện để xử lý. 5.2.7 Thẩm định các yếu tố bảo đảm đầu vào Chủ yếu là nguồn dược liệu trong nước là chính như: Atiso, đinh lăng, chè dây, ích mẫu, quy, thục địa, gừng, bạc hà, hoa hoè…Hiện công ty đã liên doanh với công ty TNHH TRAPHACO SAPA nhằm khai thác hết khả năng sẵn có của vùng nguyên liệu phía Bắc. Một phần nhỏ nguyên vật liệu được nhập khẩu từ Triều Tiên. 5.2.8 Thẩm định phương diện tài chính dự án a. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư * Tổng mức đầu tư : 70.000.000.000 đ ( Bảy mươi tỷ đồng chẵn) Bảng 1.12 : Phân bổ tổng mức đầu tư dự án “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm” STT Chỉ tiêu Đơn vị 1 Tổng mức đầu tư Tỷ đ 70 2 Đầu tư xây lắp Tỷ đ 40 3 Đầu tư máy móc thiết bị Tỷ đ 30 (Nguồn: Báo cáo tài chính dự án “ nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm – GMP”) * Nguồn vốn đầu tư Dự án dự kiến sử dụng ba nguồn vốn chính: + Vốn tự có: Qua tìm hiểu tình hình tài chính đến 31/12/2004 tại công ty cổ phần TRAPHACO, nguồn vốn tự có tham gia vào dự án gồm: Vốn lưu động ròng là 23.266 triệu đ( VCSH : 58.090 + Nợ dài hạn: 20.302 – TSCĐ và ĐTTCDH : 63.437 – 8.311 = 55.126), nguồn từ lợi nhuận dự kiến năm 2005 là 5.851 triệu đ được bổ sung vào Quỹ ĐTPT theo phương án SXKD năm 2005. + Vốn huy động khác: 6.000 triệu đ chủ yếu là huy động của CBCNV với thời hạn 01 năm, lãi suất 12% năm, tuy thời gian huy động 01 năm nhưng thường người gửi gửi dài hạn hoặc người này rút thì người kia gửi nên nguồn này ổn định. + Vốn vay ngân hàng: 35 tỷ dự kiến tham gia một phần xây lắp nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị. b. Hiệu quả kinh tế dự tính * Sản lượng và doanh thu của dự án - Trên cơ sở quy mô sản xuất của dự án đã được lựa chọn, nhu cầu thị trường và căn cứ vào tình hình thực tế SXKD và tiêu thụ của công ty cổ phần TRAPHACO dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ sản xuất 29 sản phẩm bao gồm: Cốm Đan sâm, Cốm đam sâm tam thất, Cốm Ampelop, Cốm Boganic, Cốm Curcumin, Cốm Redulfat, Cốm Solevella, Cốm Tradin, Cốm ích mẫu, Độc hoạt tang kí sinh, Cadep, Cúc thanh minh mục,Dưỡng cốt hoàn, Hà thủ ô nhai, Hoàn điều kinh, Hoạt huyết dưỡng não, Lục vị ẩm, Nhân sâm tam thất, Philatop, Sitar, Slaska, Thập toàn đạibổ, Trà Casoran, Trà gừng, Trà hà thủ ô, Trà hà thủ ô 100g, Trà thanh nhiệt tiêu thực, Trapha, Viên sáng mắt như phụ lục số 01. - Dự kiến sản xuất trong 9 năm thu hồi được vốn đầu tư - Dự kiến sản phẩm và sản lượng sản xuất trong 9 năm ( xem phụ lục số 01) - Dự kiến với sản lượng và doanh thu chưa có thuế VAT của dự án trong 9 năm.Phụ lục số 02 bao gồm đơn tên sản phẩm, đơn vị, đơn giá sản phẩm, kết hợp với phụ lục số 01 là dự kiến sản lượng sản xuất trong 9 năm để lập bảng dư kiến doanh thu trong 9 năm. Sản lượng sản phẩm tính theo nhu cầu thực tế của thị trường theo công suất máy móc thiết bị và kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến của dự án ( Phụ lục số 02) Bảng dưới đây thể hiện cụ thể kế hoạch dự kiến doanh thu – Chi phí của dự án: Bảng 1.13 Bảng dự kiến doanh thu – chi phí Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 A Doanh thu 99,734 109,707 126,163 148,872 163,759 171,947 180,545 202,558 243,069 B Chi phí 70,000 92,264 100,897 113,453 130,888 141,373 146,760 152,881 164,264 189,077 I Chi phí biến đổi 81,464 85,637 99,153 117,428 128,753 134,980 141,521 158,264 188,077 1 Nguyên phụ liệu 37,907 39,397 46,157 55,105 60,316 62,182 65,191 72,895 87,074 2 Nhiên liệu 1,396 1,536 1,766 2,084 2,293 2,407 2,528 2,836 3,403 3 Lượng NC 6,785 7,144 8,065 9,337 10,171 11,629 12,111 13,343 14,612 4 BHYT, BHXH,KPCĐ: 19% NC 1,251 1,357 1,532 1,774 1,932 2,020 2,111 2,345 2,776 5 Chi phí bán hàng 15% DT 15,960 16,456 18,924 22,331 24,564 25,792 27,082 30,384 36,460 6 Chi phí marketing, qcáo, 5% DT 5,200 5,485 6,308 7,444 8,188 8,597 9,027 10,128 12,153 7 Chi phí quản lý DN 10% DT 9,973 10,971 12,616 14,887 16,376 17,195 18,055 20,256 24,307 8 Chi phí lãi vay VLĐ 3% DT 2,992 3,291 3,785 4,466 4,913 5,158 5,416 6,077 7,292 II Chi phí cố định 10,800 15,260 14,300 13,460 12,620 11,780 11,360 6,000 1,000 1 Khấu hao TSCĐ 5,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 5,000 Thiết bị 2,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 Nhà xưởng 3,000 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 1,000 2 Sửa chữa bảo dưỡng 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 Thiết bị 2% NG 600 600 600 600 600 600 600 600 600 Nhà xưởng 1% NG 400 400 400 400 400 400 400 400 400 3 Lãi vay vốn cố định 4,800 4,260 3,300 2,460 1,620 780 360 (Nguồn: Tờ trình thẩm định “ dự án xây dựng nhà máy Dược – GMP”) - Doanh thu dự án( A) tăng liên tục trong 9 năm. Từ năm 1 trở đi: Chi phí ( B) = Chi phí biến đổi ( I ) + Chi phí cố định ( II) Trong đó các khoản chi phí bao gồm: + Nguyên phụ liệu: Theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu của bộ y tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế của công ty cổ phần TRAPHACO của từng sản phẩm.Dự kiến năm thứ nhất do mới đưa vào chạy thử nên chi phí nguyên vật liệu tăng hơn các năm sau ước tính chiếm 43% chi phí,các năm tiếp theo chiếm 38%- 40% chi phí. + Chi phí nhân công: Dự kiến chiếm 8% chi phí + Chi phí khác: gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí quản cáo, chi phí vốn…dựa trên chi phí thực tế so với doanh thu trong 03 năm gần nhất. + Chi phí khấu hao cơ bản: Với máy móc thiết bị : 6 năm Với nhà xưởng: Loại kiên cố 25 năm, các vật kiến trúc khác 5 năm. Riêng năm thứ nhất vì chỉ một số hạng mục đưa vào sử dụng nhưng trong thời gian chạy thử nên chưa tính chi phí khấu hao. Doanh thu theo từng sản phẩm được thể hiện ở bảng kế hoạch doanh thu theo giá trị ( Phụ lục số 02). Trong đó: Giá bán sản phẩm được xác định dựa trên giá bán bình quân thực tế của công ty cổ phần TRAPHACO và giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sau khi xác định kế hoạch doanh thu – chi phí dự án, bảng kế hoạch dòng tiền dự án như bảng - Các chỉ tiêu thu nhập chịu thuế, lợi nhuận sau thuế bắt đầu được tính từ năm 1. Thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28% ) được tính bắt đầu từ năm 3. + Thu nhập chịu thuế (i) = Doanh thu ( i) – Chi phí ( i) (3) = (2) – (1) + Lợi nhuận sau thuế ( i) = Thu nhập chịu thuế ( i) - Thuế TNDN(i) (5) = (3) – (4) Dòng tiền dự án được tính như sau: (9) = (5) + (6) – (7) + Dòng tiền(i) = Lợi nhuận sau thuế (i) + Khấu hao TSCĐ(i) – Lãi vay phải trả(i) Bảng 1.14 : Dòng tiền dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm” Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm7 Năm 8 Năm 9 1 Doanh thu 99,734 109,707 126,163 148,872 163,759 171,947 180,545 202,558 243,069 2 Chi phí 70,000 92,264 100,897 113,453 130,888 141,373 146,760 152,881 164,264 189,077 3 Thu nhập chịu thuế 7,470 8,810 12,710 17,984 22,386 25,187 27,664 38,294 53,992 4 Thuế TNDN 28% 334 1,207 6,268 7,025 7,746 10,722 15,118 5 Lợi nhuận sau thuế 7,470 8,810 12,376 16,777 16,118 18,135 19,918 27,572 38,874 6 Khấu hao TSCĐ 5,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 5,000 7 Nợ vay phải trả 7,800 11,260 10,300 9,460 8,620 7,780 3,360 - - 8 Dư nợ còn lại (41,000) 38,000 31,000 24,000 17,000 10,000 3,000 9 Dòng tiền (29,000) 4,670 7,550 12,076 17,317 17,498 20,355 26,558 32,572 38,874 10 NPV 41,249 >0 11 IRR 37.34% > 12% (Nguồn: Tờ trình thẩm định “ Dự án nhà máy Dược Văn Lâm – GMP”) + Các chỉ tiêu tài chính Trên bảng Excel tính được: Với r= 12%/năm Chỉ tiêu NPV = 41.249 triệu đ > 0 IRR = 37.34% > 12%. Vậy dự án có thể chấp nhận với mức lãi suất hiện tại.Kết luận : Dự án có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.NH có thể cho vay được. + Phân tích độ nhạy của dự án Trường hợp chi phí tăng 5% ( phụ lục số 04) Với r = 12%, NPV = 30.122 triệu đ > 0, IRR = 26.43% > 12 % Trường hợp giá bán giảm 5% ( phụ lục số 05) Với r = 12%, NPV = 24.216 triệu đ >0, IRR = 23.45 % > 12%. Như vậy dự án có thể chịu được rủi ro về thị trường. 5.2.9 Thẩm định về phương diện kinh tế, xã hội - Việc thực hiện dự án xây dựng “ Nhà máy dược Văn Lâm – GMP” đã góp phần thực hiện mục tiêu cụ thể của ngành Dược từ nay đến năm 2010 là: “Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành Công nghiệp Dược từng bước đáp ứng đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm Dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn GMP”. - Việc xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm để sản xuất thuốc nhằm hạn chế thuốc nhập khẩu và tận dụng tốt hơn nguồn nguyên liệu sẵn có trơng nước. - Việc thực hiện dự án góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc Đông dược để chữa bệnh của nhân dân. - Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. - Về nhân sự, dự án có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng thêm nhân lực mới do đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao trình độ, kinh nghiệm của nguồn nhân lực. 5.2.10 Thẩm định ảnh hưởng về môi trường sinh thái - Dự án luôn đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch bằng việc sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm và thông gió đối với khối nhà xưởng. Đối với chất thải, dự án có sử dụng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của ngành đề ra. 5.2.11 Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý a. Hình thức kinh doanh: Tự doanh, liên doanh khai thác nguyên liệu, mở chi nhánh, đại lý, các cửa hàng bán lẻ…Trong cả nước. b. Mô hình tổ chức sản xuất Các phòng ban và xưởng bố trí như sau: 75 Yên Ninh là trụ sở chính Xí nghiệp sản xuất thuốc ở Hoàng Liệt – Hoàng mai – Hà nội Nhà máy sản xuất dược Văn Lâm – GMP Công ty cổ phần TRAPHACO giao cho công ty TNHH TRAPHACO làm chủ đầu tư dự án để quản lý, theo dõi dự án. 5.2.12 Phân tích hiệu quả và khả năng đảm bảo và trả nợ vay * Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự tính - NPV = 41.249 > 0 - IRR = 37.34 % > 12%.Vậy dự án hiệu quả, NH có thể cho vay được. * Phương án cho vay, thu nợ - Phương án cho vay: + Số tiền cho vay: 35.000 triệu đ + Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư + Phương thức phát tiền vay: Cho vay xây dựng nhà xưởng căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu Cho vay mua máy móc thiết bị căn cứ vào hợp đồng mua bán. + Thời gian giải ngân: Dự kiến từ tháng 08/ 2005 đến 06/2007. + Từ tháng 01/2007 nhà máy chính thức đi vào sản xuất. - Kế hoạch trả nợ của dự án thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1.15 : Kế hoạch trả nợ dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm” Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 I Nguồn trả nợ vay 9,294 12,082 11,835 11,755 10,664 10,107 10,064 8,514 7,775 1 - 60% KH TSCĐ 3,000 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 3,000 - 2 - 20% LNST 1,494 1,762 2,475 3,355 3,224 3,627 3,984 5,514 7,775 3 Lãi vay VCĐ 4,800 4,320 3,360 2,400 1,440 480 80 II Nợ vay phải trả 7,800 11,260 10,300 9,460 8,620 7,780 3,360 - - 1 Nợ gốc 3,000 7,000 7,000 7,000 7,000 7,000 3,000 2 Nợ lãi vay VCĐ 4,800 4,260 3,300 2,460 1,620 780 360 III Cân đối khả năng trả nợ 1,494 822 1,535 2,295 2,044 2,327 6,704 8,514 7,775 Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm – GMP” + Nguồn trả nợ hàng năm của dự án trích như sau: Từ 60% khấu hao cơ bản 20% Lợi nhuận sau thuế Nguồn trả nợ hàng năm = 60% Khấu hao TSCĐ + 20% LNST + Lãi vay VCĐ + Nợ vay phải trả = Nợ gốc + Nợ lãi vay VCĐ + Cân đối khả năng trả nợ hàng năm = Nguồn trả nợ hàng năm - Nợ vay phải trả hàng năm - Thời gian cho vay của ngân hàng như sau: 84 tháng , trong đó: thời gian ân hạn: 24 tháng.Theo bảng kế hoạch trả nợ: Nợ phải trả của dự án trong 7 năm : Từ năm 1 đến năm 7. Dự án luôn đảm bảo cân đối khả năng trả nợ là số dương.Tức cả 9 năm dự án đều đảm bảo khả năng trả nợ và có dư.Như vậy nguồn cho vay của ngân hàng được đảm bảo an toàn. - Thời gian thu nợ 60 tháng - Số kỳ hạn trả nợ gốc: 20 kỳ, 03 tháng/ kỳ, số tiền trả nợ 01 kỳ : 1.750 triệu đ. 5.2.13 Phân tích rủi ro a. Rủi ro kinh doanh và các viễn cảnh tương lai của khách hàng - Rủi ro do nhu cầu sản phẩm giảm: khó có thể xảy ra do xu hướng thuốc chữa bệnh của thế giới ngày nay lại quay về thuốc Đông,mà sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là thuốc Đông dược. - Rủi ro cạnh tranh: Khả năng rủi ro do cạnh tranh khó có thể xảy ra vì doanh nghiệp là một trong 6 đơn vị đầu tiên trong nước có dây truyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP và có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành dược. - Rủi ro từ chi phí: Hiện tại doanh nghiệp chưa đủ mặt bằng để sản xuất phải đi thuê một số địa điểm nên chi phí sản xuất tăng.Năm 2005 doanh nghiệp có đầu tư thêm một nhà máy sản xuất ở Văn Lâm, khi nhà máy đi vào hoạt động thì các cơ sở sản xuất đang đi thuê quy về một mối giảm chi phí. Mặt khác các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất đều ở xa, nên chi phí vận chuyển cao, nếu doanh nghiệp tìm được các vùng trồng nguyên liệu ở gần thì giảm được chi phí. Rủi ro từ sản xuất và quản lý: Doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo, các phòng ban như phòng kế hoạch quản lý, phòng kế toán quản lý từ khâu nguyên vật liệu đến khâu sản phẩm rất tốt từ nhiều năm nay. 5.2.14 Các quan hệ giao dịch với các tổ chức tài chính – tín dụng Công ty cổ phần TRAPHACO có quan hệ tín dụng duy nhất với NHCT KV Ba Đình. Công ty TNHH TRAPHACO có quan hệ tín dụng duy nhất với NHCT KV Ba Đình. Bảng 1.16: Tình hình quan hệ tín dụng của công ty cổ phần TRAPHACO và NHCT Ba Đình. Đơn vị: triệu đồng Thời điểm Tên ngân hàng Dư nợ ngắn hạn Dư BL Dư nợ dài hạn Tổng dư nợ & bảo lãnh 31/12/04 NHCT Ba Đình 8.254 4.451 20.301 28.555 30/04/05 NHCT Ba Đình 19.935 3.058 16.917 39.910 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT KV Ba Đình năm 2004 – 2005 * Tình hình quan hệ tín dụng năm 2004 của công ty cổ phần TRAPHACO tại NHCT Ba Đình: - Tổng mức cho vay và bảo lãnh cao nhất năm 2004: 45 tỷ Trong đó: + Mức cho vay và bảo lãnh ngắn hạn cao nhất: 20 tỷ + Mức dư nợ dài hạn cao nhất: 25 tỷ. Bảng 1.17: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ 03 năm gần nhất của NHCT KV Ba Đình với công ty cổ phần TRAPHACO Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh số cho vay 16.678 28.257 19.174 - Ngắn hạn 8.399 10.813 16.136 - Trung dài hạn 8.279 17.444 3.038 Doanh số thu nợ 5.300 7.399 13.166 - Ngắn hạn 5.300 7.399 13.166 - Dài hạn 0 0 8.460 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2002 - 2004 Tất cả các khoản vay đều được sử dụng đúng mục đích. Tình hình vay trả sòng phẳng cả gốc và lãi không có nợ quá hạn, lãi treo và nợ gia hạn. 5.2.15 Phân tích ngành Trong thời điểm hiện tại, ngành Dược là ngành đang có triển vọng phát triển mạnh vì các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước không đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân.Mặt khác xu hướng thế giới hiện nay là quay lại dùng thuốc Đông, mà sản phẩm của doanh nghiệp là Đông dược. 5.2.16 Tài sản bảo đảm nợ vay - Tài sản bảo đảm: Là toàn bộ máy móc thiết bị và tài sản xây dựng gắn liền với 31.047 m2 đất tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tình Hưng Yên theo hợp đồng thuê đất số 18/HĐ – TĐ ngày 03/04/2003 ký giữa Công ty cổ phần TRAPHACO với sở địa chính Hưng Yên. - Hình thức bảo đảm tiền vay: cầm cố, thế chấp - Giá trị của tài sản bảo đảm: tạm tính theo giá dự đoán của dự án là 70 tỷ. 5.2.17 Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng - Xếp hạng doanh nghiệp: theo kết quả chấm điểm ngày 08/03/2005, Doanh nghiệp được 91.8 điểm, xếp loại : AA. - Là khách hàng loại tốt, khách hàng chiến lược của NHCT VN. - Mức độ rủi ro : thấp - Chính sách tín dụng: ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng ở mức ưu đãi về lãi suất, phí, có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. III. Đánh giá chung công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư “ Dự án xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm – GMP” Những kết quả đạt được - Quá trình thẩm địnhdự án đầu tư “ dự án xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm” đã tuân thủ đầy đủ các quy định về thẩm định dự án đầu tư tại NHCT ở các khâu từ tiếp nhận hồ sơ đến thẩm định dự án, lập tờ trình thẩm định. - Cán bộ thẩm định đã tuân thủ đúng quy trình do NHCT VN đề ra.Quy trình bắt đầu từ thẩm định cơ sở pháp lý, sự cần thiết của dự án rồi đến các khía cạnh như khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, hiệu qủa tài chính – kinh tế… - Khi thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tờ trình thẩm định đã đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá tình hình, năng lực tài chính của doanh nghiệp để chứng minh.Ngoài xu hướng của doanh thu và lợi nhuận, tổng hợp những thông tin tài chính còn có các hệ số tài chính: Chỉ tiêu về tính ổn định, chỉ tiêu về sức tăng trưởng, chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời. - Bên cạnh đó, đã chứng minh được sự cần thiết của dự án là: + Do nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân ngày càng ưa chuộng các mặt hàng thuốc Đông dược trong khi đó, công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thuốc này. + Trong thời gian tới, một số địa điểm mà công ty thuê đã hết thời hạn thuê và không được tiếp tục thuê nữa.Mặt khác việc đi thuê địa điểm lại ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ và đời sống cán bộ, nhân viên. - Khi phân tích khía cạnh thị trường về sản phẩm của dự án, báo cáo thẩm định đã phân tích và thấy được nhu cầu sản phẩm ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. - Dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, Cán bộ thẩm định đã đưa ra được các bảng dự kiến doanh thu – chi phí, kế hoạch trả nợ của dự án, bảng dòng tiền…Để từ đó kết luận về hiệu quả tài chính và kinh tế dự án, khả năng trả nợ của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội, cán bộ thẩm định đã chỉ ra được rằng: Dự án góp phần tận dụng khai thác nguồn dược liệu trong nước: Đinh lăng, chè dây, íchmẫu, gừng, thục địa…Và góp phần thực hiện mục tiêu của ngành Dược là “Đầu tư công nghệ hiện đại, đổimới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành Công nghiệp Dược từng bước đáp ứng đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Đến năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm Dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn GMP”. - Đặc biệt báo cáo thẩm định đã khẳng định được quyết định cho vay của ngân hàng, thời hạn vay, phương án cho vay và thu nợ, nguồn trả nợ hàng năm từ 60% KHCB và 20% LNST. 1.2 Những tồn tại và nguyên nhân a. Những tồn tại - Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào hồ sơ xin vay vốn của khách hàng để đánh giá khách hàng mà thiếu nguồn thông tin từ các nguồn khác như: phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan hữu quan…Do đó, có thể thấy nguồn thông tin thu thập là không đa dạng, mang tính một chiều. - Khi đánh giá khía cạnh thị trường, cán bộ thẩm định chưa chỉ ra được cụ thể nhu cầu thị trường với sản phẩm của dự án là bao nhiêu mà chỉ ở mức định tính là nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm của dự án ở cả thị trường trong và ngoài nước đều tăng.Do đó, những đánh giá này mang tính chủ quan nhiều hơn. - Thẩm định hiệu quả tài chính dự án, cán bộ thẩm định mới chỉ sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản là NPV và IRR.Mà bỏ qua một số chỉ tiêu quan trọng khác như thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn.. - Đặc biệt, cán bộ thẩm định đã xem nhẹ thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội mà dự án đem lại.Không xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội như: Số lao động có việc làm gia tăng, nâng cao đời sống nhân dân, dự án có làm tăng thu ngoại tệ không, tác động đến phân phối và công bằng xã hội… b. Nguyên nhân - Ngân hàng chưa có một hệ thống thông tin thống nhất trong ngân hàng, hệ thống lưu trữ thông tin chưa phát huy hết chức năng của mình.Mặt khác, ngân hàng vẫn chưa được cập nhật và sử dụng những trang thiết bị hiện đại vào phục vụ công tác thẩm định. - Do cán bộ thẩm định chưa có kiến thức chuyên sâu về mọi lĩnh vực của nền kinh tế nên việc tính toán các chỉ tiêu như số lao động có việc làm gia tăng hay sự phân phối, công bằng xã hội hay các chỉ tiêu tài chính dự án như điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn.. .gặp nhiều khó khăn. - Mặt khác, trong giai đoạn nền kinh tế khu vực và thế giới có nhiều biến động như hiện nay cũng gây nhiều trở ngại cho công tác dự báo của cán bộ thẩm định. - Đặc biệt, thời gian gần đây với tình trạng chưa hoàn thiện và nhiều biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dẫn đến việc khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án 2. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 2.1. Những kết quả đạt được 2.1.1 Về quy trình thẩm định Trong thời gian qua, chi nhánh đã thực hiện theo một quy trình tín dụng rõ ràng, khoa học do NHCT VN quy định . Quy trình được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, chức năng. Sự phối hợp này được thực hiện một cách rất hiệu quả, phát huy đựơc tính độc lập của từng phòng ban đồng thời không xảy ra sự chồng chéo trong các khâu của quy trình.Các khâu trong quy trình được trình bày một các rõ ràng, bài bản từ gặp gỡ khách hàng, rồi đến thẩm định khách hàng.. Điều này là cơ sở cho công tác thẩm định diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đạt kết quả chính xác. 2.1.2 Về phương pháp thẩm định Ở ngân hàng, Các phương pháp thẩm định được sử dụng đều là những phương pháp quan trọng và cần thiết để tiến hành thẩm định dự án: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy.Việc sử dụng các phương pháp tại NH đã giúp cho công tác thẩm định dự án đầu tư rất khoa học, nhanh gọn và phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án để từ đó giúp cho Ban lãnh đạo ra quyết định cho vay nhanh chóng và đúng đắn. - Các phương pháp này cũng được áp dụng rất linh hoạt tại NH. Với các dự án sản xuất, kinh doanh thường sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp phân tích độ nhạy dự án và phương pháp dự báo.Ví dụ dự án nhà máy Dược Văn Lâm: để thẩm định tình hình sản xuất và kinh doanh dược phẩm, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy với 2 trường hợp: tăng 5% chi phí và giảm 5% giá bán để đánh giá xem hiệu quả dự án bị tác động thế nào khi 2 yếu tố chi phí và giá bán thay đổi.Mặt khác sử dụng phương pháp dự báo để dự báo xu hướng tiêu thụ sản phẩm Đông dược của dự án: Xu hướng tiêu dùng trong nước và nước ngoài hiện nay trở lại dùng thuốc y học cổ truyền ngày càng nhiều; Dự báo cung sản phẩm: Sau khi dự án đi vào hoạt động số lượng mặt hàng tăng từ 171 lên 190 mặt hàng, chất lượng ngày càng tăng, mẫu mã đẹp. Với dự án xây dựng thường áp dụng hai phương pháp là thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Đó là các tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành. 2.1.3 Về cán bộ thẩm định Hàng năm, đội ngũ cán bộ thẩm định tại Chi nhánh tăng cả về số lượng và chất lượng. Đáp ứng yêu cầu mở rộng về quy mô và chất lượng ngân hàng, hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng với nhiều khách hàng mới, khách hàng lớn vì vậy hàng năm ngân hàng CT Ba đình đều tuyển dụng nhân lực mới với tiêu chí ngày càng cao, chế độ đãi ngộ nhân viên ngày càng tốt.Những cán bộ được tuyển dụng đều là sinh viên được đào tạo tại các trường chính quy. Đội ngũ này rất năng động và nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có lớp cán bộ dày dạn kinh nghiệm.Những cán bộ này từng tham gia thẩm định nhiều loại dự án vì vậy có nhiều kinh nghiệm truyền đạt lại cho thế hệ cán bộ trẻ. Mỗi cán bộ thẩm định đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chịu trách nhiệm với loại dự án mà mình được giao: Phân công có cán bộ phụ trách về các dự án ngắn hạn, dự án trung hạn và dài hạn; Có cán bộ phụ trách thẩm định về mảng mua sắm, cán bộ phụ trách thẩm định các dự án xây lắp…Do đó tạo cho cán bộ thẩm định sự tự chịu trách nhiệm về những công việc mình đảm nhận. Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, sự hiểu biết nhiều lĩnh vực phục vụ công tác thẩm định, NH còn thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn cho đội ngũ cán bộ toàn ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng. 2.1.4 Về nội dung thẩm định Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và sát thực hơn.Với 4 nội dung lớn: Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng Thẩm định về năng lực hoạt động,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33053.doc
Tài liệu liên quan