MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 4
1.1.3. Các hoạt động của Sở giao dịch giai đoạn( 2007-2009) 5
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 5
1.1.3.2. Hoạt động cho vay 6
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 8
1.2: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương- Việt Nam 10
1.2.1: Tổng quan về các dự án vay vốn của SGD trong thời gian gần đây 10
1.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại SGD 11
1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 11
1.2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện công tác thẩm định 13
1.2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp tại SGD ngân hàng Ngoại Thương 15
a, Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn 15
b, Thẩm định dự án vay vốn 19
c. Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay 33
1.2.2.4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư 34
a, Phương pháp thẩm định theo trình tự 34
b, Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 35
c, Phương pháp phân tích độ nhạy 36
d, Phương pháp dự báo 36
e, Phương pháp triệt tiêu rủ ro 36
1.2.2.5. Ví dụ minh hoạ” Dự án Đầu tư thiết bị thi công cầu đường bộ- Công ty cổ phần xây dựng An Dương- Thanh Xuân- Hà Nội” 37
a. Thông tin tóm tắt 38
b. Thẩm định chi tiết 41
1. Thẩm định năng lực khách hàng xin vay vốn 41
2. Thẩm định dự án vay vốn 44
3. Đảm bảo tiền vay. 52
4. Hỗ trợ lãi suất 53
c, KẾT LUẬN 53
1. Nhận xét và đề xuất của cán bộ trực tiếp thẩm định tại SGD 53
2. Nhận xét chủ quan từ phía sinh viên 54
1.3. Đánh giá hoạt động thẩm định dự án vay vốn ở SGD Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 55
1.3.1. Những kết quả đã đạt được 55
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 57
1.3.2.1: Quy trình thẩm định 57
1.3.2.2: Nội dung thẩm định 58
1.3.2.3: Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư còn chưa hợp lý 61
1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 63
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 68
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động phát triển nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng của SGD trong thời gian tới 68
2.1.1. Phương hướng hoạt động chung của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 68
2.1.2. Phương hướng hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 69
2.1.3. Định hướng hoạt động thẩm định các dự án đầu tư 71
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án ở SGD 72
2.2.1. Tăng cường công tác thu thập thông tin và nâng cao chất lượng thông tin 72
2.2.2. Hoàn thiện nội dụng, phương pháp thẩm định 73
2.2.3. Nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định 76
2.2.4. Đẩy mạnh công tác chuyên môn hoá trong công việc 76
2.2.5. Phân công tổ chức hợp lý 77
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lương thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 78
2.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78
2.3.2. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 78
2.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 79
KẾT LUẬN 80
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng doanh nghiệp là ông: Đặng Văn Tuấn tư vấn và hướng dẫn làm hồ sơ và các thủ tục cần thiết để tiến hành vay vốn.
Hồ sơ ông Tuấn nhận được gồm có:
Hồ sơ pháp lý:
+ Giấy đăng ký kinh doanh số 0103038377 ngày do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/06/2009
+ Điều lệ công ty CP Xây dựng 1.1.6.8
+ Biên bản số 01/HĐQT ngày 22/06/2009 của Hội đồng Quản trị về việc bầu Chủ tịch HĐQT
+ Nghị quyết của Đại hội cổ đông về việc thông qua chức danh Tổng Giám Đốc ngày 20/06/2009.
+ Biên bản số 02/HĐQT ngày 22/06/2009
Hồ sơ dự án:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư thiết bị thi công cầu đường bộ năm 2009.
Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính năm 2007, 2008
+ Hóa đơn VAT các tháng trong năm 2009
Nhận xét của cán bộ thẩm định:
Hồ sơ pháp lý còn thiếu
+ Giấy tờ liên quan đến người đại diên theo pháp luật của công ty là bản sao ý chứng minh thư của ông Nguyễn Văn Nghệ
+ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng và bản sao y chứng minh thư của bà Thái Thị Minh
Hồ sơ vay vốn:
+ Thư thông báo trúng thầu
+ Phiếu đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của công ty
Hồ sơ tài chính:
+ Thiếu Báo cáo tài chính từ tháng 01-07 năm 2009 và tờ khai nộp thuế
+ Chưa đưa ra phương án tài sản đảm bảo cho khoản vay
Cán bộ thẩm định đã yêu cầu Quý Công ty đến ngày 17-07-2007 đến SGD để hoàn tất hồ sơ.
Nhận xét của sinh viên:
Qua nghiên cứu em thấy cán bộ thẩm định thực hiện tiếp xúc và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng rất đúng quy trình. Thời hạn yêu cầu khách hàng phải nộp đủ hồ sơ là rất hợp lý. Bên cạnh đó quý công ty cũng đã bổ sung giấy tờ đầy đủ và đúng hạn.
Đến ngày 17-07-2009 bà Nguyễn Thị Lan nhân viên phòng kế toán của công ty đã đến SGD bổ sung đầy đủ những hồ sơ còn thiếu.
Từ bộ hồ sơ đầy đủ của khách hàng ông Tuấn đưa ra thông tin tóm tắt như sau:
a. Thông tin tóm tắt
1. Chủ đầu tư
1.1: Giới thiệu
Tên: Công ty cổ phần xây dựng An Dương.
Hình thức sở hữu: Cổ phần
Địa chỉ giao dịch: P.038 nhà I9 -phuờng Thanh Xuân Bắc- Q. Thanh Xuân
Hoạt động kinh doanh chính: Xây dựng công trình đường bộ, đường sắt và các công trình nghiệp, dân dụng khác.
Quá trình phát triển:
Quá trình thành lập: Công ty CPXD An Dương là một doanh nghiệp mới thành lập tháng 06 năm 2009 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038377 ngày 19.9.2008.
Sản phẩm và dịch vụ: Xây dựng các công trình đường bộ, đường sắt và xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng khác.
Vị thế và danh tiếng thị trường: Là doanh nghiệp mới được thành lập
Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của chủ đầu tư:
Chức vụ
Họ và tên
Lĩnh vực quản lý
Tuổi
Trình độ
Số năm công tác
Thời gian bổ nhiệm
Tổng giám đốc
Nguyễn Văn Nghệ
Quản lý chung
55
Đại học
30
2008
Phó tổng giám đốc
Trịnh Hữu Tống
Kỹ thuật
50
Đại học
28
2008
Kế toán
Thái Thị Minh
Kế toán
26
Đại học
4
2008
1.2. Quan hệ giao dịch với Ngân hàng Ngoại Thương
Qua việc tra cứu thông tin CIC và quá trình trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông tin quan hệ giao dịch của Công ty với các ngân hàng trên địa bàn như sau:
- Đây là lần đầu Công ty quan hệ với Ngân hàng Ngoại Thương.
- Có quan hệ giao dịch với VCB Thăng Long.
1.3. Nhu cầu vay vốn của khách hàng
Tổng giá trị đề nghị vay: 12.000.000.000VNĐ
Mục đích: Đầu tư thiết bị thi công cầu đường bộ
Lãi suất: Thông báo của SGD theo tưng thời kỳ
Thời hạn vay: 60 tháng( trong đó ân hạn 11 tháng)
Nguồn trả nợ: Khấu hao và lợi nhuận sau thuế
2. Thông tin về dự án đầu tư
2.1. Mô tả dự án
Loại sản phẩm đầu ra: Công trình cầu đường bộ
Suất đầu tư: 4,494,611VNĐ/ca máy
Thị trường tiêu thụ dự kiến: Trong nước
Giá bán trung bình: 6.807.131 VNĐ/ ca máy
2.2. Nhu cầu đầu tư vốn 21.000.000.000VNĐ, trong đó
Vốn đầu tư máy móc thiết bị: 21.000.000.000VNĐ
2.3. Kế hoạch thu xếp vốn
Vốn tự có: 9.000.000.000VNĐ ( Vốn đầu tư của chủ sở hữu)
Vốn vay: 12.000.000.000VNĐ ( vay vốn trung hạn VCB)
2.4. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án
Thị trường:
-Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam có qui mô nhỏ bé, hầu hết là chưa đạt cấp kỹ thuật, chưa tạo được kết nối liên hoàn. Mạng đường đô thì của các thành phố lớn chưa được qui hoạch kết nối với mạng lưới giao thông của quốc gia, còn thiếu đường cao tốc đủ tiêu chuẩn. Đây là một trọng những vấn đề mà Chính Phủ Việt Nam chú trọng đầu tư, cải tạo và phát triển trong thời gian tới. Bởi nếu không phát ;triển được hạ tầng giao thông thì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ bị chậm lại, chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp sẽ tăng cao, lalmf giảm tình cạnh tranh đối với các nước trog khu vực và trên thế giới về sản phẩm cũng như về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường thi công xây dựng cầu đường giao thông là thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn.
- Với kinh nghiệm sẵn có và nhu cầu xây dựng cơ bản đang trong giai đoạn bùng nổ, Công ty đang xúc tiến tiếp cận các công trình quan trọng có nguồn vốn tốt như Dự án đường cao tốc Quốc lộ 3 mới Hà Nội- Thái Nguyên; hệ thống cầu đường sắt miền Trung Quảng Nam- Đà Nẵng, dự án nhà ga T2 cụm cảng hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài.
Tận dụng phần máy móc thiết bị kinh nghiệm kinh doanh sẵn có:
-Việc sử dung vốn tự có kết hợp với vốn vay để mua săm thiết bị máy móc để thi công cũng là một lợi thế của Công ty trong hoạt động kinh doanh. Yếu tố này sẽ giúp Công ty chủ động trong việc bố trí thiết bị thi công công trình với thời gian hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các Công ty phải thuê máy móc thiết bị thì chi phí thuê máy cao, đặc biệt là các máy có giá bán rên ca máy lớn, cụ thể: dàn khoan cọc nhồi bê tông có giá 30.000.000VND/ca máy, xe lao dầm cầu có giá 14.000.000 VND/ca máy, máy ủi dài xích rộng có giá 2.731.368 VND/ca máy.
- Toàn bộ lĩnh vực thi công cầu đường của Công ty hiên tại chia thành 06 đội trong đó 02 đội thi công cầu, 02 đội thi công đường, 01 đội sản xuất vật liệu và cấu kiện bê tông, 01 đội bê tông Asfhalr. Yêu cầu chung của các đội thi công là phải đảm bảo chủ động, độc lập đáp ứng được nhiệm vụ thi công phần nền, móng mặt, đến trước lớp bê tông Asfhalr. Trong 06 đội của Công ty thi công có 02 đội có nhiệm vụ tương đối đặc biệt riêng rẽ:
+ Đội sản xuất vật liệu và cấu kiện bê tông: Thi công các hạng mục cống, rãnh... đây là đội đặc thù đáp ứng nhiệm vụ sản xuất cung cấp vật liệu cho thi công đường.
+ Đội bê tông Aslhalr: Ngoài nhiệm vụ thi công như các đội khác, đội này còn có nhiệm vụ thi công toàn bộ phần mặt đường( bê tông nhựa nóng).
Sau đó, ông Tuấn tiến hành thẩm định và đưa ra báo cáo chi tiết như sau:
b. Thẩm định chi tiết
1. Thẩm định năng lực khách hàng xin vay vốn
1.1: Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư
Khách hàng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng đúng han.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Công ty cổ phần xây dựng An Dương thuộc loại hình Công ty cổ phần có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty có đủ năng lực pháp luật và nặng lực hành vi dân sự. Như vậy, công ty có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng theo quy định tín dụng hiện hành.
Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định của SGD đã thu thập thông tin và thẩm định nội dung của hồ sơ pháp lý dự án một cách rất đầy đủ và chi tiết.
1.2. Đánh giá các yếu tố phi tài chính
- Mô tả cơ cấu tổ chức: bao gồm 01 Tổng Giám đốc phụ trách chung , 01 phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật, 6 đội thi công và khối văn phòng, gồm:
+Phòng Tổ chức hàh chính
+Phòng Tài chính
+Phòng Kế toán
+ Phòng Kế hoạch
- Năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: Hiện tại Công ty đang đựoc điều hành bởi bộ máy lãnh đạo có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thi công các công trình xây dựng cơ bản, cầu cảng, giao thông và dân dụng, có trình độ chuyên môn và có năng lực quản lý. Tổng Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Văn Nghệ- là kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm hơn 30 năm, Ông Trịnh Hữu Tống- là kỹ sư kỹ thuật kinh tế với hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Công ty cổ phần xây dựng An Dương mà đại diện là ông Tổng giám đốc- Nguyễn Văn Nghệ, có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và điều kiện quan hệ với SGD của Vietcombank.
- Có một cơ cấu tổ chức hoàn thiện, bộ máy cán bộ có trình độ Đại học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm.
- Các bộ phận trong công ty được phân định chức năng rõ ràng, làm việc có hiệu quả.
Nhận xét của sinh viên: việc thẩm định đã diễn ra khá bài bản đã cho thấy quý công ty hoàn toàn đủ khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn vay một cách hợp lý.
1.4. Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiên hành của chủ đầu tư
Do Công ty mới được thành lập và đang trong quá trình mua sắm thiết bị để tổ chức hoạt động kinh doanh nên chưa có các thông số với hoạt động kinh doanh.
Tình hình góp vốn:
+ Tổng vốn điều lệ: 9.000.000.000đ trong đó
Tổng số cổ phần: 990.000 cổ phần
Mệnh giá cổ phần: 10.000đ
+ Số cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua: 900.000 cổ phần
+ Số cổ phần đóng góp bằng thưong hiệu: 90.000 cổ phần
+ Hiện nay công ty đã đóng góp được 50% vốn điều lệ( 4.5 tỷ đồng). Tiến độ góp vốn của các cổ đông sẽ được thực hiện theo tiến độ mua sắm thiết bị máy móc để thực hiện dự án.
Bảng 5: Tổng mức đầu tư:
STT
Chỉ tiêu
Mức KH từ năm 1-5
Mức KH từ năm 6-7
1
Máy xúc đào lốp
1
1.400
7
157.142.857
157.142.857
2
Máy xúc đào bánh xích
1
1.400
8
175
175
175
3
Máy ủi dài xích rộng
1
800
7
114.285.714
114.285.714
4
Máy ủi
1
750
7
107.142.857
107.142.857
5
Máy san
1
700
7
100
100
6
Lu rung 1 bánh thép 2 bánh lốp
2
1.300
8
162.500.00
162.500.00
162.500.00
7
Xe ôtô tự đổ 10-25 tấn
2
1.000
7
142.857.143
142.857.143
8
Lu bánh thép
1
500
7
71.428.571
71.428.571
9
Cẩu bánh lốp Nga- Nhật
1
1.600
8
200
200
200
10
Xe lao dầm cầu
1
1.600
8
200
200
200
11
Bộ căng kéo đúc đầm D.U.L
1
200
7
28.571.429
28.571.429
12
Dàn khoan cọc nhồi BT( Nhật)
1
6000
8
750
750
750
13
Các thiết bị chuyên dùng cho công tác bê 1tông gia công sắt thép, công tác nề
1
750
5
150
150
14
Chi phí dự phòng
1
1.000
7
142.857.143
142.857.143
∑
21.000
2.807.142.857
2.807.142.857
1.650.000
Phân tích, đánh giá triển vọng trong thời gian tới.
+ Để phát triển sản xuất kinh doanh ngoài việc đầu tư vào con người thì việc đầu tư vào máy móc thiết bị là tất yếu, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Công ty xác định chỉ có đầu tư đồng bộ kịp thời, đúng, đầy đủ các công nghệ tiên tiến hiện đại mới đủ sức mạnh thi công những công trình lớn của ngành Giao thông vận tải nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá. Định hướng phát triển tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 25% đến 30%.
+ Do đặc điểm của Xây dựng cầu đường là một loại hình xây dựng yêu cầu sử dụng rất nhiều sản phẩm. Cơ cấu máy móc thiết bị đối với đội thi công phải đảm bảo sao cho có thể đảm nhiệm thi công nhiều công trình, hạng mục công trình ở các địa điểm khác nhau và thi công tất cả các phần việc chính của công việc thi công cầu đường. Chính vì vậy Công ty đã và đang vượt khó khăn để đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị là bước đi mạnh dạn và thiết thực để tạo tiền đề cho sự phát triển.
Nhận xét của cán bộ thẩm định:
- Công ty cổ phần xây dựng An Dương hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực theo đúng Đăng ký kinh doanh với các trang thiết bị, cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được nhu cầu hoạt động của công ty.
- Qua phân tích bảng chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy sau 8 năm hoạt động của công ty bước đầu kinh doanh có hiệu quả, sản xuất ổn định, tốc độ tăng trưởng tương đối tốt và bền vững. Với kinh nghiệm và mối quan hệ của Ban giám đốc, triển vọng hoạt động của công ty trong thời gian tới là có khả quan.
Nhận xét của sinh viên: Về cơ cấu nguồn vốn và tổng tài sản cán bộ thẩm định đã phân tích rất đầy đủ và chi tiết. Về phân tích chỉ tiêu tài chính của công ty cán bộ thẩm định đã tiến hành sử dụng nhiều chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh, hệ số tự chủ tài chính, hệ số nợ của công ty… Việc sử dụng nhiều chỉ tiêu tài chính giúp cho đánh giá cụ thể và toàn diện tình hình tài chính của công ty. Số năm xem xét không phải là 3, 4 năm mà ở đây là 8 năm đã cho thấy sự thận trọng về công tác thẩm định của SGD đối với các dự án xin vay vốn. Tuy nhiên các cán bộ thẩm định mới chỉ so sánh giữa các năm của công ty với nhau mà chưa so sánh với các công ty khác hoạt động trong cùng ngành, với các tiêu chuẩn ngành để có thể tăng tính chính xác của các kết luận hơn nữa. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cũng mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm mà chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực khác.
2. Thẩm định dự án vay vốn
2.1: Hồ sơ pháp lý của dự án
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư thiết bị thi công cầu đường bộ năm 2009.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Quý Công ty đã cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý của dự án mà ngân hàng yêu cầu đúng hạn và đúng yêu cầu quy định.
Nhận xét của sinh viên: Hồ sơ pháp lý của dự án đã được cán bộ thẩm định SGD thu thập tương đối đầy đủ để quá trình thẩm định được diễn ra đúng hạn, thuận lợi. Hồ sơ pháp lý đã nêu lên được sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, các quy định về đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của dự án. Điều này sẽ giúp cho qua trình thực hiện dự án được diễn ra suôn sẻ, cho đến thời điểm này có thể khẳng định dự án khi hoạt động sẽ không gặp phải khó khăn gì lớn.
2.2. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án
Thẩm định mặt kỹ thuật của dự án
Máy xúc đào: Trên thực tế hiện tại Công ty đang sử dụng 2 loại máy xúc đào: loại bánh lốp và loại bánh xích.
+ Loại bánh xốp: Đây là lạo máy xúc có dung tích gầu nhỏ từ 0,5- 0,7 m3, loại này có năng suất đào thấp, không phù hợp với khối lượng công việc đào đắp lớn, tập trung. Nhưng lại có ưu điểm cơ động nhanh, hoạt động trong các địa hình chật hẹp, đường phố rất tốt, phù hợp với công việc nhỏ lẻ, không tập trung.
+ Loại bánh xích: Đây là loại ;máy móc có công suất lớn, chủ yếu dung tích gầu 0,75- 1,2 m3. Loại này có năng suất đào cao, rất phù hợp với dạng công việc có khối lượng đào đắp lớn, tập trung. Nhược điểm là cơ dộng kém, không phù hợp với địa hình chật hẹp.
Máy ủi: Hiện: có nhiều loại máy ủi, có công suất từ 75- 220CV. Nhiệm vụ của máy ủi là: san, ủi nền đất, đá, đất cất và nền đất hữu cơ...Tuy nhien máy ủi là máy phải tham gia công tác từ những hạng mục công việc đầu tiên của công tác làm đường...do đặc thù của dự án hiện tại của Công ty nên chọn 2 loại có công suất = 130CV.
Máy san: Đây là loại máy có tính năng san gạt phẳng các lớp vật liệu trước khi u lèn đầm chặt. Đối với các nền đường, mặt bằng cần độ chính xác ccao, các lớp vật liệu cho kết cấu mong mặt đường, mặt nền bắt buộc phải dùng máy san để đạt các yêu cầu chính xác của thiết kế. Đối với các công việc san gạt nhẹ có thể dùng máy san thay thế được máy ủi.
Ô tô tự đổ: Đây là loại máy dùng để vận chuyển đất đá, cát và các vật liệu khác cho thi công cầu đường...
Cẩu bánh lốp: Đây là laoij cầ dự án đầu ư có sức nâng 25 tấn, dùng để cẩu các loại có trọng lượng <= 25 tấn để thi công cầu.
Lu tĩnh: Dùng để lu lên các lớp đường, loại đường không yeu càu độ chặt cao hơn K95
Xe lao dầm cầu: Dùng để lắp dầm cầu lên mố, trụ cầu. Việc sử dụng xe lao dầm cho lố cầu ít nhịp, thi công trong thời gain 3 tháng,, sau đó vận chuyển đưa đến cầu khác, chi phí cho xe lao dầm là rất ít, không nhien liệu chỉ cần rất ít điện năng, nếu thuê xe lao dầm thì lại đắt khỏng 20 triệu đồng cho 1 tháng.
Khoan cọc nhồi: Dùng để khoan đất đá sâu khoảng 60m dưới lòng đất, để đổ bê tông. Các mố, trụ cầu các móng nhà cao tầng đều phải khoan cọc nhồi. Một cọc sâu gần 60m thực hiên trong 1->2 ngày với giá tríanr lượng cho 1 máy khoan tầm 300 đến 500 triệu đồng.
Bộ căng kéo đúc dầm dự ứng lực: Các cầu dùng dầm BTCT dữ ứng lực đến phải dùng Bộ căng kéo dữ ứng lực. Bộ này để căng kéo cáp chủ cho các dầm BT trong một cầu và các cầu khác công ty phải thi công ( hoặc cho thuê). Một cầu 2 nhịp tầm 12-> 14 phiếu dầm.
Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của dự án:
+ Đầu vào của dự án là các máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình giao thông như máy xúc đào, máy ủi, máy san, ô tô tự đổ, cẩu bánh lốp, lu tĩnh, xe lao dầm cầu, khoan cọc nhồi, bộ căng kéo đúc dầm dự ứng lực sẽ được Công ty mua của các nhà cung cấp trong nước với chất lương máy móc trên 80%.
+ Với đặc thù là máy xây dựng chạy bằng dầu và điện nên điện sản xuất và dầu diezel và các loại phụ tùng thay thế như bugioang, ốc vít các loại ván khuôn... là những yếu tố chủ yếu của nguyên vật liệu đầu vào của riêng dự án. Trong những năm gần đây giá nhiên liệu thiết yếu như điện và xăng dầu có nhiều biến động mạnh. Tuy nhiên những điều chỉnh kịp thời trong công tác kiểm soát giá cả xăng, dầu và điện cuả chính phủ và các cơ quan ban ngành đã đưa giá điện và giá dầu đi vào ổn định. Do vậy khả năng cung cấp các sản phẩm đầu vào cả dự án được đảm bảo.
Thẩm định thị trường đầu ra của dự án:
Công ty hiện có kế hoạch thi công 3 công trình lớn:
+ Dự án đường cao tốc Quốc lộ 3 mới Hà Nội- Thái Nguyên: Dự án có chiều dài 62 km, sáu làn xe, thiết kế cho phép phương tiênn đạt tốc độ trung bình 100km/giờ. Điểm đầu tuyến giao với QL 1A mới phí Bắc cầu Phù Đổng (nằm trên đường vành đai 3 Hà Nội). Điểm cuối được nối vòa điểm đầu của tuyến tránh thành phố Thái Nguyên đang được xây dựng. Vốn đầu tư của Dự án ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Nhật Bản là 3.800 tỷ đồng và vốn đới ứng của Việt Nam hơn 1.300 tỷ đồng (phần thi công của Công ty gần 200 tỷ đồng). Đây là Dự án đặc biệt quan trọng trong việc kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc Hà Nội, trục hướng tâm thứ 3 vào Thủ đô. Ngoài việc giảm tải cho quốc lộ 3 cũ, tuyến đường còn có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Do quốc lộ 3 cũ đang có mật độ giao thông rất lớn nên việc sớm khởi công xây dựng và đưa tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên vào sử dụng có ý nghĩa thiết thực.
+ Hệ thống cầu đường sắt miền Trung Quảng Nam- Đà Nẵng: Đây là dự án sử dụng vốn ODA của Nhật, trong đó phần thi công của công ty gần 150 tỷ đồng. Dự án góp phần nâng cao chất lượng công trình, duy trì tốc độ chạy tầu, đặc biệt là mùa mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
+ Dự án nhà ga T2 cụm cảng hàng không Sân bay Quốc tế Nội Bài: theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất giai đoạn 1 là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động, cùng với Dự án cầu Nhật Tân hình thành một cụm công trình hoàn chỉnh đưa Sân bay Quốc tế Nội Bài đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, cảnh quan, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Dự kiến tổng kinh phí là 31 tỷ yên Nhật trong đó phần thi công của công ty là 30 tỷ đồng.
Cơ hội thị trường là rất rõ rệt. Nhu cầu xây dựng các công trình giao thông trong các năm sắp tới rất lớn khi Việt Nam vẫn đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Việc bùng nổ các công trình giao thông dân dụng trong giai đoạn sắp tới là rất lớn, triển vọng ngành xây dựng cầu đường cả trong ngắn và dài hạn đều tốt. do vậy, có thể khẳng định thị trường đầu ra của công ty nói chung và dự án nói riêng là rất lớn.
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án:
Hiệu suất khai thác của dự án:
Hiệu suất khai thác của các thiết bị được quy định theo các ca máy sử dụng trong năm theo thông tư số 06/2005/ TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 15/04/2005. Theo đó số ca máy định mức cho các loại thiết bị giảm dần như sau: Máy xúc đào xốp, máy xúc đào bánh xích, xe ôtô tự đổ, các thiết bị chuyên dùng đạt 260 ca/1 năm; cầu bánh thép đạt 250 ca/ 1 năm; máy ủi, lu bánh thép đạt 250 ca/năm;lu rung đạt 230 ca/năm; máy san đạt 210 ca/năm; cẩu bánh lốp Nga- Nhật đạt 200 ca/năm; dàn khoan cọc nhồi bê tông 180 ca/năm; xe lao dầm cầu, bộ căng kéo dự ứng lực đạt 160 ca/năm. Do đặc thù của từng thiết bị khác nhau nên số ngày sử dụng trong năm cũng khác nhau, tùy theo tần suất cũng như thời gian sử dụng của từng công trình. Vậy định mức sử dụng như trên là định mức trung bình hợp lý. Với định mức trung bình như vậy và đang giai đoạn tập trung đầu tư thi công, trong năm đầu dự kiến hiệu suất có thể đạt mức 120%, sau đó giảm dần theo các năm về sau theo mức độ khấu hao máy và thời gian tiêu tốn vào việc bảo dưỡng duy tu và sửa chữa. Theo đó cán bộ khách hàng nhận định số ca tiêu chuẩn sử dụng trong vòng đời dự án và các hệ số sử dụng giảm dần theo các năm lần lượt là:
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
Hệ số sử dụng
120%
115%
100%
100%
90%
90%
80%
80%
Đây là những tỷ lệ hợp lý dựa trên tham khảo vòng đời và công suất thực tế của các thiết bị cùng loại đã được các công ty xây dựng sử dụng.
Thẩm định doanh thu của dự án: xem bảng 7 phần phụ lục
Với mức công suất thực tế như trên, dự án có thể đạt công suất trung bình 3085 ca máy sử dụng tính trên một năm.
Về đơn giá của sản phẩm: giá thanh toán với các thiết bị khác nhau sẽ khác nhau và tăng dần từ 1.354.560 VND/ca máy đối với Lu bánh thép cho tới 30.000.000 VND/ca máy đối với dàn khoan cọc nhồi bê tông.
Với mức công suất thực tế và đơn giá sản phẩm như trên, dự án có thể đem lại doanh thu trung bình khoảng 13.976.498.652 VND/năm.
*Thẩm định chi phí của dự án: xem bảng 8 phần phụ l
Chi phí biến đổi:
Các loại chi phí biến đổi chủ yếu của dự án bao gồm chhi phí nhiên liệu chính, chi phí tiền lương, chi phí sửa chữa, chi phí khác. Các loại chi phí này được tính toán theo định mức ca máy và định mức cho 1m3 đất vận chuyển theo thông tư số 06/2005/TT- BXD ngày 15/04/2007.
+ Chi phí nhiên liệu chính ( xăng dầu, điên): là chi phí chiểm tỷ trọng 18% tông chi phí dự án. Chi phí được tính toán trên cơ sở định mưc nhiên liệu chính và định mức nhiên liệu phụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phi tiền lương chiểm 12% tổng chi phí với các hệ số phụ cấp và hệ số lương chi tiết.
+ Chi phí sửa chữa chiếm khoảng 8% tổng chi phí dự án
+ Chi phí khác chiếm khoảng 14% tổng chi phí dự án
+ Lãi vay vốn lưu động: Với vòng quay vốn lưu động ước tính bằng 1 vòng, khi dự án đi vào hoạt động và vốn lưu động đi vay ngân hàng là 60%/năm, lãi suất cho vay ngăn hạn khoảng 10.50/năm, ta có số liệu cụ thể về chi phí lãi vay vốn lưu động
Chi phí cố định: các khoản chi phí cố định của dự án gồm:
+ Khấu hao tài sản cố định trung bình từ năm 1 đến năm 5 là 2.807.142.857 VND. Trong đó, tài sản hình thành từ dự án được khấu hao trong vòng từ 5 đến 8 năm
+ Lãi vay đầu tư: theo kế hoạch trả nợ
Một số chỉ tiêu tính toán hiệu quả của dự án: xem bảng 9 phần phụ lục
+ Lợi nhuận bình quân: 1,855,391,758 VND.
+ NPV: 5,428,547,913 VND>0
+ IRR: 17%>9.62%( lãi suất chiết khấu cho dự án 9.62%)
+ Điểm hòa vốn: 8,007,734,654 VND
+ Thời gian thu hồi vốn: 4.56 năm
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Dự án có NPV= 5.428.547.913>0 (vnđ)
IRR= 17%>9.62%
à Dự án là hoàn toàn khả thi có hiệu quả kinh tế cao
Nhận xét của sinh viên: Phương diện tài chính được cán bộ thẩm định rất chi tiết từ việc thẩm định mức độ hợp lý của vốn đầu tư, nguồn vốn huy động cho dự án cho đến việc xác định các khoản mục chi phí… Các phương pháp và kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đều chính xác, được tiến hành bài bản đúng quy trình.
- Phân tích độ nhạy của dự án: xem bảng 10 phần phụ lục
+Trong trường hợp giá bán giảm 5% và giảm nhiên liệu ( xăng dầu, điện) tăg 15%.
NPV= 1.467.672.239 VND >0
IRR=11,68% > 9.62%
Dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính
+ Trong trường hợp chi phí sửa chữa tăng 20%:
NPV=4.628.799.966 VND >0
IRR= 15,95%>9,62%
Dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính
+ Trong trường hợp giá bán về mặt tài chính giảm 10%
NPV= 140.820.411 VND >0
IRR= 9,82% > 9,62%
Dự án này vẫn có hiêu quả về mặt tài chính
Từ đó có thể thấy dự á ít nhạy cảm với sự gia tăng của giá nhiên liệu, chi phí sửa chữa, chi phí lãi vay cũng như sự sụt giảm của giá bán.
Nhận xét của cán bộ thẩm định: Theo quy trình chung của SGD cũng như toàn hệ thống Vietcombank việc phân tích độ nhạy là rất quan trọng. Có phân tích được độ nhạy thì hiệu quả dự án mới chắc chắn được về mặt tài chính hay không. Qua việc phân tích cho thấy trong 3 trường hợp:
TH1: giá bán giảm 5%, giá nhiên liệu tăng 15%
TH2: chi phí sửa chữa tăng 20%
TH3: giá bán về mặt tài chính giảm 10%
Dự án này vẫn có hiệu quả về mặt tài chính.
Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã tiến hành phân tích độ nhạy trong 3 trường hợp. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng , để chúng ta biết được khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự an thay đổi trong một giới hạn nhất định thì dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính. Đã một lần nữa khẳng định dự án này có hiệu quả cao về mặt tài chính. Và việc phân tích đã cho thấy cán bộ thẩm định thực hiện rất bài bản, đúng quy trình thẩm định chung của SGD yêu cầu.
2.3. Đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm đầu ra
- Đánh giá tình hình thị trường, tính hợp lý của nhóm đối tượng khách hàng mà chủ đầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112082.doc