MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG 3
1.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Dương. 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Oceanbank. 4
1.2. Thực trạng công tác thẩm định đối với các dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng tại ngân hàng TMCP Đại Dương. 9
1.2.1. Đặc điểm các dự án ngành thép ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng TMCP Đại Dương. 9
1.2.2. Vai trò và yêu cầu của công tác thẩm định đối với các dự án ngành thép. 10
1.2.2.1. Vai trò 10
1.2.1.1. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng 11
1.2.3 Các căn cứ thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép xây dựng tại ngân hàng TMCP Đại Dương 12
1.2.3.1. Căn cứ vào hồ sơ tín dụng của khách hàng. 12
1.2.3.2. Căn cứ pháp lý 13
1.2.3.3. Các căn cứ khác 13
1.2.4. Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng. 13
1.2.5. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép 17
1.2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 17
1.2.5.2. Phương pháp so sánh chỉ tiêu 18
1.2.5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 19
1.2.5.4. Phương pháp dự báo 19
1.2.5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 20
1.2.6. Nội dung thẩm định 21
1.2.6.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 21
1.2.6.3. Thẩm định dự án vay vốn 22
1.2.6.3.Thẩm định tài sản đảm bảo 31
1.3. Minh họa về công tác thẩm định một dự án cụ thể. Dự án “ đầu tư xây dựng nhà máy luyện quặng Feromangan” của công ty Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel 32
1.3.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn 32
1.3.2.Thẩm định dự án. 37
1.3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng. 45
1.3.4. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị 46
1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuẩt thép xây dựng. 47
1.4.1.Đánh giá chung công tác thẩm định dự án đầu tư tại Oceanbank. 47
1.4.1.1. Kết quả đạt được 47
1.4.1.2. Những hạn chế 48
1.4.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng tại Oceanbank. 50
1.4.2.1. Những kết quả đạt được 50
1.4.2.2. Hạn chế. 51
1.4.2.3 Nguyên nhân 53
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN
XIN VAY VỐN TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG 55
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG 55
2.1. Định hướng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới 55
2.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2010 55
2.1.2. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 56
2.2. Định hướng công tác thẩm định các dự án xin vay vốn trong ngành thép xây dựng tại Oceanbank. 57
2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng tại Oceanbank. 57
2.3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Oceanbank 57
2.3.1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án xin vay vốn 57
2.3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu 58
2.3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin 58
2.3.1.4. Nâng cao chất lượng trang thiết bị vật chất phục vụ công tác thẩm định. 60
2.3.1.5. Hoàn thiện tổ chức hoạt động thẩm định dự án vay vốn 60
2.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành thép tại Oceanbank 61
2.3.2.1. Xây dựng qui trình thẩm riêng cho ngành thép 61
2.3.2.2. Hoàn thiện các phương pháp thẩm định đặc thù đối với ngành thép 62
2.3.2.3. Hoàn thiện các nội dung thẩm định dự án ngành thép 63
2.3.2.4. Nâng cao năng lực và chuyên môn hóa cán bộ thẩm định ngành thép. 65
2.3.2.5. Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin về ngành thép của cán bộ ngân hàng. 66
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép xây dựng. 67
2.4.1. Đối với ngân hàng nhà nước 67
2.4.2. Về phía nhà nước, các cơ quan hữu quan và đối với ngành thép. 68
2.4.3. Đối với chủ đầu tư 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương – Oceanbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật liệu và đưa vào sản xuất. Với lĩnh vực và quy mô kinh doanh như của Công ty như hiện nay thì diện tích văn phòng, kho, bãi hàng như trên là phù hợp.
Bằng việc trực tiếp đi xuống hiện trường doanh nghiệp và kiểm tra tình hình sử dụng hệ thống văn phòng nhà xưởng và thẩm tra tính hợp pháp của quyền sở hữu của doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng đã có được những đánh giá thẩm định chính xác về tình hình cơ sở vật chất hiện có của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho việc thẩm định sau này về khả năng thực hiện dự án đầu tư.
2.Về máy móc thiết bị chủ yếu :
Hầu hết máy móc thiết bị đều ở tình trạng sử dụng tốt và đều thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty. Bao gồm :
Dây chuyền cán được nhập khẩu từ Đài Loan, năm sản xuất 1992, công suất thiết kế là 180.000 tấn /năm, công suất sử dụng hiện nay là 80%.
Hệ thống lò nung được nhập khẩu từ Đài Loan, năm sản xuất 1992, công suất thiết kế là 40 tấn / năm , công suất sử dụng là 80%.
Cầu trục Topmech được nhập khẩu từ Đài Loan, sản xuất năm 1995, công suất thiết kế là 10 tấn.
Thiết bị, hệ thống cân 100 tấn , 200 tấn, nhập khẩu từ Đài Loan, năm sản xuất 1995.
Máy đóng bó và cân tự động, xuất xứ từ Đài Loan, năm sản xuất 2000.
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel là Công ty chuyên sản xuất thép thanh cán nóng D10mm - 41mm, thép cuộn D5.5mm - D16mm do vậy phần lớn máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu là để phục vụ cho công việc sản xuất thép. Toàn bộ dây chuyền sản xuất của Công ty đều được nhập khẩu từ Ý như Dây chuyền cán với nguyên giá ban đầu là: 56,380 tỷ đồng. Ngoài ra còn có hệ thống nhà xưởng sản xuất: 15,561 tỷ đồng, Lò nung: 12,415 tỷ đồng, Cầu trục topmech: 4,960 tỷ đồng, hệ thống cân 100T và 200T: 2,079 tỷ đồng, Máy đóng bó và cân tự động: 2,345 tỷ đồng,.... So sánh với các đơn vị sản xuất cùng ngành nghề tại Việt Nam hiện nay, có thể đánh giá Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel là một trong những đơn vị đầu tư máy móc trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ, đầy đủ.Công ty thường xuyên thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng dây chuyền cán thép nhằm đảm bảo chất lượng luôn nhất quán.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, chính vì vậy đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan chức năng về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan đô thị.
Để đưa ra được các kết luận như trên cán bộ ngân hàng đã sử dụng phương pháp so sánh với các loại thiết bị cùng loại đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành và phải trực tiếp xuống nhà máy kiểm tra tình hình sử dụng của máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do sự am hiểu về kỹ thuật ngành thép còn hạn chế nên công tác thẩm định chất lượng của máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng gặp một số vấn đề khó khăn như trong việc đánh giá sự đồng bộ của dây chuyền công nghệ, chính vì vậy ý kiến đóng góp của các chuyên gia là vô cùng quan trọng.
3.Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp
Vật tư chủ yếu của doanh nghiệp là phôi thép với nhu cầu sử dụng hàng năm là 200.000 tấn.
Dầu FO được cung cấp bởi công ty xăng dầu khu vực III.
Điện : một phần do doanh nghiệp có thể tự cung cấp, một phần đã ký kết mua của công ty điện lực Hải Dương.
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là phôi thép, dầu FO, điện. Nhu cầu phôi thép của Công ty chủ yếu được nhập khẩu (80%), phần còn lại được cung cấp bởi các Công ty kinh doanh sắt thép trên địa bàn thành phố Hải Dương (20%). Những nhà cung cấp này phần lớn là những đối tác cung cấp thường xuyên cho Công ty từ khi thành lập đến nay. Qua quá trình kinh doanh, Công ty đã tạo lập được uy tín với các nhà cung cấp trên thị trường trong giao dịch thanh toán. Với uy tín và thương hiệu của mình Công ty thiết lập được một mạng lưới những nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên, ổn định, đảm bảo kế hoạch kinh doanh không bị gián đoạn.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty hiện thuộc nhóm các mặt hàng nhạy cảm về giá trên thị trường. Trong những năm vừa qua, nhất là từ đầu năm 2008 đến nay, tình hình sắt thép, dầu mỏ diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên cuối năm 2008 và dự báo năm 2009 thị trường trong nước cũng như trên thế giới giá cả mặt hàng này sẽ tăng nhẹ và thiết lập một mặt bằng giá thấp so với năm 2007, 2008 do nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ giảm, giá cả hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào giảm và duy trì ở mức thấp.
4. Thị trường tiêu thụ: thị trường của doanh nghiệp chỉ là trong nước chưa hướng ra xuất khẩu
Cán bộ ngân hàng đã sử dụng các biện pháp so sánh đánh giá, phân tích thị trường và sử dụng các phương pháp toán học để xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
5. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: trong nội dung này cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu.
Bảng 2.1: phân tích tình hình kinh doanh của công ty qua các năm (phụ lục)
Qua bảng phân tích có thể thấy, so với các doanh nghiệp cùng ngành đây là con số khá lớn. Doanh thu thuần tăng mạnh, các khoản mục chi phí được sử dụng hợp lý. Qua đó cho thấy công ty đã huy động mọi nguồn lực nhằm đạt được tăng trưởng, lợi nhuận theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
1.3.2.Thẩm định dự án.
Thẩm định sự cần thiết của dự án:
Ngành luyện kim những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc theo sự phát triển của thị trường, tuy nhiên ngành luyện kim trong nước lại bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này là do năng lực sản xuất phôi thép trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước lại có đầy đủ khả năng để cung ứng cho việc sản xuất tại chỗ phục vụ cho nguồn phôi thép nội địa.
Cả nước hiện nay có tất cả 20 đơn vị và dự án khai thác quặng Mangan phục vụ cho việc sản xuất trong nước và hướng tới việc xuất khẩu. Tuy nhiên, có rất ít các đơn vị thực sự đi vào hoạt động cung cấp sản phẩm ra thị trường. Mục tiêu chính của dự án là cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất phôi thép trong nước, do vậy dự án được lập nên và xây dựng theo công suất của các nhà máy sản xuất thép nội địa.
Ngoài ra, việc thực hiện dự án còn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phôi thép trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và giúp ổn định cho giá thép trong nước.
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Trong giai đoạn hiện nay, tiềm năng về sử dụng các sản phẩm sản xuất từ quặng Feromangan là rất lớn, yêu cầu chất lượng.
Hiện nay nguồn phôi thép sản xuất trong nước là rất thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp hầu hết phải nhập khẩu phôi thép. Mà nguồn phôi thép nhập khẩu là không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc công ty đầu tư xây dựng nhà máy khai thác quặng phục vụ việc sản xuất phôi thép trong nước là bước đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Kế hoạch triển khai dự án có khả thi hay không: Công ty ngày càng tăng trưởng và phát triển từ khi thành lập, thị trường đầu ra của sản phẩm đã và đang được người tiêu dùng chấp thuận, tổng nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty gần với công suất thiết kế tối đa của nhà máy chuẩn bị đầu tư do đó kế hoạch triển khai dự án của Doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi.
Đặc điểm kỹ thuật của dự án
* Quy trình công nghệ:
- Hệ thống máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất khai thác với công suất 6.600 tấn / năm của công ty được nhập khẩu từ Trung Quốc, máy móc mới 100%. Đây là máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại của Trung Quốc hiện nay, có quy trình tự động hóa cao, an toàn và năng suất đạt chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Dự án này cho ra đời những sản phẩm được kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế của công ty cũng như của thị trường Việt Nam trong thời gian qua.
* Công suất hoạt động:
- Công suất của dự án dự kiến năm đầu đạt 70%, sau đó mỗi năm tăng lên 5% và công suất tối đa đạt 90%. Có thể khẳng định vấn đề khai thác công suất của máy móc thiết bị là không đáng ngại, bởi lẽ Công ty đã có kinh nghiệm trong khi thị trường có nhu cầu cao với sản phẩm có chất lượng.
- Cơ sở xác định công suất hoạt động của máy móc thiết bị làm cơ sở tính toán hiệu quả của dự án : do dây chuyền máy móc thiết bị mới, cộng với sự chuẩn bị cho dự án này là rất kỹ do vậy công suất thiết kế 6.600 tấn/năm, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của mình Công ty hoàn toàn có khả năng đạt được năng suất như tính toán.
Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
* Công suất và thị trường tiêu thụ của dự án
Bảng 1.5: Sản lượng sản xuất kế hoạch
Đơn vị : tấn/ năm
Thời gian thực hiện
Mức công suất dây chuyền
Sản lượng
Năm 1
75%
4.950
Năm 2
80%
5.280
Năm 3
85%
5.610
Năm 4
90%
5.940
Năm 5
90%
5.940
Năm 6
90%
5.940
Năm 7
90%
5.940
Năm 8
90%
5.940
Năm 9
90%
5.940
Năm 10
90%
5.940
Năm 11
90%
5.940
Năm 12
90%
5.940
( nguồn : hồ sơ dự án của DN trình lên ngân hàng )
Khi nhà máy đi vào hoạt động công suất của nhà máy sẽ đạt từ 75% - 90 % , sản lượng sản xuất sẽ là 4.950 đến 6.600 tấn / năm. Đây là mức dự kiến sản lượng hợp lý vì cho dù là dây chuyền mới và công suất thiết kế là 100% thì công suất thực tế cũng không thể đạt 100%. Năm đầu tiên vận hành, do một số yếu tố như mới tiếp nhận công nghệ, trình độ kỹ thuật vận hành máy của công nhân viên chưa cao … nên công suất vận hành máy chỉ đạt 75% là hợp lý. Sang các năm sau khi mà nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, trình độ vận hành máy móc tăng lên, việc sản xuất đã đi vào dây chuyền thì công suất dần tăng lên và đạt mức tối đa là 90%. Mặc dù vậy công suất của dây chuyền cũng không thể đạt 100% vì có thể có các sự cố bất lợi về nguyên vật liệu về máy móc, ngoài ra còn có độ hao mòn của dây chuyền.
Qua nghiên cứu thị trường, cán bộ ngân hàng đã đưa ra kết luận là : cộng thêm với tất cả các đơn vị cung cấp đang hoạt động thì lượng sản phẩm cung ứng mới đạt khoảng 40% nhu cầu, nên có thể hoàn tòan yên tâm về đầu ra sản phẩm của dự án.
* Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Sản phẩm được áp dụng trên máy móc thiết bị tiên tiến, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả hợp lý, chủng loại đa dạng phù hợp với tất cả các đối tượng người tiêu dùng do vậy sản phẩm của Công ty đã dần mở rộng thị trường tiêu thụ trên toàn quốc.
Thẩm định nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án.
-Điện : công ty hoàn tòan có thể chủ động nguồn điện cho hoạt động khai thác nhờ việc kéo đường dây 35KV từ trạm điện 110KV tới nhà máy.
- Nước: công ty đã chủ động ký kết hợp đồng cung cấp với công ty cấp thoát nước Hải Dương bố trí cung cấp nước cho sản xuất. Ngoài ra lượng nước sau khi cung cấp cho hoạt động của nhà máy sẽ được luân chuyển quay lại bể tuần hoàn và tái sử dụng phục vụ cho hoạt động khác của nhà máy.
- Than: lò luyện mangan chủ yếu sử dụng than Coke. Loại than này một phần được công ty nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, phần còn lại thì được mua trực tiếp trong nước.
- Quặng nguyên liệu : công ty sử dụng chủ yếu quặng nguyên liệu từ các mỏ quặng trong nước đảm bảo đủ trữ lượng cho nhà máy hoạt động với công suất trên 75%.
Thẩm định phương diện tổ chức quản lý của dự án
Thực hiện dự án là do ban lãnh đạo công ty cử cán bộ trực tiếp thực hiện. Với ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong ngành thép, nên có thể hoàn toàn yên tâm về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án.
Hiện nay nguồn nhân lực của Công ty là 80 người. Dự định khi dự án được triển khai, nguồn nhân lực của Công ty sẽ tăng lên khoảng 150 người trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật vận hành dây chuyền, nhân viên kỹ thuật và các bộ phận kho, thợ điện. Do đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm quặng phục vụ sản xuất phôi thép nên đội ngũ nhân viên của Công ty hiện nay đã có kinh nghiệm và được thời gian sàng lọc kỹ càng do vậy về nhân sự Công ty hoàn toàn chủ động trong việc sắp xếp và bố trí nhân sự khi Công ty vận hành dây chuyền sản xuất.
Thẩm định phương diện tài chính của dự án
*Thẩm định về nguồn vốn của dự án
Nhu cầu vay vốn của dự án:
Tổng dự toán : 72.050 triệu đồng
Vốn tự có tham gia: 26.750 triệu đồng
Vốn dự định vay của Oceabank : 42.625 triệu đồng
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Giá trị dự toán: Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị công ty đều nhập đồng bộ công nghệ sản xuất của Trung Quốc trên cơ sở Công ty đã sang thăm dò thị trường Trung Quốc để tìm kiếm các nhà cung cấp dây chuyền theo nhu cầu của Công ty và đã tham khảo một số nhà máy trong nước có dây truyền sản xuất tương tự. Vì vậy giá cả là hoàn toàn phù hợp với giá cả thị trường trong thời điểm hiện tại.
Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào dự án: Nguồn vốn đầu tư dự án một phần hình thành từ vốn tự có của Doanh nghiệp (chiếm 37,12%), một phần do Ngân hàng tài trợ (chiếm 59,16%) còn một phần huy động khác.
Mặc dù đã sử dụng phương pháp thẩm định như so sánh chỉ tiêu với các dự án khác để thẩm định mức hợp lý của nguồn vốn dự án, và đã có sự tìm hiểu thị trường công nghệ, nhưng nội dung thẩm định nguồn vốn của dự án vẫn còn hạn chế. Đầu tiên, đó là không có sự xem xét về nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án. Hai là, không có sự thẩm định nguồn gốc của các thành phần tạo nên vốn tự có tham gia vào dự án. Nếu nguồn vốn tự có được hình thành từ lợi nhuận giữ lại thì sẽ có lợi cho dự án, tuy nhiên nếu được hình thành từ các nguồn khác thì lại tạo ra áp lực về chi phí sau này. Chính vì vậy mà nội dung thẩm định này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả cao.
* Thẩm định tỷ suất “r” của dự án
Dự án dùng hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn di vay ngân hàng. Tuy nhiên cán bộ ngân hàng đã lấy luôn lãi xuất vay vốn của ngân hàng làm tỷ suất “r” của dự án. Do vậy tỷ suất của dự án được xác định bằng
r = 0.12
= 12%
Đây là tỷ suất mà cán bộ ngân hàng dùng để tính chuyển các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian. Ngoài ra nó còn được dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả NPV, T và dùng để so sánh với tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án.
* Thẩm định chi phí và doanh thu của dự án.
Việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án sử dụng phương pháp dự báo về chi phí các nguyên nhiên vật liệu đầu vào, dự báo năng suất và giá bán sản phẩm của dự án đầu tư.
- Thẩm định chi phí của dự án: Bảng tính chi tiết (bảng phụ lục 2.2)
Chi phí của dự án bao gồm chi phí sản xuất ( chi phí khai thác quặng, chi phí điện, chi phí than, chi phí lương,…) chi phí quản lý, chi phí lãi vay,…
Bảng tính chi tiết các chi phí của dự án được cán bộ thẩm định tính toán lại dựa trên việc tìm hiểu thực tế thị trường và bảng tính do chủ đầu tư cung cấp. Việc xác định lại các thông tin về chi phí của dự án được cán bộ ngân hàng tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp yếu tố đầu vào trên thị trường, ngoài ý kiến chủ quan của mình còn có sự đánh giá tính chính xác của các chuyên gia trong ngành.
Qua thẩm định và đánh giá của cán bộ ngân hàng và tờ thông tin của doanh nghiệp cung cấp có thể thấy chi phí của dự án tăng dần qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng này là do công suất của dự án tăng dần, mặt khác do tỷ lệ lạm phát nên giá của các yếu tố đầu vào cũng tăng, bên cạnh đó các chi phí như chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí điện nước cũng tăng. Qua các năm chỉ có chi phí trả lãi vay ngân hàng là giảm, nhưng tốc độ giảm của yếu tố này ít hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các yếu tố khác, nên kết quả cuối cùng là chi phí hàng năm vẫn tăng.
Bảng tính kế hoạch khấu hao của dự án: bảng 2.4 phụ lục
Khi tính khấu hao của dự án, cán bộ thẩm định tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho tất cả các bộ phận của dự án đầu tư. Vì vòng đời của dự án là 12 năm nên TSCĐ của dự án cũng được khấu hao trong vòng 12 năm. Do đặc thù của phương án đầu tư là dự án khai thác khoáng sản nên tỷ lệ đầu tư vào nhà xưởng là ít hơn đầu tư vào dây chuyền thiết bị. Do vậy nên tỷ trọng khấu hao của nhà xưởng ít hơn chiếm khoảng 40%.
Bảng tính kế hoạch trả lãi vay của dự án: bảng 2.3 phụ lục
Lãi vay ngân hàng có chi phí sử dụng là 12%/ năm và khoản chi phí này được tính theo phương thức dư nợ giảm dần. Thời gian ân hạn là 1 năm xây dựng và trả gốc đều đặn trong 11 năm sau đó.
Các chi phí trên đều được tính dựa vào định mức tiêu hao của các khoản mục hình thành nên chi phí của dự án. So sánh giá của các chi phí với giá thực tế của thị trường và trên cơ sở tính toán lại hợp lý.
- Thẩm định doanh thu của dự án: việc thẩm định doanh thu của dự án được dựa trên cơ sở của phương pháp dự báo sản lượng sản xuất và giá bán của sản phẩm. Doanh thu của dự án chủ yếu tính dựa trên hồ sơ cung cấp của khách hàng. Cán bộ ngân hàng đã dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp và đi điều tra thực tế giá bán của sản phẩm trên thị trường để tính toán lại và đưa ra bảng dự tính kết quả kinh doanh của dư án
Bảng dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh : Bảng phụ lục 2.5.
Trong nội dung thẩm định này, cán bộ ngân hàng đã sử dụng các phương pháp: so sánh chỉ tiêu, dự báo cung cầu sản phẩm và giá các nguyên vật liệu đầu vào để xác định lại các kết quả kinh doanh của dự án. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy mức dự kiến chi phí hàng năm tăng như của doanh nghiệp đưa ra là không hợp lý. Bởi tốc độ lạm phát những năm 2007 - 2009 là rất cao. Năm 2006 là 6,6%, năm 2007 là 12,63%, còn tỷ lệ lạm phát năm 2008 là gần 20% ( nguồn : tổng cục thống kê Việt Nam). Với mức dự kiến doanh nghiệp đưa ra, có thể các chỉ tiêu tài chính vẫn hiệu quả nhưng khi có sự biến động lớn về giá các yếu tố đầu vào thì các chỉ tiêu đó sẽ thay đổi rất nhiều. Vậy cần yêu cầu doanh nghiệp đề xuất lại mức dự kiến tăng chung của các yếu tố chi phí phù hợp hơn với sự biến động của nền kinh tế đồng thời giúp cho doanh nghiệp đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính , từ đó ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
* Thẩm định dòng tiền của dự án
Sau khi thẩm định lại các số liệu mà khách hàng cung cấp cán bộ ngân hàng xác định tính toán lại dòng tiền của dự án
Dòng tiền của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao + lãi vay – VĐT ban đầu
Bảng tính chi tiết : bảng phụ lục 2.4
* Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Từ việc tính toán dòng tiền của dự án cán bộ ngân hàng đã xác định được các chỉ tiêu hiệu quả như sau
Giá trị thu nhập ròng (NPV) :16.299,88 triệu đồng
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ : 17%
Thời gian thu hồi vốn đầu tư : 5 năm 2 tháng ( phụ lục bảng 2.7)
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Dự án có NPV > 0 cho thấy dự án hoàn toàn khả thi. Với vòng đời của dự án là 12 năm doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận từ dự án hiện giá là : 16.299 triệu đồng.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 17% > lãi suất cho vay cho thấy dự án mang lại lợi ích tương đối lớn cho doanh nghiệp.
Thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu là 5 năm 2 tháng. Như vậy vòng đời của dự án là 12 năm nhưng chỉ trong 5 năm 2 tháng đã hòan được vốn. Thời gian còn lại chủ dự án sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận mà dự án mang lại.
Có thể thấy dự án của công ty là hoàn toàn khả thi và mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Mặc dù đã sử dụng các phương pháp dự báo và thống kê kinh tế để tính toán, nhưng nội dung thẩm định chỉ tiêu tài chính này vẫn còn một số hạn chế. Nổi bật nhất đó là đã đồng nhất lãi suất vay vốn của ngân hàng thành tỷ lệ chiết khấu của dự án. Khi tính các chỉ tiêu hiệu quả cán bộ ngân hàng đã không xác định chi phí sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp, mà coi như nó bằng 0. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tài chính của dự án. Khi đó làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho dự án. Nếu mức chi phí sử dụng vốn tự có khác với lãi suất cho vay của ngân hàng có thể gây sai lệch rất lớn đến hiệu quả của dự án. Nếu chi phí sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp cao hơn chi phí lãi vay thì khi đồng nhất chi phí lãi vay với tỷ suất chiết khấu của dự án, sẽ là cho tỷ lệ chiết khấu của dự án thấp hơn so với thực tế. Nếu ngược lãi chi phí sử dụng vốn tự có thấp hơn thì sẽ làm cho tỷ lệ chiết khấu của dự án cao hơn so với thực tế, điều này dẫn đến việc xác định giảm độ hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Vì vậy việc không xác định chi phí sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư nhiều khi mang lại được kết quả không như mong muốn.
* Thẩm định độ nhạy của dự án
Khảo sát độ nhạy NPV khi chi phí khai thác quặng tăng và chi phí điện tăng. Dự trên hồ sơ dự án doanh nghiệp trình lên ngân hàng, cán bộ ngân hàng đã thẩm định lại cho giá của 2 yếu tố là chi phí khai thác và chi phí điện đồng thời tăng lên với các tỷ lệ khác nhau. Có thể thấy sự thay đổi của giá trị NPV qua bảng sau.
Bảng 1.6: tính độ nhạy NPV của dự án
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Chi phí điện tăng bình quân mỗi năm
0%
3%
5%
7%
10%
12%
Chi phí khai thác quặng tăng
3%
16.220,1
15.345
14.456
12.602
3.592
- 9.390
10%
10.483
8.939
5.893
4.038
- 4.908
-11.832
20%
7.380
6.093
4.569
- 2.090
-7.470
-12.580
25%
3.603
2.759
- 3.806
- 5.993
-8.542
- 13.859
29%
570
- 2.758
- 5.390
-11.748
-13.894
-14.806
( Nguồn : tờ trình thẩm định của ngân hàng)
Nhận xét của cán bộ ngân hàng:
Thông qua độ nhạy của dự án có thể thấy dự án vẫn hiệu quả ngay cả khi giá điện tăng 5% và chi phí khai thác quặng tăng 20% . Tóm lại, nhìn tổng thể dự án thì các chỉ số tài chính là khả thi, hiệu quả và đảm bảo nguồn trả nợ Ngân hàng.
Bằng phương pháp dự báo giá của các chi phí đầu vào, cán bộ thẩm định đã tiến hàng đánh giá độ nhạy cảm của chỉ tiêu NPV theo giá điện và chi phí khai thác quặng và đưa ra kết luận là dự án vẫn hiệu quả khi có những sự thay đổi này. Nhưng nếu chỉ phân tích sự thay đổi của NPV do sự thay đổi của 2 yếu tố là giá điện và chi phí khai thác là chưa đủ vì sự thay đổi của NPV còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Mặt khác chỉ phân tích độ nhạy của của giá trị NPV thôi thì chưa đủ để kết luận về mức độ vững chắc về mặt tài chính của dự án. Vì vậy, kiến nghị cán bộ ngân hàng nên thẩm định thêm độ nhạy cảm của các chỉ tiêu khác như IRR hay có sự phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu trên sự thay đổi của nhiều yếu tố hơn nữa.
* Thẩm định khả năng trả nợ
Bảng kế hoạch trả nợ của dự án: phụ lục bảng 2.7
Từ bảng kế hoạch trả nợ ta có thể thấy mặc dù dự án chỉ mất 5 năm 2 tháng để hoàn vốn nhưng lại phải đợi đến năm thứ 5 mới có có khả năng trả gốc ngân hàng đủ kế hoạch. Điều này có thể lý giải do vốn đầu tư ban đầu cho dự án là lớn, mà đây lại là dự án khai thác và chế biến khoáng sản nên thời gian để thu được lợi nhuận cao là lâu hơn các dự án khác. Mặc dù từ năm thứ 3 trở đi tỷ số thanh toán nợ đã lớn hơn 1, nhưng do có sự chuyển nợ từ các năm trước sang nên năm thứ 3 doanh nghiệp vẫn không hoàn thành được kế hoạch trả nợ. Tuy nhiên các năm sau đó, hệ số thanh toán nợ là khá cao. Vì vậy có thể kiến nghị ngân hàng rút ngắn thời gian cho vay xuống 10 năm.
1.3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.
Tài sản đảm bảo nợ vay là hệ thống dây chuyền thiết bị được hình thành từ hoạt động đầu tư và quyền đòi nợ từ Vinasteel.
(1) Hệ thống dây chuyền thiết bị hình thành từ vốn vay ( mở LC nhập khẩu qua Oceanbank)
- Trị giá định giá : theo hợp đồng ngoại và bộ chứng từ nhập khẩu
- tỷ lệ cho vay/ giá trị định giá:70%, theo đúng qui định của Oceanbank
- Phương thức quản lý:
+ Trong quá trình thiết bị chưa về Việt Nam thì công ty kí hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
+ Khi thiết bị về đến Việt Nam, công ty sẽ hoàn thiện hợp đồng thế chấp có xác nhận công chứng và nhập kho
(2) Quyền thu từ việc bán sản phẩm dự án
- Có thể coi đây là tài sản đảm bảo cầm kèm và có độ tin cậy cao
- Phương thức quản lý: tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là tại Oceanbank và không thay đổi trong thời gian vay vốn.
1.3.4. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị
* Nhận xét, đánh giá:
- Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel đã chuẩn bị đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy luyện quặng Feromangan tạo nguyên liệu cho việc sản xuất phôi thép trong nước. Nhân sự quản lý cũng như nhân công được lấy trực tiếp từ nhà máy chính của công ty sang, nên hoàn toàn có thể yên tâm về trình độ quản lý và tay nghề vận hành.
- Thị trường đầu ra là tương đối ổn định do công ty đã có đối tác lâu năm, uy tín và sản phẩm của dự án cũng có thể trực tiếp là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel là một công ty lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có tiềm lực tài chính mạnh.
- Phương án tính toán của dự án đầu tư là có hiệu quả.
* Kiến nghị:
Trên cơ sở phân tích bản kế hoạch dự án và ý kiến của cán bộ thẩm định, ngân hàng đồng ý cho vay với các nội dung chính sau:
- Đề nghị cho vay.
- Phương thức cho vay : đầu tư theo dự án
- Số tiền vay: 42.625 triệu đồng
- Lãi suất cho vay: Lãi suất vay vốn dài hạn bẳng mức lãi suất quy định của ngân hàng Oceanbank tại thời điểm phê duyệt cho vay.
- Lãi suất phạt quá hạn : điều chỉnh theo qui định của Oceanbank, được ghi rõ trong hợp đồng vay.
- Thời hạn cho vay : 11 năm kể từ ngày đầu bắt đầu giải ngân, thời gian ân hạn 1 năm.
- Phương thức trả nợ : trả gốc và lãi hàng tháng.
1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuẩt thép xây dựng.
1.4.1.Đánh giá chung công tác thẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26906.doc