MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN QUA. 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2
1.1.1Giới thiệu sơ bộ về Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La. 2
1.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh. 3
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA 6
1.2.1 Tổng quan về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La 6
1.2.2 Mục đích và căn cứ thẩm định 11
1.2.3 Quy trình thẩm định. 12
1.2.4 Phương pháp thẩm định. 14
1.2.5 Nội dung thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La. 16
1.2.5.1 Thẩm định về thị trường. 17
1.2.5.2 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. 19
1.2.5.3. Thẩm định phương diện tài chính của dự án đầu tư. 20
1.3 VÍ DỤ MINH HỌA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA 25
1.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VÔN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA 56
1.4.1 Những thành tựu trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La. 56
1.4.2Những hạn chế và nguyên nhân 58
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI. 62
2.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 62
2.1.1 Định hướng phát triển chung. 62
2.1.2 Định hướng phát triển trong công tác thẩm định. 63
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI 64
2.2.1 Hoàn thiện căn cứ thẩm định. 64
2.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định. 65
2.2.3 Hoàn thiện phương pháp thẩm định. 65
2.2.4 Hoàn thiện nội dung thẩm định. 66
2.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định. 68
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 69
2.3.1 Một số kiến nghị Chính phủ và các Bộ ban ngành. 69
2.3.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại xã Chiềng Hoa, Huyện Mường La giao cho công ty TNHH XD&TM Lam Sơn để xây dựng công trình thuỷ điện Nậm Pia”.
- Biên bản làm việc gữa công ty TNHH XD&TM Lam Sơn và UBND Xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, Tỉnh Sơn La ngày 16/06/2006.
- Quyết định số: 2158/QĐ-UBND ngày 16/06/2006 của UBND huyện Mường La “V/v: Thành lập hội đồng bồi thường, GPMB để xây dựng thuỷ điện Nậm Pia”.
- Công văn số: 112/VPUB ngày 04 tháng 07 năm 2006 của Văn phòng UBND tỉnh Sơn La gửi Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn la “V/v: Chấp thuận dự án thuỷ điện Nâm Pia”.
- Quyết định số: 4545/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND huyện Mường La “V/v: Thu hồi 206.270,8m2 đất nông - lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Bản Pia, Nà Cưa, Huổi Lay xã Chiềng Hoa - Huyện Mường La”.
- Quyết định số: 4549/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND huyện Mường La “V/v: Phê duyệt bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bản Huổi Lay, Nà Cưa, Bản Pia xã Chiềng Hoa huyện Mường La”.
- Báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở dự án thuỷ điện Nậm Pia của Sở công nghiệp tỉnh Sơn La số:213/BC-SCN ngày 12 tháng 04 năm 2007.
- Công văn số:246/CV-KH ngày 12/04/2007 của sở KH và ĐT tỉnh Sơn La V/v: Tham gia về nguồn vốn dự án thuỷ điện Nậm Pia.
3. Văn bản của bộ công nghiệp, EVN.
- Công văn số: 4069CV/EVN-KH ngày 10/08/2005 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam chấp thuận mua điện của Nhà Máy thuỷ điện Nậm Pia.
- Công văn số: 4620/BCN-NLDK ngày 29/08/2005 của Bộ công nghiệp thống nhất để công ty TNHH XD&TM Lam Sơn được triển khai nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện Nậm Pia.
- Công văn số: 3122/CV-EVN-TĐ ngày 23/06/2006 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam thoả thuận phương án đấu nối cụm điện suối Nậm Pia.
- Công văn số: 3969/BCN-NLDK ngày 12/07/2006 của Bộ công nghiệp “V/v: Có ý kiến dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Nậm Pia”.
- Biên bản thỏa thuận giữa công ty TNHH XD&TM Lam Sơn và Tổng công ty điện lực Việt Nam “V/v: Mua bán điện từ nhà máy thuỷ điện Nậm Pia”, ngày 28/09/2006.
4. Hồ sơ dự án.
4.1 Báo cáo tóm tắt.
4.2 Thuyết minh dự án
4.3. Thuyết minh thiết kế cơ sở.
4.4 Báo cáo khảo sát địa hình.
4.5 Báo cáo khảo sát địa chất.
4.6 Điều kiện khí tượng thuỷ văn.
4.7 Thiết bị công nghệ.
4.8 Thuyết minh tổ chức xây dựng.
4.9 Tổng mức đầu tư.
4.10 Thuỷ năng - kinh tế năng lượng.
4.11 Bản vẽ thiết kế.
4.12 Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Các văn bản khác.
- Hợp đồng kinh tế số 06/HĐKT ngày 05/09/2005 giữa công ty TNHH XD&TM Lam Sơn và CTCP tư vấn và đầu tư VINACONEX 36 “V/v: Tư vấn khảo sát và thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Nậm Pia, huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
- Hợp đồng giao thầu thẩm định dự án đầu tư Công trình Nhà máy thuỷ điện Nậm Pia số: 205 HĐ/TKTV1 ngày 22/09/2005 giữa công ty TNHH XD&TM Lam Sơn và Xí nghiệp thiết kế tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1.
- Hợp đồng kinh tế số 01/HĐ-KT ngày 18/04/2006 giữa công ty TNHH XD&TM Lam Sơn và Viện năng lượng “V/v: Lập phương án đấu nối cụm thuỷ điện Nậm Pia vào lưới điện khu vực”.
- Công văn 73CV/TKTK1 ngày 24/04/2006 của xí nghiệp thiết kế tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 báo cáo giải trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện Nậm Pia.
Nhận xét: Hồ sơ dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Với các hồ sơ hiện có đủ điều kiện để phục vụ cho quá trình thẩm định xem xét khoản cho vay đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Pia.
Thẩm định sự cần thiết của dự án
Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tiến hành thẩm định sự cần thiết đầu tư của dự án. So sánh nội dung trong dự án với các tài liệu trên mạng và tham khảo đánh giá của các cán bộ phòng đầu tư của Tỉnh để đánh giá tính chính xác của các nội dung của dự án.
Công trình thủy điện Nậm Pia thuộc địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Công trình được dự kiến xây dựng trên suối Nậm Pia. Hồ chứa và khu đầu mối của công trình được xây dựng tại Xã Chiềng Hoa và xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Địa hình công trình đồi núi, có độ dốc tương đối lớn, phức tạp. Do độ dốc địa hình tương đối lớn, nên đất đai thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, độ màu mỡ kém, khó khăn trong canh tác trồng trọt. Rừng ở khu vực này có chất lượng thấp, độ che phủ kém, phân bố không đồng đều. Đường giao thông từ trung tâm huyện Mường La đi vào công trình có thể theo 2 con đường:
+ Đường bộ: đường giao thông liên xã cấp 4 - miền núi, phải vượt qua 2 ngầm, các thiết bị cơ giới có thể đi vào công trình bằng con đường này.
+ Đường Sông: Từ bến phà Tạ Bú cánh trung tâm huyện Mường La khoảng 5km về phía hạ lưu sông Đà có thể vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng dọc theo sông đà đến bến phà Mường Pia vào công trình là 3km đường giao thông liên xã. Đây là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển vật liệu xây dựng, đặc biệt là thiết bị nặng.
Dân cư vùng dự án là đồng bào người dân tộc Thái sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, thời gian nông nhàn hàng năm kéo dài 4 - 5 tháng. Tuy nhiên việc sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên dẫn đến đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng công trình thủy điện Nậm Pia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp.
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. So sánh nội dung khía cạnh thị trường trong dự án với các tài liệu trên mạng và tham khảo ý kiến của ngành điện của tỉnh để kiểm tra tính chính xác của các nội dung.
Điện lực là một ngành công nghiệp đặc biệt, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế và đầu tư, việc sản xuất và tiêu thụ điện năng của nước ta cũng đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân là 14,7%, đây là tốc độ tăng cao nhất trong các nước châu á hiện nay.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015, tính đến cuối 2005, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện toàn quốc là 11.298MW, công suất cực đại của hệ thống điện quốc gia là 9.255MW và sản lượng điện toàn quốc đạt 53,462 tỷ kWh. Công suất cực đại của các miền như sau: Miền Bắc 3886 MW, miền Trung 979 MW, miền Nam 4539 MW. Trong tổng công suất lắp đặt, tỷ lệ thuỷ điện giảm dần từ 54,8% xuống khoảng 30,8% tổng công suất, thay vào đó là sự phát triển của nhiệt điện chạy than và tua bin khí hỗn hợp (tỷ trọng sản lượng tua bin khí tăng từ 16,4% năm 2000 lên 31,0% năm 2005).
Mặc dù trong thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội nhưng thực tế cho thấy cung cầu điện năng hiện vẫn còn mất cân đối, cung vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao.
Trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến 2020, tháng 10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia. Việc phát triển nguồn điện sẽ thực hiện theo hướng ưu tiên phát triển thủy điện, khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức. Trong khoảng 20 năm tới, sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng, dự kiến tổng công suất các nhà máy thuỷ điện đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW. Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Dự kiến đến năm 2010, nhiệt điện than sẽ có tổng công suất khoảng 4.400 MW và tổng công suất của nhiệt điện khí sẽ đạt 7000 MW.
Với tiến độ thực hiện thực tế của các công trình điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006 - 2010, hệ thống điện quốc gia sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu điện ở tất cả các phương án phụ tải. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư khác có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện; nâng cấp các nguồn điện hiện có; đổi mới phương thức vận hành và quản lý đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng trên nguyên tắc chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm. Cụ thể: trong hai năm 2005-2006, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành 15 công trình nguồn điện đang xây dựng khắc phục tình trạng chậm tiến độ với tổng công suất khả dụng là 1200 MW; năm 2007 dự kiến đưa vào vận hành 47 công trình thuỷ điện với tổng công suất 2.092,05 MW; giai đoạn 2008-2010, sẽ đưa vào vận hành 50 công trình nguồn điện với tổng công suất khả dụng là 7.952MW.
Theo kết quả tính toán khi chưa có các giải pháp cấp bách, mức độ thiếu hụt điện năng năm 2006 là 1,1 tỷ kWh, năm 2007 là 6,6 tỷ kWh và từ năm 2008 trở đi, mức độ thiếu hụt càng trầm trọng hơn nếu các biện pháp khắc phục không được áp dụng. Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu cung cấp điện cho hệ thống và khai thác hiệu quả nhất các cơ sở nguồn điện, EVN đã đặt ra yêu cầu tập trung công suất phát điện của các nhà máy thuỷ điện có khả năng điều tiết để phủ phần đỉnh của biểu đồ phụ tải ngày, đặc biệt là mùa kiệt.
Theo tính toán của cán bộ thẩm định căn cứ vào giá điện chung đang áp dụng và sử dụng phương pháp dự báo bằng excel để kiểm tra tính chính xác, giá thành của sản phẩm điện sản xuất trong năm
Bảng 7: Dự báo giá sản phẩm điện
Biểu giá theo mùa - theo giờ
(cent/kWh)
Khoản mục
22h-4h
4h-18h
18h-22h
Mùa mưa (tháng 7,8,9)
2
3.65
4.3
Mùa khô (các tháng còn lại)
2.5
4.0
4.5
Sản lượng theo mùa - theo giờ
(Triệu kWh)
Khoản mục
22h-4h
4h-18h
18h-22h
Mùa mưa (tháng 7,8,9)
12.5
88.5
61.4
Mùa khô (các tháng còn lại)
45.1
310.2
167.33
57.6
398.7
228.73
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La)
So với nhu cầu điện của cả nước, khả năng cung cấp của thủy điện Nậm Pia là nhỏ, tuy nhiên nó sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực Tây Bắc. Công ty đã thương thảo giá bán điện cho EVN tại biên bản thoả thuận giữa Cty TNHH XD&TM Lam Sơn và EVN ngày 28/09/2006 với giá 603đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), thời hạn dự kiến mua bán điện là 25 năm.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. So sánh khía cạnh kỹ thuật của dự án với các dự án đã thực hiện truớc đó để kiểm tra tính chính xác. Đồng thời cán bộ thẩm định cũng tham khảo ý kiến của công ty tư vấn.
Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng dự án
Địa điểm: Công trình thủy điện Nậm Pia thuộc địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyện Mường La gần 20 km. Công trình được xây dựng trên suối Nậm Pia, Xã Chiềng Hoa và Xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Cơ sở hạ tầng: Công trình có độ chênh lệch địa hình từ đầu mối về nhà máy khoảng 124 đến 133m, khoảng cách từ đập đầu mối về nhà máy theo sườn núi 3,6 km nên địa hình dốc. Để vào được công trình hiện nay có thể đi bằng 2 con đường: Đường bộ là đường giao thông liên xã cấp 4 - miền núi, các thiết bị cơ giới có thể đi vào công trình và Đường Sông từ bến phà Tạ Bú cánh trung tâm huyện Mường La khoảng 5km về phía hạ lưu sông Đà có thể vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng dọc theo sông đà đến bến phà Mường Pia vào công trình là 3km đường giao thông liên xã, thuận lợi cho vận chuyển vật liệu xây dựng, đặc biệt là thiết bị nặng.
Nhìn chung, giao thông đến dự án có thể đáp ứng yêu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng và thiết bị.
Điều kiện địa hình, địa chất:
Công trình thuỷ điện thuộc xã Chiềng Hoa và Chiềng Công, huyện Mường La, Tỉnh Sơn La. Tọa độ địa lý của tuyến đập: 104080’20’’ Kinh độ Đông - 21026’00’’ vĩ độ bắc; Tọa độ địa lý của tuyến nhà máy: 104010’00’’ kinh độ đông - 21026’52’’ vĩ độ bắc.
Địa hình khu dự án có độ dốc tương đối lớn, phức tạp. Việc lựa chọn hình thức thi công khó khăn. Song địa chất thi công ở đây là vùng đá Granit vững chắc, là nền lý tưởng cho các hạng mục công trình. Như vậy, địa hình địa chất đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình thuỷ điện.
Điều kiện khí tượng, thủy văn:
Khu vực công trình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến đổi theo mùa và theo địa hình một cách rõ rệt. Tương tự như các vùng miền núi khác ở phía Bắc, mùa hè ở đây thường kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các vùng cao ở thượng lưu có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 00C nhưng lại mát mẻ vào mùa hè, nhiệt độ trung trình năm giao động từ (18-23)0C. Nhiệt độ thấp nhất là -0,80C vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất là 380C vào tháng 5.
Chế độ gió thịnh hành chung cho toàn khu vực là hướng Tây và Tây Nam. Do ảnh hưởng lớn của gió mùa Tây Nam nên chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9 chếm 77% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 chiếm 23%. Lượng mưa trung bình hàng năm lưu vực tuyến công trình thuỷ điện Nậm Pia là 1850 mm. Lượng bốc hơi trung bình lưu vực 424 mm, lượng tổn thất bốc hơi lưu vực hồ chứa nước 637mm.
Đầu vào thực hiện thi công:
Để phục vụ cho công tác xây dựng công trình thuỷ Điện Nậm Pia, khối lượng vật liệu xây dựng cần thiết như sau:
Bảng 8: Vật liệu xây dựng cần thiết cho quá trình thực hiện dự án
TT
Loại vật liệu
ĐV
KL yêu cầu
KL cần khảo sát
1
Vật liệu đất đắp đê quai, NM
M3
14.000
20.000
2
Cát cho bê tông
M3
40.000
60.000
3
Cốt liệu bê tông (sỏi, dăm)
M3
50.000
70.000
4
Đất xây, đá lát
M3
25.000
40.000
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La)
Về vật liệu đất: Đã tiến hành tìm kiếm được tại khu vực thượng lưu có trữ lượng khoảng 10.000m3 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dùng cho đê quai.
Về vật liệu xây dựng cát sỏi: Mua cát sỏi từ hoà bình bằng đường thuỷ.
Về vật liệu xây dựng đá: Sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ, mỏ số 1 gần khu vực đập đầu mối (nằm trong trong phía trên lòng hồ) trữ lượng 80.000m3 . Bên cạnh đó đoạn kênh dẫn, được đào có đá tương hoặc phong hoá nhẹ, do đó có thể tận dụng vật liệu từ quá trình đào kênh dẫn để bổ sung vào trữ lượng của mỏ vật liệu đá.
Về nguồn điện cung cấp cho công trình: Việc thi công nhà máy sử dụng điện từ tuyến đường dây 35kv, riêng đập đầu mối sử dụng điện máy nổ.
Nguồn nước phục vụ thi công công trình sẽ được lấy từ suối Nậm Pia, sau khi để lắng sơ bộ được xử lý để đạt yêu cầu phục vụ thi công và sinh hoạt.
Nhận xét: Mặc dù khu vực đầu tư dự án có địa hình hiểm trở gây khó khăn và tăng chi phí cho quá trình thi công nhưng theo đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế, các điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, khí tượng thủy văn khu vực xây dựng công trình đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình. Trong khu vực xây dựng công trình có khả năng cung cấp các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công với điều kiện thuận lợi, khả năng cung ứng cao (ngoại trừ vật liệu cát, sỏi).
Khả năng nguồn nước.
Trữ lượng nước bình quân ngày đêm đến tuyến công trình là đảm bảo dự án có đủ nguồn nước vận hành theo đúng công suất thiết kế.
Lựa chọn công suất lắp máy và phương án xây dựng
Công trình thủy điện Nậm Pia có cột nước cao Htính toán= 127,86m, dung tích hồ chứa nhỏ và mực nước dâng bình thường ở cao trình 332,5m, mực nước chết ở cao trình 326,0 m. Theo ý kiến tư vấn thì lựa chọn Tuabin Prancis trục ngang là phù hợp nhất. Tuabin Prancis thích hợp với cột nước tính toán 127,86m và hồ nước nhỏ. Với mục đích chọn công suất lắp máy qua việc so sánh các chi phí xây lắp, doanh thu từ điện năng hàng năm và sự phù hợp với nhu cầu phụ tải trong tương lai, nhà máy thủy điện Nậm Pia được kiến nghị sử dụng phương án công suất lắp máy 15 MW với 2 tổ máy sẽ cho chỉ tiêu kinh tế cao nhất.
Quy mô các hạng mục công trình chính.
Tuyến đầu mối
Đập tràn: Loại đập bê tông trọng lực, kiểu tràn tự do. Mặt cắt ngang, tràn dạng Ophixêrop phi chân không. Theo tiêu chuẩn xây dựng việt nam 285-2002 thì tuổi thọ công trình là 75 năm.
Kênh dẫn: để tránh sự phá hoại của hố sói, đảm bảo an toàn cho bể lắng cát, kênh và công trình trên kênh ngay sau hạ lưu đập, lựa chọn hình thức tiêu năng đáy (Bể, tường kết hợp).
Tuyến năng lượng
Các công trình trên tuyến năng lượng bao gồm:
Cửa lấy nước: có các khe cho lưới chắn rác, cửa van sửa chữa và cửa van vận hành, các khe được đặt trước để đổ bê tông liền khối với thành bên đảm bảo vận tốc dòng chảy sau lưới chắn rác từ 0,8 -1,2 m/s với lưu lượng Qmax = 13,45m3 /s, chọn kích thước cửa rộng 3m, cao 3,5 m số khoang là một.
Bể lắng cát: Theo điều kiện lắng cát, kích thước bể lắng cát là B=10m, chiều sâu làm việc hct = 3,17 m, chiều dài toàn bộ bể L = 92m, tràn xả thừa được bố trí kết hợp tại bể, chiều dài tràn xả thừa là 33,5m.
Tuyến kênh: Với lưu lượng thiết kế kênh Q = 13,45 m3 /s, chọn độ dốc kênh 0,15%, kích thước kênh:BxH = 2,5x2,8; Chiều dài kênh 3400m.
Bể xả cát kết hợp xả thừa: Kích thước bể xả thừa kết hợp bể xả cát: BxH = 6,0x7,29m.
Đoạn kênh tự điều tiết: Mặt cắt đầu kênh: BxH =2,5x3,0; độ dốc dáy kênh i = 0,15%, chiều dài kênh L = 255m.
Bể áp lực: Kích thước bể BxH = 6,0x6,35m, L=33,00m
Đường ống áp lực: Đường kinh ống D0=2,0m, L= 292m.
Nhà máy thủy điện, trạm phân phối, đường vận hành
Nhà máy thủy điện: Nhà máy thuỷ điện, nhà quản lý vận hành và khu tập thể cho cán bộ được bố trí tạo thành một khuân viên hài hoà với tổng diện tích là 678 m2. được xây dựng độc lập với khu dân cư địa phương, tạo điệu kiện thuận lợi cho công tác quản lý sau này. Kích thước của nhà máy: rộng là 12,88m; dài 42,42m, cao trình sàn gian lắp máy và gian máy là194,5m, cao trình sàn tuabin 186,33m.
Trạm phân phối: Trạm phân phối điện ở ngoài trời đặt ở bên phải nhà máy, đường truyền tải thế 110kv đi về thị trấn Mường La.
Thiết bị công nghệ chính
Thiết bị công nghệ của công trình thuỷ điện Nậm Pia được phân thành 3 hạng mục. Thiết bị cơ khí thuỷ lực, thiết bị cơ khí thuỷ công và thiết bị điện, các thiết bị có liên quan hữu cơ với nhau và được lựa chọn để toàn bộ hệ thống gồm thiết bị công nghệ cùng với các hạng mục khác đạt được mục tiêu hệ thống vận hành an toàn và hiệu suất toàn hệ thống cao.
Thiết bị cơ khí thuỷ lực gồm: Turbin francis trục ngang, máy điều tốc, thiết bị dầu áp lực, van nước vào turbin, máy phát điện đồng bộ trục ngang, hệ thống kích thích máy phát điện, máy bơm cấp nước kỹ thuật, cứa hoả, máy bơm cấp nước kỹ thuật, đường ống và van cấp nước kỹ thuật, cứu hoả; bình lọc nước tự động, máy bơm thoát nước, đường ống và van thoát nước thải, máy nén khí cao áp, máy nén khí hạ áp, bình chứa khí nén, các đường ống và van, bồn chứa dầu, bơm dầu bánh răng, máy lọc dầu ly tâm, đường ống và van dầu, quạt hút gió hướng trục, quạt hút mái, máy điều hoà nhiệt độ.
Thiết bị thuỷ công gồm: Cửa xả cát, cửa lấy nước, đường ống áp lực, nhà máy thuỷ điện, hạ lưu nhà máy thuỷ điện.
Hệ thống đo lường điều khiển, bảo vệ và giám sát toàn hệ thống; máy biến áp; Hệ thống truyền tải 110KV đến điểm đầu vào lưới điện khu vự, hệ thống thông tin liên lạc…
Tiến độ thi công.
Theo Quyết định phê duyệt Báo cáo NCKT của HĐTV Cty TNHH XD&TM Lam Sơn, công trình dự kiến thi công trong 2,5 năm (không kể thời gian chuẩn bị), khởi công tháng 12/2006, hoàn thành vào quý II/2009.
Theo báo cáo thực hiện khối lượng thi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Pia của chủ đầu tư đến thời điểm ngày 13/03/2007, các hạng mục đã thực hiện chi trả: 9.670 triệu đồng.
+ Chi phí lập dự án và thiết kế kỹ thuật thi công: 3.370 triệu đồng
+ Chi phí đền bù GPMB: 1.000 triệu đồng.
+ Khu nhà máy thi công xong toàn bộ mặt bằng trạm trộn, trạm nghiền, nhà điều hành, đường thi công bể áp lực: 3.800 triệu.
+ Khu đập đầu mối đang thi công đường vào đập và mặt bằng lán trại khu đập: 1.500 triệu đồng.
Tác động môi trường và di dân tái định cư
Bảng 9: Thống kê diện tích đất được giao và thuê
TT
Diện tích đất công trình
Quyết định giao
Thời hạn
Địa điểm
Mục đích
Đất được giao
1
62,67 ha
QĐ số:1533/QĐ-UBND tỉnh Sơn La ngày 31/05/2006
50
Xã Chiềng Hoa, huyện Mường La
Xây dựng nhà máy thuỷ điện
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La)
Thông kê chi tiết diện tích đất khu vực dự án:
Thông số
Đơn vị
Tổng (ha)
Tổng diện tích
ha
187
Trong đó :
- Đất khu dân cư nông thôn
- Đất ruộng lúa
- Đất trồng màu
- Đất chăn nuôi
- Đất xây dựng
- Đất giao thông
- Đất lâm nghiệp.
- Đất núi đồi chưa sử dụng
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
0,15
0,78
1,53
0,096
33,54
2,47
17,50
40,14
Vị trí địa lý và phạm vi ảnh hưởng của công trình.
Thông số
Tổng
Hồ
chứa
Nhà máy và trạm phân phối
Tuyến năng lượng
Giao
thông
Đường dây và trạm điện
Đơn vị
ha
ha
ha
ha
ha
ha
Diện tích
47,37
4,2
0,7
12,0
2,47
28,00
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La)
Dự án được xây dựng trên địa bàn xã Chiềng Hoa, Chiềng Công huyện Mường La, tỉnh Sơn La: Đây là địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn. Hiện trạng mật độ dân cư sống trong vùng xây dựng các công trình thuỷ điện thưa. Công trình sử dụng nguồn nước của Suối Nậm Pia, theo tính toán cho thấy tiềm năng Thuỷ điện còn rất lớn, nó có trữ năng lý thuyết 78MW, trữ năng kinh tế thuần khoảng 28,5MW có thể khai thác được (Quy hoạch: Bậc thang Thủy điện Nậm Pia; bậc thang thuỷ điện Chiềng Công bậc 1 và Chiềng Công bậc 2). Đây là một phần trong tổng thể của chuỗi Nhà máy Thuỷ điện sử dụng thuỷ năng của dòng suối.
Theo báo cáo đánh giá các tác động môi trường đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Sơn La phê duyệt: Nhà máy Thuỷ điện Nậm Pia là một trong những dạng nhà máy "Sạch" không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp năng lượng sạch, Hơn nữa, Công trình Nhà máy Thuỷ điện Nậm Pia có hồ điều tiết ngày đêm ảnh hưởng rất tốt tới môi trường sinh thái, không làm thay đổi tiểu vùng khí hậu trên địa bàn...
Hiện nay Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La đã có quyết định số 26/QĐ-TNMT ngày24/02/2006 phê chuẩn bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Dự án “Thuỷ điện Nậm Pia”.
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và tham khảo ý kiến cuả công ty tư vấn để kiểm tra, đánh giá khía cạnh tài chính của dự án.
Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
Tổng mức đầu tư:
Cán bộ thẩm định khi kiểm tra tổng mức đầu tư đã áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu: so sánh các tài liệu trong hồ sơ với các dự án tương tự và các văn bản của tỉnh.
+ Quyết định số: 10/2006/QĐ-HĐTVLS ngày 24/08/2006 của Cty TNHH XD & TM Lam Sơn “V/v phê duyệt dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Nậm Pia”, và biên bản họp hội đồng thành viên số: 18/BB-HĐTV, ngày 12 tháng 04 năm 2007 “V/v: điều chỉnh lại tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn cho dự án thuỷ điện Nậm Pia”.
Theo Quyết định số 10 và biên bản họp HĐTV số 18 của công ty thì TMĐT bao gồm cả VAT là 265.259 triệu đồng cụ thể :
Bảng 10 : Tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn cho dự án thuỷ điện Nậm Pia
(Đơn vị:Triệu đồng)
Chi phí
Giá trị trước VAT
VAT
Giá trị sau VAT
Tỷ lệ (%)
1. Chi phí xây dựng
128.166
12.817
140.983
53,4
2. Chi phí thiết bị
60.323
1.316
61.639
23,4
3. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
1.000
0
1.000
0,4
4. Chi phí quản lỳ & chi khác
18.365
1.837
20.202
7,7
5. Dự phòng
20.785
1.597
22.382
8,5
6. Lãi vay trong TG thi công
19.054
0
19.054
6,7
Tổng VĐT
247.693
17.566
265.259
100
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La)
Nhận xét: Tổng mức đầu tư được phê duyệt tháng 8/2006 và điều chỉnh tại biên bản họp hội đồng thành viên nên các cơ sở xây dựng tổng mức đầu tư tương đối hợp lý với thời điểm thẩm định dự án.
Suất đầu tư
Dự án có TMĐ (đã bao gồm VAT) là: 265.259 triệu đồng, với công suất lắp máy 15MW (gồm 2 tổ máy). Dự án có suất đầu tư là (gần 17.684 triệu đồng/1MW) ở mức thấp so với các dự án thuỷ điện có quy mô tương đương đang được xây dựng cùng thời kỳ.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư (cả VAT):
Ngày 12/04/2007 HĐTV Công ty Cty TNHH XD & TM Lam Sơn có biên bản họp hội đồng thành viên số: 18/NQ-HĐTV về thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tổng đầu tư của Dự án đồng thời đề nghị NHNo tỉnh Sơn La thu xếp cho vay số tiền: 185.259 triệu đồng (Gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng cơ bản) vốn cố định. Theo đó, cơ cấu NV đầu tư của Dự án (Bao gồm cả VAT) như sau:
- Vốn tự có của chủ đầu tư: 80.000 triệu VND, (chiếm 30% TMĐT).
+ VTC tham gia vốn cố định : 62.434 triệu đồng.
+ VTC thanh toán VAT : 17.566 triệu đồng.
- Vốn vay NHTM: 185.259 triệu VND, (chiếm 70% TMĐT).
Tổng mức đầu tư: 265.259 triệu đồng.
- Vốn tự có: Theo biên bản họp HĐTV ngày 12/04/2007 và giải trình về vốn tự có của Công ty thì Nguồn vốn tự có tham gia vào dự án hình thành từ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008 và vốn huy động khi cổ phần nhà máy điện nậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31768.doc