MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
I. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 3
1. Khái quát chung về lịch sử hình thành , phát triển 3
1.1. Lịch sử hình thành 3
1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức 3
1.3.Các phòng ban chức năng 5
1.3.1.Phòng hành chính nhân sự 5
1.3.2.Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ 6
1.3.3. Phòng khách hàng 7
1.3.4. Phòng ngân quỹ 9
1.3.5.Tổ kiểm tra nội bộ 10
2.Tình hình hoạt động của Chi nhánh 10
2.1.Hoạt động huy động vốn 10
2.1.Hoạt động cho vay 13
2.3.Hoạt động kinh doanh dịch vụ 14
2.5 Công tác ngân quỹ 15
2.6. Hoạt động đầu tư 16
II.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 17
1.Những quy định của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long về cho vay theo dự án đầu tư 17
1.1.Các nguyên tắc chung trong chính sách tín dụng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam . 17
1.2.Quy định về đối tượng cho vay 20
1.3.Quy định về nguyên tắc vay vốn 20
1.4 Quy định về điều kiện cho vay 21
1.5. Quy định về hạn mức cho vay 22
1.6.Quy định về mức lãi suất cho vay 22
1.7.Quy định về thời hạn cho vay 23
1.8.Các quy định khác 23
2. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư được thẩm định tại Chi nhánh 25
2.1.Phân loại dự án được thẩm định theo loại hình cho vay 26
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 28
I . KHÁI QUÁT DỰ ÁN DỆT MAY VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN DỆT MAY TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH THĂNG LONG. 28
1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam 28
2. Vai trò công tác thẩm định dự án 34
3. Yêu cầu của công tác thẩm định dự án ngành dệt tại Chi nhánh 35
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI CHI NHÁNH NHNT THĂNG LONG 36
1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Thăng Long 36
2. Phương pháp thẩm định 38
2.1.Thẩm định theo trình tự 39
2.1.1.Thẩm định tổng quát 39
2.1.2.Thẩm định chi tiết 39
2.2.Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu 40
2.3.Phương pháp phân tích độ nhạy 41
2.4. Phương pháp dự báo 42
3.Nội dung thẩm định 42
3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 42
3.1.1 Khái quát về khách hàng vay vốn 43
3.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý,năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng 43
3.2. Thẩm định dự án vay vốn 46
3.2.1. Khái quát chung về dự án 46
3.2.2. Thẩm định chi tiết dự án vay vốn 46
3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo. 53
3.4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro 54
3.5. Ra quyết định 54
4. Thẩm định dự án vay vốn “Đầu tư thiết bị dệt Link tự động điện tử để sản xuất bít tất Links , bít tất Rib chất lượng cao ” của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội 54
4.1. Thẩm định khách hàng 54
4.1.1. Giới thiệu chung về khách hàng 54
4.1.2. Thẩm định hồ sơ năng lực pháp lý và năng lực tài chính của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 55
4.2. Thẩm định dự án đầu tư 64
4.2.1. Mô tả dự án 64
4.2.2. Khái quát chung về dự án 64
4.2.3. Thẩm định dự án đầu tư 65
4.2.3.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án 65
4.2.3.2. Thẩm định các căn cứ pháp lý của dự án 66
4.2.3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 67
4.2.3.4. Thẩm định kỹ thuật của dự án 68
4.2.3.5. Thẩm định tài chính dự án 71
4.2.3.7. Khả năng phát triển và mở rộng dự án trong tương lai . 78
4.3.Thẩm định tài sản đảm bảo 79
4.4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro 79
4.5. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án và những khó khăn sẽ gặp phải 79
4.6. Kết luận 81
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG. 82
1. Những thành tựu đạt được 82
2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 86
2.1.Về quy trình thẩm định dự án 86
2.2.Về phương pháp thẩm định 87
2.3.Về nội dung thẩm định 87
2.4.Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. 88
2.5.Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định 90
2.6. Về trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên 90
CHƯƠNG III .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 92
1. Định hướng của Chi nhánh trong thời gian tới 92
2. Một số giải pháp 93
2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 94
2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định 95
2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định 96
2.4. Giải pháp về con người 97
2.5. Giải pháp về thiết bị công nghệ 98
2.6. Giải pháp về tổ chức 100
3.Kiến nghị 101
3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ Ngành 101
3.2.Đối với NHNN . 101
3.3. Đối với chủ đầu tư lĩnh vực dệt may 102
3.4.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long. 102
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
121 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT ngày 23/04/2001 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2010
Đánh giá sự phù hợp của dự án với những quy định hay thông lệ quốc tế về dệt may: Văn bản được tham khảo ở đây sẽ là những văn bản liên quan đến Hiệp định thương mại Việt Mỹ, những văn bản liên quan đến hạn ngạch dệt may của WTO..
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là một nội dung rất quan trọng, do đó khi thẩm định cần xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá:
+ Với loại hình sản phẩm của dự án thì nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào? Sản phẩm dệt may được sản xuất ra có thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng hay không?
+ Sản phẩm của dự án có những ưu, nhược điểm gì?
+ Phương thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm được tiến hành ra sao, có đem lại hiệu quả hay không?
+ Xem xét tính cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án. Sản phẩm có chiếm được lòng tin người tiêu dùng hay không? Kinh ngiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu mà sản phẩm hướng đến. Với ngành dệt may thì sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh. Khi thẩm định khâu này cần xác định rõ sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không? Đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khâu và hàng ngoại về chất lượng, hình thức, đánh giá tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm.Một yếu tố quan trọng trong khâu này là xác định xem thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
Thị trường hạn ngạch : Thi trường Mỹ và thị trường EU. Khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường gặp khó khăn do các chính sách bảo hộ không rõ ràng, thiếu công bằng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và khi tiến vào các thị trường này hàng dệt may của chúng ta phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng xuất khẩu của Trung Quốc với ưu thế vượt trội về giá thành và mẫu mã sản phẩm.
Thi trường phi hạn ngạch là các thị trường Trung cận Đông, thị trường Châu Phi và Nhật Bản, Hàn Quốc. Với các thị trường này thì hàng dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh khá lớn nhưng lại gặp khó khăn vì thuế xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này vẫn khá cao ( 10% ) ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm.
Thị trường nội địa : Đặc điểm của thị trường này là khá rộng lớn và đa dạng, người tiêu dùng cũng khá dễ tính nhưng lại phải đối mặt với tình trạng hàng nhập lậu từ Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Nếu các doanh nghiệp dệt may biết khai thác thì đây là một thị trường đầy tiềm năng.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Về công nghệ mà dự án sử dụng: dự án sử dụng thiết bị, công nghệ có phù hợp hay với các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của ngành dệt hay không? Việc thẩm định phải làm rõ được các ưu điểm và những hạn chế của công nghệ lựa chọn. Cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, mức độ hiện đại, sự phù hợp của công nghệ với sản phẩm của dự án cũng như những đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam.
+ Cần xem xét phương án chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chế độ bảo trì và hướng dẫn vận hành máy tại Việt Nam.
+ Kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất, mức độ tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng của thiết bị.
+ Xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có phù hợp với luật và thông lệ ngoại thương không? Trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào?Giá cả và phương thức thanh toán có hợp lý không?
+ Uy tín của nhà cung cấp
- Thẩm định nguồn cung đầu vào của dự án
Xác định nguồn cung các nguyên vật liệu đầu vào, với ngành dệt thì nguyên vật liệu chính là các loại sợi bông thiên nhiên, sợi tổng hợp, và chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi thẩm định cần đánh giá các nội dung chủ yếu sau:
+ Đánh giá sự sẵn có của các nguyên vật liệu phục vụ cho dự án:
Hoạt động của doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu nào? Dự báo sự thay đổi về giá cả, về chất lượng hay sự khan hiếm nguyên vật liệu có thể gặp phải.
Chi phí cho nguyên vật liệu có hợp lý hay không? Mức độ sẵn có của nguyên liệu như thế nào? Doanh nghiệp có phương án thay thế nguyên liệu không? Lượng nguyên liệu tồn kho tối đa và tối thiểu là bao nhiêu? Phương thức vận chuyển, phương thức giao hàng được tiến hành như thế nào?
Ngoài nguyên vật liệu chính thì cũng cần xem xét đến nhu cầu sử dụng và cung cấp điện nước, nhiên liệu của dự án vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.
+ Đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu : Đánh giá mức độ tin cậy, sự tín nhiệm của nhà cung cấp nguyên liệu, tính ổn định về giá cả và sự đảm bảo về chất lượng của nguyên vật liệu.
+ Thẩm định địa điểm mà dự án sẽ được triển khai xem có phù hợp, có thuận tiện cho việc nhập các nguyên liệu đầu vào hay có gần nguồn nguyên liệu hay không? Tiến hành phân tích đánh giá các các giải pháp xây dựng như: giải pháp về mặt bằng, giải pháp kết cấu, giải pháp kiến trúc và giải pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
- Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường:
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ( Chất thải, tiếng ồn)
+ Đánh giá các biện pháp bảo về môi trường
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Đây là công tác quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng vì ngân hàng chỉ cho dự án vay vốn dự án có tính khả thi và đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định tiến hành theo các nội dung sau:
- Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn xem lượng vốn như vậy có hợp lý không? Có gây lãng phí vốn đầu tư hay không?
+ Vốn đầu tư thiết bị: Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao?
+ Chi phí quản lý và các loại chi phí khác
+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công có hợp lý không?
+ Nhu cầu vốn lưu động ban đầu?
Từ đó đánh giá nhu cầu đầu tư theo dự án, nhu cầu này phải được tính dựa trên tổng hợp các khoản chi phí về xây dựng, giải phóng mặt bằng, mua và lắp đặt thiết bị và các tài sản lưu động cần thiết để bắt đầu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
Thẩm định tính cân đối giữa nguồn vốn tự có của chủ đầu tư với nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng hay vốn được tài trợ, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn khác.
- Việc thẩm định các nội dung này cần làm rõ mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tính toán lại dòng tiền của dự án qua các năm sau đó sẽ đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:
+ Giá trị hiện tại ròng ( NPV ) = Giá trị hiện tại dòng thu – Giá trị hiện tại dòng chi
Ưu điểm của công cụ này là tính đến giá trị thời gian của tiền và quy mô dự án. Nó cho biết quy mô tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầu đủ của mọi khoản thu và chi trong cả thời kì hoạt động hoặc phân tích dự án. Vì vậy, NPV là tiêu chuẩn để xác định dự án có thể đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn vốn hạn định
Tuy nhiên NPV cũng có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu được chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định chính xác tỉ suất này là rất khó, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Thứ hai, khi sử dụng công cụ này khá phức tạp, đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Thứ ba, NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng phương pháp này mới chỉ dừng lại ở mức lãi lỗ thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên số vốn đầu tư như thế nào.
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó là giá trị hiện tại thuần NPV bằng 0.
Công thức tính:
Trong đó: i1: tỉ suất chiết khấu thấp hơn, NPV(i1)>0
i2: tỉ suất chiết khấu cao hơn, NPV(i2)<0
NPV(i1) : giá trị hiện tại ứng với i1
NPV(i2) : giá trị hiện tại ứng với i2
Như đã nói ở trên, tỷ suất chiết khấu ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán chỉ tiêu NPV nên để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng công cụ IRR. Về ý nghĩa kinh tế: khi NPV=0 tức là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiệu quả bằng toàn bộ só tiền thu nhập hoàn vốn hàng năm đã được hiện giá của dự án trong toàn bộ thời gian hoạt động. Chỉ tiêu NPV cho phép các nhà phân tích nhìn thấy với tỉ suất chiết khấu nào thì dự án hoàn vốn.
Ưu điểm đặc thù của phương pháp này là: nó cho thấy mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó cho phép xác định mức lãi suất tính toán tối đa mà dự án có thể chịu đựng được.
Nhược điểm của phương pháp này là nó rất phức tạp, việc áp dụng nó có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoản cân băng thu chi thực âm đáng kể khi có đầu tư thay thế lớn. Hơn nữa, việc áp dụng IRR có thể dẫn đến việc ra quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau như những dự án có IRR thấp nhưng NPV lại cao.
+ Thời gian thu hồi vốn (T): Chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào dòng tiền dự kiến để xác định thời điểm hòa vốn của dự án. Chỉ tiêu này tương đối đơn giản và cho cán bộ thẩm định thấy thời gian thu hồi vốn của dự án là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với những dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn bởi vì nó thể hiện được một mức độ nhất định những quan điểm thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian ngắn hơn thì tốt hơn. Nhược điểm là nếu sử dụng chỉ tiêu này sẽ không quan tâm đến những năm cuối đời của dự án có thu được lãi hay không.
+ Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C): đây là thước đo hiệu quả trong tính toán và đánh giá hiệu quả dự án.
Công thức tính:
Trong đó: Bt: Lợi ích trong năm t (thu nhập năm t)
Ct: Chi phí trong năm t
in: lãi suất tính toán
n: năm cuối cùng của dự án
Ưu điểm của phương pháp này là cho biết phần thu nhập ứng với mỗi đồng chi phí cho cả thời kỳ hoạt động của dự án.
Nhược điểm: đây là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì những dự án nhỏ có tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ, phương pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu.
Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các nhân tố liên quan thay đổi, các nhân tố này có thể là sự thay đổi về nguồn cung về giá bông vải sợi , sự thay đổi về lãi suất vay vốn, thay đổi về vốn đầu tư
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định nhận biết được những nhân tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặc biệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau. Những dự án được coi là an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào. Tức là nếu những nhân tố đầu vào bất định thì kết quả dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được.
Thẩm định tài sản đảm bảo.
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
Nói chung bất kỳ tài sản nào hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên để đảm bảo tiền vay thục sự có hiệu quả đòi hỏi :
Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm .
Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu ( phải có giá trị và thị trường tiêu thụ )
Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người vay có quyền xỷ lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
Do đó, mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thoản mãn các yêu cầu nêu trên hay không . Nếu thỏa mãn thì nguồn vốn vay sẽ được đảm bảo an toàn
Ước lượng và kiểm soát rủi ro
Cán bộ thẩm định cần đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:
Rủi ro về cung cấp: mức độ sẵn có của nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt, giá nguyên liệu, số lượng những nhà cung cấp tiềm năng
Rủi ro sản xuất: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân, công suất máy được đưa và vận hành.
Rủi ro phân phối: các quy định được đặt ra cho ngành dệt, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế
Rủi ro thanh toán: Các khoản phải thu không thu hồi được
3.5. Ra quyết định
Sau các bước trên, cán bộ thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc Chi nhánh để giám đốc ra quyết định có cho vay hay không và quyết định mức cấp tín dụng cho khách hàng.
Thẩm định dự án vay vốn “Đầu tư thiết bị dệt Link tự động điện tử để sản xuất bít tất Links , bít tất Rib chất lượng cao ” của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội
4.1. Thẩm định khách hàng
4.1.1. Giới thiệu chung về khách hàng
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội
Tên tiếng Anh : HANOI KNITTING JSC.
Địa chỉ : Xuân Đỉnh , Từ Liêm , Hà Nội
Điện thoại : (084) 04.83860
Fax : (084) 04.8362470
Tài khoản giao dịch số : 0021000002165 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long
Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần
Hoạt động kinh doanh chính : Sản xuất bít tất phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài
Đơn vị chủ quản của KH : Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội
Người đại diện hợp pháp: Bùi Tấn Anh – Giám đốc công ty
4.1.2. Thẩm định hồ sơ năng lực pháp lý và năng lực tài chính của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm :
Quyết định thành lập Doanh nghiệp nhà nước công ty dệt kim Hà Nội số 528 QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 13/09/1994.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101457 ( Đăng ký lần đầu ) do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25/04/1994 và đăng ký lại ngày 15/03/2005 số 0105002478.
Quyết định số 78/QĐ HĐQT Công ty cổ phần dệt may Hà Nội ngày 16/02/2005 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hùng là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dệt kim kiêm Giám đốc công ty dệt Minh Khai.
Quyết định số 93 / QĐ HĐQT ngày 15/04/2005 về việc bổ nhiệm ông Bùi Tấn Anh là giám đốc công ty.
Quyết định số 132/ QĐ NSLĐ ngày 05/08/2008 về việc bổ nhiệm bà Phạm Thị Hợp là kế toán trưởng công ty cổ phần dệt kim Hà Nội.
Vốn điều lệ : 24.000.000.000 VNĐ ( thời điểm ngày 17/03/2005 )
- Mô hình tổ chức và chất lượng quản lý điều hành : Mô hình tổ chức gọn nhẹ , phù hợp với quy mô và sự phát triển của công ty .
- Quản lý và điều hành công ty đều là những cá nhân gắn bó lâu dài với ngành dệt, giàu kinh nghiệm, và có năng lực, có trách nhiệm. Bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: Đội ngũ cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.5 :Cơ cấu tổ chức và các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Chức vụ
Họ tên
Lĩnh vực quản lý
Tuổi
Trình độ
Số năm công tác
Thời gian bổ nhiệm
CT HĐQT Dệt Kim kiêm GĐ công ty
dệt Minh Khai
Nguyễn Quốc Hùng
Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty
56
Kỹ sư hóa nhuộn
38
02/05
Giám Đốc
Bùi Tấn Anh
Điều hành công ty
49
Kỹ sư công nghệ dệt
24
04/05
Kế toán trưởng
Phạm Thị Hợp
Quản lý tài chính, kế toán
50
Cử nhân tài chính
30
08/08
Qua hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội thì cán bộ tín dụng ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long khẳng định công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân. Có đủ tư cách để lập hồ sơ xin vay vốn của ngân hàng.
- Trình độ kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh: Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất bít tất.
- Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Thương hiệu của công ty đã được biết đếm với uy tín cao trong hàng chục năm qua. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ cả ở thị trường trong nước thông qua hệ thống các đại lý trên toàn quốc ( chiếm 30-35% tổng doanh thu ) và thị trường xuất khẩu ( chiếm 60-70% tổng doanh thu bao gồm Nhật Bản, Lào, Mỹ, Canađa ).Mức độ gắn bó trung thành của bên mua sản phẩm tương đối tốt. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong cùng ngành nhưng công ty vẫn khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất bít tất chất lượng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
Triển vọng: Hiện nay triển vọng phát triển của ngành dệt là rất lớn do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng và thị hiếu của khách hàng ngày càng được nâng cao, do vậy công ty có nhiều cơ hội để phát triển .
Năng lực pháp lý của Công ty thể hiện qua tình hình hoạt động, phát triển và quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Quá trình hoạt động: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, tiền thân là Xí nghiệp dệt kim Hà Nội, ngày 13/09/1994 đổi tên thành Doanh nghiệp Nhà nước Công ty dệt kim Hà Nội đồng thời quy định lại nhiệm vụ của công ty là sản xuất kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm dệt, bít tất. Liên doanh và hợp tác với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Làm đại lí, đại diện mở của hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ngày 17/03/2005 doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dệt kim Hà Nội được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tổng số vốn điều lệ là 24.000.000.000đ, trong đó vốn nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ (12.240.000.000đ ) và được giao cho Công ty dệt Minh Khai quản lý, sử dụng. Phần vốn của cổ đông trong Công ty chiếm 45,57% vốn điều lệ (10.936.800.000đ ), phần vốn của cổ đông ngoài công ty chiếm 3,43 % vốn điều lệ ( 823.200.000 đ ).
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực dệt kim, với bề dày lịch sử và kinh nghiệm hoạt động, mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước: Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Sản phẩm của công ty sản xuất có uy tín trên thị trường trong nước đặc biết là thị trường nước ngoài, tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng.
- Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội với năng lực sản suất từ 10-12 triệu sản phẩm trên năm trong đó xuất khẩu 85% sang thị trướng các nước Nhật Bản, Mỹ, EU. Năm 2007 đạt doanh thu 31,9 tỷ đồng và thực hiện mục tiêu tăng trưởng hàng năm 15 – 20%. Diện tích nhà xưởng trên 40.000m2, bao gồm 6 xí nghiệp thành viên ( xí nghiệp dệt, xí nghiệp xử lý hoàn tất, 3xí nghiệp may và xí nghiệp cơ khí sửa chữa).Với tổng số cán bộ Công nhân viên gần 2000 người, trong đó 85% là công nhân kỹ thuật lành nghề, 8% kỹ sư và cử nhân kinh tế, bộ máy điều hành giàu kinh nghiệm và cơ chế quản lý trực tuyến đáp ứng cao các yêu cầu của khách hàng. Với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh các loại vải từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt, may, in thêu đã tạo được các sản phẩm thíc ứng với mọi đối tượng khách hàng trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động thể thao du lịch, công sở, trường học Bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Đức, Italia ..sản phẩm của công ty luôn đáp ứng yêu cầu chất lượng cao, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng nhờ những đặc tính vượt trội là mềm mại, siêu trắng, có độ co giãn tốt, thoát mồ hôi, khô nhanh. Công ty đã áp dụng công nghệ sản xuất mới từ khâu dệt đến khâu xử lý hoàn tất để tạo ra các loại vải từ sợi tổng hợp TC, CVC, PE, các loại sợi tổng hợp biến tính có tính năng ưu việt hơn cả vải 100% cotton: giữ ẩm cho da, sát khuẩn, giữ nhiệt (mát về mùa hè, ấm về mùa đông), chống tia tử ngoại và vải cotton/lycra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đặc biệt vải cào bông một mặt, hai mặt, vải nỉ có ưu điểm vượt trội: giữ nhiệt, ấm áp phù hợp với mùa thu, đông.
Với những đặc điểm riêng như trên có thể tin tưởng rằng công ty dệt kim Hà Nội sẽ là một khách hàng đáng tin cậy của ngân hàng, ngân hàng có thể tin tưởng cho công ty vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất .
- Liên tục trong 4 năm liền từ ( 2004 đến 2007 ) sản phẩm bít tất của công ty được cấp chứng chỉ ISO9002 và được người tiêu dùng trong nước bình chọn là hàng Việt Nam, chất lượng cao. Điều đó chứng tỏ vị thế của công ty trên thị trường hàng dệt may.
- Quan hệ giao dịch với NHNT Thăng Long :
+ Thời gian giao dịch: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là khách hàng truyền thống đã có quan hệ với VCB từ hơn 10 năm nay trong đó quan hệ với VCB Thăng Long từ tháng 03/2003.
+ Loại hình sản phẩm của ngân hàng mà khách hàng thường sử dụng: cho vay, thanh toán LC miễn ký quỹ, tiền gửi, thanh toán XNK, nhờ thu, chuyển tiền .
+ Xếp hàng tín dụng đang được phân loại: BB
+ Giới hạn tín dụng hiện đã xác định cho doanh nghiệp: 16 tỷ VNĐ
+ Uy tín trong giao dịch với NHNT: Là khách hàng có quan hệ tín dụng và thanh toán thường xuyên với VCB, sử dụng vốn vay đúng mục đích, vay và trả nợ đúng hạn. Liên tục trong 6 năm liên tiếp từ 2003 - 2008 được xếp hạng khách hàng ưu đãi loại I .
Triển vọng của công ty trong thời gian tới: Mặc dù công ty còn một số khó khăn tạm thời như quy mô sản suất còn khá khiêm tốn, số lượng và chất lượng máy dệt chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Từ đầu năm 2008, công ty có nhập thêm 20 máy links Booseong. Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm, giá cả và phương thức tiếp thị là các yếu tố để thành công. Vì thế công ty đã tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác để xuất khẩu và mở rộng thị trường thông qua mạng Internet và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Với uy tín về sản phẩm và quyết tâm của công ty có thể thấy triển vọng phát triển trong thời gian tới của công ty là rất khả quan .
Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NHNT hơn 10 năm qua, công ty có đầy đủ năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân để xin vay vốn tại Vietcombank Thăng Long.
Năng lực tài chính của công ty
Với chiến lược phát triển lâu dài và đường lối đúng đắn: nhập khẩu các máy móc, các công nghệ mới nhất của ngành dệt để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thuận lợi, tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân, lương của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động cũng tăng cao.Hoạt động sản xuất các năm đều đem lại lợi nhuận đáng kể.
Sau khi tổng hợp số liệu từ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tính được bảng chỉ tiêu tài chính như sau:
Bảng 2.6 :Phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
CÁC CHỈ TIÊU
2006
2007
Qúy II/ 2008
Các chỉ tiêu tuyệt đối
Đơn vị : Triệu VNĐ
Doanh thu thuần
29.672
39.008
23.006
Lợi nhuận sau thuế
1.565
1.557
801
Tổng giá trị tài sản
50.845
56.802
61.370
Vốn chủ sở hữu
25,999
26.323
27.215
Giá trị các khoản phải thu
4.191
5.650
6.926
Giá trị hàng tồn kho
9.702
10.465
10.178
Giá trị các khoản phải trả người bán
3.016
2.273
2.885
Các chỉ tiêu tương đối
Các chỉ số doanh lợi
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
38,2%
31,5%
Tốc độ tăng trưởng lơi nhuận ròng
198,1%
-0,5%
Hệ số lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
0,05
0,04
0,03
Hệ số lợi nhuận/ Tài sản
0,03
0,03
0,01
Hệ số lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu
0,06
0,06
0,03
Tỷ lệ chi phí quản lý & bán hàng/ Doanh thu thuần
12,6%
11,7%
12,3%
Các chỉ số cơ cấu vốn TS, các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
Hệ số vốn tự tài trợ ( NVCSH/NV )
0,51
0,46
0,44
Hệ số nợ ( NPT / TS )
0,49
0,54
0,56
Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng nợ(NNH/NPT)
0,79
0,66
0,62
Hệ số đòn bẩy ( NPT/ NVCSSH )
0,96
1,16
1,26
Các hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán hiên tại
(TSLĐ / NNH)
0,87
0,85
0,88
Hệ số thanh toán nhanh
(tiền + phải thu) / NNH
0,37
0,31
0,37
Hệ số thanh toán tức thời
( tiền / NNH )
0,15
0,02
0,04
Các hệ số hoạt động
Số ngày phải thu
(360*gtrị TBKPthu/DDT)
73
45
Số ngày phải trả
(360*gtrị TB KP trả/giá vốn hàng bán )
77
29
Số ngày hàng tồn kho
(360*gtrị TB hàng tồn kho/giá vốn hàng bán)
170
112
Vòng quay tài sản có
( DDT/ gtrị TB tổng tài sản)
0,58
0,72
Vòng quay vốn lưu động
( DDT/g trị TB TSCĐ và ĐTNN )
1,53
2,29
Nguồn: Báo cáo thẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2181.doc