MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3
1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 3
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 3
1.1.3. Mô hình tổ chức của chi nhánh 4
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hai Bà Trưng 4
1.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ các phòng ban 6
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hai Bà Trưng trong một số năm gần đây 8
1.1.4.1. Kết quả huy động vốn 9
1.1.4.2. Kết quả hoạt động cho vay 10
1.1.4.3. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh 11
1.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 11
1.2. Công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng 12
1.2.1. Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn 12
1.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án tại Chi nhánh Hai Bà Trưng 14
1.2.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự: 15
1.2.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: 16
1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy: 16
1.2.2.4. Phương pháp dự báo: 17
1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 17
1.2.3. Các nội dung thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Hai Bà Trưng 17
1.2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 17
1.2.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 24
1.2.3.3. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 52
1.3. Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng 54
1.3.1. Dự án “Xây dựng mạng Đường trục VTC của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC ” 54
1.3.2. Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng trong ví dụ minh hoạ 82
1.3.2.1. Những mặt đạt được 82
1.3.2.2. Những mặt còn hạn chế 82
1.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng 83
1.4.1. Những kết quả đạt được 83
1.4.2. Những mặt còn hạn chế 85
1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định trong công tác thẩm định của Chi nhánh 88
1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 88
1.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 89
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 91
2.1. Định hướng cho công tác thẩm định chung của Ngân hàng trong thời gian tới 91
2.2. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh trong thời gian tới 93
2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng. 95
2.2.1. Nhận thức về công tác thẩm định 95
2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn 95
2.2.2.1. Nâng cao năng lực cho các chuyên viên thẩm định 96
2.2.2.2. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, thu thập xử lý thông tin trong quản lý điều hành 98
2.2.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 99
2.2.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của dự án 100
2.2.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định 102
2.2.2.6. Lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác thẩm định 106
2.2.2.7. Áp dụng marketing ngân hàng, xây dựng chiến lược khách hàng 107
2.3. Một số kiến nghị 108
2.3.1. Với nhà nước và các bộ ngành liên quan 108
2.3.2. Với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 109
2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư 110
2.3.4. Với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội 111
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2002 của Chủ tịch Quốc hội.
Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ban hành ngày 03/09/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về Quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
Nghị định số 55/2004/NĐ-CP ngày 23/08/2004 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ký ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quay hoạch phát trienr viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.
Chứng nhận số 1894/TTg-CN ngày 29/11/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc cho phép về nguyên tắc Tổng Công ty VTC được thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ truyền thông đa phương tiện (truyền hình, phát thanh, thoại …).
Chứng nhận số 5107/VPCP-CN ngày 10/09/2007 của Văn phòng Chính phủ do Ông Văn Trọng Lý Phó chủ nhiệm Văn phòng phê duyệt về việc giao Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép cho Tổng Công ty VTC được thiết lập mạng đường trục quốc gia và cổng thông tin.
Giấy phép cung cấp dịch viễn thông số 484/GP-BBCVT ngày 29/05/2006 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập mạng lưới thiết bị và cung cấp dich vụ viễn thông cho công cộng với loại hình dịch vụ: Truy cấp Internet (IPS)
Giấy phép cung cấp dịch viễn thông số 524/GP-BBCVT ngày 14/06/2006 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập mạng lưới thiết bị và cung cấp dich vụ viễn thông cho công cộng với dịch vụ: ứng dụng Internet trong Viễn thông.
Giấy phép cung cấp dịch viễn thông số 592/GP-BBCVT ngày 29/06/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập mạng lưới thiết bị và cung cấp dich vụ viễn thông cho công cộng với dịch vụ: Kết nối Internet (IXP) bao gồm dịch vụ kết nối Internet trong nước (NIX) và dịch vụ kết nối Internet quốc tế (IIG).
Giấy phép cung cấp dịch viễn thông số 47/GP-BBCVT ngày 15/01/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập cố định nội hạt và cung cấp dịch vụ viễn thông
Giấy phép cung cấp dịch viễn thông số 48/GP-BBCVT ngày 15/01/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được cung cấp các dịch vụ viễn thông đường dài trong nước sử dụng giao thức IP theo các loại hình dịch vụ: Điện thoại, Fax, truyền số liệu trong băng thoại và các dịch vụ viễn thông khác sử dụng giao thức IP (không bao gồm các dịch vụ Internet)tại nhà thuê bao, tại các điểm công cộng với các hình thức thanh toán trả trước và trả sau.
Giấy phép cung cấp Thiết lập mạng và cung cấp dịch viễn thông số 592/GP-BBCVT ngày 29/06/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp trực tiếp và bán lại dịch vụ viễn thông với loại mạng: mạng viễn thông cố định mặt đất quốc tế.
Giấy phép cung cấp Thiết lập mạng và cung cấp dịch viễn thông số 253/GP-BBCVT ngày 10/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc được thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp trực tiếp và bán lại dịch vụ viễn thông với loại mạng: Mạng viễn thông cố định mặt đất đường dài trong nước.
Quyết định số 136/QĐ-BBCVT ngày 06/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc phân bổ dải số thuê bao cố định nội hạt.
Văn bản của Tổng Công ty Truyền thông Đa Phương tiện (VTC)
Quyển dự án đầu tư mạng đường trục VTC.
Quyết định số 49/QĐ-VTC ngày 02/02/2009 về việc Phê duyệt dự án: Mạng Đường trục VTC” của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC.
Quyết định số 364/QĐ- VTC ngày 29/04/2009 về việc Phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán dự án: “Mạng đường trục VTC”.
Quyết định số 417/QĐ-VTC ngày 25/05/2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu dự án: “Mạng đường trục VTC”.
Quyết định số 474/QĐ-VTC ngày 09/06/2009 về việc: “Phê duyệt Hồ sơ mời thầu gói thầu số 01: Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn” thuộc dự án: “Mạng đường trục VTC”.
Quyết định 606/QĐ-VTC ngày 14/08/2009 về việc: “Phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 01: Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn” thuộc dự án: “Mạng đường trục VTC”.
Bảng tính hiệu quả của dự án của Tổng VTC.
Nhận xét: Về cơ bản, Dự án đã hoàn thành các thủ tục ban đầu về xin cấp phép thực hiện Dự án. Sau khi thực hiện xong phê duyệt kết quả đấu thầu gói số 1, Tổng Công ty VTC tiếp tục triển khai các gói còn lại dự kiến đến 31/12/2009 hoàn thành xong việc cung cấp thiết bị của các Nhà thầu.
Hồ sơ cần hoàn thiện bổ sung:
Tiến độ và kế hoạch tổ chức đấu thầu 02 gói thầu còn lại của dự án.
Toàn bộ hồ sơ chứng từ của nhà thấu trúng thầu các gói thầu còn lại.
Hình thức quản lý dự án:
- Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC là người trực tiếp quản lý dự án
Tiến độ thực hiện dự án:
Tổng VTC đã có quyết định số 417/QĐ-VTC ngày 25/05/2009 về việc: “Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án mạng đường trực VTC với các nội dung cụ thể như sau:
TT
Tên gói thầu
Giá gói thầu
HT đấu thầu
Nguồn vốn
TGTC đấu thầu
Loại HĐ, TĐTH
Chưa bao gồm thuế
Đã bao gồm thuế
1
Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn
1,610,054 USD ~ 29.786 triệu đồng
1.959,189 USD ~ 36.245.triệu đồng
Rộng rãi
QT
Vốn vay
Quý II/2009
Trọn gói 120 ngày
2
Cung cấp và lắp đặt thiết bị nguồn và thiết bị đo kiểm
624,108 USD ~ 11.546 triệu đồng
711,189 USD ~ 13.157 triệu đồng
Rộng rãi
QT
Vốn vay
Quý II/2009
Trọn gói 120 ngày
3
Cung cấp và lắp đặt thiết bị mạng truyền tải IP - MPLS
998,148 USD ~ 18.466 triệu đồng
1,181,946 USD ~ 21.866 triệu đồng
Rộng rãi
Quốc
Tế
Vốn vay
Quý III/2009
Trọn gói 120 ngày
4
Kiểm toán dự án hoàn thành
146 triệu đồng
161 triệu đồng
CĐT
Vốn vay
Theo TĐ HTDA
Theo tỷ lệ % 30 ngày
Hiện tại, Tổng VTC đã có Quyết định số 606/QĐ-VTC ngày 14/08/2009 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 01: “Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn” thuộc dự án: “Mạng đường trục VTC” với đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương với giá trúng thầu là: 1,494,628.00 USD và 2.358.400.000 VNĐ, loại hợp đồng trọn gói và thời gian thực hiện Hợp đồng: 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đồng thời Công ty Đông Dương đã ký hợp đồng kinh tế với Tổng VTC ngày 31/08/2009 è ngày 18/11/2009, Công ty Đông Dương đã hoàn thiện việc cung cấp thiết bị cho Tổng VTC.
NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phân tích kinh tế dự án đầu tư
Mục tiêu đầu tư xây dựng
+ Làm nền tảng hạ tầng vững chắc cho việc triển khai các dịch vụ viễn thông và dịch vụ GTGT khác.
+ Nâng cao chất lượng đường truyền hệ thống mạng viễn thông
+ Giảm dần và tiến tới chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn khác.
+ Giảm tối đa có thể chi phí dành cho công tác truyền dẫn.
+ Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng của hệ thống.
+ Góp phần nâng cao vị thế của VTC trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Tạo ra lợi nhuận tối đa và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà.
Sự cần thiết phải đầu tư và đánh giá phương diện thị trường của dự án
1.2.1. Căn cứ trên các tính chất pháp lý của các cơ quan chức năng (Đã nêu ở mục Pháp lý của dự án)
Căn cứ thỏa thuận hợp tác kinh doanh số 01/TTHTKD-ĐSVN & VTC 23/04/2008 giữa Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện và Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam.và phụ lục 01 và 02 về Lộ trình hợp tác kinh doanh giữa Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam và Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện về việc: “Xây dựng mạng điện thoại nội bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở giải pháp, công nghệ và mạng lưới của Tổng Công ty VTC với lộ trình hiện đại hóa hệ thống thông tin đường sắt” ….. (Nội dung hợp tác trong thỏa thuận kinh doanh kèm theo).
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 02/HĐKT kỳ ngày 14/01/2009 về việc Đường Sắt Việt Nam cho Tổng VTC thuê kết cấu hạ tầng mạng đường sắt để lắp đặt mạng viễn thông của VTC.
Căn cứ vào số liệu thực tế khảo sát nhà trạm và kết quả đo: tuyến cáp quang của đường sắt từ Hà Nội đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), tuyến cáp quang từ Đồng Đen (TP Hồ Chí Minh) đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)
1.2.2. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam.
Nhà nước ta xác định bưu chính, viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển Bưu chính, viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tin thần kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân …
Thủ tướng Chính Phủ đã ban hàng Quyết định qui hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010 (Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2009) với các chỉ tiêu:
- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng cao.
- Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt từ 32 đến 42 máy/100 dân (trong đó, mật độ điện thoại cố định là 14 đến 16 máy/100 dân), mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/100 dân (Trong đó có 30% là thuê bao băng rộng); tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số.
- Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và Internet cùng hợp tác và phát triển. Đến năm 2010, thị phần của các doanh nghiệp mới (ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đối với một số dịch vụ quan trọng như điện thoại quốc té, thuê kênh, thông tin di động, Internet băng rộng đạt tỷ lệ 40 - 50%.
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, cung cấp các dịch vụ gia tăng.
1.2.3. Tổng quan về thị trường viễn thông tại Việt Nam và đối thủ cạnh tranh.
a) Tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông.
Thị trường viễn thông luôn là một trong những thị trường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư do tính sinh lợi cao và khả năng mở rộng danh mục các sản phẩm ra thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, với đặc điểm là một ngành kinh tế hậu công nghiệp, ngành viễn thông đã, đang và sẽ tiếp tục nắm giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện qua sự gia tăng không ngừng về doanh thu và tỷ trọng đối với các ngành kinh tế khác.
Tại Việt nam, ngành Viễn thông trong những năm qua đã liên tục đạt được những bước tiến phát triển vượt bậc, thể hiện rõ rệt qua mức tăng doanh thu hàng năm luôn đạt ở mức xấp xỉ 20%. Đặc biệt trong năm 2007 ngành đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kỷ lục 45,7%, đưa giá trị doanh thu toàn ngành lên con số 54,5 nghìn tỷ đồng (so với 37.4 nghìn tỷ trong năm 2006). Hơn thế nữa, với việc các nhà cung cấp luôn tìm cách mở rộng độ bao phủ, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng đi đôi với các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng hấp dẫn và tiện lợi, tốc độ tăng trưởng của ngành Viễn thông được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
Trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Bưu chính viễn thông rất cao, đạt mức 27%/năm. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có lĩnh vực viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới.
Thị trường viễn thông tại Việt Nam hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Đó là nhận định được đưa ra trong buổi họp báo công bố triển lãm quốc tế lần thứ 12 về viễn thông và công nghệ thông tin tại VN và triển lãm quốc tế về sản phẩm điện tử năm 2008 tại VN, do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông - Viễn thông VN và Công ty DV Adsale Hồng Kông phối hợp tổ chức. Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế, thị trường viễn thông tại VN tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới. Số liệu mới nhất cho thấy, tổng số thuê bao điện thoại đã lên tới 49,6 triệu máy, đạt mức trung bình 57,3 máy/100 dân. Các dịch vụ Internet băng thông rộng cũng phát triển mạnh với hơn 19 triệu người sử dụng Internet, chiếm 22,96% dân số. Ước tính đến năm 2010, con số này sẽ lên tới 35% và ngành công nghiệp điện tử viễn thông sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế VN.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin -truyền thông đáp ứng được yêu cầu mới. Để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin có uy tín trên thế giới tìm hiểu, đầu tư và hợp tác, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Năm 2008, mặc dù bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng bức tranh tổng quan thị trường viễn thông nửa đầu năm 2008 vẫn khá sáng sủa với việc vệ tinh viễn thông Vinasat - 1 được phóng thành công lên quỹ đạo. Việt Nam vẫn khẳng định được là vị thế của một thị trường tiềm năng khi những khoản vốn đầu tư nước ngoài FDI lớn vào ngành viễn thông vẫn đang được các nhà đầu tư nước ngoài khẳng định. Với việc MobiFone đang có kế hoạch cổ phần hóa một phần vào giữa năm 2008. Cả NTT DoCoMo và Telenor đều đã tuyên bố ý định giành 30% cổ phần của MobiFone, trong đó NTT DoCoMo dự định sẽ đầu tư 1 tỉ USD.
b) Dự báo nhu cầu thị trường viễn thông
è Về dịch vụ
Luôn song hành cùng các bước tiến về công nghệ, thị trường viễn thông cũng liên tục tung ra các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng hấp dẫn và tiện lợi với mức giá ngày càng ấn tượng nhằm thu hút người tiêu dùng. Những năm 90 của thế kỷ trước và một vài năm đầu của thế kỷ này chứng kiến sự bùng nổ về mạng internet. Kể từ năm 2000 cho tới nay là bùng nổ của điện thoại di động và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm. Dự đoán trong những năm tới thị trường viễn thông sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự phát triển chiếm lĩnh thị trường của các dịch vụ mới dựa trên các nền công nghệ hiện đại như IPTV, 3G, WiMAX
Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng với tốc độ cao và tính ổn định của các doanh nghiệp, phân khúc thị trường thuê kênh truyền dẫn riêng cũng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh.
è Về dung lượng
- Sự phát triển về dịch vụ luôn kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng đáp ứng cho các dịch vụ đó. Hiện nay tại Việt Nam các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang liên tục tung ra các sản phẩm dịch vụ mới lạ hấp dẫn, và bởi vậy việc phát triển mở rộng mạng trục và mạng truyền dẫn cũng đang diễn ra ở tốc độ rất lớn. Đơn cử chỉ tính riêng từ cuối tháng 6 năm 2007 đến cuối tháng 3 năm 2008, tổng dung lượng băng thông của các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn đã tăng hơn 18Gb, đạt mức tăng trưởng 60,5% và đưa tổng dung lượng băng thông lên con số xấp xỉ 48 GB.
- Dự báo trong tương lai gần, khi các dịch vụ viễn thông mới như IPTV, 3G … được cung cấp ra thị trường đi đôi với việc các công nghệ mới được áp dụng như Wimax, truyền số liệu qua vệ tinh …, dung lượng băng thông sẽ còn tiếp tục tăng lên. c
c) Đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác:
- Các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường hiện nay cung cấp dịch vụ truyền dẫn bao gồm Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty thông tin viễn thông Điện lực (EVN), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Cổ phần viễn thông FPT.
- Trong những năm vừa qua, với chủ trương ưu tiên xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn của riêng mình, các công ty này đã rất thành công trong việc mở rộng dung lượng băng thông kết nối, đặc biệt là băng thông Quốc tế luôn đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 100%. Theo thống kê của VNIX thì tính đến cuối Quý 1 năm 2008, băng thông Quốc tế của các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn chính lần lượt là VNPT với 9145 MB, FPT 5590MB, Viettel 2749 MB và EVN 555MB.
- Bên cạnh VNPT, Viettel và EVN là những công ty nhà nước có một hệ thống hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh và sâu rộng. Tiếp theo là Công ty cổ phần viễn thông FPT với dự án mạng truyền dẫn Bắc – Nam – Quốc Tế qua Lạng Sơn, Móng Cái, Vũng Tàu đang được tiến hành trong năm 2008 và đầu năm 2009. Sự kiện một tập đoàn tư nhân bỏ vốn xây dựng một hệ thống mạng truyền dẫn quốc gia, cho thấy thị trường cung cấp dịch vụ truyền dẫn tại Việt nam trong hiện tại cũng như tương lai là một thị trường rất hấp dẫn và nhiều tiềm năng (Bảng tính giá cước Leased Line so sánh giữa các kênh điện thoại, kênh điện báo, Kênh ở các tốc độ, thuê kênh qua vệ tinh và nội tỉnh nội hạt của các đối thủ phụ lục 01 kèm theo).
1.2.4. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC.
Chủ trương của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hiện nay là chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ lĩnh vực kinh doanh thiết bị, tư vấn và triển khai các công trình phát thanh truyền hình sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư thực hiện các dịch vụ sau:
Dịch vụ truyền hình kỹ thuật số;
Dịch vụ truyền hình trên mạng viễn thông và Internet;
Dịch vụ Viễn thông;
Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình kỹ thuật số;
Dịch vụ giải trí, các dịch vụ GTGT trên truyền hình, Internet,….
1.2.5. Thực trạng mạng viễn thông VTC
Tại thời điểm hiện tại, thực trạng của mạng truyền dẫn Viễn thông VTC như sau:
Kết nối Hà Nội - Quốc tế: 1 đường STM1.
Kết nối viễn thông Hà nội - Hồ Chí Mính: Thuê 2 cổng 100MB của VNPT.
Kết nối Hà nội - Hồ Chí Minh: 1 đường STM1 phục vụ cho dịch vụ truyền hình kỹ thuật số của VNPT.
Kết nối tại các tỉnh có lắp đặt POP: 1 cồng 2MB/ 1tỉnh qua đường MEGAWAN thuê VNPT.
Và một số kết nối nội hạt khác.
Xuất phát từ thực trạng như trên, dễ thấy hệ thống mạng của VTC còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, hệ thống mạng trục chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, dẫn tới chất lượng đường truyền không đảm bảo và khó kiểm soát
Thứ hai, khả năng quản lý khó khăn do còn phải phụ thuộc các nhà cung cấp dịch vụ khác
Thứ ba là chi phí thuê kênh truyền dẫn cao, ảnh hưởng lớn đến tính sinh lợi của các dịch vụ được cung cấp.
1.2.6. Nhu cầu đối với mạng viễn thông của VTC
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và từ nhu cầu sử dụng nội nộ của Tổng Công ty VTC, dự kiến nhu cầu đối với mạng viễn thông trong thời gian tới sẽ rất cao.
Dung lượng đường truyền trong nước còn lại được dự đoán sẽ nhanh chóng được thuê hết bởi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với các nhu cầu phổ thông. Với phương án xây dựng doanh thu hàng năm từ dịch vụ kênh trong nước và kênh nước ngoài theo phân tích hiệu quả dự án mạng đồng trục của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC
1.2.7. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư.
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và từ nhu cầu sử dụng nội bộ của tổng công ty VTC, dự kiến nhu cầu đối với mạng Viễn thông trong thời gian tới đồng thời cùng với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nghành viễn thông trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC đang đứng trước cơ hội phát triển các dịch vụ viễn thông, truyền hình, Internet... do đó cần thiết phải xây dựng một hệ thống mạng đường trục với các lý do sau:
Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Phù hợp với định hướng phát triển và nhu cầu đối với mạng viễn thông của Tổng công ty VTC.
Dự án cũng sẽ tiết kiệm được cho Tổng công ty VTC 0,55 tỷ đồng mỗi tháng cho chi phí thuê kênh hiện tại là 300triệu/1tháng/1STM1 cho mạng truyền hình số và 250 triệu/tháng cho dịch vụ 174 và mạng điện thoại cố định VTC của các nhà cung cấp khác.
Tận dụng và phát huy hiệu quả hạ tầng mạng hiện có.
Vì vậy, việc “Đầu tư dự án mạng đường trục VTC“ là hết sức cần thiết cho mục đích triển khai các dịch vụ viễn thông, truyền hình, internet và các dịch giá trị gia tăng khác của VTC, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà
Nhận xét: Như vậy, thị trường của Dự án có tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh như VNPT; FPT; Viettel; Mobiphone.. cũng tương đối nhiều, về cơ bản các đối thủ này có lợi thế hơn so với Tổng Công ty VTC do đã triển khai và có thương hiệu mạnh trong ngành viễn thông và người tiêu dùng . Tuy nhiên, Tổng VTC có nhiều sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông và việc triển khai đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, đang trong giai đoạn đấu thầu xây dựng, đồng thời là đơn vị đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vữ truyền hình và thực tế đã bắt đầu chuyển dịch sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong đó Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ Truyền hình mạng viễn thông và Internet và các dịch vụ GTGT khác trong 02 năm trở lại đây đem lại doanh thu khá lớn cho Tổng VTC.
Nội dung phương diện kỹ thuật
2.1. Sản phẩm của dự án:
Các dịch vụ cung cấp: Dải dịch vụ mà hệ thống mạng được xây dựng từ dự án có khả năng hỗ trợ là:
Các dịch vụ viễn thông như: Thoại, VoIP, Video Conferencing …
Các dịch vụ ứng dụng trong mạng viễn thông và Internet như: IPTV, VoD, 3G, Wimax …
Các dịch vụ Truyền hình số.
Các dịch vụ giải trí, dịch vụ GTGT trân truyền hình, Internet…
Các dịch vụ cho thuê kênh truyền số liệu Leasedline, VPN L2, VPN L3;
Dịch vụ cho thuê colo (địa điểm đặt thiết bị), rack, nguồn điện, các cross-connect.
2.2. Mục tiêu kỹ thuật: Xây dựng mạng đường trục Bắc - Nam và các hướng kết nối đi quốc tế cho VTC với dung lượng 40GBps dựa trên công nghệ truyền dẫn DWDM và phát triển các dịch vụ dựa trên công nghệ IP/MPLS. Để đảm bảo các thiết bị DWDM, IP/MPLS hoạt động thì thiết kế kỹ thuật phải chỉ ra các yêu cầu kỹ thuật chi tiết của hệ thống nguồn điện và các thiết bị phụ trợ đi kèm cho hệ thống
2.3. Phương diện kỹ thuật của dự án: (phụ lục kèm theo báo cáo thẩm định- ở đây có nhiều thuật ngữ chuyên môn về kỹ thuật nên em xin phép không trình bày).
2.3.1. Lựa chọn công nghệ truyền dẫn
2.3.2. Công nghệ truyền tải IP
2.3.3. Kết luận về lựa chọn giải pháp công nghệ
2.3.4 Phương án kỹ thuật
Đánh giá khả năng thực hiện của dự án
3.1. Đánh giá năng lực nhà thầu cung cấp:
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng Công ty VTC đã tổ chức đấu thầu và chọn lựa được 01 nhà thầu trúng thầu thực hiện cung cấp thiết bị cho gói thầu số 01 là: “Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn” thuộc dự án mạng đường trục VTC.
- Tên nhà thầu : Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương
- Địa chỉ : C7 - TTUBND- Quận Cầu Giáy - ngách 61/55 - Ngõ- 61 Trần Duy Hưng - Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy - Hà Nội.
- Điện thoại : 04.35568338 Fax: 04.35568388
- Giấy CNĐKKD số : 0102007433 ngày 12/03/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HN cấp. (Số đăng ký kinh doanh đã thay đổi ngày 30/05/2006: 01030112349).
- Ngành kinh doanh : Kinh doanh các thiết bị truyền dẫn, truy nhập, thiết bị không dây, thiết bị lợi dây, thiết bị nguồn viễn thông, thiết bị chống sét, cáp quang, phụ kiện viễn thông …thuộc ngành bưu chính viễn thông.
- Kinh nghiệm của nhà thầu:
+ Công ty CP Công nghệ Đông Dương tiền thân là Công ty TNHH Công nghệ Đông Dương được thành lập ngày 12/03/2003. Sau một thời gian hoạt động phát triển Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu sang mô hình Công ty Cổ phần. Sau 06 năm hoạt động, Công ty được đánh giá là một trong những Công ty giải pháp Công nghệ hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ viễn thông.
+ Công ty đang là đại lý độc quyền tại Việt Nam của 12 hãng sản xuất như: Sagem Communication Ltd, Verso Technologies, Haiyan Jiuqugang Electronic Co., Ltd… và là đại lý bán hàng cho các hãng sản xuất khác. Ngoài ra, để chủ động về nguồn hàng và chủ động về thời gian cung ứng hàng hoá, Công ty còn nhập khẩu uỷ thác thông qua một số Công ty xuất nhập khẩu có uy tín trong nước như Tổng Công ty XNK máy Việt Nam, Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp & Thuỷ lợi Hà Nội, Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng (MECO JSC), Flextronics International GMBH UND Co.Nfg.Kg.
+ Công ty Công nghệ Đông Dương là đối tác thường xuyên và uy tín của hầu hết các Bưu điện trên các tỉnh thành toàn quốc (từ năm 2008, hệ thống bưu điện các tỉnh được chia tách thành 2 mảng viễn thông và bưu chính cùng trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), hoạt động độc lập để chuyên môn hoá và phát huy tối đa tiềm lực của từng lĩnh vực). Ngoài hệ thống viễn thông các tỉnh, Công ty còn cung cấp, lắp đặt thiết bị cho các tập đoàn viễn thông lớn như: Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực, Công ty Điện thoại Hà Nội 1, Vinaphone, Mobiphone…
+ Hiện tại, Công ty có mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Sở giao dịch, Công ty được đánh giá là khách hàng có uy tín trong việc thanh toán và đã được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng là: 20 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh là 10 tỷ và với tổng giá trị tài sản đảm bảo hơn 9 tỷ.
Với Hợp đồng kinh tế số 01 - 2009/VTC-ĐD ký ngày 01/08/2009, Công ty Đông Dương trúng thầu thực hiện gói thầu số 1: “Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền dẫn” với trị giá hợp đồng 1,494,628.00 USD và 2.358.400.000 VNĐ. Tính đến ngày 09/09/2009, Công ty đã được Ngân hàng Công thương đánh giá là đơn vị có năng lực trong việc cung cấp thiết bị cho Tổng VTC và đã cấp 01 bảo lãnh thực hiện hợp đồng với trị giá 10% GTHĐ tương đương với số tiền 149,462.80 USD và 235.840.000 VNĐ; 01 bảo lãnh tạm ứng với tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại CP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng.doc