Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh

MỤC LỤC

 Trang

Danh mục viết tắt 3

Lời mở đầu .4

Chương I: Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM .6

 1.1.Hoạt động tín dụng của NHTM .7

 1.1.1. Khái niệm .7

 1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .9

 1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng .11

 1.1.4. Qui trình tín dụng chung .12

 1.2. Thẩm định tài chính doanh nghiệp .16

 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định tài chính DN .16

 1.2.2. Tài liệu sử dụng trong thẩm định tài chínhDN 18

 1.2.3. Phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính DN .22

 1.2.4. Nội dung thẩm định tài chính DN .24

 1.2.5. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 38

Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính DN trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đông Anh 40

 2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHCT Đông Anh .41

 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 41

 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 42

 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đông Anh 43

 2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính DN tại Chi nhánh NHCT Đông Anh 50

 2.2.1. Nội dung thẩm định tài chính DN đang áp dụng .51

 2.2.2. Minh hoạ phân tích tài chính công ty xây dựng Hồng Hà 60

 2.2.3. Đánh giá về hoạt động thẩm định tài chính DN tại Chi nhánh

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DN trong hoạt động tại Chi nhánh NHCT Đông Anh 70

 3.1. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong năm 2007 .71

 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DN trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đông Anh .73

 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin . .74

 3.2.2. Nâng cao trình độ, bổ sung thêm đội ngũ CBTD .76

 3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng .80

 3.3. Một số kiến nghị .81

 3.3.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam .81

 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .82

 3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 83

Kết luận .84

Danh mục tài liệu tham khảo 86

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu chữa có được thực hiện không? - Mối quan hệ giữa ROA và ROE( theo mô hình Dupont): nó thể hiện sự đánh đổi cơ bản giữa lợi nhuận và rủi ro mà các DN phải đối mặt trong việc lựa chọn các chính sách đòn bẩy tài chính. 1.2.4.1.5. Phân tích giá trị thị trường với DN phát hành cổ phiếu. Các nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời cũng như khả năng cân đối vốn chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của DN. Giá trị tương lai của DN như thế nào còn tuỳ thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Dưới đây là một số tỷ số cho biết nhận định của thị trường về giá trị tương lai của DN: Tỷ số P/E : tỷ số này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của DN. Giá cổ phiếu Thu nhập trên một cổ phiếu P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu Tỷ số P/B: tỷ số này so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị ghi sổ hay mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu P/B = Tỷ số này nếu nhỏ hơn 1 thì rất có khả năng DN hoạt động không hiệu quả, không có được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Đánh giá tình hình TCDN thông qua phân tích tỷ số: Mục đích cuối cùng của công tác thẩm định TCDN là đưa ra các kết luận về hoạt động của DN trên cơ sở các số liệu đã tính toán và phân tích. Muốn đánh giá được vấn đề này chúng ta cần phải xem xét ba yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất là phân tích xu hướng phát triển: đây chính là việc so sánh các giá trị theo thời gian để đánh giá xem các tỷ số là tốt lên hay xấu đi. Đây là một biên pháp cực kì quan trọng vì nó cho thấy chiều hướng phát triển hoạt động kinh doanh của DN. Một tỷ số tài chính có thể thấp hơn so với mức trung bình của ngành nhưng cao hơn nhiều so với thời kì trước thì vẫn là một bằng chứng thuyết phục ngân hàng. Thứ hai là so sánh với tỷ số trung bình ngành. Việc so sánh này sẽ giúp ngân hàng đưa ra những nhận định có ý nghĩa về vị thế của DN trên thị trường; sức mạnh tài chính của DN so với đối thủ cạnh tranh…Tuy nhiên cần phải chú ý một điều rằng giá trị trung bình ngành cũng chỉ là một tiêu chuẩn để tham khảo, ngay cả khi chúng được xây dựng một cách hết sức khách quan. Các giá trị ngành không được coi là những giá trị mà DN phải đạt tới. Điều này xuất phát từ việc mỗi DN có đặc điểm riêng về cơ cấu đầu tư, về công nghệ, về chất lượng dản phẩm… và khác nhau về giá trị kì vọng với các tỷ số tài chính. Bởi vậy không có gì là sai lầm khi một DN thực hiện một chiến lược bán hàng giá thấp và thu lợi nhuận biên thấp để đạt tới một mức doanh thu thuần cao. Như vậy có thể kết luận rằng vị thế tài chính mạnh không nhất thiết đòi hỏi DN phải đạt trên mức trung bình ngành với tất cả các tỷ số. Thứ ba là so sánh giá trị các tỷ số tài chính của các DN trong cùng một ngành. Mỗi một DN đều có những nét đặc trưng riêng có, song do hoạt động trong cung một lĩnh vực thì đều có những nét tương đồng. Việc sử dụng các tỷ số tài chính của một DN có cơ cấu tương đương như DN cần phân tích cũng mang lại những cái nhìn nhất định. Tuy nhiên cần chú ý không nên so sanh hai DN mà có sự khác biệt quá lớn về công nghệ,kĩ thuật, lao động, qui mô… vì rất dễ bị mác sai lầm. Những hạn chế của việc phân tích các tỷ số tài chính. Không thể phủ nhận những giá trị mà việc phân tích các tỷ số tài chính mang lại cho các nhà phân tích tín dụng. Tuy nhiên, việc phân tích này còn tồn tại một số hạn chế : Thứ nhất là độ tin cậy của các số liệu trong các báo cáo tài chính. Như đã trình bày ở trên, các kết quả phân tích tài chính có được là từ các số liệu trong các Báo cáo tài chính. Nếu như các số liệu này thiếu chính xác mà trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng không phát hiện ra thì những kết luận đưa ra từ phân tích sẽ bị sai lệch. Thứ hai là việc xác định tỷ số bình quân ngành để dùng làm cơ sở đối chiếu so sánh là việc không hề đơn giản. Thêm vào đó có nhiều DN có qui mô lớn và hoạt động đa ngành nên rất khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành. Do vậy có thể nói việc phân tích các tỷ số tài chính thường chỉ có ý nghĩa trong những DN nhỏ và không có hoạt động đa ngành. Thứ ba là các yếu tố thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của DN và làm cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ thì hàng hoá tồn kho của DN lên cao hơn so với bình thường. Và lúc này nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy dường như DN hoạt động kém hiệu quả. Thứ tư là các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán từ các Báo cáo tài chính, nên mức độ chính xác của nó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán. Thế nhưng nguyên tắc và thực hành kế toán có thể lại khác nhau giữa các DN, giữa các ngành. Phương thức kế toán cho phép có nhiều cách hạch toán khác nhau trong khuôn khổ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến( GAAP). Chẳng hạn với khoản mục khấu hao: có nhiều cách tính khấu hao như khấu hao tuyến tính, khấu hao giảm đều…mỗi cách sẽ cho một kết quả khác nhau. Thứ năm là nếu các tỷ số tài chính được sử dụng một cách riêng lẻ thì sẽ không phản ánh được tình hình thực tế hoạt động của DN. Thêm vào đó một DN có thể cùng một lúc có nhiều tỷ số tài chính được coi là tốt và nhiều tỷ số tài chính được coi là không tốt, và như vậy khó có thể đưa ra một kết luận chung chính xác. Thứ sáu là các Báo cáo tài chính xét về bản chất là những báo cáo tạm thời của một DN đang hạot động, với giả định là DN tiếp tục hoạt động trong một thời gian không xác định trong tương lai. Chính vì vậy Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm không phản ánh tình hình lãi lỗ cuối cùng của DN, mà chỉ đánh giá tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán không phản ánh giá trị của DN được bán mà chỉ đơn thuần là giá trị của các nguồn lực của DN được hạch toán vào một ngày nhất định. Thêm vào đó các Báo cáo tài chính chỉ phản ánh những hoạt động biểu hiện bằng tiền, nó không ghi lại những sự kiện phi tài chính như: thời tiết xấu, chiến tranh, thiên tai… 1.2.5. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ để các nhà quản trị tài chính hoạch định chính sách tài chính của DN trong thời kì tới. Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết DN đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này đặc biệt hữu ích đối với các nhà ngân hàng vì nó cho biết DN đã làm gì với số vốn của họ. Để lập được bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường tổng hợp sự thay đổi các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời kì là đầu kì và cuối kì. Mỗi sự thay đổi đều được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình sử dụng vốn ta còn phải xem xét việc vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không? Có huy động vốn ngắn hạn đầu tư vào dai hạn không? Vốn lưu động thường xuyên tăng hay giảm? Để làm sáng tỏ vấn đề này cần làm rõ mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên và tài sản lưu động. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dư ra( nếu có) và nguồn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn được gọi là nguồn vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên. VLĐ thường xuyên = Nguồn dài hạn – TS dài hạn. = TS ngắn hạn - Nguồn ngắn hạn. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn VLĐ thường xuyên < 0( nghĩa là DN hình thành TS dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1, DN lúc này phải dùng TS dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. chương II thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương đông anh 2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHCT Đông Anh. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội. Chi nhánh NHCT Đông Anh nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, có diện tích 182.3 km2 với số dân 276.750 người. Đây là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá, với Cổ Loa từng hai lần là kinh đô của nước Việt, với nhiều danh nhân văn hoá và là nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Huyện Đông Anh là một huyện có lợi thế lớn về giao thông: trên địa bàn có hai tuyến đường sắt chạy qua( tuyến Hà Nội- Yên Bái; tuyến Hà Nội- Thái Nguyên); có cảng hàng không Nội Bài. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nộ và các tỉnh Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước, đồng thời đó cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Với vị trí thuận lợi như vậy, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thêm vào đó, trong qui hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 sẽ ưu tiên đầu tư cho khu vực Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một " Hà Nộ mới" với ba tam giác kinh tế; Bắc Thăng Long- Vân Trì; Đông Anh – Cổ Loa; Gia Lâm- Sài Đồng- Yên Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế- xã hội của huyện Đông Anh. Lịch sử hình thành và phát triển: NHCT Chi nhánh Đông Anh là một chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 05/HĐQT-QĐ ngày 07/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam NHCT Chi nhánh Đông Anh là một chi nhánh mới được thành lập từ tháng 06 năm 1996. Tiền thân là phòng giao dịch, sau đó chuyển thành NHCT Chi nhánh Đông Anh trực thuộc NHCT khu vực Chương Dương. Tháng 01 năm 1997 được nâng cấp thành NHCT Chi nhánh Đông Anh trực thuộc NHCT Việt Nam. Là một Chi nhánh ngân hàng được thành lập sau các Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh; Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh; Chi nhánh ngân hàng chính sách Đông Anh nên Chi nhánh đã và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của mình. Trải qua mười năm không ngừng nỗ lực vươn lên về mọi mặt, với phương châm" phát triển ổn định, an toàn hiệu quả" và " vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp", Chi nhánh NHCT Đông Anh đã gặt hái được những thành công nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống NHCT Việt Nam và sự phát triển kinh tế- xã hội khu vực và đang ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình. 2.1.2. Cơ cầu bộ máy tổ chức. Chi nhánh NHCT Đông Anh có trụ sở tại Khối 1- Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh có 111 cán bộ, nhân viên( tính đến thời điểm 31/12/2006) trong đó có trên 80% nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Hiện nay đội ngũ cá bộ nhân viên của Chi nhánh được phân bổ vào 13 phòng ban và được tổ chức theo mô hình hiện đại hoá của hệ thống NHCT Việt Nam: Phòng khách hàng DN Phòng khách hàng cá nhân Phòng tài trợ thương mại Phòng hành chính Phòng tổng hợp Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán Phòng kho quĩ Phòng vi tính 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đông Anh. 2.1.3.1. Công tác huy động. Bất cứ một DN nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều rất quan tâm đến các yếu tố đầu vào vì nó là nhân tố chủ lực quyết định đầu ra của mọi DN. Ngân hàng trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là đi vay để cho vay. Nếu như công tác đầu vào mà không tốt thì chắc chắn sẽ không có được đầu ra. Đặc biệt là trong những năm gần đây thị trường vốn thường xuyên có những diễn biến phức tạp nhất là trong năm 2006. Năm 2006 là một năm mà sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa khối các Ngân hàng thương mại Nhà nước và khối các Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động. Thách thức, khó khăn từ nhiều phía song chi nhánh cũng đã cố gắng nỗ lực để thực hiện tốt công tác huy động. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần hiện nay của chi nhánh bao gồm: tiền gửi của doanh nghiệp; tiền gửi của cá nhân; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Tình hình huy động những năm qua của chi nhánh như sau: Năm 2004 (tỉ đồng) Năm 2005 (tỉ đồng) (+),(-) so với năm 2004( %) Năm 2006 (tỉ đồng) (+),(-) so với năm 2005( %) Tổng nguồn 1059 1216 14.83 1357 11.6 Tiền gửi DN 456 500.442 9.75 521 4.1 Tiền gửi cá nhân 173 235 35.8 351 49.36 Tiền gửi TCTD 430 480 11.62 488 1.04 ( Nguồn: Phòng khách hàng DN- Chi nhánh NHCT Đông Anh) Biểu đồ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đông Anh. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh tăng dần qua các năm: năm 2005 là 1.216 tỉ đồng, tăng 14.83% so với năm 2004; năm 2006 là 1.357 tỉ đồng, tăng 11.6% so với năm 2005 và tăng 28.14% so với năm 2004. Trong cơ cấu nguồn vốn cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng của tiền gửi cá nhân, cụ thể như sau: đơn vị: % Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền gửi DN. 43.34 41.15 38.39 Tiền gửi cá nhân. 16.34 19.33 25.87 Tiền gửi của TCTD. 40.6 39.47 35.96 (Nguồn: Phòng khách hàng DN- Chi nhánh NHCT Đông Anh) Trong thời gian qua chi nhánh cũng đã phát triển các hình thức sản phẩm huy động đa dạng: tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm dự thưởng; các đợt phát hành trái phiếu, kì phiếu…Cùng với thủ tục gọn nhẹ và tinh thần phục vụ tận tình chu đáo của các giao dịch viên nên công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2006 đã tăng trưởng: tổng số vốn huy động tính đến 31/12/2006 là 1.357 tỉ đồng ba gồm cả nội và ngoại tệ qui đổi. Chi nhánh cũng đã nộp vốn điều hoà năm 2006 là 326 tỷ đồng, trong đó có 142 tỷ nội tệ và 184 tỷ ngoại tệ. 2.1.3.2. Hoạt động đầu tư cho vay. Thực hiện sự chỉ đạo của NHCT VN về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, nhánh đã tiến hành rà soát khách hàng đã có quan hệ tín dụng vơí chi nhánh, chấm điểm và phân loại khách hàng theo tiêu chí của ngân hàng. Dưới đây là một số kết quả mà chi nhánh đã đạt được: 2005 (tỉ đồng) Tỉ trọng ( %) 2006 (tỉ đồng) Tỉ trọng ( %) Dư nợ bình quân 833 864 1.Theo kì hạn - Ngắn hạn 558.11 67 587.52 68 - Trung dài hạn 274.99 33 276.48 32 2.Theo thành phần - DNNN 516.46 62 449.28 52 - Ngoài quốc doanh 316.54 38 414.72 48 3.Theo TSĐB nợ vay - Có TSĐB 374.85 45 406.08 47 - Không TSĐB 458.15 55 457.92 53 (Nguồn: Phòng khách hàng DN- Chi nhánh NHCT Đông Anh) Có thể thấy rằng trong những năm gần đây cơ cấu tín dụng của chi nhánh nghiêng về tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng sẽ đảm bảo tốt hơn sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động- chủ yếu là nguồn ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế với kỳ hạn của các khoản cho vay. Từ đó chi nhánh được đảm bao an toàn hơn trước rủi ro về kỳ hạn. Hiện nay chi nhánh đang chuyển dịch dần dần cơ cấu cho vay theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng. Tỷ lệ cho vay có đảm bảo năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005, song cho vay không có đảm bảo vẫn chiếm một tỷ lệ cao hơn. Đây là dấu hiệu chứng tỏ công tác thẩm định của chi nhánh đã được làm khá tốt. Đồng thời đây cũng là tín hiệu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu tài sản đảm bảo và có dự án tốt, hoạt động hiệu quả có cơ hội vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Bên cạnh những khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay và thu hồi nợ, chi nhánh cũng đã đạt được những tỷ lệ tăng trưởng tốt: Doanh số cho vay năm 2005 là 1.261,980 tỉ đồng, năm 2006 là 1.404 tỉ đồng, tăng 11.25% so với năm trước. Doanh số thu nợ năm 2005 là 1.229,638 tỉ đồng, năm 2006 là 1.442 tỉ đồng, tăng 17.28% so với năm trước. Trong năm 2006 đã có 969 khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh trong đó có 12 doanh nghiệp nhà nước, 107 doanh nghiệp là công ty TNHH và công ty Cổ phần, 4 doanh nghiệp tư nhân và 846 hộ vay tư nhân cá thể. Hỗu hết các doanh nghiệp và các hộ vay đều đã thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong hoạt động tín dụng. Cụ thể là năm 2005 số lượng các khoản cho vay phải tiến hành gia hạn nợ và các khoản nợ phải cho vào nợ xấu là khá cao. Tính đến 31/12/2005 tổng số nợ gia hạn là 83.108 triệu đồng, nợ quá hạn là 2.320 triệu đồng. Nợ xấu chủ yếu tăng trong khối xây dựng cơ bản dẫn đến năm 2005 chi nhánh phải trích rủi ro là 47 tỷ đồng, không thực hiện được nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức là có lãi. Sang năm 2006, tổng dư nợ của Chi nhánh là 797 tỷ đồng, trong đó Nợ nhóm 1 là 795 tỷ đồng; Nợ nhóm 2 là 226 triệu đồng; Nợ nhóm 3 là 426 triệu đồng; Nợ nhóm 4 là 1.2 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 là 2.9 triệu đồng.Chi nhánh cũng đã đề nghị NHCT Việt Nam xử lý rủi ro 54.8 tỷ đồng . 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thu phí. ự Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Thông qua thanh toán mạng SWIFT hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đã và đang được khách hàng quan tâm. Năm 2006 chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng mở L/C nhập khẩu như Cụm cảng hàng không miền Bắc, Công ty dịch vụ hàng không Nội Bài, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh… với số lượng L/C mở trong năm là 148 L/C trị giá 15.556 ngàn USD và 3.059 ngàn EUR. Thanh toán 167 L/C trị giá 19 triệu USD và 3 triệu 599 ngàn EUR. Số L/C xuất trong năm là 16 món, trị giá 927.687 USD. Thanh toán TT 137 món trị gía 9.280 USD. Thanh toán nhờ thu 126 món, trị giá 3.174 USD. Hoạt động mua bán ngoại tệ quy đôỉ các laoi đạt 35 triệu 707 ngàn USD, bán ra 35 triệu 537 ngàn USD. Hoạt động chi trả kiều hối trên 400 món với số tiền là 800 ngàn USD. Hoạt động bảo lãnh với 275 món trị giá 84 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh ngoại tệ trong năm chênh lệch mua bán ngoại tệ đạt 853 triệu. Tổng phí thanh toán quốc tế đạt 1.48 tỷ đồng tăng 248 triệu so với năm 2005. ự Hoạt động chuyển tiền. Doanh số thanh toán năm 2006 đã có 10.602 chứng từ chuyển tiền đI bằng VND trị giá 1.223 tỉ đồng; 342 chứng từ bằng USD trị giá 25.618.000 USD; 12.144 chứng từ chuyển tiền đến VND với số tiền 2.461 tỉ đồng và 1044 chứng từ bằng ngoại tệ với số tiền 33.308.100 USD. Ngoài dịch vụ chuyển tiền thanh toán điện tử liên ngân hàng, chi nhánh còn có dịch vụ chuyển tiền cá nhân, séc du lịch… ự Dịch vụ Thẻ. Song song với dịch vụ rút tiền tự động chi nhánh cũng thực hiện chức năng phát hành và thanh toán Thẻ tín dụng quốc tế. Đến nay khách hàng là các Giám đốc doanh nghiệp, các Doanh nhân trẻ, các chủ doanh nghiệp…trên địa bàn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Chi nhánh đã tiếp cận và mở được 13 cơ sở chấp nhận thẻ tạu nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài và một số cơ sở tại Đông Anh và Hà Nội với doanh số thanh toán cả năm đạt 3.5 triệu USD nâng tổng số phí thu được tăng 27% so với năm 2005. Tổng thu phí từ phát hành thẻ ATM là 94 triệu đồng. Kết quả tài chính đạt được trong năm 2006: ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Chi nhánh NHCT Đông Anh năm 2006) - Tổng thu nhập là 131.946 tỷ Trong đó: - Thu lãi cho vay : 89.276 tỷ - Thu lãi điều chuyển vốn : 23.473 tỷ - Thu nhập bất thường : 13.9 tỷ - Thu dịch vụ : 5.11 tỷ - Thu khác : 442 triệu - Tổng chi là 128.375 tỷ Trong đó: - Chi trả lãi tiền gửi : 68.453 tỷ - Chi nội bộ : 18.498 tỷ - Trích dự phòng rủi ro : 41.424 tỷ - Kết quả kinh doanh lãi 3.572 tỷ 2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Đông Anh. 2.2.1. Nội dung thẩm định tài chính DN đang áp dụng. Công tác thẩm định tài chính DN trước khi cho vay được Chi nhánh tiến hành theo một qui trình chặt chẽ của hệ thống NHCT Việt Nam ban hành. Các DN khi đến chi nhánh vay vốn đều được yêu cầu phải cung cấp các Báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Sau khi tiếp nhận các báo cáo này cùng với các hồ sơ cần thiết các cán bộ tín dụng phải làm các công việc sau: 2.2.1.1. Thẩm định tính chính xác của các Báo cáo tài chính. Kiểm tra mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính. Về mặt nguyên tắc, cán bộ tín dụng phải lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cậy cao nhất mà DN có thể có. Các báo cáo đã được kiểm toán độc lập hoặc các Báo cáo đã được cấp trên phê duyệt ( chẳng hạn như Tổng công ty phê duyệt Báo cáo tài chính của đơn vị thành viên) có độ tin cậy cao hơn các Báo cáo chưa được kiểm toán hay chưa được cấp trên phê duyệt. Kiểm tra tính chính xác của số liệu trên các Báo cáo tài chính. Khó có thể kiểm tra và rà soát được toàn bộ các khoản mục trên các Báo cáo tài chính vì vậy các CBTD cần phải lựa chọn các hạng mục chủ yếu như: tiền mặt, khoản phải thu,… Các CBTD có thể kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra sổ chi tiết, đối chiếu chứng từ gốc, so sánh các số liệu. Cụ thể như sau: - Kiểm tra sơ bộ về các số liệu trên các báo cáo có liên quan với nhau: + Tiền: số tiền trên bảng cân đối kế toán phải đúng bằng tổng dòng tiền ròng đầu kì cộng với phát sinh trong kì của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Lợi nhuận sau thuế trên bảng cân đối phải đúng bằng Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra chi tiết: + Số liệu trong kì báo cáo thay đổi đột biến so với số đầu năm hoặc của kì báo cáo trước hoặc cùng kì năm ngoái. + DN đang gặp khó khăn về thị trường, báo cáo lãi thấp chưa lập quĩ dự phòng nên có thể có một số chi phí chưa tính đủ hoặc vẫn treo trên tài khoản( tạm ứng, phải thu). Ngoài kiểm tra trên sổ sách, CBTD cần xuống thực tế tại DN để nắm rõ thực trạng tài sản và sản xuất kinh doanh của DN. Dưới đây là một số mẫu câu hỏi mà Chi nhánh áp dụng trong quá trình thẩm định các Báo cáo tài chính mà các CBTD có trách nhiệm tìm hiểu, trả lời và tổng hợp vào tờ trình thẩm định khách hàng: Kiểm tra bảng cân đối kế toán: Phần TS có: Những khoản tín dụng không thể thu hồi có bị tính vào tài khoản các khoản phải thu không? Hàng tồn kho có được định giá chính xác không? Những hàng hỏng hoặc không sử dụng được có bị tính gộp vào tài khảon hàng tồn kho không? Tập hợp chi phí có đúng không? Chi tiết chi phí chờ kết chuyển, lý do chậm kết chuyển? Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả chờ xử lý có giá trị lớn…. Phần TS nợ. Kiểm tra sự phù hợp giữa nợ phải trả với những hoá đơn mua sắm thiết bị Những chi phí trả trước hoặc những chi phí tích dồn có được hạch toán? Các khoản dự phòng cần thiết có được phân bổ đầy đủ? Lý do của những khoản rút tiền từ các khoản dự phòng?... Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Những tài khoản bao gồm thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… có được phân loại và phân bổ chính xác không? Kiểm tra chi tiết các khoản mục này? Có sự tăng hay giảm đột biến về doanh thu không? và lý do của sự thay đổi đột ngột nay?.... 2.2.1.2. Kiểm tra sơ bộ tổng tài sản và nguồn vốn. Vấn đề này được thực hiện bằng cách so sánh tổng tài sản và tổng nợ phải trả+ vốn chủ sở hữu của kì báo cáo so với đầu năm hoặc năm trước để thấy những biến động cụ thể. Có thể khái quát hoá như sau: Tổng TS Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Nợ vay Nợ phải trả khác Đầu tư TSLĐ Đầu tư TSCĐ Nếu tổng TS tăng chủ yếu do TSCĐ tăng từ nguòn vốn chủ hay vay daì hạn thi đây là chuyện bình thường với bất kì một DN nào. Nếu DN phải dùng nguồn vay ngắn hạn để bổ sung TSCĐ thì sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nếu tổng TS giảm do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn giảm dẫn đến vay ngắn hạn và vốn tạm thời chiếm dụng giảm sẽ có hai chiều hướng: DN đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho. DN giảm TSCĐ do bức bách trả nợ đến hạn có thể thu hẹp qui mô sản xuất. Tổng TS giảm do TSCĐ giảm sẽ có hai hướng: Thanh lý TSCĐ, cơ cấu lại tài sản hữu dụng., Do nhu cầu trả nợ đến hạn buộc thu hẹp sản xuất kinh doanh. Từ cách kiểm tra tổng thể nói trên CBTD có thể định hướng được các bước phân tích đánh giá tiếp theo. 2.2.1.3. Phân tích, đánh giá nhu cầu huy động vốn của DN. 2.2.1.3.1. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sự vận động của nguồn vốn và tài sản trong DN được thể hiện qua hai dòng đó là dòng vật chất và dòng tiền. Thực chất người ta chỉ cần phân tích dòng tiền từ đó phản ánh ngược lại dòng vật chất, hay nói cách khác là phân tích báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào báo cáo này người ta đánh giá được khả năng tạo tiền, sự tạo tiền, sự biến động của TS thuần, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền của kì tiếp theo. Đối với CBTD xem xét sự vận động của dòng tiền để đánh giá DN có thặt cần tiền không? nguyên nhân thiếu tiền là gi? và trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào không cho vay, nguyên nhân nào có thể chấp nhận cho vay? Dòng tiền trong DN có được chủ yếu do ba hoạt động cơ bản sau: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của DN và cũng là nguồn tạo tiền cơ bản của DN đáp ứng cho nhu cầu các hạot động khác. Dòng tiền từ hoạt động này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Dòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32125.doc
Tài liệu liên quan