Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: 3

1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM. 3

1.1.1. Khái niệm, các hoạt động chủ yếu của NHTM: 3

1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại: 4

1.1.2.1. Khái niệm, phân loại hoạt động cho vay của NHTM: 4

1.1.2.2. Nội dung, quy trình cơ bản trong hoạt động cho vay của NHTM: 5

1.2. Các vấn đề chung về thẩm định tài chính dự án: 9

1.2.1. Khái niệm, vai trò của dự án: 9

1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của dự án: 9

1.2.1.2. Vai trò của dự án: 10

1.2.2. Các phương thức tài trợ cho dự án: 11

1.2.3. Những nội dung cơ bản của thẩm định dự án: 12

1.3. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 12

1.3.1. Sự cần thiết của TĐ TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM: 12

1.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án: 14

1.3.2.1. Thẩm định dự toán đầu tư: 14

1.3.2.2. Thẩm định về dòng tiền của dự án. 18

1.3.2.3. Xác định lãi suất chiết khấu( LSCK) trong TĐ TCDA 22

1.3.2.4. Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. 23

1.3.3. Các phương pháp TĐ TCDA tại NHTM: 27

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án 31

1.3.4.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 31

1.3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. 32

1.4. Những điểm khác biệt khi thẩm định các dự án cho vay mua tàu để đóng tàu 36

1.4.1. Đặc điểm việc cho vay đóng tàu 36

1.4.2. Những điểm cần lưu ý khi thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay đóng tàu 39

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 42

2.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 42

2.1.1. Quá trình hình thành 42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội 43

2.1.3. Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV Bắc Hà Nội. 44

2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh 46

2.1.4.1. Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh 46

2.1.4.2. Tổng nguồn vốn và tình hình huy động vốn ở chi nhánh Bắc Hà Nội 47

2.1.4.3. Hoạt động tín dụng ở chi nhánh 49

2.1.4.4. Hoạt động dịch vụ 55

2.1.4.5. Kết quả kinh doanh của chi nhánh 56

2.1.5. Đánh giá sơ bộ về tính hình hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội: 57

2.1.5.1. Những thành công của chi nhánh: 57

2.1.5.2. Những hạn chế của chi nhánh: 58

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 60

2.2.1. Khái quát thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Bắc Hà Nội. 60

2.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: 60

2.2.3. Quy trình TĐ DA đầu tư tại chi nhánh Bắc Hà Nội: 63

2.2.4. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án : 65

2.2.5. Minh họa một quá trình thẩm định TCDA trong một DA cho vay thi công đóng tàu của chi nhánh. 68

2.2.5.1.Thông tin về chủ đầu tư: 68

2.2.5.2. Thông tin về dự án 69

2.2.5.3. Đề nghị vay vốn của khách hàng. 70

2.2.5.4. Kết quả thẩm định tài chính của DA: 70

2.2.6. Đánh giá thực trạng TĐ TCDA cho vay đóng tàu tại chi nhánh: 88

2.2.6.1. Thực trạng cho vay đóng tàu ở chi nhánh: 94

2.2.6.2. Đánh giá hoạt động TĐ TCDA cho vay đóng tàu 99

• Những kết quả đạt được

• Những hạn chế

• Nguyên nhân

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 104

3.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới: 104

3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh 104

3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh 105

3.1.3. Định hướng công tác TĐ TCDA cho vay đóng tàu ở chi nhánh: 106

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh 107

3.2.1. Nâng cao vai trò công tác thẩm định . 107

3.2.2. Lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư phù hợp. 107

3.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 109

3.2.3.1. Thẩm định kế hoạch vốn đầu tư của dự án 109

3.2.3.2. Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án 110

3.2.3.3. Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án 111

3.2.3.4. Thẩm định mức độ rủi ro của dự án 112

3.2.4. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án khoa học và hiệu quả 113

3.2.5. Giải pháp về con người 114

3.2.6. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và trang thiết bị công nghệ 115

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay đóng tàu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội 117

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 117

3.3.1.1. Đối với Chính phủ 117

3.3.1.2. Đối với các Bộ, Ngành liên quan 118

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 118

3.3.3. Kiến nghị với các NHTM khác 119

3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 119

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

 

 

doc129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có tỷ trọng thu dịch vụ cao, tăng tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhậpkhẩu. Đặc biệt cần kể đến sự gia tăng của tín dụng tiêu dung, điều này mở đầu cho một tiềm năng mới cần được khai thác của Ngân hàng. Có thể nói trong 7 năm hoạt động vừa qua dư nợ cho vay của chi nhánh ngày càng tăng cho thấy sự tăng trưởng của tín dụng, tuy nhiên tín dụng tăng trưởng nóng cũng đặt ra vấn đề lo ngại về rủi ro và chất lượng tín dụng. Phân theo tài sản đảm bảo: Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm(2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % 2007 Tỷ trọng % 2008 Tỷtrọng % Nợ có TSĐB 1440 72 2100 75 3306 76 4524 78 Nợ không cóTSĐB 560 28 700 25 1044 24 1276 22 Tổng 2000 2800 4350 5800 Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp ( Đơn vị: tỷ đồng) Ta thấy tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo ngày càng được giảm trong tổng dư nợ của chi nhánh. Nguyên nhân là do chi nhánh đã tiến hành định giá và bổ sung TSĐB có khả năng bù đắp rủi ro, tăng dần tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo lên.Tài sản đảm bảo thường chiếm ít nhất 70% giá trị món cho vay vì thế mà giảm bớt được rủi ro khi khách hàng không trả được nợ Ngân hàng có thêt bán tài sản đảm bảo đi để bù đắp. Điều này cho thấy nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng tín dụng của chi nhánh. Rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của chi nhánh đang phát triển mạnh mẽ nhưng đi kèm với đó rủi ro tín dụng lại là mối lo của Ngân hàng. Nợ quá hạn và nợ xấu là hai chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét rủi ro tín dụng được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.8: Thống kê nợ xấu nợ, nợ quá hạn (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 % TDN 2006 % TDN 2007 % TDN 2008 % TDN Tổng dư nợ(TDN) 2000 2800 4350 5800 Nợ xấu 136 6,75 84 3 65 1,49 35 0,6 Nợ quá hạn 18 0,9 15 0,54 13 0,3 18 0,31 Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp ( Đơn vị: tỷ đồng) Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn các năm qua không năm nào quá 1%, tỷ lệ giảm dần từ năm 2005 đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn có 0.31%. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể từ 6.75% xuống còn 0,6% năm 2008( nhỏ hơn 1%). Theo con số thống kê thì các khoản nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh Việt Nam trung bình khoảng 4,6%. Với mức trung bình này thì quá trình kiểm soát hạn chế rủi ro của chi nhánh Bắc Hà Nội là khá đáng khích lệ. Chi nhánh cũng tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493 đưa các loại nợ vào các nhóm riêng biệt để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời: Bảng 2.9:Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % 2007 Tỷ trọng % 2008 Tỷtrọng % Tổng dư nợ 2000 2800 4350 5800 Nợ nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn) 1504 75,2 1297 46,32 2187 50,28 3509 60,5 Nợ nhóm 2(Nợ cần chú ý) 360 18 1419 50,68 2098 48,23 2256 38,9 Nợ nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn) 136 6,8 84 3 65 1,49 35 0,6 Nợ nhóm 4(Nợ nghi ngờ) Nợ nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn) Trích dự phòng rủi ro 25 30 71 80 Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp ( Đơn vị: tỷ đồng) Nợ quá hạn của chi nhánh là thuộc nợ nhóm hai (nợ từ 0-90 ngày) điều này cho thấy ngân hàng có một số lượng khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng vẫn có khả năng thu hồi cả vốn và gốc( tỷ lệ này đến hết năm 2008 là 0,31%). Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Ở đây ta có thể thấy là không có nợ thuộc nhóm 4, nhóm 5, và trích dự phòng rủi ro tăng qua các năm tăng mạnh nhất là trong hai năm 2007 và 2008. Nguyên do có thể là Ngân hàng đang gấp rút tiền hành cổ phần hóa nên cần xử lý triệt để các khoản nợ. Dù sao giảm nợ xấu xuống mức còn 0,6% như cuối năm 2008 cũng là một nỗ lực rất lớn của chi nhánh. 2.1.4.4. Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh ngày càng được phát huy mở rộng về cả loại hình phục vụ, chất lượng phục vụ lẫn hiệu quả phục vụ. Bảng 2.10:Kết quả hoạt động dịch vụ (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % 2007 Tỷ trọng % 2008 Tỷtrọng % Thu DV Bảo lãnh 7,840 35 10,440 36 18,526 36 29,232 36 Thu DV trong nước 0,307 0,406 0,746 1,299 Thu DV TTquốc tế 8,288 37 10,730 37 19,040 36.9 29,232 36 Thu khác 0,590 0,750 1,310 1,950 Thu DV KD ngoại tệ 5,376 24 6,670 23 11,836 23 19,488 24 Tổng thu dịch vụ 22,4 29 51,46 81,2 Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp .( Đơn vị: tỷ đồng) Biểu 2.3: Diễn biến kết quả thu dịch vụ ( 2005-2008) Nhìn trên bảng tổng kết hoạt động dịch vụ của chi nhánh nhìn chung ta có thể thấy trong các năm gần đây doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng đều qua các năm. Ba hoạt động nổi bật mang lại doanh thu bên khối dịch vụ là hoạt động bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế ( thanh toán mở L/C), kinh doanh ngoại tệ.Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có đóng góp lớn nhất trong thu dịch vụ với tỷ trọng trung bình khoảng 36,7%, hoạt động quan trọng tiếp theo là hoạt động bảo lãnh ( tỷ trọng trung bình 35,75%), hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng trung bình chiếm 23,75%, các hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ xấp xỉ 4 % trong tổng cơ cấu doanh thu từ dịch vụ của chi nhánh. 2.1.4.5. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Bảng 2.11: Kết quả kinh doanh của chi nhánh Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % 2007 Tỷ trọng % 2008 Tỷtrọng % Chênh lệch thu chi 55 64,1 112,9 190,6 Thu dịch vụ ròng 22,4 40,72 29 41,42 51,46 54,17 81,2 53,42 Lợi nhuận trước thuế( đã trích DPRR) 55 70 95 152 Lợi nhuận sau thuế 39,6 50,4 27,27 68,4 35,71 109 59.35 Nguồn: Phòng kế hoạch – Nguồn vốn. Ta thấy tính hình chênh lệch thu chi tăng dần qua các năm, cho thấy chi nhánh hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả (tăng doanh thu, hạ chi phí, tăng chênh lệch thu chi). Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng nhanh năm 2006 tăng 27,27% so với năm 2005, năm 2007 tăng lên 35,71% và đột biến là năm 2008 tăng 59,35 %. Có được kết quả này là do chi nhánh đã tích cực phát huy thế mạnh truyền thống của mình là tín dụng cũng như cải thiện về cấu trúc các hoạt động của mình tập trung hơn vào mảng dịch vụ. Xu hướng phát triển các dịch vụ của chi nhánh là hợp lý vì ngành nghề truyền thống của các ngân hàng là cho vay có quá nhiều cạnh tranh, hơn nữa lại tiềm ẩn rủi ro lớn và hiệu quả sinh lời lại thấp hơn so với thu từ dịch vụ. Điều này là do chi nhánh tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nhưng khâu huy động vốn lại gặp khó khăn vì thế để đảm bảo tín dụng chi nhánh đã phải đi vay để kinh doanh mà chủ yếu là vay từ hội sở chính của BIDV dẫn tới chi phí tín dụng bị đẩy cao, các khoàn trích lập dự phòng rủi ro càng ngày càng phải tăng do tình hình tài chính toàn cầu đang có những biến động khác thường dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm, hiệt quả sinh lời thấp. Thu từ dịch vụ tăng dần tỷ trọng trong lợi nhuận trước thuế(đã trích DPRR): năm 2005 là 40,72% tăng đều ổn định qua các năm đến năm 2008 thu từ dịch vụ đã chiếm tới 53,47%. 2.1.5. Đánh giá sơ bộ về tính hình hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội: 2.1.5.1. Những thành công của chi nhánh: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội được thành lập vào năm 2002 với tổng tài sản 750 tỷ đồng với 70 cán bộ ngân hàng. Trải qua 6 năm phát triển hiện nay tổng tài sản của ngân hàng đạt xấp xỉ 6000 tỷ đồng tăng 8 lần so với lúc mới thành lập, số cán bộ làm việc khoảng 160 người. Mạng lưới khách hàng đã được mở rộng, chiếm 31% thị phần trên địa bàn. Hoạt động của chi nhánh đã có nhiều đổi mới, được khách hàng trên địa bàn cũng như các vùng phụ cận đánh giá rất cao về quy mô, loại hình cũng như chất lượng phục vụ. Bước đầu đã củng cố được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, xứng đáng là điạ chỉ tin cậy trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, thực hiện chính sách huy động vốn tích cực, tăng đáng kể tỷ trọng huy động tiền gửi trong tổng tài sản nợ, hoạt động tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn tăng trưởng về cả chất lượng và số lượng. Tốc độ tăng trường tín dụng 6 năm hoạt động xấp xỉ 40%/ năm. Về chất lượng Ngân hàng tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn các ngành kinh tế, chủ yếu hướng vào các ngành công nghệ cao, các ngành mũi nhọn như năng lượng, công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế. Thêm vào đó chi nhánh cũng chú trọng chấn chỉnh, đảm bảo an toàn tín dụng, giảm đi phần nào tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Các hoạt động kinh doanh khác tiếp tục được củng cố mở rộng và mức sinh lời từ các hoạt động này được tăng lên. Từng bước tạo lập nền tảng trên tất cả các lĩnh vực (nguồn vốn tín dụng, dịch vụ và công nghệ, quản trị điều hành) tạo thế và lực mới để NHĐT&PT tới xu thế quốc tế và hội nhập, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế đất nước. 2.1.5.2. Những hạn chế của chi nhánh: Cơ cấu huy động vốn còn phụ thuộc vào phần nhiều huy động của các tổ chức kinh tế: Do đặc thù địa bàn là huyện Gia Lâm trước đây mới được nâng cấp thành Quận Long Biên, đồng thời do cơ cấu dân cư chủ yếu mới thoát ra từ ngành nông nghiệp, nên việc huy động vốn dân cư rất hạn chế. Đa số trong tỷ trọng huy động, Chi nhánh vẫn phải huy động tỷ trọng lớn từ các tổ chức kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn huy động thường ít, không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của Chi nhánh, do vậy Chi nhánh thường phải điều chuyển nguồn vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam nên lãi suất đầu vào thường cao, khiến cho hiệu quả kinh doanh giảm tương đối so với quy mô dư nợ của Chi nhánh. Việc thực hiện chính sách tín dụng chỉ là bước đầu,chưa đa dạng hoá hình thức tín dụng ở mọi lĩnh vực, rủi ro tín dụng còn lớn. Mặc dù đã thay đổi chính sách tín dụng, phân loại cơ cấu khách hàng, song việc áp dụng triệt để trong thực tế rất khó khăn do đặc thù Chi nhánh.Trong tình hình hiện nay hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tính khả thi của các dự án thấp, cơ chế xét duyệt dự án của các ngành và địa phương, của ngân hàng chưa chặt chẽ, khâu thẩm định vẫn chưa sát với thực tế doanh nghiệp. Dẫn đến sau khi vay vốn, đến thời gian trả nợ ngân hàng, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải dùng những biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ mà cuối cùng là có xu hướng phát mại tài sản thế chấp. Những hiện tượng này làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Kết quả thực thi chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mới chỉ là bước đầu. Công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng tốt, tìm kiếm dự án hiệu quả, khai thác thị trường ở trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là đòi hỏi của hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường. Những định hướng chính sách đề ra chưa triển khai được còn nhiều bất cập, các hình thức tín dụng còn nghèo nàn, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh một số chi nhánh còn bỏ ngỏ, chưa được ngân hàng khai thác đầu tư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với các dịch vụ ngân hàng. Trong điều kiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn còn lớn, đặc biệt trong tín dụng đầu tư phát triển, chất lượng công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu so với yêu cầu nhằm khi cho vay giảm được rủi ro ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn tín dụng. Ngân hàng cho vay theo kế hoạch Nhà nước hàng năm theo chỉ định của Chính phủ, nên tính chủ động của Ngân hàng trong việc quyết định cho vay còn phụ thuộc, nhiều khoản vay có hiệu quả kinh tế chưa cao, doanh nghiệp sản suất kinh doanh còn thua lỗ, Ngân hàng không thu được nợ làm tăng nợ quá hạn đối với NH. Gần đây Chính phủ mới cho phép những trường hợp như vậy NH được báo cáo lên CP để xử lí riêng. 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. 2.2.1. Khái quát thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại chi nhánh Bắc Hà Nội. Hệ thống BIDV có quy chế luân chuyển vốn nội bộ. Quy chế quy định vốn huy động được ở các chi nhánh trong cùng hệ thống có thể được luân chuyển thông qua hội sở chính. Các chi nhánh huy động vốn để đối ứng cho vay tín dụng. Nếu huy động thừa thì chuyển số vốn thừa cho hội sở chính vay và ngược lại nếu số vốn huy động không đáp ứng đủ cho vay tín dụng thì có thể vay hội sở chính. Chi nhánh nào ở địa bàn huy động vốn tốt thì đẩy mạnh huy động, chi nhánh nào có khả năng cho vay tốt thì đẩy mạnh tín dụng. Quy chế luân chuyển nội bộ đã hỗ trợ hoạt động kinh doanh rất tốt cho các chi nhánh. Chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh có thế mạnh trong hoạt động tín dụng. Hệ thống BIDV hàng năm đều phân chia cho một số chi nhánh quan trọng nắm giữ các khách hàng đầu mối quan trọng của mình. Trong đó chi nhánh Bắc Hà Nội được giao đầu mối tín dụng với nhiều khách hàng lớn như: tập đoàn Petrolimex, tập đoàn Vinaconex, tập đoàn Vinashin…..Chi nhánh Bắc Hà Nội cho vay chủ yếu trong 3 lĩnh vực là khai thác, đóng tàu, xe sợi, khai thác khoáng sản… Toàn bộ quy trình, nội dung, phương pháp TĐ TCDA đều được quy định thống nhất trong toàn bộ hệ thống BIDV. Với việc cho vay từng ngành cụ thể như cho vay khai thác, đóng tàu cũng có văn bản hướng dẫn chi tiết. Những quy định, đó sẽ được đề cập và làm rõ trong các phần sau đây. 2.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: Cả 5 phương pháp TĐ TCDA đã đề cập trong phần trước đều được ứng dụng trong việc TĐ TCDA khi vay vốn tại CN Bắc Hà Nội. Tuy nhiên có 2 phương pháp đặc biệt được chú trọng và phát huy đó là phương pháp tính toán,so sánh các chỉ số và phương pháp phân tích độ nhạy: Phương pháp phân tích độ nhạy: Đối với CN Bắc Hà Nội các yếu tố biến động trong phân tích độ nhạy thường được cho biến thiên so với trường hợp cơ sở từ 1-5% tùy vào từng đặc điểm của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng CN ở cả 2 phòng: phòng QHKH và phòng QLRR. Các cán bộ NH khi tiến hành TĐ TCDA sẽ luôn phải xác định những yếu tố đầu vào quan trọng để tính toán tác động của nó đến DA khi nó thay đổi. Trong một môi trường kinh tế biến động phức tạp thì việc thay đổi các yếu tố là việc gần như khó tránh khỏi. Vấn đề là xu hướng thay đổi của các yếu tố đó thế nào và sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến DA( cụ thể là ảnh hưởng thế nào đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả DA: NPV, IRR, DSCR) là điều mà NH rất quan tâm. Phương pháp tính toán , so sánh đối chiếu các tỷ số: Phương pháp này được sử dụng rất thường xuyên trong các bước thẩm định và trong các nội dung thẩm định. Các tỷ số cần tính toán đã được chuẩn hóa theo quy định toàn hệ thống BIDV theo từng phần. Ví dụ như đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả của DA…gồm những chỉ tiêu gì, cách tính các chỉ số thế nào và đánh giá các chỉ số đã tính được ra sao đều được hướng dẫn rất cụ thể và hỗ trợ phần mềm kỹ thuật. Sau khi tính toán các cán bộ NH sẽ tiến hành đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu khác để rút ra kết luận về tính hình tài chính của DA. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm vật đối chiếu có thể kể đến là: Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng , tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bi trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm dự án mà thi trường đòi hỏi. Các chỉ tiêu tổng hợp cho cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư. Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với các hướng dẫn chỉ đạo của nhà nước, ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. Các định mức về sản xuất tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế kỹ thuậtchính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Để tìm thông tin cho các định mức, hạn mức chuẩn của ngành, của quốc gia hay của các nước khác thì các cán bộ NH đã thường xuyên bổ sung thông tin qua mạng nội bộ, qua báo chí, truyền hình, internet, tổng cục thống kê…Để tìm thông số về các DA tương tự thì ngoài việc sử dụng kinh nghiệm nội bộ hệ thống các cán bộ chi nhánh còn hợp tác với các các NH khác để trao đổi những thông tin về doanh nghiệp, dự án theo đúng quy định quản lý thông tin nội bộ của BIDV. Một số trường hợp đặc biệt thì có thể tiến hành mua thông tin nhưng điều này chưa phổ biến. 2.2.3. Quy trình TĐ DA đầu tư tại chi nhánh Bắc Hà Nội: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư Phòng QHKH Cán bộ thẩm định Trưởng phòng QHKH Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ Hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Lập báo cáo thẩm định Lưu hồ sơ, tài liệu Kiểm tra, kiểm soát Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định §¹t Chưa đạt yêu cầu Bổ sung, giải trình Chưa râ Chưa đủ điều kiện thẩm định ®Þnh Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: cán bộ QHKH nhận hồ sơ khách hàng, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ cán bộ sẽ báo cáo lãnh đạo và thực hiện các bước tiếp theo, nếu hồ sơ còn thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng tiến hành thu thu thập thông tin : Thông tin khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tính đến thời điểm gần nhất....Hồ sơ khách hàng sẽ được gửi đến phòng quản lý rủi ro, và tiến hành thẩm định tín dụng độc lập nếu cần thiết theo quy định của tổng giám đốc. Bước 2: Thẩm định những nội dung cần thiết Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch cung cấp, thông tin thu thập được được thông qua quá trình phỏng vấn, kiểm tra và các nguồn thông tin khác các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung: Thẩm định về khách hàng vay vốn. Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và năng lực quản lý kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, xem xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác cả trong quá khứ và hiện tại. Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định về hồ sơ pháp lý của dự án, sự cần thiết của dự án, mục tiêu của dự án, về nhu cầu thị trường, phương diện kỹ thuật, phương án sản xuất kinh doanh của dự án, phương án địa điểm, kế hoạch triển khai dự án và thẩm định phương diện kinh tế tài chính và khả năng trả nợ, thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định rủi ro tín dụng, xác định mức lãi suất cho vay hợp lý. Cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn nhằm mục đích cân đối lại nguồn vối đối với những khoản vay có quy mô lớn và bên cạnh đó đưa ra mức ước tính về khả năng chuyển đổi sang ngoại tệ đối với những khoản vay thanh toán nước ngoài. Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định rủi ro DA, trình lãnh đạo phòng QLRR xem xét. Bước 4: Cán bộ phòng QLRR kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ QLRR chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Bước 5: Cán bộ QLRR hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo phòng QLRR ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng QHKH. 2.2.4. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án : Mỗi một NH tùy theo đặc thù của mình tổ chức một quy trình TĐ TCDA riêng. Tại chi nhánh Bắc Hà Nội một quy trình TĐ TCDA được tổ chức theo 6 bước sau: Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khả năng tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả và khả năng trả nợ của DA. DA xây mới: Do các yếu tố đầu vào và đầu ra của DA được tách biệt rõ ràng nên có thể dễ dàng xác định được hiệu quả DA DA mở rộng, nâng công suất: Hiệu quả DA được tính toán trên cở sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng từ DA hiện hữu và đầu vào mới cho công suất tăng thêm. DA đầu tư chiều sâu, hợp lý cho quy trình sản xuất: Hiệu quả DA được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra. DA kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất: Hiệu quả của việc đầu tư DA được tính toán trên cơ sở chênh lệch đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản trong tính toán, đối với DA mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị DA sau khi đầu tư thì DA trước khi đầu tư xem là đầu vào của DA sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý hợp đồng. Với DA cho vay ở trên là DA Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả bằng các bước sau đây: - Đọc kỹ báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, phân tích các phương diện khác nhau của DA để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả DA. Các phương diện thường được quan tâm là: Phân tích thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng. Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phí đầu vào Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự; chi phí nhân công, quản lý. Kế hoạch thực hiện, ngân sách. Xác định các giả định để tính toán cho trường hợp cơ sở ( THCS: Trường hợp sát nhất với thực tế dự báo xảy ra nhất với DA). Xác định tình huống khác ngoài cơ sở: Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả DA để chuẩn bị cho phân tích độ nhạy sau này. Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Nội dung bảng thông số sẽ được đề cập trong bảng ví dụ thực tế minh họa DA ở dưới. Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số thường phát sinh bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn thành bảng thông số. Bước 4: Lập các bảng tính trung gian Các bảng tính trung gian thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho các bảng tính hiệu quả dự án. Các bảng tính trung gian gồm có: Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động: (Bảng tính chi phí nguyên vật liệu; Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng.) Bảng 3: Lịch khấu hao Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn Bảng 5: Nhu cầu vốn lưu động. Bước 5: Lập báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án Trong bước này cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án, gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng tính điểm hòa vốn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Nguồn trả nợ cho một DA là tiền mặt tạo ra từ DA, vì vậy để tính toán khả năng trả nợ của một DA thì bảo cáo lưu chuyển là rất cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả DA dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR là các chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và thu vào của một DA có tính tới yếu tố thời gian. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được đề cập theo cả 2 quan điểm của chủ đầu tư và của NH Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch - Cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án - Tính các tỷ số (tỷ lệ thanh toán, đòn cân nợ…) của dự án. Trong quá trình thẩm định các cán bộ NH có thể tùy vào DA cụ thể để lựa chọn các bảng tính cần thiết cho quá trình thẩm định.Sau khi tính toán xong các bảng tính cán bộ tín dụng tiến hành phân tích để đưa ra kết quả thẩm định tài chính DA. Tất cả các bảng biểu đầu có mẫu và hướng dẫn cách tính được thống nhất trong toàn hệ thống BIDV tại PL-03/QT-TD-03. Phần minh họa một DA cụ thể sẽ đề cập đến các bảng và các bước thẩm định TCDA như ở trên. 2.2.5. Minh họa một quá trình thẩm định TCDA trong một DA cho vay thi công đóng tàu của chi nhánh. Phòng QLRR nhận được từ phòng QHKH đề nghị thẩm định một DA cho vay thi công đóng tàu với các thông tin được tóm tắt lại như sau: 2.2.5.1.Thông tin về chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng và Khai tác đá Phương Trang. Địa chỉ: Nhà Thái Thịnh, Xã Quỳnh Phương, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. Hoạt động kinh doanh chính: Vận chuyển thuỷ bộ, dịch vụ bến bãi; Thăm dò, thai thác, sản xuất, mua bán chế biến khoáng sản; Khai thác đá, mua bán vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình, dân dụng, giao thông… Vốn Điều lệ: 30.000.000.000 đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 072569 (cấp lần đầu ngày 26/10/1999, đăng ký thay đổi lần 04 ngày 20/03/2008) do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp. Giấy chứng nhận đăng ký thuế số: 2900394865 do Cục Thuế tỉnh Nghệ An cấp ngày 01/6/2000. Hình thức sở hữu: Công ty TNHH. Đơn vị chủ quản: Không. Xếp hạng tín dụng: Khách hàng xếp nhóm 1 theo Điều 7 QĐ 493. Cấp phê duyệt tín dụng: Hội đồng tín dụng chi nhánh. DN đã cung cấp các báo cáo tài chính và những giấy tờ khác liên quan đến DN đầy đủ. Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của DN TT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan