MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 3
1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3
1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3
1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 6
1.3.1. Huy động vốn 6
1.3.2. Công tác tín dụng 9
1.3.3. Thanh toán XNK và bảo lãnh 13
2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NH TMCPNT Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội 16
2.1. Nội dung thẩm định hồ sơ vốn vay. 16
2.1.1. Thẩm định về khách hàng. 17
2.1.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 18
2.2. Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay. 20
2.2.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 20
2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. 21
2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. 22
2.2.4. phương pháp quán triệt rủi ro. 22
2.2.5. Phương pháp dự báo. 23
2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội 23
2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNT Hà Nội: 28
2.5. Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng: 41
2.6. Ví dụ minh họa về tài chính dự án tại NHNT Hà Nội 41
3. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội trong thời gian qua 57
3.1. Những kết quả đạt được 57
3.2. Những hạn chế còn tồn tại 61
CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 71
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội 71
1.1.Định hướng chung phát triển của Ngân hàng 71
1.2. Định hướng chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng 72
1.3. Đính hướng trong công tác thẩm định tài chính dự án 73
2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội 74
2.1. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án một cách hợp lý,khoa học và hiệu quả nhất 74
2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định 77
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ nhân viên thẩm định 78
2.4.Hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin 80
2.5.Giải pháp về trang thiết bị công nghệ 82
2.6.Giải pháp về tổ chức điều hành 82
3. Kiến nghị 83
3.1. Kiến nghị với chính phủ 83
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 84
3.3. Đối với chủ đầu tư 84
3.4. Kiến nghị với NHNT Việt Nam 85
C. KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các năm của đời dự án .
PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí.
Chỉ tiêu B/ C >= 1 thì dự án được chấp nhận. Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Còn ngược lại B/ C < 1 thì dự án bị bác bỏ.
Ø Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Phân tích các trường hợp có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất... Để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các trường hợp.
- Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%... (mức giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ...) ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có trường hợp rủi ro xảy ra.
- Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%... do giá nguyên vật liệu, tiền công tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi, kiểm tra tình hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR.
Dự đoán các thay đổi về các chính sách kinh tế của nước ngoài, các chính sách về thuế, về khuyến khích phát triển sản xuất, việc hình thành các khu công nghiệp, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề và thị trường... có ảnh hưởng tích cực hay bất lợi đến dự án đầu tư.
Tóm lại, trên cơ sở các thông tin của chủ dự án gửi lên ngân hàng, cán bộ thẩm định kiểm tra tính hợp lí chính xác của các số liệu được cung cấp, từ đó xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Dựa trên những chỉ tiêu đó cán bộ thẩm định nêu rõ ý kiến của mình về quyết định tài trợ cho dự án, nếu tài trợ thì tài trợ với mức vốn như thế nào, trong thời gian bao lâu, mức lãi suất cho vay là bao nhiêu.
2.5. Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng:
Phòng quan hệ khách hàng sẽ tiến hành tiếp nhận và thẩm định đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.. Đối với tất cả các dự án có tổng các khoản đề xuất tín dụng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải đựoc hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Tuy nhiên tuỳ thẩm quyền phê duyệt sẽ theo sự phân cấp của giám đốc trong từng thời kì.
Một dự án được coi là được phê duyệt cấp tín dụng khi thoả mãn một trong 3 trường hợp sau đây:
- Thứ nhất: có đủ chữ ký của người có thẩm quyền phụ trách khách hàng và người phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định.
Thứ hai: Trường hợp một trong hai người có thẩm quyền đi vắng thì người có mặt được ký duyệt với điều kiện khoản tín dụng đã có ý kiến chấp thuận đồng thời của trưởng/phó phòng quan hệ khách hang .
Thứ ba, có phê duyệt của hội đồng tín dụng.
2.6. Ví dụ minh họa về tài chính dự án tại NHNT Hà Nội
Thẩm định tài chính dự án: “ Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Thái Nam.”
Tên dự án: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Thái Nam.
Địa điểm: Xã Thái Nam - Thanh Trì, Hà Nội
Chủ đầu tư: Công ty Thái Nam
Công ty Thái Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập được thành lập từ năm 1964 bởi Bộ Nghề nghiệp và Phát triển nông thôn, sau chuyển sang hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty CK Lâm Nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần hóa từ tháng 5/2001 với các chức năng chủ yếu là sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, cán kéo thép, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ sản xuất cơ khí, nông lâm sản và một số hoạt động dịch vụ khác. Mặc dù chức năng kinh doanh đa dạng song lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là cán kéo thép, kinh doanh xăng dầu và gần đây mới hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị, gỗ và xây dựng công trình dân dụng.
Trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng trước và sau cổ phần, Công ty luôn vay trả đầy đủ, đúng hạn tạo được uy tín với Ngân hàng.
Dự án xin vay vốn: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm.
+ Tổng vốn đầu tư cho dự án: 5.280.000.000 đồng.
Trong đó:
- Mua sắm thiết bị: 4.400.000.000 đồng.
- Xây lắp: 840.000.000 đồng.
- Chi phí khác: 40.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn:
- Vốn vay: 4.400.000.000 đồng.
- Vốn tự bổ sung: 880.000.000 đồng.
+ Quy mô đầu tư:
- Dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm
- Dày 0.15 - 2mm
- Rộng 700 - 1219 mm
- Công suất 1200 - 1750 tấn/ tháng.
- Công suất thiết kế bình quân 16.255 tấn/ năm.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Sep-01
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
I. Nguồn vốn CSH
1.403
592
378
1. Vốn kinh doanh
2.221
1.041
348
-1.18
-53
-693
-66,5
1.1 Vốn cố định
2.221
1.041
348
Ngân sách cấp
2.221
666
0
Tự bổ sung
0
357
348
1.2. Vốn lưu động
0
0
0
Ngân sách cấp
Tự huy động
2. Các quỹ
0
0
30
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ khen thưởng PL
II. Tài sản cố định
1.973
1.416
1.26
-557
-28
-156
-11
1. Nguyên giá
3.435
2.967
2.979
-468
-14
12
2. Hao mòn
1.461
1.551
1.719
3. Giá trị còn lại
1.973
1.416
1.26
-557
-156
III. Tài sản lưu động
5.331
3.398
4.846
53
1. Tiền
35
88
47
-351
-26
-41
2. Các khoản phải thu
1.36
1.009
1.456
-1.575
-41
447
44
3. Hàng tồn kho
3.85
2.275
2.982
707
31
4. Tài sản lưu động khác
85
25
360
IV. Cơ cấu tài sản
TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
27
29
22
TSCĐ Tổng tài sản
73
71
78
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Quan hệ khách hàng
Ngân hàng ngoại thương Hà nội
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hóa của Công ty thường xuyên lỗ (năm 1999 lỗ 9 triệu đồng, năm 2000 lỗ 173 triệu đồng, 4 tháng đầu năm 2001 lỗ 226 triệu đồng). Dẫn đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm nhanh, nguồn vốn kinh doanh qua các năm chỉ có vốn cố định, không có vốn lưu động chủ yếu là do bù lỗ lũy kế các năm trước.
Tháng 4/2000, nguồn vốn kinh doanh là 1.041 triệu giảm 1.180 triệu đồng so với năm 1999.
Đến tháng 9/2001, chỉ còn 348 triệu đồng, giảm 693 triệu đồng so với năm 2000.
Tuy nhiên, từ tời điểm cổ phần hóa tháng 5/2001 đến hết quý III/2001, sản xuất kinh doanh đã có lãi, lợi nhuận chưa phân phối đã đạt được 31 triệu đồng.
Cơ cấu tài sản:
Với ngành nghề hoạt động chính là sản xuất cơ khí nhưng cơ cấu tài sản cố định và lưu động của doanh nghiệp qua 3 kỳ quyết toán cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tài sản (từ 22% đến 29%), điều này cho thấy tuy là một Công ty có ngành nghề kinh doanh đa năng song mới chủ yếu sản xuất cơ khí mà chưa chú trọng đến việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Bảng 2.3: Tình hình công nợ của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
1. Các khoản phải thu
1.36
1.009
1.456
-351
-26
447
44
- Phải thu của khách hàng
1.011
653
719
-358
-35
66
10
- Trả trước người bán
14
11
319
-3
-21
308
- Phải thu nội bộ
76
89
210
13
17
121
136
- Phải thu khác
258
256
207
-2
-1
-49
-19
2. Các khoản phải trả
* Nợ ngắn hạn
5.927
4.216
5.788
-1.711
-29
1.572
37
- Vay ngắn hạn
4.104
2.173
2.848
-1.931
-47
675
31
- Phải trả người bán
1.582
1.537
1.843
-45
-3
306
20
- Người mua ứng trước
4
257
705
253
448
174
- Thuế và khoản nộp N.N
144
187
175
43
30
-12
-6
- Phải trả CNV
23
23
35
12
52
- Phải trả đơn vị nội bộ
0
9
0
- Phải trả phải nộp khác
68
37
180
-31
-46
143
386
Vay dài hạn
0
0
0
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Quan hệ khách hàng
Ngân hàng ngoại thương Hà nội
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình công nợ của doanh nghiệp tại thời điểm tháng 9 năm 2001 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2000.
- Các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả. Về tổng thể năm 2000 giảm 26% so với năm 1999. Tuy nhiên do hàng tồn kho lớn làm cho vòng quay vốn lưu động thấp chưa đạt được 2 vòng 1 năm. Khoản phải thu của khách hàng giảm 35% song kỳ thu tiền dài hơn 22 ngày do doanh thu năm 2000 giảm chỉ đạt 68% năm 1999.
Chín tháng đầu năm 2001 các khoản phải thu tăng 44% so với năm 2000 do tăng khoản trả trước cho người bán và công nợ nội bộ. Kỳ thu tiền trung bình dài song việc thanh toán thường dồn vào cuối năm nên số liệu 9 tháng chưa phản ánh đầy đủ tình hình thanh toán của Công ty.
Bảng 2.4 Bảng khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
3. Một số chỉ tiêu tài chính
- Nợ phải trả/ Tổng tài sản (%)
81
88
94
- K/ năng TT hiện hành (lần)
0,9
0,8
0,8
- Vòng quay VLĐ (Vòng)
1.3
1,1
0,7
- Vòng quay của các phải thu (Vòng)
5
5
2
- Vòng quay hàng tồn kho (Vòng)
1,9
0,9
- Kỳ thu tiền bình quân (Ngày)
53
75
144
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Quan hệ khách hàng
Ngân hàng ngoại thương Hà nội
Qua bảng số liệu ta thấy :
- Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty còn thấp, năm 1999 là 0,9; năm 2000 là 0,8; 9 tháng năm 2001 là 0,8.
- Nợ ngắn hạn: Tình hình công nợ năm 2000 có giảm so với năm 1999 và 9 tháng đầu năm 2001. Tuy nhiên tại thời điểm tháng 9/2001 hầu hết số dư các khoản mục lại tăng lên tương đối chủ yếu là người mua ứng trước, vay ngắn hạn và phải trả CBCNV.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN:
Nhìn chung, tình hình thanh toán với NSNN của Công ty chưa tốt, còn để nợ đọng thuế doanh thu. Đến 30/9/2001, doanh nghiệp còn nợ NSNN là 175 triệu đồng.
Bảng 2.5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu
1999
2000
9/2001
2000/1999
9.2001/2000
+/-
%
+/-
%
I. Giá trị sản lượng và doanh thu
- SL SXCN (tấn)
809
357
217
-452
-56
Doanh thu thực hiện
7.091
4.840
2.728
-2.25
-32
II. Kết quả sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
-9
-173
31
Lợi nhuận sau thuế
Lỗ lũy kế
-795
-449
0
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Quan hệ khách hàng
Ngân hàng ngoại thương Hà nội
Về tổng thể sản lượng sản xuất và doanh thu năm 2000 giảm so với năm 1999. Tuy nhiên mức độ giảm sản lượng nhiều hơn mức độ giảm doanh thu, điều đó cho thấy năm 2000, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với năm 1999.
Tổng hợp tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty:
Cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành nghề cơ khí nói chung, những năm qua Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD, quy mô sản xuất không đáp ứng kịp thời được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, do không xác định được hướng đầu tư cho mình, không đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ do vậy SXKD ngày càng giảm.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2001, sau khi cổ phần hóa, tình hình tài chính còn nhiều khó khăn, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mới có thay đổi nhưng công ty đã có những xu hướng phát triển tiến bộ. Và mặc dù có nhiều khó khăn trong kinh doanh song Công ty vẫn là khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, vay trả đúng hạn, không có lãi treo và nợ quá hạn.
Về phía dự án:
Cùng với sự đánh giá tình hình tổ chức doanh nghiệp, phòng Quan hẹ khách hàng thẩm định dự án trên để có kết luận về tính khả thi của dự án. Bên cạnh nội dung chủ yếu là thẩm định tài chính dự án, phòng cũng xem xét một số khía cạnh khác của dự án như mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án, thị trường, công nghệ...
* Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án:
Hiện nay, thị trường tấm lợp tôn tráng kẽm được cung cấp bởi nhiều nguồn như: các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Công ty Posivina, Nhà máy Trường Phú... với hình thức mẫu mã đa dạng. Tại miền Bắc hiện nay có 02 cơ sở sản xuất tôn tráng kẽm là Công ty TNHH Khải Hưng tại Hà Nội và một cơ sở tại Thái Bình song công suất nhỏ và sản phẩm là tôn tấm. Với nhu cầu tiêu thụ từ 3.000 đến 3.500 tấm một tháng như hiện nay thì nhu cầu tấm lợp tôn tráng kẽm tại Miền Bắc được cung cấp chủ yếu bởi trong Nam do đó làm cho giá bán sản phẩm tại Hà Nội tăng lên vì phải chịu phí vận chuyển.
Như vậy, với một thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng và lợi thế lớn, Công ty đã xây dựng dự án với mục tiêu: Đầu tư sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm phục vụ nhu cầu tôn tráng kẽm cho xây dựng, sản xuất và tiêu dùng khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. DAĐT đi vào hoạt động, thị trường vật liệu xây dựng miền Bắc sẽ được cung cấp thêm sản phẩm không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ trong Nam với giá cả phải chăng.
Mặt khác, theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì trong nhiều năm qua, doanh nghiệp không đầu tư tài sản cố định do vậy công nghệ sản xuất của Công ty lạc hậu, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.
Chính vì vậy, việc đầu tư dây chuyền sản xuất tôn sẽ tạo được một sản phẩm mới cho Công ty phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo được công ăn việc làm, bước đầu đổi mới hướng sản xuất, tạo đà cho Công ty phát triển.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã xem xét và đánh giá rằng: Vai trò quan trọng nhất của dự án là cung cấp nguồn nguyên liệu tôn tráng kẽm phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng trong nước. Thực tế cũng chứng minh rằng đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa do vậy nhu cầu để phục vụ xây dựng - phát triển trong những năm tới là rất lớn.. Cán bộ thẩm định đánh giá rằng: Việc thực hiện một dự án như vậy là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế.
* Tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn:
Tổng vốn đầu tư: 5.280 triệu đồng.
Trong đó:
- Thiết bị: 4.400 triệu đồng
- Xây lắp: 840 triệu đồng.
- Chi phí khác: 40 triệu đồng.
Để có đủ số vốn cần thiết trên, Công ty đã huy động từ các nguồn sau:
- Vay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 4.400 triệu đồng, chiếm 83%, lãi suất 0,65%/ tháng (7,8%/ năm), thời gian vay trả là 5 năm (60 tháng).
- Phần vốn tự huy động và tự có của doanh nghiệp là 880 triệu đồng, được huy động từ CBCNV để thời gian vay có thể dài hơn.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là dùng vốn vay, đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư.
* Về thị trường và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đầu ra:
Tôn tráng kẽm là loại nguyên liệu đa năng, đảm bảo được độ bền vững của công trình chịu được mọi thời tiết, vật liệu loại nhẹ chịu được co giãn lớn, giá lại rẻ so với các loại vật liệu khác.
Hà Nội là đầu mối trung tâm giao dịch quan trọng, là nơi cung cấp các chủng loại tôn tráng kẽm chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc thông qua các doanh nghiệp thương mại.
Với xu thế phát triển mạnh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế về vốn và chủ trương đầu tư thấp nhất để nhanh thu hồi vốn nên thường bao che, lợp nhà xưởng bằng tôn tráng kẽm vì giá rẻ. Tôn tráng kẽm còn là vật tư cho sản xuất và tiêu dùng... Theo ước tính, riêng miền Bắc, nhu cầu tiêu thụ tôn tráng kẽm lên tới 3.300 - 3.500 tấn/ tháng. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực miền Bắc chưa có đơn vị nào sản xuất tôn tráng kẽm cuộn, chỉ có hai cơ sở sản xuất tôn tráng kẽm dạng tấm (Công ty TNHH Khải Hưng - Hà Nội và 1 Công ty ở Thái Bình). Do vậy, tôn tráng kẽm cuộn chủ yếu chở từ phía Nam ra, chi phí vận chuyển lớn nên giá bán cao, đồng thời không đáp ứng kịp thời về chủng loại. Do vậy tổ chức sản xuất ngay tại Hà Nội sẽ chiếm được ưu thế về tiêu thụ, có thể chiếm lĩnh được thị trường.
Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, sản phẩm là mặt hàng mới của doanh nghiệp nên chưa có thị trường của riêng mình. Do vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tiếp cận thị trường, triển khai mạng lưới tiêu thụ của mình để đảm bảo khi dự án đi vào hoạt động có thể đem lại hiệu quả ngay.
Giá thành sản phẩm dự kiến 6.150.000 đồng/ tấn (kể cả VAT) tương đương 22.694 đồng/m2 thấp hơn so với giá sản phẩm cùng tiêu chuẩn hiện nay có bán trên thị trường, do vậy có điểm mạnh để cạnh tranh.
Như vậy, sản phẩm của dự án là có thị trường, giá thành phù hợp song khả năng tiêu thụ còn phụ thuộc vào sự quản lý dự án của doanh nghiệp.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đánh giá nhu cầu về tôn các loại của nền kinh tế nước ta là khá lớn, mỗi năm lên tới hàng triệu tấn. Tôn là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, sản tôn là một trong những ngành được quan tâm hiện nay. Sản phẩm tôn tráng kẽm do các nhà máy trong nước mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Với những thuận lợi trong đầu tư và sản xuất, sản phẩm của nhà máy có lợi thế cạnh tranh nên hoàn toàn có thể phân phối 100% sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định chưa phân tích được tình hình và mức độ cạnh tranh của các đơn vị khai thác khác trong cả nước hiện tại cũng như tương lai.
* Khả năng cung cấp 65 nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án:
Doanh nghiệp dự kiến tự nhập ngoại nguyên vật liệu chính (tôn cuộn đen và kẽm thỏi) cho dự án vì doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vật tư. Mặt khác doanh nghiệp còn dự kiến mua trong nước thông qua các đơn vị kinh doanh kim khí trong trường hợp cần gấp. Như vậy, doanh nghiệp có khả năng chủ động về nguyên vật liệu cho dự án, song chi phí nguyên vật liệu dễ có biến động do phải nhập khẩu.
* Các nội dung về phương diện kỹ thuật:
- Địa điểm xây dựng: Dây chuyền được lắp đặt ngay trong Công ty tại xã Thái Nam - Thanh Trì, Hà Nội do vậy thuận lợi về nhà xưởng và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Công suất thiết kế của dự án là 16.225 tấn/ năm, tương đương với 4.396.975 m2/ năm.
+ Dự kiến công suất hoạt động và tiêu thụ chỉ đạt từ 50 – 70% công suất thiết kế tức là đạt từ 8.113 tấn/ năm đến 11.358 tấn/ năm tương đương 2.198.488 m2 đến 3.078.018 m2/ năm.
Công suất hoạt động chỉ dự kiến đạt tối đa 70% để có thể đảm bảo khả năng tiêu thụ của dự án.
- Công nghệ, thiết bị:
Theo như dự kiến đầu tư thì thiết bị đầu tư mới 100%, công nghệ đạt mức độ tiên tiến nhưng chưa hiện đại vì do hạn chế về khả năng tài chính. Thiết bị đầu tư đảm bảo việc tráng kẽm cho tôn cuộn đen thành tôn tráng kẽm, chưa có thiết bị cán kẽm thỏi thành tôn để tráng kẽm.
Như vậy, với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp thì việc lựa chọn phương án công nghệ là phù hợp với quy mô sản xuất.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định cũng đã xem xét tỷ mỷ các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, tìm kiếm các nguồn thông tin về dây chuyền thiết bị dự định mua của nhà máy. Tuy nhiên, do cán bộ thẩm định không có kiến thức sâu về lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm , do vậy cán bộ không thể hiểu hết được ưu-nhược điểm của dây chuyền thiết bị, những đánh giá thẩm định về phương diện kỹ thuật chưa thực sự sâu.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định chưa thể kiểm tra, xem xét các nội dung liên quan tới các hợp đồng cung ứng dây chuyền thiết bị và phương thức thanh toán, chỉ có thể tiến hành qua giám sát sử dụng vốn. Điều này có thể sẽ gây ra những rủi ro về việc sử dụng vốn vay như: giá dây chuyền thiết bị tăng cao hơn dự kiến, tỷ giá giao dịch có sự thay đổi, nguồn cung thiết bị không đồng bộ ảnh hưởng chất lượng dây chuyền…
* Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của dự án:
Dựa trên các đánh giá trên để tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả thẩm định tài chính dự án được lấy từ báo cáo thẩm định, cụ thể như sau:
- Công suất hoạt động từ 50 - 70% công suất thiết kế.
- Vòng quay vốn lưu động là 2,5 vòng.
- Khấu hao theo bảng khấu hao kèm theo.
- Vòng đời của dự án là 8 năm.
- Hệ số chiết khấu 10%.
- Giá bán và chi phí theo bảng chi tiết kèm theo.
- Dùng hết nguồn lợi nhuận hàng năm để trả nợ thì kết quả đạt được là:
NPV đạt: 914,63 triệu đồng > 0
IRR đạt: 14,5% > Lãi suất chiết khấu (10%).
Thời gian hoàn vốn là 6 năm.
Thời gian trả nợ Ngân hàng là 5,3 năm.
Như vậy, nếu muốn đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng 5 năm thì ngoài nguồn trả nợ từ dự án trên, doanh nghiệp phải bổ sung thêm nguồn trả nợ bằng nguồn khấu hao tài sản có hiện nay là 150 triệu đồng/ năm và kế hoạch như sau:
Bảng2.6 : Bảng cân đối trả nợ
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
T. Cộng
Nguồn trả nợ từ dự án (Kh + LN)
616
799
842
959
1.011
1.134
Nguồn bổ sung từ KHTS hiện có
150
150
150
150
150
150
Tổng nguồn trả nợ
766
949
992
1.109
1.161
1.284
Dự kiến trả nợ
760
940
990
1.100
1.150
440
5.280
Trong đó trả nợ NH
750
930
980
980
748
4.388
Nguồn: Báo cáo thẩm định - Phòng Quan hệ khách hàng
Ngân hàng ngoại thương Hà nội
* Kết luận của phòng Quản hệ khách hàng :
Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng các yếu tố tác động tới tính hiệu quả của dự án, cán bộ thẩm định đã đư ra kết luận:
Công ty Thái Nam là DNNN hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân, có tình hình tài chính lành mạnh, doanh thu và lợi nhuận hàng năm cao, tăng trưởng ổn định, vững chắc. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy sự chủ động về nguồn vốn trong kinh doanh của công ty.
Dự án “Đầu tư mới day chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm “ nằm trong quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện của Chính phủ và được sự ủng hộ của chính quyền Thành phố. Theo tính toán dự án có tính khả thi, tính hiệu quả về mặt tài chính, có khả năng trả nợ.
Những thuận lợi
-Công ty Thái Nam vốn là một doanh nghiệp nhà nước, từ khi cổ phần hoá tháng 5/2001, đến hết quí III 2001, sản xuất kinh doanh đã có lãi lợi nhuận chưa phân phối đạt 31 triệu đồng, mặc dù những năm trước đó, công ty liên tục thua lỗ.
-Nhu cầu sản phẩm tôn tráng kẽm hiện đang lớn, thị trường sản phẩm đầu ra còn nhiều tiềm năng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng chọn tôn tráng kẽm để lợp nhà xưởng vì giá rẻ.
-Có nhiều thuận lợi về mặt đối thủ cạnh tranh, do hiện nay khu vực miền Bắc chưa có đơn vị nào sản xuất tôn tráng kẽm cuộn, chỉ có hai cơ sở sản xuất tôn tráng kẽm dạng tấm. Tôn tráng kẽm cuộn chở từ phía Nam ra phải chịu chi phí vân chuyển.
-Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng chính của sản phẩm tôn tráng kẽm, đang phát triền mạnh mẽ về số lượng.
-Nguồn cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án da dạng ổn định.
Những bất lợi
-Khi đầu tư cho dự án, do hạn chế về khả năng vốn tự có, nên doanh nghiệp dựa chủ yếu vào vốn vay. Vì vậy, nếu thị trường xấu đi sẽ có thể mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
-Công ty vốn là doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý kém hiệu quả. Việc quản lý tốt sản xuất và kinh doanh có lãi vẫn còn là một thử thách đối với doanh nghiệp.
Từ những nhận xét trên về những điểm thuận lợi cũng như bất lợi của dự án, cán bộ thẩm định đã đưa ra kiến nghị:
- Phương thức cho vay: đồng tài trợ , chi nhánh ngân hàng Ngoại thương làm đầu mối.
-Mức vốn cho vay: 4.388 triệu đồng. ( Bốn tỷ ba trăm tám mươi tám triệu đồng).
-Lãi suất cho vay: 0,65%/tháng (7,8%/năm).
-Thời gian vay trả 60 tháng.( 5 năm):
Trong đó: + Thời gian ấn hạn: 3 tháng
+ Thời gian thu hồi nợ gốc : 57 tháng
- Thời gian rút vốn: 9 tháng
- Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm
- Phí cam kết rút vốn: 0.2%/năm trên số vốn chưa rút, tính 6 tháng một lần.
- Phí đầu mối: 0.05%/ năm trên dư nợ thực té.
- Các loại phí khác: sẽ thỏa thuận với chủ đầu tư sau và được quy định cụ thể tại hợp đồng tín dụng.
- Bảo đảm tiền vay: bằng chính tài sản hình thành từ vốn tự có, vốn vay các ngân hàng thương mại, các nguồn khác (nếu đủ điều kiện) và toàn bộ các quyền hưởng thụ của chủ đầu tư từ dự án (quyền hưởng thụ các hợp đồng bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên...)
* Điều kiện khác:
Chủ đầu tư cam kết:
+ Tham gia đủ vốn tự có tối thiểu tương ứng 30% tổng vốn đầu tư. Trường hớp phát sịnh tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư chịu trách nhiệm huy động và tham gia đủ số vốn phát sinh tăng, đảm bảo cho dự án được đầu tư hoàn chỉnh và vận hành đúng tiến bộ.
+ Dùng toàn bộ nguồn KHCB và lợi nhuận sau thues hàng năm của dự án để trả nợ vốn vay. Chủ đầu tư cam kết dùng các nguồn thu khác để trả nợ cho các ngân hàng trong trường hợp nguồn thu từ dự án không đảm bảo trả nợ.
+ Chuyển toàn bộ doanh thu của dự án qua TKTG mở tại các ngân hang đóng tài trợ. Đồng thời toàn bộ nguồn vốn tự có của chủ đầu tư được giải ngân qua TKTG tại ngân hàng đầu mối để quản lý, giám sát.
+ Có kết quả về việc thu xếp phần vốn vay nước ngoài, vốn vay quỹ HTPT hoặc các nguồn vốn khác đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án.
+ Công ty Thái Nam là chủ đầu tư của dự án trong suốt quá trình còn nợ vay các ngân hàng. Trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu của dự án phải được các ngân hàng đồng tài trợ chấp thuận bằng văn bản. Phải đảm bảo khả năng trả nợ các ngân hàng và phải được các ngân hàng tham gia đồng tài trợ chấp nhận.
+ Chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Khoản vay của các ngân hàng đồng tài trợ trong nước phải được trả nợ theo nguyên tắc tương ứng tỷ lệ vốn tham gia của bên tham gia tài trợ. (gồm khoản vay quỹ HTPT, khoản vay nước ngoài và khoản vay các ngân hàng thương mại trong nước)
- Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của dự án phải đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22000.doc