MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 3
1.1. Vài nét về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 3
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 3
1.1.2.Thành tựu tiêu biểu sau 5 năm đi vào hoạt động 3
1.1.3.Bộ máy tổ chức của chi nhánh Đông Đô 4
1.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô sau 5 năm đi vào hoạt động ( 7/2004 – 12/2008). 11
1.1.4.1. Công tác huy động vốn. 12
1.1.4.2. Công tác cho vay ( sử dụng vốn). 13
1.1.4.3. Tình hình các hoạt động liên quan khác. 15
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Đông Đô những năm qua ( 07/2004 – 12/2008). 15
1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 15
1.2.2.Các phương pháp tiến hành thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh. 19
1.2.2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 19
1.2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. 20
1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. 21
1.2.2.4. Phương pháp dự báo. 21
1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 21
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh Đông Đô. 22
1.2.3.1. Đánh giá sự cần thiết phải đầu tư 23
1.2.3.2.Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. 24
1.2.3.3. Phân tích tính khả thi của dự án về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án. 24
1.2.3.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. 28
1.2.3.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 29
1.2.3.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. 31
1.2.3.7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. 31
1.2.3.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. 33
1.2.3.9. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư: 37
1.3. Nghiên cứu tình huống thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 37
1.3.1. Thông tin về dự án. 37
1.3.1.1. Giới thiệu chủ đầu tư thực hiện dự án: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung. 38
1.3.1.2. Lịch sử dự án 40
1.3.1.3. Hồ sơ dự án đầu tư: 41
1.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 43
1.3.2.1.Sự cần thiết phải đầu tư 43
1.3.2.2. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án. 45
1.3.2.3. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thị sản phẩm đầu ra của dự án. 46
1.3.2.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyen vật liệu đầu vào và các yếu tố đầu vào khác. 49
1.3.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 50
1.3.2.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 52
1.3.2.7. Thẩm định về tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn. 52
1.3.2.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. 54
1.4.Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Đông Đô sau 5 năm đi vào hoạt động. 69
1.4.1.Những kết quả đạt được. 69
1.4.1.1. Về quy trình thẩm định: 69
1.4.1.2. Về nội dung thẩm định: 70
1.4.1.3. Về phương pháp thẩm định 71
1.4.1.4. Công tác quản lý, điều hành hoạt động thẩm định bước đầu có sự đổi mới và nâng cao hiệu quả. 71
1.4.1.5. Thẩm định dự án cũng dần được hoàn thiện: 71
1.4.1.6. Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 72
1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 72
1.4.2.1. Những hạn chế 72
1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó. 74
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ. 77
2.1. Định hướng, mục tiêu phát triển trong năm 2009 và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh. 77
2.1.1. Định hướng và mục tiêu cho công tác thẩm định của Chi nhánh Đông Đô trong năm 2009. 77
2.1.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Chi nhánh. 77
2.1.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 79
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Đông Đô. 80
2.2.1. Những giải pháp về nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án. 80
2.2.1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính dự án. 80
2.2.1.2. Hoàn thiện phương pháp tiến hành thẩm định. 80
2.2.1.3. Hoàn thiện nội dung tiến hành thẩm định. 80
2.2.2.Những giải pháp gián tiếp. 83
2.2.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức của cán bộ thực hiện công tác thẩm định. 83
2.2.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng. 87
2.2.2.3. Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đề ra 87
2.2.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. 88
2.3. Những kiến nghị với các cấp hữu quan nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án. 90
2.3.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. 90
2.3.2. Đối với Nhà nước. 92
2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 95
2.3.4. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan khác. 97
2.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư ( khách hàng xin vay vốn) 97
KẾT LUẬN: .101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: . 102
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EVN chứ không thỏa thuận trực tiếu với người tiêu thụ như đa phần các sản phẩm khác. Ta có thể thấy điều đó tạo thuận lợi cho dự án khi có thể quy về một khách hàng là EVN, tạo thuận lợi cho quá trình thương thuyết về giá bán điện cúng như phương thức bán điện và nó còn đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng.
1.3.2.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyen vật liệu đầu vào và các yếu tố đầu vào khác.
Nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp của các nhà máy thủy điện là nguồn nước.
* Yếu tố thủy văn.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thuỷ điện Dốc Cáy nằm trong khu vực hồ chứa nước Cửa Đạt, vùng dự án và các vùng lân cận có cùng các đặc điểm khí tượng thuỷ văn. Vì vậy, dự án sử dụng kết quả trong Báo cáo khí tượng thuỷ văn của hồ chứa nước Cửa Đạt. Theo các tài liệu về thuỷ văn thì địa điểm xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy là khu vực có lượng mưa hàng năm là 1.951,9 mm, ở mức trung bình so vớí các vùng khác. Hồ chứa nước Cửa Đạt là hồ chứa đa mục tiêu với nhiệm vụ chống lũ, cấp nước tưới, và phát điện. Nước lấy qua tuy-nen Dốc Cáy để phát điện phù hợp với nhu cầu tưới vùng Bắc sông Chu, Nam sông Mã và phụ thuộc vào mực nước hồ Cửa Đạt sau khi đáp ứng nhiệm vụ của hồ chứa.
Với nội dung này, tổ thẩm định dựa vào BCNCKT của chủ đầu tư, trong quá trình xem xét hồ sơ dự án, tổ thẩm định cũng đã đề nghị chủ đầu tư bổ xung thêm những tài liệu cần thiết về nguồn nước, lượng mưa hàng năm để tăng tính xác thực. Bên cạnh đó, tổ thẩm định đã tìm hiểu thêm về các thông số của dự án thủy điện Cửa Đạt đảm bảo tính chính xác của các thông số có được từ hồ sơ dự án. Qua xem xét và tìm hiểu, tổ thẩm định công nhận những thông số mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ dự án là chính xác, đáng tin cậy.
* Yếu tố địa chất.
- Về khảo sát: Khảo sát địa chất : Hiện tại công ty chưa cung cấp các văn bản liên quan đến khảo sát địa chất khu vực xây dựng nhà máy. Vì vậy, đề nghị bổ sung kết quả khảo sát địa chất và phê duyệt kết quả trên.
- Về thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở đã có ý kiến của Sở Công nghiệp; theo văn bản này để thực hiện công trình công ty cần điều chỉnh một số điểm trong thiết kế cơ sở, vì vậy đề nghị chủ đầu tư có giải trình và bổ sung thiết kế cơ sở.
1.3.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
* Về công nghệ thiết bị:
- Phương án điểm đấu nối:
Hiện tại, Chủ đầu tư đã có thoả thuận về điểm đầu nối điện với EVN, theo thoả thuận với EVN, điểm đấu nối của Nhà máy là tại trạm biến áp 110 kV Thọ Xuân – Thanh Hóa,
+ Chiều dài đấu nối 20 km sử dụng dây AC150
+ Ranh giới đo đếm điện tại điểm đấu nối.
- Thiết bị của nhà máy:
Hiện nay, Công ty chưa thực hiện việc đấu thầu mua thiết bị cho Nhà máy. Đề nghị chủ đầu tư cung cấp văn bản giải trình về phương án thiết bị và công nghệ của Dự án dự kiến sẽ được thực hiện kém theo đó là : Phương án mua sắm thiết bị ? Kế hoạch Đầu thầu ? Dự kiến thiết bị nhập từ đâu ?
Yếu tố kỹ thuật khác:
Đây là dự án thuỷ điện tận dụng nước tưới cho khu vực nên nó phụ thuộc vào kế hoạch tưới cũng như dung lượng nước của Hồ chứa nước Cửa Đạt. Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thì lưu lượng nước tưới vùng Bắc sông Chu và Nam sông Mã thì lưu lượng nước tưới qua Tuy-nen Dốc Cáy như sau :
Thấp nhất : 6.01 m3/s.
Cao nhất : 37,27 m3/s.
Trung bình năm : 16,64 m3/s.
Hệ số hoạt động 75% với công suất lắp máy với 03 tổ máy, 15 MW thì lưu lượng nước tưới tiêu hàng năm qua tuy-nen Dốc Cáy đủ để đảm bảo cho nhà máy hoạt động bình quân 4.114 giờ/năm.
Với công suất lắp máy 15 MW và điện lượng phát ra bình quân năm là 61.71 triệu Kwh, số giờ phát điện bình quân năm là 4.114 giờ của dự án so sánh với quy định tại Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13/04/2004 do Bộ Công nghiệp ban hành, đối với các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ số giờ phát điện trong năm tối đa không vượt quá 4.200 giờ.
Như vậy, số giờ phát điện của Nhà máy là ở mức an toàn, hợp lý và khả thi theo quy định, đảm bảo tính khả thi của dự án về phương diện này.
* Về tác động môi trường và phương án di dân, đền bù.
- Dự án công trình Thuỷ điện Dốc Cáy là công trình thuỷ điện kết hợp với mục đích lợi dụng tổng hợp nguồn nước, phạm vi nghiên cứu tác động môi truờng của dự án bao gồm : Khu vực nhà máy thuỷ điện và khu vực xung quanh tuyến kênh dẫn Dốc Cáy – Hòn Dường. Thuỷ điện Dốc Cáy :
+ Là công trình thuỷ điện nhỏ kết hợp tưới tiêu.
+ Diện tích bị chiếm dụng chủ yếu là rừng tạp nên dự án không gây ảnh hưởng đến rừng, động thực vật và tiểu khí hậu khu vực.
+ Vì diện tích bị chiếm dụng chủ yếu là rừng nên việc di dân không nhiều lên không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề dân cư và trật tự xã hội.
Vì những lý do trên dự án không cần lập báo cáo đánh giá môi trường mà chỉ cần đăng ký chất lượng môi trường.
+ Công văn số 97/2005/UB-TNMT ngày 05/12/2005 của UBND huyện Thường Xuân về xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của Dự án thuỷ điện Dốc Cáy.
+ Tuy nhiên dự án sẽ gây ô nhiễm không khí trong thời gian xây dựng.
Tóm lại, về phương diện tác động môi trường: dự án đảm bảo khi đi vào hoạt động sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường vì dự án được xây dựng chủ yếu trên diện tích rừng tạp, không có nhiều sự sinh sống của các sinh vật nên không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực. Bên cạnh đó, dự án được xây dựng còn với mục đích cung cấp nước tưới tiêu cho vùng đất canh tác Bắc sông Chu và Nam sông Mã nên có thể nói sẽ có tác động tốt đến môi trường khi đảm bảo nguồn nước tưới tiêu. Dự án cũng sẽ gây ô nhiễm không khí trong thời gian xây dựng dự án nhưng sẽ kết thức khi dự án đi vào hoạt động nên có thể chấp nhận được. Về phương diện tác động đến di dân, tái dịnh cư: như đã đề cập ở trên, dự án được xây dựng trên diện tích chủ yếu là đất rừng nên không ảnh hưởng nhiều đến khu vực dân cư, không tốn nhiều chi phí cho phương án di dân, tái định cư.
1.3.2.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung là 1 pháp nhân mới thành lập nhằm mục đích thực hiện dự án Thuỷ điện Dốc Cáy, đây là dự án thuỷ điện đầu tiên của Công ty. Tuy nhiên, Công ty CP Đầu tư phát triển điện Bắc Miền Trung được góp vốn bới các cổ đông sáng lập :
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi.
Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng.
Công ty cơ khí điện thuỷ lợi.
Đây là những công ty có hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng vì vậy có đủ năng lực để thực hiện dự án thuỷ điện Dốc Cáy, đảm bảo dự án có tính khả thi.
Do Công ty mới thành lập nên trong quá trình thi công, vận hành dự án sẽ khó có thể tránh khỏi những khó khăn. Tuy nhiên, qua các tài liệu và giải trình của doanh nghiệp tổ thẩm định đánh giá năng lực thực hiện quản lý vận hành dự án của Công ty là có thể thực hiện được.
1.3.2.7. Thẩm định về tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn.
* Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư không kể lãi vay trong thời gian thi công là 205.423 triệu đồng trong đó :
Hạng mục
Vốn đầu tư
Tỷ trọng
Phần xây lắp
49.015
23,9%
Phần thiết bị
102.871
50,1%
Chi phí KTCB khác
18.121
8,8%
Dự phòng phí
29.372
14,3%
Chi phí đền bù
6.044
2,9%
Tổng cộng
205.423
100%
Tổng mức đầu tư dự án không kể phần lãi vay trong thời gian xây dựng là 205.423 triệu đồng, với công suất lắp máy là 15 MW, thì suất đầu tư cho 1 MW công suất lắp máy là 14 triệu đồng/MW và suất đầu tư cho 1 Kwh điện là 3,9 US Cent/Kwh. Nếu so sánh với Dự án thuỷ điện khác thì Thuỷ điện Dốc Cáy có suất đầu tư thấp hơn nhiều, ví dụ như dự án Thủy điện Bình Điền có suất đầu tư/ điện lượng là 5.072 đồng/Kwh mặc dù cũng có một số điều kiện tương đương.
Dự án có suất đầu tư thấp hơn so với các dự án thuỷ điện khác xuất phát từ một số nguyên nhân sau :
- Nhà máy thuỷ điện không phải xây dựng đập nước cũng như hồ điều tiết do tận dụng nguồn thuỷ năng của dự án thuỷ lợi Hồ Cửa Đạt;
- Dự án không phải xây dựng hạ tầng cơ sở như : đường giao thông, đường điện mới,…
* Tính khả thi của phương án nguồn vốn:
Vốn đầu tư cho Dự án được huy động từ các nguồn, gồm: Vốn tự có và vốn vay NHTM. Tổng vốn đầu tư chưa kể lãi vay trong thời gian thi công dự kiến được phân bổ theo các nguồn như sau :
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Vốn đầu tư
Tỷ trọng
Vốn tự có
69.877
34,0%
Vốn vay NHTM
135.546
66,0%
Tổng cộng
205.423
100%
Trên cơ sở cơ cấu vốn dự kiến như trên và căn cứ vào lãi suất cho vay từ các nguồn, tổ thẩm định xác định được lãi vay (dự kiến) trong thời gian thi công là 16.851 triệu đồng. Lãi vay trong thời gian thi công được ân hạn và sẽ được nhập gốc khi Dự án chính thức đi vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn tính cả lãi vay trong thời gian thi công được phân bổ như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Vốn đầu tư
Tỷ trọng
Vốn tự có
69.877
31,4%
Vốn vay NHTM
152.397
68,6%
Tổng cộng
222.274
100%
Không kể tới phần vốn dự kiến sẽ vay NHTM, khả năng thu xếp vốn cho Dự án đối với cấu phần vốn tự có được đánh giá như sau:
- Khả năng tham gia vốn tự có của Chủ đầu tư
Khách hàng vay vốn, do mới được thành lập, nên toàn bộ vốn điều lệ sẽ được huy động để đảm bảo cho cấu phần vốn tự có của Công ty trong Dự án này. Tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty theo điều lệ là: 42.000 triệu đồng, thấp hơn so với phần vốn tự có phải tham gia vào dự án là 69.877 triệu đồng ( chênh lệch 27.877 triệu đồng).
Vì vậy, để đảm bảo đủ vốn tự có theo Quyết định 709/QĐ-NLDK ngày 13/04/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, Doanh nghiệp cần có giải trình về phần vốn tự có còng thiếu khi tham gia vào dự án
1.3.2.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Nội dung này được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp như sau:
- Nguyên tắc: Phân tích Dự án trên hai quan điểm: Tổng đầu tư (TIP) và Chủ đầu tư (EPV).
- Phương pháp: Xây dựng phương án cơ sở trên cơ sở các giả định phù hợp với điều kiện hiện tại của Dự án cũng như những nhận định đánh giá các nội dung về Dự án. Trên cơ sở kết quả ở Phương án cơ sở, thực hiện phân tích độ nhậy nhằm khảo sát mức độ ổn định hiệu quả tài chính của Dự án trong điều kiện một số yếu tố quan trọng như: Giá bán điện, tổng vốn đầu tư, điện lượng hàng năm, ... thay đổi theo các chiều hướng khác nhau.
Với nguyên tắc và phương pháp thực hiện như trên, kết quả tính toán cụ thể như sau:
* Phương án cơ sở
Những giả định cụ thể để xây dựng phương án cơ sở được tóm tắt như sau:
- Điện lượng bình quân/năm của Nhà máy Eo là 61.71 Tr Kwh;
- Giá bán điện: Do chủ đầu tư chưa đạt được thoả thuận chính thức với EVN về phương án tiêu thụ điện, nên tạm giả định mức giá bán điện tại thanh cái là 3,9 US Cent/Kwh, giá bán điện được điều chỉnh 3 năm 1 lần với tốc độ tăng giá là 5%/3 năm. Đây là mức trung bình mà hiện EVN đang chấp nhận mua của các nhà máy điện IPP.
- Khoản phải thu bằng 2% DT; khoản phải trả bằng 2% DT;
- Cơ cấu vốn đầu tư: Không kể phần lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ được nhập gốc, Dự án phải đảm bảo được cơ cấu vốn giữa: Vốn tự có/vốn vay NHTM.
- Lãi suất cho vay VND được tính 12%/năm; lãi suất cho vay USD NHTM 7%/năm;
- Vòng đời dự án là 25 năm;
- Các giả định khác (chế độ khấu hao TSCĐ, miễn giảm và ưu đãi thuế, chi phí vận hành, ...) được xác định trên cơ sở chế độ hiện hành, tham khảo Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13.4.2004 của Bộ Công nghiệp, có nêu cụ thể trong
Bảng 1.5. Bảng Thông số dự án:
Vốn đầu tư
Nhóm chỉ tiêu về thuế và chế độ dự án
Trước thuế
VAT
Sau thuế
Tỷ trọng
I
Nhóm chỉ tiêu về thuế
I
Tổng vốn đầu tư của dự án
201,972
20,302
222,274
100%
1
Thuế TNDN
10%
15
năm đầu
1
Xây lắp
46,681
2,334
49,015
22.1%
-
Miễn thuế
4
năm
2
Thiết bị
95,806
7,065
102,871
46.3%
-
Giảm
50%
7
năm
3
Chi phí KTCB khác
12,996
5,125
18,121
8.2%
-
Các năm tiếp theo
28%
các năm sau
4
Lãi vay trong thời gian thi công
16,851
0
16,851
7.6%
2
Thuế tài nguyên
2%
DT
5
Cp đền bù
5,492
552
6,044
2.7%
3
VAT đầu vào
5%
DT
6
Dự phòng
24,146
5,226
29,372
13.2%
4
VAT đầu ra
5%
CP
II
Cơ cấu nguồn vốn
Giá trị
Tỷ trọng
5
Tiền thuê đất
0
USD/ha/năm
1
Vốn tự có
58,091
193,637
28.28%
6
Thuỷ lợi phí
8%
DT
2
Hỗ trợ từ Ngân sách
0
0.00%
II
Nhóm chỉ tiêu về chi phí hoạt động
3
Vốn vay nội tệ NHTM
135,546
71.72%
1
Chi phí O&M
2.0%
(XL + TB)
4
Vốn vay USD NHTM
0
0
Tr USD
0.00%
2
Chi phí bảo hiểm tài sản
0.4%
(XL + TB)
5
Vay ODA
0
Tr USD
0.00%
3
Chi phí sửa chữa lớn & thay thế
5.0%
(XL + TB)
6
Vay QHTPT
0
0.00%
4
Chi phí sửa chữa thường xuyên
0.0%
7
Thay đổi TMĐT
0%
Nhóm thông số vận hành dự án
Thông số về vốn lưu động
I
Công suất vận hành
1
Khoản phải thu
2% DT
1
Công suất thiết kế
15
MW
2
Khoản phải trả
2% CP
2
Tốc độ tăng công suất
0%
CSTK
3
Cân đối tiền mặt
1% DT
3
Điện lượng hàng năm
61.7
KWh
4
Vòng quay VLĐ
3 Vòng/ năm
4
Tốc độ tăng điện lượng hàng năm
0%
CSTK
Thông số về khấu hao
5
Công suất tối đa 100% CSTK
-
Xây lắp
15 năm
II
Giá bán
-
Thiết bị
8 năm
1
Giá bán sản phẩm Bq tại thanh cái
3.9
628
VND/KWh
-
Chi phí KTCB khác
10 năm
2
Tốc độ tăng giá bán
5.0%
/3năm
-
Dự phòng
10 năm
3
Giá NVL
-
Lãi vay trong thời gian thi công
10 năm
4
Thay đổi giá NVL
2.0%
Kết quả tính toán:
Theo quan điểm tổng đầu tư: NPV_TIP = 100.993 trđ, IRR = 20.17%;
BẢNG 1.6.1 : DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ (TIP)
TT
KHOẢN MỤC
NĂM ĐẦU TƯ
NĂM HOẠT ĐỘNG
Trđ
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
25
1
Dòng vào
- Doanh thu
-
-
-
-
38,360
38,360
38,360
40,278
40,278
40,278
42,292
42,292
-
- DAR
-
-
-
-
(767)
-
-
(38)
-
-
(40)
-
-
- Thanh lý tài sản
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Hoàn thuế VAT
3,045
4,060
5,076
8,121
Tổng ngân lưu vào
-
-
-
-
40,638
42,421
43,436
48,361
40,278
40,278
42,252
42,292
-
2
Dòng ra
- Chi phí đầu tư
0
0
63,900
93,953
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Chi phí hoạt động
7,444
7,444
7,444
7,635
7,635
7,635
7,837
7,837
3,608
- DAP
(149)
-
-
(4)
-
-
(4)
-
-
- DCB
384
-
-
19
-
-
20
-
-
- Thuế TNDN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng ngân lưu ra
0
0
63,900
93,953
7,678
7,444
7,444
7,651
7,635
7,635
7,853
7,837
3,608
3
Ngân lưu ròng
0
0
(63,900)
(93,953)
32,960
34,977
35,992
40,710
32,643
32,643
34,399
34,455
(3,608)
NPVTIP
100,993
IRRTIP
20.17%
Thời gian trả nợ
6
DSCR hàng năm
DSCRmin
DSCRmax
DSCRavr
Theo quan điểm chủ đầu tư: NPV_EPV = 140.687 trđ, IRR = 23,10%;
BẢNG 1.6.2: DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ (EPV)
TT
KHOẢN MỤC
NĂM ĐẦU TƯ
NĂM HOẠT ĐỘNG
Trđ
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
25
1
Dòng vào
- Doanh thu
38,360
38,360
38,360
40,278
40,278
40,278
42,292
42,292
-
- DAR
(767)
-
-
(38)
-
-
(40)
-
-
- Thanh lý tài sản
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Vay NHTM trong nước
0
0
40,664
59,098
- Vay Quỹ HTPT
0
0
0
0
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Vay ODA
0
0
0
0
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Hoàn thuế VAT
3,045
4,060
5,076
8,121
Tổng ngân lưu vào
0
0
40,664
59,098
40,638
42,421
43,436
48,361
40,278
40,278
42,252
42,292
0
2
Dòng ra
- Chi phí đầu tư
-
-
63,900
93,953
- Chi phí hoạt động
7,444
7,444
7,444
7,635
7,635
7,635
7,837
7,837
3,608
- DAP
(149)
-
-
(4)
-
-
(4)
-
-
- DCB
384
-
-
19
-
-
20
-
-
- Thuế TNDN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Trả nợ NHTM trong nước
30,917
30,719
30,253
31,123
30,531
1,980
-
-
-
- Trả nợ Quỹ HTPT
0
0
0
0
0
0
0
0
0
- Trả nợ nước ngoài
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng ngân lưu ra
-
-
63,900
93,953
38,595
38,163
37,697
38,774
38,166
9,616
7,853
7,837
3,608
3
Ngân lưu ròng
0
0
(23,236)
(34,855)
2,043
4,258
5,739
9,586
2,112
30,663
34,399
34,455
(3,608)
NPVEPV
140,687
IRREPV
23.10%
Thời gian trả nợ không quá 10 năm.
Như vậy, với những giả định tính toán nêu trên, các chỉ tiêu tính toán cho thấy Dự án có hiệu về mặt quả tài chính, lợi ích của các bên có liên quan đều được đảm bảo: Tổng thể Dự án có hiệu quả tài chính, sau khi hoàn trả nợ vay (gốc và lãi), thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, dòng lợi ích còn lại đáp ứng được chỉ tiêu lợi nhuận và đáng giá để chủ đầu tư thực hiện Dự án; và khả năng trả nợ Ngân hàng trong vòng không quá 10 năm.
* Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy được thực hiện với 3 thông số chính, gồm: Tổng mức đầu tư; Giá bán điện và Điện lượng sản xuất hàng năm. Mục đích của việc phân tích độ nhạy là nhằm khảo sát mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi những yếu tố đầu vào thay đổi trong phạm vi có thể xảy ra. Kết quả phân tích cụ thể cho thấy:
- Khi tổng mức đầu tư thay đổi: Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi tổng mức đầu tư tăng đến 10% dự án vẫn đạt được hiệu quả tài chính. Điều này phản ánh hiệu quả tài chính của dự án ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, chỉ cần tổng mức đầu tư tăng lên chỉ 1% so với mức ban đầu, Dự án sẽ không đảm bảo được thời gian trả nợ Ngân hàng dưới 10 năm như ở Phương án cơ sở. Kết quả khảo sát độ nhạy cũng cho thấy, nếu trong quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí và giảm được tổng mức đầu tư xuống sẽ làm tăng hiệu quả tài chính dự án cũng như giảm được thời gian trả nợ vay Ngân hàng;
Bảng 1.7.1. Bảng phân tích độ nhạy khi Tổng vốn đầu tư thay đổi
Chỉ tiêu
Mức thay đổi
-10%
-5%
-3%
1%
5%
10%
NPVTIP
54,251
54,251
54,251
54,251
54,251
54,251
54,251
IRRTIP
14.92%
14.92%
14.92%
14.92%
14.92%
14.92%
14.92%
NPVEPV
74,140
74,131
74,136
74,137
74,141
74,144
74,147
IRREPV
15.99%
15.99%
15.99%
15.99%
15.99%
15.99%
15.99%
Thời gian trả nợ
10
8
9
9
11
12
12
- Khi giá bán điện thay đổi: Kết quả khảo sát độ nhạy cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi và diễn biến đúng như giả định thì khi giá bán điện giảm xuống ở mức 3,6 UScent dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, nếu giá bán điện giảm xuống dưới 3,9 UScent/Kwh sẽ không đảm bảo được thời gian trả nợ Ngân hàng dưới 10 năm như ở Phương án cơ sở. Do đó, đàm phán giá bán điện với EVN phải đảm bảo được mức giá tối thiểu 3,9 UScent/KWh;
Bảng 1.7.2. Bảng phân tích độ nhạy khi giá bán điện thay đổi
Chỉ tiêu
Mức thay đổi
3.5
3.7
3.9
4.0
4.2
4.4
NPVTIP
54,251
23,787
35,919
48,129
54,251
66,552
78,853
IRRTIP
14.92%
12.73%
13.62%
14.49%
14.92%
15.77%
16.61%
NPVEPV
74,140
30,426
48,141
65,528
74,140
91,087
107,815
IRREPV
15.99%
12.00%
13.72%
15.26%
15.99%
17.40%
18.75%
Thời gian trả nợ
10
13
12
11
10
10
9
- Khi điện lượng thay đổi: Kết quả khảo sát độ nhạy cho thấy, hiệu quả tài chính của dự án khá vững trước sự thay đổi điện lượng. Với điện lượng Eo giảm 10% so với mức tính toán ở Phương án cơ sở thì các chỉ tiêu như NPV, IRR (ở cả hai quan điểm đánh giá) đều vẫn đảm bảo; tuy nhiên thời gian trả nợ sẽ lên tới 12 năm. Do đó, nếu điện lượng không đạt được mức trung bình năm như thiết kế sẽ không đảm bảo được thời gian trả nợ dưới 10 năm. Tuy vậy, yếu tố điện lượng Eo đưa vào trong tính toán được đánh giá là có tính khả thi cao do: Với kết cầu hồ điều tiết mùa, khả năng trữ nước và phát điện là khá an toàn, đồng thời số giờ phát điện tính toán ở mức thấp hơn nhiều so với giới hạn đưa ra trong Quyết dịnh 709/QĐ-NLDK ngày 13.4.2004 của Bộ Công nghiệp (tối đa 4.500 h/năm).
Bảng 1.7.3. Bảng phân tích độ nhạy khi Điện lượng thay đổi
Chỉ tiêu
Mức thay đổi
-10%
-5%
-1%
5%
10%
15%
NPVTIP
54,251
29,839
42,010
51,801
66,552
78,853
91,154
IRRTIP
14.92%
13.18%
14.06%
14.75%
15.77%
16.61%
17.43%
NPVEPV
74,140
39,339
56,898
70,701
91,087
107,815
124,420
IRREPV
15.99%
12.88%
14.50%
15.70%
17.40%
18.75%
20.04%
Thời gian trả nợ
10
13
11
11
10
9
9
Tóm lại, khi tiến hành phân tích độ nhạy với 3 yếu tố chính thay đổi là Tổng vốn đầu tư thay đổi, giá bán điện thay đổi, điện lượng thay đổi và thay đổi với biên độ khá lớn (105) thì dự án vẫn đảm bảo khả năng có lãi ( NPV > 0) và tỷ suất lợi nhuận dự án đem lại vẫn ở mức chấp nhận được ( luôn đảm bảo > 12%, là lãi suất vay VNĐ trong trường hợp cơ sở). Tuy nhiên, mặc dù dự án vẫn đảm bảo khả năng lợi nhuận nhưng về thời gian trả nợ lại có thể vượt 10 năm như trong trường hợp cơ sở nên để đảm bảo hiệu quả chắc chắn, đảm bảo thơi gian trả nợ cho NHTM thì đề nghị chủ đầu tư cần khống chế sự thay đổi của 3 yếu tố này, nhất là sự thay đổi của giá bán và điện lượng, cần có sự đảm bảo về giá mua điện bằng văn bản của EVN,…
* Phân tích mô phỏng
Khảo sát khả năng thành công về mặt tài chính của Dự án với đồng thời 3 yếu tố quan trọng gồm: Tổng mức đầu tư; Giá bán điện và Điện lượng sản xuất hàng năm đều có khả năng thay đổi trong phạm vi đã dùng để phân tích độ nhậy. Trong đó, trên cơ sở các nội dung đã phân tích liên quan trực tiếp tới 3 yếu tố này, mô tả tính không chắc chắn của 3 yếu tố này để thực hiện phân tích mô phỏng được xác định như sau:
- Tổng mức vốn đầu tư: Thông số tổng vốn đầu tư được khái toán trên cơ sở đã tính thêm 2% trượt giá hàng năm và 7,8% dự phòng phí. Bên cạnh đó trên cơ sở thực tế đã triển khai ở một số hạng mục (dù giá trị khối lượng nhỏ), giá thực hiện thường thấp hơn so với giá dự toán từ 6% ÷ 18%, chưa có hạng mục nào vượt dự toán ban đầu và khả năng giảm được tổng vốn đầu tư là có thể. Tuy nhiên, ở một phạm vi an toàn trong khảo sát, biên độ biến động của yếu tố tổng vốn đầu tư của Dự án được xác định là ± 10% so với mức dự kiến ban đầu, tất cả các giá trị trong khoảng biến động tăng/giảm từ -10% ÷ 10% so với mức vốn đầu tư ban đầu đều có khả năng xảy ra như nhau;
- Điện lượng sản xuất hàng năm Eo: Như đã đề cập ở nội dung phân tích độ nhậy, điện lượng Eo đưa vào tính toán là hoàn toàn có thể đạt được. So sánh một cách tương đối thì mức độ ổn định của thông số này sẽ lớn hơn thông số Tổng vốn đầu tư, và tiếp cận theo hướng an toàn trong phân tích, ở mức biến động thấp hơn so với yếu tố Tổng vốn đầu tư, biên độ biến động của thông số này được xác định là khoảng ± 3% so với mức tính toán trong Phương án cơ sở. Trong đó, điện lượng hàng năm có nhiều khả năng đạt được nhất là mức Eo đã đưa vào tính toán trong Phương án cơ sở;
- Giá bán điện: Mức giá trung bình có thể đạt được trong đàm phán bán điện với EVN là 3,9 US Cent/Kwh, giá thực tế khi Dự án đi vào hoạt động có thể dao động ± 0,15 US Cent/Kwh so với mức giá trung bình. Trong đó, 2/3 khả năng xảy ra đối với giá bán điện là nằm trong khoảng giá trị trung bình (3,9 cent) ± 0,05 US Cent/Kwh, tức là từ 3,75 ÷ 4,05 US Cent/Kwh.
Với các giả định về tính không chắc chắn của các yếu tố quan trọng như trên, các thông số khác không thay đổi so với trạng thái ở Phương án cơ sở, thực hiện chạy mô phỏng với 4.800 kịch bản, kết quả cho thấy:
- Nhìn chung, với các giả định ở mức hợp lý so với tính chất của từng yếu tố, đặc biệt là các yếu tố quan trọng như điện lượng, vốn đầu tư và giá bán điện, thì khả năng thành công của Dự án xét trên cả hai quan điểm: tổng đầu tư và chủ đầu tư đều khá lớn (trên 90%)à tốt.
- Theo quan điểm Tổng đầu tư, Dự án hầu như chắc chắn đạt được thành công, xác suất để NPV >0 hoặc IRR >WACC là 100%; còn theo quan điểm chủ đầu tư, khả năng để Dự án đạt được những yêu cầu về lợi nhuận đặt ra của chủ đầu tư ở mức ~ 90%. Điều này cho thấy mức độ rủi ro/khả năng thất bại của Dự án là khá thấp.
Bảng 1.8.: Phân tích mô phỏng
Như vậy: Qua phân tích mô phỏng, với cả 3 yếu tố chính đều có sự biến động, bằng các kỹ thuật phân tích hiện đại đã cho thấy dự án ở mức khả thi cao, khả năng thành công của dự án luôn ở mức > 90% dù phân tích ở khía cạnh bất kỳ.
à Tóm lại, sau khi xem xét, phân tích cụ thể những khía cạnh liên quan đến Chủ đầu tư và dự án, có một số đánh giá về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án cũng như lợi ích thu được từ phía Ngân hàng khi tham gia tài trợ dự án như sau:
* Thuận lợi
- Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành điện đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Qua tính toán cho thấy, Dự án có hiệu quả tài chính và có khả năng trả nợ không quá 10 năm từ khi chính thức đi vào hoạt động. Lợi ích của các bên có liên quan: Các bên tài trợ (Quỹ HTPT, NHTM), chủ đầu tư thực hiện Dự án, Ngân sách địa phương đều được đảm bảo;
- Ngoài hiệu quả về tài chính, Dự án cũng đạt được hiệu quả kinh tế khi vừa kết hợp phát điện với việc tưới tiêu và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa bàn khó khăn trong Vùng.
- Chủ đầu tư là công ty Cp Đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung được góp vốn tành lập bới các Tổng Công ty lớn :
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi.
Công ty cổ phầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21731.doc