Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Hoạt động đầu tư theo dự án của Ngân Hàng Thương Mại. 3

1.1.1.Các hoạt động cơ bản của của Ngân Hàng Thương Mại. 3

1.1.1.1.Hoạt động huy động vốn: 3

1.1.1.2.Hoạt động sử dụng vốn: 5

1.1.1.3.Hoạt động tín dụng : 5

1.1.1.4.Thực hiện các dịch vụ uỷ thác của khách hàng: 7

1.1.2. Hoạt động đầu tư theo dự án của ngân hàng thương mại: 8

1.1.2.1.Khái niệm dự án đầu tư: 8

1.1.2.2.Đặc điểm của dự án đầu tư: 8

1.1.2.2Phân loại dự án đầu tư của các NHTM: 9

1.2.Thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM: 9

1.2.1.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư của NHTM: 9

1.2.1.1.Thẩm định dự án đầu tư là đòi hỏi bức biết đối với phát triển của nền kinh tế: 10

1.2.1.2.Thẩm định dự án đầu tư quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM: 10

1.2.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư của NHTM: 11

1.2.3.Thẩm định tài chính dự án dự án đầu tư của NHTM: 16

1.2.3.1.Cơ sở dữ liệu cho thẩm định tài chính dự án của NHTM. 16

1.2.3.2.Qui trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM: 17

1.2.3.2.1.Thẩm định trước khi tài trợ cho dự án đầu tư : 17

1.2.3 .2.1.1.Thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư 17

1.2.3.2.1.2 Thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư 19

1.2.3.2.2. Thực hiện công tác tái thẩm định 23

1.2.3.2.3. Giải ngân và kiểm soát trong khi tài trợ cho dự án 23

1.2.3.3.Các chỉ tiêu sử dụng khi thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM 24

1.2.3.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư 24

1.2.3.3.2. Thẩm định chi phí, lợi ích và dòng tiền dự án 25

1.2.3.3.2.1Thẩm định chi phí của dự án: 25

1.2.3.3.2.1.1.Chi phí đầu tư ban đầu: 25

1.2.3.3.2.1.2.Chi phí sản xuất: 26

1.2.3.3.2.1.3.Chi phí thay thế thiết bị: 26

1.2.3.3.2.14.Chi phí kết thúc dự án: 26

1.2.3.3.2.2.Lợi ích của dự án: 27

1.2.3.3.2.3.Dòng tiền của dự án: 27

1.2.3.3.3.Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu: 29

1.2.3.3.4 . Phân tích rủi ro dự án 29

1.2.3.3.5.Phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính của của dự án đầu tư: 30

1.2.3.3.5.1. . Giá trị hiện tại ròng NPV 30

1.2.3.3.5.2 . Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 31

1.2.3.3.5.3. Chỉ số doanh lợi (PI) 32

1.2.3.3.5.4. . Thời gian hoàn vốn (PP) 33

1.2.3.3.6. Phương pháp phân tích độ nhạy 34

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 35

2.1.Tổng quan về hoạt động đầu tư theo dự án của VCB: 35

2.1.1.Vài nét sơ lược về tình hình hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. 35

2.1.2.Tổng quan về hoạt động đầu tư theo dự án của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. 39

2.2.thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank: 40

2.2.1.Nguồn tài liệu phục vụ cho thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank. 40

2.2.2.Qui trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank 40

2.2.3.Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vieetcombank 41

2.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 41

2.2.3.1.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 41

2.2.3.1.2. Thẩm định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án 41

2.2.3.1.3. Thẩm định nguồn vốn đầu tư 42

2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. 42

2.3.Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÁI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 66

3.1.Định hướng hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam: 66

3.1.1.Đinh hướng chung: 66

3.1.2.Định hướng về hoạt động tín dụng 67

3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: 67

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: 67

3.2.2.Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin 71

3.2.3.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức điều hành: 72

3.2.4.Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: 73

3.2.5. Giải pháp hỗ trợ thẩm định 74

3.2.6.Giải pháp thực hiện tốt chiến lược khách hàng,tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng. 74

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư 75

3.3. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tai Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 77

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 77

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 78

3.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư. 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho NPV<0. IRR chính là giá trị nằm giữa 2 giá trị vừa chọn làm cho NPV = 0. Công thức xác định IRR như sau: IRR = K1 + NPV1(K2-K1) │NPV1│+│NPV2│ chọn dự án có IRR lớn hơn. IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ nó có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau. Rõ ràng việc áp dụng cả hai phương pháp NPV và IRR trong việc thẩm định hiệu quả tài chính dự án là rất cần thiết . Nhưng vấn đề ở chỗ số liệu nào đáng tin cậy hơn để đánh giá một dự án, và so sánh giữa các dự án với nhau. Về mặt khoa học thì NPV và IRR chỉ là 2 góc nhìn của hiệu quả tài chính dự án. NPV đưa ra giá trị tuyệt đối, IRR đưa ra giá trị tương đối, về mặt toán học khi LSCK dùng để tính NPV bằng với IRR thì NPV = 0. Do vậy giá trị NPV còn phụ thuộc vào LSCK áp dụng, nếu chọn không khách quan sẽ làm kết quả NPV thiếu tin cậy. Về nguyên tắc một dự án có hiệu quả là dự án có NPV>0 hoặc IRR lớn hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên tuỳ theo quan điểm và mục đích đầu tư mà chỉ số nào được quan tâm hơn thường thì quan tâm đến NPV là nhiều hơn. 1.2.3.3.5.3. Chỉ số doanh lợi (PI) - Khái niệm Chỉ số doanh lợi PI là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư ban đầu. PI cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. - Cách xác định - Tiêu chuẩn lựa chọn dự án. PI = 1 thì dự án sẽ được chấp nhận; PI < 0 thì quyết định không tài trợ cho dự án. PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận nhưng tối thiểu phải bằng LSCK PI khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên vì PI là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng cho chủ đầu tư như NPV 1.2.3.3.5.4. . Thời gian hoàn vốn (PP) - Khái niệm. Thời gian hoàn vốn là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án. - ý nghĩa: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Mặt khác PP lại không xem xét đến khả năng tạo thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư. Chỉ tiêu PP cho phép các cán bộ thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Chỉ tiêu này được các nhà tài trợ ưa thích vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đối đầu với rủi ro trong việc thu hồi vốn. - Cách xác định PP = n + ( Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi / Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn ) Trong đó n: năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư Chỉ tiêu PP có ý nghĩa trong thẩm định tài chính dự án nhưng nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác chứ khó có thể sử dụng một cách độc lập để đưa ra quyết định đầu tư. 1.2.3.3.6. Phương pháp phân tích độ nhạy Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền dự án vì phần lớn các biến số để lập dự toán là không chắc chắn. Chúng ta không thể xác định một cách chắc chắn giá cả, sản lượng tiêu thụ…tại những thời điểm trong tương lai. Việc thay đổi các giá trị của các biến số cho phép chúng ta có cách nhìn bao quát hơn về tác động của sự biến động các biến số đến dòng tiền và hiệu quả của dự án đặc biệt có 3 biến số cần được kiểm tra đó là doanh thu bán hàng, chi phí cho sản phẩm bán ra và chi phí đầu tư. Phương pháp phân tích độ nhạy sẽ chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi. Phương pháp này giúp các Ngân hàng tìm ra phương án lạc quan và xác định được sự lựa chọn các đầu vào của dự án mang tính thực tế. Phương pháp phân tích độ nhạy được thực hiện bằng cách gán các giá trị cho các biến số quan trọng tương ứng với các phương án cơ bản, phương án lạc quan, phương án xấu rồi sau đó tính toán các dòng tiền chiết khấu (IRR và NPV). Việc đưa ra phương án lạc quan và phương án xấu dựa trên xác suất dễ xảy ra của các biến số phân tích độ nhạy. Việc phân tích độ nhạy ta thấy nếu dự án nào ít bị tác động thì nó có tính ổn định cao, khá an toàn trong việc đầu tư, tuy nhiên nó sẽ không có nhiều cơ hội gia tăng mức lợi nhuận. Một dự án bị tác động mạnh bởi độ nhạy thì nó không có sự ổn định tốt nhưng nó lại có khả năng sinh lợi cao đột biến. Ngoài ra việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy còn rút ra được sự lựa chọn điều kiện đầu tư để dự án có khả năng thành công. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về hoạt động đầu tư theo dự án của VCB: 2.1.1.Vài nét sơ lược về tình hình hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã và đang ngày càng vững bước trên đà phát triển .Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, là ngân hàng ngân hàng đầu tiên quản lý vốn tập trung,là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ ,luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Cũng là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu á, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ Vía, Master Card. Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, Master Card, JCB… Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam đồng thời cũng là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ, liên tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được lựa chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam, là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, là ngân hàng thương mại duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” một ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cải tiến về chất lượng và đa dạng hóa nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài các hoạt động cho vay thông thường của Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định. Chúng ta có thể điểm qua vài nét về tình hình tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua một số năm gần đây: Điểm tình hình tài chính qua các năm Đơn vị: Triệu VND Năm Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng tích sản 81.495.679 97.320.504 121.200.151 Dư nợ tín dụng 29.295.181 39.629.761 51.772.554 Tổng giá trị tiền gửi của khách hàng 56.422.051 71.810.035 85.340.881 Vốn chủ sở hữu và các quỹ 4.397.848 5.734.965 7.832.792 Tổng thu nhập 3.873.146 4.840.356 6.561.983 Thu lãi 3.347.317 4.040.134 5.425.834 Thu nhập ròng từ lãi 860.727 1.132.903 1.929.508 Tổng số nhân viên (người) 4.185 4.937 5.589 Các chỉ số tài chính Vốn và các quỹ/ Tổng tích sản 5,4% 5,9% 6,46% Dư nợ tín dụng/ Tổng giá trị tiền gửi 51,9% 55,2% 60,67% Dự phòng/ Tổng dư nợ 2% 2% 2% ROA 0,4% 0,9% 0,76% ROE 7,48% 15,3% 11,72% (Nguồn : Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam) Thông qua bảng điểm tình hình tài chính qua 3 năm 2002, 2003 và 2004 của Ngân hàng Ngoại thương ta cũng có thể thấy được phần nào tình hình hoạt động của Vietcombank. Nhìn chung các chỉ tiêu qua các năm đều có xu hướng tăng và các chỉ tiêu này tăng rất nhanh; tổng tích sản năm 2003 so với năm 2002 tăng 15.824.825 triệu VND, năm 2004 so với năm 2003 tăng 23.879.647 triệu VND như vậy có thể thấy rằng tổng tích sản tăng qua các năm và năm sau thì tăng nhiều hơn năm trước, khi lượng vốn huy động cũng như vốn tự có của mình tăng lên ngân hàng có thể cho vay được nhiều hơn, tổng thu nhập của ngân hàng cũng tăng đồng thời thu lãi cũng được nhiều hơn, hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng phát triển điều này cũng được thể hiện qua chỉ tiêu tổng số nhân viên của ngân hàng năm 2002 là 4.185 người, năm 2003 là 4.937 người và đến năm 2004 lên tới con số 5.589 người như vậy có thể thấy sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là rất mạnh mẽ, vừa tăng cả về quy mô cũng như tăng về chất lượng. Vietcombank không ngừng nỗ lực vươn lên để xứng đáng với vị thế dẫn đầu của mình điều này được thể hiện qua những số liệu cụ thể của các báo cáo tài chính thường niên mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa ra. Bảng tổng kết tài sản Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004) Đơn vị: Triệu VND Mục 2002 2003 2004 Tài sản có Tiền mặt và tương đương tiền mặt 1.042.623 1.511.773 1.869.330 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 1.866.498 4.892.625 2.607.245 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 36.227.738 28.927.107 38.128.223 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.811.091 1.327.910 1.194.197 Dư nợ tín dụng 29.295.180 39.629.761 51.772.554 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (650.476) (794.699) (1.078.008) Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 543.362 583.712 536.890 Đầu tư chứng khoán 8.793.663 13.256.999 17.454.139 Tài sản cố định 296.471 334.498 501.244 Tài sản khác 2.269.529 7.650.818 8.214.337 Tổng tài sản có 81.495.679 97.320.504 121.200.151 Tài sản nơ, vốn và các quỹ Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước 2.460.115 5.947.664 7.008.449 Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 2.511.097 807.094 3.128.766 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 5.805.213 4.105.529 6.550.659 Tiền vay các tổ chức tín dụng 2.780.637 3.421.045 5.973.739 Tiền gửi của khách hàng 56.422.051 71.810.035 85.340.881 Vốn nhận tài trợ ủy thác đầu tư 193.744 151.330 118.822 Các tài sản nợ khác 6.924.974 5.342.842 5.246.043 Tổng tài sản nợ 77.097.831 91.585.539 113.367.359 Vốn chủ sở hữu 2.445.245 3.030.733 4.843.309 Các quỹ 565.521 446.324 276.362 Lợi nhuận chưa phân phối 1.058.131 1.381.093 1.438.404 Lãi (lỗ) năm nay 328.951 876.815 1.274.717 Tổng vốn và các quỹ 4.397.848 5.734.965 7.832.792 Tổng tài sản nợ, vốn và các quỹ 81.495.679 97.320.504 121.200.151 (Nguồn báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam năm2002-2004) Các khoản mục ngoại bảng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004) Đơn vị: Triệu VND Mục 2002 2003 2004 Cam kết bảo lãnh cho khách hàng 14.930.072 16.246.706 19.715.714 Các cam kết giao dịch ngoại hối 3.765.606 2.095.991 2.399.319 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng 415.256 660.829 988.331 Tổng tài sản ngoại bảng 19.110.934 19.003.526 23.103.364 (Nguồn : báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam) Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004) Đơn vị: Triệu VND Mục 2002 2003 2004 Thu lãi và tương tự 3.347.318 4.040.134 5.425.834 Trả lãi và tương tự 2.486.590 2.907.231 3.496.326 Thu nhập lãi ròng 860.728 1.132.903 1.929.508 Thu nhập ngoài lãi 525.829 800.221 1.136.149 Chi phí ngoài lãi 1.057.606 1.056.309 1.790.940 Thu nhập ròng ngoài lãi (531.777) (256.088) (654.791) Lợi nhuận trước thuế 328.951 876.815 1.274.717 Thu nhập sau thuế 223.687 596.234 917.796 (nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam) 2.1.2.Tổng quan về hoạt động đầu tư theo dự án của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Nhận thức được rằng muốn giữ vai trò là một ngân hàng chủ chốt từ năm 1996 đến nay với lượng ngoại tệ lớn trong tay Vietcombank bắt đầu đầu tư vào nhũng dự án lớn thuộc các lĩnh vực : Bưu chính viễn thông, điện lực , khách sạn…với các dự án hàng trăm triệu USD, với hình thức tham gia đầu tư tài trợ , mời các ngân hàng trong và nước cùng tham gia. Đối với những dự án lớn Vietcombank không đủ sức thì cam kết sẽ tham gia một phần phần còn lại dành cho nước ngoài . Việc đầu tư vào các dự án lớn đã mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt không chỉ cho riêng ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn cho đất nước. Trước đây với các dự án lớn hàng trăm triệu USD đều do nước ngoài đầu tư nay đã được ngân hàng chủ đầu tư . Vietcom bank đã chứng minh được khả năng về quy mô vốn của mình cũng như uy tín trên thị trường quốc tế như một số dự án được ngân hàng đầu tư : Đối với nghành dầu khí: Đường ống Nam Côn Sơn 100 triệu USD, nhà máy Đam Phú Mỹ 150 triệu USD năm 2000, nhà máy điện Cà Mau 190 triệu USD, nhà máy lọc dầu Dung Quất 250 triệu USD… Đối với ngành điện: đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 là 45 triệu USD, đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng là 19,36 triệu USD, Thủy điện Sêsan 3 là 15 triệu USD, Dự án Thủy điện Yaly là 5 triệu USD. Đối với ngành Bưu chính viễn thông: Hệ thống Vinaphone, hệ thống Cardphone, mở rộng các tổng đài trung tâm … là 55 triệu USD, hiện nay Vietcombank đang được VNPT yêu cầu dàn xếp vốn cho trạm vệ tinh Vinasat đầu tiên của Việt Nam với tổng số tiền dàn xếp là 165 triệu USD. Đối với ngành xi măng: xi măng Ching Phong Hải Phòng là 20 triệu USD, xi măng Hải Phòng là 15 triệu USD, xi măng Sông Gianh là 15 triệu USD, xi măng Sao Mai là 10 triệu … Đối với ngành thép : Thép cán nguội Phú Mỹ là 51 triệu USD,thép cán nóng và phôi thép là 10 triệu USD và nhiều dự án lớn khác như ngày 7/3/2005 : Hợp vốn cho vay dự án Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam-Nhiệt điện Hải Phòng. Tổng vốn 4 ngân hàng quốc doanh và Bảo Việt cam kết cho dự tài trợ cho dự án 125,3 triệu USD trong đó Vietcombank đóng góp 25 triệu USD , ngày 5/8/2005 làm đầu mối tài trợ cho dự án ''Tàu vận tải dầu thô số 2'' của Công ty vận tải dầu khí ,trị giá 42 triệu USD...đến ngày 6/12/2005 ký hợp đồng tài trợ 350 tỷ đồng trong số 2.114 tỷ đồng cho dự án thuỷ điện Buôn Kuốp(Đắc Lắc) và nhiều dự án lớn nhỏ khác nữa. Các dự án lớn ngày càng được Vietcombank quan tâm và đầu tư đã mang lại uy tín và hiệu quả cho hoạt động ngày càng lớn mạnh. 2.2.thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank: 2.2.1.Nguồn tài liệu phục vụ cho thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank. Nguồn tài liệu phục vụ cho thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank là các tài liệu do khách hàng cung cấp khi có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó tài liệu phục vụ cho công tác này còn do các ngân hàng khác, các bạn hàng và cơ quan chính quyền địa phương cũng như các ngành có liên quan cung cấp . Tài liệu phục vụ cho thẩm định còn được chính các bộ thẩm định đi khảo sát thực tế tại cơ sở thu thập và tìm kiếm những thông tin trên internet và nhiều kênh thông tin khác phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn tài liệu này còn được lấy từ các dự án trước kia mà ngân hàng đã thực hiện để tham khảo phục vụ cho công tác này. 2.2.2.Qui trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietcombank Bước 1: Cán bộ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, tư vấn cho chủ đầu tư việc sử dụng tín dụng tại Vietcombank. Bước 2: Cán bộ khách hàng thực hiện việc đánh giá sơ bộ và đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý khoản vay đầu tư vào dự án của chủ đầu tư sau đó chuyển hồ sơ về chủ đầu tư và những tài liệu liên quan đến dự án cho cán bộ thẩm định. Bước 3: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách nghiêm túc các vấn đề liên quan đến chủ đầu tư và dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định thường xuyên cập nhật thêm thông tin cần thiết về chủ đầu tư và dự án đầu tư từ các nguồn. Cán bộ thẩm định cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý tài trợ cho dự án đầu tư và đưa ra các điều kiện đối với chủ đầu tư. Bước 4: Lãnh đạo phòng đầu tư dự án đầu căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định, thu thập thêm thông tin và đưa ra ý kiến tái thẩm định. Sau đó cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề xuất của cán bộ thẩm định. Bước 5: Hồ sơ dự án được chuyển lên phòng Đầu tư dự án Hội sở. Cán bộ tái thẩm định phòng Đầu tư dự án Hội sở tiến hành thẩm định lại và cho ý kiến đối với khoản vay. Bước 6: Cấp xét duyệt xét duyệt và cho ý kiến về khoản vay Bước 7: Cán bộ khách hàng liên hệ với chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ về dự án theo yêu cầu của cấp xét duyệt. Bước 8: Chủ đầu tư ký điều kiện đồng ý các điều kiện do Ngân hàng đề ra và bổ sung những tài liệu liên quan đến dự án theo đề nghị của cán bộ khách hàng. Bước 9: Cán bộ kiểm soát kế toán kiểm tra hồ sơ về chủ đầu tư và dự án trước khi giải ngân. Bước 10: Cán bộ kiểm soát kế toán thực hiện giải ngân cho chủ đầu tư. 2.2.3.Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vieetcombank 2.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 2.2.3.1.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án Trong phần này cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở các dự án tương tự đã thực hiện và được xem xét ở giai đoạn thực hiện dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư…) cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì sẽ tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt đựơc mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng ngoại thương sẽ tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở giai đoạn khai toán, cán bộ thẩm định sẽ dựa vào số liệu thống kê ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư của các dự án trước để nhận định, đánh giá và tính toán. 2.2.3.1.2. Thẩm định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Việc thẩm định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn xem đã hợp lý hay chưa; khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Tiếp đó cán bộ thẩm định xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn thực hiện dự án có hợp lý hay không và thông thường thì vốn chủ sở hữu phải tham gia đầu tư trước. 2.2.3.1.3. Thẩm định nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, các cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả về mặt tài chính của dự án có chính xác hay không còn phụ thuộc vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên các cán bộ thẩm định sẽ lượng hoá những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: - Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách….. Quá trình tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư được chia thành 7 bước chính như sau: Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định sẽ xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu. Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, các cán bộ thẩm định sẽ tiếp tục tiến hành phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án. - Các cán bộ thẩm định có đọc kỹ báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tích trên các phương diện khác nhau của dự án để rút ra các giả định. TT Phương diện phân tích Giả định rút ra 1 Phân tích thị trường - Sản lượng tiêu thụ - Giá bán - Doanh thu trong suốt thời gian dự án - Nhu cầu vốn lưu động (Các khoản phải thu) - Chi phí bán hàng 2 Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp - Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Nhu cầu vốn lưu động (Các khoản phải trả) 3 Phân tích kỹ thuật công nghệ - Công suất - Thời gian khấu hao - Thời gian hoạt động của dự án - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 4 Phân tích tổ chức quản lý - Nhu cầu nhân sự - Chi phí nhân công, quản lý 5 Kế hoạch thực hiện, ngân sách - Thời điểm dự án đưa vào hoạt động - Chi phí tài chính - Xác định các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án - Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án, đưa ra các tình huống khác có thể xảy ra. Tiếp đó cán bộ thẩm định xác định các dữ liệu có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho việc phân tích độ nhạy của dự án. Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở: Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số. Bảng thông số được sử dụng để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án; đồng thời tránh được sai sót khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót Bảng thông số được lập trước khi bắt tay vào tính toán. Các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. Bước 4: Lập các bảng tính trung gian Bảng tính trung gian được lập trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án. Các bảng tính trung gian được lập để giải thích rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng dòng tiền dự án và bảng cân đối kế hoạch trả nợ. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà số lượng và nội dung các bảng tính trung gian sẽ được các cán bộ thẩm định lập khác nhau Thông thường đối với 1 dự án sản xuất bảng tính trung gian mà cán bộ thẩm định lập bao gồm: - Lập bảng tính sản lượng và doanh thu - Lập bảng tính chi phí nguyên vật liệu - Lập bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng - Lập bảng tính thuế VAT đầu vào - Lập bảng tính khấu hao Thời gian khấu hao TSCĐ được tính theo quy định của Bộ Tài Chính: - Đối với nhà xưởng: Thời gian khấu hao 10- 15 năm tương ứng tỷ lệ khấu hao 10%/năm và 6,7%/năm. - Đối với máy móc dây chuyền thiết bị: Thời gian khấu hao 5- 7 năm tương ứng tỷ lệ khấu hao 20%/năm và 14,3%/năm. Để đơn giản trong tính t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan