MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK 3
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 3
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcocmbank 3
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 4
1.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 9
1.2.1.Tổng quan về công tác thẩm dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 9
1.2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank 11
1.2.2.1. Mục đích và căn cứ thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng 11
1.2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 13
1.2.2.3. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 17
1.2.2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 21
1.2.2.5. Nghiên cứu một ví dụ cụ thể thẩm định tài chính dự án: “ Dây chuyền gia công chai PET tại nhà máy sữa BBmilk cho công ty TNHH nhựa Thiên Bình” 40
1.2.3. Những đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam – Techcombank 58
1.2.3.1 Những kết quả đạt được 58
1.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 62
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM 66
2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 66
2.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng 66
2.1.2 Định hướng phát triển trong công tác thẩm định tại Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 67
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 67
2.2.1. Hoàn thiện về quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn 67
2.2.2. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn 68
2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 69
2.2.3.1.Về thẩm đinh tổng mức vốn đầu tư 69
2.2.3.2. Về thẩm định tỷ suất chiết khấu “r” 70
2.2.3.3. Về thẩm định doanh thu và chi phí của dự án 70
2.2.3.4. Về thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 71
2.2.4. Đào tạo,nâng cao năng lực trình độ của cán bộ thẩm định 72
2.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin 74
2.2.6.Hiện đại hóa công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định 76
2.2.7.Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn 77
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở Techcombank 78
2.3.1.Đối với Nhà nước,các Bộ, Ngành 78
2.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước 79
2.3.3.Đối với chủ đầu tư 79
2.3.4. Đối với ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank 79
KẾT LUẬN 80
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp phân tích này cho phép xem xét ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (trong khi các yếu tố khác không được thay đổi)
Bảng minh họa độ nhạy khi hai biến thay đổi (giả định là sản lượng và đơn giá sản phẩm)
Khảo sát NPV
Sản lượng thay đổi
Đơn giá thay đổi
Kết quả NPV
Mức thay đổi 1
Mức thay đổi 2
Mức thay đổi 3
Mức thay đổi 1
Mức thay đổi 2
Mức thay đổi 3
Từ bảng trên ta có thể thấy ngay ảnh hưởng của cả hai yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Cách đánh giá này chính xác hơn nhiều so với đánh giá một chỉ tiêu thay đổi do tác động của nó mạnh mẽ hơn và thông thường thì trong các dự án thực tế bao giờ các yếu tố cũng ảnh hưởng đồng thời chứ không riêng rẽ.
Tại TCB luôn luôn có đánh giá độ nhạy một chiều và hai chiều. Độ nhạy một chiều nhằm xác định được yếu tố tác động mạnh nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Độ nhạy hai chiều xem xét khi các nhân tố cùng tác động thì dự án có còn đạt hiệu quả nữa hay không. Từ việc phân tích độ nhạy xác định được yếu tố tác động mạnh đến dự án, đây là cơ sở để tìm ra giải pháp giảm thiểu rủi ro cho dự án đầu tư.
h. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
Nguồn trả nợ chính của bất cứ dự án đầu tư vay vốn nào nói chung cũng đều lấy từ lợi nhuận sau thuế và khấu hao và nguồn trả nợ khác hợp pháp.
Lợi nhuận ròng để trả nợ phụ thuộc vào chế độ quản lý tài chính của từng doanh nghiệp, tỷ lệ trích quỹ phụ thuộc vào quyết định trong điều lệ hoạt động của công ty, điều đó cán bộ thẩm định xem xét kỹ. Ngoài hai nguồn đó ra thì còn có nguồn trả nợ khác hợp pháp như khả năng tài chính của chủ đầu tư, nguồn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp…Thông thường Techcombank dùng chỉ tiêu DSCR để đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án.
DSCR = (lợi nhuận ròng = lãi vay trung hạn)/(nợ gốc trung dài hạn + lãi vay trung dài hạn)
Bảng tính khả năng trả nợ:
Bảng: Cân đối khả năng trả nợ
STT
Khoản mục
Năm 1
Năm2
Năm n
1
Nguồn trả nợ
- Khấu hao cơ bản
- Lợi nhuận ròng đê trả nợ
- Nguồn trả nợ khác
2
Dự kiến trả nợ hàng năm
Nợ gốc
3
Cân đối khả năng trả nợ
1.2.2.5. Nghiên cứu một ví dụ cụ thể thẩm định tài chính dự án: “ Dây chuyền gia công chai PET tại nhà máy sữa BBmilk cho công ty TNHH nhựa Thiên Bình”
a. Thẩm định về chủ đầu tư và dự án đầu tư
Thẩm định chủ đầu tư
Nhu cầu khách hàng
Mục đích vay: Đầu tư dây chuyền chai PET đặt tại nhà máy sữa BBmilk
Số tiền vay: 23.303.700.000 VND (~70% tổng nhu cầu vốn)
Thời gian vay: 60 tháng, ân hạn gốc 12 tháng
Tài sản đảm bảo: tài sản hình thành từ vốn vay và quyền đòi nợ từ BBmilk
Các thông tin chung
Tư cách pháp nhân:
- Công ty TNHH nhựa Thiên Bình được thành lập từ năm 1997, hoạt động kinh doanh về ngành nghề sản phẩm nhựa, sản xuất phôi, chai PET, nắp chai…
- Vốn điều lệ: 380 tỷ VND.
Công ty đủ tư cách pháp nhân để giao dịch với TCB.
Tình hình hoạt động kinh doanh
- Sản phẩm: Chai PET: 1,2 tỷ chai/năm
Phôi PET: 1,8 tỷ phôi/năm
Nắp chai PET: 350 triệu chiếc/ năm
- Nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, công nhân:
+Nhà xưởng: 1 nhà máy ở KCN Tân Bình, 1nhà máy ở KCN Củ Chi
+Dây chuyền công nghệ: hiện đai được nhấp khẩu từ Thụy Sỹ, Pháp, Canada…
+Số lượng công nhân: 450 công nhân trên tổng số 540 nhân viên
- Thị trường đầu vào: Nhập Khẩu: Công Ty chủ yếu nhập hàng từ các Công Ty Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản:Cty Kolon, SK Networks – Hàn Quốc, Shinkong Synthetic Fibers Corporation – Đài Loan, Mitsui & Co – Nhật Bản.Trong Nước: Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa với phương thức thanh toán là LC trả ngay và hàng giao tại cảng.
- Thị trường đầu ra: Hệ thống khách hàng đầu ra đa dạng: khách hàng đầu ra chủ yếu là các công ty nước giải khát, dầu ăn, hóa chất như: Công ty Pepsico, Nhà Bè, Tường An
- Đối thủ cạnh tranh – thị phần nắm giữ: Với lợi thế về mặt thiết bị dây chuyền, công ty hiện đang nắm giữ 40% thị phần, là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm PET. Các đối thủ cạnh tranh không đáng kể
- Tổ chức bán hàng, phân phối tiêu thụ sản phẩm: Hệ thống khách hàng được tiếp thị thông qua đội ngũ kinh doanh và từ chính khách hàng của Cty. Ngoài việc sản xuất tại nhà máy, công ty còn áp dụng hình thức lắp đặt hệ thống dây chuyền thổi chai tại nhà máy của Pepsico. Bằng hình thức này, công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Chính sách bán hàng, phương thức thanh toán: Trả chậm trong vòng 30 ngày sau khi phát hành hóa đơn VAT
Nhận xét: Khách hàng là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường sản xuất bao bì PET trong nước, có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực hoạt động. Dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến, góp phần tạo nên thương hiệu trên thị trường. Ban lãnh đạo có năng lực quản lý và phát triển công ty. Sản phẩm của công ty được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Thị trường còn nhiều tiềm năng
Tình hình tài chính
Bảng các số liệu tài chính chủ yếu (phụ lục )
Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Thiên Bình (phụ lục )
Bảng 1.1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
05/2009
Doanh thu
309.509
522.104
281.639
Gía vốn hàng bán
263.865
412.928
193.948
Lợi nhuận sau thuế
7.036
23.115
44.517
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thiên Bình
Nhìn vào bảng tình hình tài chính và bảng cân đối kế toán, và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy cả nguồn vốn và tài sản của công ty đều tăng lên so với cùng kỳ năm trước đó. Tình hình hoạt động của công ty đều tăng qua các năm ổn định và vẫn đang tiếp tục khai thác lợi thế dẫn đầu thị trường, đẩy mạnh mở rộng nguồn khách hàng.
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu tài chính khác:
Chỉ tiêu
2007
2008
1. Chỉ tiêu sinh lời
ROE
2%
7%
ROA
1%
4%
2. Khả năng thanh toán ngắn hạn
0,63
0,58
3. Chu kỳ kinh doanh
3.1. Số ngày dự trữ BQ
21
23
3.2. Số này khoản phải thu
37
32
3.3. Chu kỳ kinh doanh
96
82
Nguồn: Báo cáo tái thẩm định dự án - Techcombank
Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác
Hiện nay công ty đang có quan hệ tín dụng với 09 tổ chức tín dụng trong đó dư nợ là 229.084 triệu đồng và $4,740,622.00 và chưa từng có quan hệ với TCB trước đó.
Vay ngắn hạn:
Hạn mức được cấp
Tổ chức tín dụng
Hạn mức giao dịch
Hạn mức LC
Tài sản đảm bảo
Vietcombank
120 tỷ
32 tỷ
BDS & MMTB
HSBC
2 triệu USD
2 triệu USD
Tín chấp
Tiên Phong bank
50 tỷ
Tín chấp
An Bình bank
50 tỷ
Tín chấp
Nguồn: báo cáo thẩm định dự án – Phòng thẩm định dự án trung và dài hạn – Hội sở Techcombank
Dư nợ ngắn hạn:
Dư nợ ngắn hạn: 132,134,430,323 đồng
Nợ thuê tài chính đến hạn trả: 2,719,945,414 đồng
Vay trung, dài hạn:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị vay
Thời gian
Gía trị
Nợ thuê tài chính
( VCBL, ACBL, VILC, CILC)
12 – 60 tháng
115,859
Nợ dài hạn
Nichimen
13,681
Vay dài hạn
Indovina bank và Vietcombank
66 – 72 tháng
24,298
Nợ trái phiếu
60 tháng
50,000
Tổng cộng
203,838
Nguồn: báo cáo TĐDA – PhòngTĐDA trung và dài hạn – HO Techcombank
- Dư nợ cho vay ngắn hạn: 157,417 T riệu đồng và 676,680 USD
- Dư nợ cho vay dài hạn: 1,400 triệu đồng và 944,657 USD
- Dư nợ cho thuê tài chính: 70,267 triệu đồng và 2,715,165 USD
- Dư nợ cho vay vốn nhận của tổ chức và cá nhân khác: 404,120 USD
Thẩm định dự án đầu tư
Căn cứ pháp lý của dự án:
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước số 03/1998/QH ngày 20/05/1998
- Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đầu tư trong nước: 51/1999/ NĐ-CP ngày 08/07/1999
- Quyết định số 4103006864 do Sở KH&ĐT TP HCM cấp ngày 29/05/2007 vè việc thành lập công ty TNHH Thiên Bình
- Điều lệ hoạt động của công ty TNHH Thiên Bình
Phân tích thị trường, khả năng tiêu thụ, dịch vụ đầu ra của sản phẩm
- Sản phẩm của dự án là phôi chai PET và nắp chai. Đây là hai sản phẩm truyền thống của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Sản phẩm của công ty đã được thị trường trong nước sử dụng rộng rãi.
- Nhu cầu về nước giải khát đang trên đà phát triển, trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại nước giải khát kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng bao bì đóng gói sản phẩm đang được đề cao không chỉ từ người tiêu dùng mà còn từ các cơ quan chức năng
- Bao bì PET đang là sản phẩm dẫn đầu trong lĩnh vực đóng gói thực phẩm. Với đặc tính trong suốt, tiết kiệm chi phí, an toàn đối với người sử dụng, sản phẩm đang dần thay thế các loại bao bì truyền thống như chai thủy tinh, bao bì giấy trên thị trường. Năm 2006, tiêu thụ nhựa PET trên thế giới đạt mức trên 13 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng trung bình dưới 8%. Thị phần nhựa PET theo khu vực vẫn thiên về châu Âu và Bắc Mỹ, chiếm khoảng 60% thị phần toàn thế giới. Hiện nay, thị phần PET tại châu Á đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, chiếm hơn 25% thị phần toàn thế giới. Trong 3 - 5 năm tới, thị phần PET tại khu vực châu Á sẽ vượt các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ (www.vinachem.com.vn ).
Công ty đã sẵn có nguồn đầu ra là hệ thống hơn 1000 khách hàng, các sản phẩm của công ty đã được khách hàng sử dụng trong nhiều năm liên tục và được nhiều công ty lớn lựa chọn là nhà cung cấp chính. Trong thời gian tới, các khách hàng thường xuyên của cty như Công ty PEPSICO, Công ty Masan, công ty Lavie, công ty GoldenHope… đều dự kiến tăng sản lượng sản xuất, ngoài ra công ty còn mở rộng nguồn khách hàng mới là Công ty BBmilk do đó khả năng tiêu thụ sản phẩm là đảm bảo.
Đánh giá khả năng cung cấp NVL và yếu tố đầu vào
- Thị trường hạt nhựa trong 05 tháng đầu năm 2009 vừa qua tương đối ổn định
- Nhà cung cấp dự kiến: Nguồn nguyên vật liệu hạt nhựa PET và hạt màu được nhập khẩu chủ yếu từ tập đoàn TPRC (ThaiPET), tập đoàn Shinkong, EAST PET, tập đoàn SK-SkyPET, tập đoàn Formosa – VN… Với lợi thế mua hàng với số lượng lớn, công ty được ưu đãi về mặt giá cả cũng như lượng hàng cung cấp từ các tập đoàn này
Đánh giá khía cạnh kỹ thuật
- Dự án sẽ được xây dựng gồm: Nhà xưởng chính, hệ thống phụ trợ (nhà xe, nhà bảo vệ, nhà tập kết rác…) hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, chống sét, cấp điện, chống cháy, chiếu sáng, báo cháy tự động, chữa cháy
- Dây chuyền thiết bị của dự án được nhập trực tiếp từ Ý và CANADA cụ thể như sau:
+ 03 Dây chuyền sản xuất phôi: HUSKY Hypet 300-72 Cavity với công suất 3000 tấn nguyên liệu/năm
+ 03 Dây chuyền sản xuất nắp: SACMI IMOLA S.C sản xuất cả nắp 01 mảnh và nắp 02 mảnh
Đánh giá khía cạnh tài chính dự án
- Lập bảng thông số
+ Dự toán chi phí
+ Chi tiết chi đầu tư và lịch trả nợ
- Tổng đầu tư và nhu cầu vốn
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư dây chuyền gia công chai PET
- Phân tích độ nhạy của dự án đầu tư
- Thẩm định tài sản đảm bảo
- Đánh giá rủi ro của dự án
- Nhận xét, đánh giá và kiến nghị
b. Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư dây chuyền gia công chai PET tại nhà máy sữa BBmilk cho công ty TNHH nhựa Thiên Bình
Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn hay động
Bảng dự tính nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn của dự án bao gồm nhiều khoản mục:
Bảng 1.3: tính các hạng mục đầu tư của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Hạng mục đầu tư
Diện tích (m2)
Đơn giá(USD)
Giá trị nguyên tệ USD
Trị giá bằng triệu VND
KH
Tỷ trọng
(%)
Xây dựng cơ bản
598,10
0.00
0.00
300
25
0.91
Máy thổi chai PET Sidel SBO 20 Universal
1
1,700,000
1,700,000
31,460
15
95.54
Thiết bị thí nghiệm
1
60,000
60,000
1,092
10
3.32
Máy vi tính
7
549
3,846
70
5
0.21
Bàn ghế văn phòng
7
44
308
5.6
5
0.02
Tổng cộng
1,764,154
32,927.6
100
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Xây dựng cơ sở hạ tầng và các máy móc thiết bị phụ trợ: Đây là các hạng mục có giá trị tương đối nhỏ nên phòng thẩm định đề xuất chỉ tài trợ cho phần máy móc thiết bị chính cho phương án là máy thổi chai PET Sidel SBO 20 Universal
Máy thổi chai PET Sidel SBO 20 Universal: Công ty đã có hợp đồng số SG0609NNr3 ngày 20/05/2009 với Sidel Blowing & Service với những nội dung như sau
- Nhà cung cấp Sidel Blowing & service, theo thông tin chi nhánh cung cấp, nhà cung cấp này đã cung cấp cho công ty từ những năm trước
- Sản phẩm: máy thổi chai SBO 20 - Sidel công suất 36.000 chai/ giờ
- Gía trị hợp đồng cung cấp ( bao gồm cả máy móc thiết bị và vận chuyển lắp đặt ...) 1.212.000 EUR
- Phương thức thanh toán:
+ Đặt cọc 10% giá trị hợp đồng ( ~ 121200 EUR) : Công ty đã thanh toán
+ Mở LC trả ngay: 90% giá trị hợp đồng trong đó 80% hợp đồng thanh toán khi bộ chứng từ về, 10% thanh toán sau 180 ngày kể từ ngày nhận hàng
Công ty dự định mở LC qua Techcombank và đề nghị Techcombank tài trợ 78% giá trị LC ( chính bằng 70% giá trị hợp đồng: 847.000 EUR)
Bảng: Cơ cấu đầu tư và nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng
Chi đầu tư
Trị giá
Nguồn vốn đầu tư
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Xây dựng cơ bản
300
Vốn tự có
9,879
30
Máy móc thiết bị
32,628
Vốn vay trung dàn hạn
23,049
70
Tổng cộng
32,928
Tổng cộng
32,928
100
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Sau khi thẩm định tổng vốn đầu tư theo phương pháp dự báo và phương pháp so sánh chỉ tiêu, so sánh với các dự án cùng trong lĩnh vực sản xuất gia công hàng nhựa đã từng xin vay vốn tại Techcombank và đã thành công, cán bộ thẩm định nhận thấy phương án đầu tư có tổng mức vốn đầu tư hợp lý. Xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án, phần trăm vốn đi vay tại ngân hàng chiếm 70% tổng nhu cầu vốn, thỏa mãn với quy định của Techcombank. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư được thẩm định là thỏa mãn nhu cầu.
Thẩm định tỷ suất của dự án
Dự án dùng hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn đi vay ngân hàng. Nguồn vốn tự có được dùng với chi phí là 13%/năm, nguồn vốn vay ngân hàng có chi phí sử dụng là 10.5%/năm. Do vậy tỷ suất của dự án được xác định:
WACC = r = (9,879*0.13 + 23,049*0.105)/32,928
= 0.1125
= 11.25%
Đây chính là tỷ suất mà chủ đầu tư dùng để tính chuyển các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian.Nó được dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả NPV, T và được dùng để so sánh với tỷ suất hoàn vốn nội bộ sau này.Sau khi tính toán lại thì cán bộ thẩm định thấy chủ đầu tư đã tính tỷ suất của dự án và tỷ suất này được dùng trong suất dự án khi tính các chỉ tiêu hiệu quả sau này.
Thẩm định chi phí và doanh thu của dự án
Thẩm định chi phí của dự án
Chi phí cửa dự án này bao gồm các chi phí điện, lương, bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo hiểm…
Bảng tính chi tiết (phụ lục)
Bảng tính chi tiết các chi phí của dự án đã được cán bộ thẩm định tính toán lại dựa trên việc tìm hiểu thực tình hình giá cả thị trường và bảng tính chi phí do chủ dự án cung cấp trong luận chứng khả thi.Tổng hợp các chi phí của dự án như sau:
Bảng 1.4. Bảng tính chi phí tổng hợp của dự án
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Điện
252
931
2,050
3,622
5,659
5,715
Lương
1,614
1,694
1,779
1,868
1,961
2,059
Bảo hiểm
162
151
140
129
118
107
Bảo trì bảo dưỡng
0
299
555
639
701
741
Chi phí sản xuất khác
20
31
45
63
84
86
Chi phí sản xuất (trước khấu hao)
2,048
3,107
4,569
6,320
8,523
8,709
Khấu hao
2,233
2,233
2,233
2,233
2,233
2,218
Chi phí sản xuất trực tiếp (Giá vốn)
4,235
5,294
6,756
8,507
10,710
10,881
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Bảng chi phí của dự án, chi phí tăng dần qua các năm. Nguyên nhân do công suất của dự án qua các năm tăng.
Bảng 1.5. Bảng tính chi phí khấu hao của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm 6
XDCB
12
12
12
12
12
12
Máy thổi chai
2097
2097
2097
2097
2097
2097
Thiết bị TN
109
109
109
109
109
109
MVT
14
14
14
14
14
Bàn ghế
1
1
1
1
1
Tổng
2233
2233
2233
2233
2233
2218
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Khi tính khấu hao, cán bộ thẩm định tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho tất cả các bộ phận đầu tư của dự án.
Bảng 1.6. Bảng tính chi phí lãi vay của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Nợ gốc phải trả
2,561
5,122
5,122
5,122
5,122
0
Lãi vay
1,960
1,874
1,364
858
359
119
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Lãi vay ngân hàng có chi phí là 10.5%/năm và chi phí này được tính theo phương thức dư nợ giảm dần. Năm đầu ân hạn 6 tháng và trả đều đặn cho 6 tháng sau và 5 năm sau đó.
Nhận xét:Các chi phí tính toán trên đều dựa vào định mức tiêu hao của các khoản hình thành nên chi phí. So sánh giá của các nguyên vật liệu, các khoản mục…theo mức giá của thị trường và tính toán dựa trên cơ sở đó chi phí hợp lý. Tính khấu hao hợp lý theo mức phân bổ khấu hao của từng bộ phận.
Thẩm định doanh thu dự án
Việc tính toán doanh thu dự án dựa vào các giả định để dự báo cho công suất của dự án.Các giả định:
- Công suất thiết kế của máy là 36.000 chai/ giờ (~ 315.360.000 chai/ năm) tuy nhiên công suất thực tế của công ty chỉ ở mức 200.000.000 chai/ năm
- Theo hợp đồng ký kết với BBmilk thì năm đầu công suất sản xuất là 40.000.000 chai/ năm, các năm sau sẽ điều chỉnh dựa trên tình hình kinh doanh thực tế vủa BBmilk. công ty dự tính mức sản lượng cho các năm tiếp theo như sau:
Bảng 1.7. Bảng tính doanh thu của dự án
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Công suất khai thác
20%
40%
60%
80%
100%
100%
Sản lượng thực tế (nghìn chai/năm)
40,000
80,000
120,000
160,000
200,000
200,000
Sản lượng xuất bán thực tế (nghìn chai)
39,800
79,600
119,400
159,200
199,000
199,000
Gía gia công (VND)
391
407
395
380
366
352
Doanh thu
( triệu đồng )
15,562
32,397
47,163
60,496
72,834
70,048
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
-Các giả định về chi phí sản xuất: điện, nước, nhân công và các chi phí bảo hiểm, bảo trì máy móc, quản lý doanh nghiệp, bán hàng và quảng cáo…được tính trên cơ sở hoạt động thực tế của các nhà máy và dây chuyền sản xuát của công ty
- Thời gian vay vốn: theo đề xuất khách hàng và chi nhánh: 60 tháng và 6 tháng đầu ân hạn gốc (do đây là thời gian nhận máy móc thiết bị, lắp đặt, hoàn thiện hệ thống nhà xưởng và đưa vào vận hành)
Qua việc thẩm đinh doanh thu trên cho ta thấy các dự án tại đây được thẩm định rất kỹ càng về cả doanh thu và chi phí, giá gia công thực tế.
Kết quả kinh doanh (tính riêng cho hợp đồng gia công)
Bảng 1.8. Bảng tính kết quả kinh doanh của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Doanh thu
15,562
32,397
47,163
60,496
72,834
70,048
Gía vốn
4,235
5,294
6,756
8,507
10,710
10,881
Chi phí bán hàng
85
87
94
97
100
103
CP QL doanh nghiệp
169
175
188
195
201
205
Chi phí khác
42
44
47
49
50
51
Lợi nhuận trước thuế
11,031
26,797
40,078
51,648
61,773
58,808
Lợi nhuận sau thuế
8273
20,098
30,059
38,736
46,330
44,106
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Nhận xét: Doanh thu tính chủ yếu dựa trên hồ sơ của khách hàng cung cấp. Tuy vậy về mức giá gia công ở từng mức sản lượng là đáng tin cậy vì đây là mức giá thỏa thuận trong hợp đồng giữa BBmilk và Thiên Bình
Thẩm định dòng tiền của dự án
Sau khi xác định được các nhân tố cơ bản cấu tạo nên dòng tiền như trên, cán bộ thẩm định tại Techcombank đi vào việc tính toán lại tính chính xác của dòng tiền của dự án mà khách hàng cung cấp. Dòng tiền được xác định:
Dòng tiền của dự án= Lợi nhuận sau thuế +Khấu hao+lãi vay-VĐT ban đầu
Bảng 1.9. Bảng dòng tiền của dự án
Chỉ tiêu
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
DÒNG TIỀN HĐ SXKD
LN sau thuế
8273
20,098
30,059
38,736
46,330
44,106
Khấu hao
2,233
2,233
2,233
2,233
2,233
2,218
Lãi vay
1,960
1,874
1,364
858
359
119
Dòng tiền ròng HĐKD
0
12,466
24,205
33,656
41,827
48,922
46,443
DÒNG TIỀN HĐ ĐẦU TƯ
Chi đầu tư
-32,928
Giá trị thu hồi
19,229
Dòng tiền ròng đầu tư
-32,928
0
0
0
0
0
19,229
DÒNG TIỀN RÒNG
-32,928
12,466
24,205
33,656
41,827
48,922
65,672
Lũy kế dòng tiền
-32,928
-20,462
3,743
37,339
79,226
128,148
193,820
Thời gian hoàn vốn
1 năm 11 tháng
NPV
108,856
IRR
69.13%
Nguồn: Báo cáo thẩm định – HO Techcombank
Nhận xét: Việc tính toán các số liệu về doanh thu và chi phí tương đối chính xác nhưng các số liệu đó cán bộ thẩm định dựa chủ yếu trên hồ sơ của dự án. Ngoài ra, trong hồ sơ dự án tính toán công suất hoạt động của dự án ở mức cao trong khi hợp đồng với BBmilk chỉ chắc chắn ở mức 8 triệu sản phẩm/năm (4%) và sản lượng hàng năm sản xuất theo đơn đặt hàng của BBmilk. Nếu như rủi ro BBmilk không đặt hết lượng sản phẩm Thiên Bình dự kiến sản xuất thì công suất sẽ thay đổi, doanh thu sẽ giảm, dẫn đến dòng tiền thay đổi. Trong hợp đồng giữa Thiên Bình và BBmilk nói là khi đó Thiên Bình sẽ bán sản phẩm cho các nhu cầu khác nhưng không có thỏa thuận nào của BBmilk chứng minh việc đó. Do vậy cán bộ nên đánh giá dòng tiền của dự án thông qua doanh thu tại mức công suất tối thiểu mà Thiên Bình và BBmilk ký kết với nhau để giảm rủi ro đầu ra của dự án. Cán bộ thẩm định tính công suất của dự án ở năm thứ 5 và năm thứ 6 là 100%, là mức công suất tối đa. Mức công suất này là mức rất khó đạt được trong thực tế.
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả
Nhìn vào bảng dòng tiền ở trên, kết hợp với tính toán trên Excel ta tính được các chỉ tiêu hiệu quả nhanh chóng.
NPV: 108.856 tỷ VND
IRR: 69,13%
T:1 năm 11 tháng
Nhận thấy, sau khi đã thay đổi doanh thu theo hướng bất lợi, dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính thông qua chỉ tiêu thu nhập thuần NPV lớn hơn 0, đạt mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư, dòng tiền sau thuế dồi dào.
Ngoài ra nhìn chỉ tiêu IRR thây nó lớn hơn nhiều so với tỷ suất của dự án, điều đó chứng tỏ dự án đạt hiệu quả. Thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhiều so với vòng đời của dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án
-Phân tích độ nhạy một chiều: Dựa vào đặc điểm của dự án có đầu vào ổn định do BBmilk đảm bảo nên yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án chính là công suất khai thác và giá bán sản phẩm.
Ảnh hưởng của yếu tố công suất khai thác đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Công suất khai thác(%)
NPV (triệu đồng)
IRR (%)
Thời gian hoàn vốn (T)
100
108,856
69.13
1 năm 11tháng
90
96,007
63.53
2 năm 1 tháng
70
69,795
52
2 năm 5 tháng
50
42,899
38
3 năm
Nguồn: báo cáo TĐDA – HO Techcombank
Nhìn vào bảng công suất trên cho ta thấy khi công suất của dự án thay đổi theo hướng bất lợi thì các chỉ tiêu vẫn đạt hiệu quả. Cụ thể như sau:
Công suất của dự án thay đổi làm cho doanh thu của dự án thay đổi theo, nó trực tiếp làm thay đổi dòng tiền và đến các chỉ tiêu hiệu quả. Công suất khai thác dự tính ở mức 80-100% (phần trăm của công suất thực tế dự tính khai thác). Trong bảng tính độ nhạy, cán bộ cho công suất xuống còn đến 50% thì NPV vẫn đạt 42.899 tỷ, IRR đạt 38%, thời gian hoàn vốn là 3 năm.
Bảng phân tích độ nhạy trên đã cho công suất thay đổi giảm 50% mà các chỉ tiêu hiệu quả vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính thậm chí còn dồi dào nguồn trả nợ
Ảnh hưởng của yếu tố giá bán đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Giá bán (% giá dự kiến)
NPV (triệu đồng)
IRR (%)
Thời gian hoàn vốn (T)
100
108,856
69.13
1 năm 11tháng
95
101,596
66.09
2 năm
90
94,336
63
2 năm 1 tháng
85
87,076
60
2 năm 2 tháng
84
85,624
59
2 năm 2 tháng
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Do với mỗi mức sản lượng thì có mức giá gia công khác nhau nên khi phân tích độ nhạy ta cho yếu tố liên quan thay đổi theo phần trăm giá bán của từng mức sản lượng thực tế dự tính (mức sản lượng dùng để tính doanh thu ở trên). Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy ở trên, khi giá bán sản phẩm trên thị trường giảm đến chỉ còn 84% dẫn đến doanh thu giảm thì dự án vẫn có khả năng trả nợ, nguồn trả nợ vẫn dồi dào. (mức yếu tố liên quan thay đổi trong khoảng 10-20% là do quá trình phân tích những năm quá khứ). Khi ấy IRR của dự án là 59% (lớn hơn nhiều so với tỷ suất của dự án là 11,25%) và thời gian hoàn vốn của dự án là 2 năm 2 tháng, nhỏ hơn nhiều so với dòng đời của dự án.
Qua phân tích độ nhạy một chiều của dự án thì thấy dự án đảm bảo được khả năng trả nợ của dự án và tính an toàn cao.
-Phân tích độ nhạy hai chiều :Dự án đánh giá hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và nhạy cảm nhất đối với chỉ tiêu NPV là công suất và đơn giá bán.
NPV (trđ)
Công suất (%)
Gía bán (%giá dự kiến)
100
95
85
80
75
95
95,556
83,347
77,178
70,967
85
81,762
71,005
65,562
60,077
80
74,865
64,834
59,754
54,632
75
67,968
58,663
53,946
49,187
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Phân tích độ nhạy hai chiều có ưu điểm hơn phân tích độ nhạy một chiều do trên thực tế thì các yếu tố thường xảy ra đồng thời chứ không phải từng yếu tố xảy ra một đối với dự án. Độ nhạy hai chiều phản ánh chính xác độ nhạy cảm của chỉ tiêu hiệu quả với yếu tố liên quan. Nhìn vào bảng trên cho ta thấy, khi cả hai yếu tố công suất và giá bán thay đổi giảm đến 25% thì dự án có NPV = 49.187 tỷ VND, dư thừa khả năng trả nợ của dự án.
Tuy nhiên dự án này chưa phân tích độ nhạy chỉ tiêu IRR, T đối với các yếu tố liên quan trong khi đây là hai trong 3 yếu tố chính dùng để đánh giá tài chính của dự án.
Thẩm định khả năng trả nợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31212.doc