Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 2

I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa. 2

1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa. 2

2. Cơ cấu tổ chức. 3

3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương – chi nhánh giai đoạn 2005-2008. 7

3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 7

3.2. Hoạt động huy động vốn. 8

3.3. Hoạt động tín dụng 9

3.4. Hoạt động khác. 11

II. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 12

1. Tình hình thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT – chi nhánh Đống Đa. 12

2. Vài nét về dự án trung và dài hạn. 13

3. Mục đích và vị trí của công tác thẩm định dự án. 14

4. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư. 15

4.1.Căn cứ vào hồ sơ dự án. 15

4.2. Căn cứ pháp lý. 17

4.3. Căn cứ vào những định mức, tiêu chuẩn quy phạm trong lĩnh vực kinh tế hoặc kỹ thuật cụ thể: 17

5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Đống Đa. 17

6. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa. 19

6.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự. 19

6.2. Phương pháp thẩm định so sánh, đối chiếu. 20

6.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. 20

7. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT – chi nhánh Đống Đa. 21

7.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn. 21

7.2. Thẩm định khách hàng vay vốn. 22

7.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của khách hàng vay vốn. 26

7.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án. 26

7.3.2. Thẩm tra cơ cấu nguồn vốn. 26

7.3.3. Thẩm tra việc tính toán giá thành, chi phí sản xuất. 27

7.3.4. Thẩm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 27

7.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. 32

8. Phân tích tình hình thẩm định một dự án cụ thể. 33

8.1. Giới thiệu về dự án 33

8.2. Căn cứ thẩm định 34

8.2.1. Căn cứ vào hồ sơ dự án. 34

8.2.2. Căn cứ pháp lý 39

8.3. Quy trình thẩm định 40

8.4. Nội dung thẩm định 41

8.4.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn 41

8.4.2. Thẩm định khách hàng vay vốn. 42

8.5. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 51

8.5.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 51

8.5.2. Thẩm tra cơ cấu nguồn vốn. 52

8.5.3. Thẩm tra việc tính toán giá thành, chi phí sản xuất, dự trù doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh. 52

8.5.4. Thẩm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 56

8.5.5. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. 61

III. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCT Đống Đa. 63

1. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án “ Mua sắm thiết bị của Tổng công ty Giấy” 63

2. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 64

2.1. Những kết quả đạt được. 64

2.1.1. Quy trình thẩm định. 64

2.1.2. Phương pháp thẩm định. 65

2.1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn. 65

2.1.4. Về mặt năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng. 65

2.1.5. Về trang thiết bị và nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án. 66

2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 66

2.2.1. Tồn tại 66

2.2.1.1.Về quy trình thẩm định. 66

2.2.1.2. Về nội dung thẩm định 67

2.2.1.3. Về năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định 67

2.2.1.4. Về trang thiết bị và thông tin phục vụ công tác thẩm định. 68

2.2.2. Nguyên nhân .69

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. 71

I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới. 71

1. Định hướng cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 71

1.1. Định hướng chung 71

1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 72

2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 72

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại NHCTDD. 74

1. Nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định 74

2. Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định. 74

3. Từng bước hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 75

4. Đảm bảo nguồn dữ liệu thông tin phong phú chính xác. 75

5. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của cán bộ thẩm định 76

6. Nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị. 77

III. Kiến nghị. 77

1. Kiến nghị đối với nhà nước. 77

2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước. 78

3. Kiến nghị đối với khách hàng. 79

KẾT LUẬN 80

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à máy sản xuất bột giấy sử dụng lượng gỗ không đáng kể. Để giải quyết lượng gỗ tồn đọng, nhiều năm nay, Việt Nam phải xuất khẩu một lượng dăm mảnh tương đối lớn. Trong đó, riêng TCty Giấy Việt Nam đã xuất khẩu trên 183.000 tấn dăm mảnh/năm. Thị trường của Dự án: Nhu cầu tiêu dùng giấy nói chung và giấy in viết, giấy văn hóa nói riêng ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự văn minh của mỗi quốc gia. Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, dân số thế giới ngày càng tăng thì nhu cầu tiêu thụ giấy ngày càng lớn. Về tốc độ tăng trưởng trong 05 năm qua không có gì đột biến lớn, nhưng về giá trị tuyệt đối đã tăng trưởng khá cao, năm 2006 trung bình một người tiêu thụ 18 kg/năm; đến năm 2007 là 22 kg/năm; dự kiến năm 2008 là 24 kg/năm. Trong 06 năm từ 2001 đến 2007, mức tiêu dùng tăng từ 859.000 tấn lên 1.879.592 tấn năm 2007 với mức tăng bình quân trên 300.000 tấn/năm (với mức tiêu dùng này, sản lượng giấy sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 60-65%) Trong khi đó sản xuất mới chỉ đạt được 1.120.000 (chiếm 59,6% nhu cầu) và phải nhập khẩu phần còn lại. Trong những năm qua sản phẩm của Tổng công ty đã chiếm được 90% thị phần trong nước và đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm giấy in, giấy viết, in báo đã chiếm 80-90% thị phần phục vụ cho nhu cầu in ấn, văn hóa, giáo dục… và đặc biệt là giấy in, viết của Công ty giấy Bãi Bằng. Năm 2007 Công ty sản xuất 109.198 tấn giấy và đã tiêu thụ 107.112 tấn, trong đó xuất khẩu 25.131 tấn giấy các loại. Kế hoạch năm 2008 dự kiến sản xuất 110.000 tấn trong đó xuất khẩu 30.000 tấn giấy các loại, gồm giấy in viết, giấy tissue. Với mạng lưới bán hàng rộng lớn cả trong nước và xuất khẩu, phương thức bán hàng linh hoạt, tình hình tiêu thụ sản phẩm của dự án là khả thi. Theo thống kê chính thức của Tổng cục hải quan, tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008 đạt 702.518 tấn với trị giá 579,1 triệu USD, tăng 15,55% về lượng và tăng 33,43% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2007. Tính chung 9 tháng, giá giấy nhập khẩu trung bình đạt 824,2 USD/tấn, tăng 15,47% so với 9 tháng đầu năm 2007. Như vậy, cộng với thuế nhập khẩu, giá nhập trung bình là 16.613,7 triệu đồng/tấn giấy; cao hơn so với giá bán chi tiết các sản phẩm giấy do Tổng Công ty công bố theo quyết định số 949 ngày 06/11/2008 (giá bán trung bình là 15,567 triệu đồng/tấn). Với mạng lưới bán hàng rộng lớn cả trong nước và xuất khẩu, phương thức bán hàng linh hoạt, giá bán cạnh tranh so với sản phẩm nhập ngoại, Tổ thẩm định đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của dự án về dài hạn là khả thi. Tình hình các nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên vật liệu chính: Đối với ngành sản xuất giấy, cũng như nguyên liệu và thiết bị, vấn đề có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất là nguyên liệu. Để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất ổn định, những năm qua Tổng công ty đã và đang phối hợp với các tỉnh phía Bắc liên kết phát triển vùng nguyên liệu giấy. Tính đến cuối năm 2007 Tổng công ty đã có 16 lâm trường ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ với diện tích rừng quản lý 182.235 ha, trong đó rừng đã khai thác đến năm 2007 là 330.000 tấn tre nứa gỗ, bồ đề bạch đàn đáp ứng trên 60% nhu cầu nguyên liệu sản xuất bột giấy. Ngoài ra Tổng công ty còn thu mua của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân trồng rừng trong khắp cả nước và để đảm bảo chất lượng giấy hàng năm TCT phải nhập khẩu bột ngoại khoảng 27.000 đến 29.000 tấn từ các khách hàng quen thuộc của Tổng công ty như Canada, Singapore, Anh. Nhìn chung, nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất ổn định. Vật liệu phụ: như bột đá, vôi sống, phèn … chủ yếu mua trong nước, riêng hóa chất nhập ngoại từ Đức, Singapore … là những khách hàng nhiều năm có quan hệ bán hàng với TCT Giấy. Than: TCT mua trực tiếp của Tổng Công ty than và tự vận chuyển bằng xà lan theo đường song về cảng của Tổng công ty (được Thụy Điển tài trợ từ năm 1982). Dự án sẽ tận dụng nguyên vật liệu với giá rẻ này. Điện: TCT có nhà máy nhiệt điện vừa để cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng trên Bãi Bằng, ngoài ra còn SX điện bán cho điện lưới quốc gia. Trong thời gian bảo dưỡng nhà máy điện hoặc các sự cố khác Tổng công ty mới phải mua điện lưới. Nước: Tổng công ty tận dụng được nguồn nước sông Lô bên cạnh Nhà máy Giấy Bãi Bằng để đảm bảo yêu cầu chất lượng giấy Công ty chỉ phải lọc nước bằng phèn. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Sau đầu tư giai đoạn 1, máy xeo 2 đã được cải tạo phần lưới, ép và lắp gia keo bề mặt. Phần lưới của máy xeo đã được cải tạo thành lưới dài nhưng có một số nhược điểm như năng lực thoát nước kém chỉ thoát nước ở phần lưới dưới, độ rung không đủ nên hình thành giấy xấu, nhiều vân mây; năng lực phần sấy sau ép keo không đủ trong điều kiện nguyên liệu đầu vào là bột gỗ cứng hỗn hợp tự sản xuất. Để khắc phục hiện tượng hình thành giấy xấu, hiện nay trên thế giới nhiều máy xeo đã được lắp thêm lưới đỉnh. Tác dụng của lưới đỉnh là làm cho nước được thoát ra cả phía trên và dưới của tờ giấy, làm ổn định độ khô của tờ giấy ở trước trục bụng để giảm đứt giấy. Khi lắp lưới đỉnh, lượng nước thoát lên phía trên khoảng 30 – 40%, lượng nước thoát xuống phía dưới khoảng 60 – 70%. Như vậy các sơ sợi nhỏ và chất độn được phân bố đều trên cả hai mặt tờ giấy và làm cho tính chất hai mặt của tờ giấy không khác nhau nhiều. Mặt khác do độ rung của lưới không đủ nên các sơ sợi đan dệt và phân bố không tốt nên cần phải bổ sung độ rung cho lưới bằng cách lắp thêm cơ cấu rung lưới. Sau khi được gia keo bề mặt, độ khô của giấy khoảng 70% nên giấy phải tiếp tục được sấy khô đến 94 ± 1%. Hiện tại phần sấy sau chỉ có 7 lô sấy nên năng lực sấy bị hạn chế. Mặt khác, giấy sau khi gia keo tinh bột thường bị dính vào lô sấy làm cho giấy đứt nhiều. Do hạn chế về diện tích lắp đặt nên Công ty chọn hệ thống điện hồng ngoại có thổi khí nóng lắp trước phần sấy sau để tăng năng lực bộ phận sấy Căn cứ pháp lý Ngày 17/12/2007 Tổng công ty Giấy đã có Quyết định số 690/QĐ-GVN.HN v/v phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Đầu tư cải tạo nâng cấp 02 máy xeo để nâng cao chất lượng và sản lượng, trong đó tiến độ thực hiện là 20 tháng kể từ ngày hợp đồng mua thiết bị có hiệu lực. Quyết định số 76/QĐ-GVN.HN ngày 24/03/2008 v/v phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình Đầu tư cải tạo 02 máy xeo để nâng cao chất lượng và sản lượng cho 04 gói thầu với tổng giá trị đấu thầu là 196.937 triệu đồng với kế hoạch như sau: Gói thầu số 1: Cung cấp thiết bị toàn bộ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo: 189.708 trđ (tiến độ thực hiện: 5/2008 – 9/2009); Gói thầu số 2: tư vấn lập hồ sơ mời thầu, thiết kế phần xây dựng và lập dự toán công trình: 623 trđ (tiến độ thực hiện: 5/2008 – 12/2008); Gói thầu số 3: thi công phần xây dựng: 2.846 trđ (trong quý III-2009); Gói thầu số 4: lắp đặt thiết bị: 3.794 trđ (tiến độ thực hiện: tháng 8/2009); Ngày 13/10/2008 Tổng công ty đã có quyết định số 351/QĐ-GVN.HN v/v phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 và lựa chọn nhà thầu là Công ty Gebr. Bellmer GmbH Maschinenfabrik – Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, hai bên đã ký hợp đồng số 06/HĐ-GVN.HN v/v khảo sát, thiết kế, cung cấp thiết bị toàn bộ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo. Về đánh giá tác động môi trường của dự án: Ngày 22/03/2004 Bộ tài nguyên mội trường có quyết định số 322/QĐ-BTNMT về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty Giấy Bãi Bằng” giai đoạn 1 lên 100.000 tấn/năm. Ngày 26/01/2006, Bộ tài nguyên môi trường có quyết định số 139/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 – 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm tại Thị trấn Phong Châu tỉnh Phú Thọ”. Hiện Tổng Công ty đã có hệ thống xử lý nước, khí thải bằng phương pháp cơ học và hóa học ngay từ khi thiết kế ban đầu cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Đến năm 2003 Công ty Giấy Bãi Bằng đầu tư, xây dựng thêm 1 hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh với năng lực xử lý là 30.000 m3/ngày. Khi cải tạo, nâng cấp, nâng sản lượng máy xeo thêm 20.000 tấn giấy/ năm thì lượng nước thải tăng thêm 2.400 m3/ngày; như vậy tổng lượng nước thải cần xử lý là 21.400 m3/ngày. Do đó, hệ thống xử lý nước thải vẫn còn thừa năng lực, không cần đầu tư gì thêm. Về giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy: Hàng năm Tổng công ty đều có các biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy của Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Phú Thọ. Quy trình thẩm định Quy trình thẩm định dự án vay vốn của TCT Giấy cũng tuân theo 6 bước: Bước 1: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Tổng công ty Giấy xuất phát từ nhu cầu của Tổng công ty nhằm mục đích vay để thanh toán 2 máy xeo. Bước 2: Phòng khách hàng lớn tiếp nhận và hướng dẫn Công ty Cổ phần sản xuất khóa và phụ liệu may mặc KFK. Công ty là khách hàng truyền thống của NHCT, trong quan hệ tín dụng có uy tín, luôn trả nợ đầy đủ, đúng hạn nên cán bộ tín dụng chỉ cần hướng dẫn phía công ty hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh của công ty, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá thông tin dựa vào việc so sánh các chỉ tiêu. Bước 4: Cán bộ tín dụng đảm nhận việc thẩm định dự án thông qua việc phân tích tính pháp lý của hồ sơ, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của Tổng công ty Giấy, thẩm định dự án trên cơ sở thẩm định sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định khía cạnh thị trường, thâm định kỹ thuật, thẩm định tài chính, thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội. Bước 5: Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định với nội dung: giới thiệu về Tổng công ty Giấy, tóm tắt dự án và đưa ra kết quả thẩm định, sau đó trình lên Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh. Bước 6: Giám đốc trình lên Hội Đồng Tín Dụng cấp Hội Sở Chính để HĐTD phê duyệt vì dự án vay vốn vượt mức phán quyết trực tiếp của Giám Đốc chi nhánh. Sau khi được HĐTD phê duyệt, giám đốc chi nhánh quyết định cho vay. Nội dung thẩm định Thẩm định hồ sơ vay vốn Hồ sơ vay vốn của công ty gồm những tài liệu sau: Giấy đề nghị vay vốn. Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý: Quyết định thành lập Tổng Công ty Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng Biên bản Họp hội đồng quản trị thông qua phương án vay vốn. Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty Tài liệu chứng minh năng lực kinh doanh: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Xác nhận công nợ Tài liệu thuyết minh vay vốn: Dự án đầu tư Tài liệu về bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay trong quá trình lắp đặt, chạy thử và sau khi hoàn thành tại công ty bảo hiểm được NHCT chi nhánh Đống Đa chấp thuận với mức bồi thường tổn thất tối thiểu tương đương với tổng nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí) được xác định tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm ghi rõ, người thụ hưởng đầu tiên trong trường hợp xảy ra rủi ro, tổn thất là Chi nhánh NHCT chi nhánh Đống Đa. Thẩm định khách hàng vay vốn. Năng lực pháp lý Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế kinh doanh Tổng công ty Giấy. Điều lệ tổng công ty. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, kế toán trưởng Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án vay vốn. Lịch sử hình thành, năng lực quản lý của ban lãnh đạo Giới thiệu về Tổng công ty và lịch sử hình thành phát triển. Tên khách hàng: Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Tên Tiếng Anh: Viet Nam Paper Corporation (VINAPACO) Địa chỉ: 25A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 (4) 8247773 Fax: +84 (4) 8260381 Website: www.vinapaco.com.vn; www.1084.com.vn/web/giayvietnam Lĩnh vực hoạt động: Trồng rừng, chế biến gỗ, giấy, bột giấy, sản xuất hóa chất, điện, văn phòng phẩm, xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy, kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn.... Lịch sử hình thành và phát triển: ngày 7/3/1994 Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế kinh doanh. Tổng Công ty Giấy Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con theo quyết định số 29/2005 QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty có 25 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 10 phòng ban chức năng, 5 đơn vị hạch toán báo sổ và các công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở sáp nhập công ty giấy Bãi Bằng và bộ phận văn phòng Tổng công ty giấy Việt Nam trước đây. Công ty giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng từ những năm 1975 với sản lượng thiết kế ban đầu 48.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm, 55.000 tấn giấy in/viết các loại/năm. Giấy Bãi Bằng được sản xuất trên dây chuyền liên tục, khép kín từ khâu nghiên cứu trồng, chăm sóc khai thác rừng, chế biến nguyên liệu ban đầu, sản xuất điện, hơi nước, hóa chất, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng sông thuận lợi, đến khâu sản xuất giấy, gia công chế biến sản phẩm cuối cùng. Toàn bộ dây chuyền sản xuất chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 1982 với dây chuyền sản xuất chính gồm 3 nhà máy: Nhà máy điện, Nhà máy hóa chất, Nhà máy giấy và 2 xí nghiệp thành viên khác. Các công ty con: - Công ty TNHH nhà nước một thành viên Nguyên liệu giấy Thanh Hóa. - Công ty TNHH nhà nước một thành viên Nguyên liệu giấy Miền Nam. - Công ty giấy Việt Trì. - Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Các công ty liên kết: - Công ty cổ phần giấy Tân Mai - Công ty cổ phần giấy Đồng Nai. - Công ty cổ phần Nhất Nam. - Công ty cổ phần In Phúc Yên. - Công ty cổ phần May - Diêm Sài Gòn. - Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. - Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ Năm 1996, sau 14 năm vận hành công ty giấy Bãi Bằng đã sản xuất được 57.027 tấn giấy, vượt thiết kế ban đầu 4%. Sản phẩm giấy Bãi Bằng bắt đầu được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực như Malaixia, Singapore, Indonexia, Thái Lan. Năm 2003 công ty tiến hành chương trình đầu tư mở rộng giai đoạn I với tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, trong đó riêng tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải công nghệ sinh học 100 tỷ đồng. Sau đầu tư mở rộng, sản xuất giai đoạn I sản lượng giấy Bãi Bằng đạt được trên 100.000 tấn sản phẩm/năm (gấp đôi sản lượng thiết kế ban đầu), chất lượng sản phẩm được cải tiến và nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu. Từ năm 2006 công ty mở rộng xuất khẩu sang thị trường Irắc, Mỹ, doanh thu xuất khẩu ngày một tăng. Năm 2006: Xuất khẩu: 9.561 tấn - Doanh thu (USD): 6.705.937 Năm 2007: Xuất khẩu: 33.157 tấn - Doanh thu (USD): 19.880.739 Quý I năm 2008: Xuất khẩu: 7.294 tấn - Doanh thu (USD): 6.503.040 Nhà máy của Tổng công ty hiện nay đặt tại Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của công ty: 2.661.982 triệu Đồng Kết quả hoạt động kinh doanh Quý II/ 2008: Doanh thu thuần: 1.237.106 triệu đồng. Lợi nhuận gộp trước thuế: 119.149 triệu đồng Nộp ngân sách: 19.817triệu đồng Năng lực quản lý của ban lãnh đạo: 1 Chủ tịch HĐQT: ông Đỗ Xuân Trụ - Tiến sĩ 1 Tổng Giám đốc : ông Võ Sỹ Dởng – Tiến sĩ 1 Trưởng ban kiểm soát: kỹ sư công nghiệp 5 Phó Tổng giám đốc :đều có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, kỹ sư Trưởng phó các ban: đều có trình độ thạc sĩ, kỹ sư. Qua nhiều năm hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng công ty Giấy luôn được Chính phủ và các ban ngành liên quan đánh giá cao trình độ, năng lực và trao tặng bằng khen. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động Sản Xuất Kinh Doanh. Bảng 05. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công ty Giấy (2006-2008) Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2006 2007 QII/2008 1 Doanh thu thuần 1.693.312 1.947.376 1.237.106 Doanh thu xuất khẩu 148.807 318.631 % +/- DTT so với năm trước 15.0 -36.5 2 Giá vốn hàng bán 1.381.908 1.622.941 980.080 % Giá vốn/doanh thu 81.6% 83.3% 79.2% 3 Lợi nhuận sau thuế 51.151 61.904 99.331 % +/- LNST so với năm trước 21.0 60.5 4 Tỷ suất LNST/DTT (%) 3.0 3.2 8.0 5 Tỷ suất LNST/VCSH (%) 4.8 5.7 8.2 6 Tỷ suất sinh lời tài sản (%) 1.9 2.4 3.7 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy) Bảng số liệu đối chiếu cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp rất khả quan.Lợi nhuận sau thuế quý II/2008 tăng so với năm 2007 là 60,5%. Bên cạnh đó, các hệ số sinh lời doanh thu luôn lớn hơn 1 và năm sau tăng cao hơn năm trước. Chỉ tính đến quý II/2008 suất sinh lời doanh thu đã gấp 2,7 lần hệ số này năm 2006. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số sinh lời tài sản (ROA) cũng rất cao, năm thấp nhất là 2006 cũng lần lượt đạt 4,8 và 1,9. Điều này chứng tỏ một đồng vốn và một đồng tài sản của công ty tạo ra được hơn một đồng lợi nhuận và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy nhìn chung là tốt. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2008. Bảng 06. Bảng tổng kết tài sản Tổng Công ty Giấy Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2006 (1) 2007 (2) 30/06/2008(3) CL(2-1) CL(3-2) A TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 1.470.289 1.547.358 1.658.770 77.069 111.412 1 Tiền và tương đương tiền 133.059 308.803 288.045 175.744 (20.758) Tiền 133.059 307.518 288.045 174.459 (19.473) Các khoản tương đương tiền 1.285 1.285 (1.285) 2 ĐTTC ngắn hạn 79 5 11.871 -74 11.866 ĐT ngắn hạn 79 5 11.871 -74 11.866 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 553.267 481.302 410.412 -71.965 (70.890) Phải thu của khách hàng 345.084 244.211 216.009 -100.873 (28.202) Trả trước người bán 87.243 105.232 75.815 17.989 (29.417) Các khoản phải thu khác 138.157 149.437 136.190 11.280 (13.247) Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (17.217) (17.578) (17.602) -361 (24) 4 Hàng tồn kho 750.877 726.905 900.585 -23.972 173.680 Hàng tồn kho 779.229 766.426 914.934 -12.803 148.508 Dự phòng giảm giá HTK (28.352) (39.521) (14.349) -11.169 25.172 5 Tài sản ngắn hạn khác 33.007 30.342 47.855 -2.665 17.513 Chi phí trả trước ngắn hạn 2.374 1.386 3.194 -988 1.808 Thuế GTGT được khấu trừ 3.292 4.033 2.839 741 (1.194) Thuế và các khoản khác phải thu NN 11.259 18 472 -11.241 454 TSNH khác 16.082 24.905 41.350 8.823 16.445 II Tài sản dài hạn 1.202.952 1.073.914 1.003.212 -129.038 (70.702) 1 Các khoản phải thu dài hạn 0 55 27 55 (28) Phải thu dài hạn khác 55 27 55 (28) 2 Tài sản cố định 960.551 795.519 732.066 -165.032 (63.453) TSCĐ hữu hình 834.414 676.211 603.984 -158.203 (72.227) - Nguyên giá 2.040.107 2.049.375 2.060.489 9.268 11.114 - Giá trị hao mòn lũy kế (1.205.693) (1.373.164) (1.456.505) -167.471 (83.341) TSCĐ thuê tài chính 7.830 10.176 11.117 2.346 941 - Nguyên giá 12.945 18.258 21.080 5.313 2.822 - Giá trị hao mòn lũy kế (5.115) (8.082) (9.963) -2.967 (1.881) TSCĐ vô hình 35 25 45 -10 20 - Nguyên giá 159 149 154 -10 5 - Giá trị hao mòn lũy kế (124) (124) (109) 0 15 Chi phí XDCB dở dang 118.272 109.107 116.920 -9.165 7.813 3 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 186.146 230.146 220.770 44.000 (9.376) Đầu tư vào công ty con 14.849 32.668 32.668 17.819 0 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 171.026 170.459 155.459 -567 (15.000) Đầu tư dài hạn khác 2.603 27.019 32.643 24.416 5.624 Dự phòng giảm giá đầu tư TC dài hạn (2.332) 2.332 0 4 TSDH khác 56.255 48.194 50.350 -8.061 2.156 Chi phí trả trước dài hạn 56.020 47.903 49,879 -8.117 1.976 TSDH khác 235 291 471 56 180 TỔNG TÀI SẢN 2.673.241 2.621.272 2.661.982 -51.969 40.710 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công Ty Giấy) Cơ cấu và biến động tài sản: Năm 2008, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty không có nhiều biến động so với các năm trước. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì các khoản mục hàng tồn kho và phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng chủ yếu với tỉ trọng so với tổng tài sản ngắn hạn là: 37,6% và 51%. Tuy nhiên theo đánh giá của công ty thì hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên phụ kiện phục vụ hoạt động SKXD, lượng thành phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng nhỏ, sản phẩm được sản xuất ra của công ty luân chuyển bình thường không có hàng tồn kho kém phẩm chất, khó tiêu thụ. Các khoản phải thu của công ty chủ yếu tập trung ở những khách hàng uy tín, có quan hệ từ lâu với công ty, uy tín trong việc thanh toán các khoản nợ và được công ty áp dụng phương thức bán hàng trước sau khi bán được hàng mới phải trả tiền. Đây đều là các khoản phải thu trong hạn thanh toán không có nợ quá hạn khó đòi. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là các tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc) đến thời điểm cuối quí II/2008 tổng giá trị khoản mục tài sản dài hạn của công ty là 732.066 triệu đồng giảm -165.032 không đáng kể so với năm 2007, và vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty 72,9%. Bảng 7. Bảng tổng kết Tổng Nguồn vốn của Tổng công ty Giấy. Đơn vị: Triệu đồng B NGUỒN VỐN 2006(1) 2007(2) 30/6/2008(3) CL(2-1) CL(3-2) I Nợ phải trả 1.597.544 1.486.569 1.413.220 -110.975 (73.349) 1 Nợ ngắn hạn 616.387 606.543 561.704 -9.844 (44.839) Vay và nợ ngắn hạn 304.827 284.440 219.522 -20.387 (64.918) Phải trả người bán 123.534 91.462 134.027 -32.072 42.565 Người mua trả tiền trước 4.562 63.710 18.970 59.148 (44.740) Thuế&các khoản phải nộp NN 5.431 3.932 17.830 -1.499 13.898 Phải trả công nhân viên 47.143 36.903 37.144 -10.240 241 Chi phí phải trả 10.502 12.689 75.072 2.187 62.383 Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 120.388 113.407 59.139 -6.981 (54.268) 2 Nợ dài hạn 981.157 880.025 851.516 -101.132 (28.509) Phải trả dài hạn khác 262 50 304 -212 254 Vay và nợ dài hạn 978.732 876.697 848.137 -102.035 (28.560) Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.163 3.278 3.075 1.115 (203) II Nguồn vốn chủ sở hữu 1.075.696 1.134.703 1.248.762 59.007 114.059 1 Vốn chủ sở hữu 1.058.967 1.084.605 1.206.108 25.638 121.503 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 965.228 961.660 970.862 -3.568 9.202 Vốn khác của chủ sở hữu 323 7.812 20.811 7.489 12.999 Quỹ đầu tư phát triển 24.807 24.536 24.534 -271 (2) Quỹ dự phòng tài chính 12.283 17.307 17.307 5.024 0 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 3.067 2.887 3.067 (180) Lợi nhuận chưa phân phối 50.435 62.373 161.873 11.938 99.500 Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.891 7.850 7.834 1.959 (16) 2 Nguồn kinh phí, quỹ khác 16.729 50.097 42.653 33.368 (7.444) Quỹ khen thưởng phúc lợi 15.902 47.927 40.499 32.025 (7.428) Nguồn kinh phí (110) (110) (110) 0 0 Nguồn KF đã hth TSCĐ 937 2.280 2.264 1.343 (16) TỔNG NGUỒN VỐN 2.673.240 2.621.272 2.661.982 -51.968 40.710 Cơ cấu và biến động nguồn: Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ 616. 387 triệu đồng (chiếm 38,6% nợ phải trả) trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn (304.827 trđ, chiếm 49,5%). Các khoản phải trả người bán chỉ đạt 123.534 triệu đồng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn cho thấy công ty chưa tận dụng hết khả năng chiếm dụng vốn, vốn tài trợ cho hoạt động SXKD chủ yếu là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn (chiếm 96,5%) của công ty đạt 1.206.108 triệu đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn cho thấy hoạt động SXKD của công ty không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, công ty có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án SXKD. Tỉ trọng vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án cho thấy hoạt động SXKD của công ty là an toàn nhưng lại không lợi dụng được đòn bẩy tài chính. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty. Bảng 8. Các chỉ tiêu tài chính của TCT Giấy Chỉ tiêu Công thức tính 2005 2006 2007 1 Tỷ suất lợi nhuận (%) LN ròng/DTT (ROA) Lợi nhuận ròng/DTT 3.0 3.2 8.0 LN ròng/Vốn CSH (ROE) Lợi nhuận ròng/VCSH 4.8 5.7 8.2 Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Lợi nhuận ròng/Tổng TS 1.9 2.4 3.7 2 Quản lý công nợ Vòng quay các khoản phải thu DT bán chịu/PT bình quân 3.8 2.8 Kỳ phải thu bình quân 360/Vòng quay phải thu 95.6 129.7 3 Quản lý hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTK bình quân 2.2 1.2 Thời gian luân chuyển HTK 360/Vòng quay HTK 163.9 298.9 4 Khả năng thanh toán Vốn lưu động ròng TSLĐ&ĐTNH - NNH 853.902 940,815 1,097,066 Khả năng thanh toán ngắn hạn TSLĐ&ĐTNH/NNH 2.4 2.6 3.0 Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-HTK-TSNHK)/NNH 1.1 1.3 1.3 5 Tỷ suất về cơ cấu vốn (%) Tỷ suất vốn vay/Vốn CSH Vốn vay/VCSH 121.2 107.1 88.5 Tỷ suất vốn vay DH/VCSH Vay dài hạn/VCSH 92.4 80.8 70.3 Tỷ suất nợ phải trả/Tổng tài sản NPT/TTS 59.8 56.7 53.1 Hệ số tự tài trợ NVCSH/Tổng NV 40.2 43.3 46.9 6 Cơ cấu tài sản Tài sản cố định/Tổng tài sản TSCĐ/TTS 35.9 30.3 27.5 Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21660.doc
Tài liệu liên quan