MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ở các doanh nghiệp nhập khẩu 2
I. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế 2
1. Khái niệm thanh toán quốc tế 2
2. Vai trò của thanh toán quốc tế 2
3. Các phương thức thanh toán quốc tế 3
3.1. Phương thức chuyển tiền 4
3.2. Phương pháp ghi sổ 4
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu 5
3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn 5
3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ 5
3.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Documentary credit 6
II. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từu 6
1. Các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán 6
1.1. Chức năng của tín dụng chứng từ 6
1.2. Các bên tham gia và mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ. 7
1.3. Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 8
2. Thư tín dụng - một công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 9
2.1. Nội dung của L/C 9
2.2. Tính chất của L/C 11
2.3. Các loại thư tín dụng 12
3. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 13
3.1. Ưu điểm 13
3.2. Nhược điểm 13
Chương II: Tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Trung tâm XNK- Tổng công ty cơ khí xây dựng 15
I. Khái quát về Trung tâm XNK 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm XNK 15
2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 16
2.1. Chức năng: 16
2.2. Nhiệm vụ: 17
3. Cơ cấu bộ máy 17
4. Tình hình tài chính của Trung tâm XNK và kết quả sản xuất kinh doanh 18
4.1. Vốn 18
4.2. Cơ sở vật chất 19
4.3. Môi trường kinh doanh 19
4.4. Lao động và cơ cấu lao động 20
4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh 20
II. Tình hình nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Trung tâm XNK 21
1. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá của Trung tâm XNK 21
1.1. Xin giấy phép nhập khẩu 21
1.2. Mở L/C 22
1.3. Dục giao hàng 22
1.4. Kiểm tra chứng từ 22
1.5. Chấp nhận thanh toán 23
1.6. Nhận hàng 23
1.7. Kiểm tra hàng hoá 23
1.8. Nộp thuế 23
2. Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Trung tâm 24
3. Thị trường nhập khẩu chính của Trung tâm 25
III. Tình hình thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Trung tâm 25
1. Tình hình thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Trung tâm 25
2. Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 25
2.1. Phát hành đơn xin mở thư tín dụng 26
2.2. Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trước khi nhận thanh toán 26
2.3. Nhận chứng từ để đi nhận hàng 27
3. Đánh giá chung về thực trạng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 27
3.1. Những kết quả đạt được 27
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 27
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 29
I. Sự cần thiết hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế ở Trung tâm XNK 29
II. Mục tiêu và phương hướng hoạt động xuất khẩu của Trung tâm trong thời gian tới 29
1. Mục tiêu phát triển 29
2. Phương hướng hoạt động của Trung tâm 29
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu của Trung tâm 30
1. Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ 30
2. Hoàn thiện đơn xin mở thư tín dụng 31
3. Nâng cao chất lượng kiểm tra bộ chứng từ và hoàn thiện quy trình nhận hàng 32
4. Kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh có tầm chiến lược trong huy động và sử dụng vốn 33
5. Hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ ch hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 34
6. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu 34
7. Các giải pháp điều kiện 35
7.1. Giải pháp của ngân hàng trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ 35
7.2. Một số kiến nghị về luật nhà nước trong thanh toán 36
Kết luận 38
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Trung tâm xuất nhập khẩu - Tổng công ty cơ khí xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thêm nội dung khác.
- Chữ ký của ngân hàng mở L/C.
L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải là người có đủ năng lực hành vi, pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật.
2.2. Tính chất của L/C
L/C là một văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng nước người mua đói với nước người bán để thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán. Cụ thể là, những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán như tên hàng, số lượng, giá cả, phẩm chất… là căn cứ duy nhất để người mua dựa vào đó làm thư yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng, mở L/C.
Tính chất độc lập của L/C thể hiện ở nghĩa vụ của ngân hàng với người hưởng lợi. L/C không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Khi trả tiền ngân hàng căn cứ vào các chứng từ do người bán xuất trình nếu thấy các chứng từ đó phù hợp với những nội dung ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, sự chính xác, tính trung thực… không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, đóng gói, giao hàng, giá trị hàng hoá ghi trên chứng từ.
2.3. Các loại thư tín dụng
- Thư tín dụng có thể hủy ngang:
Là loại thư tín dụng ngân hàng mở và người mua có quyền tự ý đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ L/C mà không cần sự chấp nhận của người bán. Tuy nhiên, khi hàng hoá được giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị.
- Thư tín dụng không hủy ngang:
Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó. Ngân hàng mở L/C chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên liên quan. Như vậy, nếu không có sự nhất trí của bên bán của ngân hàng xác nhận thì ngân hàng mở được phép thực hiện theo yêu cầu của bên mua, do đó quyền lợi của bên bán được đảm bảo.
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận:
Đây là loại L/C không hủy ngang, được một ngân hàng có uy tín hơn đứng ra đảm bảo thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi ngân hàng mở gặp rủi ro nên không thể thanh toán.
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi:
Đây là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định rằng sau khi đã thanh toán cho người hưởng lợi ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi số tiền trong bất cứ trường hợp nào.
- Thư tín dụng tuần hoàn:
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã kết thúc thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng:
Thường là loại L/C không hủy ngang cho phép chuyển nhượng từ người hưởng lợi ban đầu sang một bên hay nhiều bên khác theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất. Nó chỉ được chuyển nhượng một lần. Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của L/C gốc.
- L/C dự phòng: là một cái đảm bảo trả tiền ngay khi có yêu cầu lần đầu được các ngân hàng trên thế giới sử dụng rộng rãi bên cạnh các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh tham dự đấu thầu, bảo lãnh bồi hoàn tiền ứng trước…
- L/C đối ứng: được áp dụng rộng rãi trong phương thức hàng đổi hàng, hay gia công nó đảm bảo quyền lợi cho người gia công.
3. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
3.1. Ưu điểm
Hiện nay phương thức thanh toán này được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thanh toán quốc tế bởi nó đem lại lợi ích cho người mua, người bán và ngân hàng. Trong quan hệ mua bán, người bán muốn thu hồi vốn nhanh, an toàn số tiền bán hàng, người mua không biết số hàng hoá có được giao đúng hợp đồng hay không, người bán khi giao hàng không biết có chắc chắn thu được tiền hàng hay không. Biện pháp thỏa hiệp giữa hai bên là việc thanh toán sẽ được tiến hành sau khi giao hàng, tượng trưng là các chứng từ có thể sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua và ngân hàng có chức năng trung gian thanh toán là người thích hợp nhất để thực hiện quá trình này.
Như vậy, quyền lợi của người bán được đảm bảo trên cam kết bằng L/C của ngân hàng mở L/C nghĩa là họ xuất trình được chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện của L/C. Lúc đó người xuất khẩu được đảm bảo khỏi những rủi ro do khả năng thanh toán không tin cậy hoặc chưa rõ ràng của người nhập khẩu. Quyền lợi của người nhập khẩu cũng được đảm bảo vì họ chỉ phải trả tiền dựa vào chứng từ.
Đối với ngân hàng: Tiến hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được phí dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng thể hiện được chức năng quan trọng của mình là chức năng tín dụng. Từ những lợi ích đó, trên thực tế kim ngạch thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán quốc tế.
3.2. Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp tín dụng chứng từ vẫn còn một số nhược điểm sau:
- Phương pháp này đòi hỏi một quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, đòi hỏi các bên tham gia phải thận trọng nhất là khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong khâu lập và kiểm tra chứng từ cũng có thể là nguyên nhân bác bỏ việc thanh toán.
- Bộ chứng từ là căn cứ để ngân hàng trả tiền nên người mua khó loại trừ người bán giả mạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ đòi tiền trong khi giao hàng không phù hợp với bộ chứng từ xuất trình. Hay nói chính xác là người bán có thể lừa đảo khoản tiền trong khi không thực hiện đúng hợp đồng.
- Nếu người mua không có thiện chí với người bán họ có thể tìm ra lỗi nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù hàng giao đúng số lượng, phẩm chất, thời hạn quy định.
- Người bán có thể khó khăn trong việc đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt, chặt chẽ của chứng từ.
- Ngân hàng: rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng đối với khách hàng không chỉ trong nghiệp vụ thanh toán nói riêng mà còn trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI TRUNG TÂM XNK- TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM XNK
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm XNK
Tổng công ty cơ khí xây dựng (viết tắc là COMA) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 993/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng thành lập từ năm 1975. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty đã hợp tác, liên doanh với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến.
Trong những năm tới, Tổng công ty cơ khí xây dựng tiếp tục đầu tư năng lực mới để trở thành một Tổng công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép, thiết bị thi công ngành xây dựng trên thị trường thế giới. Để làm được điều này, Tổng công ty cơ khí xây dựng đã đề nghị lên Bộ xây dựng về việc tách phòng XNK trực thuộc Tổng công ty để trở thành công ty con của mình. Căn cứ vào một số Nghị định, ngày 26/072000 Bộ Xây dựng đã ra QĐTL số 1027/QĐ-BXD về việc thành lập Trung tâm XNK trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng.
Tên giao dịch quốc tế: Import export centre.
Viết tắt là: COMA - TMEX
Khi mới thành lập, trụ sở của Trung tâm XNK đặt tại khuôn viên Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị (kim 7 quốc lộ 5) xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động, Trung tâm XNK đã có một số lần chuyển trụ sở kinh doanh để giao dịch được thuận lợi và kinh doanh có hiệu quả hơn.
Hiện nay, Trung tâm XNK đang hoạt động tại 125D Minh Khai, ngõ Hòa Bình 6, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trung tâm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 313597 và được phép hoạt động trên lĩnh vực: Đào tạo và cung cấp lao động xuất khẩu, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.
Trung tâm XNK trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ do Tổng công ty cơ khí giao, và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm XNK đã ổn địnhhd và kinh doanh có hiệu quả. Nhưng ngoài việc đạt được thuận lợi thể hiện qua tiền tệ, Trung tâm đã nhập khẩu được máy móc, thiết bị có chất lượng tốt và còn tương đối hiện đại so với nước ta mặc dù những máy móc này đã qua sử dụng ở những nước phát triển. Các máy móc, thiết bị nhập khẩu về đã phục vụ tốt cho ngành xây dựng và các ngành khác. Trong những năm hoạt động Trung tâm đã giải quyết được một lực lượng lao động lớn thông qua hoạt động xuất khẩu lao động, nâng cao tay nghề tích lũy vốn và kinh nghiệm cho bản thân để phục vụ các ngành nghề trong nước sau khi họ về nước.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
2.1. Chức năng:
- Trung tâm XNK tổ chức hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được Bộ Xây dựng cho phép.
- Trung tâm XNK có chức năng nhập khẩu một số mặt hàng: vật tư, máy móc, thiết bị hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, của các ngành công nghiệp, xây dựng.
- Trung tâm XNK còn thực hiện hoạt động cho thuê tài chính để tài trợ nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn không thể có đủ để mua tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh hay là không có đủ điều kiện vay vốn để kinh doanh. Trung tâm XNK đã tài trợ vốn qua việc cho thuê tài sản, máy móc, thiết bị.
2.2. Nhiệm vụ:
- Trung tâm có nhiệm vụ giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương và cả thực hiện các hợp đồng kinh tế.
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân và lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên phục vụ thi công các công trình ở nước ngoài.
- Thực hiện hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Tổ chức hoạt động liên quan đến thuê tài chính: ký hợp đồng vay vốn, ký hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị…
3. Cơ cấu bộ máy
Trung tâm XNK có cả một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Cơ cấu này rất đơn giản gồm một giám đốc, hai phó giám đốc, ba phòng chức năng, các cơ sở đào tạo. Mỗi bộ phận có chức năng riêng rẽ.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm XNK
GIÁM ĐỐC
PGĐ xuất khẩu kinh doanh
PGĐ xuất khẩu lao động
Phòng Kế toán và tổ chức lao động
Phòng Kinh doanh XNK
Phòng Xuất khẩu lao động
Cơ sở đào tạo
số 2
Cơ sở đào tạo
số 1
Cơ sở đào tạo
số 3
Cơ sở đào tạo
số 4
- Đứng đầu là Giám đốc Trung tâm điều hành mọi hoạt động Trung tâm theo cơ chế thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Trung tâm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý nhà nước.
- Giúp việc cho Giám đốc là hai phó giám đốc điều hành trực tiếp phụ trách các đơn vị, phòng ban chức năng.
- Phòng Kế toán và tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kiểm soát nội bộ và thống kê ở trung tâm trong các lĩnh vực về quản lý đổi mới doanh nghiệp.
- Phòng Kinh doanh XNK: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng và xuất nhập khẩu của Trung tâm.
- Phòng xuất khẩu lao động: Nghiên cứu thị trường lao động trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Tình hình tài chính của Trung tâm XNK và kết quả sản xuất kinh doanh
4.1. Vốn
Vốn đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Trung tâm. Để cạnh tranh với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, trước hết sản phẩm của Trung tâm cần phải có nhiều ưu điểm hơn đối với đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế mà Trung tâm cần phải đầu tư rất nhiều ngân sách vào công cuộc cải tiến trang thiết bị làm việc, loại bỏ những thiết bị lạc hậu thay vào đó là dây chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ trong quá trình sản xuất.
Bảng 1: Tình hình tài chính của Trung tâm
ĐV: đồng
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
1
Tổng giá trị tài sản
4.697.011.800
7.360.947.624
+ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
4.566.862.628
7.295.328.060
+ TSCĐ và đầu tư dài hạn
130.149.172
65.619.564
2
Tổng nguồn vốn
4.697.011.800
7.360.947.624
+ Nợ phải trả
4.648.083.862
6.882.942.493
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
48.927.938
478.005.131
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Trung tâm tăng cao qua các năm. Tổng giá trị tài sản của năm 2006 tăng hơn 2.663.935.824 đồng so với năm 2005. Tương ứng tổng nguồn vốn cũng tăng lên như vậy.
4.2. Cơ sở vật chất
Trung tâm có một vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán. Vì đặc thù sản phẩm của Trung tâm nên hàng năm Trung tâm rót nhiều kinh phí vào việc đào tạo công nhân viên và cải tiến trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, tăng năng suất công việc.
4.3. Môi trường kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh: Tổ chức hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân và lao động đi làm việc ở nước ngoài, khai thác XNK vật tư, hàng hoá, thiết bị, phụ tùng, máy móc để bán và cho thuê, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Mặt hàng kinh doanh: Trung tâm XNK chủ yếu hoạt động nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng: nhập khẩu thép xây dựng chủ yếu từ Đài Loan, nhập khẩu hạt nhựa từ Anh, nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho xây dựng công nghiệp. Và các công ty nào không đủ vốn để mua thì Trung tâm XNk sẽ cho thuê tài sản đó.
- Thị trường: Trung tâm đặt quan hệ làm ăn đều là thị trường quen thuộc như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Nhất là thị trường Nhật Bản, đâylà thị trường có tiềm năng và ở đây sẽ có nhiều cơ hội cho Trung tâm khai thác và đặt quan hệ bền vững và lâu dài.
4.4. Lao động và cơ cấu lao động
Trung tâm XNK chủ yếu thực hiện các hợp đồng XNK vật tư, con người nên số người lao động trong Trung tâm không nhiều. Nhưng lao động ở dây đều có trình độ học vấn và kỹ năng cao. Trung tâm cũng rất quan tâm đến các chính sách cho người lao động:
- Thực hiện các khoản bồi dưỡng lễ, tết.
- Tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ.
- Thanh toán các khoản công tác phí.
- Bồi dưỡng đời sống vật chất, tinh thần cho CNV.
4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Qua một thời gian hoạt động, Trung tâm XNK đã có những kết quả nhất định
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐV: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
ST
Tỷ lệ (%)
ST
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
24.107.215
29.700.031
34.885.078
5.593.097
23,2
5.184.766
17,46
Tổng chi phí
22.647.556
28.154.710
33.652.921
5.507.154
24,32
5.498.211
19,53
Tổng lợi nhuận
467.091
494.593
394.593
24.502
5,89
-100.303
-20,28
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2004-2006)
Qua bảng trên, ta thấy:
Tổng doanh thu qua các năm tăng nhưng tỷ lệ tăng của tổng doanh thu năm 2005/2004 (23,2%) tăng cao hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu năm 2006/2005 (17,46%).
Tổng mức chi phí kinh doanh năm 2005 cao hơn năm 2004 là 5.507.154 nghìn đồng tăng 24,32%. Trng khi đó tổng mức chi phí kinh doanh năm 2006 cũng tăng cao hơn năm 2005 là 5.498.211 nghìn đồng nhưng tỷ lệ tăng của 2005/2004 so với tỷ lệ tăng 2006/2005 là cao hơn.
Qua các năm, Trung tâm đã làm ăn có lãi và tổng lợi nhuận năm 2005 đã tăng hơn so với tỷ lệ tăng của năm 2004 là 27.502 nghìn đồng, tăng 5,98%. Nhưng đến năm 2006 thì tổng lợi nhuận của năm 2006 thấp hơn so với năm 2005 là 100.303 nghìn đồng, giảm 20,28%.
Nhờ nắm bắt được tình hình và thời cơ kinh doanh nên có thể nói trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK đã đạt được những kết quả nhất định.
II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA TRUNG TÂM XNK
1. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá của Trung tâm XNK
Xin giấy phép NK
Mở L/C
Dục giao hàng
Kiểm tra chứng từ
Nộp thuế
Kiểm tra hàng
Nhận hàng
Chấp nhận thanh toán
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá:
1.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Sau khi ký hợp đồng, Trung tâm XNK phải xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá. Vì việc nhập khẩu một số hàng hoá nhất định có thể bị cấm hoặc bị hạn chế để bảo vệ an ninh và kinh tế trong nước. Một số hàng hoá phải chịu hạn ngạch nhập khẩu hoặc hạn chế theo các hiệp định thương mại song phương. Những biện pháp cấm hoặc hạn chế là do yêu cầu của hải quan, luật và quy định của các cơ quan khác như cơ quan bảo vệ môi trường… cùng với chính phủ phối hợp để cấm nhập, hạn chế nhập hàng tới một số cảng, hạn chế chuyên chở, dự trữ hoặc sử dụng. Trung tâm XNK sẽ xuất trình hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), đơn xin giấy phép chuyển đến phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại.
1.2. Mở L/C
Sau khi ký hợp đồng và được phép nhập khẩu hàng hoá đó theo quy định của Bộ Thương mại, Trung tâm phải đề nghị Ngân hàng của mình mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu bằng cách nêu lên các đặc điểm của đơn đặt hàng, các chứng từ yêu cầu, thời hạn vận chuyển, các điều kiện vận tải. Ngân hàng sẽ yêu cầu Trung tâm nộp một số chứng từ, kiểm tra phương án kinh doanh. Ngân hàng sẽ chấp nhận mở cho Trung tâm một thư tín dụng với mức kỹ quỹ 10%. Ngân hàng này sẽ thông qua đại lý của mình để thông báo cho người xuất khẩu là thư tín dụng đã được mở cho người nhập khẩu.
1.3. Dục giao hàng
Sau khi Trung tâm mở thư tín dụng với mức ký quỹ theo quy định của ngân hàng, Trung tâm sẽ giục đối tác giao hàng theo đúng L/C thông qua điện thoại hay Fax trực tiếp. Nếu đối tác giao hàng sớm sẽ giúp Trung tâm nhanh chóng nhận hàng. Nếu như hàng hoá giao không đúng thời hạn hoặc giao muộn khi đó sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh của Trung tâm.
1.4. Kiểm tra chứng từ
Bên xuất khẩu sau khi nhận được thông báo đã mở L/C, họ sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo, ngân hàng này nhận chứng từ và xem xét nếu bộ chứng từ phù hợp sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ sau đó chuyển cho Trung tâm. Trung tâm và các ngân hàng đại diện của mình sẽ phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ. Nếu kiểm tra không kỹ thì vô tình Trung tâm đã mất đi một khoản tiền lớn thanh toán cho đối tác mà đổi lại hàng hoá Trung tâm nhận được không phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng.
1.5. Chấp nhận thanh toán
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ của người xuất khẩu, nếu chứng từ phù hợp về số lượng, tiêu chuẩn quy định trong L/C… Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán ngay cho người xuất khẩu để đổi lấy bộ chứng từ.
1.6. Nhận hàng
Sau khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán phần còn lại của L/C, Trung tâm nhanh chóng cầm bộ chứng từ đi nhận hàng tại địa điểm giao hàng. Trung tâm sẽ phải làm việc với cơ quan hải quan để mở tờ khai hải quan đồng thời tính thuế phải nộp, mời các cơ quan giám định về số lượng chất lượng để cùng đại diện hai bên giao hàng hoá theo quy định của hợp đồng.
1.7. Kiểm tra hàng hoá
Khi đã có đủ các đại diện cần thiết cho việc kiểm tra về phẩm chất, số lượng, quy cách hàng hoá. Hải quan sẽ mở hàng hoá để xem xét trực tiếp mặt hàng này, nếu hàng đúng quy định của hợp đồng, đại diện tàu và cảng sẽ ký vào biên bản kế toán nhận hàng với đại diện ghi theo lời khai của tàu, nếu hàng hư hỏng không theo đúng hợp đồng thì được lập một biên bản riêng ghi rõ loại hàng, tình trạng, số mã ký hiệu tàu… do đại diện tàu cùng cảng, cơ quan hải quan, giám sát ký kết.
1.8. Nộp thuế
Sau khi nhận hàng đại diện Trung tâm sẽ phải nộp thuế với cơ quan hải quan theo luật thuế đã quy định và nộp đủ giá trị đã tính trong tờ khai hải quan.
Thuế NK tại cửa khẩu (CIF) = Trị giá hàng NK x Thuế xuất thuế NK
Thuế VAT = (Thuế NK + Giá CIF) x Thuế suất VAT
Như vậy, để thực hiện hoàn chỉnh một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá Trung tâm cần tiến hành đúng trình tự các bước đã nêu và trong mỗi bước thực hiện yêu cầu những điều kiện và khả năng nghiệp vụ khác nhau, điều này đòi hỏi người trực tiếp điều hành thương vụ có trình độ, khả năng, sự linh hoạtkhi đối phó với các tình huống. Có như vậy mới có kết quả cao.
2. Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Trung tâm
Trong những năm vừa qua tình hình nhập khẩu hàng hoá cũng biến động theo sự biến động hàng hoá trên thị trường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình nhập khẩu các thành phẩm trong Trung tâm
Năm
Số lượng (chiếc)
Kim ngạch (1000 USD)
Chênh lệch
Chiếc
%
1000 USD
%
2004
97
1230
-
-
-
-
2005
44
620
-53
-
-610
-19,6
2006
63
750
19
43
130
(Nguồn: Phòng Kinh doanh XNK)
Bảng 4: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung tâm
Năm
Số lượng (tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Mức tăng
Số lượng
Kim ngạch
Tấn
%
1000 USD
%
2004
4154
1340
468
13
151
13
2005
2782
1220
-372
-9
-120
-9
2006
3875
1250
93
3,3
30
2
(Nguồn: Phòng Kinh doanh XNK)
Nhận xét:
Qua 2 bảng trên ta thấy rõ sự biến động trong tình hình nhập khẩu của Trung tâm trong năm 2004 - 2006:
Năm 2005 so với năm 2004:
Nhập khẩu các thành phẩm giảm 53 chiếc, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 610.000 USD (19,6%). Lượng nhập NVL cũng giảm 372 tấn và kim ngạch giảm 120.000 USD (9%).
Năm 2006 so với năm 2005
Nhập khẩu các thành phẩm tăng 19 chiếc kim ngạch tăng 130.000 USD, nhập NVL tăng 93 tấn, kim ngạch tăng 30.000 USD.
3. Thị trường nhập khẩu chính của Trung tâm
- Nhật Bản: Thép và cán sắt được nhập khẩu từ Nhật Bản có chất lượng cao đảm bảo cho những yêu cầu về thép trong công nghiệp chế tạo. Đồng thời Nhật cũng là một đối tác uy tín trên thị trường và sản lượng thép của Nhật xuất khẩu vào các nước châu Á đang tăng.
- Hàn Quốc cũng là nhà cung cấp đầu vào của Trung tâm, chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng được đảm bảo và giá thành không quá cao.
III. TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TRUNG TÂM
1. Tình hình thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Trung tâm
Bảng 5: Tình hình thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu
Năm
Kim ngạch NK (1000 USD)
Tỷ trọng thanh toán bằng L/C (%)
Tỷ trọng thanh toán bằng phương thức khác
2004
2570
92
8
2005
1830
79
21
2006
2000
85
15
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK)
Nhận xét: Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu của Trung tâm rất cao nhưng đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đã giảm đi chỉ còn 1.830.000 USD do các yếu tố tác động. Đến 2006 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 2000.000 USD.
Tỷ trọng thanh toán bằng L/C là cao nhất, bên cạnh đó Trung tâm cũng sử dụng thêm một số phương thức thanh toán khác.
2. Thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ
Với tư cách là nhà nhập khẩu hàng hoá, thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ Trung tâm cần phải thực hiện như sau:
Phát hành
đơn xin mở thư tín dụng
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng
Nhận chứng từ đi nhận hàng
2.1. Phát hành đơn xin mở thư tín dụng
Đơn xin mở L/C do đại diện văn phòng XNK viết, hồ sơ gồm:
- Đơn xin mở thư tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
- Hợp đồng ngoại thương
- Phương án kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh
- Đơn xin mua ngoại tệ
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Mã số đăng ký XNK do cơ quan hải quan cấp
- Giấy đăng ký thuế.
- Tỷ lệ ký quỹ mở L/C là 10%
2.2. Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trước khi nhận thanh toán
Nhà nhập khẩu xuất trình chứng từ theo nội dung quy định trong L/C cho ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo sẽ chuyển ngay bộ chứng từ này về cho ngân hàng mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra thật cẩn thận, các yêu cầu:
+ Tính đầy đủ của chứng từ.
+ Sự hoàn chỉnh về mặt hình thứuc
+ Sự phù hợp với chứng từ về ngày ký, tên địa chỉ, mô tả hàng hoá phải giống nhau.
Trước hết là kiểm tra thời hạn hiệu lực của L/C, thời hạn, xuất trình, các chứng từ sửa đổi L/C có kèm theo không, giá trị của chứng từ có phù hợp giá trị của L/C khong.
Sau đó tiến hành kiểm tra từng chứng từ:
- Kiểm tra hối phiếu
- Kiểm tra hóa đơn
- Kiểm tra vận tải đơn
- Kiểm tra chứng từ bảo hiểm
- Kiểm tra phiếu đóng gói.
2.3. Nhận chứng từ để đi nhận hàng
Sau khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán phần còn lại của L/C Trung tâm nhanh chóng cầm bộ chứng từ để đi nhận hàng tại địa điểm giao nhận hàng. Trung tâm sẽ làm việc với hải quan để mở tờ khai hải quan, tính thuế phải nộp, mời cơ quan giám định về số lượng, chất lượng để cùng đại diện hai bên giao nhận hàng hóa theo quy định của hợp đồng.
3. Đánh giá chung về thực trạng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
3.1. Những kết quả đạt được
Nói đến hoạt động thanh toán là nói đến sự phức tạp và rủi ro nhưng tới nay hoạt động thanh toán ở Trung tâm XNK chưa gây ra thiệt hại lớn nào về mặt kinh tế.
Trung tâm có đội ngũ cán bộ CNV có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức trong công việc. Chính vì thế, Trung tâm XNK chưa 1 lần thất tín với ngân hàng, tất cả các lô hàngnhập khẩu đều được thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, Trung tâm hầu hết sử dụng phương thức tín dụng chứng từ do vậy khả năng chắc chắn sẽ được hàng đúng hẹn của bạn hàng là rất cao, đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Trung tâm XNK - Tổng công ty cơ khí xây dựng.docx