Trên địa bàn huyện Bảo Yên việc thực hiện pháp luật, chính sách thuế tương đối hiệu quả. Chi cục thuế huyện Bảo Yên cũng dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiểu biết về pháp luật thuế như: đưa lên phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, kẻ vẽ pa nô áp phích tuyên truyền mọi nơi nhất là những nơi dân cư sinh sống nhiều và có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quan là tổ chức riêng biệt hay sát nhập.
- Mô hình ngành thuế ở các địa phương là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác tổ chức bộ máy ngành. Vì nó có vai trò Quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng ngành.
Tổ chức bộ máy ngành thuế của Việt Nam có đặc điểm cơ bản sau:
+ Tổ chức quản lý bộ máy thu thuế thường được tổ chức theo loại hình đối tượng nộp thuế hoặc theo sắc thuế.
ở tổng cục thuế được tổ chức theo từng sắc thuế, cục thuế và chi cục thuế tổ chức theo từng loại hình đối tượng có sự kết hợp của từng sắc thuế.
+ Tổ chức quản lý thuế xây dựng theo địa bàn hành chính địa phương gồm 3 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện.
+ Ngành thuế ngoài chức năng quản lý thuế còn có thêm chức năng phụ như kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.
3.2. Triển khai thực hiện cơ chế chính sách thuế.
Xác lập kế hoạch thu thuế là công việc đầu tiên trong hệ thống các biện pháp quản lý thu thuế, nhằm xác định định tính và định lượng làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện. Đối với huyện Bảo Yên, kế hoạch thu thuế được thông qua hội đồng nhân dân cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đảo bảo tính thống nhất, minh bạch và là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ thu của cả năm. Việc quản lý thu thuế được thông qua hệ thống các cơ quan như thuế, kho bạc, tài chính và chịu sự giám sát của HĐND huyện.
3.3. Công tác quản lý nguồn thu.
Bao gồm việc xác định các loại đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý thu thuế, xác định và phân loại đối tượng nộp thuế hàng tháng, hàng kỳ. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc quan trọng trong hoạt động quản lý thu thuế, đảm bảo đúng quy định đề ra: Các loại đối tượng đều phải được vào danh bạ quản lý, trên cơ sở thu thuế hàng năm phải có sự đối chiếu với cơ quan thống kê chuyên ngành để xác định các loại đối tượng có thay đổi hay không.
Để thực hiện công việc này, các đội thuế được phân công quản lý thu thuế tại địa bàn hoặc một số đội thuế khác phải có trách nhiệm điều tra khảo sát để nắm được toàn bộ các loại đối tượng thuộc quyền và trách nhiệm Quyết định lập danh sách Báo cáo về chi cục để lập hoặc bổ sung vào danh bạ, sổ bộ thuế nếu có phát sinh. Công tác quản lý đối tượng là công việc có tính Quyết định đến công tác quản lý thu thuế vì nếu không quản lý được đối tượng sẽ không thu được thuế.
- Công tác tổ chức lập sổ bộ thuế.
Điều tra xác định và quản lý doanh số tính thuế, xác định thu nhập chịu thuế, số phải nộp thuế hàng tháng, hàng kỳ trong năm.
Thực hiện công việc này tổ nghiệp vụ thuế hướng dẫn nghiệp vụ đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ đội điều tra, xác minh doanh số thực tế theo từng thời điểm, đối với những tờ khai thuế, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, nhận và duyệt tờ khai thuế đối với những đối tượng là các doanh nghiệp; các hộ nộp theo phương pháp khấu trừ thuế và những hộ kinh doanh tính thuế nhà đất, thuế đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn, thu phí, lệ phí và các loại thu khác theo quy định. Tổ kế hoạch, kế toán có chức năng giúp lãnh đạo chi cục lập bộ thuế, tính thuế, ra thông báo thu hàng tháng, hàng kỳ cho các đối tượng nộp thuế, đồng thời lập dự toán thu hàng tháng, hàng quý, năm cho các tổ đội và toàn chi cục, lập báo cáo định kỳ kết quả thu. Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi chấm sổ bộ thuế hàng tháng để xác định những đối tượng còn nợ động trong kỳ, đồng thời thông báo cho các đội thuế và chi cục.
- Công tác đôn đốc thu nộp tiền thuế:
Các đội thuế hàng tháng, hàng kỳ có trách nhiệm đôn đốc đối tượng nộp thuế, sau khi đối chiếu danh sách đối tượng còn nợ đọng thuế, tiến hành đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định và ra Quyết định xử phạt hành chính về thuế hoặc phối hợp với các ngành chức năng tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật.
- Công tác thanh tra - kiểm tra xử lý.
Bộ phận thanh tra - kiểm tra của chi cục giúp lãnh đạo chi cục trong việc tổ chức thanh tra - kiểm tra đối tượng nộp thuế và cán bộ công chức thuế trong thực hiện chính sách thuế và các chế độ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế, tham mưu xử lý các vi phạm về thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác chống buôn lậu, chốn thuế trên địa bàn và thực hiện các Quyết định cưỡng chế về thuế.
- Công tác quản lý ấn chỉ: Giúp cho lãnh đạo chi cục công tác quản lý cán bộ theo chức năng của cơ quan, thực hiện công tác văn thư - lưu trữ và tài vụ của chi cục.
3.4. Tổ chức thực hiện các biện pháp hành thu.
Kế hoạch thu có thể hoàn thành trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường, chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước không có biến đổi lớn, khi các biện pháp hành thu tốt.
Trên cơ sở xác định mục tiêu hàng tháng, tổ chức phối hợp các lực lượng và áp dụng các p quản lý thu thuế, thanh tra, kiểm tra theo dõi và đôn đốc các đối tượng nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đúng thời hạn, thực hiện các biện pháp quản lý, chống thất thu thuế.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN - LÀO CAI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BẢO YÊN
1. Vị trí địa lý - đặc điểm tự nhiên.
1. Về điều kiện tự nhiên (1)
Bảo Yên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 82.384 ha, chiếm 12,95% so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh (diện tích tự nhiên toàn tỉnh 635.708 ha) là huyện miền núi phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Lục Yên và Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía đông giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Văn Bàn. Trung tâm huyện lý cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Nam. Là địa bàn cư trú của 16 dân tộc sinh sống với dân số 75.370 người (tính đến 12/2005) chiếm 13,1% so với dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 91 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%. Địa giớiđược chia thành 18 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã và 1 thị trấn, có 8 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ , mạng lưới giao thông có trục đường quốc lộ 70 và tuyến đường sắt chạy từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai về Hà Nội. Quốc lộ 279 chạy từ huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu sang huyện Quang Bình - Hà Giang. Có sông Hồng và sông Chảy chạy qua địa bàn huyện. Độ cao trung bình từ 200 - 450m so với mặt biên.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên đến sản xuất nông nghiệp có thể rút ra một số tác động mạnh mẽ đến thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Những yếu tố chính về điều kiện tự nhiên, chi phối nhiều đến sản xuất nông nghiệp của huyện gồm yêu tố đất đai, khí hậu, nguồn nước.
1.1. Về đất đai
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và khảo sát, quy hoạch đất đai cấp huyện năm 2001, quy hoạch đất đai cấp xã năm 2004, huyện Bảo Yên có các loại đất sau :
(1). Trích từ kế hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên giai đoạn 2006 - 2010.
- Đất nông nghiệp 46.357,7 ha chiếu 56,2 diện tự nhiên. Trong đó sản xuất nông nghiệp 10.899,6 ha; đất lâm nghiệp 35.238,6 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 219,44 ha.
- Đất phi nông nghiệp : 4.449,2 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở 479,5 ha; đất chuyên dùng 1.060,7 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 64,9 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.844,2 ha.
- Đất chưa sử dụng 31.676 ha chiếm 38,4% diện tích tự nhiên. Về tình hình quản lý đất chưa sử dụng hàng năm đều giảm để sử dụng vào san xuất nông lâm nghiệp (đất chưa sử dụng giảm 3.944,3 ha so với năm 2000).
1.2. Về khí hậu
Khí hậu huyện Bảo Yên mang đặc điểm nhiệt đới nóng và ẩm chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 - 30oC, thấp nhất 10 - 15oC, độ ẩm bình quân 85 - 87%. Lượng mưa cao nhất 1.994mm, thấp nhất 1.450mm. Hướng gió chính ảnh hưởng đến thời tiết toàn vùng là :
- Gió đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10)
- Gió đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
1.3. Về thuỷ văn
Huyện Bảo Yên có 2 con sông chảy qua theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Sông Hông chảy qua 3 xã vùng Tây Nam với độ dài 20 km. Sông Chảy đi qua 9 xã vùng Đông Bắc và Tây Nam của huyện với độ dài 37 km. Ngoài ra còn 11 ngòi và suối đều khắp địa bàn; trong đó có các con suối lớn như suối Nghĩa Đô - Vĩnh Yên, suối Bảo Hà, suối Long Phúc, suối Trĩ Nủ Long Khánh v.v… tạo nguồn nước dồi dào thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Mạch nước ngầm hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang có dự án thăm dò 5 điểm tại các xã để khoan sâu sử dụng nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất; tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc lớn, mạch nước ngầm sâu nên việc thăm dò khai thác phức tạp và tốn kém.
2. Về kinh tế xã hội
(1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005)
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai đoạn 2000 - 2005 (1)
Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 225.000triệu đồng năm 2000 lên 378.760 triệu đồng năm 2005 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2000 đến năm 2005 đạt 10,5 - 11%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,025 triệu đồng, (GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 4,85 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp – xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 65,9% năm 2000 xuống còn 59,65% năm 2005, bình quân giảm 1,25%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,3% năm 2000 lên 16,05% năm 2005. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 18,8% năm
2000 lên 24,3% năm 2005. Đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện.
Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên
Giai đoạn 2000 – 2005
(Nguồn số liệu : Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010).
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2005
So sánh
Tăng trưởng 2005/2000
Dân số
người
70.660
75.370
106,66
Tổng sản phẩm XH (GDP)
tr.đồng
225.000
378.760
168,33
Tốc độ tăng trưởng GDP
%
9,7
12,3
126,8
Cơ cấu GDP
%
100
100
100
- Nông lâm nghiệp
%
65,9
59,65
90,51
- Công nghiệp - XDCB
%
15,3
16,05
104,9
- Thương mại - dịch vụ
%
18,8
24,3
182,44
GDP bình quân đầu người
100đ
3.200
5.025
157,03
Sản lượng lương thực
tấn
19.034
29.058
152,66
Bình quân lương thực/người
kg/người
270
385
142,6
Tổng thu thuế và phí trên địa bàn
tr.đồng
4.780
10.235
214,12
2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Lào Cai
Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với tỉnh năm 2005 như sau :
2.3. Tình hình dân số và lao động
Số liệu thống kê dân số huyện Bảo Yên năm 2005 là 75.370 người; mật độ bình quân 91 người/km2, phân bố không đồng đều, tập trung ở trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, ven đường quốc lộ 70, quốc lộ 279; tại các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số thấp như Tân Tiến, Vĩnh Yên, Điện Quan, Minh Tân, Thượng Hà, Xuân Thượng, Tân Dương, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức bình quân chung 1,5%. Dân số nông nghiệp 64.968 người chiếm 86,2% dân số chung toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, phân công lao động chưa rõ rệt và chưa có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc.
Biểu 3 : Dân số và lao động năm 2005 huyện Bảo Yên
Số TT
Tên xã, thị trấn
Diện tích tự nhiên (km2)
Nhân khẩu (người)
Lao động (người)
Thị trấn Phố Ràng
13,61
7.757
3.840
Xã Tân Tiến
58,83
1.957
919
Xã Nghĩa Đô
38,41
4.595
2.173
Xã Vĩnh Yên
62,14
4.430
2.127
Xã Xuân Hoà
75,32
7.115
3.348
Xã Xuân Thượng
41,63
3.590
1.685
Xã Tân Dương
31,85
3.022
1.446
Xã Việt Tiến
32,92
2.658
1.261
Xã Long Khánh
56,45
2.825
1.323
Xã Long Phúc
24,29
1.567
746
Xã Lương Sơn
38,04
2.850
1.389
Xã Yên Sơn
26,45
2.130
1.030
Xã Minh Tân
33,84
2.652
1.240
Xã Thượng Hà
65,78
4.966
2.312
Xã Điện quan
42,78
3.490
1.642
Xã Kim Sơn
69,24
6.576
3.122
Xã Cam Cọn
46,73
4.320
2.090
Xã Bảo Hà
66,52
8.870
4.165
Tổng cộng
824,83
75.370
35.858
3. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện (1)
3.1. Giao thông
(1)Nguồn : Báo cáo số 55/BC-KT ngày 23-12-2005 của Phòng Kinh tế huyện Bảo Yên.
Trục giao thông chính là quốc lộ 70 chạy qua địa bàn huyện 51km do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đi qua 7 xã theo hướng từ Bắc xuốgn Nam, từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Nội. Tuyến đường tỉnh lộ 279 chạy qua địa bàn 53 km theo hướng Đông - Tây đi qua 6 xã từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Lai Châu. Đường liên xã 18 tuyến tổng chiều dài 175 km. Tuyến dài nhất là 35km (Phố Ràng - Tân Dương - Xuân Hòa - Vĩnh Yên - Nghĩa Đô - Tân Tiến); tuyến ngắn nhất 3km (Phố Ràng - Yên Sơn). Đường nội xã có chiều dài 271km. Nhìn chung đường liên xã chủ yếu là cấp phối, trong đó 80% đi được cả 4 mùa. Tuy nhiên đã xuống cấp qua thời gian sử dụng, nguồn kinh phí có hạn nên khả năng duy tru bảo dưỡng có hạn và yếu tố giao thông vận tải cũng đang là trở ngại lớn ảnh hưởng đến lưu thông trao đổi hàng hóa.
3.2. Thuỷ lợi
Những năm qua các công trình thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 65 cầu máng; 210 cống; 46 đập tràn, 312 mương dẫn nước; trong đó bên tông hóa 122 km. Có 10 đập chính; trong đó đập rọ thép 3 cái; đập xây 7 cái, đập đất 121 cái. Hiện nay đang lập dự án đầu tư 43 công tình thuỷ lợi để tưới tiêu cho 150 ha diện tích với số vốn 30 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu chính phủ.
3.3. Điện lưới
Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trục chính đến 18/18 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dùng điện 72% trên tổng số 152.253 hộ . Nguồn điện quốc gia 110KV và 35 KV kéo từ Việt Trì lên Lào Cai và năm 2006 xây dựng thêm đường 220 KV mua từ Trung Quốc đã hòa mạng từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc vào hệ thống điện lưới quốc gia. Ngoài ra một số vùng sâu vùng xa chưa được đầu tư điện lưới nhân dân dùng máy thuỷ điện nhỏ để phục vụ sinh hoạt.
4. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên
Từ lợi thế vị trí địa lý như Huyện Bảo Yên co các tuyến giao thông xuyên suốt chiều dài đi qua Trung tâm huyện với các huyện khác của tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 280 km về phía Nam vừa là thị trường, vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung; vừa là lợi thế, vừa là thách thức về sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phải có sức cạnh tranh mạnh mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường trong và ngoài nước.
Đến thời điểm năm 2006 toàn huyện có 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các công ty TNHH và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
Kinh tế tập thể hiện tại đang chưa phát triển, trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã . Trong đó 1 hợp tác xã sản xuất và 2 hợp tác xã kinh doanh nghề vận tải.
Số hộ sản xuất, kinh doanh trên toàn huyện có 911 hộ tập trung vào một số ngành như: Kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, xây dựng, ngành thương nghiệp và các ngành nghề khác.
Biểu số 4: Số lượng doanh nghiệp NQD theo loại hình và ngành nghề kinh doanh ( Nguồn số liệu: sô liệu của Chi cục thuế huyện Bảo Yên)
Ngành nghề
Tổng số
Loại hình Doanh nghiệp
C.ty cổ phần
C.ty TNHH
DNTN
Tổng số
23
- Sản xuất
3
1
2
- xây dựng
13
6
7
- Vận tải
6
1
1
4
- Thương nghiệp
1
1
- Kinh tế cá thể phất triển chủ yếu ở Thị trấn Phố Ràng ( Trung tâm huyện). trên địa bàn toàn huyện có 5 chợ phcu vụ cho các xã và vùng lân cận như: chợ xã Bảo hà phục vụ cho xã Tân An thuộc chuyện Văn bàn và một số xã khác của tỉnh Yên Bái .
- Một số hạn chế của kinh tế ngoài quốc doanh:
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh có quy mô quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu và phân bổ không đều giữ các vùng và các ngành nghề, tỷ trọng kinh doanh ngành sản xuất các sản phẩm noong – lâm nghiệp ( lợi thê của đị phương) còn ít.
+ Sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh còn mang tính tự phát, mất cân đối, nhiều hộ kinh doanh không ổn định và có số vốn kinh doanh thấp.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ TRÊN BÀN HUYỆN BẢO YÊN.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế huyện Bảo Yên - Lào Cai.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC THUẾ BẢO YÊN
Chi cục Trưởng
Chi cục Phó
Chi cục Phó
Tổ tuyên truyền hỗ trợ thuế
Tổ nghiệp vụ tổng hợp (nghiệp vụ hỗ trợ, xử lý dữ liệu, ấn chỉ và quản lý thu lệ phí, phí, thu khác, lập KH)
Tổ thanh tra - kiểm tra
Tổ nghiệp vụ
Tổ hành chính quản lý nhân sự và tài vụ
Đội thuế: Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý doanh nghiệp
- Tổng số biên chế: 29 người.
- Trình độ chuyên môn.
+ Đại học: 5
+ Trung cấp: 24
- Lực lượng cán bộ được bố tí như sau.
+ Ban lãnh đạo: 3 người.
Gồm: + Chi cục Trưởng.
+ 02 Chi cục Phó.
+ Tổ tham mưu giúp việc: = 3 tổ = 13 người .
+ Đội thuế: Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đội trước bạ, thu khác tại văn phòng chi cục: 4 đội = 13 người.
- Hoạt động của Ban lãnh đạo Chi cục và các tổ đã được phân công như sau:
+ Chi cục trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt trong hoạt động của Chi cục, đồng thời trực tiếp chỉ đạo điều hành các tổ tính thuế, thống kê và dự toán thuế, Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý doanh nghiệp.
+ Một chi cục phó giúp việc cho Chi cục trưởng và quản lý: Tổ nghiệp vụ tổng hợp (nghiệp vụ hỗ trợ, xử lý dữ liệu, ấn chỉ và quản lý thu lệ phí, phí, thu khác, lập KH); Tổ hành chính quản lý nhân sự và tài vụ.
+ Một chi cục phó giúp việc cho Chi cục trưởng và quản lý: Tổ thanh tra - kiểm tra và một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phận công.
- Chức năng hoạt động của các tổ tham mưu giúp việc:
+ Tổ xử lý dữ liệu:
Giúp Chi cục Trưởng, Chi cục thuế lập dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm theo chế độ quy định, lập sổ danh bạ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tiếp nhận tờ khai thuế, kiểm tra và nhập dữ liệu về căn cứ tính thuế, lập sổ thuế, in thông báo thuế, kế toán theo dõi, thực hiện thống kê và lập Báo cáo theo chế độ quy định.
+ Tổ nghiệp vụ - Hỗ trợ:
Giúp việc cho lãnh đạo trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch điều tra, điều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hộ, phối hợp với các tổ, đội thuế trong việc lập dựtoán thu, xử lý tờ khai tính thuế của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai, tự tính thuế.
+ Tổ thanh tra - kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức cá nhân nộp thuế, kiểm tra nội bộ cơ quan trong việc thực hiện pháp luật thuế, các chế độ quản lý, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
+ Tổ hành chính, quản lý nhân sự, tài vụ:
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý nhân sự, tài vụ và tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT và các phong trào thi đua khác.
+ Tổ quản lý ấn chỉ:
Quản lý, sử dụng, cấp phát, bán hóa đơn ấn chỉ thuế; theo dõi quản lý, thanh toán các loại biên bản thuế, ấn chỉ thuế. Phối kết hợp với các bộ phận chức năng làm rõ và đề xuất sử lý các vi phạm về sử dụng ấn chỉ thuế, lập báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ theo quy định.
+ Đội quản lý thu phí, lệ phí và thu khác:
Quản lý thu phí, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, trên cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất đai tài sản như tiền thuế đất, phí, lệ phí, các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục.
+ Đội quản lý doanh nghiệp
Quản lý thu thuế các doanh nghiệp, các tổ chức nộp thuế và cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập theo phân cấp quản lý.
Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân nộp thuế trên địa bàn quản lý được đăng ký cấp mã số thuế; tiếp nhận tờ khai thuế; chuyển tờ khai, quyết định miễn, giảm, hoàn thuế cho tổ sử lý dữ liệu; thực hiện ấn định thuế đối với tổ chức, cá nhân phải ấn định theo quy định.
+ Đội thuế xã, thị trấn, chợ:
Quản lý thu thuế trên địa bàn xã, thị trấn: Lập danh sách và quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn; hướng dẫn, giải thích cho các đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai đăng ký cấp mã số thuế và vào sổ bộ thuế, nhận thông báo chuyển cho đối tượng nộp thuế, tổ chức kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đối với những trường hợp thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp tự kê khai thuế, điều tra xác định doanh thu và mức thuế, làm thủ tục khoán lại thuế cho những hộ gia đình kinh doanh loại nhỏ.
2. Việc thực hiện pháp luật và chính sách thuế.
Trên địa bàn huyện Bảo Yên việc thực hiện pháp luật, chính sách thuế tương đối hiệu quả. Chi cục thuế huyện Bảo Yên cũng dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiểu biết về pháp luật thuế như: đưa lên phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, kẻ vẽ pa nô áp phích tuyên truyền mọi nơi nhất là những nơi dân cư sinh sống nhiều và có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý đối tượng nộp thuế.
Thanh tra là nội dung quan trọng của việc quản lý thu thuế, thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn của ngành thuế. ở chi cục thuế huyện là tổ thanh tra, kết hợp với tổ nghiệp vụ hỗ trợ. Nội dụng của công việc này là thanh tra - kiểm tra các đối tương nộp thuế và thanh tra - kiểm tra nội bộ Chi cục theo kế hoạch của Ban lãnh đạo và theo định kỳ.
Các đối tượng của thanh tra - kiểm tra là các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khâu trừ thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hội kinh doanh sử dụng hoá đơn bán hàng và thực hiện chế độ kế toán hộ chưa chấp hành đúng các chế độ và sử dụng hoá đơn chứng từ, chế độ ghi chép sổ kế toán, chế độ kê khai thuế.
Qua công tác thanh tra - kiểm tra nhằm chấn chỉnh những sai phạm và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, tạo sự công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.
Công tác thanh tra - kiểm tra nội bộ được thực hiện theo định kỳ hàng năm, nhằm chấn chỉnh cán bộ thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong quản lý thu thuế, quản lý đối tượng nộp thuế tự kê khai tính thuế.
4. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế.
- Tổng các loại thuế và thu khác năm 2004 là: 3.381 =131,4 %KH.
- Tổng các loại thuế và thu khác năm 2005 là: 4.455 = 139,6 %KH.
- Tổng các loại thuế và thu khác năm 2006 là: 4.983 = 110,6 %KH.
a. Chi tiết kết quả thu năm 2004 được chia theo nguồn (Chia theo sắc thuế và thành phần kinh tế).
Bảng 1: kết quả thực hiện năm 2004 theo nguồn.
( Nguồn số liệu: báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2004
của Chi cục thuế huyện Bảo Yên)
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Kế hoạch
Thực hiện
TH/KH (%)
Tổng thu trên địa bàn
2.574
3.381
131,4
1- Thuế NQD
1.300
1.985
152,7
- Thuế Môn Bài
160
189
118,3
- Thuế GTGT
755
1.322
175,1
- TNDN
335
444
132,5
- Thuế tài nguyên
20
29
147,4
- Thu khác NS
30
1
2,5
2- Lệ phí trước bạ
100
54
54,2
3- Thuế SD đất NN
24
25
102,3
4- Thuế nhà đất
45
90
200,0
5- thuế chuyển quyền
80
78
97,4
6- Thuê đất
40
43
107,4
7- Tiền thuê nhà
5
5
100,0
8- Phí, lệ phí
330
347
105,0
9- Thu khác
650
755
116,1
Biểu 2 Kết quả thu năm 2004 chia theo thành phần kinh tế:
( Nguồn số liệu: báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2004
của Chi cục thuế huyện Bảo Yên)
ĐVT: triệu đồng.
Stt
Loại thuế phải nộp
Thành phần nộp thuế
Thuê thu nhập doanh nghiệp
Thuế tài nguyên
Thuế VAT
Thuế môn bài
Tổng số
762,645
29,475
1.002,764
190,116
1
Kinh tế tập thể
318,981
-
136,578
4,000
2
Kinh tế tư nhân
443,664
29,475
866,186
186,116
+
Doanh nghiệp tư nhân
7,207
9,651
148,418
11,3
+
Kinh tế cá thể
417,182
8,150
413,305
931,6
+
Kinh tế hỗn hợp
19,275
11,674
304,463
8,250
- Qua số liệu trên ta thấy số thu năm 2004 tăng hơn kế hoạch giao là 31,4%, chủ tiêu tăng thu ở khu vực ngoài quốc doanh và thuế nhà đất. Trong đó thuế ngoài quốc doanh tăng cao hơn kế hoạch là 52,7%; thuế nhà đất cao gấp đôi kế hoạch giao là 100% . Nguyên nhân của viêc tăng cao là do các h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.docx