MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG 3
1.1. Giới thiệu chung về Doanh nghiệp Bắc Hồng 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Doanh nghiệp 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp 4
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 6
1.2.1- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2005 đến 2007 . 6
1.2.2. Tình hình tiêu thụ : 1
1.2.3. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1
1.2.4. Bảng kê một số công trình doanh nghiệp đã thi công trong những năm gần đây: 7
1.2.5. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động 9
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG 10
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG 10
2.1.1 Các nhân tố bên ngoài . 10
2.1.1.1 Thị trường lao động. 10
2.1.1.2 Luật pháp và các quy định của Chính phủ. 11
2.1.1.3 Tình hình cạnh tranh. 12
2.1.2 Nhân tố bên trong . 13
2.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh. 13
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý. 14
2.1.2.3 Chính sách tiền lương, tiền thưởng của Doanh nghiệp . 15
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động. 15
2.1.2.5 Đặc điểm về tài chính doanh nghiệp 16
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG 17
2.2.1. Các chế độ tiền lương trong doanh nghiệp 17
2.2.2. Các hình thức trả lương. 21
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm (4) 21
2.2.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian(4) 24
2.2.3. Xây dựng kế hoạch trả lương và tổ chức trả lương 25
2.2.3.1. Xác định tổng quỹ lương. 25
2.2.3.2. Tổ chức trả lương 27
2.2.4. Công tác tiền thưởng 40
2.2.4.1. Các hình thức thưởng 40
2.2.4.2. Tổ chức đánh giá. 43
2.3. Đánh giá chung về công tác tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp 44
2.3.1. Những ưu điểm. 44
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG 46
3.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp. 46
3.1.1. Định hướng chung. 46
3.1.2. Định hướng về công tác tiền lương, tiền thưởng. 46
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng tại doanh nghiệp bắc Hồng 47
3.2.1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý. 47
3.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 49
3.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 56
3.2.4. Hoàn thiện công tác trả thưởng. 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng tại Doanh nghiệp Bắc Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Đặc điểm của chế độ tiền lương này là:
+ Mức lương được quy định cho từng chức danh - chức vụ của các loại cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu tố như: Độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc và trách nhiệm.
+ Mỗi chức danh - chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành chức vụ được giao.
+ Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.
+ Người làm công việc nào, chức vụ nào thì được hưởng theo công việc đó, chức vụ đó.
+ Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp.
- Chế độ tiền lương theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng dựa theo các quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.
+ Các thang và bảng lương cho các chức vụ và các chức danh. Bảng lương xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên môn hay các chuyên môn khác, theo những trình độ của họ. Mỗi bảng lương gồm có một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lương và mức lương tương ứng.
+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trả công lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương của họ.
Ngoài ra mọi cán bộ và nhân viên còn có thêm phụ cấp lương như các công nhân nếu như họ cũng ở trong các điều kiện tương tự như các công nhân.
2.2.2. Các hình thức trả lương.
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cơ bản nhất và rất phổ biến. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc "phân phối theo lao động", gắn việc trả lương với kết quả cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể.
a. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp
Hình thức này được áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo được kết quả cụ thể. Thực chất của hình thức này là dựa trên cơ sở giá cố định, số lượng sản phẩm sản xuất ra của người nào càng nhiều thì người đó được trả nhiều lương và ngược lại.
Công thức tính: Lspt.tiếp = Ntt x Đg
Trong đó: Ntt: Số lượng sản phẩm thực tế
Đg = T x Lgiờ
Với: T: Mức thời gian
Lgiờ: Mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm
b. Lương sản phẩm tập thể (Lspt.thể)
Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện.
Để tính lương cho người lao động, cần tiến hành theo hai bước:
+ Bước 1: Xác định quỹ lương tập thể
Công thức tính: Lspt.thể = Nttt.thể x Đgt.thể
Trong đó: Nttt.thể : Số lượng thực tế tập thể
Đgt.thể =
T: Mức thời gian của một sản phẩm (giờ/sản phẩm)
Lgi: Mức lương giờ của công nhân
Hoặc: Đgt.thể =
Trong đó:
Lgsp: Mức lương giờ bình quân của sản phẩm
Tj: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm
s: Số công nhân của tập thể đó.
+ Bước 2: Tính lương cho từng người:
Tiền lương sản phẩm của công nhân thứ j được dác định như sau:
Trong đó: Tj : Số ngày (giờ) của công nhân thứ j
Lj : Lương ngày (giờ) của công nhân thứ j
Tuy nhiên nhược điểm của việc chia lương theo công thức trên là chưa sát đến thái độ lao động của người tham gia vào công việc chung của tập thể, nên trong chừng mực nào đó tiền lương của họ vẫn chưa thực sự gắn với thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm này, đảm bảo tính công bằng hơn, cần bổ sung hệ số thái độ của từng người (Kiđj) vào công thức trên như sau:
c. Lương sản phẩm gián tiếp
Hình thức này áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ sản xuất như các công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm mà kết quả công tác của họ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân chính. Do đó tiền lương sản phẩm của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Hình thức tiền lương này đã động viên được công nhân phụ, phục vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
Công thức tính:
Lspg.tiếp = Ltháng g.tiếp x Knslđt.tiếp
Hoặc: Lspg.tiếp = Lthángg.tiếp : NKHCNSXchính x NTTCNSXchính
Trong đó:
Lspg.tiếp : Lương sản phẩm của công nhân gián tiếp
Lthángg.tiếp: Lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp
NKHCNSXchính: Mức sản lượng kế hoạch của công nhân chính
NTTCNSXchính: Mức sản lượng thực tế của công nhân chính
Knslđt.tiếp: Hệ số năng suất của công nhân chính
d. Lương sản phẩm có thưởng
Thực chất là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
e. Lương sản phẩm lũy tiến
Hình thức này được áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất để góp phần vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá lương:
+ Đơn giá lương cố định để trả cho sản phẩm trong mức quy định.
+ Đơn giá lương lũy tiến tính cho sản phẩm vượt mức quy định.
Nhờ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đã giảm được chi phí cố định tính cho một đơn vị. Đó chính là nguồn bù đắp tiền lương trả thêm theo luỹ tiến ở trên. Đơn giá tiền lương tăng thêm được tính dựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá. Khi trả lương theo hình thức này phải xác định đúng tỷ lệ tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định.
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:
L = Đg x Q1 + Đg x D x (Q1 - Q0)
Trong đó: Q0: Mức sản lượng tối thiểu
Q1: Mức sản lượng thực tế
D: Hệ số tăng đơn giá
2.2.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian(4)
a. Tiền lương thời gian giản đơn
Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lương giờ (hoặc lương ngày) của nhân viên để trả lương. Hình thức này dễ mang tính chất bình quân, vì không phân biệt người làm tích cực với người kém, do đó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc của mình.
Công thức tính: Ltg = Ttt x Lncb
Trong đó: Ltg: Lương trả cho người lao động
Ttt: Số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ
Lncb: Mức lương ngày (giờ) tính theo cấp bậc
+ Lương tháng: Được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương, thường được trả cho người lao động làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các ngành hoạt động không sản xuất vật chất.
+ Lương ngày: Thường được áp dụng trả cho công nhân trong các ngày học tập, họp Đồng thời là căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội và còn dùng để trả lương cho người lao động theo hợp đồng (làm ngày nào thì trả lương ngày đó).
Lương ngày =
+ Lương giờ: Là căn cứ để tính mức tiền lương theo sản phẩm
Lương giờ =
b. Tiền lương theo thời gian có thưởng
Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức này đã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình (đạt năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm vật tư)
Công thức tính: Ltgct = Ttt x Lncb x Kt
Trong đó: Kt: Hệ số lương kể đến tiền thưởng
2.2.3. Xây dựng kế hoạch trả lương và tổ chức trả lương
2.2.3.1. Xác định tổng quỹ lương.
a. Khái niệm
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp.
b. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp
Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như sau:
* Theo tính kế hoạch: Qũy lương kế hoạch là quỹ lương thực hiện.
+ Quỹ lương kế hoạch: Là tổng số tiền lương được tính vào đầu kỳ kế hoạch. Được xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
* Theo đối tượng được hưởng
Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp:
* Theo tính chất phụ: Quỹ lương chính và quỹ lương bổ sung
+ Quỹ lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Quỹ lương bổ sung bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: Lễ, tết, phép, năm hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác.
c. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp
Kết cấu của quỹ lương doanh nghiệp bao gồm các loại như sau:
+ Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.
+ Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời tiết hay thiếu vật tư
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép hay quy định, nghỉ họp
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ để đi học theo chế độ.
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều động đi công tác biệt phái.
+ Các khoản phụ cấp theo quy định
2.2.3.2. Tổ chức trả lương
Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức này áp dụng cho các viên chức lãnh đạo, quản lý, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc theo lương khoán. Vì tính chất công việc của những người này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Vì thế không thể đo lường được một cách chính xác.
Hình thức này bao gồm: Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp) và tiền lương kinh doanh.
Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp)
Công thức tính: (3)
Trong đó:
TLcbi: Là tiền lương cơ bản của người thứ i.
MLTT: Mức lương tối thiểu (do Nhà nước quy định)
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i.
Hpci: Hệ số phụ cấp lương của người thứ I (nếu có)
Ti: Số ngày làm việc thực tế của người thứ i trong tháng.
Nc: Ngày công chế độ trong tháng.
Bảng 4: Tiền lương cơ bản của CBCNV
trong Doanh nghiệp Bắc Hồng
TT
Chức danh
MLTT
Hcbi
Hpci
Hcbi+Hpci
Nc
Ti
TLcbi
1
Giám đốc
450.000
6,97
0
6,97
22
22
3.136.000
2
Kế toán trưởng
450.000
5,98
0,4
6,38
22
21
2.740.500
3
Trưởng phòng TCHC
450.000
4,51
0,4
4,91
22
21
2.109.068
4
Nhân viên TCHC
450.000
3,58
0
3,58
22
22
1.611.000
5
Nhân viên KTTC
450.000
3,58
0
3,58
22
20
1.464.545
6
Đội trưởng
450.000
3,89
0,2
4,09
22
22
1.840.500
7
Nhân viên kỹ thuật
450.000
3,89
0,3
4,19
22
21
1.799.795
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Tiền lương kinh doanh.
Phương thức phân phối quỹ tiền lương kinh doanh.
Quỹ tiền lương kinh doanh là phần còn lại của tổng quỹ tiền lương dành cho bộ phận quản lý và các khoản thanh toán lương theo định mức tiền lương tính trên doanh thu trực tiếp của hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã thanh toán đầy đủ lương cơ bản.
Nguyên tắc phân phối quỹ tiền lương kinh doanh: Phân phối theo lao động, gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng người, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Phương thức phân phối theo nhóm công việc kết hợp với bình xét A,B,C,D.
Công thức tính:
(4)
Trong đó:
n: Là số người được tính tiền lương kinh doanh.
TLkdi: Tiền lương kinh doanh của người thứ i
Qkd: quỹ tiền lương kinh doanh
Ni: Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i (không kể công thêm giờ)
Hni: Hệ số phân phối theo nhóm công việc của người thứ i
Hcvi: Hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i trong tháng (A,B,C,D)
Theo công thức trên thì tình hình phân phối quỹ lương theo kinh doanh của phòng Tổ chứ kế hoạch và hành chính được phân phối như sau:
Bảng 5: Phân phối quỹ lương của phòng Tổ chức kế hoạch và hành chính
TT
Họ tên
Chức danh
Ni
Hni
Hcvi
NixHnixHcvi
TLkdi
1
Nguyễn Minh Hà
Trưởng phòng
22
1,8
1
39,6
3.259.969,5
2
Trần Thị Thuý
Phó phòng
22
1,6
1
33
2.716.642
3
Đinh Thị Hoài
Nhân viên
21
1,3
1
27,3
2.246.603,2
4
Hoàng Xuân Ích
Nhân viên
22
1,4
0,85
26,18
2.155.202,1
5
Trịnh Xuân Khánh
Nhân viên
21
1,3
0,85
23,205
1.910.292,7
6
Trần Thị Kim Dung
Nhân viên
20
1,2
0,85
20,4
1.679.378,2
7
Nguyễn Danh Xuân
Nhân viên
21
1,2
0,85
21,42
1.763.347,1
8
Vương Văn Quỳnh
Nhân viên
22
1
0,7
15,4
1.267.765,9
Tổng
206,505
17.000.000
Nguồn: Phòng Tổ - hành chính
Hệ số phân phối theo nhóm công việc.
Nhóm công việc được áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên mà công việc họ đảm nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên quỹ tiền lương kinh doanh của Doanh nghiệp . Việc xếp nhóm công việc theo hệ số quy định do Chủ tịch hội đồng quản trị và Ban giám đốc cùng các trưởng phòng ban sắp xếp theo nhiệm vụ được giao không lệ thuộc người đó có hệ số lương bậc cao hay thấp. Việc xếp hệ số của các nhóm không cố định có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào sự cố gắng phấn đấu của từng CBCNV.
Nhóm công việc được xếp thành 8 nhóm với các hệ số như sau:
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo
Giám đốc Doanh nghiệp : : 3,0
Kế toán trưởng Doanh nghiệp : 2,5
Nhóm 2: Nhóm cán bộ quản lý thuộc phòng ban Doanh nghiệp .
Trưởng phòng :1,6 – 1,7 – 1,8
Trợ lý giám đốc : 1,5 – 1,6
Phó trưỏng phòng : 1,4 – 1,5
Nhóm 3: Nhóm cán bộ quản lý đội trực tiếp sản xuất như: đội công trình, đội lắp ráp...
Đội trưởng : 1,6
Đội phó : 1,3
Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ : 0,7 – 1,2
Nhóm 4: Chuyên viên, kỹ sư: Căn cứ vào mức độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng đảm đương các nhiệm vụ độc lập và mức độ phức tạp của công việc chia thành 7 mức với hệ số lần lượt từ 0,8 – 1,4.
Nhóm 5: Kỹ thuật viên (có bằng cao đẳng: hệ 3 năm và trung cấp): Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và năng lực cán bộ chia thành 4 mức với hệ số lần lượt từ 0,7 – 1,0.
Nhóm 6: Lái xe con: chia thành 5 mức với hệ số từ 0,6 – 1,0.
Nhóm 7: Công nhân kỹ thuật, thủ kho, tiếp liệu: chia thành 4 mức với hệ số từ 0,5 – 0,8.
Nhóm 8: Nhóm công việc của nhân viên văn thư, bảo vệ, phục vụ...
Văn thư, đánh máy... chia thành 4 mức với hệ số từ 0,5 – 0,8
Bảo vệ, phục vụ nhà ăn, lao động phổ thông được chia thành 3 mức với hệ số từ 0,5 – 0,7.
Các hệ số quy định theo nhóm trên cũng được áp dụng trong việc phân phối khen thưởng.
Ngoài các nhóm trên trong một số trường hợp người lao động sẽ được trả lương tháng theo thoả thuận và không phụ thuộc vào tổng quỹ lương.
Việc xem xét điều chỉnh các mức thuộc nhóm do người phân phối và trả lương quyết định.
Xác định hệ số hoàn thành công việc.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng CBCNV đã được xác định và mức độ thực hiện công việc của CBCNV để xác định hệ số hoàn thành công việc đạt được trong tháng của mỗi người. Bao gồm 4 loại:
Loại A : Hệ số = 1,0
Loại B : Hệ số = 0,85
Loại C : Hệ số = 0,7
Loại D : Hệ số = 0,5
Các tiêu chuẩn được quy định như sau:
LOẠI A
Về thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác.
Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban Doanh nghiệp .
Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần của phòng, ban do mình phụ trách.
Phân công cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đã được giao.
Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của CBCNV để nắm vững mức độ thực hiện công việc, kế hoạch công tác đã được giao và nắm được khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất với Ban giám đốc biện pháp giải quyết.
Hoàn thành nhiệm vụ, công tác do bản thân trực tiếp đảm nhận.
Lãnh đạo phòng, ban mình hoàn thành công việc được giao từ 85% trở lên.
Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật.
Xây dựng kế hoạch công tác trong tuần, hàng tháng báo cáo trưởng phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hoàn thành 90% công việc được giao trở lên.
Trong quá trình thực hiện công việc nếu có khó khăn khách quan mà bản thân đã tích cực giải quyết nhưng không được phải báo cáo với trưởng phòng và đề xuất biện pháp giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất.
Đối với công nhân viên phục vụ:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chấp hành đúng mọi quy định của Doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.
Về kỷ luật lao động.
Chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động.
Không đi muộn, về sớm.
LOẠI B
Về thực hiện nhiệm vụ công tác.
Đối với cán bộ, quản lý, trưởng phòng, ban:
Phòng hoàn thành từ 70% đến dưới 85% công việc được giao.
Bản thân hoàn thành công việc như với cán bộ là chuyên môn.
Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:
Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% công việc được giao.
Đối với nhân viên phục vụ:
Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 1 – 3 lần/tháng.
Về kỷ luật lao động.
Đi muộn, về sớm từ 1 – 3 lần/tháng, mỗi lần không quá 15 phút giờ làm việc đã quy định trong Nội quy lao động; làm việc riêng trong giờ làm việc.
LOẠI C
Về thực hiện nhiệm vụ công tác.
Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban:
Phòng hoàn thành từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao.
Bản thân hoàn thành nhiệm vụ như cán bộ chuyên môn.
Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:
Hoàn thành từ 60% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao
Đối với nhân viên phục vụ:
Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 4 – 6 lần/tháng.
Về kỷ luật lao động.
Đi muộn về sớm từ 4 – 7 lần/tháng, mỗi lần không quá 15 phút so với giờ làm việc đã quy định trong Nội quy lao động; làm việc riêng trong giờ làm việc; bỏ vị trí làm việc đi uống rượu, bia trong giờ làm việc; chơi cờ bạc; chơi trò chơi trên máy vi tính trong giờ làm việc.
LOẠI D
Về thực hiện nhiệm vụ công tác.
Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban:
Phòng hoàn thành từ 40% đến dưới 50% nhiệm vụ được giao.
Bản thân hoàn thành nhiệm vụ như với cán bộ chuyên môn.
Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:
Hoàn thành từ 50% đến dưới 60% nhiệm vụ được giao.
Đối với nhân viên phục vụ:
Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 7 lần trở lên/tháng
Về kỷ luật lao động.
Đi muộn về sớm trên 7 lần/tháng.
Một số quy định thanh toán quỹ tiền lương kinh doanh.
Những ngày không làm việc (nghỉ phép, lễ, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, nghỉ bù...) và những ngày làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần sẽ thanh toán tiền lương theo quy định, chế độ chung không được tính để thanh toán tiền lương kinh doanh.
Trong tháng có những ngày nghỉ đi học, nhưng vẫn đảm nhận công việc bình thường, thì những ngày đi học được hưởng loại C
Những CBCNV được Giám đốc cử đi học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ tạo chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế... mà thời gian tập trung học tập dưới 3 tháng, thời gian đi học không tham gia công tác thì được hưởng loại C.
CBCNV vi phạm nội quy, quy định của Doanh nghiệp nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ (nặng, nhẹ) để hạ loại tháng đó.
Mặc dù, cách trả lương cho cán bộ quản lý ở Doanh nghiệp đã gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp , với hiệu quả và kết quả công tác của tưng người. Nhưng như đã phân tích ở trên, trong nhiều phòng ban của Doanh nghiệp việc bố trí phân công lao động, phân công công việc cho từng người chưa hợp lý và rõ ràng. Có những người phải đảm nhận ít công việc, thậm chí có nhiều công việc mang tính chất chung chung không có ai chịu trách nhiệm chính. Hoặc có nhiều việc đòi hỏi cán bộ phải có trình độ cao đảm nhiệm nhưng lại được giao cho người trình độ thấp. Vì thế, đây là nguyên nhân chính làm cho người lao động chưa phát huy hết khả năng của mình, làm việc với hiệu suất chưa cao, lãng phí thời gian làm việc.
Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Phương thức trả lương.
Đối với lao động trực tiếp sản xuất.
Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các công nhân xây dựng các công trình nhà ở ở các khâu như xây thô, trát, lát nền...
Tiền lương được tính trả theo công thức:
TLi = ĐG x Qi (5)
Trong đó:
TLi : Tiền lương của lao động thứ i.
ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm, đối với làm khoán là tiền lương khoán.
Qi : Số lượng sản phẩm hoặc việc khoán hoàn thành Đơn vị có thể là m2, m3 tuỳ theo đặc trưng của công việc.
Cách xác định đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền lương khoán như sau: Người ta sẽ chọn ra một công nhân, giả sử chọn một công nhân bậc 6/7, cho công nhân đó xây một bức tường (làm việc với năng suất cao) rồi bấm giờ người đó sẽ xây được bao nhiêu m2, sau đó nhân với 8 tiếng (số giờ làm việc trong ngày) để biết người đó làm việc một ngày xây được bao nhiêu m2. Giả sử là n (m2). Khi đó đơn giá của một đơn vị sản phẩm sẽ được tính như sau:
ĐG = (đồng/m2)
Trong đó 1.602.000đ là tiền lương cấp bậc của công nhân bậc 6/7 do Nhà nước quy định.
Theo công thức trên thì đối với mỗi một bậc thợ khác nhau lại có đơn giá khác nhau.
Nhược điểm của chế độ trả lương này là còn mang tính chất bình quân. Những người có hệ số lương như nhau, có số ngày làm việc trong tháng như nhau không phân biệt chức vụ sẽ được nhận cùng một mức lương. Chế độ tiền lương này không tính đến sự nỗ lực trong khi thực hiện công việc, không tính đến yếu tố chức vụ hay mức trách nhiệm của mỗi người. Chính vì thế nó không khuyến khích công nhân phát huy hết năng lực của mình, nâng cao trách nhiệm trong công việc.
Đối với lao động phục vụ
Tiền lương của lao động phục vụ được tính phụ thuộc vào hiệu quả lao động của công nhân chính, theo quy chế trả lương của Doanh nghiệp , tiền lương của khối phục vụ được tính bằng 60% - 70% tiền lương của công nhân chính.
Cách tính lương này còn bất hợp lý ở chỗ tiền lương của công nhân phục vụ hoàn toàn phụ thuộc vào tiền lương của công nhân chính mà không tính đến trình độ tay nghề của công nhân phục vụ. Nếu công nhân chính có lương cao thì công nhân phục vụ cũng có lương cao, và ngược lại công nhân chính có lương thấp thì công nhân phục vụ cũng có lương thấp. Điều này cũng buộc công nhân phục vụ phải thực hiện tốt công việc nhưng lại không tạo ra tâm lý thoải mái cho họ khi làm việc, nhiều khi tạo ra sự ức chế đối với họ. Làm giảm năng suất lao động bởi vì tình thần làm việc, môi trường làm việc đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình làm việc của người công nhân
Đối với lao động làm theo lương khoán tập thể.
Việc trả lương cho lao động làm theo lương sản phẩm, lương khoán tập thể được thực hiện theo Nghị đinh số 26/CP của Chính phủ và hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc, công thức tính như sau:
(i thuộc j) (6)
Trong đó:
TLi : Tiền lương của người thứ i nhận được.
ni : Là thời gian thưc tế làm việc của người thứ i (tính bằng giờ hoặc ngày).
Vsp : Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.
m : Số lượng thành viên trong tập thể.
ti : Là hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/204/NĐ-CP của người thứ i.
hi : Là hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
j : là chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (có thể từ 2,3,4... chỉ tiêu)
- : là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo các chỉ tiêu j.
- : là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể theo các chỉ tiêu j.
Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc dân chủ quyết định. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
Những người có hệ số cao nhất phải là người có trình độ tay nghề cao;vững vàng, nắm và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách; ngày, giờ công cao; đạt và vượt năng suất cá nhân; bảo đảm kết quả lao động của tập thể, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động.
Những người được hưởng hệ số trung bình là những người đảm bảo ngày, giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất lao động cá nhân, đảm bảo an toàn lao động.
Những người được hưởng hệ số thấp là những người không bảo đảm ngày công quy định, chấp hành chưa nghiêm chỉnh phân công của người phụ trách, không đạt năng suất lao động cá nhân, chưa chấp hành kỷ luật an toàn lao động.
Ngoài cách tính hi theo công thức trên, có thể chọn trên bảng lập sẵn hi:
Bảng 6: Bảng lựa chọn hệ số mức độ đóng góp.
Phương án
Loại A
Loại B
Loại C
Chênh lệch
max/min
1
2,0
1,5
1
100%
2
1,8
1,4
1
80%
3
1,7
1,4
1
70%
4
1,6
1,4
1
60%
5
1,5
1,3
1
50%
6
1,4
1,2
1
40%
7
1,3
1,2
1
30%
8
1,2
1,1
1
20%
9
1,1
1,05
1
10%
Nguồn: Phòng Tổ chức kế hoạch và hành chính
Cách sử dụng bảng như sau: Nếu thấy mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người cao nhất và thấp nhất là rất lớn thì người quản lý sẽ chọn phương án 1, khi đó chênh lệch mức độ đóng góp của người cao nhất và thấp nhất là 100%. Trong phương án này thì lao động đạt loại A sẽ có hệ số mức độ đóng góp là 2, người đạt loại B sẽ có hệ số mức độ đóng góp là 1,5, người đạt loại C sẽ có hệ số là 1. Còn nếu mức độ đóng góp của từng người là tương đương nhau thì người quản lý sẽ chọn phương án 5, chênh lệch mức độ đóng góp của người đóng góp cao nhất và người đóng góp thấp nhất là 50%.
Phươ