MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan tiền lương và tiền công trong kinh doanh khách sạn 3
1. Một số khái niệm liên quan đến kinh doanh khách sạn 3
2. Khái niệm liên quan đến vấn đề tiền lương, tiền công 4
2.1 Khái niệm 4
2.2. Vai trò của tiền lương, tiền công đối với kinh doanh trong khách sạn 6
2.3 Các chế độ tiền lương 7
2.3.1 Chế độ trả lương theo chức vụ 7
2.3.2 Chế độ tiền lương cấp bậc 8
2.4. Các hình thức trả công 9
2.4.1 Trả công theo sản phẩm 9
2.4.2. Theo thời gian 16
2.5. Tiền thưởng 17
2.6 Phụ cấp 17
2.7.Các yếu tổ ảnh hưởng đến tiền lương, tiền công 20
2.8. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả công tại các khách sạn. 21
Chương 2: Thực trạng tiền lương và tiền công tại Nhà khách Dân tộc 24
1. Giới thiệu chung về Nhà khách Dân tộc 24
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà khách Dân tộc 24
1.2. Đặc điểm tổ chức nhân sự 25
1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật 28
1.4. Đặc điểm về tình hình tài chính và nguồn vốn kinh doanh 31
1.4.1.Cơ cầu nguồn vốn kinh doanh 31
1.4.2 Đặc điểm tài chính 31
1.5. Đặc điểm về thị trường khách hàng 32
1.6. Đối thủ cạnh tranh 33
1.7. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005– 2007 35
2. Thực trạng về việc áp dụng các chế độ tiền lương và tiền công tại Nhà khách Dân tộc 39
2.1. Nguyên tắc chung. 39
2.2. Các hình thức trả công 40
2.2.1 Tiền lương cơ bản 40
2.2.2 Tiền lương thời gian 41
2.2.3 Tiền lương khoán 43
2.2.4 Tiền lương theo chất lượng công tác tháng 44
2.2.4.1 Tiền lương theo chất lượng công tác của tháng 44
2.2.4.2. Tiền lương theo chất lượng và hiệu suất công tác của những ngày thực hiện nhiệm vụ đột xuất 53
2.3. Tiền thưởng 55
2.4. Các chế độ phụ cấp, phúc lợi khác 57
2.4.1 Các chế độ phụ cấp lương 57
2.4.2. Phúc lợi 61
2.5. Đánh giá chung về công tác tiền lương và tiền công tại Nhà khách Dân tộc 61
2.5.1. Ưu điểm 61
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 63
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và tiền công lao động tại Nhà khách Dân tộc. 65
1. Định hướng phát triển Nhà khách Dân tộc 65
1.1 Định hướng chung 65
1.2. Định hướng đối với công tác tiền lương và tiền công lao động 67
2. Các giải pháp cụ thể 68
21. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn bình xét, đánh giá CBNV 68
2.2. Đa dạng hoá các hình thức tiền thưởng 68
2.3. Tổ chức tốt công tác tính lương và trả lương hàng tháng 69
2.4. Hoàn thiện trả lương làm thêm giờ. 69
2.5. Các giải pháp khác. 70
2.5.1. Tổ chức tốt công tác chỉ đạo. 70
2.5.2. Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên 70
2.5.3. Tăng cường kỷ luật lao động. 71
2.5.4 Tổ chức tốt điều kiện làm việc. 72
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tiền lương và tiền công lao động ở Nhà khách Dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hội thảo, thảo luận, tiệc mừng….
+ Bếp nấu: Diện tích 40m2 có hệ thống bếp gas để nấu, chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách, đảm bảo nhanh về mặt thời gian cũng như chất lượng yêu cầu.
+ Khu sơ chế: Diện tích 20m2 có hệ thống bàn inox để sơ chế các loại thực phẩm trước khi đưa vào nấu. Bên cạnh đó là những thiết bị làm lạnh để bảo quản thực phẩm tươi sống.
* Cơ sở vật chất lỹ thuật ở bộ phận quản lí:
Các phòng như: Bao gồm các phòng: Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng Kế toán – tài vụ, Phòng HC – TC, Phòng kế hoạch – kinh doanh, Phòng quản trị, Phòng bếp trưởng, Phòng buồng đều có máy tính nối mạng để tiện viêc giao dịch lưu thông giữa các bộ phận và với khách, có điện thoại, máy fax, máy in, máy photo ,bàn làm việc riêng cho từng người, tủ, kệ để lưu giữ hồ sơ số liệu, có điều hoà , quạt ...và nhiều vật dụng cần thiết khác.
Tóm lại tại Nhà khách Dân tộc với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, hiện đại có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về dịch vụ của khách hàng. Nếu so với khách sạn Quốc tế có sự phân hạng 1-5 sao thì Nhà khách Dân tộc tương ứng với khách sạn 3 sao (Quyết định số 02/2001/QĐ-TCD ngày 27/4/2001 về việc bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn)
1.4. Đặc điểm về tình hình tài chính và nguồn vốn kinh doanh
1.4.1.Cơ cầu nguồn vốn kinh doanh
Nhà khách Dân tộc được hình thành từ các nguồn sau:
- Thứ nhất, đó là toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị của Nhà khách được Nhà nước trang bị và giao quản lý hiện nay. Đây là bộ phận tài sản quan trọng nhất, được tính là nguồn vốn kinh doanh của Nhà khách.
- Thứ hai, nguồn vốn 35% lợi nhuận sau thuế thu từ hoạt động tổ chức cung cấp các dịch vụ được phép, dùng để lập Quỹ phát triển kinh doanh dịch vụ.
1.4.2 Đặc điểm tài chính
Trong những năm đầu, Nhà khách Dân tộc chưa được cấp kinh phí từ nguồn hành chính sự nghiệp, Nhà khách đã huy động vốn vay từ CBCNV của Nhà khách. Mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển để chủ động kinh doanh, trang trải các khoản chi khi chưa có thu và tháo gỡ những khó khăn ban đầu. Hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và các quy đinh khác của chính quyền Thành phố, đã được các cơ quan hữu quan ở địa phương khen ngợi về chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nước, Nhà khách Dân tộc đã đề nghị Tổng cục thuế áp dụng chế độ thuế uy đãi với Nhà khách nhằm giảm chi phí,tăng thêm nguồn thu cho cơ quan. Thời gian qua, Nhà khách đã chấp hành tốt công tác quản lí tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ thống kê kế toán của Nhà nước.
1.5. Đặc điểm về thị trường khách hàng
Việc thành lập Nhà khách Dân tộc trực thuộc Văn phòng Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. Làm công tác hậu cần góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của ủy ban Dân tộc.
Đó là thực hiện việc đón tiếp, bố trí nơi ăn nghỉ cho các đoàn đại biểu. Cùng với những nét đặc trưng riêng của nàh khách mà thị trường chính của Nhà khách là khách nôi địa chủ yếu là đối tượng khách chính trị đi công tác tại Hà Nội. Ngoài ra còn có các khách hàng khác như đội tập huấn, các doanh nhân, các khách tham quan về ăn nghỉ tại Nhà khách mang lại nguồn thu lớn cho Nhà khách. Số lượt khách tại Nhà Khách Dân tộc tăng dần đều trong các năm. năm sau cao hơn năm trước điều nay cho thấy Nhà khách đang từng bước đi lên.
Biểu số 2.3: Cơ cấu khách qua 03 năm 2005-2007
Đối tượng khách
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượt khách
%
Số lượt khách
%
Số lượt khách
%
Khách chính trị
9.328
35.47
9.520
36.08
9.650
35.3
Khách công vụ
2.669
10.25
2.669
10.11
2.669
10.25
Hội nghị, tập huấn,…
12.932
49.65
12.932
49.01
12.932
49.65
Mục đích khác: Tham quan, du lịch,…
1.260
4.63
1.262
4.78
1.260
4.63
Tổng
26.189
100
26.383
100
27.297
100
Biểu số 2.4: Cơ cấu khách năm 2007
Nhìn vào cơ cấu khách riêng năm 2007 ta thấy thị trường khách hàng với mục địch hội nghị tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất đó là do Nhà khách có địa hình đẹp và vị trí giao thông tốt sắp tới Nhà khách mở rộng các hoạt động kinh doanh mới nhằm làm phong phú các hoạt động của Nhà khách tận dụng quỹ đất được giao tăng nguồn thu.
1.6. Đối thủ cạnh tranh
Nhà khách Dân tộc đặt trụ sở tại Hà Nội là trung tâm văn hoá, đầu mối chính trị của Nhà nước, là thành phố phát triển thương mại của quốc gia do đó Nhà khách Dân tộc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của mình điều này khiến nhà khách ngày phải cố gắng hoàn thiện mình để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ cao hơn và nhất quán hơn. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn và có các chiến lược phát triển phù hợp.
Theo số liêu thống kê được về đối thủ cạnh trạnh cuả Nhà khách trên địa bàn Hà Nội như sau: trên cùng địa bàn, một số đơn vị kinh doanh khác có lĩnh vực hoạt động tương tự, có quy mô tương đương với Nhà khách Dân tộc (như Khách sạn La Thành, Khách sạn Liễu Giai, Nhà khách 37 Hùng Vương ...) hoặc một số các nhà hàng, nhà khách thuộc khối tư nhân khác.... có thể được xem là các đối thủ cạnh tranh của Nhà khách Dân tộc. Các đơn vị này được thành lập sớm hơn, có điều kiện về cơ sở vật chất tương đương với Nhà khách Dân tộc, ít nhiều đều đó có được những kinh nghiệm về quản lý, thiết lập được mối liên hệ thường xuyên đối với những đối tượng khách hàng quen biết, do đó đó tạo ra những lợi thế riêng cho mình. Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng luôn tiến hành các hoạt động để tìm tòi những hướng đi mới, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, đăng ký mở thêm các dịch vụ có liên quan nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, qua đó để không ngừng thu hút thêm nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ của đơn vị mình. Đây là những đối thủ cạnh tranh chính của Nhà khách Dân tộc trong quá trình phát triển, mở rộng kinh doanh trong thời gian tới, với xu hướng Nhà nước sẽ ngày càng trao nhiều hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp thuộc khối Nhà nước để các đơn vị này tham gia kinh doanh trên thị trường bình đẳng và cùng điều kiện như những doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.
Bảng2.5:Thống kê thị trường các đối thủ cạnh tranh năm 2005-2007
Stt
Tên
Số lượt khách
năm 2005
Số lượt khách năm 2006
Số lượt khách năm 2007
Lưu trú
Sử dụng DV khác
Lưu trú
Sử dụng
DV khác
Lưu trú
Sử dụng
DV khác
1
NK Dân Tộc
30.000
144.000
33.500
151.200
38.075
158.670
2
NK La Thành
90.000
188.000
94.500
281.400
99.225
297.520
3
KS Kim Liên
150.000
288.000
157.500
302.400
165.375
317.520
4
NK 37 Hùng Vương
60.000
160.000
63.000
210.000
66.150
220.500
5
KS Thắng Lợi
250.000
100.000
30.000
61.200
33.150
158.760
6
KS Tây Hồ
24.000
128.000
30.000
140.200
35.150
158.760
7
NK Hồ Tây
10.000
104.000
23.000
135.200
28.150
158.760
8
NK Số 8 Chu Văn An
11.000
104.000
13.000
111.200
15.075
128.670
9
KS Khăn Quàng Đỏ
15.000
94.000
17.500
101.200
18.075
118.670
Tổng cộng
640.000
1.310.000
462.500
1.493.000
498.425
1.717.830
( Nguồn: Báo cáo thị trường của phòng kinh doanh NK Dân tộc năm 2007
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy Nhà khách Dân tộc chỉ đứng được vị trí thứ 5 trong 10 nhà khách về số lượt khách trong các năm qua điều đó chứng tỏ đối thủ cạnh tranh của Nhà khách hiện tại đang rất lớn Nhà khách cần phải có các chính sách mở rộng phù hợp hơn trong thời gian tới.
1.7. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005– 2007
Bảng 2.6: Tổng hợp doanh thu các bộ phận hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2005-2007)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền(đồng)
TT(%)
Số tiền(đồng)
TT(%)
Số tiền(đồng
TT(%)
1
Phòng nghỉ
2,470,394,057
35.26
2,913,421,950
35.1
3,309,352,178
38.89
2
Quầy bar
598,927,309
8.55
572,610,890
6.9
535,201,279
6..29
3
Bếp ăn
3,061,336,521
43.7
3,317,470,500
39.97
3,612,113,002
42.44
4
Giặt là
26,981,361
0.39
18,419,500
0.22
9,539,404
0.11
5
Trông xe
82,109,726
1.17
77,599,000
0.93
56,022,109
0.66
6
Điện thoại
32,770,417
0.47
22,758,479
0.27
17,275,832
0..20
7
Thuê nhà
412,500,000
5.89
707,667,500
8.53
761,887,211
8.95
8
Khác
320,382,851
4.57
670,202,816
8.07
690,107,243
8.1
9
Tổng DT
7,005,402,242
100
8,300,150,635
100
8,509,498,258
100
10
Chênh lệch DT
536,057,364
1,294,748,393
209347623
108.29
118.48
102.52
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007- NK Dân tộc)
Nhìn vào bảng báo cáo doanh thu từ các bộ phận kinh doanh trong Nhà khách Dân tộc ta nhận thấy rằng nhà khách có doanh thu tăng dần đều với năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ Nhà khách hoạt động có lãi trong đó doanh thu được từ hoạt động phòng nghỉ và bộ phận ăn uống chiếm cao hơn cả điều đó cho thấy Nhà khách vẫn đi sâu vào hai hoạt động này.
Bảng 2.7: Tổng hợp doanh thu hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2005-2007)
Đơn vị tính:triệu đồng
Năm
2005
2006
2007
Doanh thu
7000
8300
8500
Tỷ lệ tăng Doanh thu năm sau so với năm trước(%)
8.29
18.48
12.24
Lãi sau thuế
648
867
1380
Công suất sử dụng phòng/năm(%)
75
78
78.5
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007- NK Dân tộc)
Với bảng trên ta nhận thấy Nhà khách có doanh thu tăng năm sau hơn năm trước. Sau khi phải đóng thuế cho Nhà nước và chi trả những chi phí phát sinh thì lợi nhuận thu được sau thuế vẫn tăng lên rõ rệt chứng tỏ Nhà khách đang rất phát triển.
Biểu số 2.8: Bảng thống kê công suất phòng nghỉ:
Đơn vị tính:%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007- NK Dân tộc)
Kết quả này cho thấy lượng khách hàng của Nhà khách là ổn định và tăng đều qua mỗi năm.
Việc duy trì và phát triển số lượt khách tới sử dụng dịch vụ lưu trú đã kéo theo việc nâng cao nguồn thu từ các dịch vụ khác của Nhà khách ăn uống, giặt là, trông xe, giải trí...
Điều này giúp cho Nhà khách có được kết quả kinh doanh ổn định, các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, và đóng góp thuế cho ngân sách Nhà nước
Tóm lại, ở phần giới thiệu chung này về Nhà khách Dân tộc, có thể thấy một số điểm như sau:
Về hình thức pháp lý, Nhà khách Dân tộc là một đơn vị sự nghiệp có thu (chức năng chính là thực hiện dịch vụ công).
Tuy nhiên, cần thấy rằng thực tế Nhà khách Dân tộc hoạt động với những đặc điểm của một tổ chức kinh tế. Ngoài việc phục vụ các đoàn khách chính trị (hoạt động có tạo nguồn thu - chi phí lưu trú của đoàn khách được thanh toán từ ngân sách Nhà nước) thì như đã thấy, Nhà khách còn có trách nhiệm tận dụng các điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động .. để tạo thêm nguồn thu từ việc phục vụ các đối tượng khách hàng khác, qua đó để tự đảm bảo kinh phí hoạt động cho Nhà khách, cũng như tham gia thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. Chính vì việc có trách nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh như vậy mà có thể thấy trong hoạt động điều hành và quản lý, Nhà khách Dân tộc luôn phải tính đến mục tiêu tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế, giống như mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp thông thường khác. Nhà khách Dân tộc cũng phải luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế như mức thuế thu nhập doanh nghiệp khi phát sinh lợi nhuận.
Trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang phát triển nhanh và đời sống người dân được nâng cao như hiện nay, cộng với việc tăng trưởng nhanh của các ngành dịch vụ du lịch, có thể thấy cơ hội kinh doanh của Nhà khách Dân tộc sẽ còn mở rộng. Với sự cho phép của Nhà nước và trên cơ sở các điều kiện hiện có, tôi cho rằng Nhà khách Dân tộc hoàn toàn có thể tham gia nhiều hơn vào thị trường kinh doanh khách sạn, mở rộng quy mô hoạt động, qua đó tăng cường nguồn thu để có điều kiện đảm bảo giải quyết tốt lợi ích của các bên liên quan như: lợi ích của Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu, lợi ích của những đối tượng chính sách với tư cách là người được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, lợi ích của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà khách trong việc đảm bảo và nâng cao thu thỏa mãn tối đa các yêu cầu khi tiêu dùng dịch vụ tại Nhà khách Dân tộc.
2. Thực trạng về việc áp dụng các chế độ tiền lương và tiền công tại Nhà khách Dân tộc
2.1 . Nguyên tắc chung.
Trả lương phải thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích tài chính lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của người lao động, trả lương gắn với kết quả lao động ( doanh thu )
Xây dựng phương án tiền lương có tính đến tiềm năng, đặc điểm của từng địa bàn nhóm nghiệp vụ, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp, định biên lao động theo mô hình hiện có và trình độ năng lực của cán bộ theo đó áp dụng hệ số điều chỉnh phù hợp
Lập quỹ dự phòng để giải quyết cho việc giải quyết nghỉ chế độ trước khi về hưu và điều chỉnh thu nhập, tiền lương đối với trường hợp bất hợp lý.
Lập quỹ khen thưởng từ nguồn tiền thưởng để khen thưởng kịp thời cho người lao động có thành tích tốt trong công tác nghiên cứu trong đợt thi đua do công ty phát động
Việc xây dựng hệ số trả lương theo kết quả công việc được tiến hành theo đơn vị người lao động
Tiền lương hiệu quả kinh doanh được tạm ứng hàng tháng theo tình hình thực tế và hiệu quả quy ước. Quyết toán tiền lương hiệu quả khi có thông báo chính thức của Phòng hành chính và dựa vào kết quả thi đua.
2.2. Các hình thức trả công
Nhà khách Dân tộc là Nhà khách của bộ Dân tộc làm việc theo quy chế của nhà nước hiện tại Nhà khách áp dụng 4 hình thức trả lương như sau:
2.2.1 Tiền lương cơ bản
Phương án tiền lương: Trước hết Nhà khách dân tộc phải đảm bảo mức lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên. Đối với lao động hợp đồng dưới 1 năm, Nhà khách thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký giữa Nhà khách và người lao động.
Biểu số 2.9: Thu nhập bình quân người lao động
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lao động
67
67
67
Quỹ tiền lương
826.517.500
1.034.487.400
1.144.128.200
Thu nhập bình quân
(đồng)
12.336.082
1.249.381
1.381.800
Nhìn vào bảng thu nhập của người lao động ta nhận thấy thu nhập bình quân của người lao động tăng dần trong các năm với năm sau tăng cao hơn năm trước và quỹ lương cũng tăng lên. Với mức lương 1.381.800vnđ có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động tạo động lực cho người lao động tham gia và gắn bó với Nhà khách.
Ưu điểm : Như vậy tiền lương cơ bản của Nhà khách không ngừng được cải tiến để cải thiện đời sống người lao động cụ thể trong năm 2007 tăng lương so với năm 2006 tăng thêm 132.419đ. Đó là khoản thu nhập ổn định mà người lao động nhận được không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc.
Nhược điểm : Vì nó là khoản thu nhập tương đối ổn định, hơn nữa đó cũng là một khoản thu nhập không phải là nhỏ do đó với khoản thu nhập này thì người lao động cũng có thể đảm bảo được một phần cuộc sống. Chính vì vậy mà không khuyến khích được người lao động làm việc có hiệu quả vì nó không gắn tiền lương với kết quả công việc.
2.2.2 Tiền lương thời gian
Nhà khách tiến hành trả lương tháng cho cán bộ nhân viên với những quy định sau:
công thức tính lương như sau:
Lương cơ bản tháng của từng nhân viên = Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước quy định * (hệ số lương cấp bậc + hệ số lương phụ cấp).
Trong đó:
-Lương tối thiểu người/tháng hiện nay là 450.000đ/tháng
- Hệ số lương cấp bậc bình quân chung của đơn vị, theo nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của chính phủ
Hệ số lương phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm: Căn cứ vào quy định của Nhà nước Nhà khách tiến hành áp dụng hệ số phụ cấp cho GĐ, PGĐ, kế toán trưởng. Ngoài ra, dựa vào tình hình nhiệm vụ thực tế của Nhà khách Dân tộc hiện nay, các tổ trưởng, các đơn vị trực thuộc Nhà khách được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 0,2; các tổ phó các đơn vị trực thuộc Nhà khách được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 0,1 so với mức lương tối thiểu được áp dụng.
Phụ cấp lưu động: Hiện nay một số cán bộ nhân viên thường xuyên phải đi lại giao dịch phục vụ công tác của Nhà khách được hưởng mức phụ cấp lưu động khoán
- Số ngày trong tháng của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. việc chấm công do trưởng phòng, trưởng tổ hay nhân viên phụ trách đảm nhận, cuối tháng trưởng phòng phải gửi về phòng kế toán tài vụ lấy làm căn cứ để trả lương.
Ví dụ : Bà Hồng Thị Thắm là nhân viên phòng tổ chức hành chính có hệ số lương cấp bậc là 2,34; hệ số lương phụ cấp = 0. Lương cơ bản tháng của bà Thắm là:
450.000đ * 2,34 = 1.053.000đ
Lương cơ bản giờ của từng nhân viên
Số giờ làm việc trong tháng
= x 208 giờ
(Hệ số lương cấp bậc + Hệ số lương phụ cấp)
x
Lương tối thiểu chung người/tháng do NN quy định
VD: Ông Nguyễn Văn Hào là nhân viên có hệ số lương cấp bậc là 1.35; hệ số lương phụ cấp = 0. Tháng 5 ông Hào làm 204 giờ. Vì vậy lương CB theo giờ của ông Hào là:
204/208 * 1.35 * 450.000đ = 595.817đ
Nhận xét về hình thức trả lương theo thời gian của Nhà khách
Hình thức trả lương này thì số tiền lương của mỗi người nhận được phụ thuộc vào hệ số lương, hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào thang bảng lương áp dụng và thâm niên công tác.
ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian nói chung có những mặt phản ánh riêng trong Nhà khách phù hợp với một số bộ phận phải làm việc liên tục, dễ tính toán.
Nhược điểm: Tiền lương chưa phản ánh được tính chất công việc và hiệu quả làm việc thực tế của người lao động. Theo cách tính lương này, thì người lao động làm việc gì, làm việc có năng lực và hiệu quả hay không nhưng có chức danh giống nhau , có cùng ngày công thì tiền công là như nhau. Không phản ánh đúng năng lực làm việc của mỗi người, không công bằng giữa những người làm việc chăm chỉ , nhiều việc, có năng lực trong công việc với những người làm việc có năng suất thấp hơn.Tiền lương chưa phản ánh được tính chất công việc và hiệu quả làm việc thực tế của người lao động. Có những công việc đơn giản như thủ quỹ nhưng với chức danh là chuyên viên hưởng hệ số lương là 3,89 trong khi quản lý kế toán cùng chức danh chuyên viên hưởng hệ số lương là 3,58 vì có thâm niên công tác ít hơn mặc dù quản lý kế toán là một công việc có hệ số phức tạp cao hơn thủ quỹ nhưng tiền công lại thấp hơn, vì vậy mà Nhà khách phải sử dụng thêm phụ cấp chức danh theo Nhà khách tự ấn định. Chính sách trả lương theo thang bảng lương của nhà nước đã hạn chế khả năng lao động của mọi người. Điều này tạo ra sự không công bằng trong trả lương và tính ỉ nại của người lao động lớn.
Nhà khách tính toán tiền lương dựa vào số giờ làm việc đủ 8 tiếng trong ngày, chưa tính đến hiệu quả làm việc của ngày đó, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian nhất là khi số lao động quản lý đông việc không đủ làm, lại có thâm niên làm việc lâu năm thì việc đi làm chỉ là cho có mặt, đủ thời gian để tính tiền lương cho tháng… lãng phí nguồn nhân lực , không công bằng với lao động khác.
Việc trả lương cho nhân viên trực tiếp tại các bộ phận bàn, bếp đã gắn liền với công việc của họ , khuyến khích họ làm tốt công việc, tuy nhiên đây không phải là chế độ trả lương thích hợp, chưa phản ánh được hiệu quả công việc, mức phục vụ của nhân viên
2.2.3 Tiền lương khoán
Do hoạt động kinh doanh của Nhà khách mang tính mùa vụ nên Nhà khách áp dụng cả hình thức trả lương khoán theo khối lượng và chất lượng công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ và kinh doanh. Giám đốc Nhà khách Dân tộc tiến hành trả lương khoán cho 01 nhân viên làm công tác vệ sinh môi trường trong thời gian năm đầu đi vào hoạt động, với mức khoán là 1.200.000 (đồng/ tháng)
- Ưu điểm: Áp dụng cách tính lương này giúp cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh công việc giao khoán.
- Nhược điểm: Trả lương khoán thì việc xác định đơn giá giao khoán khá phức tạp vì phụ thuộc vào việc khoán theo tập thể hay cá nhân, nhiều khi không chính xác, có thể làm cho công nhân bi quan hay không chú ý đến một số việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán. Việc trả lương khoán nhân viiên chỉ chú trọng đến số lương mà đôi khi không quan tâm đến chất lượng dịch vụ.
2.2.4 Tiền lương theo chất lượng công tác tháng
2.2.4.1 Tiền lương theo chất lượng công tác của tháng
Để đánh giá tiền lương cho người lao động theo chất lượng công tác tháng thì Nhà khách Dân tộc tự đưa ra quy chế chuẩn để đánh giá chất luợng công tác tháng cho CBCNV như sau:
Các tiêu chuẩn bình xét, đánh giá:
Bảng2.10: Khối lượng công việc, chất lượng công việc
Xuất sắc
(7điểm)
Tốt
(5 điểm)
Đạt yêu cầu
(3 điểm)
Không đạt yêu cầu (0 điểm)
- Luôn hoàn thành công việc sớm hơn thời hạn được giao, chất lượng công việc hoàn hảo;
- Tiết kiệm chi phí và bảo quản tốt CCDC, tài sản trong quá trình thực hiện công việc;
- Có khả năng tăng năng suất lao động và sẵn sàng tăng năng suất lao động.
-Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn, đôi khi hoàn thành sớm hơn thời hạn được giao, chất lượng công việc khá, tốt;
- Tiết kiệm chi phí và bảo quản tốt CCDC, tài sản trong quá trình thực hiện công việc.
-Hoàn thành khối lượng công việc được giao theo đúng thời hạn, chất lượng công việc đạt yêu cầu;
- Tiết kiệm chi phí và biết bảo quản CCDC, tài sản trong quá trình thực hiện công việc.
- Không hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc trong thời hạn được giao; hoặc hoàn thành công việc đúng tiến độ nhưng không đảm bảo chất lượng căn bản, phải hướng dẫn thực hiện lại nhiều lần;
- Không có khả năng thực hiện công việc một cách tự chủ, độc lập, phụ thuộc vào đồng nghiệp hoặc phụ thuộc người quản lý.
Bảng 2.11:Tác phong, tinh thần, thái độ làm việc, tinh thần phối hợp trong công việc
Xuất sắc
(4 điểm)
Tốt
(3 điểm)
Đạt yêu cầu
(2 điểm)
Không đạt yêu cầu (- 1 điểm)
-Phong cách phục vụ: chuyên nghiệp; tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, quy trình thực hiện công việc khoa học, đồng bộ;
- Giao tiếp ứng xử văn minh, hoà nhã, đúng mực; thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, chu đáo đối với khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi cần thiết;
- Đấu tranh phê bình và tự phê bình cao, khiêm tốn, cầu thị tiến bộ;
- Đoàn kết nội bộ tốt; sẵn sàng phối hợp, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác;
- Biết xây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh, tích cực.
- Phong cách phục vụ: chuyên nghiệp;tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, quy trình thực hiện công việc tương đối khoa học, hợp lý;
- Giao tiếp ứng xử văn minh, hoà nhã, đúng mực; thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, chu đáo đối với khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi cần thiết;
- Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, cầu thị tiến bộ;
- Đoàn kết nội bộ; phối hợp, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.
-Phong cách phục vụ: chuyên nghiệp;tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, thực hiện công việc đúng quy trình;
- Giao tiếp ứng xử văn minh, hoà nhã, đúng mực; thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, chu đáo đối với khách hàng;
- Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình;
- Có tinh thần đoàn kết nội bộ; phối hợp, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.
- Phong cách phục vụ còn đơn giản, chưa được rèn luyện, hoặc đã được hướng dẫn nhiều lần nhưng tiếp thu chậm, không có sự chuyển biến, tiến bộ; tác phong làm việc chậm, kém hiệu qủa;
- Giao tiếp ứng xử còn nhiều hạn chế; thái độ phục vụ đôi khi thiếu chu đáo đối với khách hàng, hoặc còn sai sót;
- Tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình còn yếu;
- Tinh thần đoàn kết nội bộ kém; không có ý thức phối hợp thực hiện công việc.
Bảng 2.12:Tính năng động, sáng tạo, ý thức tự rèn luyện bản thân
Xuất sắc
(2 điểm)
Tốt
(1 điểm)
Đạt yêu cầu
(0,5 điểm)
Không đạt yêu cầu ( 0 điểm)
- Năng động, sáng tạo trong công việc; tích cực đề xuất các biện pháp giải quyết công việc;
- Luôn tự trau dồi học tập cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ; tự rèn luyện hoàn thiện bản thân để phục vụ công tác ngày càng hiệu quả;
- Mỗi tháng có ít nhất một sáng kiến để áp dụng vào thực tế công tác đạt hiệu quả cao.
- Năng động, sáng tạo trong công việc; tích cực đề xuất các biện pháp giải quyết công việc;
- Luôn tự trau dồi học tập cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ; tự rèn luyện hoàn thiện bản thân để phục vụ công tác ngày càng hiệu quả.
- Tự chủ trong công việc;
- Luôn tự cập nhật các kiến thức cần thiết phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ mình đang đảm nhiệm;
có ý thức tự rèn luyện hoàn thiện bản thân.
- Thực hiện công việc một cách thụ động, kém tư duy, lười biếng;
- Không biết tự cập nhật các kiến thức cần thiết phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ mình đang đảm nhiệm, hoặc được cung cấp thông tin, kiến thức nhưng không biết tiếp thu, vận dụng; không có ý thức tự học tập rèn luyện.
Bảng 2.13: Chấp hành nội quy kỷ luật
Xuất sắc
(2 điểm)
Tốt
(1 điểm)
Đạt yêu cầu
(0,5 điểm)
Không đạt yêu cầu
(- 1 điểm)
- Không vi phạm 1 trong 21 điều của Nội quy làm việc tại Nhà khách Dân tộc;
- Trang phục làm việc sạch sẽ, gọn gàng, đồng bộ theo đúng quy định của Nhà khách; giờ đến làm việc, giờ về đúng quy định;
- Đảm bảo đủ giờ công làm việc trong ngày; đảm bảo số ngày công thực tế làm việc trong tháng là 22 ngày (các ngày nghỉ phép, nghỉ chế độ được hưởng nguyên lương không được tính vào số ngày làm việc thực tế).
- Tích cực góp ý, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện tốt nội quy, quy định trên đây.
- Không vi phạm 1 trong 21 điều của Nội quy làm việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác tiền lương và tiền công lao động ở Nhà khách Dân tộc.DOC