MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 2
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẲNG 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 2
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 4
2.1. Nhiệm vụ 4
2.2. Các quyền hạn, chức năng cơ bản 4
3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 5
4. Đánh giá những thành tựu, thuận lợi và khó khăn của Công ty. 7
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 8
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất của Công ty 8
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị Công ty. 9
3. Về nguồn nhân lực của Công ty. 11
4. Về tình hình tài chính của Công ty. 13
5. Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. 15
Phần 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 19
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 19
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 25
1. Quy trình dự thầu 26
2. Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty 28
2.1 Yêu cầu đối với việc lập giá dự thầu 28
2.2 Cơ sở để lập giá dự thầu 29
2.3 Phương pháp xây dựng giá dự thầu 29
3. Công tác lập giá dự thầu trong tham dự đấu thầu của công ty qua một số hồ sơ điển hình 38
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 46
1. Những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu 46
2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu 46
3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác lập giá dự thầu tại công ty. 48
3.1 Nguyên nhân khách quan 48
3.2 Nguyên nhân chủ quan 48
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 50
I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY. 50
1 Tổ chức phối hợp tốt giữa các bộ phận tham gia vào quá trình lập giá dự thầu. 50
1.1 Cơ sở đưa ra biện pháp. 50
1.2 Nội dung của biện pháp 51
1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 52
1.4 Hiệu quả của biện pháp 53
2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác lập giá dự thầu. 53
2.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 53
2.2 Nội dung của biện pháp 54
2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 55
2.4 Hiệu quả của biện pháp 56
3. Hoàn thiện cơ cấu giá dự thầu 56
3.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 56
3.2 Nội dung của biện pháp 56
3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 60
3.4 Hiệu quả của biện pháp 61
4. Giảm giá dự thầu 61
4.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 61
4.2 Nội dung của biện pháp 61
4.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 62
4.4. Hiệu quả của biện pháp 63
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY VÀ NHÀ NƯỚC 63
1. Kiến nghị với Tổng công ty 63
2. Kiến nghị đối với nhà nước. 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đấu thầu, thư mời thầu của chủ đầu tư, báo tạp chí Thông tin đấu thầu, fax… hoặc thông báo từ chủ đầu tư xuống.
- Thông tin về những nguồn vốn công trình dự định đầu tư trong tương lai
- Thông tin có được nhờ các mối quan hệ với các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương...
Tất cả các thông tin mời thầu qua nhiều hình thức khác nhau sẽ được cán bộ phụ trách đấu thầu của phòng kỹ thuật xem xét, ghi chép lại và báo cáo lên trưởng phòng kỹ thuật. Sau khi xem xét, đánh giá lại các thông tin trưởng phòng kỹ thuật lại tiếp tục báo cáo lên lãnh đạo cấp trên.
Bước 2: Tiếp xúc ban đầu
Sau khi đã có được thông báo mời thầu của các gói thầu mà Công ty quan tâm, Công ty sẽ cử người tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư để tìm hiểu thêm các thông tin, vấn đề còn khúc mắc, chưa rõ để quyết định có tham gia hoặc không tham gia đấu thầu. Nếu xét thấy Công ty có thể đáp ứng các vấn đề có liên quan đến dự án về tính khả thi và hiệu quả kinh tế, Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu vào đúng thời gian theo thông báo của chủ đầu tư. Công ty sẽ cử cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu cơ bản của công trình đấu thầu, tính chất quy mô, phạm vi, hình thức giao thầu và những điều kiện ràng buộc để thực hiện gói thầu đó.
Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế công trình từ đó rút ra những đặc điểm cần chú ý để đưa ra những biện pháp kỹ thuật và phương án tổ chức thi công hợp lý.
Kiểm tra lại việc tính toán khối lượng của chủ đầu tư dựa trên bản tiên lượng.
Nếu cần thiết cử người xuống khảo sát hiện trường đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn (vị trí địa lý, địa chất, chất lượng nền đất, lượng mưa, thời tiết độ ẩm, điều kiện cung cấp vật tư, nhân công, hệ thống giao thông, đời sống và dân trí...).
- Nghiên cứu đánh giá các đối thủ cạnh tranh: Công ty chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, và dựa vào kinh nghiệm và quan điểm chủ quan của cán bộ lập hồ sơ dự thầu để đánh giá.
Bước 3: Tiến hành lập đơn giá và tổng hợp đơn giá
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trên phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng ban chức năng khác cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty phân công những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phụ trách việc lập giá dự thầu. Các công việc cần thực hiện gồm:
Xác định chính xác khối lượng công việc phải thực hiện trong hồ sơ mời thầu (bóc tách khối lượng)
Xác định giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công, tiến độ thi công
Xác định các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật tư thiết bị dùng để thi công công trình và tập hợp giá cả của chúng tại thời điểm đó.
Tiến hành lập đơn giá cho từng công việc và tổng hợp đơn giá.
Bước 4: Trình duyệt giá
Sau khi bộ phận lập giá hoàn tất công việc của mình sẽ trình Ban giám đốc xem xét và phê duyệt. Nếu giá dự thầu đưa ra đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và phù hợp chiến lược kinh doanh, điều kiện hiện tại của Công ty thì sẽ được phê duyệt. Nếu không phù hợp thì bộ phận lập giá tiến hành điều chỉnh lại theo yêu cầu và sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Bước 5: Liên hệ với ngân hàng nơi công ty mở tài khoản để xin cấp giấy bảo lãnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là công việc quan trọng, vì nó bảo đảm tính pháp lý cho hồ sơ dự thầu.
Bước 6: Giảm giá dự thầu (nếu có)
Sau khi lập xong giá dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu, bộ phận lập hồ sơ, lập giá căn cứ vào tình hình công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hoặc tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết. Thường chỉ giảm giá dự thầu trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh đều mạnh và công trình này quan trọng với Công ty. Bộ phận lập giá phải trình lên Ban giám đốc phương án giảm giá và giải trình một cách đầy đủ lý do giảm giá.
2. Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty
2.1 Yêu cầu đối với việc lập giá dự thầu
Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hoặc quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt, còn với mức giá thấp quá sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy, công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự tính toán và kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá.
Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu lớn.
Muốn vậy, công tác lập giá dự thầu cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Giá dự thầu được lập dựa trên cơ sở khối lượng công việc mà bên mời thầu đưa ra, phù hợp với giá thị trường, bám sát hưỡng dẫn của hồ sơ mời thầu
Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã chọn.
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất.
2.2 Cơ sở để lập giá dự thầu
Căn cứ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư : Để lập được mức giá dự thầu hợp lý, thấp hơn giá xét thầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập giá dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, bảng tiên lượng mời thầu… căn cứ vào hồ sơ đó để tìm biện pháp thi công hợp lý, tìm cách rút ngắn tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, là cơ sở để tìm các loại nguyên liệu phục vụ công tác thi công với giá thành hợp lý…
Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản ở địa phương nơi công trình xây dựng.
Căn cứ vào những chỉ thị, thông tư của Nhà nước về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng.
Căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình cần thi công.
Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu.
Căn cứ vào môi trường đấu thầu và ý đồ chiến lược tranh thầu của công ty.
2.3 Phương pháp xây dựng giá dự thầu
Giá dự thầu là bảng kê chi tiết từng nội dung công việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có ghi rõ từng chủng loại vật tư dùng để thực hiện công việc đó, đơn giá và giá thành tương ứng, số liệu của bảng giá dự thầu là căn cứ quan trọng trong việc xét thầu sau này.
Trình tự chung:
Để xây dựng giá dự thầu cho một công trình trước hết ta phải xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp, sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục (một hạng mục gồm nhiều công việc), rồi tập hợp chi phí cho cả công trình theo các quy định hiện hành, cụ thể là các bước sau:
Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc.
Sơ đồ 2: Nội dung của đơn giá dự thầu
Vật liệu (VL)
Chi phí trực tiếp ( T)
Thuế
(T)
Đơn giá dự thầu
Chi phí chung (C)
Lãi dự kiến (L)
Nhân công (NC)
Máy thi công (MTC)
Trực tiếp phí khác (TT)
Đơn giá dự thầu được tính:
Ngoài ra có thể tính đến hệ số trượt giá (Ktg) và yếu tố rủi ro (Krr) khi đó giá dự thầu hoàn chỉnh được tính như sau:
Các khoản mục trong đơn giá được xác định như sau:
Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu.
Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu và giá bán các loại vật liệu đó tại cửa hàng hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình.
Chi phí vật liệu được tính theo công thức sau:
Trong đó:
VL: chi phí vật liệu (gồm vật liệu chính và vật liệu phụ) trong đơn giá của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Di: Lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị công tác xây lắp quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
: Giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ i
: Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính (theo quy định)
Phương pháp xác định chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp khác của công nhân trực tiếp xây lắp.
Cơ sở để xác định chi phí nhân công :
+ Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc
+ Giá nhân công trên thị trường lao động
+ Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công.
Chi phí nhân công tính được xác định theo công thức:
Trong đó:
Bi: Số công theo định mức bậc thợ i
: Đơn giá ngày công của bậc thợ i
Phương pháp xác định chi phí máy thi công(MTC)
Chi phí trong một ca máy bao gồm: khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình), khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng, chi phí nguyên liệu, động lực, năng lượng, chi phí tiền công thợ máy, chi phí khác và chi phí quản lý máy. Chi phí máy thi công được tính dựa trên các căn cứ: Số ca máy và đơn giá ca máy.
Chi phí máy thi công được tính theo công thức:
Trong đó:
Mi : Số ca máy theo định mức loại máy thứ i
: Đơn giá ca máy của loại máy thứ i
Phương pháp tính chi phí chung
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành công tác xây lắp nhưng thực sự cần thiết cho công tác tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất và xây dựng công trình. Chi phí chung có thể chia làm 2 bộ phận:
+ Chi phí quản lý tại công trường (C1): là chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra tiến hành thi công công trình bao gồm: chi phí lán trại tạm, chi phí kho bãi, chi phí trả tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên quản lý...
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp(C2): Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí thuê nhà và đất làm trụ sở của doanh nghiệp, chi phí dụng cụ văn phòng, lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí phúc lợi ...
Chi phí chung trong giá dự thầu được xác định trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Hiện nay, công ty tính chi phí chung (C) theo công thức:
Trong đó:
P là tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp (xác định theo quy định)
T là chi phí trực tiếp, được tính : ( TT là trực tiếp phí khác, theo quy định )
Tùy theo từng loại công trình mà có định mức tính chi phí chung khác nhau.
Bảng 12: Phân loại công trình theo mức tính chi phí chung
TT
Loại công trình
Chi phí chung
1
Công trình dân dụng
6,0
2
Công trình công nghiệp
5,5
3
Công trình giao thông
5,3
4
Công trình thuỷ lợi
5,5
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
4,5
Xác định lợi nhuận (lãi) dự kiến
Việc xác định mức lãi dự kiến được dựa trên cơ sở: mức lợi nhuận của Công ty trong một số năm gần đây, chiến lược kinh doanh của Công ty, mức độ cạnh tranh, số lượng các nhà thầu tham gia, chiến lược đấu thầu của Công ty.
Trong đó: R là tỷ lệ lãi dự kiến
Trên thực tế, khi thực hiện đấu thầu luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu với nhau nên các nhà thầu không thể đạt mức lãi cao mà thường cố gắng hạ mức lãi để hạ giá dự thầu nhằm tăng khả năng trúng thầu. Tuy nhiên, mức lãi tối thiểu cần phải bù đắp được tỷ lệ lạm phát và biến động trên thị trường yếu tố đầu vào. Để đảm bảo việc làm cho người lao động và khả năng khai thác máy móc thiết bị, chờ cơ hội kinh doanh khác thì Công ty có thể chấp nhận mức giá bán thấp hơn giá thành xây lắp nhưng phải đủ bù đắp được giá thành xây lắp công trường, còn chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được bù đắp từ những công trình khác tức là:
Lợi nhuận trước thuế > Gbán – (VL+ NC+ M+ C1)
Để có lãi cao phải phấn đấu hạ giá thành bằng việc tiết kiệm các chi phí, đặc biệt là khoản mục chi phí chung.
Đơn gía dự thầu trước thuế
Tính thuế giá trị gia tăng (VAT)
Trong đó: VAT là thuế giá trị gia tăng phải nộp cho nhà nước
Theo quy định của nhà nước, mức thuế giá trị gia tăng là 10%
Đơn giá dự thầu sau thuế
Bảng 13: Bảng đơn giá dự thầu sau thuế
STT
MÃ HIỆU
MSVT
THÀNH PHẦN HAO PHÍ
ĐƠN VỊ
Kl.ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Công việc 1
Vật liệu
Nhân công
Máy thi công
Trực tiếp khác
Chi phí chung
TN chịu thuế tính trước
Gtri dtoán xây lắp trước thuế
VAT đầu ra
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
CF xây dựng nhà tạm
Giá dự thầu
2
Công việc 2
Vật liệu
Nhân công
Máy thi công
Trực tiếp khác
Chi phí chung
TN chịu thuế tính trước
Gtri dtoán xây lắp trước thuế
VAT đầu ra
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
CF xây dựng nhà tạm
Giá dự thầu
……
……………………….
n
Công việc n
Bước 2: Xác định giá dự thầu cho hạng mục công trình
Tính giá cho hạng mục công trình như sau:
Trong đó: Qi là khối lượng công việc thứ i
ĐGi là đơn giá dự thầu công việc xây lắp thứ i ()
n là số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Bảng 14:Xác định giá dự thầu cho hạng mục công trình
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ
K.LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Công việc 1
2
Công việc 2
3
Công việc 3
…
n
Công việc n
Giá dự thầu hạng mục
Bước 3: Tính giá dự thầu công trình
Sau khi đã tính được giá dự thầu cho từng hạng mục công trình, ta tổng hợp giá dự thầu của toàn công trình:
Trong đó:
Gct : Giá dự thầu toàn bộ công trình
: Đơn giá dự thầu hạng mục thứ i
n: Số hạng mục
Có thể biểu diễn cách lập giá dự thầu một công trình qua sơ đồ sau.
Bảng 15: Tính giá dự thầu công trình
STT
TÊN HẠNG MỤC
GIÁ HẠNG MỤC
1
Hạng mục 1
2
Hạng mục 2
3
Hạng mục 3
4
Hạng mục 4
………………
n
Hạng mục n
Giá dự thầu công trình
Làm tròn
Sơ đồ 2: Phương pháp lập giá dự thầu
Đơn giá công việc A1
Giá dự thầu công trình
Giá dự thầu HM A
Công việc A1
Giá dự thầu HM C
Giá dự thầu HM B
Công việc A2
Công việc A3
số ca máy ĐM loại máy 1 x ĐG ca máy 1
số ca máy ĐM loại máy 2 x ĐG ca máy 2
số ca máy ĐM loại máy i x ĐG ca máy i
VL
NC
MTC
TT
KL định mức VL thứ 1 x Đơn giá VL 1
KL định mức VL thứ 2 x Đơn giá VL 2
KL định mức VL thứ i x Đơn giá VL i
KL định mức VL thứ i x đơn giá VLi
1,5% x (VL+NC+MTC)
Gtt
T
T = VL+NC+MTC+TT
C
T x P
L
(T + C) x R
T + C + L
VAT
10% x Gtt
Gst
Gtt + VAT
Clt
Gst x tỉ lệ quy định
3. Công tác lập giá dự thầu trong tham dự đấu thầu của công ty qua một số hồ sơ điển hình:
Trong phần này sẽ xem xét 2 gói thầu ở 2 thời điểm khác nhau ( trước và sau khi có Thông tư 04/2005/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/4/2005).
Công trình: Nhà máy sản xuất bia (cơ sở 2)
Địa điểm: Xóm Đồi - xã Đông Mai - huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh
Gói thầu xây lắp số 3: nhà xưởng sản xuất chính
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Hạ Long
* Những thuận lợi, khó khăn trong công tác lập giá dự thầu của gói thầu này:
Thuận lợi:
Đây là công trình nhà xưởng sản xuất – một trong những thế mạnh của công ty. Công ty đã có nhiều kinh nghiệm thi công những công trình thuộc loại này do vậy quy trình cũng như các thông tin phục vụ cho lập giá dự thầu đã sẵn có.
Đội ngũ lập giá dự thầu có khả năng tiến hành công tác này một cách nhanh chóng.
Khó khăn:
Vì đây là 1 công trình nằm ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh nên cần phải tìm kiếm nguồn cung vấp vật liệu mới thuộc địa bàn xây dựng công trình. Nếu công tác tìm hiểu không được tiến hành một cách thận trọng có thể dẫn đến việc mua với giá cao ảnh hưởng đến giá dự thầu.
Phải cạnh tranh với các nhà thầu địa phương mà có lợi thế về chi phí nhân công, máy thi công cũng như nguồn cung cấp vật liệu. Do vậy, công tác lập giá cần hết sức chú ý đến mức độ cạnh tranh này để đưa ra mức giá hợp lý.
* Căn cứ lập giá dự thầu:
Tiên lượng dự toán thiết kế và bản vẽ hạng mục
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng số 24/2005/QĐ-BXD ngày 20/7/2005
Bảng giá ca máy lập theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng ca máy và thiết bị thi công
Thông báo giá vật liệu số 191 TB/TC-XD của liên sở TC-XD của UBND tỉnh Quảng Ninh
Đơn giá của UBND tỉnh Quảng Ninh năm 2006
Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 hướng dẫn điều chỉnh XDCB
Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình
Thông tư số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/1/2001 hướng dẫn áp dụng mức phụ cấp khu vực.
Thuế VAT theo thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003
Các vật liệu không có trong đơn giá, thông báo giá được tính theo giá thị trường tại thời điểm lập dự toán.
* Tính giá dự thầu:
Công trình gồm có hạng mục như sau:
Nhà xưởng chính
Cổng, hàng rào, kè đá
Nhà trực
Sân, đường nội bộ
Hệ thống cấp điện chiếu sáng ngoài nhà
Hệ thống thoát nước ngoài nhà
Bể nước ngoài
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Bước 1: Tính đơn giá dự thầu cho từng công việc của mỗi hạng mục
Trong bước này người lập giá dự thầu phải tính đơn giá chi tiết cho tất cả các công việc. Đây là bước có khối lượng tính toán lớn nhất. Sau đây là một ví dụ tính đơn giá chi tiết của công việc có mã hiệu HG2314: sản xuất cấu bê tông đúc sẵn, bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1× 2 thuộc hạng mục nhà làm việc chính.
Bảng 16: Tính đơn giá dự thầu cho từng công việc của mỗi hạng mục
STT
MÃ HIỆU
MSVT
THÀNH PHẦN HAO PHÍ
ĐƠN VỊ
Kl.ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
HG.2314
Sản xuất cấu bê tông đúc sẵn. bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1×2
m3
Vật liệu
1
358822
390
Xi măng PC30
Kg
411.075
670
275531
081
Cát vàng
m3
0.45066
44604
20101
428
Đá dăm 1×2
m3
0.87798
68880
60475
275
Nước
Lít
187.775
5
930
383
Vật liệu khác
%
0.5
1785
Nhân công
3.36
76325
6130
Nhân công 3/7
Cônggg
1.83
12413
22716
Máy thi công
1.4
24467
7558
Máy trộn 250L
Ca
0.095
96272
9146
7579
Máy đầm dùi 1.5kw
Ca
0.18
37456
6742
7543
Máy khác
%
10
1589
Trực tiếp khác
1.5%
6894
Chi phí chung
6%
27990
TN chịu thuế tính trước
5.5%
27197
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
521696
VAT đầu ra
10%
52169
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
573865
Chi phí xây dựng nhà tạm
1%
5739
Giá dự thầu
579604
Chú thích một số điểm:
- Mục STT: là số thứ tự các công việc của từng hạng mục
- Mã hiệu: Đây là mã hiệu dơn giá của từng công việc. Mỗi một công việc sẽ có mã hiệu khác nhau. Ví dụ: công việc sản xuất cấu bê tông đúc sẵn, bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1× 2 thuộc hạng mục nhà làm việc chính sẽ có mã hiệu HG2314. Công việc khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan phản tuần hoàn, khoan đất trên cạn, đường kính lỗ khoan 1000mm có mã số DB1120.( cụ thể xem phục lục số 2). Mã hiệu được quy định trong bảng đơn giá xây dựng cơ bản của UBND tỉnh. Trong đơn giá này sẽ quy định mã hiệu của từng công việc kèm theo là định mức vật liệu, nhân công, máy và đơn giá chi tiết. (cụ thể xem phụ lục số 2)
- MSVT (Mã số vật tư): Mỗi loại vật liệu, nhân công, máy sẽ có 1 mã số riêng. Dùng MSVT để quản lý đầu vào dễ dàng hơn. Chi tiết xem phụ lục số 3
Chi phí vật liệu:
VL = (S ĐMvl × Gvl) × kvl + CL
S ĐMvl: Định mức vật liệu.
Định mức vật liệu, nhân công, máy trong công trình này được lấy từ văn bản số 24/05/QĐ-BXD về định mức dự toán xây dựng công trình ra ngày 20/7/2005. Cũng tra bảng tương tự như công trình trên ta có số liệu như trong bảng.
Hệ số vật liệu ở đây bằng 1.
Giá vật liệu lấy từ thông báo giá vật liệu số 191 TB/TC-XD của liên sở TC-XD của UBND tỉnh Quảng Ninh
Chi phí vật liệu:
= (411.075× 670 + 0.45066 × 44604 + 0.87798 × 68880 + 187.775 × 5 ) × 1
= 358822 (đồng).
Chi phí nhân công
NC = (S ĐMnc × Gnc) × Knc
Đơn giá nhân công : xem phụ lục số 4
Hệ số nhân công: ở đây là 3.36 theo quy định trong văn bản số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 hướng dẫn điều chỉnh xây dựng cơ bản (cụ thể xem phụ lục số 5)
NC = 1.83 × 12413 × 3.36
= 76325(đồng).
Chi phí máy thi công:
MTC = (S ĐMm × Gm) × Km
Đơn giá ca máy được lập theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công.
Hệ số máy theo văn bản số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 ( phụ lục số 5) là 1.4
Chi phí máy thi công:
= (0.095 × 96272 + 0.18 × 37456 ) + 10%× (0.095 × 96272 + 0.18 × 37456)
= 24476 (đồng).
Chi phí trực tiếp khác: Theo quy định tại thông tư 04/2005/TT-BXD chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% so với 3 loại chi phí trực tiếp trên.
TT = 1.5% × (VL + NC + M)
= 1.5% × (358822 + 76325 + 24467)
= 6894(đồng).
Chi phí chung: Đây là công trình dân dụng nên hệ số tính chi phí chung là 6%
C = 6% × (VL + NC + MTC +TT)
= 6% × (358822 + 76325 + 24467 + 6894)
= 27990 (đồng)
Lãi dự kiến của nhà thầu: Phụ thuộc vào chính sách của công ty ở đây được tính bằng 5.5% so giá thành dự toán xây dựng (tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung)
TL = 5.5% × (VL + NC + MTC +TT + C)
= 5.5% (358822 + 76325 + 24467 + 6894 + 27990)
= 27197(đồng)
Đơn giá dự thầu trước thuế:
= VL + NC + MTC +TT +C +TL
= 358822 + 76325 + 24467 + 6894 + 27990 +27197
= 521696 (đồng)
VAT: 10% so với đơn giá dự thầu trước thuế
VAT = 10 % × 521696
= 52169 (đồng)
Đơn giá dự thầu sau thuế:
= Đơn giá dự thầu trước thuế + VAT
= 521696 + 52169
= 573865 (đồng)
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
= tỉ lệ quy định × đơn giá dự thầu sau thuế
= 1% × 573865
= 5739 (đồng)
Đơn giá chi tiết cho công việc này là:
= Đơn giá dự thầu sau thuế + Chi phí nhà tạm
= 573865 + 5739
= 579604 (đồng)
Tính tương tự cho tất cả các công việc khác của hạng mục nhà làm việc cũng như các hạng mục khác.
Bước 2: Xác định giá dự thầu hạng mục công trình
Giá dự thầu hạng mục = S Qi × ĐGi
Qi: Khối lượng công việc thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công.
ĐGi: Đơn giá dự thầu của công việc i
Giá dự thầu hạng mục nhà làm việc là:
= 85.013 × 587823 + 2.551 × 10712655 +….+ 161.660 × 14673
= 3744138635.
Bảng 17: Hạng mục nhà xưởng chính
(Đơn vị:đồng)
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ
K.LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Sản xuất cấu bê tông đúc sẵn. bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1×2
m3
85.013
579601
49273620
2
Cốt thép cọc D <= 10mm
Tấn
2.551
10712655
27327938
3
Cốt thép cọc D <= 18mm
Tấn
8.802
10727096
94419898
3
Cốt thép cọc D > 18mm
Tấn
1.720
10690709
18388019
4
Sản xuất bản mã thép
m3
6.366
12206373
77705770
5
6
Lắp dựng bản mã thép
6.366
1148675
7312465
7
Phá dỡ bê tông đầu cọc
m3
4.250
199302
847035
8
Ván khuôn bê tông cọc
10.506
1958372
20547657
9
Ép cọc BTCT kích thước 25× 25 L>4m, đất cấp 2
100m
14.008
5675622
79504116
10
Nối cọc bê tông cốt thép. Nối loại cọc vuông, cọc 25× 25
1 mối
136.000
167191
22737976
11
Ván khuôn cổ móng cột vuông
100m2
0.238
4567019
1086950
…
………………………..
Tổng
3744138635
Tính tương tự cho 8 hạng mục còn lại, kết quả như bảng dưới.
Bước 3: Tính giá dự thầu công trình
- Giá dự thầu công trình = S Giá dự thầu hạng mục
= 3.744.138.635 + 185.445.067 + 197.948.811 +…..+ 9.613.043
= 4.628.570.299 (đồng).
Bảng 18: Tính giá dự thầu công trình
STT
TÊN HẠNG MỤC
GIÁ HẠNG MỤC
1
Nhà làm việc
3.744.138.635
2
Nhà ăn
185.445.067
3
Cổng, hàng rào, kè đá
197.948.811
4
Nhà trực
41.635.000
5
Sân, đường nội bộ, san nền
316.326.381
6
Hệ thống cấp điện chiếu sáng ngoài nhà
50.258.922
7
Hệ thống cấp thoát nước ngoài nhà
65.093.938
8
Bể nước ngầm
18.110.502
9
Thiết bị phòng cháy chữa cháy
9.613.043
Tổng cộng
4.628.570.299
Làm tròn
4.628.570.000
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu
Trong thời gian qua, có thể ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu là:
- Công ty đã xây dựng được quy trình lập giá dự thầu riêng khá chi tiết và khoa học làm căn cứ cơ sở để chỉ đạo thực hiện việc lập giá dự thầu được thống nhất và hiệu quả.
- Công tác lập giá dự thầu của công ty được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của phòng kỹ thuật, là những người có kinh nghiệm, trình độ và am hiểu về chuyên môn. Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, đội ngũ này càng được nâng cao về trình độ, năng lực trong công tác lập giá dự thầu.
- Bộ phận lập giá dự thầu luôn chủ động nắm bắt, cập nhật những thay đổi trong hướng dẫn lập giá dự thầu và dự toán xây lắp do Nhà nước ban hành (Công ty đã áp dụng cách tính chi phí chung theo chi phí trực tiếp theo thông tư 04/2005, điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo thông tư 03/2005).
- Tích cực tìm kiếm thông tin về các gói thầu, nắm bắt thông tin về công trình mà Công ty tham gia dự thầu (đặc điểm công trình, điều kiện thi công, các đối thủ cạnh tranh...)
- Có phương pháp tính giá dự thầu khoa học, cụ thể, rõ ràng phù hợp với xu hướng hiện nay trong kinh doanh xây dựng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lập giá dự thầu của Công ty vẫn còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến xác xuất thắng thầu chưa cao.
2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu
Nhìn chung công tác lập giá dự thầu của Công ty đã có nhiều cố gắng, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến khả năng trúng thầu chưa cao, kể cả một số gói thầu nằm trong khả năng. Những điểm chưa hợp lý đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10.docx