MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HOÀNG MINH 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.1. Thông tin chung về công ty 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.2.1. Bộ máy quản lý của công ty 4
1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban 4
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 7
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương của công ty 10
1.4.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 10
1.4.2. Sản phẩm 10
1.4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm 11
1.4.4. Công nghệ trang thiết bị cơ sở vật chất 13
1.4.5. Tình hình lao động của công ty 17
1.4.6. Thị trường lao động 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HOÀNG MINH 24
2.1. Quy chế quản lý, sử dụng lao động và sử dụng quỹ lương của công ty 24
2.1.1. Quy chế quản lý lao động. 24
2.1.2. Quy chế sử dụng quỹ lương. 24
2.2. Các hình thức tính lương và trả lương của công ty 27
2.2.1 Cách tính lương theo chế độ (lương cơ bản) của Công ty. 28
2.2.2. Lương chế độ 32
2.2.3. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ. 33
2.3. Thanh toán tiền lương, BHXH,BHYT và KPCĐ. 34
2.4. Thực trạng công tác trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, chế độ khen thưởng của công ty 36
2.5. Các giải pháp công ty đã áp dụng 38
2.6. Đánh giá công tác trả lương của công ty 42
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HOÀNG MINH 46
3.1 Định hướng phát triển của công ty 46
3.1.1. Định hướng phát triển chung 46
3.1.2. Kế hoạch tiền lương của Công ty 47
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty cổ phần May Hoàng Minh 48
3.2.1. Hoàn thiện điều kiện trả lương 48
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc 48
3.2.1.2. Hoàn thiện công tác định mức lao động 55
3.2.1.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 56
3.2.1.4. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc 57
3.2.1.5. Tổ chức chấm công chặt chẽ và tổ chức bình bầu công khai. 58
3.2.1.6. Đổi mới máy móc thiết bị, cải thiện môi trường làm việc trong công ty 59
3.2.1.7. Đào tạo 60
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo thời gian và tính lương theo sản phẩm 61
3.2.2.1. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo thời gian 61
3.2.2.2. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo sản phẩm 64
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền thưởng tại công ty 65
3.2.4. Hoàn thiện quy chế trả lương 66
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần may Hoàng Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ số cấp bậc là: 4.2
Lương khoán cấp bậc = 25000 x 4,2 = 105000 đồng
Bảng 4: Bảng lương khoán
Tháng 11 năm 2009
Phòng Kế hoạch
STT
Họ và tên
HSCB
Lương Khoán
LK Cấp Bậc
1
An Thị Loan
4,2
25000
105000
2
Nguyễn Đức trưởng
3.06
25000
76500
3
Nguyễn Thị Quyên
2.43
25000
60750
4
Nguyễn thị Liên
2.17
25000
54250
…
Tính lương của bà: An Thị Loan với chức danh là quản đốc phân xưởng may. ( Tiền Lương Tháng 11/2009).
- Lương cấp bậc: 650.000đ x 2.42 = 1.573. 000 đồng/1 tháng.
- Lương khoán theo chức vụ công việc thực tế:
= (Lương cơ bản / 26 ngày ) x Hệ số cấp bậc
= (650 000đ/26) x 4.2 = 105.000đ/ngày
- Lương khoán tháng theo chức vụ
= Lương khoán theo chức vụ công việc thực tế x số ngày công tiêu chuẩn trong tháng
= 105.000 x 26 = 2.730.000 đ
- Lương thêm giờ = (số giờ làm thêm trong tháng / 8) x Lương khoán
= (87.5 /8) x 105.000 = 1.148.438 đ
- Tiền Luơng thực tế = Lương khoán tháng theo chức vụ + Lương thêm giờ
= 2.730.000 + 1.148.438 = 3.878.438 đ
- Tiền thưởng tháng = Tiền Luơng thực tế x Hệ số tiền thưởng
= 3.878.438 x 0.14 = 542.981 đ
- Tổng cộng lương = Tiền Luơng thực tế + Tiền thưởng tháng + Lễ, phép .
= 3.878.438 + 542.981 = 4.421.419 đ
- Các khoản trừ:
BHXH (5%) = Lương cấp bậc x 0,05 = 1.573. 000 x 0.05 = 78.650 đ
BHYT (1%) = Lương cấp bậc x 0,01 = 1.573. 000 x 0.01 = 15.730 đ
Tạm ứng = 200 000đ
Số Lương thực lĩnh kỳ II = Tổng Lương – Các khoản trừ
= 4.421.419 – (78.650 +15.730 + 200 000)
= 4.127.039 đ
Ví dụ 02:
Cách tính lương của công nhân tổ may:
+ Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc x Phụ cấp nếu có
+ Lương sản phẩm = Tổng (Đơn giá 1 sp x số lượng sp ) x Hệ số mã hàng.
+ Tiền thêm giờ
= ((LSP/NC+TG/8+CN) x TG/16 ) + ((LSP/NC+TG/8+CN) x CN)
+ Tiền lễ, phép = Lcb/26 x số ngày phép đựoc hưởng
+ Tiền thưởng = Lương sp x HSTT .
+ Tổng Lương = LSP + TG + TT + T Lễ, Phép.
+ Các khoản trừ.
BHXH (5%)
BHYT (1%)
Tạm ứng
Số Lương thực lĩnh kỳ II = Tổng lương – các khoản trừ
- Tính lương của Đinh Thị Hiền:
+ Lương cơ bản = 650.000 x 1,67 = 1.085.500 đồng.
+ Lương sản phẩm = 1 160 400 đồng.
Stt
Họ và tên
Tên sản phẩm
Hsmh
Thành Tiền
PO AT1-07
Đơn giá
1
Đinh Thị Hiền
200 sp
4835đ
1.2
1160400
2
Phạm Thị Huyển
180 sp
4835đ
1.2
947160
3
Vũ Thị Thao
160 sp
4835đ
1.2
928320
…
+ Thêm giờ
= ((1160400/26 + 72/8 + 2) x 72/16) + ((1160400/26 + 72/8 + 2) x 2)
= 203 854đ
+ Lễ, phép = 0
+ Tiền thưởng = 1160400 x 0.2 = 232080đ
Tổng lương = 1 160 400 + 203 854 + 232 080 = 1596334đ
Các khoản trừ.
BHXH (5%) = Lương cấp bậc x 0,05 = 751 500 x 0.05 =37575đ
BHYT (1%) = Lương cấp bậc x 0,01 = 751 500 x 0.01 = 7515đ
Tạm ứng = 200 000đ
Số Lương thực lĩnh kỳ II
= 1 596 334 – ( 37575 + 7515 + 200 000) = 1 351 244đ
Bảng 5 :Biểu tổng hợp thanh toán lương.
Tháng 11 năm 2009
STT
Đơn vị
Tổng lương
Tạm ứng
BHXH
BHYT
Còn lĩnh
Ký nhận
1
Bộ Phận TC – TV
6 930 000
800 000
234 000
47 000
5849000
2
Bộ Phận KH – VT
7 475 000
1 000 000
181 000
36 000
6258000
3
PhòngKỹ thuật- CN
13 158 000
1 800 000
282 000
57 000
11019000
5
PhòngQ/lý C/ lượng
5 624 000
800 000
164 000
33 000
4627000
6
Tổ bảo vệ
3 274 000
600 000
119 000
23 000
2532000
Tổ Tạp Vụ
3 115 000
600 000
141 000
27 000
2347000
Tổ Cơ ĐIửn
4 939 000
600 000
90 000
18 000
4231000
7
pha cắt
10 942 000
2 600 000
348 000
71 000
7923000
8
Tổ Hoàn Thành
6 628 000
1 600 000
242 000
50 000
4736000
9
Tổ Là
3 391 000
800 000
2591000
10
Tổ may 1
39 881 000
6 000 000
976 000
200 000
32705000
11
Tổ may 2
36 291 000
3 300 000
435 000
89 000
32467000
12
Tổ may 3
24 531 000
3 500 000
379 000
78 000
20574000
13
Tổ may 4
32 714 000
3 550 000
235 000
49 000
28880000
14
Tổ may 6
29 887 000
3 500 000
455 000
94 000
25828000
15
Cộng
240 376 000
31 450 000
4 365 000
889 000
203 672 000
Bằng chữ : (Hai trăm lẻ ba triệu sáu trăm bẩy hai nghìn đồng chẵn)
Hải dương, ngày 15 tháng 12 năm 2009
Bảng 6: Công ty cổ phần May Hoàng Minh
Thống kê sản phẩm
Tháng 11 năm 2009
Tổ May I
STT
Tên mã hàng
Số lượng
Đơn giá
HSMH
Thành tiền
Ghi chú
1
PO AT1-07
6000 chiếc
4835đ/cái
1.2
34.812.000
…
Tổng
34.812.000
Hải Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Bảng 7:Phiếu báo lương
Tổ 1 - Tháng 11năm 2009
Stt
Họ và tên
Tên sản phẩm
Xếp Loại
HSTT
HSMH
Thành Tiền
POAT1-07
Đơn giá
1
Đinh Thị Hiền
200 sp
4835đ
A
0.2
1.2
1392480
2
Phạm Thị Huyển
180 sp
4835đ
B
0.15
1.2
1089234
3
Vũ Thị Thao
160 sp
4835đ
C
0.1
1.2
1021152
…
Ngày 30 tháng 11 năm 2009.
2.2.2. Lương chế độ
Theo quy định một năm được nghỉ 14 công. Nếu công tác trong Công ty từ 5 năm trở lên được cộng thêm một công.Tiền lương được trả cho những ngày công nghỉ phép dựa trên đơn giá tiền lương một ngày công của từng người trong cấp bậc lương. Trong năm nếu CNV không nghỉ phép thì cuối năm khoản phép đó được nghỉ tiếp vào quý I năm sau.
- Lương nghỉ chế độ : Là tiền lương trả cho:
+ Ngày nghỉ phép trong tiêu chuẩn đi học, công tác cử đi, trong những ngày được nghỉ hưởng lương chế độ và năng suất là 100%.
+ Ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ đẻ được hưởng lương 75% lương năng suất và 100% lương chế độ.
+ Nghỉ bệnh nghề nghiệp mức trợ cấp trả thay bằng lương 100% đối với lương chế độ và 75% năng suất.
2.2.3. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ.
2.2.3.1 BHXH : Là một trong những chính sách kinh tế – XH quan trọng của nhà nước nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ XH. BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người, BHXH là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế cho người lao động và gia đình họ. Quỹ BHXH của Công ty được hình thành bằng cách trích thẳng 15% trên tổng lương theo Nghị định 28/CP và thu của cán bộ CNV 5% tính trên mức lương chế độ. BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi cán bộ CNV nghỉ đẻ hoặc thai sản, khi cán bộ CNV trong Công ty được hưởng BHXH, Kế toán lập bảng thanh toán BHXH. Các khoản trợ cấp cho cán bộ do cơ quan BHXH đã được ký kết hợp đồng với Công ty và được chia cho cán bộ CNV trên cơ sở mức lương chế độ của họ.
Ví dụ:
Hệ số lương của bà An Thị Loan quản đốc phân xưởng may với hệ số 2.42.
- Lương cấp bậc: 650.000đ x 2.42 = 1.573.000 đồng/1 tháng.
- Lương khoán theo chức vụ công việc thực tế:
= (Lương cơ bản / 26 ngày ) x Hệ số cấp bậc
= (650 000đ/26) x 4.2 = 105.000 đ/ngày
- Lương khoán tháng theo chức vụ
= Lương khoán theo chức vụ công việc thực tế x số ngày công tiêu chuẩn trong tháng
= 105.000 x 26 = 2.730.000 đ
Phần BHXH được tính = 1.573.000 x 20% = 314.600 đồng.
Trong đó : 15% tính vào chi phí = 1.573.000 x 15% = 235.950 đ.
5% tính trừ vào lương = 1.573.000 x 5% = 78.650 đ
2.2.3.2- BHYT :
Thực chất là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia đóng bảo hiểm, giúp họ một phần trang trải được chi phí khi họ ốm đau. Mục đích của BHYT là tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng, bất kể địa vị XH, mức thu nhập cao hay thấp theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình “. Quỹ BHYT của Công ty được thành lập : Trích của Công ty 2% trên tổng quỹ lương và 1% cho CNV trên mức lương chế độ theo Nghị định 94/CP. Khi tính được mức trích BHYT Công ty toàn bộ cho cơ quan y tế thông qua việc mua thẻ BHYT.
Ví dụ:
Tương tự như ví dụ trên ta có thể tính BHYT cho quản đốc phân xưởng may.
Phần trích BHYT :
1.573.000 x 3% = 47.190 đồng.
Phần trích vào chi phí .
1.573.000 x 2% = 31.460 đồng.
Phần khấu trừ vào lương.
1.573.000 x 1% = 15.730 đồng
2.2.3.3- KPCĐ :
Được tính theo tỷ lệ 2%. Trong đó 2% trên tổng quỹ lương thực hiện về KPCĐ theo chế độ hiện hành và sau khi xác định được mức KPCĐ trong kỳ thì một nửa Công ty nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa giữ lại để chi tiêu tại Công ty.
2.3. Thanh toán tiền lương, BHXH,BHYT và KPCĐ.
Thanh toán tiền lương.
Thủ tục thanh toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, đơn giá tiền lương và cấp bậc của từng người lao động được hưởng lương để tính ra số tiền lương phải trả. Sau đó nhân viên tổ trưởng của từng tổ may lên phòng kế toánđể thanh toán tiền lương.
+ Đối với lương kỳ I được dựa trên Nghị định 94/CP của Chính phủ để tính mức lương cho CNV và được tạm ứng vào đầu tháng.
Nợ TK 334 : 31.450.000
Có TK 111 : 31.450.000
+ Đối với lương kỳ II được tính dựa trên ngày công làm việc thực tế và các khoản còn lại liên quan đến thu nhập của người lao động.
Nợ TK 334 : 203.672.000
Có TK 111 : 203.672.000
Thanh toán BHXH, KPCĐ với CNV.
Trong tháng khi có CNV nộp giấy, hoá đơn chứng từ có xác nhận của bác sĩ hoặc bộ phận y tế thuộc diện nghỉ BHXH hợp lệ thì kế toán tiền lương và BHXH tính toán để lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH cho từng cá nhân theo chế độ quy định. Để lập phiếu thanh toán BHXH thì phải có chứng từ phản ánh hợp lệ nội dung hưởng BHXH, lý do nghỉ, số ngày nghỉ sau đó đối chiếu với chế độ quy định để xác định số ngày nghỉ theo chế độ được hưởng trợ cấp BHXH của người lao động.
Dưới đây là phiếu thanh toán BHXH cho Trần Thị Duyên trong T11/ 2009.
Mặt 1
Tên cơ sở y tế Ban hành theo mẫu tại CV
Số 93TC/CĐKT ngày 20/7/1999 của BTC
Số KB/BA Giấy chứng nhận quyển số: 43
50 nghỉ hưởng BHXH
Họ và tên :Trần Thị Duyên. Tuổi 34
Đơn vị công tác : Công ty cổ phần may Hoàng Minh
Lý do nghỉ việc : Thuỷ đậu
Số ngày cho nghỉ : 04 ngày.
( Từ ngày 20/11/2009 đến hết ngày 23/11/09)
Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày 20 tháng 11 năm 2009
Số ngày thực nghỉ 04 ngày Y bác sỹ kcbb
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên đóng dấu)
Mặt 2
Phần BHXH
Số sổ BHXH: ……….
Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: ……04 ngày ……..
Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: ……..
Lương tháng đóng BHXH: 1 085 500 đ
Lương bình quân ngày : ……55750đ
Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75%
Số tiền được hưởng :122 119 đ
Ngày …..tháng……năm….
Cán bộ cơ quan bhxh phụ trách bhxh của đơn vị
2.4. Thực trạng công tác trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, chế độ khen thưởng của công ty
Do đặc thù ngành kinh doanh và khách hàng của công ty nên hiện nay công ty đang áp dụng ba hình thức trả lương chính là trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng…trả lương khoán và lương sản phẩm đối với các đối tượng còn lại.
Về hình thức trả lương theo thời gian:
Lương theo thời gian hay chính là phần tiền lương cơ bản được tính trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, phụ cấp (nếu có) theo Nghị Định 205/ NĐ – CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước và tiền lương tối thiểu của nhà nước trên cơ sở ngày công làm việc thực tế.
Hình thức trả lương theo thời gian thường được áp dụng để trả lương cho các đối tượng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản suất nhưng hiệu quả công việc của họ lại có ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các đối tượng đó bao gồm:
Lao động quản lý: Ban giám đốc công ty, kế toán trưởng, trưởng phòng, các phó phòng….
Lao động gián tiếp: Các nhân viên làm việc trong các phòng ban của công ty, các tổ đội phục vụ như tổ vệ sinh, tổ bảo vệ…
+ Một số quy định trong việc trả lương theo thời gian tại công ty:
Thời gian làm việc mỗi ngày 8 giờ hoặc 48 giờ mỗi tuần. Giờ làm việc có thể thay đổi theo mùa và theo yêu cầu công việc.
Ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc ngày khác trong tuần.
Nếu tính lương theo thời gian người lao động được trả thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.
Trường hợp người lao động được nghỉ bù thì hưởng phần chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
+ Ưu điểm:
Tính lương theo thời gian dựa vào hệ thống thanh lương, bảng lương Nhà nước quy định nên tạo ra sự thống nhất, nhất quán trong cách tính lương. Từ đó, tạo điều kiện cho cả người quản lý và người lao động có thể tính toán, kiểm tra tiền lương một cách dễ dàng.
Tính lương theo ngày công làm việc thực tế nên có thể khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đúng giờ đảm bảo nội quy, quy chế của công ty.
Tiền lương thời gian gắn liền với hệ số lương nên đã khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn của mình để có thể được hưởng mức lương cao hơn. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong công ty.
+ Nhược điểm:
Tiền lương thời gian mà người lao động nhận được không liên quan đến sự đóng góp của họ trong một thời gian cụ thể. Vì thế, không khuyến khích được người lao động thực hiện công việc một cách tốt nhất.
Công thức tính lương dựa vào số ngày công làm việc thực tế, hệ số cấp bậc, phụ cấp. Vì thế, không phản ánh được kết quả công việc của người lao động.
Lương thời gian không khuyến khích được người lao động phát huy tính sáng tạo trong tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về chế độ khen thưởng:
Đối với Công ty hàng tháng đều tiến hành phân loại A,B,C để xét thưởng cho người lao động có thành tích trong lao động sản xuất. Từ các chỉ tiêu đưa ra cho ta thấy Công ty đã quan tâm đến người lao động và người lao động cảm thấy mình được coi trọng trong công việc. Các chế độ này là cơ sở để người lao động có cơ hội bổ sung phần nào thu nhập của mình nên họ cố gắng đạt thành tích cao có nâng suất và chất lượng công việc.
Về hình thức trả lương theo sản phẩm:
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành . Hình thức này phù hợp với những công việc có thể định mức được, có tính chất lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ quá cao, năng suất chủ yếu phụ thuộc vào sự nỗ lực của người lao động.
Hình thức trả lương này được áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản xuất.
Qua phân tích ta thấy chế độ trả lương sản phẩm cuối cùng đưa lại hiệu quả rất lớn, bản thân người lao động không những hăng hái làm việc mà họ rất có ý thức trong việc bảo quản, sử dụng máy móc thiết bị , tiết kiệm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó bộ phận quản lý lao động sẽ sao sát hơn với tình hình thực tế
Theo cách tính của Công ty.
Tiền lương = ĐG x Q.
Trong đó:
+ TL : Tiền lương được hưởng.
+ ĐG : Đơn giá sản phẩm.
+ Q : Sản lượng thực tế.
Ưu điểm:
- Viêc tính toán tiền lương đơn giản, dễ dàng. Công nhân có thể tính được cho mình do có đơn giá từ trước cùng với khối lượng sản phẩm làm ra.
- Vì tiền lương gắn liền với kết quả nên nếu họ làm được nhiều sẽ hưởng lương cao và ngược lại. Do đó, trả lương theo sản phẩm sẽ kích thích người lao động cố gắng nâng cao năng suất của mình, làm việc hăng say hơn để nâng cao thu nhập.
Nhược điểm:
- Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm làm ra, do đó công nhân có xu hướng chạy theo số lượng, làm ẩu mà có thể làm giảm chất lượng công trình đồng thời, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động vì họ cố gắng làm nhiều hơn.
- Việc trả lương sản phẩm trực tiếp gắn liền với công tác xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương. Vì vậy, nếu công tác này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiền lương mà người lao động được hưởng.
2.5. Các giải pháp công ty đã áp dụng
* Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm: với cách tính trên phần nào chưa phù hợp vì công nhân chỉ chú trọng vào số lượng mà chất lượng không được đảm bảo, những công nhân đảm bảo về chất lượng cho sản phẩm lại không được khuyến khich nên công ty đưa thêm phần khuyến khích luỹ tiến vào trong đơn giá tiền lương của sản phẩm. Bởi vì mặt hàng sản xuất của Công ty là để xuất khẩu.
ĐGLT = ĐG x T .
Trong đó:
ĐGLT : Đơn giá luỹ tiến.
T: Tỷ lệ khuyến khích đưa vào đơn giá.
Đơn giá luỹ tiến sẽ được áp dụng đối với những sản phẩm vượt mức kế hoạch.
TL = ( ĐG x Q ) + ĐGLT x T
Với cách tính này công nhân sẽ cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để những sản phẩm vượt chỉ tiêu chất lượng sẽ được hưởng đơn giá có thêm phần khuyến khích lương. Đồng thời sẽ làm cho công nhân hăng say với công việc hơn. Tuy nhiên, tình trạng chạy theo số lượng vẫn diễn ra, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vẫn rất nhiều.
* Hình thức trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian căn cứ vào:
Tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước
Số ngày công làm việc thực tế
Hệ số cấp bậc, phụ cấp (nếu có)
Cách tính:
LCi = Nlvi x
Trong đó:
Nlvi: số ngày làm việc thực tế của lao động i
TLmin: mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước
Hcbi: Hệ số tiền lương cơ bản của người thứ i theo Nghị Định số 205/ NĐ – CP
Hpci: tổng hệ số phụ cấp theo lương tối thiểu của lao động i
Cách tính trên phần nào bớt được sự khônng công bằng trong công tác trả lương, khuyến khích người lao động hơn trong việc đi làm đầy đủ, đúng giờ, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để hưởng mức lương cao hơn… Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hiện được rõ kết quả công việc của người lao động, không phát huy tinh thần sáng tạo trong tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả lao động…
*Chế độ thưởng, phạt và phụ cấp
Để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động ngoài việc có chính sách lương hợp lý công ty cần phải có chính sách tiền thưởng, phụ cấp nhằm khen thưởng cá nhân, tập thể trong năm có thành tích sản xuất kinh doanh tốt đóng góp vào sự phát triển chung của công ty cũng như chế độ phạt để hạn chế những thiệt hại, rủi ro cuả công ty do người lao động gây ra. Một chính sách tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích người lao động cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình tức khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật cho các cá nhân, tập thể lao động có thành tích xuất sắc công tác được giao mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hàng tháng, Giám đốc có thể thưởng đột xuất các trường hợp sau:
Phương pháp tổ chức, kinh doanh mới có hiệu quả..
Phát hiện kịp thời các vụ trộm cắp, lãng phí.
Phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm kỉ luật.
Sau khi xem xét thành tích hiệu quả kinh tế của từng vụ việc. Giám đốc có quyền quyết định một mức hợp lý thông qua Hội đồng khen thưởng của Công ty.
Hàng năm, nhân dịp lễ tết công ty có tiến hành chi thưởng cho người lao động. Mức tiền thưởng phụ thuộc vào kinh phí của công ty, hình thức phân phối theo ngày công làm việc thực tế, cấp bậc và năng suất của từng người.
Các chế độ trợ cấp, phụ cấp cũng được công ty hết sức quan tâm, cụ thể:
Trợ cấp ốm đau: được hưởng 75% lương cấp bậc, chức vụ.
Thai sản: lao động nữ có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày.
Nghỉ đẻ: sinh con thứ 1 hoặc thứ 2 được nghỉ 4 tháng và hưởng 100% tiền lương cấp bậc, chức vụ.
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: theo điều 15, 16, 35 điều lệ BHXH
Chi cho hỗ trợ mai táng người lao động ở Công ty bị chết hoặc thân nhân của họ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con) chết, việc chi hỗ trợ này ngoài chính sách Nhà nước.
Chi trợ cấp cho những người về hưu, mất sức lao động từ qũy phúc lợi nếu có
Hàng năm có tổ chức cho CBCNV đi tham quan, nghỉ mát
Khi nghỉ hàng năm nếu đi phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên 2 ngày thì ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
Số ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên làm việc thực hiện theo quy định tại mục II khoản 3 điểm a Thông tư 07/LĐTBXH ngày 11/4/1995 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Tiền tàu xe đi phép mỗi năm thanh toán 1 lần (cả lượt đi và lượt về ) cho các đối tượng đủ điều kiện đi phép và nghỉ phép để đi thăm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng hoặc con ốm đau, tai nạn phải điều trị hoặc chết, có xác nhận của địa phương nơi nghỉ phép. Mức thanh toán theo giá cước thông thường của ngành vậ tải quốc doanh như ô tô, tàu hỏa, ca nô, tàu chạy ven biển (ghế ngồi).
Công ty tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy chế, nội quy của công ty. Các trường hợp sau đây là vi phạm kỷ luật lao động:
Đến nơi làm việc muộn hoặc về sớm hơn so với giờ quy định
Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.
Làm việc riêng, chơi bài, ngủ trong giờ làm việc.
Tự ý ngừng việc, rời khỏi vị trí công tác trong thời gian làm việc (Trừ các bộ phận cần giao dịch công tác ).
Không chấp hành sự phân công, công tác của người chỉ huy bộ phận của mình.
Trộm cắp, lãng phí tài sản của công ty bất kể nhiều hay ít.
Dung túng, tiếp tay kẻ gây ra tiêu cực tổn thất tài sản của Công ty.
Có hành động phát ngôn gây mất đoàn kết nội bộ, say rượu, bia, gây gổ trong công ty và các hiện tượng tiêu cực khác.
Tiết lộ thông tin kinh tế, bí mật về kinh doanh gây hại cho Công ty.
Vi phạm các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước.
Mọi trường hợp vi phạm kỷ luật đều bị xử phạt. Tùy mức độ nặng nhẹ sẽ có mức phạt tương ứng từ khiển trách, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, sa thải (nếu có thiệt hại về kinh tế thì phải bồi thường, do Hội đồng kỷ luật quyết định tùy theo lỗi vi phạm ).
* Phát huy vai trò tích cực của công cụ hạch toán kinh tế nói chung cũng như nhằm phát huy sức mạnh của đòn bẩy tiền lương. Vấn đề này đòi hỏi cần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường .
Thứ nhất: Với các khoản tiền lương của công nhân nghỉ phép Công ty thường không trích trước mà hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp ... là không hợp lý, vì nó không phản ánh thực chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty đã thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh. Mức trích và tỷ lệ trích trước tiền lương phép phép hàng tháng có thể thực hiện công thức sau:
Tổng lương nghỉ phép kế hoạch
Tỷ lệ trích trước = x 100
Tổng số lương cơ bản kế hoạch
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch
=
Tiền lương cơ bản thực tế phải trả công nhân trực tiếp
x
Tỷ lệ trích trước
Thứ hai: Việc tập hợp chi phí tiền lương chưa chi tiết theo từng bộ phận, từng phòng ban. Vì vậy, việc tập hợp chi phí tiền lương (phân bổ tiền lương) cho từng bộ phận là khó khăn, độ chính xác không cao. Do vậy, kế toán tiền lương khi tập hợp chi phí vào các TK 627, 642 thì đã mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.
+ TK 627 : Chi phí sản xuất chung.
TK 627.1 : Phòng kỹ thuật.
TK 627.2 : Phòng KCS.
+ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 642.1 : Phòng kế hoạch.
TK 642.2 : Phòng tổ chức lao động.
Thứ ba: Về mẫu sổ kế toán còn nhiều chỗ chưa rõ ràng cụ thể như trong mẫu biểu Sổ Cái mà Công ty đang sử dụng chưa phản ánh rõ ràng ngày tháng ghi sổ. Cột chứng từ gốc là không cần thiết vì trên thực tế số liệu và ngày tháng của chứng từ gốc đã được phản ánh vào chứng từ ghi sổ, công việc lập Sổ Cái là dựa vào chứng từ ghi sổ. Chính vì vậy nên Công ty đã xây dựng lại Sổ Cái.
2.6. Đánh giá công tác trả lương của công ty
* Ưu điểm của công tác trả lương tại công ty
+ Việc ghi chép tổng hợp phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ và chính xác về tình hình hiện có cũng như sự biến động về tiền lương, BHXH của Công ty.
+ Tính toán chính xác, hạch toán đúng chế độ chính sách, các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp phải trả cho CNV, các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ phải nộp cho các cơ quan chuyên môn quản lý.
+ Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, BHXH và đối tượng sử dụng.
+ Công ty áp dụng hình thức trả lương tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Để khuyến khích người lao động hăng say hơn với kết quả lao động, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đây là hình thức tiền lương phổ biến nhằm thúc đẩy năng suất lao động và gắn liền lao động với kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh ở đơn vị. Qua những ưu điểm trên kế toán lao động tiền lương giúp cho việc quản lý tiết kiệm được chi phí, góp phần hạ giá thành đem lại lợi ích cao cho Công ty.
Song trong công tác quản lý kinh tế nói chung cũng như công tác quản lý lao động tiền lương và tổ chức kế toán tiền lương ở các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Hạch toán tiền nghỉ phép cho CNV công ty áp dụng phương pháp tính nghỉ ngày nào trả tiền ngày đó, không trích trước tiền lương nghỉ phép. Do đó còn có thể dẫn tới có tháng tiền lương nghỉ phép lớn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
* Những hạn chế của công tác trả lương mà Công ty đang áp dụng
Có thể thấy rằng, hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng tương đối phù hợp với đặc thù của sản phẩm, yêu cầu công việc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
+ Tiền lương chưa thực sự cải thiện đời sống người lao động
Mặc dù đã có nhiều cố gắn trong việc cải thiện công tác tiền lương và nâng cao thu nhập của người lao động, đặc biệt trong 2 năm 2007, 2008 mức tiền lương của người lao động đã tăng lên so với trước đó nhưng thực tế thu nhập của người lao động vẫn chưa được cải thiện.
Mức tăng tiền lương của công ty đều tăng theo các năm nhưng tốc độ lạm phát cũng tăng cao cho nên mặc dù tiền lương danh nghĩa có tăng thêm nhưng tiền lương thực tế tăng lên không đáng kể. Vì vậy, chưa thực sự cải thiện được đời sống của người lao động. So với các doanh nghiệp cùng ngành năm mức lương hiện tại vẫn thấp.
Bảng 8: Bảng so sánh thu nhập lao động bình quân của công ty so với các công ty khác cùng ngành
TÊN CÔNG TY
THU NHẬP LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN
May 10
1.480.000
May Việt Tiến
2.490.000
May Nhà Bè
1.750.000
May Đồng Nai
1.500.000
May Đức Giang
1.655.000
May 19
1.291.000
Với tình hình giá cả hiện nay thì mức lương này rất khó đảm bảo cho cuộc sống của người lao động dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31625.doc