Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 2

1. Giới thiệu chung về công ty 2

2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty 2

3. Đặc điểm về sản phẩm của công ty 4

II. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 4

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 8

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 15

I. NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ – KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 15

1. Tình trạng sản xuất của công ty may Phù Đổng 15

2. Các yếu tố thuộc về công việc 15

3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty May Phù Đổng 16

4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty 19

5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của công ty 22

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 25

1. Phân tích nguyên tắc quản lý và phân phối quỹ lương của Công ty May Phù Đổng 25

1.1. Cơ sở hình thành quỹ lương. 25

1.2. Nguyên tắc chung về phân phối tiền lương, thu nhập ở Công ty May Phù Đổng 26

1.3. Nguyên tác chung về quản lý quỹ lương. 26

2. Phân tích công tác trả lương cho người lao động 27

2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 28

2.2. Hệ số trách nhiệm 39

2.3. Hình thức trả lương theo thời gian 41

3. Phân tích công tác trả lương tại Công ty May Phù Đổng 44

3.1. Thưởng trong lương 44

3.2. Tiền thưởng thi đua 46

3.3. Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm 48

3.4. Thưởng do có sáng kiến trong sản xuất 49

3.5. Thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu 49

4. Phụ cấp 50

4.1. Phụ cấp độc hại 50

4.2. Phụ cấp nóng: 50

4.3. Phụ cấp điều động 50

4.4. Phụ cấp thêm giờ 50

4.5. Phụ cấp kiêm nhiệm công tác Đảng và đoàn thể 51

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG Ở CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 51

1. Một số kết quả đạt được của công tác trả lương thưởng ở Công ty May Phù Đổng 51

2. Một số hạn chế còn tồn tại của công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng 53

3. Một số nguyên nhân tác động đến công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng 55

3.1. Công tác phân tích công việc. 55

3.2. Bố trí lao động 55

3.3. Đánh giá thực hiện công việc. 55

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG Ở CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 57

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 57

1. Phương hướng và mục tiêu chung 57

2. Phương hướng cải tiến công tác trả lương và thưởng tại công ty 57

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 58

1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc. 58

2. Xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học 59

3. Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc 61

III. KIẾN NGHỊ 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3637 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao (64,8%). Đây là một điều rất thuận lợi cho công ty, lao động trẻ thường sáng tạo nhiệt tình trong công việc, tiếp thu nhanh. + Đồng thời đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất của công ty có tay nghề không cao chủ yếu là công nhân bậc 1 và 2 (chiếm 42,3% và 31,6% tổng số lao động trực tiếp sản xuất) mà cấp bậc công việc yêu cầu phải ở bậc 3, 4, 5 do máy móc thiết bị của công ty ngày càng tiên tiến. Vì vậy để có sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì công ty phải quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Ngoài ra công ty còn phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý của công ty. Không chỉ vậy, công ty còn có sự biến động về lao động. Số lượng công nhân chuyển đi hoặc thôi việc so với lượng công nhân được tuyển vào làm không cân bằng với nhau. Do sự biến động về số lượng lao đông như vậy làm cho công tác trả lương gặp nhiều khó khăn. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí dây chuyền sản xuất điều động lao động,... Điều nay ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đội ngũ lao động của công ty có độ tuổi trẻ, có sức khoẻ, luôn tự giác, cố gắng thực hiện các yêu cầu về số lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Điều nay đã tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đảm bảo nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra cán bộ quản lý trong công ty có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động gián tiếp. Điều này đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được nâng cao dẫn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 1. Phân tích nguyên tắc quản lý và phân phối quỹ lương của Công ty May Phù Đổng 1.1. Cơ sở hình thành quỹ lương. Quỹ lương của Công ty May Phù Đổng được hình thành dựa trên chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu thực tế và doanh thu kế hoạch hàng thánh của công ty được tính theo công thức sau: Doanh thu thực tế thực hiện trong kỳ được tính căn cứ và giá trị tiền công ghi trong hợp đồng gia công và sản lượng sản phẩm thực hiện. Doanh thu kế hoạch – Số lượng hàng dự kiến sẽ sản xuất X giá thành sản phẩm đã thoả thuận với khách hàng. Quỹ tiền lương của công ty được tính theo công thức sau: Quỹ lương = 53% x doanh thu Như vậy quỹ tiền lương hàng tháng, hàng quý, năm của công ty phụ thuộc vào doanh thu hàng tháng, quý, năm. Ví dụ: Doanh trong hu tháng 2 năm 2005 = 571.481.543 Quỹ lương tháng 2 năm 2005 = 53% x DT tháng 2 năm 2005 = 53%.571.481.543 = 302.885.218 1.2. Nguyên tắc chung về phân phối tiền lương, thu nhập ở Công ty May Phù Đổng + Lương cấp bậc của người lao động (tiền lương được tính theo hệ số lương) được giữ nguyên để làm căn cứ tính lương những ngày công học tập, họp, phép, lễ, tết và công nghỉ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Phần thu nhập chính của người lao động là tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính căn cứ vào cấp bậc công việc và hiệu quả của từng người . Hệ số thu nhập đó sẽ do Hội đồng quản trị Công ty May Phù Đổng quyết định trên cơ sở định biên lao động và nhiệm vụ được giao. Người phụ trách trong đơn vị phải là người có thu nhập cao nhất trong đơn vị đó. Trong cùng một cấp bậc công việc, nếu là kỹ sư và tương đương làm việc có hiệu quả hơn thì hệ số thu nhập cao hơn. Nếu cùng là kỹ sư, làm cùng cấp bậc công việc, ai làm việc có hiệu quả hơn thì hệ số thu nhập cao hơn. Như vậy tại Công ty May Phù Đổng hệ số lương chỉ dùng để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,.... Còn cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân mới dùng để tính tiền lương trong tháng của người lao động. Điều này sẽ đảm bảo sự công bằng hợp lý khi thanh toán tiền lương cho người lao động. 1.3. Nguyên tác chung về quản lý quỹ lương. Công ty May Phù Đổng quản lý quỹ lương của các bộ phận bằng cách hàng năm, háng quý, hàng tháng giao kế hoạch tiền lương cho đơn vị, bộ phận, tổ sản xuất trong công ty cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty cùng với phòng tổ chức lao động tiền lương chịu trách nhiệm về việc quản lý và phân phối quỹ tiền lương của công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà Nước và quy định của Tổng công ty Dệt may Việt Nam. 2. Phân tích công tác trả lương cho người lao động Công ty May Phù Đổng đã nhận thức được tiền lương có tác dụng quan trọng trong việc động viên, khuyến khích tinh thần cho người lao động đồng thời cũng ảnh hưởng đến thái độ, trách nhiệm của người lao động đối với công việc và hiệu quả của công việc. Công ty là một doanh nghiệp gia công, nguòn thu chủ yếu từ việc gia công thuê cho khách hàng. Do vậy, công ty đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách, quy định về tiền lương do Nhà Nước ban hành như trả lương gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của từng người ,... chính vì vậy, mặc dù chưa có thang bảng lương riêng của mình nhưng công ty đã xây dựng và thực hiện quy chế trả lương riêng của công ty. Do đặc trưng của ngành may: lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao, nguồn lao động dồi dào, tuổi đời còn trẻ, công việc có tính chất mùa vụ,... chính vì vậy, quy chế trả lương của công ty được hội đồng quản trị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua nên đáp ứng được nguyện vọng đông đảo người lao động, thúc đẩy họ tích cực tham gia lao động sản xuất. Quy chế này đã được Tổng công ty Dệt may Việt Nam và Bộ công nghiệp phê duyệt. Tại Công ty May Phù Đổng áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu: trả lương tập thể ( trong đó còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân) và trả lương theo thời gian có cải tiến. Quỹ tiền lương được phân phối như sau: + 90% quỹ lương dùng để chi trả trực tiếp cho người lao động. + 2% quỹ lương dùng làm quỹ dự phòng. + 8% quỹ lương dùng để làm quỹ khen thưởng. Trong 90% quỹ lương dùng để chi trả cho người lao động lại được phân phối như sau: . Khối công nhân may gồm cả thêu hoa, KCS may: 64,18% . Khối công nhân cắt : 8,48% . Khối công nhân là (gồm cả kiểm hóa là): 15% . Khối hòm hộp đóng gói: 1,92% . Khối quản trị, chuẩn bị sản xuất phục vu: 10,42% 2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm Đối tượng: Khối trực tiếp sản xuất của công ty. Khối trực tiếp sản xuất của Công ty May Phù Đổng bao gồm các tổ sản xuất: tổ may,cắt, là, hòm hộp,... được áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm tập thể. Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm (chi tiết làm ra). Tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo công thức sau: Trong đó: DGi: Đơn giá tiền lương sản phẩm Qi: Số lượng sản phẩm làm ra. n: Số công đoạn sản phẩm Tiền lương của công nhân nhận được trong tháng. Vcnsx = Vsp+ Vcd + Vtg+ Pc – BHXH, BHYT. Trong đó: Vcnsx; tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Vsp: tiền lương sản phẩm của công nhân Vcd: tiền lương cho những ngày làm công việc ngoài công việc cố định trong tháng. Pc: Tiền phụ cấp khác theo lương như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nóng, độc hại,… BHXH, BHYT: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (6% tiền lương tháng của người lao động trực tiếp chi trả) Việc chia lương cho các bộ phận trực tiếp sản xuất được tiến hành theo các bước sau : + Người được phân công tính lương ở các bộ phận (tổ phó các tổ may, tổ trưởng tổ cắt, là, hòm hộp,…) có nhiệm vụ sau: căn cứ vào thời gian tiêu hao của từng người công nhân may theo công thức sau: Tổng thời gian tiêu hao của một công nhân = thời gian tiêu hao để hoàn thành công đoạn (Định mức tiêu hao của từng công đoạn /x số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ) Cuối cùng, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyền bản tổng thời gian tiêu hao của công nhân may lên phòng tổ chức lao động tiền lương. + Phòng tổ chức lao động tiền lương tiến hành tính lương cho từng công nhân theo công thức sau: Lương sản phẩm của từng người = Tổng thời gian tiêu hao của một công nhân x 70 (đồng) 70 đồng là đơn giá của 1 giây sản phẩm Trong đó quy đổi thời gian chế tạo theo cấp bậc công việc như sau: Thợ bậc 2: Thời gian quy chuẩn (dùng để tính lương) = thời gian chế tạo x0,88. Thợ bậc 3: Thời gian quy chuẩn ( dùng để tính lương) = Thời gian chế tạo x1.00. Thợ bậc 4: Thời gian quy chuẩn ( dùng để tính lương)= Thời gian chế tạo x1.13 Thợ bậc 5: Thời gian quy chuẩn (dùng để tính lương) = Thời gian chế tạo x1.43 Trong đó tiền lương trả cho các công đoạn như sau: 2.1.1. Trả lương cho công nhân may Đơn giá tiền lương của công nhân may được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công đoạn và đơn giá của một đơn vị sản phẩm chuẩn công nhân may được áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân không hạn chế. Cách tính lương sản phẩm cho từng người căn cứ vào thời gian chế tạo sản phẩm và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ. Việc tính thời gian chế tạo cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ được căn cứ vào bản định mức thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm chuẩn nào đó và hệ số phụ cấp cho sản phẩm đó (nếu có) Công ty May Phù Đổng có bản định mức đơn giá cho từng công đoạn. Đồng thời với mỗi mã hàng khác nhau, dựa trên bản định mức cho từng công đoạn phòng kỹ thuật sẽ tính toán và có sự điều chỉnh về định mức sao cho phù hợp. Sau đó đưa xuống bộ phận may. Sau đây là bản định mức thời gian chế tạo chi tiết một sản phẩm tính cho công đoạn may của mã hàng PDTK do phòng kỹ thuật thiết kế : Bảng định mức thời gian chế tạo chi tiết 1 sản phẩm tính cho công đoạn may ÁO SƠ MI DÀI TAY, VAI UNI MÀU MÃ HÀNG: PDTIC Nội dung công việc CBCU Thời gian chế tạo Thời gian quy chuẩn UNI màu Số tồn của 1 13CN May lộn bản cổ ĐM dao xén 4 50 57 3990 May diễu bản cổ 3 36 36 2520 Ghim mo bản cổ 3 10 10 700 Sửa chân may bọc chân cổ 3 15 15 1050 Đặt mẫu sửa chân cổ, vào 3 lá 4 56 63 4410 Mí chặn chân cổ 3 25 25 1750 Tra mí cổ gài nhãn 4 131 148 10260 May nẹp cúc, cữ 3 25 25 1750 May nẹp khuyết 2 cạnh (cữ) 3 52 52 3640 May mí miệng túi 3 10 10 700 May dán túi HC 4 52 59 4130 LD cắt, may nhăn cầu vai sau 3 36 36 2520 Kê mí vai sau xếp ly 3 59 59 4130 Kê mí vai con bằng cữ 3 60 60 4200 May thép tay to HC 3 90 90 6300 May thép tay con vuốt đuôi chuột 3 42 42 2940 Tra tay áo may 2 kim 3 73 73 5110 May chiều vòng nách 0,9cm 3 60 60 4200 Sườn cuốn ống 3 85 85 5950 May bọc chân bác tay 3 18 18 1260 Đặt mẫu quay lộn bác tay dao xén 3 53 53 3710 May diễu bóc tay 3 47 47 3290 Tra mí bác tay HC xếp ly 3 118 118 8260 Sửa, may gấu 0,5cm HC 3 66 66 4620 Nhận hàng KT-BTP giao hàng cho CBCNV 3 40 40 2800 Đặt mẫu sửa chân bản cổ 2 20 18 1260 Sửa lộn là bản cổ 3 40 40 2800 Sửa lộn là chân cổ 2 41 36 2520 Chấm định vị túi, vạch 2 40 36 2520 Sửa họng, cổ Là bẻ miệng túi 2 12 11 770 Là bẻ sửa túi HC 2 37 33 2310 Là sửa cầu vai sau bằng nhau 2 27 24 1680 Là bẻ thép tay to HC 2 52 46 3220 Sửa lộn là, bác tay HC 2 58 52 3640 Việt sổ tổ số trăm gai 2 14 12 840 Thùa 9 khuyết 3 51 51 3570 Chấm dấu đính 9 cúc 3 51 51 3570 Nhặt chỉ, cắt chỉ 2 50 45 3150 Thâu hóa 4 46 52 3640 Tổ phó 4 46 52 3640 Tổ trưởng 5 46 66 4620 Trong thời gian 1940 1972 138040 Thời gian bình quân 46 giây Như vậy với mỗi bước công việc của công đoạn may, Phòng kỹ thuật của công ty sẽ bấm giờ để tính thời gian tiêu hao cho từng bước công việc tuỳ theo tình hình thực tế (chất liệu vải, trình độ tay nghề của công nhân, tình hình máy móc thiết bị,…). Sau đó số tiền của từng bước công việc được tính như sau: Số tiền của mỗi bước công việc = số thời gian quy chuẩn để hoàn thành bước công việc x 70(đồng) Cách tính lương của tổ trưởng, tổ phó và kiểm hóa như sau: TL = G x70 (đồng) = (Gbq + 1c) x (100% + p) x K x 70(đồng) Trong đó: TL: tiền lương của tổ trưởng, tổ phó, kiểm hóa may G: Giây tính lương của tổ trưởng, tổ phó, kiểm hóa may Gbq: Giây bình quân có trong mã hàng sản xuất K: hệ số lương (tổ trưởng may, K=2, tổ phó K=1,7; tổ trưởng tổ kiểm hóa K=1,5, kiểm hóa may K=1,3) P: Hệ số phụ cấp sản phẩm theo quy định 1688 – QĐUP của công ty may 10 Với cách tính lương cho tổ trưởng, tổ phó may tổ trưởng tổ kiểm hóa và kiểm hóa may như trên sẽ có tác dụng khuyến khích những người đảm nhận chức vụ nay có trách nhiệm với công việc của mình hơn từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. Với mã hàng PĐTJ (loại vải Uni màu) tiền lương tính trên 100 sản phẩm theo chức vụ của công đoạn may được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây: Tiền lương theo chức vụ của mã hàng PĐTK Chức vụ Giây tính lương Tiền lương Tổ trưởng tổ may 112 7840 Tổ phó tổ may 95,2 6664 Tổ trưởng kiểm hóa 84 5880 Kiểm hóa 72,8 5096 Như vậy, dựa trên bản định mức tiêu hao của mỗi công đoạn với mỗi mã hàng khác nhau phòng kỹ thuật lại có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, như về chất liệu vải, tình hình máy móc thiết bị của công ty,… Tổ phó các tổ may dựa trên định mức tiêu hao của mỗi công đoạn, mỗi mã hàng, số lượng sản phẩm người công nhân làm ra trong kỳ, và cấp bậc công việc của họ tính được tổng số giây quy chuẩn để tính lương sản phẩm. Sau đó gửi phòng tổ chức lao động tiền lương bảng giây tính lương sản phẩm đó để tính lương sản phẩm, tiền thưởng trong lương cũng như tiền lương tháng người lao động. Tiền lương sản phẩm của công nhân bộ phận may tháng 2/2005 được thể hiện ở biểu sau: Tiền lương sản phẩm của tổ may 1 tháng 2 năm 2005 STT Họ tên Hệ số lương Ngày công Thời gian quy chuẩn Vsp 1 Nguyễn Đức Thắng 1.78 21 14810 1.036.700 2 Hoàng Minh Thắng 1.78 20 7261 508270 3 Nguyễn Thị Năm 1.58 18 114996 804972 4 Hà Thị Nhàn 1.58 20 6281 439670 5 Vũ Thị Bích 1.58 21 8067 564690 … … … … … … Cách tính lương sản phẩm của người lao động như sau: + Tổng thời gian quy chuẩn để tính lương = [(Thời gian quy chuẩn để hoàn thành bước công việc (tính cho 1 hay 100 sản phẩm) + Phụ cấp cho 1 hay 100 sản phẩm (nếu có)] x số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ. + Lương sản phẩm cua công nhân = Tổng thời gian quy chuẩn để tính lương x 70 đồng. Cách tính lương này đơn giản, dễ hiểu. Dựa vào số sản phẩm làm ra trong kỳ và định mức tiêu hao cho công đoạn mà mình đảm nhận, mỗi công nhân có thể tự tính toán được tiền lương sản phẩm của mình nên không gây thắc mắc, bất bình trong doanh nghiệp. Còn hệ số lương cơ bản và ngày công dùng để tính BHXH, BHYT, tính tiền lương các ngày nghỉ lễ, tết,... Sau khi tính lương sản phẩm cho công nhân bộ phận may, cán bộ phòng tổ chức tiền lương sẽ tính lương tháng cho từng người lao động. Tiền lương của công nhân may nhận được trong tháng: UCNSX= VSP + Ucd+ Utg + Pc – BHXH, BHYT Trong đó: UCNSX: tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Usp: tiền lương sản phẩm của công nhân Ucd: tiền lương cho những ngày công nhân nghỉ lễ, tết, phép, họp. Utg: tiền lương cho những công việc ngoài công việc cố định mức trong tháng. Pc: tiền phụ cấp khác. BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (6% tiền lương trong tháng của người lao động) Biểu dưới đây sẽ thể hiện tiền lương tháng 2/2005 của công nhân bộ phận may Tiền lương tháng 2/2005 của công nhân bộ phận may STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Lương sản phẩm Nghỉ phép Lễ tết BHXH. BHYT Tiền lương tháng Công Tiền 1 Nguyễn Đức Thắng 1.78 21 1036700 0.5 7.188 57.508 22.428 1.078.968 2 Hoàng Minh Tâm 1.78 20 508270 2 28.754 57.508 22.428 572.104 3 Nguyễn Thị Năm 1.58 18 804972 1 25.523 51.046 19.908 861.633 4 Hà Thị Nhân 1.58 20 439.690 0 0 51.046 19.908 470.808 5 Vũ Thị Bích 1.58 21 564.690 1 12.762 51.046 19.908 608.590 … … … … … … … … … … Cụ thể là : - Tiền lương những ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, lễ = hệ số lương cơ bản x 210000 : 26 x số ngày nghỉ phép. - Tiền lương làm thêm giờ được áp dụng theo quy định Nhà Nước (150% tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nên làm thêm vào ngày thường và 200% tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nếu làm thêm vào ngày lễ) - BHXH, BHYT = Hệ số lương x 200.000 (đồng) x6% 2.1.2. Trả lương cho công nhân cắt là, hòm hộp Bộ phận cắt là và hòm hộp được trả lương theo sản phẩm tập thể. Hàng tháng, các bộ phận này được giao kế hoạch về sản xuất sản phẩm và phải hoàn thành kế hoạch đó. Phòng kỹ thuật sau khi đã giao mẫu (làm sản phẩm mẫu), đã chia công đoạn, tính lại định mức theo kinh nghiệm, điều kiện thực tế mà thấy sản phẩm nào cần nhiều công đoạn, khó cắt hay phức tạp thì đề nghị điều chỉnh, định mức hay tăng phụ cấp. Ban giám đốc căn cứ nguyên vật liệu đó (loại vải đó) dễ cắt (là, đóng gói) hay khó cắt mà đưa ra mức phụ cấp cho phù hợp. Đối với công nhân cắt, là và hộp con: Định mức lao động và đến giá sản phẩm được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao thực tế để hoàn thành bước công việc và được khoán cho từng bộ phận căn cứ vào lao động định biên của các bộ phận này. Tổ trưởng tổ cắt, là hoặc hộp con sẽ căn cứ vào thời gian chuẩn (định mức tiêu hao) cho 100 sản phẩm của công đoạn cắt và hệ số phụ cấp (nếu có) để tính tổng giây hao phí của từng công nhân thuộc bộ phận mình. Dưới đây là bản định mức tiêu hao của công đoạn cắt Định mức tiêu hao của công đoạn cắt Nội dung công việc CBCV Thời gian quy chuẩn tính cho 100 sản phẩm Carô len Carô các loại Kẻ dọc các loại Uni các loại A. Các loại sơ mi I. Bản vải có trên 40 lá 1. Giải vải 3 2309 2020 1815 1722 2. Xoa phấn vẽ theo mẫu coton 4 774 683 611 581 3. Cắt gọt đồ vật không phôi màu 4 815 720 641 611 4. Cắt gọt đồ vặt có phôi màu 4 743 688 635 602 5. Cắt gọt theo mẫu 2 thân trước + 2 thân tay 4 815 720 641 611 6. Cắt gọt theo mẫu thân sau 4 386 340 306 290 7. Viết số + phối kiện 3 2174 1902 1714 1621 II. Bàn vải có dưới 40 lá 1. Giải vải 3 3140 2809 2502 2355 2. Xoa phấn vẽ theo mẫu coton 4 870 769 688 653 3. Cắt đồ vặt không phối màu 4 914 803 724 688 4. Cắt gọt đồ vắt có phối màu 4 844 766 713 667 5. Cắt gọt theo mẫu 2 thân trước + 2 tay 4 914 803 724 688 6. Cắt gọt theo mẫu thân sau 4 434 384 343 327 7. Viết số + phối kiện 3 3104 2614 2310 2159 … … … … … … Giải vải, cắt, viết số, phối kiện hàng cộc tay tính = 80% đơn giá Đồng thời với mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ có định mức cho công đoạn cắt, là, hòm hộp sẽ được thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Biểu dưới đây thể hiện định mức chi tiết đối với sản phẩm quần LIFUNG. Định mức chi tiết đối với sản phẩm quần LIFUNG Nội dung công việc CBCN Thời gian chuẩn cho 100 sản phẩm Tiền cho 100 sản phẩm Giải vải lần 3 3551 248570 Giải vải lót 3 739 51730 Xoa phấn theo mẫu, cắt hoàn chỉnh lần 4 3511 245770 Xoa phấn theo mẫu, cắt hoàn chỉnh lót 4 667 46690 Viết số phối kiện 3 3599 251930 Là chính (2 cạp, 2 moi, 4 cơ túi) 3 3885 271950 ép (máy) 2 662 46340 Kiểm tra chất lượng vải 4 1135 79450 Cấp hàng cho mang (vận chuyển) 2 200 14000 Tổng thời gian 17949 1256430 Thông qua biểu trên ta thấy: Tiền lương của mỗi công đoạn = Định mức tiêu hao của công đoạn đó x70(đồng) Tiền lương của tổ trưởng, tổ cắt, là, tổ phó là: TL = G X 70 (đồng) = (Tổng t: n) xK x 70 (đồng) Trong đó: G: Giây tính lương của tổ trưởng, tổ cắt, là tổ phó. Tổng t:Tổng giây cắt hoàn chỉnh 1 sản phẩm theo định mức K: hệ số lương (tổ trưởng, tổ cắt, là = 1,7, tổ phó là K = 1,4) n: lao động định biên của tổ cắt (cắt nước = 23, là n=24) Cách tính lương của tổ trưởng tổ hộp con, kiểm hoá là: G = Gth x 1,3 Trong đó: G: Giây tính lương của tổ trưởng tổ hộp con, kiểm hóa là Gth: Giây thực tế của tổ trưởng tổ hộp con, kiểm hóa là làm được theo định mức lương sản phẩm 2.2. Hệ số trách nhiệm Như vậy tiền lương của tổ trưởng tổ cắt đối với sản phẩm quần LIFUNG là: (17949 : 100 : 23) x 2.54 x 70 = 1387 (đồng) Hàng tháng, tổ trưởng tổ cắt, là và hộp con nộp cho phòng tổ chức lao động tiền lương bảng giây tính lương sản phẩm. Sau đó, cán bộ tiền lương tính lương sản phẩm cũng như tiền lương tháng cho từng cán bộ công nhân viên Dưới đây là tiền lương sản phẩm của công nhân bộ phận cắt tháng 2/2005. Bảng lương sản phẩm của công nhân cắt tháng 2/2005 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Số giây quy chuẩn để tính lương sản phẩm Lương sản phẩm 1 Hoàng Văn Công 2.54 21 14511,4 1.015.796 2 Hà Văn Chấn 2.54 20 7694,4 538.608 3 Đinh Tiến Cường 2.01 17,5 5832,4 408.268 4 Lê Thị Thảo 2.36 21,5 8166,2 571.634 5 Phan Thị Phượng 2.36 22 9115,4 638.078 6 Nguyễn Kim Phương 2.01 21 5294,7 370.636 7 Nguyễn Thị Thanh 1.78 21 7729,4 541.058 … … … … … … Thông qua biểu trên ta thấy: tiền lương sản phẩm của công nhân tổ cắt, là và hộp con bằng tổng giây hao phí x70 đồng và cũng giống như công đoạn may, hệ số lương cơ bản và ngày công của công nhân cắt là và công nhân bộ phận hộp con dùng để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính lương các ngày nghỉ lễ, phép. Tiền lương tháng của công nhân các bộ phận cắt, là, hòm hộp được tính như sau: Ucnsx = Usp + Ucd + Utg + Pc – BHXH, BHYT Trong đó : (Ucnsx , Usp , Ucd , Utg , Pc , BHXH, BHYT như của công nhân bộ phận may) Biểu dưới đây sẽ thể hiện lương tháng 2/2005 của công nhân bộ phận cắt. Bảng lương sản phẩm củ công nhân cắt tháng 2/2005 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Lương sản phẩm Nghỉ phép Lễ tết BHXH. BHYT tiền lương tháng Công Tiền 1 Hoàng Văn Công 2.54 21 1.015.796 0.5 10257 85061 32004 1076110 2 Hà Văn Chiến 2.54 20 538608 1 20515 82061 32004 609170 3 Đinh Tiến Cường 2.01 17,5 408268 1,5 24352 64938 25326 472232 4 Lê Thị Thảo 2.36 22 637078 0 0 76246 29736 627674 5 Vũ Thị Bích 1.58 21 564.690 1 12.762 51.046 29736 684588 6 Nguyễn Kim Phương 2.01 21 370636 1 16234 64938 25326 426482 7 Nguyễn Thị Thanh 1.78 21 541058 1 14377 57508 22428 590515 2.3. Hình thức trả lương theo thời gian Bộ phận quản lý, phục vụ (bao gồm cả bộ phận chuẩn bị sản xuất) của công ty được trả lương theo thời gian có cải tiến. Quỹ lương của bộ phận này chiếm 10,42% quỹ lương dùng chi trả trực tiếp cho người lao động. Tiền lương của từng lao động quản lý được tính quản lý chuyên môn nghiệp vụ và được quy định như sau: Cấp bậc công việc của các chức danh quản lý Chức danh quản lý CBCV Giám đốc công ty 5.00 Phó giám đốc công ty 4,73 kế toán trưởng 3,82 Cán bộ phòng kế hoạch vật tư 2,06 Cán bộ tổ chức lao động tiền lương 2,06 Trưởng ca 4,45 Tổ trưởng tổ chuẩn bị sản xuất 3,00 Thủ kho, thủ quỹ 1,82 … … Như vậy các căn cứ để tính lương cho bộ phận quản lý, phục vụ chủ yếu là cấp bậc công việc của mỗi người được xác định dựa trên cơ sở : công việc đảm nhận, mức độ phức tạp của công việc và trình độ của lao động quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc tính lương cho lao động quản lý, phục vụ được áp dụng theo công thức sau: VLĐQL = (Lcbcv xT)+ Ucd + Utg + Pc + Aca– BHXH, BHYT Trong đó: VLĐQL: tiền lương của lao động quản lý phục vụ sản xuất Lcbcv: tiền lương ngày theo CBCV của lao động quản lý, phục vụ sản xuất của hệ số CBCV là 1 T: Ngày công thực tế Ucd : tiền lương cho những ngày người lao động nghỉ lễ, tết, phép, họp,… Utg : tiền lương cho những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức trong tháng. Pc : phụ cấp khác BHXH, BHYT : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 16% tiền lương tháng của người lao động Cụ thể như sau : Tiền lương những ngày nghỉ phép = ( Hệ số lương cơ bản x 210000 : 26) x số ngày nghỉ phép. Tiền lương làm thêm giờ được áp dụng theo quy định của Nhà Nước - Phụ cấp trách nhiệm + Giám đốc :0,3 + Phó giám đốc, trưởng ca, kế toán trưởng :0,2 Phụ cấp trách nhiệm không dùng để tính lương cấp bậc mà chỉ để tính lương các ngày nghỉ lễ, tết,… Quỹ lương trả cho lao động quản lý thông thường hàng tháng lại được phân phối như sau : + 85% dùng để trả lương CBCV. + 15% dùng để trả lương cho người lao động Biểu dưới đây thể hiện tiền lương của khối quản lý, phục vụ sản xuất tháng 2 năm 2005 Tiền lương của khối quản lý phục vụ Họ và tên Chức vụ Hệ số lương CBCV Ngày công Tiền lương theo CBCV Dương Đức Thanh Giám đốc 3.28 5.00 22 1684980 Nguyễn Thị Thu Giang Phó giám đốc 2.94 4,73 22 1593991 Nguyễn Thành Huy Trưởng ca 2,5 4,45 22 1499632 Đỗ Huy Trung Trưởng ca 2,5 4,45 22 1499632 Vũ Đình Hiền Kế toán 2.7 3,82 21 1228900 Nguyễn Văn Soan Cán bộ tiền lương 2,98 2,06 22 694212 … ... Tổng 64,25 19915182 Thông qua biểu trên ta thấy: tiền lương CBCV của người lao động i = CBCV củ người lao động thứ i x Số ngày làm việc thực tế trong tháng x tiền lương của hệ số CBCV/1 ngày công. Tiền lương của hệ số CBCV/1 ngày công = quỹ lương trả cho người lao động quản lý theo CBCV :(Hệ số CBCV của lao động thứ i x số ngày làm việc thực tế trong tháng của người thứ i) Ví dụ: (Hệ số CBCV của lao động thứ i x số ngày làm việc thực tế trong tháng của người thứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36286.doc
Tài liệu liên quan