MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN 3
I.TUYỂN MỘ LAO ĐỘNG. 3
1. Khái niệm tuyển mộ. 3
2. Vai trò của công tác tuyển mộ. 3
3. Các yếu tố tác động đến công tác tuyển mộ lao động. 4
3.1. Các yếu tố thuộc về tổ chức. 4
3.2. Các yếu tố thuộc về môi trường. 6
4.Nguồn tuyển mộ, và ưu nhược điểm của các nguồn. 7
4.1. Nguồn ứng viên từ bên trong doanh nghiệp. 7
4.2. Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp. 9
5. Quá trình tuyển mộ 11
5.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ 11
5.1.1. Lập kế hoạch tuyển mộ. 11
5.1.2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ. 11
5.1.3. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ 12
5.2. Tìm kiếm người xin việc 12
II.TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG. 14
1. Khái niệm về tuyển chọn lao động 14
2. Ý nghĩa của công tác tuyển chọn lao động. 15
3. Một số yêu cầu trong công tác tuyển chọn lao động. 15
4. Quá trình tuyển chọn. 16
4.1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ. 16
4.2. Sàng lọc qua đơn xin việc. 16
4.3. Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn. 16
4.4. Phỏng vấn tuyển chọn. 17
4.5. Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên. 17
4.6. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp. 18
4.7. Xác minh, điều tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn. 18
4.8. Tham quan thử việc. 18
4.9. Ra quyết định tuyển chọn. 19
III.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC,DOANH NGHIỆP. 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ,TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ. 22
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG. 22
1. Quá trình hình thành và phát triển. 22
2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24
2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy. 24
2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban. 26
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. 29
4. Đặc điểm sản phẩm. 30
5. Đặc điểm và cơ cấu lao động Xí nghiệp may Minh Hà. 30
5.1. Đặc điểm lao động của Xí nghiệp. 30
5.2. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp. 31
6. Các nhân tố tác động tới công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Xí nghiệp may Minh Hà. 34
6.1. Nhân tố bên trong Xí nghiệp. 34
6.1.1. Hình ảnh, uy tín của Xí nghiệp. 34
6.1.2. Bản thân công việc không đủ hấp dẫn. 35
6.1.3. Chính sách nhân sự của Xí nghiệp. 35
6.1.4. Khả năng tài chính của Xí nghiệp. 36
6.1.5. Quan điểm của Xí nghiệp về vấn đề tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 36
6.2. Dự báo những tác động của môi trường đến nguồn tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 37
6.2.1. Thị trường lao động. 37
6.2.2. Thị trường sức lao động của địa phương. 37
6.2.3.Tình trạng nền kinh tế. 37
6.2.4. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. 38
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ. 38
1. Yêu cầu trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động của Xí nghiệp. 38
2. Nguồn tuyển mộ lao động của Xí nghiệp may Minh Hà. 39
2.1. Nguồn tuyển mộ từ bên trong Xí nghiệp. 39
2.2. Tuyển lao động từ bên ngoài Xí nghiệp. 40
2.3. Nhận xét về công tác tuyển mộ của Xí nghiệp. 41
3. Công tác tuyển chọn lao động của Xí nghiệp 43
3.1. Phân tích các tiêu thức và phương pháp tuyển chọn. 43
3.1.1. Loại lao động gián tiếp. 43
3.1.2. Lao động là công nhân may. 45
3.2. Quy trình tuyển chọn lao động tại Xí nghiệp may Minh Hà. 46
3.2.1. Quy trình tuyển chọn đối với lao động gián tiếp của Xí nghiệp. 46
3.2.2. Quy trình tuyển chọn đối với lao động trực tiếp sản xuất. 49
4. Đánh giá chung về công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động của Xí nghiệp may Minh Hà. 51
4.1. Các kết quả về công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động Xí nghiệp. 51
4.2. Những hạn chế, tồn tại công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN MỘ,TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ 56
I.PHƯỚNG HƯỚNG,NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA XÍ NGHIÊP. 56
1. Mục tiêu tổng quát. 56
2. Mục tiêu cụ thể. 57
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN MỘ,TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ 58
1. Mục đích. 58
2.Những giải pháp cụ thể. 58
2.1. Có chiến lược nguồn nhân lực cụ thể và lâu dài. 58
2.2.Cải tổ quy trình tuyển mộ, tuyển chọn. 60
2.2.1.Thực hiện phương pháp trắc nghiệm, trong công tác tuyển chọn đối với lao động gián tiếp. 60
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn nên linh hoạt hơn. 62
3. Đa dạng hoá nguồn tuyển mộ, phương pháp tuyển mộ lao động. 63
4. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực bổ sung. 64
5. Kiến nghị với Ban giám đốc xí nghiệp. 65
5.1. Tạo ra sức hấp dẫn cao, thu hút người lao động đến với xí nghiệp. 65
5.2. Tạo ra tính công bằng trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 66
5.3.Khám sức khoẻ đạt độ chính xác cao 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
76 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Xí nghiệp may Minh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng có những nhiệm vụ riêng biệt được lãnh đạo Xí nghiệp giao cho.
Nhận thấy rằng, áp dụng mô hình trực tuyến tham mưu sẽ tạo điều kiện cho Ban giám đốc tận dụng được tài năng, chuyên môn cao của các phòng ban, giảm bớt mức độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp, thông tin được truyền tải xuống một cách nhanh chóng và chính xác, không hiểu sai những chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên đưa xuống.
Nói tóm lại, Xí nghiệp may Minh Hà đã vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt hai mô hình trên trong công tác quản lý, điều hành Xí nghiệp. Không thể nói việc kết hợp hai mô hình trên lại với nhau đạt được sự tối ưu, hiệu qủa lâu dài trong mọi tình huống. Nhưng với những thành tích và kết quả đạt được, cùng với tinh thần hăng say, ham học hỏi, tiếp thu những cái mới, ban lãnh đạo Xí nghiệp may Minh Hà sẽ có một cơ cấu tổ chức tốt hơn nữa, đưa Xí nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.
2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban.
Lãnh đạo Xí nghiệp.
Giám đốc.
Lãnh đạo chung toàn bộ Xí nghiệp
Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuẩt kinh doanh dài hạn.
Chủ động xây dựng kế hoạch và trực tiếp điều hành Xí nghiệp sản xuất kinh doanh hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.
Phó Giám đốc kinh tế.
Chịu trách nhiệm về phát triển thị trường nội địa và quốc tế
Ký kết các hợp đồng về thu mua nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất
Chủ động tìm nguồn hàng bổ sung đầy đủ vào kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp để đảm bảo đủ việc làm thường xuyển cho người lao động.
Phó Giám đốc kỹ thuật.
Chỉ đạo thiết kế, mẫu mã sản phẩm.
Chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân may.
Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Khối quản lý, phục vụ sản xuất.
Phòng Tổ chức-Hành chính.
Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy, sắp xếp quản lý nhân sự.
Bố trí thời gian làm việc cho Ban giám đốc và các Phòng ban của Xí nghiệp
Quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân trong Xí nghiệp
Quản lý công việc hành chính của Xí nghiệp
Hướng dẫn chế độ, chính sách đối với người lao động về BHYT,BHXH.
Bảo vệ an ninh, quốc phòng cho Xí nghiệp, quản lý đất đai, nơi làm việc của Xí nghiệp
Ghi chép các văn bản trong các cuộc họp giao ban, lên lịch làm việc cho Ban giám đốc.
Phòng kế toán.
Quản lý chặt chẽ tiền vốn, tài sản được giao theo quy định của nhà nước.
Thực hiện công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo quý, năm.
Hạch toán chi phí sản xuất, ghi kết toán các phát sinh trong kỳ.
Cung cấp thông tin tài chính và số liệu liên quan đến công tác hạch toán.
Phòng kỹ thuật.
Nghiên cứu, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đầu tư dây chuyền máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thực hiện công tác định mức sản xuất, tổ chức điều hành sản xuất.
Đảm bảo quy trình làm việc của máy móc trang thiết bị.
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu.
Tham mưu cho cấp trên công tác kế hoạch sản xuất.
Thực hiện nhiệm vụ xuất hàng sang nước ngoài.
Báo cáo số lượng nguyên phụ liệu cần nhập và thực hiện thủ tục hải quan để nhập nguyên vật liệu về.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
Sự phát triển mạnh mẽ của Xí nghiệp may Minh Hà trong thời gian vừa qua được thể hiện rõ nét qua kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
(Giai đoạn:2005-2007)
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2005/2006
2006/2007
2005
2006
2007
+/-
%
+/-
%
1
Tổng sản phẩm đạt được(SP)
356.160
668.155
847.757
311.995
87.6
180
26.9
2
Doanh thu
(Triệu đồng)
7.183,98
10.242
12.297
3.058
43
2.055
20.06
3
Lợi nhuận trước thuế(Triệu đồng)
730
1.100
1.246
370
50.7
146
13.27
4
Lương bình quân (1000đồng/tháng)
900
1.050
1.299
150
16.7
249
23.7
5
Thu nhập bình quân(1000đồng/tháng)
900
1.278
1.499
378
42
221
17.3
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp)
Nhìn vảo bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp may Minh Hà trong giai đoạn từ năm 2005-2007, các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2006 : tổng số sản phẩm đạt được tăng 87.6%, trong khi đó giai đoạn 2006-2007 tốc độ này là 26,9%. Nhờ vậy chỉ tiêu Doanh thu ở giai đoạn 2005-2006 tăng lên 10.242 triệu đồng, với tốc độ tăng là 43%, trong khi giai đoạn 2006-2007 tốc độ tăng là 20.06%.
Doanh thu tăng lên, làm cho lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo, giai đoạn 2005 - 2006, tốc độ tăng là 50.7%, giai đoạn 2006-2007 tốc độ tăng của chỉ tiêu này là 13.27%. Lợi nhuận tăng qua các năm, sẽ kéo theo lương bình quân của cán bộ cônh nhân viên cũng tăng theo, giai đoạn 2005-2006,tốc độ tăng là 16.7%, giai đoạn 2006-2007 tốc độ tăng của chỉ tiêu này là 23.7%. Cuối cùng là thu nhập bình quân, khi lương bình quân đều tăng qua các năm, làm cho thu nhập bình quân cũng tăng tương ứng, giai đoạn 2005- 2006 tốc độ tăng là 42%, còn giai đoạn 2006-2007 là 17.3%. Tất cả con số trên đã minh chứng cho quá trình đi lên, phát triển của Xí nghiệp may Minh Hà. Đời sống của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp được nâng cao dần lên qua các năm, nhờ đó tạo ra tinh thần hăng say làm việc, sáng tạo trong công việc và niềm tin của họ đối với Xí nghiệp.
4. Đặc điểm sản phẩm.
Có thể thấy, đặc điểm sản phẩm nghành may nói chung, của Xí nghiệp may Minh Hà nói riêng thường có:
Quá trình sản xuất thường trải qua rất nhiều công đoạn, kéo dài.
Mẫu mã sản phẩm thì rất phong phú, nhiều chủng loại, luôn thay đổi theo nhu cầu của thị trường.
Sản phẩm có khối lượng nhẹ nhưng dễ cháy.
5. Đặc điểm và cơ cấu lao động Xí nghiệp may Minh Hà.
5.1. Đặc điểm lao động của Xí nghiệp.
Là một Xí nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nghành dệt may, với đặc thù của mình, lao động ở đây cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Từ khi mới thành lập với số lao động là 112 người, trong đó đội ngũ quản lý chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, gần 6% so với tổng số lao động đã cho thấy lao động chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất. Sản phẩm sản xuất của Xí nghiệp là hàng may mặc, mức độ yêu cầu về chuyên môn trình độ không cao, thông thường thì mỗi một công nhân may chỉ cần học nghề trong khoảng thời gian 3 tháng là có thể may được một cách dễ dàng. Không cần đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ cao mà vẫn dễ dàng thực hiện công việc. Ngoài ra phần đông lao động ở đây là nữ giới, họ đều là những người khéo léo, tỷ mỷ, kiên nhẫn làm việc. Nhờ đó mà sản phẩm được tạo ra rất phong phú, đa dạng, đạt yêu cầu như thiết kế ban đầu của mẫu mã sản phẩm. Hoạt động trong lĩnh vực dệt may, cho nên lao động làm việc trong lĩnh vực này cũng thường xuyên có sư xáo trộn, thay đổi trong quá trình sản xuất. Có thể thấy, trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triển của mình Xí nghiệp may Minh Hà đã gặp không ít khó khăn, trong đó không thể không có những khó khăn trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên với sự nỗ lực không mệt mỏi, Xí nghiệp đã biết cách vượt qua những khó khăn, trở ngại, dần dần khẳng định vị thế của Xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nghành dệt may.
5.2. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp.
Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của mọi tổ chức trong tương lai, những phương pháp, nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực hiện có, những chương trình bồi dưỡng làm phong phú thêm nguồn nhân lực. Chương trình tuyển chọn, bồi dưỡng thế hệ tiếp theo là những điều mấu chốt trong sự phát triển của tổ chức.
Với một cơ cấu lao động hợp lý, đầy đủ cả về mặt số lượng và chất lượng, sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng như kế hoạch, hoàn thành mục tiêu đề ra. Qua tìm hiểu cơ cấu lao động của Xí nghiệp may Minh Hà được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp may Minh Hà
Đơn vị:Người
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2005/2006
2006/2007
2005
2006
2007
+/-
%
+/-
%
Tổng số lao động
295
380
418
85
28.8
38
10
1
Phân loại lao động
1.1
Lao động gián tiếp
45
46
46
1
2.2
0
0
1.2
Lao động trực tiếp
250
354
372
104
41.6
18
5.1
2
Theo trình độ
2.1
Đại học
10
11
11
1
10
0
0
2.2
Cao đẳng, Trung cấp
29
30
33
1
3.4
3
10
2.3
Phổ thông trung học
200
220
208
20
10
-12
-5.5
2.4
Phổ thông cơ sở
56
119
166
63
113
47
39.5
2.5
Tiểu học
0
0
0
0
0
0
0
3
Theo giới tính
3.1
Nam
35
40
46
5
14.3
6
15
3.2
Nữ
260
340
372
80
30.8
32
9.4
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua bảng 2, nhìn nhận một cách tổng quát thì quy mô lao động trực tiếp, gián tiếp của Xí nghiệp may Minh Hà qua các năm đều tăng, cụ thể là tăng lên 123 người, tương ứng với tốc độ tăng: 41.6%. Điều này cho thấy Xí nghiệp may Minh Hà đã và đang mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Số lượng và chất lượng lao động tại Xí nghiệp có sự thay đổi qua các năm 2005, 2006, 2007:
+ Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp..
Lao động trực tiếp trong giai đoạn 2005-2006, tăng 41.6%, và giai đoạn 2006-2007 tốc độ này là 5.1%. Trong khi đó, lao động gián tiếp tăng rất ít, năm 2006 so với năm 2005, tốc độ tăng số lao động gián tiếp là 2.2%, năm 2007 so với năm 2006 thì không tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi Xí nghiệp may Minh Hà là một đơn vị sản xuất trực tiếp, ngoài ra trong quá trình phát triển của mình, Xí nghiệp luôn mở rộng quy mô sản xuất, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất . Do vậy đòi hỏi có thêm lao động trực tiếp vào sản xuất. Lao động gián tiếp ở đây chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất, thường thì các phòng ban của Xí nghiệp có từ 3 đến 5 cán bộ.
+ Cơ cấu lao động theo trình độ.
Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học tại xí nghiệp còn thấp, khoảng trên 3% và ít có sự biến đổi. Mặt khác cũng phải nhìn nhận chung một điều là tốc độ tăng trong giai đoạn 2005-2006 là 10%, trong khi giai đoạn 2006-2007 là 0%. Điều này cũng dễ hiểu vì theo yêu cầu mở rộng của sản xuất cần một số lượng lao động trực tiếp hơn so với lao động quản lý.
Với lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp thì cũng có sự biến động mạnh hơn so với lao động có trình độ Đại học. Năm 2006 so với năm 2005 số lao động có trình độ này tăng 1 lao động, tương ứng với tốc độ tăng 3.4%. Năm 2007 so với năm 2006 số lao động này tăng 3 người, tương ứng với tốc độ tăng 10%. Đây là lao động có chức năng quản lý và phụ trách kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Cuối cùng là biến động của lao động có trình độ PTTH, THCS và Tiểu học. Đây là lực lượng lao động chủ yếu của Xí nghiệp, trong đó lao động có trình độ THCS tăng mạnh hơn so với lao động có trình độ PTTH. Năm 2006 so với năm 2005 lao động có trình độ PTTH tăng 20 người, tương ứng tốc độ tăng 10%, THCS tăng 63 người, tương ứng với tốc độ tăng 113%, điều này được lý giải bởi trong năm 2006, Xí nghiệp may Minh Hà lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Giai đoạn 2006-2007, lao động PTTH giảm xuống 5.5%, còn lao động THCS tăng lên 39.5%. Ngoài ra lao động có trình độ Tiểu học tại Xí nghiệp may Minh Hà không có. Điều này cho thấy trình độ văn hoá của công nhân lao động ở đây là tương đối cao.
+ Cơ cấu lao động theo giới tính.
Nhìn vào bảng 2 có thể thấy rằng số lượng lao động nữ tại Xí nghiệp may Minh Hà chiếm một tỷ lệ lớn so với nam giới: Năm 2005 là 88.2%, năm 2006 là 89.5%, năm 2007 là 89%. Sự biến động của lao động nữ giới được thể hiện qua các năm như sau: Năm 2006 so với năm 2005, số lượng lao động nữ đã tăng lên 80 người, tương ứng với tốc độ tăng 30.8%, năm 2007 tuy lao động nữ có tăng nhưng chậm hơn năm 2006, tốc độ tăng là 9.4%. Nguyên nhân chính vẫn là lao động nữ do yếu tố sinh lý: sinh đẻ, ốm đau.cho nên thường có sự biến động về số lượng trong quá trình sản xuất. Lao động là nam giới tuy chiếm tỷ trọng thấp, nhưng cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, chiếm trên 11% so với tổng số lao động của toàn Xí nghiệp.
6. Các nhân tố tác động tới công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Xí nghiệp may Minh Hà.
6.1. Nhân tố bên trong Xí nghiệp.
6.1.1. Hình ảnh, uy tín của Xí nghiệp.
So với một số công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may khác, Ví dụ: Công ty may 10, Công ty may Thăng Long, Công ty may Việt Tiến.thì quy mô, và số lượng lao động của Xí nghiệp là nhỏ. Những người lao động có trình độ từ xã hội còn biết quá ít thông tin về Xí nghiệp trên quy mô rộng. Trong khoảng thời gian 14 năm, Xí nghiệp đã không ngừng mở rộng thị trường nội địa, và quốc tế, xây dựng thương hiệu, hình ảnh của mình trên thị trường nhờ vậy đã ít nhiều tạo ra chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Vì vậy, số lao động trong các năm qua đã tăng lên của Xí nghiệp không chỉ ở trong một địa phương của tỉnh Hà Tây nữa, mà là đến từ rất nhiều nơi khác nhau.
6.1.2. Bản thân công việc không đủ hấp dẫn.
Có thể thấy, công nhân nghề may thường là những lao động có trình độ phổ thông, ít có cơ hội thăng tiến, những công việc này thường bị đánh giá là nhàm chán, tuy mức lương ở đây cũng là khá cao so với các đơn vị kinh tế khác đóng trên địa phương nhưng vẫn không đủ hấp dẫn để thu hút được nhiều lao động đến với Xí nghiệp. Như vậy, bản chất công việc là lao động nghề may đã ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động.
6.1.3. Chính sách nhân sự của Xí nghiệp.
Xí nghiệp may Minh Hà đã đưa ra nhiều chính sách nhân sự, chính sách thăng tiến, đề bạt tổ trưởng, tổ phó trong quá trình sản xuất. Thực hiện đầy đủ những chính sách về phúc lợi xã hội đối với người lao động, quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. Hàng năm, đều có những đợt thi đua khen thưởng trong toàn thể Xí nghiệp, tăng tinh thần hăng say thi đua làm việc của cán bộ công nhân viên. Nhờ đó mà nhiều lao động rất muốn đến với Xí nghiệp, được làm việc tại đây.
6.1.4. Khả năng tài chính của Xí nghiệp.
Xí nghiệp may Minh Hà không phải là một đơn vị kinh tế có tiềm lực lớn về tài chính, doanh thu hàng năm đều tăng, nhưng chỉ mức trên 15 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng không cao, trên 1.5 tỷ đồng. Như vậy đây cũng là hạn chế trong việc nâng cao nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, cho dù không tương xứng mức đóng góp của họ. Điều này đã làm giảm số lượng lao động đang làm việc trong Xí nghiệp, khó khăn trong công tác thu hút người lao động đến với Xí nghiệp.
6.1.5. Quan điểm của Xí nghiệp về vấn đề tuyển mộ, tuyển chọn lao động.
Đối với một Xí nghiệp may như Xí nghiệp may Minh Hà thì con người luôn là yếu tố hàng đầu, quyết định đến sự tồn tại của Xí nghiệp. Ban giám đốc hiểu sâu sắc tầm quan trọng của con người, một Xí nghiệp cho dù có một khối tài sản lớn, máy móc thiết bị hiện đại, có chiến lược kinh doanh năng động, sáng tạo, nhưng những con người lại được bố trí vào những công việc không phù hợp với khả năng, kiến thức và chuyên môn của họ, chắc chắn Xí nghiệp sẽ thất bại. Do đó, vì vậy, Xí nghiệp may Minh Hà đặc biệt coi trọng công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động, làm sao có thể tuyển được những lao động có đủ phẩm chất, và năng lực vào làm việc tại đây.
6.2. Dự báo những tác động của môi trường đến nguồn tuyển mộ, tuyển chọn lao động.
6.2.1. Thị trường lao động.
Ở Việt Nam, từ khi quá trình đổi mới kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ, khu vực kinh tế phi quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ và là nguồn thu hút lao động chủ yếu. Tổng số người bước vào độ tuổi lao động ở nước ta là rất lớn, đặc biệt là lao động phổ thông. Là một Xí nghiệp may đóng tại Hà tây, gần với Thủ đô Hà Nội, nơi mà lượng lao động có trình độ thấp tập trung với số lượng lớn, sẽ là điều kiện để Xí nghiệp tuyển dụng lao động cho mình. Mặt khác, khi xu hướng di chuyển vào miền nam làm việc của những người lao động có trình độ thấp giảm xuống và họ muốn có một công việc ổn định tại quê nhà cũng là điều kiện gia tăng số lao động đến với Xí nghiệp hơn.
6.2.2. Thị trường sức lao động của địa phương.
Hà Tây là một địa phương có nhiều làng nghề thủ công tryền thống, tạo ra nhiều việc làm cho những lao động tại địa phương. Chính vì vậy đã thu hút một số lượng lao động ở đây vào khu vực này. Ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ứng viên cho Xí nghiệp.
6.2.3.Tình trạng nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thì một làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn, tạo ra hàng trăm công ăn việc làm cho người lao động. Điều này đã thu hút một số lượng lớn lao động vào làm việc tại các nơi đó, làm hạn chế số lao động đến với nghành may nói chung, Xí nghiệp may Minh Hà nói riêng.
6.2.4. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển một cách chóng mặt, những trang thiết bị hiện đại không ngừng được phát minh ra. Đặc biệt là khi sản phẩm của Xí nghiệp may Minh Hà chủ yếu là xuất sang nước ngoài, trước những đòi hỏi khắt khe của khách hàng, cũng như sự canh tranh khốc liệt giữa các đối thủ, bắt buộc Xí nghiệp phải đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, những lao động kỹ thuật có chuyên môn,nghiệp vụ cao. Điều này đòi hỏi Xí nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến việc tuyển chọn những lao động có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng làm chủ được công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực hàng dệt may.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ.
1. Yêu cầu trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động của Xí nghiệp.
Thứ nhất là khi Xí nghiệp xảy ra trường hợp thiếu lao động trong sản xuất, thì Phòng tổ chức- hành chính phải tính đến các phương án khác nhau, tối ưu hơn trước khi đề xuất lên Ban giám đốc các yêu cầu về tuyển dụng lao động, chẳng hạn như tăng ca, thay đổi vị trí công việc, thuê mướn tạm thời lao động ngoài Xí nghiệp trong thời gian ngắnKhi tuyển dụng là sách lược tối ưu nhất thì trực tiếp Trưởng phòng tổ chức sẽ xin đề nghị của cấp trên xét duyệt tuyển dụng lao động trên dựa trên các yêu cầu về sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Thứ hai, công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động chú trọng hơn đến chất lượng nguồn tuyển dụng, đặc biệt là những vị trí thuộc lao động quản lý, điều hành sản xuất. Tìm kiếm các nguồn lao động khác nhau với các hình thức quảng cáo khác nhau.
Thứ ba, chịu trách nhiệm chung trong công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động là Phòng tổ chức-hành chính, cụ thể là Trưởng phòng tổ chức: bác Trần Văn Phúc. Nhân viên trong phòng: chú Nguyễn Văn Thịnh, chị Nguyễn Hồng Thư. Bộ phận này sẽ thực hiện lập quy trình tuyển mộ, tuyển chọn hướng dẫn thực hiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn, ra thông báo tuyển mộ lao động.
Thứ tư, công tác tuyển mộ phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, bình đẳng cho mỗi ứng viên. Không dựa trên các mối quan hệ, thân quen để tuyển chọn họ mà không thông qua quy trình tuyển chọn lao động của Xí nghiệp.
Thứ năm, Xu hướng hiện nay có rất nhiều lao động không thật sự muốn làm việc lâu dài tại đây, đặc biệt là những lao động có trình độ lành nghề cao, chuyên môn nghiệp vụ tốt. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với Xí nghiệp. Vì vậy Xí nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa đến người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ, tay nghề cao, để họ yên tâm làm việc, cống hiến cho Xí nghiệp.
2. Nguồn tuyển mộ lao động của Xí nghiệp may Minh Hà.
2.1. Nguồn tuyển mộ từ bên trong Xí nghiệp.
Đó là những người đang làm việc tại Xí nghiệp, khi có thông báo tuyển dụng lao động thường họ là những người biết đầu tiên, và nếu có nhu cầu làm việc tại một vị trí mới nào đó thì những lao động này trực tiếp sẽ đến Phòng Tổ chức-Hành chính để xin tuyển. Thông qua quá trình làm việc, thái độ, khả năng thực hiện công việc, những phẩm chất khác nhau. Phòng Tổ chức-Hành chính sẽ nghiên cứu, xem xét để lựa chọn những người lao động này. Với cách tuyển dụng này, Xí nghiệp sẽ làm tăng động lực làm việc và thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn, tăng năng suất lao động, vì bản thân mỗi lao động đều mong muốn mình được thăng tiến trong công việc, giúp cho họ nâng cao được thu nhập, vị thế của mình trong Xí nghiệp. Ngoài ra với nguồn tuyển mộ này thì Xí nghiệp có thể giảm bớt được chi phí, đặc biệt là đối với công nhân sản xuất, phần lớn họ là những lao động phổ thông, khi vào làm việc họ thường được đào tạo trong thời gian 3 tháng. Khi tuyển chọn những người lao động này lên vị trí cao hơn thì những người này chắc chắn sẽ có kinh nghiệm hơn, thích nghi tốt hơn so với người tuyển từ bên ngoài.
2.2. Tuyển lao động từ bên ngoài Xí nghiệp.
Đây là nguồn tuyển mộ chính của Xí nghiệp, nguồn lao động này thường được tuyển từ: thị trường lao động, bạn bè người thân trong Xí nghiệp, các học sinh-sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.
Thông qua các hình thức thông báo trước cổng Xí nghiệp, thông báo trên đài phát thanh của Huyện Hoài Đức, thông qua các hội chợ việc làm và mới đây nhất là thông qua “ Sàn giao dịch việc làm lần thứ nhất” của tỉnh Hà Nam tổ chức, qua việc tham gia tuyển dụng lao động tại Sàn giao dịch việc làm lần này, Xí nghiệp đã giới thiệu nhu cầu tuyển dụng lao động nghề may của đơn vị mình trong thời gian sắp tới đến với lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Phòng Tổ chức-Hành chính còn trực tiếp liên hệ với các địa phương, xuống tận Xã để đưa thông tin tuyển dụng của Xí nghiệp đến gần hơn với người lao động.
Có thể thấy, việc tuyển thêm lao động từ bên ngoài Xí nghiệp đã giúp cho Xí nghiệp có một đội ngũ lao động phong phú, đa dạng, đổi mới chất lượng nguồn nhân lực trong Xí nghiệp, đồng thời tạo động lực cho những người trong Xí nghiệp. Vì nếu họ không cố gắng thì sẽ có nguy cơ bị mất việc làm. Tuyển lao động từ bên ngoài, sẽ là nguồn tuyển mộ quan trọng khi Xí nghiệp cần một số lao động lớn, qua đó cũng có thể quảng bá được hình ảnh của Xí nghiệp một cách rộng rãi hơn.
2.3. Nhận xét về công tác tuyển mộ của Xí nghiệp.
Thực tế trong quá trình thực hiện công tác tuyển mộ của Xí nghiệp, Phòng Tổ chức-Hành chính đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để có thể thu hút được nhiều lao động đến với Xí nghiệp, trực tiếp đi liên hệ với người lao động, đưa ra nhiều quyền lợi cho người lao động trong Bảng thông báo tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm cho họ. Đối với lao động là công nhân may, Xí nghiệp tổ chức công tác đào tạo trong thời gian ngắn cho những người lao động chưa có trình độ tay nghề và chi trả một phần thù lao cho những người lao động này, để kích thích họ liên lạc với Xí nghiệpTuy vậy công tác tuyển mộ cũng có những hạn chế: nguồn tuyển mộ thường hạn hẹp, sử dụng chưa tối đa các hình thức tuyển mộ khác nhau, chi phí cho quảng cáo, thông báo tuyển mộ còn ít, sức hấp dẫn của người lao động đối với tổ chức là không cao. Với những chức danh cho các vị trí công việc của lao động gián tiếp trong thông báo tuyển mộ còn đơn điệu, chưa giúp cho những người lao động hiểu được công việc mà mình sẽ làm trong tương lai như thế nào. Chính những lý do đó cho nên công tác tuyển mộ lao động hiện nay vẫn chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, trong đó số lao động thuộc công nhân sản xuất thì hiện nay đang thiếu khoảng 130 lao động.
Những nguyên nhân trên xuất phát từ quy mô không lớn của Xí nghiệp cũng như khả năng tài chính có hạn, trình độ tổ chức tuyển mộ còn hạn chế. Dưới đây là thông báo được Xí nghiệp sử dụng trong công tác tuyển mộ lao động gián tiếp:
Công ty cổ phần may Bình Minh
Xí nghiệp may Minh Hà
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG.
Hiện nay Xí nghiệp may Minh Hà có nhu cầu tuyển dụng ngay một số vị trí như sau:
QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG, TRƯỞNG CÁC PHÒNG BAN: KẾ HOẠCH, KỸ THUẬT.
Yêu cầu:
Có kinh nghiệm làm công tác kế hoạch, kỹ thuật ở các vị trí tương đương trong nghành may từ 3 năm trở lên.
Lương thoả thuận.
NHÂN VIÊN CÁC PHÒNG BAN: KẾ HOẠCH, KẾ TOÁN, KỸ THUẬT
Yêu cầu:
Có kinh nghiệm làm công tác kế hoạch, kế toán, kỹ thuật trong nghành may từ 1 năm trở lên.
Lương thoả thuận.
* HỒ SƠ GỒM:
- Sơ yếu lý lịch
- Đơn xin việc( viết tay)
- Giấy khai sinh
- Giấy khám sức khoẻ
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp
- Sổ hộ khẩu
- 4 ảnh (4x6)
* Địa chỉ liên hệ: PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ, XÃ DI TRẠCH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY.
Điện thoại: 04.8573229.- fax: 04.639743.
Hoài Đức, ngày 05 tháng 03 năm 2000.
Giám đốc Xí nghiệp may Minh Hà
( Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính)
3. Công tác tuyển chọn lao động của Xí nghiệp
3.1. Phân tích các tiêu thức và phương pháp tuyển chọn.
Vì là một đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh cho nên lao động ở đây được chia thành hai loại lao động, lao động quản lý và lao động sản xuất. Với mỗi loại lao động khác nhau đều có tiêu thức riêng để lựa chọn.
3.1.1. Loại lao động gián tiếp.
Với lao động gián tiếp thì yêu cầu cao hơn nhiều, các tiêu thức dựa trên năng lực, chuyên môn, trình độ để đánh giá khả năng phù hợp với các yêu cầu của công việc.
Phương pháp sử dụng trong tuyển chọn đối với lao động gián tiếp được Xí nghiệp sử dụng là:
Phương pháp tuyển chọn thông qua Đơn xin việc.
Đơn xin việc trong tuyển chọn đối với lao động gián tiếp là viết tay, do người xin việc tự soạn thảo, đây cũng là một sự khác biệt rõ rệt so với lao động trực tiếp sản xuất. Phòng Tổ chức-Hành chính sẽ đánh giá trên cơ sở trình bày có sạch sẽ, rõ ràng, cẩn thận, lôgíc, cách sử dụng từ,cách hành văn để từ đó cân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7438.doc