Chuyên đề Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty thiết bị đo điện giai đoạn 2005-2010

MỤC LỤC:

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh và sự cần thiết xây dựng chiến lược ở công ty thiết bị đo điện 3

I. Chiến lược kinh doanh 3

1. Khái niệm 3

2. Đặc trưng 3

II. Các yếu tố tác động đến xây dựng chiến lược kinh doanh và quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 4

1. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh 4

1.1 Môi trường vĩ mô 4

1.2 Môi trường ngành. 6

1.3 Môi trường nội bộ của doanh nghiệp 9

2. Mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh : 14

2.1 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 14

2.2 Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của xây dựng chiến lược kinh doanh 14

2.3 Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược. 16

2.4 Thực hiên chiến lược 19

2.5 Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược 19

II. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh đối với công ty thiết bị đo điện. 20

1. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với sự phát triển của công ty. 20

2. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đối với công ty thiết bị đo điện. 21

Chương II: đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty thiết bị đo điện. 23

I. Tổng quan về công ty thiết bị đo điện. 23

2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty 26

2.1 Đặc điểm thị trường về sản phẩm của công ty 26

2.2 Đặc điểm về sản phẩm và nguyên vật liệu, nhà xưởng máy móc thiết bị của công ty thiết bị đo điện. 27

2.3 Đặc điểm của lao động. 29

2.4 Đặc điểm về nguồn vốn 30

3. Sơ đồ tổ chức của công ty (hình 7) 31

4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 32

4.1 Những kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 32

4.3 Các hoạt động phát triển thị trường sản phẩm của công ty. 33

4.4 Những kết quả đạt được và hạn chế của nó. 33

II. Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. 38

1. Xác định nhu cầu xây dựng chiến lược. 38

2. Những căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty thiết bị đo điện 38

3. Xác định mục tiêu của chiến lược. 40

4. Xác định và lượng hóa các chỉ tiêu cần tính toán. 40

4.1 Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu. 41

III. Đánh giá tổng quan hoạt động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh 45

1. Các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty thiết bị đo điện. 45

1.1 Môi trường vĩ mô 45

1.2 Môi trường ngành. 48

2. Những ưu điểm trong việc xây dựng chiến lược và hình thành tư tưởng chiến lược trong công ty 53

3. Một số tồn tại trong xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty 54

4. Nguyên nhân của các tồn tại. 54

4.1 Về mặt khách quan 54

4.2 Về mặt chủ quan. 55

Chương III: Nội dung và giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty thiết bị đo điện trong giai đoạn 2002-2010. 57

I. Định hướng 57

1. Phương hướng xác định mục tiêu 57

2. Định hướng hoàn thiện xây dựng chiến lược 57

2.1 Chiến lược cạnh tranh 58

2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 59

2.3 Chiến lược marketting 60

2.4 Chiến lược tài chính 60

2.5 Chiến lược nhân sự 60

II. Giải pháp 61

1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 61

2. Tăng cường họat động nghiên cứu dự báo và điều tra thị trường 63

3. Tăng cường hệ thống thông tin, chỉ đạo thực hiện chiến lược trong công ty. 64

4. Công ty phải luôn tranh thủ sự ủng hộ của Tổng công ty: 65

5. Tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo thực hiện chiến lược. 66

III. Kiến nghị. 66

1. Cung cấp thông tin. 66

2. Hỗ trợ tư vấn. 67

3. Tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển quan hệ quốc tế. 67

4. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật. 68

Kết luận 69

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty thiết bị đo điện giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động. Do tính phức tạp trong chế tạo và yêu cầu cao về kĩ thuật của sản phẩm nên đòi hỏi đội ngũ lao động trong công ty phải có trình độ vững vàng, thành thạo công việc, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải đủ trình độ để đảm đương các công việc thiết kế kiểm tra, vận hành quản lý các quá trình sản xuất. Nhận thức sâu sắc về vấn đề chiến lược con người là hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Hàng năm công ty luôn trích một phần lợi nhuận cho quỹ đầu tư và phát triển, dành phần lớn quỹ cho việc tổ chức đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân sản xuất đi học để nâng cao trình độ, tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, trau dồi kiến thức cơ bản để vận hành các thiết bị mới. Đặc thù của sản phẩm đo lường là độ chính xác cao. Để đạt yêu cầu này cần nhiều yếu tố: vật tư, nguyên liệu cao cấp, trang thiết bị sản xuất và kiểm tra tiên tiến; trình độ và kinh nghiệm của con người. Do đó có thể nói một thế mạnh của EMIC là trình độ tay nghề cao của công nhân điều này không thể một sớm một chiều mà có được, mà nó phải trải qua thời gian dài. Công ty có nhiều cán bộ có tay nghề cao trong đó có những cán bộ kỹ thuật được đào tạo và thực hành ở nước ngoài về. Chính yếu tố con người nó đã phản ánh hàm lượng kỹ thuật cao trong sản phẩm của EMIC. Đặc điểm về nguồn vốn Bảng 8: Nguồn vốn (Đơn vị: Trđ) Năm Vốn 2001 2002 2003 Vốn kinh doanh 37.075 39.805 40.662 Vốn chủ sở hữu 65.532 75.275 79.459 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Qua trên ta thấy tình hình tài chính của công ty rất khả quan, sự tăng dần ổn định của vốn kinh doanh cho ta thấy lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện lượng tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường là ổn định. Lượng vốn để công ty có thể đầu tư mở rộng vào các dự án sản xuất kinh doanh hay tham gia vào lĩnh vực sản xuất mới là rất lớn và đảm bảo cho một sự phát triển mạnh trong tương lai. Giám đốc Ông Hồ Đình Nam 3. Sơ đồ tổ chức của công ty (hình 7) Phó giám đốc Ông: Lưu Văn ảnh Trưởng ban bảo chất lượng Ông: Lê Văn Toàn Phòng Kế Hoạch Ông: Nguyễn Tiến Vinh Phòng tổ chức Ông: Nguyễn Văn Tính Phòng vật tư Ông: Trần Ngọc Minh Phòng kỹ thuật Ông: Đinh Khắc Thuỷ Phân xưởng cơ dụng Ông: Nguyễn Thế Hùng Phòng quản lý chất lượng Ông: Đinh Văn Phúc Phân xưởng đột đập Ông: Phạm Văn Nguyên Phòng tài vụ Bà: Nguyễn Thị Mão Phân xưởng ép nhựa Ông: Nguyễn Minh Nghĩa Phân xưởng cơ khí Ông: Nguyễn Mạnh Hùng Phòng lao động Ông: Lê Khánh Vượng Phân xưởng lắp ráp I Ông: Hoàng Hải Khách sạn Bình Minh Ông: Nguyễn Văn Tính Phân xưởng lắp ráp II Ông: Trịnh Ngọc Nhật Phòng hành chính Ông: Vũ Kim Ngọc Phân xưởng lắp ráp III ông: Trần Long Trí 4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 4.1 Những kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay sản phẩm của công ty thiết bị đo điện do công ty sản xuất và bán trên thị trường có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với ưu thế hơn hẳn về chất lượng và mẫu mã, giá cả hợp lý nên sản phẩm công ty tiêu thụ tốt đạt doanh thu cao hơn năm ngoái. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh qua một số chỉ tiếu sau: Qua bảng trên ta thấy giá trị sản lượng của công ty qua các năm liên tục tăng lên, đời sống của công nhân viên cũng liên tục được tăng lên biểu hiện thu nhập bình quân đầu người của công nhân viên tăng lên qua các năm thậm chí tỉ lệ tăng thu nhập rất cao và thu nhập bình quân đầu người của công nhân viên đạt mức 2.643.830 đ/người Vào năm 2003 điều này cho thấy công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất cho người lao động. Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 1000Đ 128.140 145.120 186.626 255.131 341.624 Số lao động Người 880 890 Lương bình quân 1000đ/người 1.400 1.600 2.248 2.389 2.643 Lợi nhuận Triệu đ 9.634 14.840 14.004 14.526 15.022 Vốn chủ sở hữu Triệu đ 39.646 43.890 65.532 75.275 79.45 Vốn kinh doanh Triệu đ 32.818 35.576 37.075 39.805 40.662 (Nguồn: phòng tài vụ) Ngoài ra sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm về chất lượng cũng như dịch vụ. Bởi vì sản phẩm của công ty có chất lượng luôn ổn định đạt chất lượng chỉ tiêu quốc tế IEC-năm 2001 do công ty đã áp dụng quản lý ISO 9001 đến từng người một. 4.3 Các hoạt động phát triển thị trường sản phẩm của công ty. - Maketting: Công ty có thể maketting trực tiếp với khách hàng đó là sự liên kết giữ bán hàng cá nhân, quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Nó là phương tiện liên lạc có hiệu quả nhất giữa người mua và ảnh hưởng của người mua với người bán… - Quảng cáo: Những nhà công nghiệp ít khi mua hàng hóa và dịch vụ chỉ thông qua quảng cáo, vì vậy quảng cáo chỉ tạo thuận lợi cho người mua và người bán hàng. Do vậy công ty chỉ nên quảng cáo trên một số tạp chí hoặc trên báo kinh doanh địa phương và danh bạ công nghiệp như hiện nay công ty đang thực hiện, bởi vì chi phí quảng cáo không phải là nhỏ và các đối thủ cạnh tranh của họ cũng có thể quảng cáo trên các phương tiện thông tin đó như công ty vì vậy trên phương diện nào đó công ty nên tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định, phạm vi bao quát, tần suất chỉ tiêu cường độ tác động. Công ty có thể quảng cáo trên mạng internet bởi quảng cáo đó mang lại thuận lợi sau cho công ty. Do sản phẩm của công ty phục vụ trong ngành điện, đối tác của công ty hầu hết là các công ty lớn đặc biệt là thị trường nước ngoài. Mà thông qua mạng internet mọi sự mua bán có thể thực hiện được trên khắp thế giới. - Tham gia đấu thầu: Tham gia đấu thầu cũng là một hình thức mà công ty có thể nâng cao sản lượng sản phẩm bán ra và nó cũng là một phương tiện quan trọng để các công ty khác biết đến uy tín của công ty. 4.4 Những kết quả đạt được và hạn chế của nó. a. Những kết quả đạt được. Trong 3 năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã thu được kết quả khả quan. Công ty luôn làm ăn có lãi và mức lợi nhuận sau thuế đạt được khá cao, lợi nhuận sau thuế đạt thấp nhất là năm 2001, đạt 14.004.000.000 và cao nhất là năm 2003 đạt 15.022.000.000 đồng. Công ty cũng không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh đã không ngừng tăng lên đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Điều này phản ánh rõ ràng ở các chỉ tiêu sau: Giá trị tổng sản lượng sản xuất liên tục được tăng lên trong cả 3 năm nghiên cứu, giá trị sản xuất đạt 473.476.000.000 đồng Tổng doanh thu sản xuất của công ty được tăng liên tục từ năm 2001 đến năm 2002, năm 2001 là 186.626.000.000 đồng, năm 2002 tăng lên gấp 1,4 lần so với năm 2001 đạt 255.133.000.000 đồng. Năm 2003 tổng doanh thu sản xuất rất ổn định và bằng tốc độ doanh thu của năm 2002 và năm 2001 số công nhân của công ty tăng lên là 935 người. +Những năm vừa qua công ty đã đạt được doanh thu về xuất khẩu rất cao và ổn định. thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn với các nước trong khu vực. Kim ngạch xuất khẩu đã vượt chỉ tiêu và được Bộ thương mại thưởng về thành tích xuất khẩu. Tình hình tài chính của công ty qua 4 năm tăng khá mạnh, ổn định và ở khoảng an toàn. Quy mô vốn chủ sở hữu của công ty là 65.532.000.000 vào năm 2001 đến năm 2003 vốn chủ sở hữu của công ty tăng gần 15 tỷ đồng đạt 79.459.000.000. Do làm ăn có lãi nên công ty có điều kiện và chủ động hoàn toàn trong các khoản nộp ngân sách, chú ý đến việc nâng cao mức sống cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty chú trọng đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nhập các công nghệ mới của nước ngoài và đặc biệt công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, nhờ đó chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên, sản phẩm công tơ 1 pha và 3 pha của công ty đã được cấp chứng chỉ quốc tế IEC-521 được khách hàng trong và ngoài nước tính nhiệm. Với thị trường trong nước, sản phẩm của công ty luôn chiếm ưu thế và luôn dẫn đầu về sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt là các thiết bị đo điện luôn chiếm thị phần lớn. Công ty cũng chú ý đến việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động sản xuất nhờ đó năng xuất lao động trong các năm qua liên tục tăng cao, góp phần làm tăng giá trị sản lượng sản xuất. Có được những thành tựu đó, bên cạnh những thuận lợi của yếu tố khách quan, phải khẳng định sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty. Ban lãnh đạo của công ty có những nhìn nhận và quyết định hợp lý phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh nhờ đó mà phát huy thế mạnh hạn chế những yếu điểm tăng lợi nhuận cho công ty. b. Những hạn chế. + Tuy kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh lại giảm sút thể hiện ở sự giảm sút liên tục của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu tiêu thụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nên đã lam chỉ số tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Năm 1999 doanh thu sản xuất đột ngột giảm mạnh đặc biệt là sự giảm sút của doanh thu xuất khẩu kéo theo sự giảm sút mạnh của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Cũng trong năm 1999 do chậm thích nghi với luật thuế mới nên đã làm thuế phải nộp tăng mạnh so với những năm trước trong khi doanh thu lại giảm. Nhưng đến nay công ty đã cải thiện được tình hình trên với sự tích nghi với cơ chế thuế, công ty đã tạo thêm được ngày càng nhiều khách hàng hơn, sản xuất ổn định doanh thu luôn tăng. Cụ thể từ năm 2001-2003 doanh thu tăng ổn định ở mức xấp xỉ 1,4 năm sau so với năm trước. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên đặc biệt là sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán. Đặc biệt gần đây giá cả hàng hóa tăng mạnh nhất là nguyên vật liệu khi mà giá cả xăng dầu tăng và chưa có xu hướng giảm. Ngoài ra công ty còn để tồn tại những khiếu nại của khách hàng và nó đã gia tăng trong năm vừa qua. Công ty còn hạn chế nữa là trình độ của người công nhân trong công ty chưa theo kịp được với trình độ công nghệ của công ty, do công ty thay đổi nhiều mặt hàng có công nghệ cao do đó trình độ của công nhân lại không theo kịp được với công nghệ nhập về và làm cho dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty chưa sử dụng hết công suất thiết kế. Mặt khác yêu cầu của ngành điện rất lớn, các sản phẩm đo điện dùng trong ngành điện ngày càng đòi hỏi cấp chính xác cao hơn mà về điều này thì công ty thiết bị đo điện chưa đáp ứng được yêu cầu đó, biểu hiện là công ty chưa hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường trong nước nhiều thiết bị đo điện mà công ty chưa sản xuất được, ngành điện trong nước phải nhập từ nước ngoài về với giá các thiết bị đo điện đó rất cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế. + Nguyên nhân chủ quan. * Hoạt động maketting của công ty chưa mạnh. Thực ra hiện nay công ty chưa có bộ phận maketting, riêng phòng Maketting của công ty chỉ có hai người và trực tiếp thuộc phòng kế hoạch, hoạt động chủ yếu của phòng này là tiếp khách hàng, tham gia đàm phán các đơn hàng, cung cấp cấc thông tin về sản phẩm cho khách hàng, cập nhật các thông tin về các đơn hàng để chuyển cho bộ phận lập kế hoạch sản xuất và tiến hành các dự báo về nhu cầu sản phẩm của công ty. Với lực lượng maketting mỏng như vậy cộng với khối lượng các thông tin cần xử lí rất lớn nên việc nghiêu cứu, cập nhật thông tin các thông tin về thị trường, việc dự báo các động thái của thị trường và của các đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng bám sát các nhu cầu của thị trường còn hạn chế. Với thực tế trên thiết nghĩ trong thời gian tới đặc biết là khi hiệp định tự do hóa thương mại trong khu vực có hiệu lực trên toàn bộ mặt hàng thì hoạt động maketting của công ty khó có thể đáp ứng được yêu cầu của môi trường kinh doanh mới và ngay cả trong hiện tại hoạt động maketting của công ty cũng chưa tương xứng với quy mô và tầm hoạt động của công ty. * Tầm hoạt động của công ty chưa lớn. Công ty chỉ có khả năng cung cấp các thiết bị đo điện cho lưới điện trung thế và hạ thế, còn các thiết bị của lưới điện cao thế hiện tại công ty chưa có khả năng tham gia. Về thị trường thì thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước chiếm hơn 90% sản lượng bán ra, khoảng trên dưới 10%xuất khẩu đi nước ngoài. Ngoài ra hai sản phẩm của công ty công tơ một pha và công tơ 3 pha là loại có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài và được xuất khẩu còn các sản phẩm còn lại của công ty chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Chi phí sản xuất trực tiếp của công ty tiếp tục tăng và chiếm một tỷ lệ cao trong doanh thu thuần của công ty. Chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, nguyên nhân là do công ty sử dụng nguyên vật liệu thay thế tốt hơn đắt tiền hơn công nghiệp do dử dụng chưa tiết kiệm nguyên vật liệu, một phần do công nhân sản xuất gây ra. Cộng với giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng hơn là giảm. * Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa tốt thể hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm ổn định nhưng chưa tạo được đột biến, chi phí bán hàng tăng lên trong 100 đồng doanh thu thuần của công ty trong đó phải kể đến sự tăng mạnh của chi phí bao gói và chi phí vận chuyển. * Ngoài ra máy móc của công ty khấu hao rất nhanh và luôn đòi hỏi công ty phải nghiên cứu về công nghệ máy móc, các máy móc của công ty không tận dụng được máy cũ. + Nguyên nhân khách quan. Tỷ gía hối đoái liên tục tăng qua các năm qua làm tăng giá các nguyên vật liệu đầu vào. Vốn đầu tư sản xuất của công ty do ngân sách cấp còn hạn hẹp, nguồn vốn không đồng bộ. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao công ty phải cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tình hình nhập lậu công tơ còn lớn. II. Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. 1. Xác định nhu cầu xây dựng chiến lược. Đối với các kế hoạch ngắn hạn công ty thường xây dựng vào các thời kỳ chuyển đổi có tính chu kỳ như hàng quý hàng năm. Nhưng đối với các kế hoạch dài hạn mang tính định hướng chiến lược, do tính phức tạp của việc xây dựng cộng với sự ít người trong phong kế hoạch nên chúng không được thường xuyên xây dựng. Các kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược chỉ được xây dựng vào các thời điểm có tính bước ngoặt đối với công ty nói riêng và toàn bộ ngành, nền kinh tế nói chung. Hơn nữa thời hạn của các kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược cũng luôn gắn bó với các thời điểm đã định trước và được nhà nước xác định, là cái mốc của sự chuyển đổi nền kinh tế. Đó là các năm 2000, 2005, 2010. Vì vậy, thời điểm công ty xác định xây dựng kế hoạch chiến lược là khi công ty chuyển đổi thời điểm sản xuất chuyển đổi từ năm 1999-2000. 2. Những căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty thiết bị đo điện Khi xây dựng kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược công ty thường dựa vào các căn cứ chủ yếu sau: Định hướng phát triển kinh tế nói chung và của ngành nói riêng, định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Dựa trên định hưỡng phát triển kinh tế xã hội công ty tiến hành phân tích sự biến đổi nhu cầu sản phẩm và chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Trên cơ sở đó, công ty đánh giá tốc độ xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và đề ra kế hoạch đáp ứng nhu cầu đó. Chủ trương của ban giám đốc công ty. Ban giám đốc công ty là những người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất tại công ty. Chính vì vậy chủ trương của ban giám đốc luôn chi phối toàn bộ hoạt động của công ty. Do vậy khi xây dựng kế hoạch hay chiến lược phát triển của công ty – phòng kế hoạch rất quan tâm đến chủ trương của ban giám đốc. Kết quả phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các giai đoạn trước. Kết quả này cho biết nhu cầu của thị trường khả năng của công ty có thể cung cấp được bao nhiêu. Hơn nữa kết quả phân tích này còn cung cấp các thông tin về kết quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động chung của công ty. Đây là căn cứ cơ bản nhất phổ biến nhất được sử dụng để lập kế hoạch, cũng như chiến lược kinh doanh tại công ty thiết bị đo điện EMIC. Tuy nhiên căn cứ này chứa đựng những nhân tố lạc hậu dễ làm sai lệch so với thực tiễn. Căn cứ vào khả năng sản xuất của công ty. Khả năng sản xuất của công ty là giá trị sản lượng của công ty có thể tạo ra khi sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị lao động của công ty. Năng lực sản xuất cho biết giới hạn về khả năng sản xuất của công ty, khi xây dựng kế hoạch, chiến lược tại công ty cần đối năng lực sản xuất trong thời kỳ xây dựng chiến lược với nhu cầu dự báo trong kỳ để đưa ra con số dự báo. Để tính toán được chỉ tiêu này công ty thường dựa trên các căn cứ sau để tính toán: Dựa trên dây truyền sản xuất công nghệ thực tế( Các chỉ tiêu thiết kế đã được tính sẵn, đó là công suất lý thuyết của máy móc). Dựa trên trình độ thực tế của công nhân. Dựa trên cơ sở nhà xưởng hiện có. Dựa trên chuyên môn hóa của từng phân xưởng sản xuất của công ty. 3. Xác định mục tiêu của chiến lược. Công ty xác định giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn tạo đà cho sự phát triển để công ty cùng đất nước tiến vào thế kỷ 21, đồng thời cần phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở vật chất, mở rộng quy mô một cách đồng bộ và rộng khắp. Đa dạng hóa và hiện đại hóa các loại sản phẩm của công ty với chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn này là nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty. Nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty trong thời gian tới, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và các tính năng ưu việt của sản phẩm đồng thời mở rộng quy mô của công ty một cách đồng bộ và rộng rãi. Tiếp tục đầu tư vào dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty, và tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới những thị trường mà công ty chưa xâm nhập được. tăng cường công tác nghiên cứu về mặt hàng thiết bị đo điện để từ đó lập các kế hoạch phát triển sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm, bởi vì gía thành sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, trong xu thế hội nhập của đất nước cũng như của công ty khi bước vào thế kỷ 21 này. Xây dựng một chính sách gía bán linh hoạt. Mục tiêu của công ty sẽ chuyển đến cho các phòng của công ty, các phòng này sẽ nghiên cứu những mục tiêu đó và lập một chương trình thực hiện những mục tiêu này một cách có hiệu quả nhất. 4. Xác định và lượng hóa các chỉ tiêu cần tính toán. Khi xây dựng kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, công ty thiết bị đo điện Hà Nội thường chỉ tập trung vào xây dựng các chỉ tiêu tổng hợp có tầm quan trọng lớn và có tính chất quyết định đến sự phát triển của công ty. Các chỉ tiêu được công ty lựa chọn để tính toán khi xây dựng kế hoạch dài hạn là: chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng; chỉ tiêu tổng sản phẩm chủ yếu; chỉ tiêu tổng doanh thu; chỉ tiêu giá trị xuất khẩu; chỉ tiêu lợi nhuận. Việc lựa chọn một số ít các chỉ tiêu cho phép công ty tập trung nguồn lực đánh gía và dự báo chính xác sự vận động của ngành và của thị trường quốc tế của công ty nói tiêng, việc dự báo chính xác sẽ cho phép ta lập một chiến có tính khả thi cao. 4.1 Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu. a. Phương pháp chung. Phương pháp chung nhất được tiến hành xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu tại công ty là phương pháp cân đối. Phương pháp này thực hiện việc cân đối giữa nhu cầu và khả năng để đưa các con số dự báo của chiến lược và kế hoạch ngắn hạn sao cho công ty vừa có khả năng sản xuất vừa có khả năng tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất. Khi xây dựng các chỉ tiêu dài hạn mang tính chiến lược Công ty xác định khả năng của mình thông qua việc tổng hợp khả năng về: Máy móc thiết bị: công ty tính toán chính xác công suất tối đa của các loại máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó lập kế hoạch dài hạn công ty thường tính đến năng lực đầu tư mới. Nguồn nhân lực: Về xác định khả năng về nhân lực thông qua việc tính toán số lượng lao động hiện có, trình độ và năng suất lao động bình quân cùng với nó là dự đoán số lượng lao động sẽ thu hút trong kỳ. Nguồn vốn: Dự tính nguồn vốn trong kỳ, nguồn vốn dành cho đầu tư và vốn lưu động. Từ đó xác định khả năng đảm bảo vốn cho sản xuất để xác định khả năng sản xuất của mình, công ty chọn năng lực nhỏ nhất trong số các khả năng của nguồn lực sản xuất trên. Về nhu cầu công ty thực hiện dự đoán thông qua phân tích tình hình thị trường trong các giai đoạn trước, xác định quy luật phát triển của nhu cầu và dự đoán xu hướng biến động của nó. Tuy vậy mỗi thời kỳ khác nhau công ty thường sử dụng các phương pháp nghiệp vụ cụ thể khác nhau nhưng vẫn tuân thủ phương pháp chung nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của hệ thống chỉ tiêu. b. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu. - Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu. Xác định sản lượng sản phẩm chủ yếu là cơ sở xác định các chỉ tiêu khác trong công ty. chỉ tiêu này được phân tích dựa vào các nhu cầu thị trường đặt trong mối quan hệ cân đối với năng lực sản xuất của công ty. Đối với công ty EIMC hiện nay năng lực sản xuất của công ty là công tơ một pha, công tơ ba pha, TU, TI, máy biến áp đo lượng trung thế, máy biến áp đo lường hạ thế. Như vậy công suất sử dụng của công ty còn lớn. Do đó khi xây dựng chỉ tiêu này công ty thương quan tâm tới vấn đề dự đoán nhu cầu thị trường và thường thực hiện theo các phương pháp sau. + Xác định số lượng sản phẩm của các đơn đặt hàng đã được ký kết. + Phân tích tình hình nhu cầu sản phẩm của thị trường trong thời kỳ thực thi chiến lược trước với tốc độ phát triển nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong thời kỳ kinh doanh trên phạm vi thị trường trong nước và các thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty. + Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu sản phẩm với sự phát triển kinh tế, tình hình xã hội trên các thị trường trong nước và nước ngoài. + Đánh giá sự ảnh hưởng của cá nhân tố như: sự biến động của tỷ giá giá cả, sự cạnh tranh của các chỉ tiêu trong ngành, các sản phẩm thay thế. + Phân tích định hướng phát triển của Tổng công ty, các hướng sản xuất kinh doanh mở rộng đều phải có sự đồng ý của Tổng công ty. - Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng. Giá trị sản lượng là giá trị toàn bộ khối lượng công việc doanh nghiệp phải tiến hành trong kỳ. Nó bao gồm toàn bộ thành quả lao động hữu ích của doanh nghiệp sản xuất và thường tính thêo công thức sau đây: (GO)= DTSBC± CLTK + DTK trong đó: GO: giá trị tổng sản lượng DTSPC: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính CLTK: Chênh lệch sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng gửi bán chưa thu tiền. DTK: Các loại doanh thu khác Bảng: tiêu thụ sản phẩm năm 2003 tt Sản phẩm Đv Sản lượng tiêu thụ Đơn giá(1000đ) Thành tiền (triệu đ) 1 Công tơ 1 pha Cái 2.360.000 99 233.640 2 Công tơ 3 pha - 80.000 300 24.000 3 Ti hạ thế - 100.000 73 7.300 4 Ti trung thế - 11.000 2.700 29.700 5 Tu trung thế - 9.000 4.100 36.900 6 Đồng hồ V-A - 38.000 62 2356 Tổng 333.896 (Nguồn: phòng kế hoạch) - Chỉ tiêu tổng doanh thu. Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu tiêu thụ sản phẩm, do công ty này còn có một khách sạn đang hoạt động kinh doanh nữa nhưng doanh thu của khách sạn này trong tổng doanh thu của công ty góp phần không đáng kể. Do đó ta có công thức sau: DTKH=SGKH* SLKH trong đó: DTKH: Là tổng doanh thu kế hoạch trong kỳ. GKH: Là gía bán kế hoạch từng lọai sản phẩm SLKH: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của từng loại sản phẩm Ngoài ra gía bán kế hoạch của các loại sản phẩm được xác định như sau: Giá bán bình quân của từng loại sản phẩm trứơc. Dự báo tình hình cung cầu sản phẩm kỳ kế hoạch, từ đó xây dựng xu hướng ổn định hay tăng giảm của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của công ty trong kỳ. Trên đây là một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản nhất ngoài ra công ty còn xác định các chỉ tiêu như: giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, số lao động bình quân. Lượng hóa các chỉ tiêu: trên cơ sở phân tích các căn cứ công ty tiến hành lượng hóa các chỉ tiêu cần thiết. Trong giai đoạn này công ty đưa ra các con số cụ thể về các chỉ tiêu…Để lượng hóa các chỉ tiêu kế hoạch công ty thường áp dụng phương pháp ngoại suy xu thế để dự đoán, Xuất phát từ dự báo thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong công ty từ các năm trước để dự đoán chỉ tiêu doanh thu trong tương lai. Bảng: báo cáo tổng hợp (Đơn vị: 1000đ) stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Doanh thu 186.626.000 255.131.000 341.626.000 2 Lợi nhuận 14.004.000 14.526.000 15.022.000 3 Thu nhập bq/ng 2.248 2.389 2.643 4 Nộp ngân sách 8.327.000 7.288.000 6.693.000 (Nguồn: phòng tài vụ) Chỉ đạo thực thi chiến lược tại công ty Trong quá trình thực hiện chiến lược công ty thiết bị đo điện đã xây dựng được các chương trình, dự án, các kế hoạch hàng năm nhằm điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh và bản thân của công ty. Kiểm tra, đánh giá điều chỉnh chiến lược. Sau khi chỉ đạo triển khai chiến lược công việc cuối cùng chúng ta phải làm là kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược, điều chỉnh chiến lược để cho chiến lược có hiệu quả nhất trong quá trình thực hiện chiến lược. Tuy nhiên mỗi công ty lại có một hình thức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh của riêng mình. Công ty thiết bị đo điện đã tổ chức hệ thống kiểm tra như sau: Tổng công ty thường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất hặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24736.DOC
Tài liệu liên quan