Chuyên đề Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện

Mục lục

Mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện 3

1.1. Giới thiệu về Nhà máy số 2 - Công ty cổ phần thiết bị bưu điện 3

1.2. Quá trình hình thành, phát triển của Nhà máy số 2 - Công ty cổ phần thiết bị bưu điện 4

1.3. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Nhà máy số 2 ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch sản xuất 6

1.3.1 Đặc điểm sản phẩm 6

1.3.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 8

1.3.3 Đặc điểm lao động 10

1.3.4 Đặc điểm công nghệ, máy móc thiết bị 12

1.3.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại Nhà máy số 2 15

1.3.6 Cơ cấu sản xuất tại Nhà máy số 2 18

1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máy số 2 trong những năm gần đây 19

1.4.1 Kết quả về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà Nước 19

1.4.2 Thu nhập và đời sống của người lao động 23

1.4.3 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy số 2 qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản . 24

Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 27

2.1 Vai trò của kế hoạch sản xuất và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất đối với Nhà máy số 2 27

2.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất 28

2.3 Trình độ chuyên môn của nhân viên phụ trách công tác kế hoạch sản xuất và quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất 30

2.4 Các bộ phận cấu thành kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 32

2.4.1 Kế hoạch sản xuất năm 32

2.4.2 Kế hoạch sản xuất tháng 34

2.4.3 Kế hoạch sản xuất tháng từng phân xưởng 35

2.5 Một số kết quả xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 trong thời gian qua 37

2.6 Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 44

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 46

3.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất 46

3.2 Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên phụ trách công tác kế hoạch sản xuất 49

3.3 Xây dựng các chỉ tiêu đánh gía hiệu công tác kế hoạch sản xuất 51

3.4 Vận dụng phương pháp cân đối trong xây dựng kế hoạch sản xuất 54

3.5 Đẩy mạnh hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban Nhà máy 58

Kết luận 60

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm trước tăng khoảng 1.2 lần, năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.86 lần, điều này thể hiện qua biểu đồ 1.4 Biểu đồ 1.4: Thu nhập bình quân của người lao động Tại Nhà máy số 2 người lao động ngoài việc có một mức lương cao thì còn nhận được sự quan tâm chăm lo của ban lãnh đạo Nhà máy về mặt tinh thần . Người lao động được đảm bảo về các điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, bảo hộ lao động, được khám sức khoẻ định kì, … 1.4.3 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy số 2 qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản . Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạt kết quả cao nên tình hình tài chính của Nhà máy cũng khá tốt, điều này được thể hiện qua bảng 1.8 Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Nhà máy số 2 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1.Cơ cấu TS ( % ) TSCĐ / TSS TSLĐ/ TSS 26.89 73.11 22.86 77.14 25.18 74.82 33.51 66.49 2. Cơ cấu nguồn vốn ( % ) Nợ / TNV Vốn CSH/ TNV 65.64 34.36 61.12 38.88 54.13 45.87 46.80 53.20 3. Khả năng thanh toán Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn TSS/ Tổng nợ TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 0.02 1.52 1.3 0.03 1.57 1.25 0.11 1.68 1.29 0.21 2.54 1.17 4.Khả năng sinh lời (% ) LNTT/ DT thuần LNST/ DT thuần LNST/ Vốn CSH 17.31 12.47 18.79 17.90 12.89 17.15 17.97 12.94 17.26 18.01 12.96 18.34 “Nguồn: Phòng kế toán tài chính” Qua bảng 1.8 ta thấy : - Về cơ cấu tài sản thì TSLĐ luôn chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên có xu hướng giảm dần . TSCĐ Chiếm khoảng trên 20% trong tổng tài sản và đang có xu hướng tăng lên . Điều này có thể là do Nhà máy đầu tư nhiều vào TSLĐ để sản xuất sản phẩm còn sự tăng lên của TSCĐ là do 2 năm gần đây Nhà máy đã mua một số máy móc thiết bị mới và đặc biệt là đang xây dựng một phân xưởng mới là phân xưởng cáp quang. - Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vố chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn còn chủ yếu là nợ . Tỷ trọng nợ đang có xu hướng giảm dần so với vốn chủ sở hữu, điều này là do chính sách sử dụng đòn cân nợ của Nhà máy, Nhà máy vay nợ để đầu tư vào TSLĐ còn vốn chủ sở hữu dùng để đầu tư vào TSCĐ . Tuy nhiên do môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro trong hai năm gần đây và việc kinh doanh tốt nên Nhà máy đã giảm bớt tỷ trọng nợ . Nguồn vốn chủ sở hữu tăng còn do việc Công ty đã hát hành cổ phiếu ra công chúng trong năm 2007. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Do việc giảm tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn mà nhóm chỉ tiêu này của Nhà máy khá tốt . Khả năng trả nợn gắn hạn của Nhà máy luôn được đảm bảo bằng tài sản lưu động có khả năng luân chuyển cao. Tuy nhiên lượng dự trữ tiền mặt của Nhà máycòn ở mức khá thấp, trong trường hợp xảy ra các rủi ro của thị trường hoặc cần trả nợ gấp thì Nhà máy sẽ gặp khó khăn. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này đều tăng trong 4 năm qua . Chỉ tiêu về LNTT / DT thuần và LNST / DT thuần đều ở mức cao . Đặc biệt là chỉ tiêu về LNST / vốn CSH ở mức rất cao. Nếu lấy mức lãi suất ngân hàng là 10% một năm thì khả năng sinh lời vốn các chủ sở hữu đầu tư vào Nhà máy luôn gấp gần 2 lần. Chương 2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 2.1 Vai trò của kế hoạch sản xuất và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất đối với Nhà máy số 2 Đối với mỗi doanh nghiệp thì kế hoạch sản xuất luôn giữ một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình .Trong các bộ phận cấu thành kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp thì kế hoạch sản xuất là một kế hoạch giữ vai trò trung tâm . Đối với Nhà máy số 2 thì vai trò của kế hoạch sản xuất càng quan trọng vì Nhà máy thực hiện chức năng sản xuất là chủ yếu . Vai trò của kế hoạch sản xuất thể hiện trên các khía cạnh sau: - Kế hoạch sản xuất là căn cứ để xây dựng kế hoạch mua sắm và cung ứng nguyên vật liệu . Dựa vào các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất như số lượng sản phẩm sản xuất, thời gian sản xuất, .. mà phòng Vật tư cuả Nhà máy sẽ xây dựng kế hoạch mua sắm, dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu . - Kế hoạch sản xuất là cơ sở xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng máy móc thiết bị. Như vậy ta thấy kế hoạch sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các kế hoạch khác của Nhà máy, nó vừa chi phối các kế hoạch khác tuy nhiên cũng vừa lệ thuộc vào các kế hoạch khác . Mối quan hệ này cho thấy rằng mục tiêu kinh doanh của Nà máy muốn thực hiện tốt thi cần phải thực hiện tốt tất cả các kế hoạch về nguyên vật liệu, nhân lực, tiêu thụ . Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy thì kế hoạch sản xuất cũng cho biết Nhà máy có nhận them các đơn dặt hàng mới không, có nên mở rộng quy mô sản xuất hay không, … Kế hoạch được duyệt cũng là phương án có hiệu quả nhất bởi là phương án có chi phí thấp nhất. Kế hoạch sản xuất là cơ sở để triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm cụ thể . Bên cạnh đó kế hoạch sản xuất cũng là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động sản xuất của Nhà máy. Kế hoạch sản xuất có vai trò quan trọng như vậy nên công tác xây dựng kế hoạch sản xuất có vai trò càng quan trọng vì đây là khâu mở đầu của việc hình thành kế hoạch sản xuất làm tốt công tác này sẽ cho ra một bản kế hoạch có chất lượng tốt từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch của Nhà máy. 2.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất Thông tin là yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nói riêng . Các thông tin nhanh chóng , cập nhật, chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho việc lập kế hoạch được thuận lợi, có hiệu quả cao . Do đó việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác kế hoạch hóa sản xuất và lập kế hoạch sản xuất là điều quan trọng . Trong đó cần xác định các yếu tố chủ đạo là nguồn cung cấp thông tin, nội dung của thông tin, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống. Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy thể hiện qua sơ đồ 1.4 Sơ đồ 2.1: Hệ thống thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 P. Kinh doanh P. TC – LĐ - TL P. Vật tư Bộ phận kho P. Kế hoạch điều độ ( Bộ phận lập kế hoạch ) P. Công nghệ Phân xưởng Thông tin đi tới: Thông tin phản hồi: Sơ đồ trên phản ánh mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban trong quá trình lập kế hoạch, các nguồn thông tin và nội dung các thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch của Nhà máy là: + Phòng Kinh doanh cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh bán hàng và của Nhà máy. + Phòng Vật tư cung cấp thông tin về tình hình nguyên vật liệu, định mức sử dụng vật liệu. + Phòng Công nghệ cung cấp thông tin về tình hình máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, định mức sử dụng máy móc thiết bị. + Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương cung cấp thông tin về tình hình lao động của Nhà máy, số lao động của phân xưởng, thời gian lao động, .. + Bộ phận kho thành phẩm cung cấp thông tin về tình hình tồn kho sản phẩm hàng thàng, năm . + Các phân xưởng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng tháng của phân xưởng. Sơ đồ hệ thống thông tin trong xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy là khá hoàn thiện, có sự tương tác hai chiều giữa các phòng ban trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất. Để hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Nhà máy . Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là của Phòng Kế hoạch điều độ nhưng để thực hiện được công việc của mình Phòng Kế hoạch điều độ cần có sự phối hợp của các phòng ban khác để hoạt động thu thập dữ liệu thuận lợi làm cơ sở xây dựng kế hoạch . Trách nhiệm của các phòng ban đã được quy định tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào giữa Phòng Kế hoạch điều độ và các phòng khác cũng có sự phối hợp nhịp nhàng . Nhiều trường hợp tình hình số lượng lao động của phân xưởng không được cung cấp kịp thời . Trên thực tế chỉ khi nào Phòng Kế hoạch yêu cầu thì các phòng ban mới cung cấp các dữ liệu . Thái độ làm việc của các phòng ban trong nhiều trường hợp không cao biểu hiện là việc chỉ trú trọng làm tốt phần việc của mình mà thiếu sự hợp tác với bộ phận khác trong thực hiện nhiệm vụ . Những hạn chế này đã làm giảm hiệu quả của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy . 2.3 Trình độ chuyên môn của nhân viên phụ trách công tác kế hoạch sản xuất và quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất Chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của các nhân viên thực hiện công việc này. Nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, kĩ năng lập kế hoạch sẽ thực hiện việc xây dựng kế hoạch tốt và ngược lại sự hạn chế vền năng lực, kiến thức thì việc phân tích các dữ liệu sẽ không chính xác, tốc độ xử lí thông tin sẽ chậm làm cho chất lượng của kế hoạch sản xuất bị giảm đi . Ở Nhà máy số 2 Phòng Kế hoạch điều độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất . tình hình lao động và phân công công việc như sau: + Số lao động: 4 người gồm một trưởng phòng và 3 nhân viên . + Trong bốn nhân viên thì một người làm nhiệm vụ trông coi, quản lí kho bán thành phẩm nên số nhân viên thực hiện việc quản lí, điều độ sản xuất là 3 nhân viên . + Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất: Trong 3 nhân viên làm việc trên phòng thì kế hoạch sản xuấtdo ba người cùng xây dựng trong đó chủ yếu là do một nhân viên có trình độ cao nhất đảm nhiệm . + Trình độ chuyên môn và năng lực của các nhân viên: Trong bốn nhân viên thì một người có trình độ đại học, một người có trình độ trung cấp, 2 dới trung cấp (Là các công nhân làm việc dưới phân xưởng sau đó được đào tạo thêm và điều lên Phòng Kế hoạch điều độ làm việc ) . Do chỉ có một người có đủ kiến thức nên phần lớn các kế hoạch là do nhân viên này đảm nhiệm tuy nhiên do Nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau và có tới 10 phân xưởng nên khối lượng công việc tính toán là rất nhiều, do đó nên nhiều khi dẫn tới sự quá tải trong công việc . Nhiều chỉ tiêu kế hoạch đưa ra dựa trên kinh nghiệm chứ không phải các tính toán khoa học . Do trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn nên đã làm giảm hiệu quả xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy. Bên cạnh năng lực của nhân viên thì công tác xây dựng kế hoạch sản xuất còn phụ thuộc vào quy trình xây dựng kế hoạch, phương pháp xây dưng kế hoạch. Một quy trình hợp lí, khoa học sẽ nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch và ngược lại . Hiện tại quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy gồm các bước sau: - Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất: Các căn cứ bao gồm + Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất qua các giai đoạn trước . + Kế hoạch tiêu thụ của Nhà máy . + Các đơn hàng của khách hàng . + Các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất Công ty giao cho Nhà máy . + Tình hình tồn kho sản phẩm . -Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập các dữ liệu làm căn cứ bộ phận xây dựng kế hoạch sẽ phân tích các dữ liệu này và xác định các chỉ tiêu hiện vật của kế hoạch sản xuất . Các kế hoạch được xây dựng là: Kế hoạch sản xuất năm của Nhà máy, kế hoạch sản xuất tháng của Nhà máy và kế hoạch sản xuất tháng của các phân xưởng . Một công việc quan trọng ở bước này là thư hiện các dự báo để xây dựng kế hoạch tuy nhiên việc làm này chưa được thực hiện tốt do khả năng làm dự báo của nhân viên còn yếu và số liệu về kết quả thực hiện kế hoạch trong quá khứ được lưu lại quá ngắn, chỉ trong vòng 2 năm, nhiều sản phẩm nhân viên thường dựa vào kinh nghiệm của mình để xác định kế hoạch sản xuất. - Phê duyệt kế hoạch sản xuất: Sau khi xây dựng xong kế hoạch sản xuất sẽ được trình phê duyệt theo quy định của Công ty và Nhà máy, theo đó kế hoạch sản xuất năm do lãnh đạo công ty phê duyệt, kế hoạch sản xuất tháng do Giám đốc Nhà máy phê duyệt . 2.4 Các bộ phận cấu thành kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 2.4.1 Kế hoạch sản xuất năm Kế hoạch sản xuất năm còn được gọi là kế hoạch sản xuất tổng thể. Kế hoạch này được xây dựng cho Nhà máy trong khoảng thời gian một năm. Xét về mặt thời gian thì đây là kế hoạch dài nhất của Nhà máy . - Bộ phận xây dựng kế hoạch: Kế hoạch sản xuất năm do Phòng Kế hoạch điều độ xây dựng - Thời gian xây dựng kế hoạch: Kế hoạch sản xuất năm cảu năm tiếp theo được lập vào tháng 12 của năm hiện tại . Ví dụ kế hoạch sản xuất năm 2008 sẽ được lập vào tháng 12 năm 2007. Sau khi xây dựng xong kế hoạch được trình Giám đốc Nhà máy xem xét sau đó trình lãnh đạo Công ty phê duyệt. Nội dung của kế hoạch sản xuất năm thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất năm của Nhà máy số 2 Stt Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá ( Đồng ) Dự kiến sản lượng thực hiện năm 2007 Kế hoạch sản xuất năm 2008 Số lượng Giá trị ( Đồng ) Số lượng Giá trị  (Đồng ) 1 Kìm bưu chính Cái 172,000 2,276 391,472,000 2,000 344,000,000 2 Dấu nhật ấn Cái 194,000 9,500 1,843,000,000 5,000 970,000,000 3 Dấu ngang các loại Cái 60,000 4,704 282,240,000 3,500 210,000,000 4 Dấu máy các loại Cái 500,000 252 126,000,000 200 100,000,000 5 Ô chia thư Cái 2,500,000 15 37,500,000 10 25,000,000 6 Thùng thư to k2000- 1 mặt Cái 1,100,000 100 110,000,000 200 220,000,000 7 Thùng thư to k2000- 2 mặt Cái 1,200,000 25 30,000,000 29 34,800,000 8 Thùng thư nhỏ Cái 220,000 450 99,000,000 800 176,000,000 9 Xe nâng bưu chính Cái 35,000,000 1 35,000,000 1 35,000,000 10 Xe nâng ghép băng tải Cái 30,000,000 1 30,000,000 1 30,000,000 11 Rệp Uy2 Cái 250 5,540,000 1,385,000,000 2,000,000 500,000,000 12 Cáp quang km 4,560,000 - - 50 228,000,000 13 Bảo an STC 5- 3c Cái 50,000 10,000 500,000,000 15,000 750,000,000 14 Bảo an S5000- P Cái 300,000 3,323 996,900,000 2,000 600,000,000 15 Phiến postef 10 - cat 5 Cái 30,000 22,500 675,000,000 20,000 600,000,000 ….. Giá trịsản lượng ……………….. …………… “ Nguồn: Phòng Kế hoạch điều độ” Bảng trên là kế hoạch sản xuất năm 2008 của một số sản phẩm của Nhà máy, ta thấy các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất năm gồm hai chỉ tiêu cơ bản là số lượng sản phẩm từng loại và giá trị sản lượng tương ứng của chúng . - Ý nghĩa của các chỉ tiêu: + Tên sản phẩm: Là tên gọi hay kí hiệu của các sản phẩm. + Đơn giá: Là giá thành sản xuất . + Dự kiến sản lượng thực hiện năm 2007: Là ước tính về số lượng sản phẩm sẽ thực hiện được trong năm 2007 và giá trị của chúng . Là con số ước tính vì khi xây dựng kế hoạch thì năm 2007 chưa kết thúc. + Kế hoạch sản xuất năm 2008: thể hiên về mặt số lượng và giá trị sản lượng của từng sản phẩm ma Nhà máy dự định sản xuất trong năm 2008. 2.4.2 Kế hoạch sản xuất tháng Kế hoạch sản xuất tháng của Nhà máy là sự cụ thể hóa kế hoạch sản xuất năm cho từng tháng nhất định . Bộ phận xây dựng kế hoạch: kế hoạch này do Phòng Kếhoạch điều độ chịu trách nhiệm xây dựng . Thời gian xây dựng kế hoạch: kế hoạch sản xuất tháng của tháng tiếp theo được xây dựng xong vào khoảng ngày 25 của tháng hiện tại. Ví dụ kế hoạch sản xuất tháng 10 năm 2007 sẽ được lập vào ngày 26 tháng 9 năm 2007. Nội dung của kế hoạch sản xuất tháng về cơ bản giống nội dung của kế hoạch sản xuất năm, gồm hai chỉ tiêu chính là số lượng sản phẩm từng loại và giá trị sản lượng tương ứng của chúng cũng như giá trị sản lượng của tất cả các sản phẩm trong tháng . Nội dung của kế hoạch sản xuất tháng của Nhà máy thể hiên ở bảng 2.2 Bảng 2.2: Kế hoạch sản xuất tháng (Tháng 4 năm 2007 ) Stt Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá ( Đồng ) Tồn đầu kì Nhu cầu tiêu thụ Kế hoạch sản xuất Số lượng Giá trị I Sản phẩm đấu nối 2,707,200,000 1 Vỏ hộp HC2 Cái 90,000 3,571 3,100 3,000 270,000,000 2 Măng xông cáp 4- 6 Cái 1,100,000 144 70 500 550,000,000 3 Măng xông cáp PMO Cái 1,336,000 110 200 267,200,000 4 Giá phiến inox Cái 3,500 3,260 15,750 20,000 70,000,000 5 Rệp UY2 Cái 250 390,000 1,000,000 250,000,000 6 Bảo an STC5 3c Cái 65,000 10,000 650,000,000 7 Bảo an TDX 3c Cái 65,000 8,360 10,000 650,000,000 II Sản phẩm nội đài 75,000,000 1 Ghi nguồn cáp Cái 15,000,000 4 5 75,000,000 III Sản phẩm bưu chính 280,600,000 1 Kìm bưu chính Cái 172,000 35 150 25,800,000 2 Dấu nhật ấn Cái 194,000 80 200 38,800,000 3 Dấu ngang Cái 60,000 300 18,000,000 4 Dấu máy Cái 500,000 10 5,000,000 5 Chân đế thùng thư Cái 200,000 15 30 40 8,000,000 6 Xe nâng BC Cái 35,000,000 1 35,000,000 7 Dây thí bưu chính Màu trắng Cái 600 64,000 100,000 60,000,000 Màu đỏ Cái 600 59,390 100,000 60,000,000 Màu vàng Cái 600 50,000 30,000,000 …………….. …. ……. … ……. …….. ………. Giá trị sản lượng ….. ……. …. …..... …….. ………. “Nguồn: Phòng Kế hoạch điều độ”) 2.4.3 Kế hoạch sản xuất tháng từng phân xưởng Kế hoạch sản xuất tháng từng phân xưởng là một kế hoạch tác nghiệp quan trọng của Nhà máy, đây là sự phân chia kế hoạch sản xuất tháng cuả toàn Nhà máy cho từng phân xưởng cụ thể . Trong kế hoạch sản xuất tháng của phân xưởng sẽ xác định các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng phân xưởng . Bộ phận xây dựng kế hoạch: Kế hoạch sản xuất tháng của từng phân xưởng do Phòng Kế hoạch điều độ xây dựng. Thời gian xây dựng: kế hoạch sản xuất tháng của tháng tiếp theo được lập vào khoảng ngày 28 của tháng hiện tại . Ví dụ kế hoạch sản xuất tháng 10 năm 2007 sẽ được lập vào ngày 28 tháng 9 năm 2007 . - Nội dung của kế hoạch sản xuất tháng của phân xưởng gồm các chỉ tiêu cơ bản là: số lượng sản phẩm từng loại, thời gian cần hoàn thành . Việc xác định sản phẩm mà phân xưởng sản xuất căn cứ váo chức năng của mỗi phân xưởng như phân xưởng 8 là phân xưởng lắp ráp sẽ thực hiện việc lắp ráp hoàn thiện các sản phẩm loa, bảo an, …Nội dung của kế hoạch sản xuất tháng của phân xưởng thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất tháng phân xưởng ( Phân xưởng 8 - Tháng 5 / 2007 ) Stt Tên sản phẩm / Chi tiết Đơn vị tính Số lượng Thời gian hoàn thành 1 Loa 25W cái 2000 20 /5 /2007 2 Loa 30W có BA Cái 500 10/5/2007 3 Loa 30W không có BA Cái 500 25/5/2007 4 Biến áp loa 25W Cái 1000 15/5/2007 5 Hộp HC2 Cái 3000 20/5/2007 6 Hộp thông thoại Cái 15000 25/5/2007 7 Rệp UY2 Cái 1000000 30/5/2007 8 Bảo an TDX 3c Cái 6500 30/5/2007 9 Bảo an STC5- 3c Cái 10000 30/5/2007 “ Nguồn: Phòng Kế hoạch điều độ”) 2.5 Một số kết quả xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2 trong thời gian qua Những kết quả đạt được Trước đây khi nền kinh tế nước ta chưa chuyển sang cơ chế thị trường, các kế hoạch nói chung và kế hoạch sản xuất nói riêng của Nhà máy là những chỉ tiêu, con số pháp lệnh do Nhà nước giao cho . Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy chưa được coi trọng đúng mức do đó mà kế hoạch sản xuất đề ra chưa gắn với thực tế của Nhà máy nên chất lượng của kế hoạch còn thấp, kết quả thực hiện kế hoạch chưa cao. Sau khi đất nước đổi mới, áp lực của nền kinh tế thị trường đồi hỏi Công ty và Nhà máy phải phải có cái nhìn mới về công tác xây dựng kế hoạch trong đố có kế hoạch sản xuất. Ban lãnh đạo Nhà máy đã xác định kế hoạch sản xuất là kế hoạch có vai trò trung tâm trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy nên đã giành sự đầu tư đúng mức cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất . Nhờ đó mà chất lượng của kế hoạch được nâng lên, kết quả thực hiện kế hoạch cao hơn . Chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất được phản ánh một phần qua các kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất .Những kết quả cụ thể về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy thể hiện trên những khía cạnh sau: * Về giá trị sản lượng kế hoạch và giá trị sản lượng thực hiện: Trong thời gian qua việc thực hiện kế hoạch sản xất sản của Nhà máy đã đạt được những kết quả khá tốt, kết quả này thể hiện ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.10 Bảng 2.4: Giá trị sản lượng sản xuất của Nhà máy số 2 Năm/Chỉtiêu Giá trị sản lượng (Ngàn đồng ) Chênh lệch tuyệt đối (Ngàn đồng ) % hoàn thành kế hoạch Kế hoạch Thực hiện 2006 59,564,085.46 58,356,850 - 1,207,235.46 97.97 2007 61,730,505 66,887,334.5 5,126,829.5 108.35 2008 65,067,700 “ Nguồn: Tác giả tổng hợp” Biểu đồ 2.1 – Biểu đồ giá trị sản lượng cuả Nhà máy số 2 Ta thấy rằng trong thời gian qua kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy là ở mức rất cao . Năm 2006 Nhà máy đã thực hiện được gần 98% Kế hoạch sản xuất đề ra còn năm 2007 Nhà máy đã thực hiện vượt kế hoạch 8.35% làm cho giá trị sản lượng sản xuất tăng lên trên 5 tỷ đồng. Giá trị sản lượng thực hiện của Nhà máy năm sau cao hơn năm trước từ 58,356,850,000 đồng năm 2006 lên 66,887,334,500 đồng năm 2007 Như vậy là năm 2007 giá trị sản lượng thực hiện so với năm 2006 đã tăng gấp 1,15 lần tương ứng là 8,530,484,500 đồng .Trong khi đó giá trị sản lượng kế hoạch năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 2,166,419,540 đồng. . Tốc độ tăng của giá trị sản lượng thực hiện cao hơn tốc độ tăng của giá trị sản lượng kế hoạch cụ thể là năm 2007 giá trị sản lượng thực hiện tăng 14,64% so với năm 2007 trong khi tốc độ tăng của giá trị sản lượng kế hoạch là 3,64%. Như vậy là mức độ tăng của giá trị sản lượng thực hiện tăng gấp 4 lần mức độ tăng của giá trị sản lượng kế hoạch. * Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của một số nhóm sản phẩm chủ yếu: được thể hiện qua bảng 2.5 : Bảng 2.5: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm sản phẩm của Nhà máy số 2 Stt Nhóm sản phẩm 2006 2007 Kế hoạch 2008 ( Ngàn đồng) Kế hoạch ( Ngàn đồng ) Thực hiện ( Ngàn đồng ) % hoàn thành Kế hoạch (Ngàn đồng ) Thực hiện (Ngàn đồng ) % hoàn thành 1 Cáp và thiết bị quang 290,405.46 260,300.00 89.63 1,649,545.50 333,000.00 20.19 3,697,000.00 2 Sản phẩm đấu nối 16,008,780.00 20,960,171.00 130.93 22,842,000.00 19,881,880.00 87.04 18,609,000.00 3 Sản phẩm nội đài 1,977,620.00 1,735,400.00 87.75 2,021,000.00 2,409,850.00 119.24 7,455,000.00 4 Phụ kiện mạng cáp 2,803,670.00 1,279,650.00 45.64 1,783,200.00 4,947,524.00 277.45 3,197,700.00 5 Sản phẩm bưu chính 5,849,930.00 4,911,630.00 83.96 5,814,000.00 4,462,932.00 76.76 3,937,000.00 6 Sản phẩm gia công và sản phẩm công nghiệp 20,046,968.00 17,601,658.00 87.80 21,620,759.50 19,709,026.00 91.16 16,172,000.00 7 Sản phẩm và bán thành phẩm cung cấp cho các Nhà máy 12,586,712.00 11,608,041.00 92.22 6,000,000.00 15,143,122.50 252.39 12,000,000.00 “Nguồn: Tác giả tổng hợp” - Trong năm 2006 Nhà máy đã hoàn thành 98% kế hoạch sản xuất đề ra trong đó hầu hết các nhóm sản phẩm chủ lực đều thực hiện khá tốt Như sản phẩm cáp và hiết bị quang đạt 89.63% kế hoạch, sản phẩm và bán thành phẩm cung cấp cho các Nhà máy đạt 92,22% kế hoạch, đặc biệt là nhóm sản phẩm đấu nối đã vượt kế hoạch tới 30.93%. - Trong năm 2007 toàn Nhà máy đã thực hiện vượt kế hoạch 8.35% trong đó nhóm sản phẩm gia công và sanr phẩm công nghiệp đạt 91.16%, đáng chú ý là trong năm 2007 đã có tới 3 nhóm sản phẩm thưc hiện vượt kế hoạch với tỉ lệ rất cao. * Về việc thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng Kết quả thực hiện kế hoạch tháng của Nhà máy thể hiện qua bảng 2.6 Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tháng của Nhà máy Tháng 7/2007 8/2007 9/2007 10/207 11/2007 12/2007 Kế hoạch (Ngàn đồng ) 5,698,350 6,335,550 5,529,350 6,004,300 6,599,100 4,432,400 Thực hiện (Ngàn đồng ) 5,765,389 5,384,481 5,668,336.5 6,540,708 6,841,315 5,455,789 Chêng lệch (Ngàn đồng ) 67,039 - 951,069 138,986.5 536,408 6,182,215 1,023,389 % hoàn thành kế hoạch 101.18 84.99 102.51 108.93 103.98 123.09 “ Nguồn: Tác giả tổng hợp”) Có thể thấy rằng việc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng của Nhà máy là rất tốt .Trong 6 tháng cuối năm 2007 thì có tới 5 tháng Nhà máy thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Những kết quả chưa đạt được * Mặc dù kế hoạch năm của Nhà máy được thực hiện khá tốt, tuy nhiên nếu xét riêng cho từng nhóm sản phẩm thì việc thực hiện kế hoạch vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn cụ thể là: - Trong năm 2006 trong 7 nhóm sản phẩm của Nhà máy thì có tới 6 nhóm sản phẩm không đạt được kế hoạch đề ra bao gồm: Sản phẩm cáp và thiết bị quang chỉ đạt 89.63% kế hoạch, sản phẩm nội đài chỉ đạt 87.75% kế hoạch, phụ kiện mạng cáp chỉ đạt 45.64% kế hoạch, sản phẩm bưu chính chỉ đạt 83.96% kế hoạch, sản phẩm gia công và sản phẩm công nghiệp chỉ đạt 87.8% kế hoạch và sản phẩm cung cấp cho các Nhà máy chỉ đạt 92.22% kế hoạch . Như vậy xét về mặt hiện vật và giá trị sản lượng thì Nhà máy đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Giả sử các nhóm sản phẩm không hoàn thành kế hoạch trong năm 2006 đều thực hiện được kế hoạch thì giá trị sản lượng thực hiện của Nhà máy sẽ tăng lên là: + Sản phẩm cáp và thiết bị quang: 290405.46 – 260300 = 30105.46 ngàn đồng + Sản phẩm nội đài: 197620 – 1735400 = 242220 ngàn đồng + Phụ kiện mạng cáp: 2803670 - 1278650 = 1524020 ngàn đồng + Sản phẩm bưu chính: 5849930 – 4911630 = 938300 ngàn đồng + Sản phẩm gia công và sản phẩm công nghiệp: 20406968 – 17610658 = 2455310 ngàn đồng + Sản phẩm và bán thành phẩm cung cấp cho cá Nhà máy: 12586712 – 11608041 = 978671 ngàn đồng Giá trị sản lượng thực hiện tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC
Tài liệu liên quan