Chuyên đề Hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Lý luận cơ bản về XHTD doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại 4

1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM 4

1.1.1. Tín dụng của NHTM 4

1.1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM 5

1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 5

1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 5

1.2. Hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM 8

1.2.1. Khái niệm XHTD DN 8

1.2.2. Sự cần thiết của XHTD DN tại các NHTM 9

1.2.3. Phương pháp XHTD 10

1.2.4. Nội dung của hệ thống XHTD Doanh nghiệp 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác XHTD 16

1.3.1.Các nhân tố bên trong ngân hàng 16

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 18

Chương 2: Thực trạng XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 21

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCT Ba Đình 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 28

2.2.Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 38

2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống XHTD DN tại NHCTVN và NHCT Ba Đình 38

2.2.2. Phương pháp XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 40

2.2.3. Quy trình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 41

2.2.4. Nội dung quy trình xếp hạng khách hàng 43

2.2.5. Giới thiệu các nhóm chỉ tiêu phân tích 50

2.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô 50

2.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu tài chính 51

2.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 55

2.3. Áp dụng chấm điểm và xếp hạng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa An 67

2.3.1. Tổng quan về doanh nghiệp 67

2.3.1.1. Những vấn đề chung 67

2.3.1.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp 68

2.3.2. Xác định quy mô doanh nghiệp 72

2.3.3. Chấm điểm các tỷ số tài chính 72

2.3.4. Chấm điểm các chỉ số phi tài chính 73

2.3.5. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 77

2.4. Đánh giá thực trạng XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 78

2.4.1. Thành tựu đạt được 78

2.4.2. Hạn chế 82

2.4.2.1. Hạn chế 82

2.4.2.2. Nguyên nhân 87

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 91

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Ba Đình 91

3.1.1. Định hướng chung 91

3.1.2. Định hướng cụ thể 93

3.1.2.1. Định hướng hoạt động tín dụng 93

3.1.2.2. Định hướng xây dựng hệ thống XHTD nội bộ 94

3.2. Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp 94

3.2.1.Xây dựng hệ thống thông tin là cơ sở cho phân tích và XHTD doanh nghiệp 94

3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 96

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích 98

3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức triển khai XHTD doanh nghiệp 101

3.2.5. Ứng dụng kết quả Xếp hạng doanh nghiệp để phân loại nợ 104

3.3. Kiến nghị 105

3.3.1. Kiến nghị với NHCT VN 105

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 106

KẾT LUẬN 108

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp. PL02: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ. PL03: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. PL04: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp. Nguyên tắc : Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính tại chi nhánh NHCT Ba Đình được tiến hành dựa trên 5 tiêu chí: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chỉ năng lực kinh nghiệm và quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Cụ thể được khái quát lần lượt theo các phụ lục từ PL05-> PL09. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, cán bộ chấm điểm tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm từ PL05-PL09 và bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính theo PL10. Bước sáu: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Từ kết quả tính được theo bước bốn và bước năm ở trên, ta cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính, rồi nhân với trọng số áp dụng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp, cụ thể theo bảng sau: Bảng 8: Bảng tổng hợp điểm tín dụng Báo cáo tài chính không được kiểm toán Báo cáo tài chính được kiểm toán Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45% Các chỉ tiêu tài chính 40% 55% Căn cứ vào điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo bảng sau: Bảng 9: Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp Hạng Số điểm đạt được AA+ 92,4 - 100 AA 84,8 - 92,3 AA- 77,2 - 84,7 BB+ 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 BB- 54,4 - 61,9 CC+ 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7 CC- 31,6 - 39,1 C <31,6 2.2.5. Giới thiệu các nhóm chỉ tiêu phân tích 2.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô Nhóm chỉ tiêu về quy mô doanh nghiệp của Chi nhánh NHCT Ba Đình dựa trên bốn tiêu chí là: Nguồn vốn kính doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp NSNN. - Nguồn vốn kinh doanh: Là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu (tương ứng giá trị các mã số 411, 412 và 413 trên bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 hoặc mẫu số B01-DNN ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính). - Lao động: Là số lao động thực tế sử dụng (được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các nguồn khác) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 03 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động. - Giá trị nộp NSNN: Lấy theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong năm (không kể số thiếu của kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu). 2.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu tài chính Thông qua các báo cáo tài chính, ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá năng lực tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính: Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này không tốt cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính, khi đó cần kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tình trạng gặp bức bách về tài chính. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản này bao gồm: - Tỷ số thanh toán hiện hành Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Được tính theo công thức: - Tỷ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà không phụ thuộc vào viêc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho) của doanh nghiệp. Trong đó: tài sản có tính lỏng cao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu hoạt động Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Dưới giác độ người cho vay, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá năng lực của nhà quản trị. Từ đó, có thể đưa ra khuyến nghị để nâng cao tỷ số hoạt động, cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh, là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao. Nhóm chỉ tiêu hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ và bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ dự trữ và giải phóng hàng tồn kho trên doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo, hạn chế thời gian vốn bị tồn đọng. - Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết doanh nghiệp có thể thu hồi được một khoản nợ. Kỳ thu nợ bình quân càng ngắn thể hiện mức độ chiểm dụng vốn của doanh nghiệp càng ít, khả năng quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp tốt. Điều này làm cơ sở để đảm bảo các khoản phải trả của doanh nghiệp được thanh toán đúng hạn. - Tỷ số doanh thu thuần/ Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của tổng tài sản, nó cho biết một đồng vốn đầu tư vào tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Thứ ba: Nhóm chỉ tiêu cân nợ Các tỷ số cân nợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị cũng như chính sách đòn bảy tài chính. Ngân hàng sử dụng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao( ROE), nhưng điều này có thể làm giảm mức độ an toàn tài chính của đơn vị. Do vậy, việc cân nhắc tỷ lệ nợ bao nhiêu có thể chấp nhận được là điều mà ngân hàng quan tâm đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro do doanh nghiệp có thể mất khả năng tài chính. Các nhóm chỉ tiêu cân nợ gồm: - Tỷ lệ Nợ phải trả/ Tổng tài sản Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn vay. Tỷ suất này cao có thể dẫn đến mất an toàn về tài chính, nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì việc sử dụng nợ cao có thể làm tăng ROE. Tỷ số này thay đổi tùy theo chính sách tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và thường khác nhau đối vói những ngành nghề khác nhau,thường tù 30-70% đối với doanh nghiệp thương mại. - Tỷ lệ Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số này đo lường tương quan giữa nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, doanh nghiệp càng dễ bị tổn thương khi có biến động lớn xảy ra. - Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của khách hàng tại ngân hàng, nó cho biết cứ một trăm đồng khách hàng vay ngân hàng thì có bao nhiêu đồng khách hàng không thể trả được nợ (gốc + lãi ) ngân hàng. Thứ tư: Nhóm chỉ tiêu thu nhập Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, các tỷ số này không được thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng cũng như không nên thấp hơn tỷ suất bình quân ngành. Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ bị đánh giá là quản lý kém nếu các tỷ số này thấp, tuy nhiên nếu như doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư lớn thì có thể các tỷ suất này không cao là điều hợp lý. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu này cần phải đặt trong tất cả các mối quan hệ và đánh giá trên nhiều khía cạnh nguyên nhân khác nhau. Nhóm chỉ tiêu thu nhập bao gồm ba chỉ tiêu cơ bản sau: - Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh mức độ doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt. Tỷ số này khác nhau đối với các ngành kinh doanh khác nhau: Tỷ suất này thường thấp ở lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro hoặc không có hàm lượng công nghệ cao và có thể cao đối với ngành kinh doanh độc quyền, hoặc những lĩnh vực sản xuất sản phẩm mới. - Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản Đây là tỷ số tài chính quan trọng thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt. Trong điều kiện kinh doanh bình thường, nếu tỷ lệ này giảm liên tục và thấp hơn lãi suất vay ngân hàng thì đây là dấu hiệu doanh nghiệp đang bị lâm nguy, cần có những giải pháp chữa bệnh kịp thời. Tuy nhiên, tỷ số này có thể thấp khi danh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư lớn. - Tỷ lệ Tổng thu nhập trước thuế/ Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời từ nguồn vốn chủ của doanh nghiệp. Đây là tỷ số tài chính quan trọng nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Tỷ số này kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt, ROE cao giúp nâng cao hình ảnh của công ty, góp phần tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu ROE cao mà không có kế hoạch đầu tư mới sẽ dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh và đi vào thời kỳ suy thoái, lúc đó ROE giảm rất mạnh. 2.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính a. Nhóm chỉ tiêu theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ Theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, Chi nhánh NHCT Ba Đình sử dụng 5 chỉ tiêu chính trong chấm điểm và XHTD. Cụ thể là: - Hệ số khả năng trả lãi Chỉ số này đo lường khả năng trả lãi cho các nghĩa vụ nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao (dương)/ đang tăng trưởng thể hiện khả năng khách hàng sử dụng thu nhập từ hoạt động để đáp ứng các chi phí lãi vay càng lớn/ đang được cải thiện. Với các khách hàng có chi phí trả lãi vay bằng 0, áp dụng chấm điểm như sau: + Nếu lợi nhuận trước thuế lớn hơn 0, chấm điểm tối đa (20 điểm ) cho chỉ tiêu này. + Nếu lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn hoặc bằng 0, chấm điểm tối thiểu (4 điểm) cho chỉ tiêu này. - Hệ số khả năng trả nợ gốc Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ gốc đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo từ nguồn tiền mặt sẵn có của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt. Với các khách hàng có ( Tiền trả nợ gốc vay+ Tiền trả nợ thuê tài chính đến hạn trong năm tới bằng 0), áp dụng như sau: + nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn 0, chấm điểm tối đa (20 điểm) cho chỉ tiêu này. + Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 0, chấm điểm tối thiểu (4 điểm) cho chỉ tiêu này. - Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ (tính cho 3 năm liền kề vừa qua): Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tạo tiền và quản lý luồng tiền mặt nhàn rỗi có thể sử dụng để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển… của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này được chấm điểm theo 5 mức: tăng cao, tăng, ổn định, giảm, âm. Trong đó: + Tăng cao: Số dư năm sau phải cao hơn năm trước tù 30% trở lên trong 3 năm liền kề. + Tăng: Số dư có sự biến động tăng, giảm qua các năm nhưng số dư năm tài chính cuối cùng cao hơn năm tài chính liền kề trước đó. + Ổn định: Số dư có sự biến động tăng, giảm nhưng ít thay đổi. +Giảm: Số dư năm sau thấp hơn năm trước hoặc số dư có sự biến động tăng, giảm nhưng số dư năm tài chính cuối cùng thấp hơn năm tài chính liền kề trước đó. + Âm: Số dư lưu chuyển tiền tệ thuần năm tài chính gần nhất âm. - Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này đánh giá mối quan hệ tương quan giữa khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt động tính trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp bằng cách: so sánh kết quả lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tề với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh của khách hàng âm, chấm điểm tối thiểu cho chỉ tiêu này mà không cần so sánh với lợi nhuận sau thuế. Còn với khách hàng có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương và lợi nhuận sau thuế âm, chấm điểm tối đa ( 20 điểm) cho chỉ tiêu này. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển hóa doanh thu thuần thành tiền mặt, từ đó có nguồn thanh toán các chi phí cơ bản và đầu tư tài sản cố định. Chỉ tiêu này nhỏ phản ánh nguồn thu tiền cung cấp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cho các đối tác đang có vấn đề, hoặc bị chiếm dụng vốn…Doanh nghiệp có thể phải dự trữ tiền mặt hoặc phải tăng nợ vay để duy trì hoạt động kinh doanh. b. Nhóm chỉ tiêu theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý Theo tiêu chí này gồm năm chỉ tiêu cơ bản: - Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu điều hành ( Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc chuyên trách) trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án xin cấp tín dụng: Chỉ tiêu này được tính bằng thời gían hoạt động trong ngành liên quan hoặc lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án. Nó phản ánh tầm quan trọng của sự hiểu biết về ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp. - Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành ( Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc chuyên trách) trong hoạt động điều hành. Tiêu chí này đánh giá kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu, được tính bằng thời gian tham gia điều hành (các) doanh nghiệp của người đứng đầu doanh nghiệp. - Môi trường kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ là toàn bộ những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Một hệ thống kỉêm soát nội bộ tốt sẽ: + Giảm thiểu nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (do bên thứ ba hoặc nhân viên của doanh nghiệp gây ra). + Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính + Đảm bảo sự tuân thủ quy chế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như quy định của pháp luật. + Đảm bảo hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu đề ra. + Bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan tới doanh nghiệp (chủ sở hữu, cổ đông, đối tác…) Do đó, đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ là việc làm hết sức cần thiết, thường dựa trên hai yếu tố cơ bản: + Sự thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ chính thống thành văn bản. + Việc kiểm tra sự tuân thủ các quy trình kiểm soát trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp. - Năng lực điều hành của người đứng đầu trực tiếp quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh vai trò quyết định của người đứng đầu điều hành đến sự phát triển của doanh nghiệp. Được đánh giá dựa trên các tiêu chí chính: + Khả năng xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược đó. + Tính năng động nhạy bén với thị trường: Có khả năng dự đoán, nắm bắt và thích ứng với những xu hướng vận động của thị trường. + Về mặt quản trị doanh nghiệp thể hiện ở các mặt cơ bản: Phải có chuyên môn hiểu biết về tài chính, kế toán, các lĩnh vực kinh tế khác; Thiết lập và duy trì một cơ cấu tổ chức phù hợp; Có khả năng thu hút nhân tài; Có chính sách phòng chống và khắc phục rủi ro. - Tính khả thi của các phương án kinh doanh và dự báo tài chính Chỉ tiêu này đánh giá chiến lược phát triển trong ngắn hạn và trung hạn của doanh nghiệp. Khi đánh giá tính khả thi phải dựa trên sự phù hợp của các phương án kính doanh và dự toán tài chính với: + Xu thế phát triển của thị trường, nền kinh tế. + Định hướng phát triển của Nhà nước. + Thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tình hình tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đánh giá tiêu chí này phải căn cứ vào tổng thể các phương án kinh doanh mà khách hàng xây dựng, triển khai chứ không phải chỉ dựa vào kết quả đánh giá trực tiếp phương án, dự án đang xin vay tại ngân hàng. c. Nhóm chỉ tiêu theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng Nhóm chỉ tiêu quan hệ tín dụng - Lịch sử trả nợ (gốc+lãi) trong 12 tháng vừa qua tại NHCT Chỉ tiêu này đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với NHCT, uy tín, thiện chí trả nợ của khách hàng bằng cách: Xem xét lịch sử trả nợ gốc và lãi (bao gồm cả các khoản nợ đã trả hết và các khoản nợ hiện thời) của khách hàng trong thời gian vừa qua. - Số lần cơ cấu lại nợ (gốc+lãi) trong 12 tháng vừa qua tại NHCT Chỉ tiêu này đánh giá khả năng của khách hàng trong việc hoạch định, sử dụng vốn vay, thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đồng thời đánh giá uy tín của khách hàng trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Được tính bằng tổng số lần gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho mọi khoản vay bao gồm: các khoản nợ đã trả hết và các khoản nợ hiện thời trong 12 tháng vừa qua. - Tình hình nợ quá hạn trong 12 tháng vừa qua tại NHCT Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng nợ quá hạn và thiện chí trả nợ của khách hàng, được xác định dựa trên số ngày/số lần phát sinh nợ quá hạn cho các khoản nợ đã trả hết và các khoản nợ hiện thời trong 12 tháng vừa qua. - Tỷ trọng (nợ cần chú ý + nợ xấu)/tổng dư nợ hiện tại tại NHCT Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng dư nợ hiện tại của khách hàng, được xác định dựa trên (dư nợ cần chú ý + nợ xấu)/ tổng dư nợ hiện tại của mọi khoản vay. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh dư nợ trả thay tại NHCT thì dư nợ trả thay này phải được tính vào số dư nợ xấu và tổng dư nợ hiện tại nói trên. - NHCT phải trả thay cho khách hàng các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh các cam kết khác…) Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng các cam kết ngoại bảng của khách hàng, được tính dựa trên thực tế giao dịch NHCT phài trả thay cho khách hàng trong 12 tháng vừa qua. Nhóm quan hệ phi tín dụng, khác - Tình hình cung cấp báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của NHCV trong 12 tháng vừa qua Tiêu chí này đánh giá uy tín và thiện chí của khách hàng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tín dụng và theo dõi khách hàng của ngân hàng, dựa trên việc đánh giá tính đầy đủ, kịp thời và chất lượng của các thông tin( tài chính, phi tài chính, tài sản đảm bảo…) mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. - Thời gian quan hệ tín dụng với NHCT Đây là cơ sở để đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng, uy tín của khách hàng với NHCT, cũng như hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Thời gian quan hệ tín dụng được tính từ khi khách hàng thiết lập quan hệ tín dụng với NHCT đến thời điểm thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng. - Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân tháng/dư nợ bình quân tháng của khách hàng tại NHCV trong 12 tháng vừa qua Chỉ tiêu này đánh giá lợi ích mà khách hàng mang lại cho NHCV, cũng như tính ổn định của một nguồn thu nợ thứ thứ cấp của ngân hàng. - Mức độ khách hàng sử dụng các dịch vụ (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, L/C…) của NHCT. Đánh giá mối quan hệ giữa NHCT và khách hàng, khả năng tìm hiểu và nắm bắt thông tin về khách hàng của CBTD. - Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác nhau trong 12 tháng vừa qua Chỉ tiêu này phản ánh định mức tín nhiệm của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, mà cơ sỏ để xác định nguồn thông tin do trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước và các nguồn thông tin khác cung cấp. d. Nhóm chỉ tiêu theo tiêu chí môi trường kinh doanh Theo tiêu chí môi trường kinh doanh, chi nhánh NHCT Ba Đình chấm điểm dựa trên 5 chỉ tiêu cơ bản sau: - Triển vọng ngành Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá về ngành và môi trường hoạt động của khách hàng, Chi nhánh NHCT Ba Đình thường dựa vào báo cáo ngành do NHCT VN cung cấp để đánh giá một số yếu tố cơ bản sau: + Khả năng cân đối cung cầu sản phẩm. + Tỷ lệ tăng trưởng của ngành trong ba năm vừa qua. + Các cơ hội phát triển trong tương lai. + Mức độ biến động của ngành do các thay đổi về công nghệ, nguồn lao động. - Uy tín, thương hiệu của khách hàng/sản phẩm chính của khách hàng Chỉ tiêu này đánh giá thị trường của khách hàng, được xác định căn cứ vào: + Các giải thưởng, danh hiệu do người tiêu dùng, các tổ chức chuyên nghiệp bình chọn và công nhận. + Thị phần và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cuả khách hàng. - Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng cũng như triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới dựa trên một số yếu tố cơ bản: + Vị trí của khách hàng trong các thị trường chủ chốt. + Mức độ ưu thế của sản phẩm do khách hàng sản xuất + Khả năng tác động đến giá cả của khách hàng. - Rào cản gia nhập thị trường (ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp) đối với các doanh nghiệp mới. Đối với một ngành có thể thu thêm được lợi nhuận khi tham gia vào thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp mới sẽ gia nhập thị trường ngành và điều này ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngành cũng như làm xói mòn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này cũng nhằm đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Để đánh giá mức độ rào cản thị trường với các doanh nghiệp mới, Chi nhánh NHCT Ba Đình dựa vào hai tiêu chí chính sau: +Chi phí đầu vào bao gồm các chi phí tài sản cố định và các chi phí phát triển mạng lưới, mở rộng các kênh phân phối. Một doanh nghiệp mới khi gia nhập sẽ phải cân đối chi phí đầu tư với lợi nhuận dự kiến thu được. Một ngành đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, kỹ thuật cao sẽ là rào cản đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thấp, do đó mức độ cạnh tranh của ngành ít gay gắt hơn. + Rào cản luật pháp: Một số ngành có những điều kiện gia nhập về pháp luật rất cao, hoặc bị nhà nước hạn chế việc cấp phép kinh doanh, do đó việc gia nhập các ngành này sẽ khó khăn hơn những ngành không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về việc gia nhập, mở rộng hoạt động. - Chính sách của Chính phủ, nhà nước đối với ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm xem xét tác động của các chính sách điều tiết của Nhà nước đối với khách hàng. Để đánh giá định hướng phát triển của nhà nước đối với ngành hoạt động của chính khách hàng, chi nhánh NHCT Ba Đình thường dựa trên các yếu tố: + Quan điểm khuyến khích hay hạn chế phát triển + Các chính sách bảo hộ/ưu đãi hay hạn chế cụ thể (nếu có). e. Nhóm chỉ tiêu theo tiêu chí các hoạt động khác Theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác, chi nhánh NHCT Ba Đình chấm điểm dựa trên 5 tiêu chuẩn chính: - Đa dạng hóa các hoạt động theo: 1)ngành, 2)thị trường, 3)vị trí địa lý Chỉ tiêu này phản ánh các lợi ích tiềm tàng của việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tới sự phát triển của doanh nghiệp, được xác định dựa vào đánh giá tỷ trọng doanh thu theo ngành, thị trường và vị trí địa lý của khách hàng. Tuy nhiên khi đánh giá lợi ích của việc đa dạng hoá phải gắn với: + Khả năng của khách hàng trong việc quản lý các mảng hoạt động khác nhau, vì các kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý hoạt động có thể rất khác nhau giữa các ngành kinh tế. + Các giới hạn mà khách hàng có thể gặp phải khi tham gia nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trường hợp cán bộ CĐTD xác định doanh nghiệp không có năng lực hoạt động và kinh nghiệm trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau thì không chấm điểm cao hơn mức điểm trung bình cho chỉ tiêu này. - Sự phụ thuộc và quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào Đánh giá tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách: Đánh giá tính sẵn có của nguồn nguyên liệu, các yếu tố đầu vào khác của doanh nghiệp, khách hàng liệu có phụ thuộc vào đối tác cố định nào hay không, khả năng thay thế các đối tác này… - Sự phụ thuộc và quan hệ với thị trường đầu ra Đánh giá tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường của doanh nghiệp bằng cách: Sản phẩm của khách hàng có phụ thuộc vào khách hàng/nhóm khách hàng có khả năng độc quyển mua hay không, tính thông dụng của sản phẩm của khách hàng đối với thị trường và với các nhóm khách hàng khác nhau… - Lợi nhuận sau thuế của khách hàng trong những năm gần đây Đánh giá tính ổn định và xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp trong những năm gần đây bằng cách căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của khách hàng trong thời gian ít nhất là 03 năm gần đây: + Tăng trưởng mạnh: Khi tỷ suất lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước từ 20% trở lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22471.doc
Tài liệu liên quan