MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Khung lý thuyết 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Các hạn chế của nghiên cứu 5
1.7 Sơ lược tóm tắt các chương 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 7
2.1 Công chức 7
2.1.1 Khái niệm công chức 7
2.1.2 Các loại công chức 8
2.1.3 Yêu cầu đối với công chức 9
2.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức 11
2.2.1 Khái niệm công chức hành chính 11
2.2.2 Quy trình đào tạo bồi dưỡng công chức 11
2.2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 12
2.2.2.2 Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 14
2.2.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 16
2.2.2.4 Giám sát, điều chỉnh 17
2.2.3 Đánh giá đào tạo bồi duỡng công chức hành chính 17
2.2.3.1 Đánh giá việc lập kế hoạch 17
2.2.3.2 Đánh giá các phương pháp áp dụng 18
2.2.3.3 Đánh giá quá trình 18
2.2.3.4 Đánh giá sau đào tạo 18
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Lựa chọn nguồn dữ liệu 19
3.1.1. Dữ liệu thứ cấp 19
3.1.2. Dữ liệu sơ cấp 19
3.2. Thu thập dữ liệu 19
3.3. Phân tích dữ liệu 20
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH 21
4.1 Đội ngũ công chức ngành tài chính 21
4.1.1 Tổng quan về đội ngũ công chức ngành tài chính 21
4.1.1.1 Theo từng đơn vị 21
4.1.1.2 Theo đối tượng 22
4.1.2 Thực trạng công chức hành chính theo trình độ 22
4.1.2.1 Theo ngạch công chức 22
4.1.2.2 Chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng 23
4.1.2.3 Lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước 24
4.1.2.4 Trình độ tin học 25
4.1.2.5 Trình độ ngoại ngữ 25
4.1.3 Thực trạng công chức hành chính theo độ tuổi 26
4.1.4 Thực trạng công chức hành chính theo giới tính 26
4.1.5 Đánh gía về công chức hành chính 27
4.1.5.1 Ưu điểm 27
4.1.5.2 Nhược điểm 27
4.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính 2006-2010 28
4.2.1 Thực trạng đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính 28
4.2.1.1 Kết quả đào tạo bồi dưỡng trong nước 28
4.2.1.2 Kết quả đào tạo bồi dưỡng ngoài nước 31
4.2.2 Đánh gía về sự thực hiện đào tạo đội ngũ công chức ngành tài chính 32
4.2.2.1 Đánh giá về công tác xác định nhu cầu đào tạo 34
4.2.2.2 Đánh giá về công tác lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 35
4.2.2.3 Đánh giá về công tác tổ chức thực thi kế hoạch đào tạo 41
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH 45
5.1 Phương hướng hoàn thiện đào tạo bồi dưỡng công chức ngành tài chính. 45
5.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn công chức hành chính làm việc trong ngành tài chính 45
5.1.2 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng 45
5.1.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng và giảng viên 46
5.1.4 Hoàn thiện khung pháp lý về công tác đào tạo bồi dưỡng 46
5.2 Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện đào tạo bồi dưỡng 46
5.2.1 Kiến nghị về công tác xác định nhu cầu đào tạo 46
5.2.2 Kiến nghị về công tác lập Kế hoạch Đào tạo bồi dưỡng 48
5.2.2.1 Xác định được mục tiêu cụ thể, tiêu chuẩn cụ thể cần đạt được sau mỗi khoá học 48
5.2.2.4 Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho việc lựa chọn đối tượng đào tạo 48
5.2.3 Kiến nghị về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Vụ chức năng thuộc Bộ Tài chính.
Sơ đồ 7: Quy trình thu thập dữ liệu
3.3. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích theo phương pháp định lượng, tức là trọng tâm vào việc kiểm tra, xác minh, tìm hiểu lý do, nguyên nhân cho các sự kiện với cái nhìn logic nhất để tìm ra ưu điểm và nhược điểm cuả những phương pháp đào tạo bồi dưỡng trước, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu và cần thiết nhất đối với ngành.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH
Cấu trúc chương IV
4.1 Đội ngũ công chức ngành tài chính
4.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức ngành tài chính 2006- 2010
Sơ đồ 8: Kết cấu chương 4
Đội ngũ công chức ngành tài chính
Tổng quan về đội ngũ công chức ngành tài chính
Tính đến 31/12/2009 toàn ngành Tài chính có 65634 CCHC trong đó:
Theo từng đơn vị
Đơn vị
Số lượng (người)
Tỉ lệ
Cơ quan Bộ
953
1,45 %
Ngành Thuế
38899
59,26 %
Ngành Kho bạc nhà nước
14748
22,47 %
Ngành Hải quan
7909
12,05 %
Ngành Dự trữ
2783
4,24 %
Ủy ban Chứng khoán nhà nước
342
0,53 %
Tổng
65634
100 %
Bảng 1: Cơ cấu bộ tài chính theo từng đơn vị
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Theo đối tượng
Công chức lãnh đạo: 8.451CCHC, trong đó:
+ Lãnh đạo cấp Tổng cục, tương đương và lãnh đạo cấp Vụ, tương đương thuộc Bộ: 110 CCHC, tỷ lệ 0,17%;
+ Lãnh đạo cấp trưởng ban, tương đương và trưởng phòng thuộc Bộ: 327 CCHC, tỷ lệ 0,50 %;
+ Lãnh đạo cấp phó ban, tương đương và phó phòng thuộc Bộ: 693 CCHC, tỷ lệ 1,06% CCHC;
+ Lãnh đạo cấp trưởng phó phòng và tương đương thuộc Tổng cục: 7321 CCHC, tỷ lệ 11.15 %.
Công chức hoạch định chính sách: 1357 CCHC, tỷ lệ 2.07 %.
Công chức thực thi chính sách: 55826 CCHC, tỷ lệ 85 %.
Nhận xét:
Nếu như năm 2005, toàn ngành Tài chính có 60103 CCHC thì đến năm 2009 đã lên đến 65634 CCHC tăng 9,2 % so với năm 2005. Nguyên nhân số lượng CCHC ngành Tài chính tăng trong những năm qua chủ yếu là do nhiệm vụ của ngành được giao tăng thêm, ngành Tài chính được Chính phủ cho phép tuyển dụng thêm một số công chức, tuy nhiên tỷ lệ tuyển thêm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số CCHC của ngành. Tóm lại: Đội ngũ CCHC ngành không ngừng được củng cố cả về số lượng và chất lượng góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành.
Thực trạng công chức hành chính theo trình độ
Theo ngạch công chức
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
CVCC & TĐ
50
0.08
57
0.09
69
0.11
CVC & TĐ
2872
4.49
3043
4.73
4136
6.3
CV & TĐ
4910
39
24968
38.8
29545
45
CS & TĐ
27815
43.5
30102
46.8
25669
39.1
Còn lại
8287
13
6203
9.64
6215
9.47
Tổng
63934
100
64373
100
65634
100
Bảng 2: Trình độ cán bộ theo ngạch công chức
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
- Qua bảng trên, nhận thấy số lượng công chức ngành tài chính tăng đều theo các năm.
- Tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính toàn ngành là rất thấp 6,41%. Nguyên nhân, hàng năm nhà nước phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch cho ngành Tài chính với số lượng ít không hợp lý; những năm qua tập trung chuẩn hóa cho đội ngũ CCHC ở văn phòng các Tổng cục, Vụ thuộc Bộ; cán bộ thuộc hệ thống ngành dọc ở địa phương ít có điều kiện học tập. Vì vậy, cần phải xác định lại cơ cấu ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính để có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng.
Chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng
Tính đến 31/12/2009 trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng của đội ngũ CCHC ngành Tài chính được thể hiện như sau:
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Trên Đại học
553
0.86
615
0.96
1351
2.06
Đại học
30244
47.3
31962
49.7
36516
55.6
Cao đẳng
2834
4.43
2996
4.65
5530
8.43
Khác
30303
47.4
28800
44.7
2237
33.9
Tổng
63934
100
64373
100
65634
100
Bảng 3:Chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Cho đến nay toàn ngành Tài chính đã có 1351 CCHC có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ tỷ lệ 2,06%. Nhìn chung CCHC ngành Tài chính đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới. Nếu tính theo từng đơn vị thì chất lượng và trình độ CCHC giữa các đơn vị thuộc Bộ không đồng đều. Đối với các đơn vị có hệ thống ngành dọc thì trình độ CCHC ở văn phòng các Tổng cục có trình độ cao hơn so với các đơn vị cấp dưới (Cục và tương đương thuộc hệ thống Tổng cục). Nguyên nhân của sự không đồng đều là do tuyển dụng đầu vào của một số đơn vị thấp như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế trước kia một số CCHC chuyển ngành từ lực lượng vũ trang (quân đội và công an);... một số cán bộ khi được tuyển dụng không có điều kiện học tiếp; một số công việc không đòi hỏi phải có trình độ cao (như cán bộ kiểm ngân chỉ cần trình độ cao đẳng hoặc trung cấp...)
Lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước
- Về trình độ lý luận chính trị: tính đến 31/12/2009 toàn ngành Tài chính đã có 27.661 CCHC có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 42,14% trong đó:
2007
2008
2009
Cao cấp
1985
2046
2903
Trung cấp
18346
12991
24758
Còn lại
43603
49336
37973
Tổng
63934
64373
65634
Bảng 4: Trình độ lý luận chính trị và Quản lý nhà nước
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
- Về trình độ quản lý hành chính nhà nước: đến nay toàn ngành Tài chính đã có 29105 CCHC được bồi dưỡng chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch từ chuyên viên trở lên, chiếm tỷ lệ 45,52%, trong đó:
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước cao cấp có 185 CCHC tỷ lệ 0,29 %;
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên chính 1.524 CCHC tỷ lệ 2,38 %;
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên 27396 CCHC tỷ lệ 42,85 %;
+ Chưa qua đào tạo 34.829 CCHC tỷ lệ 54,47 %.
Tỷ lệ CCHC có trình độ quản lý hành chính nhà nước từ chuyên viên trở lên thấp 45,52%, tỷ lệ giữa các đơn vị không đồng đều và tập trung chủ yếu là cơ quan Bộ, văn phòng hệ Tổng cục. Số CCHC chưa được ĐTBD chiếm tỷ lệ lớn 54,47% chủ yếu là cán sự và tương đương số CCHC này không thuộc đối tượng đào tạo bồi dưỡng. Nguyên nhân những năm qua tập trung chuẩn hóa cho đội ngũ CCHC ở văn phòng các Tổng cục, Vụ thuộc Bộ; cán bộ thuộc hệ thống ngành dọc ở địa phương ít có điều kiện học tập.
Trình độ tin học
Tính đến 31/12/2009 trình độ tin học của đội ngũ CCHC ngành Tài chính được thể hiện như sau:
2007
2008
2009
Đại học
681
967
1065
Chứng chỉ
39113
44115
43868
Còn lại
24140
19291
20701
Tổng
63934
64373
65634
Bảng 5: Trình độ tin học
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Như vậy, đến nay toàn ngành Tài chính đã có 44933 CCHC (chiếm tỷ lệ 68,46 %) được đào tạo, bồi dưỡng tin học từ cơ bản, nâng cao trở lên. Nhưng nhìn chung số lượng CCHC có đủ trình độ sử dụng thành thạo công nghệ thông tin còn ít.
Trình độ ngoại ngữ
Tính đến 31/12/2009 trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của đội ngũ CCHC ngành Tài chính được thể hiện như sau:
Ngoại ngữ
TỔNG
Anh văn
Khác
Đại học
Chứng chỉ
Đại học
Chứng chỉ
2007
915
36241
164
1022
38342
2008
1068
32246
335
1446
35095
2009
474
33781
66
667
34988
Bảng 6: Trình độ ngoại ngữ
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, về trình độ ngoại ngữ thì số chứng chỉ chiếm đại đa số so với bằng Đại học. Nhưng việc sử dụng ngoại ngữ vào công việc chuyên môn còn hạn chế. Số CCHC có thể sử dụng ngoại ngữ được trong chuyên môn chỉ tập trung ở cơ quan Bộ và ở một vài đơn vị thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc hàng ngày.
Thực trạng công chức hành chính theo độ tuổi
Chia theo độ tuổi
Dưới
30 tuổi
Từ 30 đến
50 tuổi
Trên 50-60
Trên tuổi
nghỉ hưu
Tổng số
Trong đó:
Nữ:54 Nam:59
2007
7399
44441
10442
1652
55
2008
7408
44588
10671
1689
17
2009
7439
45683
10843
1669
0
Bảng 7: Độ tuổi
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê này, ta nhận thấy trong lực lượng CCHC, tỉ lệ CCHC dưới 30 tuổi còn chưa cao, chỉ chiếm khoảng 11,33%.
Thực trạng công chức hành chính theo giới tính
Nam
Nữ
Tổng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
2007
42158
65,93
21776
34,06
60775
100
2008
42625
66.2
21748
33.78
64373
100
2009
43869
66.8
21765
33.16
65634
100
Bảng 8: Giới tính
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê này, ta nhận thấy tỉ lệ nữ/ nam của CCHC ngành tài chính là khá ổn định trong các năm gần đây, dao động trong khoảng 50%.
Đánh gía về công chức hành chính
Ưu điểm
Một là: Phần lớn công chức hành chính được quy hoạch các chức danh lãnh đạo có năng lực lãnh đạo điều hành, có phẩm chất đạo đức, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản. Đội ngũ này đã giúp lãnh đạo Bộ tham mưu cho Chính phủ thực hiện cải cách kinh tế tài chính quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới như: cải cách hệ thống thuế, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán... Hệ thống tài chính Việt Nam đã dần dần tiếp cận và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là: Phần lớn CCHC làm công tác hoạch định chính sách được trang bị kiến thức kinh tế vĩ mô, năng lực hoạch định chính sách; kỹ năng xây dựng đề án, đề tài; kiến thức về hội nhập quốc tế và những vấn đề về kinh tế tài chính trong điều kiện hội nhập... nên các cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống; giúp các cấp lãnh đạo tổ chức chỉ đạo triển khai chính sách một cách kịp thời và có hiệu quả .
Ba là: CCHC thực thi chính sách hoàn thành công việc được giao, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt những vấn đề mới, có ý thức học tập rèn luyện chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, cho đến nay trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành Tài chính đáp ứng nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trình độ đội ngũ CCHC ngành Tài chính đã bộc lộ những bất cập sau đây:
Một là: Một số CCHC chưa được trang bị kiến thức về xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức công việc; sử dụng, kiểm tra và đánh giá công việc của cán bộ; chưa được đào tạo một cách bài bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý nguồn nhân lực.
Hai là: Trình độ của một bộ phận CCHC ngành Tài chính hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thể hiện:
- Thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức kinh tế tài chính vĩ mô, chưa nắm bắt được các thông lệ quốc tế;
- Khả năng thích ứng với mọi tình huống còn yếu, thiếu năng động sáng tạo, có lúc thiếu tự tin trong xử lý công việc, nhất là những công việc đòi hỏi phải độc lập giải quyết;
Ba là: Trình độ kiến thức chuyên sâu chuyên môn nghiệp ở các đơn vị có hệ thống ngành dọc chưa cao như Tổng cục Thuế: thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại (như kiến thức phân tích thu thuế, dự báo thu thuế, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, theo dõi đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thuế...); Tổng cục Hải quan thiếu kiến thức về quản lý hải quan hiện đại; Kho bạc nhà nước thiếu kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;...
- Một số cán bộ lãnh đạo năng lực lãnh đạo quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu kiến thức kinh tế vĩ mô nên công tác điều hành, quản lý đạt hiệu quả không cao;
- Một bộ phận cán bộ làm công tác hoạch định chính sách còn thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kiến thức kinh tế thị trường, thiếu phương pháp nghiên cứu nên chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa cao, thiếu đồng bộ;
- Một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở ở Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc nhà nước,... ý thức trách nhiệm pháp luật chưa cao, chưa làm tròn trách nhiệm, chưa coi khách hàng là đối tượng để phục vụ, chưa coi họ là người đồng hành của cơ quan mình trong việc thực thi pháp luật; tác phong làm việc chưa khoa học, thái độ giao tiếp với người nộp thuế chưa văn minh, lịch sự, công tâm, khách quan;
- Một phần lớn cán bộ cấp cơ sở (ở các đơn vị có hệ thống ngành dọc) không được cập nhật thường xuyên kiến thức mới về kinh tế tài chính đặc biệt là kiến thức kinh tế thị trường nên giải quyết công việc còn thiếu chủ động, tự tin...
Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính 2006-2010
Thực trạng đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính
Kết quả đào tạo bồi dưỡng trong nước
2006
2007
2008
2009
KQ
KQ
KQ
KQ
1/ Lý luận chính trị
1574
1556
1583
1279
Đại học, trên đại học
8
80
30
10
Cao cấp
715
953
877
748
Trung cấp
851
523
482
322
Bồi dưỡng
0
0
194
199
2/ Quản lý nhà nước
2573
5650
4222
5879
Đại hoc, trên đại học
0
0
0
0
Trung cấp
1
0
255
0
CVCC
34
42
15
44
CVC
168
476
296
2428
CV
2368
4951
3217
2308
Tiền công vụ
0
181
149
862
Cán sự
2
0
1
0
Bồi dưỡng
0
0
289
237
3/ Chuyên môn
53584
7826
15386
11151
Chuyên gia đầu ngành
0
0
160
0
Trên đại học
242
376
386
513
Đại hoc, cao đẳng
2007
2556
1949
1577
Bồi dưỡng
51335
4894
12891
9061
4/ Kỹ năng nghiệp vụ
210
98743
85424
42725
5/ Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
341
1273
363
4326
6/ Ngoại ngữ
1747
2577
1529
1722
7/ Tin học
8047
12733
14691
8009
Tổng
68076
130358
123198
75091
Bảng 9: Kết quả ĐTBD trong nước
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Biểu 1 : Kết quả ĐTBD trong nước
Nhìn vào bảng Kết quả đào tạo trên ta thấy: trong hai năm 2007 và 2008, số lượng công chức hành chính tham gia vào các khóa đào tạo là tăng vọt. Trong khi đó, hai năm đàu và gần cuối của giai đoạn là 2006 và 2009, thì số lượt công chức tham gia vào các lớp, khóa học đào tạo lại ít hơn, chỉ bằng khoảng một nửa của hai năm giữa giai đoạn.
Xét trong từng năm, số lượt người tham gia vào các khóa học ĐTBD về Chuyên môn và Kỹ năng nghiệp vụ luôn chiếm phần đông so với các lớp học khác. Tin học cũng là một lớp học chiếm số đông CCHC tham gia.
Bồi dưỡng Lý luận chính trị chủ yếu bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo thuộc diện quy hoạch, quy hoạch cán bộ chuyên viện chính lên chuyên viên cao cập. Số lượt cán bộ được bồi dưỡng ở khóa học này chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số lượt mỗi năm.
Kiến thức về quản lý Nhà nước chủ yếu đào tạo cho các công chức chuẩn bị thi nâng ngạch. Số lượt công chức tham gia cũng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số lượt cả năm.
Nguyên nhân dẫn đến thưc trạng trên là do:
Thứ 1: Vào năm 2006, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thành lập Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, thành lập mới Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng công chức Hải Quan và tiến hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cán bộ tài chính, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng công chức Hải Quan. Bên cạnh đó, tiến hành kiện toàn Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thuế, mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán.
Thứ 2: Bộ Tài chính đã xây dựng và bước đầu hoàn thiện quy chế giảng viên trong năm 2007, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu cũng như kiêm chức phục vụ công tác ĐTBD công chức toàn ngành.
Chính vì việc hoàn thiện cơ sở vật chất và chương trình đào tạo vào những tháng cuối năm 2006, đầu năm 2007 và những chính sách khuyến khích thích hợp đã dẫn đến kết quả đào tạo như trên. Do Trường Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính nằm ngay gần Trụ sở chính của Bộ Tài chính, đã khuyến khích được phần lớn các CCHC trong Bộ và các Tổng cục trực thuộc.
Thứ 3: Nguyên nhân dẫn đến lượng học viên chủ yếu tập trung ở các khóa học về Chuyên môn, Kỹ năng nghiệp vụ và Tin học là cao vì theo điều tra, 3 khóa học này là 3 khóa học có tính thực tiễn cao nhất, có nhiều ứng dụng vào công việc của các CCHC.
Kết quả đào tạo bồi dưỡng ngoài nước
2006
2007
2008
2009
Quản lý nhà nước
0
0
0
73
Chuyên môn nghiệp vụ
169
532
764
549
Tham quan khảo sát
342
759
520
325
Quản lý nguồn nhân lực
0
28
7
144
Phương pháp giảng dạy
29
192
0
0
Ngoại ngữ
0
5
1
8
Nội dung khác
57
77
27
36
TỔNG
597
1593
1319
1135
Bảng 10 : Kết quả ĐTBD ngoài nước
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Biểu 2: Kết quả ĐTBD ngoài nước
Nhìn vào Biểu đồ trên ta thấy, tương tự như tình hình đào tạo trong nước, các khóa đào tạo ở nước ngoài đều có lượng học viên chiếm đa số ở các lớp đào tạo Chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, lớp Tham quan khảo sát cũng chiếm được nhiều lượt tham gia của các CCHC vì đây là một trong những phương pháp đào tạo dễ tiếp thu, có tính hấp dẫn có đối với các học viên.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những khóa học về Quản lý nguồn nhân lực cũng càng ngày càng thu hút được sự quan tâm vì tính cấp thiết của nó đối với nhân tố quan trọng nhất: con người.
Đánh gía về sự thực hiện đào tạo đội ngũ công chức ngành tài chính
Theo ý kiến của 35 chuyên gia công tác tại bộ tài chính, sự ảnh hưởng của quy trình đào tạo tới kết quả đào tạo bồi dưỡng được xác định như sau:
Trong bốn bước của quy trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tài chính thì bước xác định nhu cầu đào tạo là bước quan trọng nhất; tiếp theo là bước lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và cuối cùng là hai bước còn lại: Tổ chức sự kiện kế hoạch đào tạo, giám sát, điều chỉnh.
Trong bốn bước lại có những yếu tố nhỏ ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng được xác định như hai cột cuối của bảng dưới.
STT
Các bước trong quy trình đào tạo
Mức độ ảnh hưởng đến kết quả đào tạo (giảm dần từ 5- 1)
Nhận xét
Mức độ ảnh hưởng đến các bước chính trong quy trình đào tạo (giảm dần từ 5- 1)
Nhận xét
1
Xác định nhu cầu đào tạo
4.2
Rất ảnh hưởng
1.1
Phân tích tổ chức và công tác chuẩn bị
3.0
Ảnh hưởng
1.2
Xác định các mức năng lực cần có cho từng vị trí
3.0
Ảnh hưởng
1.3
Đánh giá nhu cầu đào tạo
4.0
Khá ảnh hưởng
2
Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
3.5
Khá ảnh hưởng
2.1
Xác định các mục tiêu
4.5
Rất ảnh hưởng
2.2
Xác định các phương án kế hoạch
3.0
Ảnh hưởng
2.3
Đánh giá và lựa chọn kế hoạch tối ưu
3.5
Ảnh hưởng
3
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo
3.0
Ảnh hưởng
3.1
Xác định đơn vị tổ chức thực thi kế hoạch
3.0
Ảnh hưởng
3.2
Xây dựng chương trình hành động
2.0
Không ảnh hưởng
3.3
Ra văn bản quy phạm hướng dẫn
2.0
Không ảnh hưởng
3.4
Tổ chức triển khai kế hoạch
3.0
Ảnh hưởng
4
Giám sát, điều chỉnh
3.0
Ảnh hưởng
Dưới đây sẽ là đánh giá về thực trạng về đào tạo bồi dưỡng công chức ngành tài chính tính đến năm 2009.
Thực trạng về sự thực hiện đào tạo bồi dưỡng
Đánh giá về công tác xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong từng đơn vị của Bộ do lãnh đạo các đơn vị trong Bộ xác định và được căn cứ vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, dựa vào vào việc phân tích tổ chức và công tác chuẩn bị: Căn cứ vào quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy,số lượng công chức, viên chức hàng năm được tuyển dụng. số lượng công chức, viên chức mới được tuyển vào càng nhiều thì nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng càng lớn. ngoài ra căn cứ vào quy hoạch phát triển cán bộ lãnh đạo của Bộ (cán bộ cấp Vụ trở lên), trên cơ sở rà soát đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, phát hiện mặt mạnh, yếu của từng CCHCđể lựa chọn đúng được các CCHCđưa vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo.
Ngoài tra, công tác tìm và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị cũng được triển khai, từ đó xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho các CCHCnhằm đáp ứng yêu cầu về trình độ đối với từng chức danh công chức.
Thứ hai, dựa vào nhu cầu của công việc: Trước hết, Vụ trưởng đơn vị tiến hành xác định nhu cầu CCHC cần thiết để hoàn thành kế hoạch của đơn vị mình. Sau đó so sánh đối với số CCHC thực hiện có khả năng biến động do một số người đến tuổi nghỉ chế độ, chuyển công tác,…để xác định nhu cầu đào tạo cho đơn vị.
Thứ ba, dựa vào nhu cầu của cá nhân từng cán bộ, công chức: căn cứ vào nhu cầu nguyện vọng của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức muốn học tập nâng cao trình độ, thường là đào tạo sau đại học, văn bằng hai, đại học tại chức.
Theo phương pháp xác định nhu cầu đào tạo như trên, Vụ Tổ chức cán bộ mới chỉ xác định được số lượng CCHC cần đào tạo, bồi dưỡng và nội dung đào tạo liên quan đến công việc của CCHC đó và chưa tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo của CCHC xem họ muốn được đào tạo những kiến thức kỹ năng gì. Ngoài ra, công tác chuẩn bị còn chưa được chú trọng.
Vì vậy, phương pháp xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng còn tồn tại một số hạn chế nhất định dẫn đến tình trạng nhu cầu đào tạo được xác định chưa chính xác gây lãng phí về thời gian, chi phí và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng không cao.
Dưới đây là bảng xác định Nhu cầu đào tạo của Bộ Tài chính giai đoạn 2006 – 2010
Stt
Nội dung ĐTBD
Tổng
số
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1
ĐTBD theo tiêu chuẩn CCHC
63.600
12.720
12.720
12.720
12.720
12.720
2
ĐTBD công chức lãnh đạo và quy hoạch công chức lãnh đạo
25.218
5.043
5.043
5.043
5.044
5.045
- Công chức lãnh đạo
8.406
- Công chức quy hoạch lãnh đạo
16.812
3
ĐTBD công chức hoạch định chính sách
1.148
229
229
229
230
231
4
ĐTBD công chức thực thi chính sách
556.039
111.207
111.207
111.207
111.209
111.209
5
ĐTBD công chức dự bị
15.025
3.005
3.005
3.005
3.005
3.005
Tổng cộng
661.030
132.204
132.204
132.204
132.208
132.210
Bảng 11: Nhu cầu đào tạo của Bộ Tài chính giai đoạn 2006 – 2010
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Đánh giá về công tác lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng
Mục tiêu đối với ngành Tài chính “ Bảo đảm tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả và thị trường; Hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu quả cao, đảm bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có tác dụng mở đường, khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực và sử dụng hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai minh bạch, dân chủ, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính được tăng cường và đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, củng cố và nâng cao vị thế Tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia”.
Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nhân tố con người đặc biệt là đội ngũ CCHC có vai trò quyết định. Vì vậy, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ... Nhiệm vụ cực kỳ to lớn đó đòi hỏi việc ĐTBD CCHC phải được đẩy mạnh và phải có những thay đổi căn bản về nội dung và phương thức thực hiện.
Mục tiêu chung
Đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ được Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định là:"Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và gắn bó với nhân dân, có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, ĐTBD công chức, trọng dụng những người có tài, có đức".
ĐTBD CCHC là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ nhằm thực hiện định hướng xây dựng đội ngũ CCHC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu mới về quản lý tài chính giai đoạn 2006-2010, mục tiêu ĐTBD CCHC ngành tài chính được xác định là:
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của CCHC nhằm quản lý và điều hành có hiệu quả nền tài chính quốc gia trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ CCHC ngành Tài chính đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo mô hình tổ chức của Bộ Tài chính được Chính phủ quyết định trong nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước giao cho Bộ Tài chính.
- Xây dựng đội ngũ CCHC ngành Tài chính có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cao, có tri thức khoa học công nghệ, khoa học kinh tế tài chính, khoa học quản lý, khoa học hành chính, có kiến thức về pháp luật, có khả năng thích ứng nhanh, biết vận dụng những kiến thức khoa học trong quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính để vận hành nền tài chính quốc gia theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của toàn ngành Tài chính
ĐTBD theo tiêu chuẩn CCHC
Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn công chức hành chính (lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước; tin học; ngoại ngữ).
ĐTBD lã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26753.doc