MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀHẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP5
I. Chi phí sản xuất 5
1. Khái niệm 5
2 .Phân loại chi phí sản xuất 6
2.1. Căn cứvào nội dung kinh tếcủa chi phí 6
2.2.Căn cứvào mục đích và công dụng của chi phí 7
2.3. Căn cứvào mối quan hệgiữa chi phí sản xuất với khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành 8
2.4. Căn cứvào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan
hệvới đối tượng chịu chi phí 8
II. Giá thành sản phẩm 10
1. Khái niệm 10
2. Mối quan hệgiữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
3. Các loại giá thành sản phẩm 12
3.1. Theo thời điểm và nguồn sốliệu hình thành đểtính giá thành 12
3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí 12
III. Nhiệm vụcủa kếtoán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
IV. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm với công
tác quản trịdoanh nghiệp 13
V. Đối tượng và phương pháp hạnh toán chi phí sản xuất 14
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 14
1.1. Căn cứvào đặc điểm quy trình công nghệsản xuất sản phẩm 14
1.2. Căn cứvào loại hình sản xuất 15
1.3. Căn cứvào đặc điểm tổchức sản xuất 15
1.4. Căn cứvào các yêu cầu và trình độquản lý của doanh nghiệp 15
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc 15
2.2. Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất 16
2.3. Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất 16
2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức 16
3. Trình tựhạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 17
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
2.1. Phương pháp trực tiếp 18
2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 18
2.3. Phương pháp hệsố18
2.4. Phương pháp tỷlệ19
2.5. Phương pháp loại trừgiá trịsản phẩm phụ20
2.6. Phương pháp liên hợp 20
3. Phương án tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong một sốloại hình doanh nghiệp 20
3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 20
3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 20
3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệthống hạch toán định mức 21
3.4. Doanh nghiệp có quy trình công nghệphức tạp, kiểu chếbiến liên tục 21
VII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên 22
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 25
4. Hạch toán chi phí trảtrước 27
5. Hạch toán chi phí phải trả28
6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 29
6.1. Hạch toán thiệt hại vềsản phẩm hỏng 29
6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 30
7. Hạch toán và phân bổchi phí sản xuất phụ31
7.1. Phương pháp phân bổgiản đơn 32
7.2. Phương pháp phân bổlẫn nhau một lần 33
7.3. Phương pháp đại số34
8. Tổng hợp chi phí sản xuất 34
8.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35
8.2. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dởdang 35
VIII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ 37
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 38
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dởdang 38
IX. Chứng từ, sổsách kếtoán 39
1. Chứng từ39
2. Sổ, thẻkếtoán chi tiết 40
3. Sổkếtoán tổng hợp 40
Chương II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH42
I. Một sốnét khái quát vềCông ty 42
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 42
2. Đặc điểm quy trình công nghệ43
3. Đặc điểm tổchức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 44
4. Đặc điểm công tác tổchức quản lý 47
5. Tổchức công tác kếtoán 50
5.1. Tổchức vềmặt nhân sự50
5.2. Tổchức hệthống sổsách và hạch toán 52
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình 54
1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 54
2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 55
3. Hệthống tài khoản, sổsách kếtoán sửdụng đểhạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành 55
4. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình 57
4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57
4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 62
4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 67
4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dởdang 73
III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình75
1. Công tác quản lý giá thành 75
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 75
Chương III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH77
I. Nhận xét chung vềtổchức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình77
1. Sựcần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính
đúng, tính đủgiá thành sản phẩm 77
2. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 78
3. Nhận xét chung vềtổchức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 79
II. Một sốkiến nghịnhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất 81
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
Kết luận 90
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thuê tài chính tài sản cố
định, Hoá đơn mua bảo hiểm…
Về chi phí phải trả có Biên bản ngừng sản xuất, các hoá đơn về chi phí bảo
hành sản phẩm…
Chuyên đề tốt nghiệp 41
Về chi phí sản xuất phụ và hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
có Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản phẩm hàng hoá), Phiếu nhập kho…
2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp
chưa phản ánh được.
Trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có Sổ chi phí sản
xuất kinh doanh, Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, Sổ chi tiết chi phí trả
trước, phải trả, Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay…Từ sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán
vào bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái.
3.Sổ kế toán tổng hợp
Hạch toán tổng hợp theo một trong bốn hình thức là Nhật ký chung, Nhật ký
sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Mỗi hình thức có hệ thống sổ tổng
hợp tương ứng. Chẳng hạn hình thức Nhật ký chứng từ, có Sổ cái TK 154, 621,
622, 627…Nhật ký chứng từ số7, Bảng kê số4, số5, số6.
Chương 2
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
I. Một số nét khái quát về Công ty Giầy Thượng Đình
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Lịch sử phát triển Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1957-1960: Trưởng thành từ quân đội.
Để đảm bảo sức chiến đấu quân đội, phụng sự mục tiêu chung của cả nước
là giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, Xí nghiệp X30 được thành lập
trực thuộc Cục quân nhu–Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, thành
lập tháng 01 năm 1957. Sản phẩm của xí nghiệp là giầy vải và mũ cứng cung
cấp cho bộ đội, thay thế loại mũ đan bằng tre lồng vải lưới nguỵ trang và dép lốp
cao su.
Năm 1957 và 1958 sản lượng của xí nghiệp đạt 50.000 chiếc/năm và năm
1960 con số này là 60.000, cũng trong năm 1960 sản lượng giầy vải ngắn cổ đạt
trên 200.000 đôi và xí nghiệp được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng
ba.
*Giai đoạn 1961–1972 : Sống, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Chuyên đề tốt nghiệp 42
Hoà trong tinh thần của cả nước, Xí nghiệp X30 tích cực hoạt động mở rộng
phạm vi sản xuất ngang tầm nhiệm vụ mới.
Ngày 2/1/1961 xí nghiệp chuyển sang Cục công nghiệp Hà Nội thuộc Uỷ ban
hành chính Hà Nội. Tháng 6-1961 xí nghiệp tiếp nhận một đơn vị công tư hợp
doanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần Phú và Kỳ
Đồng (nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành Nhà máy Cao su Thuỵ Khuê.
Về sản phẩm năm 1965 đạt 100.000 chiếc mũ, 320.000 đôi giầy vải, đạt 150%
kế hoạch.
Năm 1970 Xí nghiệp đổi tên là Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội.
Năm 1970 sản phẩm của xí nghiệp phong phú hơn, bao gồm : mũ cứng, bóng
tay, giầy bata, giầy cao su cho trẻ em và đặc biệt đã có có giầy basket xuất khẩu
sang Liên Xô và Đông Âu được bạn hàng đánh giá cao. Giầy basket ra đời đánh
dấu sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xí nghiệp.
Giai đoạn này, miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh phá hoại của
Mỹ nên một bộ phận xí nghiệp phải sơ tán về các địa phương khác :
-Phân xưởng mũ cứng sơ tán về xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây.
-Phân xưởng may Thuỵ Khuê về xã Cổ Nhuế, Từ Liêm.
-Các bộ phận may của Văn Hương, Chí Hằng sang Đông Anh.
*Giai đoạn 1973-1989: Tự khẳng định.
Thời kỳ này, miền Bắc chủ yếu sống trong thời bình. Với sự giúp đỡ của các
nước XHCN, Xí nghiệp có những thay đổi nhất định.
Ngày 01/04/1973 Phân xưởng mũ cứng tách ra thành lập Xí nghiệp Mũ Hà
Nội ở Phố Đội Cấn.
Năm 1976 Xí nghiệp giao Phân xưởng may ở Khâm Thiên cho Uỷ Ban Nhân
Dân Thành Phố thành lập Trường dạy cắt may, đồng thời giao hai cơ sở ở Văn
Hương và Cát Linh về Xí ngiệp Cao su Hà Nội.
Tháng 06/1978 Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiêp Giầy vải
Thượng Đình cũ lấy tên là Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình.
Tháng 04/1989 Xí nghiệp tách cơ sở ở 152 Thụy Khuê thành lập Công ty
Giầy Thụy Khuê.
Do những đóng góp to lớn trong nền kinh tế quốc dân, giai đoạn này Xí
nghiệp nhận được nhiều bằng khen, giấy khen và các phần thưởng khác như:
Bằng khen của Chủ tịch nước (1976), đón nhận Huân chương Lao động hạng ba
(1981) …
Chuyên đề tốt nghiệp 43
* Giai đoạn 1990-2000 : Thị trường và đổi mới.
Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Xí nghiệp mất đi thị trường xuất
khẩu truyền thống to lớn. Mặt khác, phải đối mặt với cơ chế thị trường đầy khắc
nghiệt đã đặt Xí nghiệp đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhưng với quyết tâm
đổi mới, Xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu khả quan.
Ngày 08/07 /1993, phạm vi, chức năng của Xí nghiệp được mở rộng, kiêm
thêm cả trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép, cũng như các máy
móc, thiết bị phục vụ nó. Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Giầy Thượng Đình.
Năm 1996 sản phẩm của Công ty nhận giải thưởng Top Ten.
Năm 1996-1997 Công ty tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000- 9001và
nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội,
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam .
2. Đặc điểm qui trình công nghệ
Đối với doanh nghiệp sản xuất, công nghệ là yếu tố then chốt quyết định chất
lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu trong việc
giành lợi thế cạnh tranh. Công nghệ gồm máy móc thiết bị, kĩ năng, kĩ xảo của
công nhân cũng như các bí quyết công nghệ trong chế tạo sản phẩm. Công nghệ
phải được doanh nghiệp lựa chọn một cách tối ưu sao cho phù hợp với tiềm
năng của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí thấp nhất. Nhận thức được điều đó,
Công ty Giầy Thượng Đình đã áp dụng qui trình công nghệ sản xuất giầy thuộc
kiểu chế biến liên tục, có công đoạn song song theo sơ đồ sau:
Vải bạt
Bồi
Cắt
May
Chỉ ôzê
Cao su, hoá chất
Hoá luyện
Cán
Dập đế
Gò, lưu hoá
Bao gói
Nhập kho
Gò, lưu hoá
Chuyên đề tốt nghiệp 44
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Giầy Thượng Đình :
- Tên giao dịch :Thuong dinh Footwear Company.
- Trụ sở : 277 Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà Nội.
- Tổng diện tích :35 000 m2
- Website : www.thuongdinh.com.vn Email: td.Footwear@fpt.vn
- Điện thoại : 84-4-8544680 Fax:84-4-8282063
Một số chỉ tiêu kinh tế cả năm từ 1998 dến năm 2000:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000
Doanh thu triệu đồng 127.883,7 104.068,0 120.867,3
Lợi nhuận triệu đồng 1.309,6 1.438 1.600,7
Nộp ngân sách triệu đồng 2.380,4 1.599,6 1.729,4
Số lượng CBCNV người 1432 1543 1610
Thu nhập bình quân triệu đồng 0,74 0,677 0,72
Cơ cấu vố của Công ty năm 2000 như sau:
Tổng vốn kinh doanh : 60.391.100.000 đồng, trong đó:
-Vốn cố định : 44.248.210.000 đồng.
-Vốn lưu động :16.043.890.000 đồng.
Nếu phân loại theo theo nguồn hình thành thì gồm nguồn vốn ngân sách cấp và
nguồn vốn tự bổ sung:
-Nguồn vốn ngân sách cấp :12.655.100.000 đồng.
-Nguồn vốn tự bổ sung : 47.736.000.000 đồng.
Công ty Giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định cao hơn
nhiều vốn lưu động là điều hợp lý. Sản phẩm của Công ty làm ra có tới 2/3 là
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty hiện đang liên doanh với nhiều
doanh nghiệp nước ngoài, như: NOVI (Đức), FOOTECH, YEONBONG (Hàn
Quốc), GOLDEN STEP (Đài Loan) ...
Về thị trường trong nước, Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiềp
đầu ngành về sản xuất giầy vải và sản phẩm từ lâu đã đi vào tiềm thức người
tiêu dùng. Tuy vậy, miền Trung Du va vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn
chưa được khai thác triệt để.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa
ổn định nhưng lợi nhuận qua các năm gần đây tăng lên rõ rệt. Đây là điều rất
đáng khích lệ. Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường hiện nay rất nhiều doanh nghiệp
nhà nước khác đang trong tình trạng lãi giả, lỗ thật.
Chuyên đề tốt nghiệp 45
Từ nay đến năm 2010 tầm nhìn tổng quát của Công ty như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư chiều sâu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chương trình quản lý chất
lượng hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 9000 để hoà nhập với thị trường khu vực và
thế giới.
Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu vào EU, Mỹ, Nam Mỹ và thị trường nội
địa : miền Trung Du và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thứ tư, đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên.
Thứ năm, duy trì thực hiện Bộ luật lao động.
Thư sáu, xây dựng phương án tiết kiệm, hỗ trợ sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
phấn đấu người tốt, việc tốt.
Đặc điểm sản xuất ở Công ty là theo đơn đặt hàng. Mẫu giầy được Phòng tạo
mẫu chế thử sau đó đem chào hàng, khách hàng chấp nhận thì hai bên kí hợp
đồng và đi vào sản xuất hàng loạt. Đối với khách hàng ở nước ngoài thì hình
thức thanh toán là thư tín dụng (L/C) còn đối với khách hàng trong nước thì
thanh toán chủ yếu qua hệ thống ngân hàng.
Tất cả các công đoạn trong qui trình công nghệ được thực hiện trong bốn
phân xưởng. Mỗi phân xưởng có thể có các phân xưởng nhỏ. Trong các phân
xưởng nhỏ lại chia thành các tổ, đội sẩn xuất.
Phân xưởng bồi cắt
Bồi cắt là phân xưởng đầu tiên của qui trình công nghệ. Khi có lệnh sản xuất
(đơn đặt hàng), Phân xưởng nhận lệnh và lên kho lấy nguyên vật liệu như: vải
bạt, vải phin, mút xốp… để chế biến.
Một đơn đặt hàng có thể có một hay nhiều lệnh sản xuất. Phân xưởng Cắt nào
nhận lệnh sản xuất nào thì nhận nguyên liệu theo lệnh đó. Thực hiện xong qui
trình công nghệ, bán thành phẩm của phân xưởng cắt là pho hậu, pho mũ, nẹp
ôzê...
Ngoài các thao tác trên, Phân xưởng cắt còn thực hiện việc bồi tráng phục vụ
cho các khâu sau. Đầu tiên, nguyên vật liệu đưa vào máy bồi để dính kết lại với
nhau bằng một lớp keo dính. Sau đó, chuyển cho bộ phận cắt; khi cắt xong sẽ
được chuyển cho phân xưởng may để lắp giáp thành mũ giầy.
Phân xưởng may
Đây là phân xưởng thứ hai trong qui trình chế biến. Nguyên vật liệu sử dụng
là bán thành phẩm của phân xưởng Cắt và nguyên vật liệu lấy từ trên kho như :
vải phin, tem…Nhiệm vụ của Phân xưởng là may các chi tiết thành mũ giầy
Chuyên đề tốt nghiệp 46
hoàn chỉnh qua các kĩ thuật, như : kẻ chỉ, may nẹp vào mũ…Mũ giầy sau khi
may xong sẽ được chuyển cho phân xưởng Gò chứ không chuyển cho phân
xưởng Cán.
May có hai phân xưởng: phân xưởng May 1 và phân xưởng May 2, trong đó
lại chia ra thành nhiều tổ, mỗi tổ một loại giầy, mỗi công nhân trong tổ đảm
nhận một thao tác kĩ thuật.
Phân xưởng cán
Phân xưởng Cán thực hiện song song với phân xưởng Cắt và phân xưởng
May. Cán có ba phân xưởng: phân xưởng Cán 1, phân xưởng Cán 2, phân xưởng
Cán 3.
Nhiệm vụ: Từ cao su và các loại hoá chất cần thiết lấy từ kho vật tư sử dụng
sản xuất các đế giầy bằng cao su. Yêu cầu kĩ thuật đối với đế giầy là đảm bảo độ
nhẹ, bền, dẻo dai nên giai đoạn này có nhiều bí quyết kĩ thuật cần bảo vệ.
Bán thành phẩm của Phân xưởng là cao su đã được chế biến theo tiêu chuẩn
lý hoá, mẫu mã qui định, sau đó cắt thành đế giầy chuyển cho phân xưởng Gò để
lắp giáp giầy.
Phân xưởng gò
Đây là phân xưởng nằm trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất giầy.
Sản phẩm tạo ra là những đôi giầy hoàn chỉnh theo mẫu mã, chất lượng qui định
trong đơn đặt hàng.
Nguyên liệu cung cấp cho phân xưởng gồm mũ giầy nhận từ phân xưởng
May, đế giầy từ phân xưởng Cán và các loại nguyên vật liệu lấy từ trên kho như
dây giầy, dây gai, dây lót giầy…
Mũ và đế giầy được lắp rắp với nhau thành đôi giầy hoàn chỉnh được thực
hiện trên băng chuyền liên tục: gò mũ, gót, quét keo, dán đế và dán viền. Giầy
sau khi gò xong được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo
độ bền của giầy. Cuối cùng, giầy được xâu dây và đóng gói nhập kho.
Như vậy, đây là khâu nhiều công đoạn nhất, tập trung nhiều thợ bậc cao.
Gò chia làm hai phân xưởng : phân xưởng Gò 1 và phân xưởng Gò 2.
Khái quát qui trình công nghệ qua các phân xưởng như sau:
Phân xưởng
bồi-cắt
Phân xưởng may
Phân xưởng cán
Vải đã cắt
Sản phẩm
Phân xưởng
gò, bao gói
Mũ giầy
Đế giầy
Chuyên đề tốt nghiệp 47
4. Đặc điểm công tác tổ chức quản lí
Công ty Giầy Thượng Đình xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo kiểu trực
tuyến. Sơ đồ thể hiện trong biểu 1.
Giám đốc là người đứng đầu Công ty, quyết định những vấn đề hệ trọng,
đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về nhiệm vụ được giao. Giám đốc
được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Theo mô hình tổ chức kiểu trực tuyến, các
phần hành chuyên biệt đươc giao cho các phó giám đốc trực tiếp phụ trách
theo uỷ quyền thường xuyên của Giám đốc. Khi khuyết giám đốc thì một phó
giám đốc thực hiện quyền giám đốc.
Phó giám đốc kĩ thuật và công nghệ :
Nhiệm vụ của phó giám đốc kĩ thuật và công nghệ là quản lý về mặt kĩ thuật
dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp, chỉ đạo việc tìm phương hướng cải
tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết những vấn đề liên quan
đến công nghệ theo thẩm quyền được giao. Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành
hoạt động của Trưởng phòng chế thử mẫu và Trưởng phòng Kĩ thuật công nghệ.
Phòng Chế thử mẫu : nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy theo đơn
đặt hàng, nghiên cứu mẫu giầy mới. Phòng có đủ các máy móc, thiết bị để
hoàn chỉnh một đôi giầy.
Phòng Kĩ thuật-Công nghệ : chịu trách nhiệm nghiên cứu để tạo ra các đơn
pha chế cao su, hoá chất đảm bảo cho đế giầy dẻo, dai, bền đẹp; rà soát và
sửa đổi, bổ sung định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm; hướng dẫn,
kiểm tra và theo dõi quy trình công nghệ, loại bỏ những máy móc đã lỗi thời,
lạc hậu, mua về những máy móc mới, hiện đại đồng thời thực hiện đối ngoại
về công tác kĩ thuật.
Biểu 1:
Bộ máy quản lí của Công ty Giầy Thượng Đình
Phòng
hành
chính tổ
chức
GIÁM ĐỐC
Phòng
kế toán
tài chính
Phó giám đốc
BHXH
và vệ sinh
môi trường
Phó giám đốc
thiết bị
và an toàn
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kỹ thuật và công
nghệ
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
Trạm
Y tế
Ban vệ
sinh
công
nghiệp
và môi
trường
Phòng
bảo vệ
Xưởng
cơ
năng
Phòng
tiêu
thụ
Phòng
quản
lí chất
lượng
Phòn
g kế
hoạch
vật tư
Phòng
chế
thử
mẫu
Phòng
kĩ
thuật
công
nghệ
Chuyên đề tốt nghiệp 48
Phó giám đốc Sản xuất – Chất lượng
Đây là chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp và tương đối nhiều công việc.
Phó giám đốc quản lý các Trưởng phòng Kế hoạch –Vật tư, phòng quản lý chất
lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc 4 phân xưởng : phân xưởng Bồi cắt, phân
xưởng May, phân xưởng cán, phân xưởng Gò và bao gói.
Phòng Kế hoạch vật tư : làm kế hoạch điều động sản xuất cho toàn Công
ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch cung cấp
vật tư cho từng phân xưởng sản xuất theo tình hình thực tế, đồng thời nắm
vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, thiếu hụt; dự
tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuất kịp thời.
Lượng vật tư cần cho sản xuất rất nhiều chủng loại nên công việc của phòng
rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến tình
hình vật tư tại Công ty.
Phòng quản lí chất lượng : nhiệm vụ của phòng là bám sát quá trình sản
xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công
đoạn, của từng khâu trong quá trình sản xuất, bao gồm :
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Lập biên bản và ra các biện pháp khắc phục
- Vận dụng kĩ thuật thiết kế vào sản xuất sản phẩm cuối cùng.
Phòng tiêu thụ : lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao dịch
với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến phương pháp
bán hàng, chào hàng, đề xuất giá bán kịp thời, hợp lí để tiêu thụ sản phẩm
nhanh. Phòng Tiêu thụ thực hiện luôn cả chức năng marketing cho Công
ty.
Phó giám đốc Thiết Bị-An toàn : quản lí quản đốc xưởng Cơ năng và
trưởng phòng Bảo vệ.
Chuyên đề tốt nghiệp 49
Xưởng Cơ năng : thực hiện việc bố trí điện, nước, năng lượng cho quá
trình sản xuất và phục vụ các hoạt động khác của toàn Công ty; thường
xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tránh sự cố xảy ra, góp phần bảo đảm
sản xuất kịp thời, đúng ké hoạch.
Phòng Bảo vệ : thường xuyên kiểm tra, bảo vệ của cải vật chất cũng như
con người trong Công ty, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm an
ninh trật tự.
Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội và Vệ sinh môi trường phụ trách vấn đề vệ
sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường như : rác thải công nghiệp, ô nhiễm
môi trường, bảo hộ lao động… và phụ trách trạm y tế.
Ban Vệ sinh công nghiệp và môi trường: làm công tác dọn dẹp vệ sinh,
đảm bảo cảnh quan Công ty luôn sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh công nghiệp
và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trạm Y tế : thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng, chữa bệnh, chăm sóc
sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Ngoài 4 phó giám đốc trên, Công ty còn tổ chức các phòng mà xét về vị trí
các trưởng phòng đó tương đương với các phó giám đốc, bao gồm : phòng Hành
chính-tổ chức, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng Kế toán-Tài chính.
Phòng hành chính-tổ chức : chức năng chính là tiếp khách của Công ty,
quản lí các giấy tờ hành chính, lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động
trong toàn Công ty, tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ vè lao động
như : lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động …
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính-tổ chức tương đương với
bộ phận nhân sự trong công tác quản trị ở các doanh nghiệp khác.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu :
Do mặt hàng của Công ty chiếm 2/3 là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên
vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng và được tách ra,
chịu sự quản lí của một phòng chuyên biệt là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chức năng chính của phòng là khai thác các nguồn hàng, làm kế hoạch xuất
khẩu giầy và kế hoạch nhập nguyên liệu, máy móc, thiết bị. Mặt khác, phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu còn phối hợp với phòng thiết kế trong việc tạo ra
những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Phòng kế toán-tài chính : Có chức năng, nhiệm vụ sau:
Chuyên đề tốt nghiệp 50
-Thực hiện ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản
liên quan.
-Theo dõi tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn tại Công ty.
-Giám sát, đôn đốc việc tthực hiện các chỉ tiêu của Công ty.
-Tính toán, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm … xác định kết quả kinh
doanh .
-Cung cấp số liệu, tài liệu, các báo cáo có liên quan theo yêu cầu của cán bộ
quản lý trong Công ty (Giám đốc, Phó giám đốc, các phòng ban liên quan ) cũng
như theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thanh tra).
-Lập kế hoạch về tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định quản
lý.
5. Tổ chức công tác kế toán
5.1. Tổ chức về mặt nhân sự
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình tổ chức kế toán tập
trung theo biểu 2
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, tổ chức và chỉ
đạo tất cả công tác kế toán theo chế độ qui định, thực hiện hạch toán tổng hợp
từng tháng, lập Bảng cân đối kế toán cho từng tháng và hàng năm. Ngoài ra, kế
toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra va ký các chứng từ thanh toán, phiếu thu,
phiếu chi, phiéu nhập kho và hồ sơ vay vốn, đề xuất với Giám đốc về công tác
quản lý tài chính.
Kế toán phó
Kế toán phó là người giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công
việc khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán phó chịu trách nhiệm trước kế toán
trưởng về phần việc được giao, làm kế toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ và kế
toán thanh toán với ngân sách.
Biểu 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình:
Kế toán trưởng
Kế toán phó
Kế toán
BHXH
Tiền mặt
Thủ quỹ Kế toán
thanh toán
với người
bán
Kế toán
vật tư
Kế toán
lương,
thanh toán,
tạm ứng
Kế toán
TSCĐ và
CCDC
Kế toán
ngân hàng
tập hợp chi
phí sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp 51
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
Kế toán bảo hiểm xã hội và quỹ tiền mặt
Kế toán viên phần hành này kiểm tra tính hơp pháp của các chứng từ trước
khi lập phiếu thu, phiếu chi; tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn theo chế độ qui định .
Kế toán thanh toán với người bán
Kế toán phần hành này theo dõi chi tiết công nợ thanh toán với từng đơn vị
trong và ngoài nước, đối chiếu vật tư nhập với hợp đồng.
Kế toán vật tư
Hàng ngày, kế toán vật tư giám sát vật tư nhập kho, kí xác nhận số lượng và
chủng loại vật tư nhập kho đảm bảo chính xác; đối chiếu các phiếu nhập kho của
từng phân xưởng với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng của phòng kế hoạch
vật tư trước khi đưa cho người phụ trách phòng ký; đôn đốc phiếu nhập vật tư
kịp thời (tránh các trường hợp để sổ sách “ âm”); phát hiện và đề xuất với lãnh
đạo về các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng và đề nghị các biện
pháp xử lý.
Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ
Hàng tháng, kế toán viên theo dõi sự tăng, giảm của tài sản cố định; căn cứ
số lượng, nguyên giá để trích khấu hao, sau đó phân bổ cho đối tượng liên quan;
đồng thời theo dõi và hạch toán việc nhập-xuất và sử dụng công cụ dụng cụ
hàng tháng; phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với cấp trên về các vấn đề :
vật tư ứ đọng, tài sản cố định bị tồn kho…
Kế toán lương và thanh toán tạm ứng
Căn cứ vào ngày công, tiền lương khoán đã được phòng Hành chính – Tổ
chức xác nhận, kế toán tính lương và các khoản phụ cấp cho từng bộ phận,
phòng ban, kiểm tra và đối chiếu tiền lương từng phân xưởng, từng bộ phận;
phân bổ lương theo qui định, theo dõi các khoản vay mượn của từng đối tượng.
Chuyên đề tốt nghiệp 52
Kế toán ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Căn cứ vào các chứng từ, hợp đồng kinh tế đã được phê duyệt, kế toán lập uỷ
nhiệm chi chuyển tiền thanh toán với khách hàng. Hàng tháng, tập hợp và phân
bổ chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho sản phẩm
hoàn thành và kết chuyển chi phí cho các đơn đặt hàng chưa hoàn thành sang
tháng sau, lập bảng tính giá thành thực tế và so sánh với giá bán.
Thủ quỹ
Thủ quỹ là người quản lý két tiền mặt của Công ty. Hàng ngày, thủ quĩ căn cứ
vào các phiếu thu, phiếu chi đã được phụ trách Phòng xem xét và kí (phiếu chi
phải được giám đốc duyệt) thực hiện thu, chi đối với từng khách hàng, cuối ngày
vào sổ tổng hợp thu-chi-tồn quỹ (sổ quỹ tiền mặt); chi tiền tới các tổ sản xuất tại
các phân xưởng vào kì lương.
5.2. Tổ chức hệ thống sổ sách và hạch toán
Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty xây dựng trên cơ sở “Hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, tuân thủ theo các TK cấp 1 và cấp 2, chi tiết
theo đặc điểm của ngành đến TK cấp 3. Tài khoản ngoài bảng chỉ sử dụng TK
009.
Hệ thống chứng từ là do bộ tài chính qui định và các chứng từ của Bộ Tài
chính in ấn. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty như sau:
2
- Phương pháp phân bổ nhiều lần áp dụng khi giá trị dụng cụ sản xuất lớn
hơn 2 triệu đồng.
Mức phân bổ giá trị dụng cụ
xuất dùng trong một kỳ
Giá trị dụng cụ xuất dùng
=
Số kỳ hạch toán sử dụng
Sau khi t
Hệ thống sổ kế toán : Công ty hạch toán theo hình thức Nhạt ký – chứng
từ . Sơ đồ như sau:
Chứng từ tiền mặt
Chứng từ TGNH
Chứng từ vật tư
Chứng từ hàng hoá
Chứng từ khác
Phân
loại
Kiểm
tra
Và
o sổ
Nhập vào
máy tính
Lưu trữ
Chuyên đề tốt nghiệp 53
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Các qui định khác về chế độ kế toán tại Công ty :
- Niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam đồng.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo Quyết định 1062.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán vật liệu xuất dùng: Phương pháp bình quân gia
quyền.
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy
Thượng Đình.
Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của mình. Tất cả chi phí chi ra đều phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng.
Chi phí sản xuất là khoản chi lớn nhất trong tổng chi phí nên việc cung cấp
thông tin về khâu tập hợp chi phí sản xuất được đầy đủ, chính xác là yêu cầu hết
sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, cũng như trong việc tính toán chính
xác kết quả của hoạt động kinh doanh.
1-Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Nhật kí chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp 54
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất thuộc nghành công
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kt078_0938.pdf