Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây

Tại Xí nghiệp In Hà Tây toàn bộ chi phí công cụ dụng đều hạch toán là chi phí sản xuất chung do đó kế toán tiến mở Sổ chi tiết theo dõi công cụ dụng cụ theo mẫu Biểu số 1, cuối tháng lên Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ theo Biểu số 5. Từ bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ kế toán hạch toán chi phí dụng cụ phân xưởng trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ( biểu số 6).

Tiếp theo kế toán tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng: Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng theo số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999, và phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng: tài sản cố định tăng tháng này tháng sau tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau thôi tính khấu hao.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp In Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sổ kế toán chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết doanh thu. Sổ tiền gửi ngân hàng. Sổ kế toán chi tiết các tài khoản: 627, 331, 642. Sổ chi tiết thanh toán. Sổ chi tiết vật liệu. Sổ theo dõi nộp séc. Sổ tiền vay. Các bảng phân bổ: + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Bảng phân bổ vật liệu. + Bảng phân bổ tiền lương. Các loại hoá đơn, chứng từ: phiếu yêu cầu xuất vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu sản xuất, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ phiếu thanh toán tạm ứng, hoá đơn GTGT... - Trình tự ghi sổ kế toán: Căn cứ vào chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh kế toán tổng hợp vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Để tránh ghi trùng lặp các chứng từ gốc liên quan đến các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoá đơn bán hàng chưa thu được tiền ghi trực tiếp vào các sổ nhật ký chuyên dùng là nhật ký thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhật ký bán hàng, không vào nhật ký chung và do kế toán thanh toán đảm nhận. - Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được ghi vào sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng. - Các phiếu nhập xuất vật tư được ghi vào sổ chi tiết vật tư theo trình tự thời gian. - Căn cứ vào phiếu sản xuất tính lương trả cho công nhân. - Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời ghi vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết. - Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. - Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp, số liệu giữa sổ cái với sổ quỹ. - Cuối quý căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính và do kế toán tổng hợp lập. Sơ đồ tình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung như sau: Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Xí nghiệp In Hà Tây: Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ thể kế toán chi tiết Bảng phân bổ Tiền lương, KHTSCĐ Nguyên vật liệu. Nhật ký TGNH. Nhật ký tiền mặt. Nhật ký bán hàng. Nhật ký mua hàng. Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày. Đối chiếu kiểm tra. Ghi cuối tháng. 1.2.2 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây : 1.2.2.1 Đối tượng hạch toán: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây là toàn bộ qui trình công nghệ và mở chi tiết chi phí sản xuất cho từng khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề cho xí nghiệp tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất, từ góc độ quản lý giúp cho nhà quản lý tìm ra biện pháp phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tại Xí nghiệp In Hà Tây việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các đơn đặt hàng có nội dung và khối lượng luôn thay đổi. Qui trình công nghệ là qui trình khép kín, liên tục và được bố trí ở nhiều công đoạn khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in được sản xuất ở nhiều công đoạn khác nhau và từng công đoạn lại được khép kín ở một phân xưởng và sản phẩm hoàn thành khi qua công đoạn cuối cùng. Xuất phát từ những đặc điểm và những điều kiện cụ thể của xí nghiệp để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán Xí nghiệp In Hà Tây không tính chi phí sản xuất cho từng công đoạn mà được tập hợp chung từ công đoạn sản xuất đầu cho đến sản phẩm sản xuất hoàn thành. 1.2.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật mà xí nghiệp áp dụng để tập hợp chi phí cho từng đối tượng đã xác định. Tại Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là tập hợp trực tiếp. Sau đây là qui trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp In Hà Tây: Nhật ký tiền mặt. Nhật ký tiền ngân hàng. Nhật ký chung Sổ chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ cái TK154, 621,622,627 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Bảng tính giá thành Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ 1, 2, 3 Ghi chú: Ghi hàng ngày. Đối chiếu kiểm tra. Ghi cuối tháng. Trên đây là qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tại Xí nghiệp In Hà Tây. 1.2.2.3 Nội dung kế toán các khoản mục chi phí tại Xí nghiệp In Hà Tây: Xí nghiệp In Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực in, chuyên in báo Hà Tây, báo nội bộ và các tập san. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành bao gồm: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cuối kỳ tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm. Để quản lý chi phí trong quá trình sản xuất tránh thất thoát, hao hụt đòi hỏi hạch toán chi phí sản xuất phải cụ thể, chính xác, chặt chẽ. Việc tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ chính xác có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm để từ đó tìm biện pháp thích hợp hạ giá thành sản phẩm. 1.2.3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.2.3.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Với đặc thù của ngành in chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 65%-70% giá thành sản phẩm, một tỷ lệ rất lớn đối với các ngành sản xuất. Xí nghiệp In Hà Tây chia nguyên vật liệu thành: vật liệu chính, vật liệu phụ. Vật liệu chính bao gồm: + Giấy và bìa các loại: Giấy Bãi Bằng, giấy Cutse, giấy Tân mai, các loại bìa với các khổ giấy khác nhau. + Mực các loại: Mực nhũ, mực Trung Quốc, mực Nhật, trong đó có các mầu khác nhau như đen, đỏ, xanh, trắng. Vật liệu phụ: + Bao gồm các loại vật liệu như: kẽm, dầu pha, cao su, axit, axeton, băng dính, xăng công nghiệp... Xí nghiệp In Hà Tây áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên và theo dõi nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song, phòng kế toán mở sổ chi tiết nguyên vật liệu. Xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước: Phiếu xuất vật liệu chính theo lệnh sản xuất lập thành 3 liên: + Liên 1: lưu phòng kế toán. + Liên 2: Lưu cùng lệnh sản xuất. + Liên 3: Thủ kho. Phiếu xuất vật liệu phụ lập thành 2 liên: + Liên 1: Lưu phòng kế toán. + Liên 2: Thủ kho. Giá mua nguyên vật liệu = Giá mua theo + Chi phí thu mua nhập kho hoá đơn vận chuyển Trong thực tế giá mua nguyên vật liệu trên hoá đơn đã bao gồm phí vận chuyển do người bán cung cấp tại kho. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chi phí rất quan trọng chiếm từ 60%- 80% giá thành sản phẩm, hạch toán chi phí nguyên vật liệu một cách hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường. Xí nghiệp In Hà Tây hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng giá thực tế mà không sử dụng giá hạch toán và cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu kịp thời. Trình tự hạch toán: Thủ kho Phòng kế toán Phân xưởng sản xuất Phiếu yêu cầu ghi sổ, viết phiếu xuất NVL xuất NVL Xuất nguyên vật liệu, ghi thẻ kho Định kỳ dựa vào các phiếu xuất kho kế toán theo dõi nguyên vật liệu xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng phiếu xuất kho: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá NVL Đối với những vật liệu tồn đầu tháng trong tháng không nhập thì lấy đơn giá ở bảng kê tháng trước. Xí nghiệp In Hà Tây kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do kế toán tiền lương theo dõi mực và nguyên vật liệu phụ, kế toán tổng hợp theo dõi giấy. Cuối kỳ kế toán nguyên vật liệu tổng hợp số liệu tính ra chi phí nguyên vật liệu chuyển cho kế toán tổng hợp. Do đặc điểm sản xuất nên Xí nghiệp In Hà Tây chỉ dự trữ một lượng nhất định nguyên vật liệu cho sản xuất nên có thể tăng nhanh vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai: TK 6211- CFNVL chính. TK 6212- CFNVL phụ. Trong tháng 1 năm 2004 Xí nghiệp In Hà Tây đã hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: 1.2.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu: 1.2.3.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Hàng ngày kế toán theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu thông qua phiếu xuất kho nguyên vật liệu: Đơn vị : XÍ NGHIỆP IN HÀ TÂY PHIẾU XUẤT KHO Số: 175 Nợ: 621 Có: 152 Ngày 7 tháng 01 năm 2004 Họ tên người nhận hàng: Anh Sinh Lý do xuất kho: In tập san Nhà Văn hoá thônh tin. Xuất tại kho: Máy S226 STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Kẽm 56 x 67 Tấm 5 5 21.410 107.050 2 Kẽm 55 x 65 Tấm 2 2 20.416 40.832 Cộng 147.882 Cộngthành tiền( bằng chữ):............................................................................ Xuất, ngày 7 tháng 01 năm 2004 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Định kỳ: Từ các phiếu xuất kho kế toán theo dõi nguyên vật liệu vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu, mỗi loại nguyên vật liệu mở riêng để theo dõi. Biểu số1: SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH( GIẤY) Mở ngày 01 tháng 01 năm 2004 Tên vật liệu( dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa): Giấy bãi bằng 79 x109 Đơn vị: Xí nghiệp In Hà Tây Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Số dư đầu kỳ 541,818 24.268 13.128.988 01 1/1 Sở tài chính 1.416 766.056 02 1/1 Nhà văn hoá TT 541,818 1.396 755.236 ... ... ... ... 01 9/1 Giấy bãi bằng 541,818 2.400 1.298.400 08 9/1 541,818 1.018 550.738 ... ... Cộng tháng 1 2.400 1.298.400 19.138 10.353.658 7.530 4.073.730 Ngày 31tháng 1 năm 2004 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Từ các sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tiến hành lên bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, bao gồm bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính( giấy, mực) và bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ. - Căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính( giấy) là các sổ chi tiết theo dõi nhập xuất tồn giấy trong tháng. Biểu số 2: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (GIẤY) Tháng 1 năm 2004 TT Tên vật tư Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 Bãi bằng 70x109 24.268 13.128.988 2.400 1.298.400 19.138 10.353.658 7.530 4.073.730 2 Bãi bằng 84x120 34.547 21.345.165 12.865 7.986.456 26.786 16.549.964 20.626 12.781.657 3 Cutse150 12.569 15.256.789 - - 10.467 12.705.292 2.102 2.551.497 4 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... Cộng giấy x 97.567.776 x 78.675.898 x 147.889.923 x 28.353.751 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính (mực) là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn mực trong tháng. Biểu số 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (MỰC) Tháng 1 năm 2004 TT Tên vật tư Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 Mực đen TQ 262,5 8.949.195 - - 122,5 4.176.025 140 4.773.170 2 Mực đen HQ 24 1.512.000 - - - - 24 1512.000 3 ... ... ... ... ... ... ... ... .. 4 Mực xanh HQ 17 1.835.914 30 3.270.000 5 540.910 42 4.565.004 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng mực x 24.176.347 x 10.240.000 x 7.635.566 x 26.780.781 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu phụ là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu phụ trong tháng. Biểu số 4: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ Tháng 1 năm 2004 TT Tên vật tư Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 Kẽm 64x68 310 7.710.008 - - 3,7896 4.096.540 1.0781 1.165.738 2 Kẽm 55x65 292 5.961.635 - - 1,2628 1.583.612 3,0261 3.794.710 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 50 Ghim Hồng Hà 86 214.406 - - 23 55.800 63 158.606 Cộng x 32.463.247 x 252.000 x 10.226.217 x 22.489.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Căn cứ lập Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ là các sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn công cụ dụng cụ trong tháng. Biểu số 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 1 năm 2004 TT Tên vật tư Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 Khẩu trang 1 3.000 - - - - 1 3.000 2 Đèn tuýt 25 250.000 - - 1 10.000 24 240.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 26 Xích tải 6 360.000 5 300.000 8 480.000 3 180.000 Cộng x 4.751.238 x 525.000 x 2.105.238 x 2.646.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi đã lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ kế toán theo dõi nguyên vật liệu tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong tháng 1 năm 2004. Biểu số 6: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 1 năm 2004 TT Ghi có TK Đối tượng sử dụng 152 153 Tổng cộng 1521 1522 1 Chi phí nguyên vật liệu TK621 7.635.566 10.226.217 17.861.783 2 Chi phí công cụ TK6272 2.105.238 2.105.238 3 Giấy nhường cho nhà sách TK6277 122.145 122.145 4 Xuất giấy in tài liệu TK621 147.889.923 147.889.923 5 Xuất giấy dùng vi tính TK6272 120.279 120.279 6 Cộng tháng1 155.767.913 10.226.217 2.105.238 168.099.368 Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004 (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Trên đây là trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In Hà Tây. 1.2.3.2.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: Tại Xí nghiệp In Hà Tây công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu được thực hiện như sau: Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán tổng hợp tiến hành ghi nhật ký chung theo trình tự thời gian vào cuối tháng. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 1 năm 2004 Biểu số 7: Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi sổ cái TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 31/1/04 BPBVL 31/1/04 Chi phí nguyên vật liệu Xuất Mực + Giấy in Xuất vật liệu phụ x x x 621 1521 1522 165.751.706 155.525.489 10.226.217 31/1/04 BPBVL 31/1/04 Chi phí vật liệu FX Xuất CCDC Xuất giấy vi tính X X x 6272 153 1521 2.347.662 2.105.238 242.424 31/1/04 BPBKH 31/1/04 Trích KHTSCĐ SXKD KHTSCĐ cho thuê Trích KHTSCĐ QLDN Ghi tăng vốn khấu hao x X X x 6274 635 6424 214 20.945.400 1.825.200 1.364.000 24.134.600 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/1/04 NKC 31/1/04 Chi phí giá vốn Kết chuyển giá vốn X X 911 632 228.720.666 228.720.666 31/1/04 NKC 31/1/04 Chi phí quản lý Kết chuyển chi phí QL X x 911 642 36.666.200 36.666.200 Cộng 1.553.924.606 1.553.924.606 Sau khi đã vào sổ nhật ký chung kế toán tổng hợp tiến hành vào Sổ cái TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biểu số 8: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số phát sinh SH Ngày tháng Nợ Có NKC 31/01/04 CFNVLTT 26 621 165.751.706 NKC 31/01/04 K/c CFNCTT 27 154 165.751.706 Cộng 165.751.706 165.751.706 Với qui trình hạch toán CFNVL như trên tuy đã đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ đều được tập hợp trực tiếp vào bên Nợ TK621 nhưng không chi tiết cho từng phân xưởng sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, tính tiết kiệm hay lãng phí ở từng nơi sử dụng. Chính vì thế xí nghiệp nên mở sổ chi tiết CFSXKD để theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu. 1.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 1.2.4.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp: Theo Nghị định số 26/CP ngày 23/ 05/1993, Nghị định số 28/CP ngày 28/ 03/1997, Thông tư số 13,14/LĐ TBXH-TT ngày 10/04/1997 về đổi mới quản lý tiền lương. Lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu Cấp bậc chức vụ do nhà nước qui định Năm 2001/2002 mức lương tối thiểu là 210.000đ/ tháng, đến ngày 01/01/2003 theo quyết định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000đ lên 290.000đ Qui định đối với doanh nghiệp: lương tối thiểu được doanh nghiệp tuỳ ý lựa chọn theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mức lương tối thiểu = Tiền lương tối thiểu x ( 1+ Kđ/c) cao nhất định mức Trong đó: Tiền lương tối thiểu định mức = 290.000đ Kđ/c: hệ số điều chỉnh ngành nghề + hệ số điều chỉnh khu vực. Tuy nhiên căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp In Hà Tây, căn cứ vào thông tư số 13,14/LĐ TBXH-TT ngày 10/4/1997 và bộ luật lao động xí nghiệp in Hà Tây xây dựng đơn giá tiền lương như sau: Mức lương = ( Hệ số bậc lương x Hệ số lương ) Trong đó: Hệ số lương của Xí nghiệp In Hà Tây là 1,2 lần so với mức lương tối thiểu = (290.000 x 1,2). Hoặc Mức lương = (Hệ số lương x 290.000 x 1,2) Xí nghiệp In Hà Tây sử dụng 2 hình thức trả lương: Lương thời gian và lương sản phẩm. Kế toán căn cứ vào phiếu xác định sản phẩm hoàn thành (phiếu sản xuất) do tổ trưởng lập gửi lên cùng đơn giá khoán của xí nghiệp cho phòng kế toán để tính ra lương phải trả: Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá một ngày công x Hệ số lương ( giờ công ) ( giờ công) của xí nghiệp Lương SP phải trả = Số lượng SP x Đơn giá lương x Hệ số lương của cho từng tổ SX hoàn thành khoán SP xí nghiệp Trong đó: Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng được qui định khác nhau, đơn giá lương khoán khác nhau. Ví dụ số lượng sản phẩm hoàn thành đối với tổ máy là số lượt in hoàn thành, đối với tổ sách là số trang sách hoàn thành. Căn cứ để trả lương theo hình thức lương sản phẩm là các phiếu xác nhận sản phẩm (kiêm phiếu duyệt chi lương). Trên phiếu ghi rõ tên công việc phải làm, thời gian hoàn thành, sai hỏng, sản phẩm nhập kho, người thực hiện công việc và phần tính toán lương của kế toán tiền lương. Hình thức trả lương theo thời gian hay theo sản phẩm được áp dụng cho từng bộ phận nhưng cũng có trường hợp một người vừa hưởng lương thời gian vừa hưởng lương sản phẩm. Như trường hợp công nhân phân xưởng in được hưởng lương theo sản phẩm nhưng được phân công làm công việc khác như sửa chữa bảo dưỡng máy móc khi đó lại hưởng lương theo thời gian. Tuy nhiên ở Xí nghiệp In Hà Tây nếu công nhân tham gia sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị thì hạch toán chi sửa chữa máy móc thiết bị theo định khoản: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung. Có TK 111 – Tiền mặt. Ngoài ra công nhân cũng được hưởng các khoản phụ cấp hoặc thưởng cho từng trường hợp cụ thể. Do đặc điểm ngành in phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại nên Xí nghiệp In Hà Tây qui định những công việc bị ảnh hưởng, công nhân trực tiếp làm việc trong môi trường đó được hưởng phụ cấp độc hại là: 2.000đ/ngày/công nhân. Tại Xí nghiệp In Hà Tây Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ qui định, căn cứ vào số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, từ đó lập bảng tính phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương: + Tỷ lệ trích BHXH là 20% lương cơ bản của công nhân viên trong đó 15% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do công nhân viên đóng góp khấu trừ lương hàng tháng. + Tỷ lệ trích BHYT là 3% lương cơ bản của công nhân viên trong đó 2% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do công nhân viên đóng góp khấu trừ vào lương hàng tháng. + Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% do Xí nghiệp In Hà Tây nộp, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là một trong các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: những khoản tiền lương mà xí nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. Quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp cũng như hạch toán đúng, đầy đủ giúp cho xí nghiệp tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm đồng thời phải đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 - Phải trả công nhân viên. TK 3382 - KPCĐ. TK 3383- BHXH. TK 3384 - BHYT. Qui trình hạch toán: Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Phân xưởng sản xuất Bảng chấm Tính và lập bảng công phân bổ tiền lương và các khoản theo lương Tính ra chi phí nhân công trực tiếp Cuối tháng tổ trưởng phân xưởng lập bảng chấm công, các chứng từ có liên quan lên phòng kế hoạch sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất căn cứ vào các chứng từ xác nhận đơn giá và tổng hợp lương theo đúng qui định của xí nghiệp, sau đó xác nhận vào các chứng từ và luôn chuyển cho phòng kế toán. 1.2.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 1.2.4.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp: Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán tiền lương thực hiện sau đó chuyển các chứng từ liên quan như bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản theo lương cho kế toán tổng hợp làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Trong tháng 1năm 2004 Xí nghiệp In Hà Tây tiến hành tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau: Từ phiếu sản xuất kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho các phân xưởng sản xuất, cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp lương bộ phận sản xuất. Phiếu sản xuất: Phiếu sản xuất : Biểu số 9 Bảng tổng hợp lương: Từ Bảng tổng hợp lương kế toán lập Bảng thanh toán lương. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG: Tháng 1 năm 2004 Biểu số 10: TT Họ tên Lương SP Lương thời gian Phụ cấp độc hại Tổng Các khoản khấu trừ Tổng TK 338 SP hỏng 1 Máy Ryobi 25.600.000 - - 25.600.000 1.536.000 366.500 23.697.500 2 Ngành sách 7.250.000 - - 7.250.000 435.000 - 6.815.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 8 Hành chính - 15.020.700 - 15.020.700 901.242 - 14.119.458 9 Độc hại - - 473.800 473.800 ... - - Cộng 54.786.500 15.020.700 473.800 55.260.300 3.287.000 366.500 70.281.000 Người lập biểu Ngày 31 tháng 1 năm 2004 (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sau đó tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương: Bảng phân bổ tiền lương: Biểu số11 1.2.4.2.2 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: Xí nghiệp In Hà Tây hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau: Từ bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung như biểu số 7. Từ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Biểu số 12: Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số phát sinh SH Ngày tháng Nợ Có NKC 31/1/04 CFNCTT 26 622 62.122.800 NKC 31/1/04 K/c CFNCTT 27 154 62.122.800 Cộng 62.122.800 62.122.800 Trên đây là phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp In Hà Tây. 1.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 1.2.5.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tại phân xưởng nhưng không được tập hợp là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Tại Xí nghiệp In Hà Tây các chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động nhỏ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định phân xưởng. - Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung, trong đó được mở thành các TK cấp 2 như sau: + TK 6272: Chi phí vật liệu phân xưởng. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 1.2.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí chung: 1.2.5.2.1 Phương pháp hạch toán chi tiết chi phí chung: Tại Xí nghiệp In Hà Tây toàn bộ chi phí công cụ dụng đều hạch toán là chi phí sản xuất chung do đó kế toán tiến mở Sổ chi tiết theo dõi công cụ dụng cụ theo mẫu Biểu số 1, cuối tháng lên Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ theo Biểu số 5. Từ bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ kế toán hạch toán chi phí dụng cụ phân xưởng trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ( biểu số 6). Tiếp theo kế toán tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng: Xí nghiệp In Hà Tây đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng theo số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999, và phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng: tài sản cố định tăng tháng này tháng sau tính khấu hao, tài sản cố định giảm tháng này tháng sau thôi tính khấu hao. Nợ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ. Có TK 214- Khấu hao TSCĐ. Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao. Cuối tháng kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng của tất cả các loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1834.doc
Tài liệu liên quan