Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 HÀ NỘI 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội - Tổng Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. 3

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 5

1.2.1 Quy trình công nghệ 5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 6

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất 6

1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 8

1.4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 10

1.4.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 10

1.4.2.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán. 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 13

2.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 13

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 13

2.1.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13

2.1.1.2 Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu 14

2.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 21

2.1.2.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp. 21

2.1.2.2 Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 22

2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 26

2.1.3.1 Đặc điểm chi phí máy thi công. 26

2.1.3.2 Chi phí nhân công điều khiển máy thi công 27

2.1.3.3 Chi phí khấu hao máy thi công. 28

2.1.3.4 Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công 31

2.1.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 31

2.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 33

2.1.4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung 33

2.1.4.2 Quá trình hạch toán: 33

2.1.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 35

2.1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 35

2.1.5.2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 37

PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 42

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 42

3.1.1 Đánh giá chung 42

3.1.2 Ưu điểm 44

3.1.3 Những tồn tại : 45

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 46

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội 47

3.4 Điều kiện thực hiện 52

KẾT LUẬN 53

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tường Lý do xuất kho: xây thô công trình Nam Trung Yên Xuất tại kho: Nam Trung Yên khu A6C STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Dây thép kg 100 100 14000 1.400.000 2 Xi măng tấn 150 150 800.154 120.023.100 Cộng x x Tổng số tiền( viết bằng chữ) Số chứng từ gốc kèm theo Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán Bảng 2-4: Trích bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội Đ/c: Nhà A6C Khu đô thị Nam Trung Yên – HN STT Tên công trình Tk 152 1 CT 27 Lê Thánh Tông 250.178.400 2 CT Trường THCS Quỳnh Mai 148.894.000 3 Nhà A6C Nam Trung Yên 561.620.153 4 Nhà A6B Nam Trung Yên 560.178.900 5 CT Hàng rào Mai Động 145.954.546 6 CT Trạm y tế Phường Nhật Tân 30.156.470 …. ……. Cộng 1.696.982.469 Người lập biểu Kế toán trưởng * Các Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là căn cứ để kế toán Xí nghiệp tiến hành nhập vào máy qua màn hình nhập chứng từ sổ sách của từng công trình. Số liệu tự động chuyển qua nhật ký chung, các sổ chi tiết TK621 – Chi tiết công trình, Sổ cái TK 621. Hàng tháng, kế toán tại Xí nghiệp tính toán, tổng hợp và lập “ bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng” sau đó nhập vào máy các hoá đơn mua vật tư trong tháng, từ đó tính toán được đơn giá bình quân trong tháng các loại vật tư. Xí nghiệp XL số 1 HN Đ/c Nhà A6C Khu đô thị NTY Bảng 2-5: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 Công trình: Nhà A6C Nam Trung Yên tháng 12 Năm 2009 Đơn vị VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT 01/12/2009 01-T11 xuất kho gạch đặc phụ vụ thi công CT A6C NTY 152 21.500.130 …………. ……… …………………… …… …………….. …………….. 10/12/2009 05-T12 Xuất xi măng thi công CT A6C NTY 152 540.120.023 ………… …….. …………………… ........ …………… …………… 31/12/2009 KC621 Kết chuyển 621->154 154 561.620.153 Cộng phát sinh 561.620.153 561.620.153 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Xí nghiệp XL số 1 HN Đ/c Nhà A6C Khu đô thị NTY Bảng 2-6: Trích sổ cái TK 621 TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2009 Đơn vị VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT 31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12 A6C NTY 152 561.620.153 31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-Trường Quỳnh Mai 154 54.894.654 31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12 A6B NTY 152 560.178.900 ………… …………………… ... …………. 31/12/2009 KC621 Kết chuyển 621->154 1.176.693.707 cộng phát sinh 1.176.693.707 1.176.693.707 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Nếu trong trường hợp cuối năm, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên vào 31/12, nếu các chứng từ về nguyên vật liệu chưa kịp chuyển lên phòng kế toán thì kế toán tạm trích trước chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào dự toán xây dựng công trình và biên bản kiểm kê giá trị hoàn thành của công trình đó vào thời điểm cuối năm. Khi đó kế toán ghi: Nợ TK 621- chi tiết từng công trình Có TK 3352 Sang kỳ kế toán sau, khi nhận được chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 3352 Có TK 152 Vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, có một số công trình chưa bàn giao chứng từ kế toán buộc phải tạm trích chi phí nguyên vật liệu như: Công trình trường Quỳnh Mai, Công trình Hàng rào Mai Động… Đến cuối tháng, kế toán Xí nghiệp thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy. 2.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.1.2.1 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp. Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công và hoàn thành công trình. Vì vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương hợp lý cho người lao động trực tiếp là một yếu tố tạo nên sự đảm bảo về chất lượng, với cả tiến độ thực hiện cho công trình. Việc thực hiện chế độ tiền lương phải vừa đảm bảo cho sự thoả mãn nhất định cho người lao động, tạo động lực cho người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán từng công trình. Mỗi một công trình khác nhau thì sẽ có cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí phát sinh tại một công trình trong một thời gian có sự khác nhau. Tuy vậy, tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, chi phí nhân công chiếm tỷ trong thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu. Chính vì vậy hạch toán đúng, đủ lương phải trả cho công nhân trực tiếp góp phần bảo đảm tính chính xác trong xác định giá thành công trình và hạng mục công trình. Do các công trình ở nhiều địa điểm khác nhau nên lao động trực tiếp của Xí nghiệp hiện nay bao gồm hai bộ phận: lao động thuộc biên chế và lao động thuê theo mùa vụ và thuê theo địa điểm thi công công trình. lượng lao động thuê ngoài này do các tổ đội trực tiếp thuê do nhu cầu công việc, đó là mộtỶtong số những biện pháp giải quyết lao động hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các Xí nghiệp xây lắp đều thực hiện để nhằm giảm chi phí. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Các chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp. Hợp đồng thuê nhân công ngoài. Bảng chấm công. bảng thanh toán lương Bảng phân bổ lương và BHXH Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Và một sô các chứng từ khác TK sử dụng: TK622, TK 3341, TK 3381, TK 3382, TK 3383 Như đã đề cập, tại Xí nghiệp chi phí đưa vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm phần tiền lương và tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp. + Tiền lương và phụ cấp Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài. Lao động thuê ngoài là lao động thường sẵn có tại các địa phương. Đây là lực lượng lao động giá rẻ, không tốn kém chi phí đi lại, lán trại tại các công trường. Vì tính chất mùa vụ nên lực lượng lao động này thường đảm nhiệm công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao như: Bưng bê, xây tường, đổ bê tông…Việc thuê lao động này do các Xí nghiệp đảm nhiệm thông qua hợp đồng “hợp đồng thuê nhân công ngoài”. Hợp đồng thuê nhân công ngoài thường là sự kí kết giữa đại diện hai bên đó là Xí nghiệp và một nhóm người lao động do một người đứng ra đại diện về việc giao khoán thực hiện một công việc cụ thể. Theo nguyên tắc này thì hợp đồng này phải kèm theo danh sách lao động. Trong một số trường hợp thì hợp đồng này phải kèm theo lương công nhật với mức thù lao cố định. Do tự đứng ra thuê lao động nên cách tính lương, phương thức thanh toán cho lao động thuê ngoài là tuỳ thuộc vào quy định của Xí nghiệp. Nếu thuê lao động trả lương theo công nhật thì: Tiền lương = Số công x Đơn giá tiền lương Trường hợp thuê lao động theo công nhật này thường ít gặp. Thông thường, Xí nghiệp thuê lao động thực hiện khối lượng công việc nhất định. Trong hợp đồng phải ghi rõ tên công việc, khối lượng công việc, đơn giá theo yêu cầu chất lượng, thời gian hoàn thành, danh sách nhân công thuê ngoài kèm theo…Khi đó Xí nghiệp theo dõi việc thực hiện của nhóm công nhân. Khi công việc giao khoán hoàn thành, hai bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao khối lượng hoàn thành và lập “biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành”. Đối với thuê ngoài theo khối lượng thì Xí nghiệp thanh toán tiền lương trực tiếp cho người đai diện có trách nhiệm trả lương cho các thành viên trong nhóm và bàn giao cho xi nghiệp danh sách nhận lương có kèm theo kí nhận. ● Đối với công nhân trực tiếp thuộc biên chế của Xí nghiệp. Khi được bàn giao thi công một hạng mục công trình, căn cứ vào đơn giá tiền lương dự toán được duyệt, khối lượng hoàn thành bàn giao trong kỳ, thì Xí nghiệp sẽ trích một khoản chi phí nhất định. Lương của công nhân trực tiếp tính căn cứ vào số công trên “bảng chấm công” do từng bộ phận theo dõi hàng ngày và đơn giá tiền công như sau: Đơn giá 1 Σ Tiền lương CN trực tiếp thuộc biên chế công theo = hệ số Z Σ Số công Cni x Hi Lương CNi = Số công x Hi x Z Trong đó Hi bao gồm cả hệ số lương cơ bản cộng với hệ số cấp bậc và hệ số trách nhiệm. Ngoài ra, tiền lương của công nhân còn bao gồm tiền lương là thêm giờ. Cuối kỳ kế toán Xí nghiệp phải tính toán lương của từng công nhân lao động trực tiếp và lập “bảng thanh toán lương”. Trong mọi trường hợp, bảng chấm công cùng bảng thanh toán lương luôn là căn cứ chứng từ để kế toán Xí nghiệp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay Xí nghiệp đang hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp. Việc Trích và nộp bảo hiểm y tế, BHXH, KPCĐ được xem là nghĩa vụ của Xí nghiệp. Nó đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của người lao động. Hiện nay, Xí nghiệp chỉ tiến hành trích BHYT, BHXH, KPCĐ cho những lao động trong biến chế vào chi phí. Theo cách hạch toán hiện nay của Xí nghiệp, trong chi phí nhân công trực tiếp còn có bộ phận chi phí lương phân bổ cho chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản trích theo lương của Công trình bao gồm: KPCĐ, BHXH, BHYT. Bộ phận tính vào chi phí theo tỷ lệ: KPCĐ: 1% Lương cơ bản. BHXH: 15% lương cơ bản. BHYT: 2% lương cơ bản. Xí nghiệp XL số 1 HN Đ/c Nhà A6C Khu đô thị NTY Bảng 2-7: Trích sổ chi tiết TK 622 TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Nhà A6C Nam Trung Yên tháng 12 Năm 2009 Đơn vị VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT …………. …….. …………………… …… ………… ……...... 31/12/2009 BPBL12 Lương phải trả cho CN TT CT A6C- NTY 3341 110.450.000 31/12/2009 KC621 Kết chuyển 622->154 154 110.450.000 Cộng phát sinh 110.450.000 110.450.000 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Sổ chi tiết TK 622 được ghi dựa trên căn cứ là bảng thanh toán tiền lương dựa trên hợp đồng làm khoán được ký kết giữa Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội và đại diện người lao động (Tổ trưởng tổ thi công). Cán bộ kỹ thuật của Xí nghiệp kiểm kiểm tra đôn đốc công việc giao khoán và xác nhận trên hợp đồng làm khoán. Dựa vào bảng thanh toán tiền lương của bộ máy gián tiếp phân bổ cho công trình Nhà A6C Nam Trung Yên tháng 12 năm 2009 trong đó bao gồm lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi sổ chi tiết TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp tại CT Nhà A6C. Xí nghiệp Xây lắp số 1 HN Đ/c Nhà A6C Khu đô thị NTY Bảng 2-8: Trích sổ cái TK 622 TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Nhà A6C Khu đô thị NTY Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày số 31/12/2009 BPBL12 Lương phải trả cho CN TT CT A6C- NTY 3341 110.450.000 31/12/2009 BPBL12 Lương tháng 12 phân bổ CT A6C NTY 3341 59.561.700 31/12/2009 BPBL12 BHYT, BHXH tháng 12-NTY 3383 2.397.650 31/12/2009 BPBL12 KPCĐ tháng 12 3382 1.191.234 31/12/2009 KC622 kết chuyển 622->154 154 173.600.584 Cộng phát sinh 173.600.584 173.600.584 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 2.1.3.1 Đặc điểm chi phí máy thi công. Sản xuất xây lắp là ngành sản xuất mà sản phẩm tương đối phức tạp, điều kiện sản xuất đòi hỏi sự hỗ trợ của máy móc. Nhất là khi hiện nay có càng nhiều những công trình lớn thì sự hỗ trợ của máy móc là điều không thể thiếu được. Máy móc thi công không những góp phần hỗ trợ đắc lực giúp con người mà nó còn là yếu tố quyết định nhằm đẩy nhanh tốc độ thi công, hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đầu tư máy móc kỹ thuật, các Xí nghiệp xây lắp không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng có thể đủ các tiềm lực kinh tế trang bị cho chính mình một hệ thống máy móc thi công hiện đại. Tại Xí nghiệp xây lắp số 1 không phải là một Xí nghiệp lớn nên máy móc thi công chỉ bao gồm: máy trộn bê tông, máy đầm đất, máy ủi…. Chi phí máy thi công của Xí nghiệp bao gồm Chi phí lương, phụ cấp làm thêm giờ công nhân trực tiếp lái máy và được hạch toán vào TK 6231 Chi phí vật liệu phục vụ máy thi công được hạch toán vào TK 6232 Chi phí khấu hao máy thi công: Việc khấu hao máy thi công đựoc tính như khấu hao TSCĐ, tính theo phương pháp đường thẳng. Chi phí dich vụ mua ngoài gồm chi phí mua bảo hiểm may thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, điện nước cho máy thi công, chi phí thuê máy thi công ngoài. Quy trình hạch toán. 2.1.3.2 Chi phí nhân công điều khiển máy thi công Hiện tại, đội ngũ lái máy thi công của Xí nghiệp không lớn do lượng máy thi công không lớn. Hầu hết các trường hợp thì máy thi công của Xí nghiệp do công nhân của lái máy của Xí nghiệp điều khiển. Đối với trường hợp thuê theo phương thức thuê toàn bộ thì chi phí phải trả cho công nhân lái máy thuê ngoài cũng như các chi phí nhiên liệu liên quan đến máy thi công đều được hạch toán vào chi phí thuê ngoài. Chứng từ sử dụng cho hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công là: Bảng chấm công, bảng theo dõi xe, máy thi công. Căn cứ vào bảng chấm công cùng bảng theo dõi xe, máy thi công kế toán tiến hành tính toán tiền lương cho công nhân lái máy. Nếu công nhân lái máy cho nhiều công trình khác nhau thì kế toán Xí nghiệp phân bổ tiền lương cho công nhân lái máy cho từng công trình. Bảng 2-9: Bảng theo dõi xe, máy thi công Loại máy: Máy ủi Công suất thiết kế: Tại công trình: A6C Nam Trung Yên Thuộc đơn vị: Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội từ ngày 10 đến 31 tháng 12 năm 2009 Ngày Nội dung công việc số giờ máy thức tế hoạt động số ca máy thực tế hoạt động Xác nhận của nhân viên kỹ thuật 10/12/2009 3 …. … 31/12/2009 10 Cộng 130 Theo tổng hợp của kế toán thì chi phí nhân công tháng 12 năm 2009 tại công trình Nam Trung Yên là : 11.550.320 Cuối kỳ, căn cứ vào tiền lương cho công nhân lái máy lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán sẽ nhập dữ liệu chi phí nhân công lái máy vào màn hình nhập chứng từ. 2.1.3.3 Chi phí khấu hao máy thi công. Do lượng máy thi công của Xí nghiệp không lớn nên chi phí khấu hao máy thi công chiếm trong tổng giá thành không lớn, theo quyết định 206/2006/QĐ-BTC, TSCĐ được tính khấu hao theo ngày nhưng để đơn giản hơn thì kế toán Xí nghiệp vẫn tính khấu hao theo tháng theo phương pháp đường thẳng. Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng theo dõi ca, máy thi công, Bảng tính và phân bổ khấu hao. Phần mềm kế toán FAST của Xí nghiệp cho phép tính được mức khấu hao của từng tài sản cố định trong tháng, nhưng do máy thi công sử dụng cho các công trình khác nhau nên việc phân bổ cho từng công trình sẽ khác nhau nên yêu cầu kế toán phải thực hiện trên excel. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì khấu hao của nó được phân bổ cho công trình đó. Nếu máy thi công sử dụng cho nhiều công trình khác nhau thì kế toán căn cứ vào số giờ hoạt động của từng máy để phân bổ. Kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Trong 3 tháng cuối năm 2009, công trình A6C Nam Trung Yên không sử dụng máy thi công mà thuê ngoài hết, nên kế toán không phân bổ chi phí khấu hao máy thi công cho công trình Nam Trung yên. Xí nghiệp Xây Lắp số 1 HN Bảng 2-10 :Bảng tính và phân bổ khấu hao BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 12 NĂM 2009 Loại tài sản Thời gian sử dụng Toàn doanh nghiệp Chi tiết cho từng công trình Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lai ... A6C Nam Trung Yên ..... ..... ..... .... ... .... .... Máy thi công Máy trộn bê tông 3 11.500.600 319.461 319.461 Máy đầm đất 4 50.000.000 5.256.522 ... ... ... ... TSCĐ Tại XNXLsố1 Văn phòng làm việc 8 85.154.144 2.121.756 Máy phát điện 4 15.424.883 321.351 .... 321.351 Cộng 640.812 Tại công trình A6C đang sử dụng máy trộn bê tông với nguyên giá 11.500.600, thời hạn sử dụng 3 năm. Tài sản này được đưa vào sử dụng năm 2009. Xí nghiệp đã tiến hành khấu hao máy trộn bê tông này như sau Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = 11.500.600 3 = 3.833.533đ Mức trích khấu hao trung bình tháng của TSCĐ = 3.833.533 12 = 319.461 đ 2.1.3.4 Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công Việc hạch toán chi phí vật liệu dùng cho máy thi công giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tuy nhiên thông thường vật liệu mua về dùng luôn nên kế toán thường văn cứ vào hoá đơn mẫu vật liệu, chứng từ vận chuyển để ghi sổ: Theo số liệu tổng hợp từ phòng kế toán thì Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công phát sinh trong tháng 12 năm 2009 là: 1.812.000 2.1.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí sửa chữa, chi phí bảo dưỡng máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công Trong tháng 12, tại công trình A6C Nam Trung Yên, Xí nghiệp có thuê một số máy như máy máy vận thăng, máy đầm đất… Căn xứ vào tổng hợp của kế toán thì Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài cho máy thi công tháng 12 năm 2009 là: 2.642.135 VNĐ Cuối kỳ, kế toán tiến hành vào sổ qua màn hình nhập chứng từ. Số liệu sẽ tự động chuyển qua sổ chi tiết TK 6237- Chi tiết công trình, Sổ cái TK 623 và Nhật ký chung. Sổ chi tiết theo đối tượng, TK 6237- Công trình A6C Nam Trung Yên giống mẫu sổ chi tiết TK6231 Như vậy trong tháng 12 năm 2009 công trình Nam Trung Yên phát sinh các loại chi phí máy thi công đó là: Chi phí nhân công: 11.550.320 Chi phí nguyên vật liệu: 1.812.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài: 2.642.135 Tổng phát sinh trong quý: 16.004.455 Kế toán sẽ tổng hợp các khoản mục chi phí của từng công trình hạng mục này vào cuối kỳ kế toán, đây chính là cơ sở để tính giá thành sản phẩm xây lắp. XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 HÀ NỘI Bảng 2-11:Trích sổ cái TK 623 TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số 01/12/2009 HD03/12/2009 XN mua dầu 141 1.812.000 31/12/2009 PC09 Sửa máy đầm đất ở A6C Nam Trung Yên 1111 2.642.135 31/12/2009 PC10 Phân bổ lương T12 CT A6C 334 11.550.320 31/12/2009 Kết chuyển 623=>154 154 16.004.455 Cộng phát sinh 16.004.455 16.004.455 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 2.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng chúng phục vụ cho quá trình thi công công trình của các đội thi công, giúp cho hoạt động sản xuất được tiến hành thuận lợi. Nó là phần chi phí sản xuất sản phẩm còn lại sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công. Chi phí sản xuất chung thường lớn hơn chi phí máy thi công, nhưng ở đa số công trình chi phí sản xuất chung vẫn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm các loại chi phí như: Chi phí nhân viên đội, nhân viên Xí nghiệp, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài …. 2.1.4.2 Quá trình hạch toán: + chi phí nhân viên phân xưởng: nhân viên các Xí nghiệp là những người chịu trách nhiệm điều hành, sắp xếp tổ chức mọi hoạt động tại công trình. Một nhân viên có thể tham gia quản lý nhiều công trình khác nhau tại một địa điểm nên tiền lương của người này có thể phân bổ ở nhiều công trình khác nhau theo tiêu thức phù hợp. Tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, lao động gián tiếp được trả lương theo thời gian. Li = Tmin x TTG Li: Lương của nhân viên i Tmin: Tiền lương tối thiểu do Xí nghiệp quy định. Tmin này là lương khoán sản phẩm được Xí nghiệp thoả thuận với người lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu (do nhà nước quy định). Lương tối thiểu nhà nước quy định năm 2009 là 650.000 VNNĐ, do vậy Xí nghiệp lựa chọn mức tối thiểu sau khi đã điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh theo ngành. Năm 2009, Tmin của Xí nghiệp được quy định ở mức 680.000VNĐ. TTG: Tiền lương làm thêm giờ. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ được phân bổ cho từng công trình hạng mục công trình. Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Kế toán căn cứ vào số liệu trong bảng tính và phân bổ khấu hao, nhập số liệu cho chi phí khấu hao sản xuất chung cho từng công trình. Thông thường việc tính và phân bổ khấu hao này được thực hiện hàng tháng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh khá là đa dạng và phong phú gồm : chi phí điện nước, điện thoại, chi phí thuê ngoài sửa chữa… Chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán hạch toán căn cứ vào các hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng để vào sổ. + Chi phí sản xuất chung khác là chi phí sản xuất chung cho công trình, Xí nghiệp ngoài những yếu tố sản xuất trên thường bao gồm: như chi phí tiếp khách của Xí nghiệp, chi phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chi phí vật tư phát sinh bằng tiền. Nguyên vật liệu và dụng cụ mua ngoài dùng chung thường phát sinh ít do vậy kế toán cũng hạch toán chi phí nguyên vật liệu vào TK 6278 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 HÀ NỘI Bảng 2-12: sổ cái TK 627 TK 627- Chi phí sản xuất chung Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số ...... ...... ...... ...... ..... ..... 31/12/2009 BPBL12 Phân bổ lương tháng 12 CT A6C 334 10.340.000 31/12/2009 BPBL12 BHYT, BHXH tháng 12 CT A6C-NTY 3383 1.450.000 31/12/2009 BPBL12 KPCĐ tháng 12 A6C NTY 3384 210.192 ... ..... 31/12/2009 KC6278 Kết chuyển 627=>154 Cộng phát sinh 12.000.192 12.000.192 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trên đây chuyên đề đã trình bày quy trình tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc ghi nhận các khoản chi phí sản xuất được tiến hành hàng ngày, hàng tháng. Cuối tháng, kế toán thực hiện công tác tập hợp các chi phí này, đây là cơ sở cho việc tính giá thành. 2.1.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 2.1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Hiện nay, do áp dụng kế toán máy nên công việc tổng hợp chi phí sản xuất vào cuối kỳ kế toán không còn phức tạp do hầu hết các phần mềm kế toán đều cho phép kết chuyển tự động chi phí, giá vốn, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Phần mềm kế toán mà Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội hiện nay đang áp dụng cũng cho phép thực hiện các bút toán kết chuyển trên. Đặc trưng của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc nên trong khi tập hợp chi phí sản xuất, các khoản mục chi phí đều đã được chi tiết theo công trình. Từ đó, việc tổng hợp chi phí sản xuất theo công trình là thực hiện được. Tại Xí nghiệp, mọi chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, cuối tháng đều được tập hợp về TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này cũng được chi tiết theo công trình hay nói cách khác là chi tiết theo đối tượng tính giá thành. Việc tổng hợp chi phí sản xuất thông qua việc thực hiện thao tác kết chuyển tự động trên phần mềm kế toán được thực hiện vào cuối tháng. Cụ thể, khi thực hiện thao tác kết chuyển, số liệu được tổng cộng phát sinh trên TK chi phí- Chi tiết theo công trình được chuyển tương ứng vào TK 154- chi tiết theo công trình đó. - Nợ TK 154- chi tiết theo công trình Có TK 621- chi tiết theo công trình Có TK 622- Chi tiết theo công trình Có TK 623- chi tiết theo từng tài khoản cấp hai và từng công trình Có TK 627- Chi tiết theo từng TK cấp hai và từng công trình Theo đó kế toán lập “ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh” các công trình. Ta có “ bảng tổng hợp chi phí phát sinh” của Xí nghiệp vào tháng 12 năm 2009: XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 HÀ NỘI Bảng 2-13: Trích Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT SINH Tháng 12 năm 2009 Tên công trình NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung Cộng Trưòng Quỳnh Mai CT A6C Nam Trung Yên 561.620.153 173.600.584 16.004.455 12.000.192 762.225.384 CT A6B Nam Trung Yên ....... ...... Cộng .............. ......... ............ .......... ......... Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do các công trình có quy mô khác nhau nên tuỳ theo công trình mà hàng tháng hoặc hàng quý kế toán sẽ hạch toán chi phí và khối lượng hoàn thành rồi gửi lên tổng Tổng công ty. Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang theo công thức; CPSXDD CPSXPS giá trị Giá trị khối đầu kỳ + trong kỳ khối lượng lượng xây lắp = x xây lắp dở dang Giá trị KLXL Giá trị KLXL dở dang hoàn thành + dở dang cuối theo dự theo dự toán kì theo dự toán toán Trong đó, giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán, giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán được tính như sau Giá trị khối lượng xây lắp hoàn = Khối lượng xây lắp hoàn thành x đơn giá dự toán thành theo dự toán Giá trị khối lượng Xây lắp dở dang = Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ x đơn giá dự toán cuối kỳ theo dự toán Tại công trình A6C Nam Trung Yên, do là công trình lớn nên Xí nghiệp kiểm kê xác đinh khối lượng hoàn thành, khối lượng còn dở dang, theo đó, phòng kỹ thuật tính toán và đưa vào biên bản kiểm kê giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành: Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán: 799.535.000 VNĐ Giá trị khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán: 446.170.321VNĐ Trong kỳ, theo tập hợp của kế toán Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: 762.225.384 VNĐ Vào đầu tháng (cuối tháng trước) Giá trị khối lượng dở dang đầu tháng: 220.146.000 Theo công thức trên: Giá trị khối lượng 220.146.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3792.doc
Tài liệu liên quan