Là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán độc lập nằm trong tổng Công ty da giầy Việt Nam, Công ty có trách nhiệm thực hiện báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị cũng như cung cấp thông tin về tình hình tàI chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tình hình đó với công ty và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,báo cáo tàI chính của Công ty được thực hiện hàng quí, hàng năm.
Về báo cáo kế toán: Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo chi tiết sản phẩm theo yếu tố, Bản giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên đây là những nét khái quát nhất về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty da giầy Hà Nội. Với mục đích đề tài nêu ra “ Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu” tại Công ty, thì việc tìm hiểu thực trạng hạch toán NVL tại Công ty là công việc không thể thiếu , từ đó ta có thể tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh và sản xuất, một bứơc đổi mới đúng đắn của Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đó là điều cần thiết trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Công ty da giầy Hà Nội hiện nay vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng thương mại trong và ngoài nước. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là:
- Sản xuất các loại da và thiết bị ngành da phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty sản xuất 2 loại da: da cứng để chế biến thành các dụng cụ, thiết bị ngành da phục vụ chủ yếu là công nghiệp dệt và da mềm dùng chế biến các loại quân trang, quân dụng, các hàng tiêu dùng khác phục vụ cho đời sống nhân dân.
- Sản xuất da công nghiệp để phục vụ các ngành công nghiệp trong nước.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư, thiết bị, hoá chất thuộc ngành da.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do thích nghi và hoà nhập chưa tốt với cơ chế mới cộng thêm những tác động khách quan của môi trường bên ngoài cho nên hiệu quả kinh tế của công ty còn thấp. Nếu có chính sách tiếp tục đầu tư cho công ty ở một mức độ hợp lý có thể nâng cao vị thế của HALEXIM trên thương trường.
II. đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất.
1. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Mỗi một loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ riêng. Tại công ty da giầy Hà Nội sản phẩm chính là da với nhiều loại khác nhau nhưng có quy trình sản xuất giống nhau.
Quy trình công nghệ thuộc da ở công ty da giầy là một quy trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục nhưng phân bước không rõ ràng. Sản phẩm da (da thành phẩm, da công nghiệp) là kết quả chế biến của nhiều công đoạn.
Thời gian đưa da nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ngắn nhất là 15 ngày, dài nhất từ 3 đến 6 tháng. Trong sản xuất ngoài sử dụng nguyên liệu chính là da còn sử dụng nhiều hoá chất như Axít sunfuaric H2SO4, Natri clorua NaCl, Bicronat, phẩm nhuộm các loại... Máy móc thiết bị (pulông, máy xẻ, máy bào, giàn sấy...) và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm.
Các bước quy trình công nghệ thuộc da có thể tóm tắt như sau:
- Da trâu, bò (tươi, muối) sau khi mua về được cho vào kho da muối (mục đích là bảo quản chất lượng da). Sau đó da từ kho da muối được đưa xuống bộ phận sơ chế.
- Bộ phận sơ chế 1 có nhiệm vụ tẩy lông, nạo thịt, xén diềm. Qua sơ chế 1, da được chuyển xuống bộ phận sơ chế 2.
- Bộ phận sơ chế 2 có nhiệm vụ nạo ghét, rải da, đóng lô và cắt da theo yêu cầu của thuộc da. Qua sơ chế 2, da đã được đóng thành lô và đưa vào bộ phận thuộc.
- Bộ phận thuộc đưa da vào thuộc xanh (thuộc mềm) hoặc thuộc cứng (thuộc đỏ). Sản phẩm của thuộc đỏ là các loại da cứng (gông, takê...), sản phẩm của thuộc xanh là các loại da mềm (da Boxcal...).
_ Phế liệu thu hồi từ sơ chế 1 và sơ chế 2 là váng cùi và các diềm da được đưa vào bộ phận sản xuất keo.
Từ đặc điểm của quy trình công nghệ thuộc da đó cho phép công ty sản xuất da theo bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm một hay một số khâu của quy trình công nghệ.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Sản xuất của công ty được chia thành 4 phân xưởng trong đó có 3 phân xưởng chính.
- Phân xưởng da keo:
Đây là phân xưởng sản xuất chính. Nguyên vật liệu chính là các loại da trâu, bò (tươi, muối), vật liệu phụ sử dụng là các loại hoá chất. Sản phẩm của phân xưởng da keo là các loại da cứng, da mềm và keo công nghiệp.
- Phân xưởng chế biến I:
Chế biến các mặt hàng đồ da phục vụ cho công nghiệp dệt (gông da, takê, dây cuaroa...), một số phục vụ cho quốc phòng (dây đeo, bao súng, bao đạn...). Nguyên liệu của phân xưởng này là da cứng, da mềm lấy từ phân xưởng da keo.
Sơ đồ 6 : Sơ đồ quy trình công nghệ thuộc da.
Da muối
Sơ chế 1 i
Sơ chế 2
Keo
Thuộc xanh
Thuộc đỏ
Hoàn thành
Kho thành phẩm
- Phân xưởng chế biến II: Nguyên liệu cũng lấy từ phân xưởng da keo. Phân xưởng chế biến các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng dân dụng và quốc phòng: đóng giầy, máy găng...
_ Phân xưởng cơ khí: Đây là phân xưởng sản xuất phụ có nhiệm vụ cung cấp lao vụ, sản phẩm phụ cho các phân xưởng chính, đồng thời tận dụng các loại phế liệu phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Gồm 3 bộ phận sau:
+ Bộ phận cơ khí: có nhiệm vụ gia công, sửa chữa và phục hồi các loại máy móc thiết bị.
+ Bộ phận mộc nề: có nhiệm vụ đóng các trang thiết bị phục vụ cho ngành và các phân xưởng khác như bệ máy, bệ nồi hơi, các dụng cụ cho đóng giầy...
+ Tổ nồi hơi: có nhiệm vụ cung cấp hơi nước cho sản xuất trong đó chủ yếu cung cấp hơi nước cho phân xưởng da keo.
Ngoài ra còn có tổ pha chế hoá chất nhằm tạo ra loại hoá chất phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công nghệ thuộc da.
Việc tổ chức sản xuất như trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất của công ty. Giữa các phân xưởng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện có hiệu quả. Chẳng hạn phân xưởng cơ khí phục vụ đồng thời cho ba phân xưởng còn lại hay phân xưởng da keo ngoài cung cấp da cho thị trường còn cung cấp nguyên liệu cho các phân xưởng chế biến I và II.
Quá trình sản xuất được chia thành các phân xưởng đòi hỏi công ty phải quản lý thông qua các phân xưởng, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng phải theo các phân xưởng đặc biệt là công tác tập hợp chi phí phải theo từng phân xưởng.
Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty da giầy Hà Nội
Phân xưởng cơ khí
Cơ khí Mộc nề Nồi hơi
P/X da keo
P/ X chế biến II
P/ X chế biến I
III. đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý.
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty da giầy Việt nam, công ty da giầy Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp điều hành việc quản lý.
1. Ban giám đốc.
Ban giám đốc của công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thay mặt toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách công tác kinh doanh, có trách nhiệm chỉ đạo phòng kinh doanh và các phân xưởng có liên quan về việc sử dụng vật tư, định mức vật tư, đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất của công ty. Ngoài ra còn chỉ đạo các phòng có liên quan xây dựng phương án giá thành, giá bán sản phẩm sao cho có lãi và xây dựng phương án tốt nhất cho tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo việc mua nguyên vật liệu, ký kết các hợp đồng kinh tế của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Thay mặt giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt dộng về quản lý kỹ thuật công nghệ và cơ điện, chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư và đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ. Mặt khác còn chỉ đạo việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc đầu tư: Quản trị, nghiên cứu và chỉ đạo công tác đầu tư, khai thác, tìm đối tác trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn đầu tư, phụ trách công tác xây dựng cơ bản, chỉ đạo sửa chữa và hoàn thiện các công trình cũ cũng như xây dựng mới đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Các phòng ban của Công ty.
- Văn phòng: Gồm 3 bộ phận là phòng tổ chức, phòng hành chính và phòng bảo vệ
+ Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về cán bộ, tổ chức bộ máy, quản lý tiền lương, quản lý lao động, ban hành và quản lý một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Phòng hành chính: Có chức năng xây dựng lịch trình làm việc của ban giám đốc, đón tiếp khách của ban giám đốc và công ty, tham mưu tổng hợp các văn phòng, sửa chữa hậu cần hành chính, y tế, nhà trẻ...
+ Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, duy trì trật tự an ninh trong công ty, theo dõi việc chấp hành nội quy quy chế đã đề ra, công tác quân sự, tuyển dụng quân sự hàng năm.
- Phòng kế hoạch vật tư: Có 2 chức năng: Chức năng thứ nhất là xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm; Điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Chức năng thứ hai là căn cứ vào nhu cầu và các thông tin trên thị trường đưa ra kế hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm thu lợi nhuận cao nhất; Đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời và với giá cả thấp nhất; Xây dựng kế hoạch đưa ra các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó đưa ra kế hoạch cung ứng vật tư về số lượng và chất lượng.
- Phòng tài chính- kế toán: Giúp lãnh đạo công ty trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan chức năng của Nhà nước, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và sự biến động các loại tài sản hiện có của công ty.
- Phòng kinh doanh XNK: Giúp giám đốc trong việc tìm thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ xuất những sản phẩm do công ty sản xuất ra hoặc xuất uỷ thác khi có khách hàng. Nhập vật tư, hoá chất, máy móc thiết bị cần cho sản xuất và gọi vốn đầu tư của nước ngoài, xây dựng các phương án đầu tư.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng và quản lý các quy trình quy phạm trong quá trình sản xuất, nghiên cứu các quy trình quy phạm mới và các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, phòng còn xây dựng kế hoạch trung- đại tu và sửa chữa máy móc thiết bị, đồng thời xây dựng quy trình sử dụng và quản lý máy móc thiết bị.
- Phòng dịch vụ: Bán hàng, giới thiệu và quảng cáo các sản phẩm của công ty. Kinh doanh tổng hợp các loại sản phẩm, dịch vụ để tạo ra lợi nhuận đảm bảo đúng quy chế của công ty và pháp luật của Nhà nước.
- Ban xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ quản lý, đề nghị và tham mưu cho lãnh đạo xây dựng ra kế hoạch các hạng mục đầu tư và gọi vốn đầu tư. Giám sát quá trình xây dựng, chịu trách nhiẹm trước ban giám đốc về chất lượng các công trình xây dựng.
Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng song giữa chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Ban giám đốc
Văn phòng
Phòng kinh doanh
Phòng dịch vụ XNK
Ban XDCB
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch vật tư
Quản đốc phân xưởng
Tổ trưởng
s
Quan hệ chỉ đạo
------- Quan hệ cung cấp số liệu
II. tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty da giầy Hà Nội.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Mọi công việc được tập trung giải quyết tại phòng tài chính kế toán của công ty.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
a. Tại phòng tài chính- kế toán.
- Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ các thông tin kế toán, phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán.
- Phó phòng: Thực hiện công tác kế toán tổng hợp đồng thời phụ trách phần thanh toán với người mua, tình hình tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn tổng hợp các bộ phận để lập các báo cáo kế toán vào cuối kỳ hạch toán.
- Kế toán TSCĐ, vật liệu và CCDC: Thực hiện việc theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và tình hình nhập- xuất- tồn vật liệu, CCDC.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán chi tiết với người bán, thanh toán lương bảo hiểm của công nhân viên. Đồng thời, theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của công ty, tình hình thu- chi - tồn quỹ tiền mặt.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, công tác xây dựng cơ bản: Theo dõi việc gửi tiền và rút tiền tại ngân hàng, các khoản vay dài hạn và ngắn hạn, tình hình thanh toán với ngân hàng. Theo dõi chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn hình thành, đồng thời cuối kỳ tính toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Thủ quỹ: Giữ quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ thu- chi tiền mặt căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt.
Về nguyên tắc có thể nói rằng bộ máy kế toán được tổ chức theo các phần hành kế toán. Trên thực tế do thiếu nhân viên nên bộ máy kế toán của công ty phải tổ chức theo phương pháp ghép việc nghĩa là một nhân viên phải phụ trách hai hoặc ba phần hàn
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty
Kế toán trưởng
Kếtoán vậtliệu
CCDC
Và TSCĐ,
Kế toán tổnghợp,Tiêu thụ thanh toán với người mua
Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành,
XDCB và
TGNH
Kế toán thanh toán với người bán,CNV
Tiền mặt,
Quỹ
Thủ quỹ
Nhân viên hạch toán
Phân xưởng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
b. Tại các kho( Kho thành phẩm, kho hoá chất, kho da muối)
Tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào các phiếu nhập – xuất kho để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng lập báo cáo nhập- xuất – tồn và hàng tháng chuyển báo cáo lên phòng tài chính kế toán Công ty.
c. Tại các phân xưởng
Các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra các chứng từ ghi chép sổ sách… phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất dưới phân xưởng. định kỳ lập báo cáo, chyển chứng từ và báo cáo về phòng tàI chính kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Cụ thể:
- Thống kê phân xưởng da keo: Có trách nhiệm theo dõi lượng da nguyên liệu, hoá chất đưa vào sử dụng cho sản xuất. Theo dõi tình hình nhập kho thành phẩm (số lượng), đồng thời theo dõi lượng sản phẩm dở dang nằm trên dây chuyền sản xuất lúc cuối kỳ trên cơ sở các loại da và hoá chất (mặt lượng , hiện vật). Ngoài ra còn theo dõi phần phế liệu thu hồi được là váng cùi vì đây là nguyên liệu chính để đưa vào bộ phận sản xuất keo.
- Thống kê phân xưởng chế biến: Các phân xưởng chế biến I và II đều sử dụng nguyên liệu là các loại da do phân xưởng da keo sản xuất do đó nhân viên thống kê ở các phân xưởng này có nhiệm vụ theo dõi lượng da được xuất từ phân xưởng da keo sang, lượng hoá chất và các nguyên liệu khác đưa vào sản xuất tại phân xưởng.
Cuối tháng thống kê các phân xưởng chế biến lập 2 loại báo cáo:
+ Báo cáo phát sinh chi phí trong kỳ.
+ Báo cáo tại chế phẩm cuối kỳ.
và gửi các báo cáo này về phòng kế toán công ty.
2. Hình thức sổ kế toán của Công ty da giầy Hà Nội.
Hiện nay tại công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký- chứng từ. Đây là hình thức tổ chức sổ kế toán được áp dụng phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, chưa có điều kiện kế toán bằng máy. Hình thức này có ưu điểm là giảm bớt đáng kể khối lượng công việc kế toán và thuận tiện cho việc lập báo cáo kế toán, cung cấp số liệu kịp thời cho yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, hình thức tổ chức này ở công ty được thực hiện không hoàn chỉnh và có nhiều biến tướng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kế toán của công ty không sử dụng toàn bộ các nhật ký- chứng từ, các bảng kê, bảng phân bổ và các sổ chi tiết... mà chỉ sử dụng một số loại gắn liền với nghiệp vụ kinh tế của công ty nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kế toán như: Nhật ký chứng từ số 1, 2, 3...,8; Bảng kê số 1, 2, 3, ..., 11; Bảng phân bổ số 1, 2, 3; Sổ chi tiết TK 331 và Sổ cái.
Về hệ thống chứng từ mà công ty đã sử dụng: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hoá đơn kiêm phiếu xuất, Phiếu thu, Phiếu chi...
Sơ đồ 10: Sơ đồ qui trình hạch toán của Công ty
Chứng từ chi phí
( Bảng phân bổ nhật ký liên quan)
Bảng kê 4
Bảng kê 6
Bảng kê 5
Bảng tập hợp chi phí sản xuất
phân xưởng
Bảng tính giá thành
Giá thành
Sổ cái TK
Bỏo cỏo chi phớ
3.Tổ chức báo cáo kế toán tài chính
Là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán độc lập nằm trong tổng Công ty da giầy Việt Nam, Công ty có trách nhiệm thực hiện báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị cũng như cung cấp thông tin về tình hình tàI chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tình hình đó với công ty và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,báo cáo tàI chính của Công ty được thực hiện hàng quí, hàng năm.
Về báo cáo kế toán: Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo chi tiết sản phẩm theo yếu tố, Bản giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
Trên đây là những nét khái quát nhất về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty da giầy Hà Nội. Với mục đích đề tài nêu ra “ Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu” tại Công ty, thì việc tìm hiểu thực trạng hạch toán NVL tại Công ty là công việc không thể thiếu , từ đó ta có thể tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
III.thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp da giầy hà nội
Do quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất là rất phức tạp, sản phẩm gồm nhiều chủng loại khác nhau nên công tác kế toán hạch toán nguyên vật liệu ở công ty gặp nhiều khó khăn. Thực tế đây chính là khâu quan trọng nhất hiện nay ảnh hưởng tới công tác quản lý.
Qua thời gian thực tập tại công ty da giầy Hà Nội , em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế và nắm bắt được một vài số liệu chủ yếu phản ánh tình hình hạch toán nguyên vật liệu.
1.Đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty da giầy Hà Nội
a. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu ở công ty da giầy Hà Nội bao gồm nhiều loại, sản phẩm của xí nghiệp mang tính đa dạng, nhiều chủng loại. Đó là những loại như giầy thể thao, xăngđan, dép đi trong nhà, đi làm v.v…
-Là những nguyên liệu sản xuất có tính chất khác nhau như: Da trâu, bò, nhựa, vải, keo, chỉ may, phẩm nhuộm, hoá chất…
- Mỗi nguyên vật liệu có chủng loại khác nhau, đa dạng để phù hợp cho nhiều mẫu mã, vì thế đơn vị tính của các vật liệu sản xuất cũng rất đa dạng, ví dụ : đơn vị mét, kg, cái , thùng, tấm…
- Với sản phẩm thành phẩm thì chi phí NVL chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm.
Những đặc điểm trên đặt ra cho Công ty da giầy yêu cầu cao trong công tác quản lý và hạch toán NVL, bao gồm cả quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL
Tóm lại, Do sản xuất của công ty được chia thành nhiều phân xưởng do đó nguyên vật liệu cũng chia thành nhiều phân xưởng, qui trình của mỗi phân xưởng không giống nhau nên đòi hỏi người quản lý phải am hiểu về mặt kỹ thuật sản xuất và tuân thủ đúng quy trình bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu để tính toán được loại nguyên vật liệu nào cần dự trữ, cần thu mua để chỉ đạo trong sản xuất cho hợp lý.
b. Phân loại nguyên vật liệu ở công ty
Căn cứ vào đặc điểm, vai trò và công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cũng như căn cứ vào thực tế mặt bằng sản xuất của Công ty mà Công ty phân loại nguyên vật liệu như sau:
Tại công ty da giầy Hà Nội, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính là các loại da.
Nguyên vật liệu phụ là các loại hoá chất.
- Nguyên vật liệu chính là các loại da trâu, bò (tươi, muối) được mua từ bên ngoài. Nguồn nguyên liệu này là đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất nhưng thực tế lại không đáp ứng đúng nhu cầu. Do trâu bò thường chỉ được giết mổ khi già yếu hoặc do chăn nuôi không vì mục đích lấy thịt và da hay do da trâu lại xấu hơn da bò... dẵn đến sự hạn chế rất lớn về chất lượng da nguyên liệu.
- Nguyên vật liệu phụ là các loại hoá chất, keo công nghiệp có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được két hợp với vật liệu chính để hoàn thiện ra sản phẩm và nâng cao tính năng
- Nhiên liệu: Dầu chạy máy, thuốc nhuộm, thuốc tẩy…
- Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc…
- Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như da thừa, vải vụn, chỉ…
Trong mỗi loại trên tuỳ thuộc vào đặc điểm công dụng của chúng lại được chia tiếp ra làm các nhóm, các thứ khác nhau như loại da cứng, da mềm.
Để tiện cho việc phục vụ sản xuất thì về cơ bản công ty sắp xếp các loại nguyên vật liệu cần dùng liên tục ở một kho (ở tầng 1) còn các loại nguyên vật liệu nào ít dùng hơn thì đặt ở một kho (ở tầng 2), và còn một số các kho vừa và nhỏ khác.
Việc phân loại nguyên vật liệu như trên giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu và phục vụ cho quá trình sản xuất được thuận tiện nhanh chóng.
2.1. yêu cầu quản lý:
Vấn đề đầu tiên mà công ty quan tâm tới trong việc quản lý NVL là hệ thống kho tàng. Công ty đã cho xây dựng những kho chứa hàng kiên cố nhằm bảo quản cung cấp kịp thời NVL cho các phân xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, các phân xưởng sản xuất còn có các kho chứa hàng vừa gần với các phân xưởng. Hơn nữa để bảo đảm cho NVL không bị mất mát, hư hỏng, Công ty đều bố trí mạng lưới bảo vệ chặt chẽ đối với từng kho NVL dù lớn hay nhỏ.
Phòng vật tư có trách nhiệm quản lý NVL, theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ nhập , xuất NVL trong tháng, định kỳ tiến hành kiểm kê, nếu phát hiện NVL tồn đọng nhiều hoặc kém phẩm chat, tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng không kịp thời ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, hay tình trạng ứ đọng vốn do vật liệu tồn đọng quá nhiều, không sử dụng hết. Thủ kho có trách nhiệm nhập, xuất vật liệu theo đúng yêu cầu sản xuất, đảm bảo đầy đủ thủ tục mà Công ty đã qui định.
Kế toán NVL, kết hợp chặt chẽ với thủ kho và phòng vật tư, theo dõi sự biến động NVL, kiểm tra, đối chiếu và tiến hành ghi sổ kế toán chính xác, trung thực và kịp thời
2. Phân loại và tính giá NVL
2.1 Phân loại
Cũng như các công ty khác, công ty thực hiện việc phân loại NVL dựa trên tiêu thức, vai trò và tác dụng của từng loại đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo sổ đơn giá, vật liệu của công ty được hình thành các loại sau:
- Vật liệu chính: các loại da trâu, bò (tươi, muối).
Vật liệu phụ: các loại hoá chất.
- Nguyên vật liệu chính là các loại da trâu, bò (tươi, muối) được mua từ bên ngoài. Nguồn nguyên liệu này là đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất nhưng thực tế lại không đáp ứng đúng nhu cầu. Do trâu bò thường chỉ được giết mổ khi già yếu hoặc do chăn nuôi không vì mục đích lấy thịt và da hay do da trâu lại xấu hơn da bò... dẵn đến sự hạn chế rất lớn về chất lượng da nguyên liệu.
-Vật liệu phụ mà công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm là các loại hoá chất như Axít sunfuaric, Bicronat, phẩm tạo màu, dầu thực vật... Các hoá chất này khi tham gia vào quy trình thuộc da hay sản xuất keo sẽ làm thay đổi chất lượng da trâu bò.
-Vật liệu phụ được xuất sử dụng theo hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và giá thực tế từng loại hoá chất.
3. Đánh giá vật liệu:
Giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho:
Do công ty là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị vật liệu mua vào + chi phí vận chuyển, bốc dỡ là giá thực tế và giá thực tế này không có thuế GTGT đầu vào.
VD: Trong tháng 2/2001, công ty nhập một số loại VLC như sau:
Đơn vị: đồng
Loại da
Số lượng (kg)
Đơn giá
Thành tiền
Da trâu tươi
5.000
8.500
42.510.000
Da trâu muối
7.000
10.000
70.000.000
Da bò tươi
6.200
13.500
83.700.000
Da bò muối
6.400
16.000
102.400.000
Nguyên vật liệu của Công ty được nhập chủ yếu từ bên ngoài. Hiện nay việc mua nguyên vật liệu này có thể được nhà cung cấp mang đến giao tại Công ty. Do vậy, giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được xác định như sau:
Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua chưa có thuế GTGT+ Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ + Thuế nhập khẩu (nếu có)
Giá thực tế vật liệu chính xuất kho:
Tại công ty, giá thực tế vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Phương pháp này giả định lô vật liệu nào nhập trước thì sẽ được xuất trước vì vậy giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở lượng xuất và giá hoá đơn của lần nhập tương ứng.
VD: Trong tháng 2/2001, công ty xuất dùng một số loại vật liệu chính cho phân xưởng da keo:
Vật liệu tồn kho đầu kỳ:
Đơn vị: đồng
Loại da
Số lượng (kg)
Đơn giá
Thành tiền
Da trâu tươi
248
7.500
1.860.000
Da trâu muối
1.052
8.500
8.942.000
Da bò tươi
265
12.000
3.180.000
Da bò muối
430
14.200
6.106.000
- Vật liệu xuất trong kỳ và giá trị vật liệu xuất trong kỳ:
+ Da trâu tươi: 4.908 kg.
Giá thực tế xuất = 248 x 7.500 + 4.660 x 8.500
= 41.470.000 (đồng)
+ Da trâu muối: 6.490 kg.
Giá thực tế xuất = 1.052 x 8.500 + 5.438 x 10.000
= 60.486.000 (đồng)
+ Da bò tươi: 5.470 kg.
Giá thực tế xuất = 265 x 12.000 + 5.205 x 13.500
= 73.447.500 (đồng)
+ Da bò muối: 5.530 kg.
Giá thực tế xuất = 430 x 14.200 + 5.100 x 16.000
= 87.706.000 (đồng)
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 2 là: 263.109.500 đồng.
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng da keo trong tháng 2 là: 350.812.600 đồng.
c. Vật liệu phụ mà công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm là các loại hoá chất như axít sunfuaric, Bicronat, phẩm tạo màu, dầu thực vật... Các hoá chất này khi tham gia vào quy trình thuộc da hay sản xuất keo sẽ làm thay đổi chất lượng da trâu bò.
Vật liệu phụ được xuất sử dụng theo hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và giá thực tế từng loại hoá chất.
Do đặc điểm của phân xưởng da keo có hai bộ phận sản xuất, lượng hoá chất tiêu hao ử mỗi bộ phận không giống nhau do đó toàn bộ hoá chất xuất dùng được tính chung cho toàn phân xưởng sau đó căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật để tách riêng cho từng bộ phận.
Trong tháng 2 tổng chi phí hoá chất phát sinh là: 87.703.100 đồng.
4. Kế toán chi tiết vật liệu
4.1. Thủ tục nhập xuất kho vật liệu:
Thủ tục nhập vật liệu
Nguyên vật liệu mua về sẽ được phòng kế hoạch - kỹ thuật,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K2844.DOC