MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 4
I. Khái quát quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 4
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 4
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 4
2.1. Chức năng 4
2.2. Nhiệm vụ 5
2.3. Quyền hạn chủ yếu của Công ty 6
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 6
3. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 14
II. Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội 19
1. Sơ đồ tổng quát hệ thống kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 19
2. Đặc điểm các dòng trọng yếu trong kênh phân phối 20
2.1. Dòng vận động sản phẩm hàng hóa của Công ty 20
2.2. Dòng thông tin trong kênh 20
2.3. Dòng vận động thanh toán 21
2.4. Dòng vận động xúc tiến quảng cáo 21
3. Thực trạng các kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 21
3.1. Nghiên cứu phân định mục tiêu và ràng buộc kênh 22
3.1.1. Thị trường mục tiêu của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội 23
3.1.2. Uy tín của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội 23
3.2. Phân tích động thái hệ kênh tổng thể 24
3.2.1 Tăng trưởng hệ tiếp thị dọc (VMS) 24
3.2.2 Tăng trưởng hệ tiếp thị hàng ngang 26
3.2.3 Sự phát triển của hệ thống tiếp thị đa kênh 26
3.3. Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị kênh 28
3.3.1. Các kiểu nguồn hàng, bạn hàng trung gian và mạng lưới kinh doanh của Công ty 28
3.3.2. Các điều kiện của thành viên kênh 29
3.3.3. Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối 31
3.4. Thực trạng hoạt động marketing 32
III. Đánh giá chung 35
1. Ưu điểm 35
2. Khó khăn và hạn chế 36
3. Nguyên nhân của những hạn chế 36
Chương II Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội. 38
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội 38
1. Dự báo xu thế phát triển thị trường phân phối Lương thực - Thực phẩm trong thời gian tới 38
2. Mục tiêu và phương hướng chiến lược của Công ty trong thời gian tới 38
2.1. Mục tiêu 38
2.2. Phương hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Công ty 39
II. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội 39
1. Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường 39
2. Hoàn thiện kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội 41
2.1. Lựa chọn các kiểu trung gian phân phối 41
2.1.1. Lực lượng bán hàng của nhà sản xuất 41
2.1.2. Đại lý ngoài ngành 41
2.1.3. Các nhà phân phối trong ngành 41
2.2. Số lượng trung gian 41
2.2.1. Phân phối rộng rãi 42
2.2.2. Phân phối độc quyền 42
2.2.3. Phân phối có chọn lọc 42
2.3. Điều khoản và trách nhiệm của thành viên kênh phân phối 43
2.3.1. Điều kiện khi lựa chọn thành viên kênh phân phối 43
2.3.2. Trách nhiệm của nhà cung ứng đối với thành viên kênh 45
III. Một số kiến nghị tầm vĩ mô 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
56 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19273
17217819273
72766023517
4
Lợi tức gộp
2170675622
2131806811
8679594537
5
Chi phí bán ang
1161407217
1853259253
4511975974
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
657466103
513338431
2423584956
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
351802302
264809127
1144063657
8
Lợi nhuận bát thường
2861000
47162107
16344600
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
216819856
95737846
670222173
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp
69382354
30636111
214471295
11
Lợi nhuận sau thuế
147437502
65111735
455751078
Bảng 4 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007
stt
Chỉ tiêu
Quý trước
Quý này
Cả năm
1
Tổng doanh thu
21360020100
23562100000
97061811200
- các khoản giảm trừ
2136002
2356210
9706181.12
- giá trị hàng bán bị trả lại
2136002
2356210
9706181.12
2
Doanh thu thuần
21355748096
23557387580
97042398838
3
Giá vốn hàng bán
19006615805
20966074946
86367734966
4
Lợi tức gộp
2349132291
2591312634
10674663872
5
Chi phí bán hàng
657757041.4
725567537
2988905884
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
704739687.2
777393790
3202399162
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
986635562
1088351306
4483358826
8
Lợi nhuận bát thường
295990668.6
326505391
1345007648
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
98663556.2
108835130
448335882.6
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1381289787
1523691829
6276702357
11
Lợi nhuận sau thuế
386761140.3
426633712
1757476660
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy được rằng hiệu quả kinh doanh của công ty rất thấp ( lợi nhuận dòng/doanh thu thấp )nguyên nhân của điều này là công ty đã duy trì một bộ máy quản lý và số lượng công nhân viên quá cồng kềnh điều này đã làm cho chi phí quản lý và chi phí bán hàng quá lớn, mặt khác hiệu quả kinh doanh thấp cung là do trình độ của cán bộ công nhân còn đang thấp chưa bắt kịp với trình độ của các đơn vị khác.
II. Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội
1. Sơ đồ tổng quát hệ thống kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Xuất phát từ tầm quan trọng của kênh phân phối trong chiến lược kinh doanh, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội luôn quan tâm đến những vấn đề hoạch định, lựa chọn, tổ chức một kênh phân phối và xem xét loại hình kênh phân phối phù hợp với quy mô và tiềm lực kinh doanh của Công ty. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối của công ty như sau:
Sơ đồ 1: cấu trúc kênh phân phối của công ty
Công ty CP XNK Lương thực – Thực phẩm HN
Người tiêu dùng cuối cùng
Cửa hàng bán
Đại lý bán
Đại lý mua
(1)
(2)
Qua biểu hình trên, nghiệp vụ kênh phân phối của công ty được biểu hiện qua một số cấp kênh sau:
- Kênh cấp 1: Trong kênh này, công ty liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và bán thẳng cho họ thông qua cửa hàng bán.
- Kênh cấp 2: Sản phẩm dịch vụ phần mềm tin học của công ty phải thông qua một cấp trung gian là đại lý bán và đại lý mua sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
2. Đặc điểm các dòng trọng yếu trong kênh phân phối
2.1. Dòng vận động sản phẩm hàng hóa của Công ty
Hiện nay nguồn hàng chủ yếu của công ty được vận chuyển từ các đầu mối tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung các nhà cung cấp đều đảm bảo về chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng. Hàng hoá qua quá trình vận chuyển sẽ được đưa trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng hoặc thông qua các đại lý bán buôn rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
2.2. Dòng thông tin trong kênh
Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh thì các thành viên trong kênh phân phối phải thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Việc thường xuyên trao đổi các thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp cập nhật được những thông tin mới nhất và xử lý thông tin một cách chính xác nhanh chóng. Công ty đã đầu tư khá đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác trao đổi thông tin: máy vi tính nối mạng, máy FAX, máy điện thoại cố định, điện thoại di động. Do công ty chủ yếu sử dụng kênh cấp 1 và kênh cấp 2 nên dòng thông tin trong kênh khá trôi chảy. Tuy nhiên, việc thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ các thành viên trong kênh phân phối của công ty không ty không được tốt do chưa có bộ phận riêng biệt đảm trách công việc này.
2.3. Dòng vận động thanh toán
Việc thanh toán được căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên. Hình thức thanh toán chủ yếu của công ty sử dụng là mở L /C cho từng đợt hàng. Vì khách hàng thường mua với khối lượng nhiều, giá trị hàng hoá lớn nên thanh toán bằng L /C sẽ hạn chế rủi ro cho Công ty. Công ty thường quy định thời hạn thanh toán như sau:
+ Trả ngay 50% giá trị lô hàng, phần còn lại trả chậm theo quy định.
+ Trả sau 25 đến 45 ngày kể từ ngày bàn giao hàng.
+ Yêu cầu đặt trước một số tiền khi khách hàng đặt những lô hàng lớn.
2.4. Dòng vận động xúc tiến quảng cáo
Xuất phát từ lợi ích của từng thành viên mà dòng xúc tiến quảng cáo vô hình chung đã giúp họ trong cùng một nỗ lực tiêu thụ hàng và đạt doanh số bán cao. Do tính chất của mặt hàng kinh doanh và quy mô kinh doanh cho nên việc thực hiện quảng cáo xúc tiến của công ty được thực hiện rất tích cực đối với tất cả thành viên tham gia kênh phân phối.
3. Thực trạng các kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà kinh doanh đó là phải tìm cho mình những kênh phân phối phù hợp nhất có thể đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ nó mà có thể khắc phục được những ngăn cách dài về thời gian, địa điểm giữa hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
3.1. Nghiên cứu phân định mục tiêu và ràng buộc kênh
Một công ty kinh doanh triển khai những mục tiêu của mình trong các ràng buộc sau :
- Tập tính của người tiêu thụ và khách hàng triển vọng. Việc hoạch định kênh chịu ảnh hưởng lớn do tập tính hiện thực của tập khách hàng tiềm năng.
- Đặc tính mặt hàng: Các thuộc tính sản phẩm, tốc độ nhu cầu mà mặt hàng thoả mãn, tính kịp thời của nó có ảnh hưởng đến quyết định về chiều dài kênh, chọn bạn hoặc khách mua của kênh.
- Đặc điểm của nguồn hàng và trung gian phân phối: Việc hoạch định kênh phản ánh những mặt mạnh và mặt yếu của các loại nguồn hàng và bạn hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Nói chung các nguồn hàng và bạn hàng giới trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, thương thảo, kho vận, tiếp cận và tín dụng.
- Đặc điểm về cạnh tranh: Việc thiết kế kênh chịu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh. Nhà sản xuất có thể muốn cạnh tranh trong cùng hay kế cận với các điểm bán lẻ của công ty kinh doanh.
- Đặc điểm công ty: Giữ phần quan trọng trong việc chọn kênh bao gồm:
+ Quy mô công ty, quy mô thị phần và tầm khả năng của công ty trong việc tìm nguồn hàng ưng ý và năng lực quản lý có hiệu quả kênh phân phối.
+ Nguồn tài chính: Quyết định công ty có thể làm chức năng nào và chức năng nào sẽ phải nhường lại cho bạn hàng trung gian.
+ Phổ mặt hàng: ảnh hưởng đến kiểu kênh, phổ mặt hàng càng rộng thì công ty càng có khả năng giao tiếp trực tiếp với khách hàng, phổ mặt hàng càng sâu càng cần ưu đãi những mạng phân phối lựa chọn, phổ mặt hàng càng đồng nhất thì kênh phân phối càng thuần khiết.
+Chiến lược Marketing của công ty cũng có ảnh hưởng đến kiểu kênh. Chiến lược Marketing mục tiêu lựa chọn có ảnh hưởng đến các chức năng mà công ty muốn các thành viên trong kênh thực hiện, ảnh hưởng đến các điểm tiêu thụ, kho, việc lựa chọn công ty vận chuyển.
- Đặc điểm môi trường Marketing công ty: Động thái môi trường kinh tế, cấu trúc môi trường dân cư và địa lý tự nhiên, các quy định pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kênh phân phối của công ty.
3.1.1. Thị trường mục tiêu của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội
Trước đây thì Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội không có thị trường mục tiêu, nhưng trong thế kỷ của CNTT và Khoa học công nghệ, nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, Công ty đã lựa chọn cho mình một thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu của Công ty bây giờ bao gồm: thị trường Miền Bắc, thị trường Miền Nam, thị trường châu Á… Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội đáp ứng mọi đối tượng có thể là cá nhân hoặc tổ chức nào đó nếu họ có nhu cầu đối với sản phẩm lương thực – thực phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng mở rộng thị trường của mình với các chiến lược xâm nhập vào các thị trường mới, các vùng lân cận cả trong và ngoài nước, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các kênh phân phối .
3.1.2. Uy tín của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội là một Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng lương thực – thực phẩm hàng đầu lớn nhất và nổi tiếng nhất Miền Bắc. Nhờ cái uy tín đó và các sức mạnh của mình, sức bán của Công ty ngày càng mạnh hơn, cạnh tranh mạnh hơn mọi đối thủ khác trên thị trường, góp phần làm cho thị phần của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội ngày một lớn mạnh hơn. Nhờ đó mà Công ty ngày càng thu hút đông đảo mọi đối tượng tiêu dùng trong toàn quốc và trên thị trường Thế Giới. đối với Công ty thì tiềm năng của kênh phân phối trực tiếp với người tiêu dùng là rất cao và Công ty có thể phát triển kênh này.
Những yếu tố trên đây được Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội căn cứ vào để nghiên cứu phân định mục tiêu và ràng buộc kênh nhằm tìm ra kênh phân phối hợp lý nhất. Song song với việc kênh phân phối trực tiếp, Công ty còn tiến hành phân phối cho nhiều trung gian khác trong lĩnh vực tiêu thụ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phân công lao động ngày càng cao đòi hỏi bản thân Công ty phải thiết lập cho mình một kênh phân phối có sự tham gia của các trung gian để phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng.
3.2. Phân tích động thái hệ kênh tổng thể
3.2.1 Tăng trưởng hệ tiếp thị dọc (VMS)
Trong kênh phân phối truyền thống mỗi thành viên luôn tìm cách tối đa lợi nhuận của mình cho dù có làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống kênh. Không một thành viên nào trong kênh nắm quyền toàn phần hay đáng kể với các thành viên khác và không có bộ phận chính thức nào lo việc phân chia nhiệm vụ và hoà giải các sung đột. Hệ thống tiếp thị dọc lại ngược lại, hệ thống bao gồm các công ty sản xuất, công ty bán buôn, công ty bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất .
Kênh tiếp thị
Nhà sản xuất
Nhà bán buôn
Nhà
bán lẻ
Khách hàng
Công ty bán lẻ
Công ty Bán
Buôn
Công ty sản xuất
Khách hàng
truyền thống
Kênh tiếp thị
dọc (VMS)
Sơ đồ 2 : So sánh kênh tiếp thị truyền thống với kênh tiếp thị dọc
Trong hệ thống tiếp thị dọc, một thành viên là người điều khiển các thành viên khác hoặc cho họ là đặc quyền thương mại hoặc có quyền lực mạnh đến mức các thành viên kia phải hợp tác. Kênh tiếp thị dọc xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột trong kênh. Nó đạt được sự tiết kiệm quy mô, khả năng mua bán và xoá bỏ những trùng lặp .
Có 3 kiểu kênh tiếp thị dọc cơ bản, mỗi kiểu có một cấu trúc bộ máy khác nhau để thiết lập hoặc sử dụng quyền lãnh đạo trong kênh. Trong kênh VMS tập đoàn sự hợp tác và điều giải xung đột đạt được nhờ có một chủ sở hữu tạo nhiều cấp trong kênh . Trong kênh VMS hợp đồng các nhiệm vụ và guồng máy được điều hành qua những hợp đồng được thoả thuận giữa các thành viên với nhau. Trong kênh VMS điều phối sự điều khiển kênh nằm trong tay một hoặc một số thành viên nổi bật nhất của kênh. Tuy nhiên để thành lập một VMS không phải công ty nào cũng có khả năng làm được mà nó phụ thuộc vào một số điều kiện sau:
+ Phải có thành viên trong kênh có đủ sức mạnh về năng lực quản lý và tài chính để lãnh đạo và điều giải xung đột trong kênh.
+Kênh phân phối truyền thống đã ăn sâu vào nhận thức của ban quản trị các công ty, họ ngại sự thay đổi
+ Khi cạnh tranh trên thị trường trở lên gay gắt mới buộc các thành viên liên kết với nhau để đảm bảo lợi ích của toàn kênh .
+ Do nền kinh tế chưa phát triển, thị trường bấp bênh, các công ty trong trạng thái bị động, vì vậy các công ty chỉ quan tâm đến việc bảo vệ mình, không liên kết với các thành viên khác của kênh do đó đã tạo nhiều trở ngại cho việc thành lập VMS.
3.2.2 Tăng trưởng hệ tiếp thị hàng ngang
Một phát triển khác về tổ chức kênh là sự kết hợp 2 hay nhiều công ty với nhau để khai thác một cơ hội nào đó. Mỗi công ty đều có thể thiếu vốn, kỹ thuật, quy mô hẹp và thiếu sức mạnh tiếp thị để có thể phiêu lưu một mình hoặc nhìn ra sức mạnh mới khi kết hợp với các công ty khác .Các công ty có thể làm việc với nhau trên cơ sở nhất thời hay lâu dài hoặc lập một công ty riêng gọi là tiếp thị cộng sinh
3.2.3 Sự phát triển của hệ thống tiếp thị đa kênh
Các công ty kinh doanh ngày càng chấp nhận những hệ thống nhiều kênh để vươn tới cùng một thị trường hay những thị trường khác nhau. Nhiều công ty dùng hệ thốnh đa kênh để phục vụ hai cấp khách hàng khác nhau được gọi là hệ thống lưỡng hợp, kiểu này có thể sinh ra nhiều xung đột cho công ty bảo trợ .
Việc phân tích các động thái tăng trưởng vừa là một phương pháp tiếp cận hiện đại của kinh doanh, vừa là những cứ liệu xác đáng và hữu hiệu để công ty kinh doanh lựa chọn kiểu kênh mà nó tham gia và công nghệ ứng xử kênh phù hợp .
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, công ty chỉ sử dụng kênh truyền thống, công ty chỉ đơn thuần là cung cấp hàng hoá cho những đối tượng chủ chốt trong ngành công nghiệp. Trong thời gian này chính vì số lượng tiêu thụ đã được hoạch định sẵn cho nên công ty không có lỗ lực nào để thúc đẩy hoạt động phân phối của công ty, công ty cũng không cần đến chiến lược phân phối vì mọi hoạt động của công ty đều do sự sắp đặt của Nhà Nước.
Trong những năm trở lại đây, đời sống người dân ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về văn hóa tinh thần nói chung và ẩm thực nói riêng ngày một phát triển, không những đòi hỏi ở nhà cung ứng những sản phẩm như là lương thực thực phẩm phải đầy đủ mà còn phải có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, việc thua mua hay chọn lựa cũng phải đa dạng và kịp thời, hệ thống kênh phân phối phải đủ rộng và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân.
Bảng 5 : Tỷ trọng doanh số tiêu thụ qua các kênh
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
1. Doanh số bán
42
47
63
80
96
2.Tỷ trọng tiêu thụ của người tiêu dùng (%)
40
52
56
57
59
3. Tỷ trọng tiêu thụ của đại lý bán buôn (%)
60
48
44
43
41
Qua biểu hình trên cho thấy, cấu trúc kênh phân phối của Công ty qua các năm 2003, 2004, 2005, 2007. 2007 doanh số bán bán của công ty thông qua các kênh giảm dần, công ty đã đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các kênh ngắn để nhằm giảm chi phí phát sinh, đảm bảo thoả mãn nhu cầu do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
3.3. Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị kênh
3.3.1. Các kiểu nguồn hàng, bạn hàng trung gian và mạng lưới kinh doanh của Công ty
- Lựa chọn trung gian phân phối : hiện nay hoạt động phân phối chủ yếu của công ty thực hiện qua chuỗi 40 cửa hàng trên địa bàn thủ đô, và một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, các trung gian phân phối hầu hết là nhỏ lẻ, vị thế thấp.
- Lựa chọn nguồn hàng và bạn hàng
Để tổ chức hoạt động mua bán sản phẩm lương thực – thực phẩm, Công ty đã sử dụng những chương trình cụ thể. Công ty chỉ chọn mua sản phẩm lương thực – thực phẩm – đầu vào của những Công ty, đầu mối có uy tín và hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường, chất lượng đảm bảo gần như tuyệt đối, sản phầm có nhiều tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng. Vị thế của nhà cung cấp có cao thì, thị phần của họ trên thị trường có rộng thì người tiêu dùng mới tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mà họ tiêu dùng.
Đó là những tiêu chuẩn mà Công ty sử dụng để lựa chọn nhà cung cấp, còn đối với khách hàng thì Công ty không cần lựa chọn mà chính khách hàng lại lựa chọn họ, bởi Công ty đã cho họ thấy được những lợi thế của họ khi họ hợp tác với Công ty, đó là:
+ Tên và uy tín của Công ty đã được biết đến nhiều và nổi tiếng không chỉ trong phạm vi thủ đô mà còn được biết đến ở một số nước trên thế giới.
+ Cung cấp các thông tin chính và tư vấn cho các thành viên kênh
+ Các chương trình đào tạo cho đội ngũ bán hàng
- Xác lập phương pháp phân phối
Công ty muốn hạn chế số lượng các nhà trung gian để giảm chi phí trong quá trình phân phối hàng hoá của mình. Do vậy Công ty đã sử dụng phương phấp phân phối độc quyền. Công ty giao đặc quyền phân phối mặt hàng của mình cho mỗi khu vực của họ, tuy nhiên không bày bán các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Qua hình thức phân phối này, hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Công ty với các mạng lưới bán hàng được dễ dàng hơn, mặt khác còn nâng cao hình ảnh sản phẩm cua Công ty trên thị trường.
3.3.2. Các điều kiện của thành viên kênh
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội là người phân phối sản phẩm cho các trung gian bán lẻ. Thông thường các trung gian này phải đạt định mức tiêu thụ mà Công ty giao cho họ, khi hết thời hạn kế hoạch thường kỳ họ sẽ được Công ty gửi cho bản thông báo chi tiết kinh doanh của từng người. Bản thông báo này sẽ khích lệ họ làm việc tốt hơn, những người khá sẽ giữ vững được những thành tích đã đạt được. Những điểm chính trong "phối thức mối quan hệ thương mại " ở kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội
- Các quy định trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong kênh.
+ Công ty đã thành lập một hội đồng theo chiều rộng của kênh với nhiẹm vụ dự đoán các vấn đề dẫn đến sung đột trong kênh
+ Hội đồng này cá nhiệm vụ làm giảm xung đột trong kênh từ việc xác định mục tiêu chung của Công ty để tính toán các mục tiêu và các khả năng của các thành viên khác nhau, nhu cầu của khách hàng và điều kiện môi trường Marketing Công ty. Từ đó khắc phục những ảnh hưởng tiềm tàng của các xung đột đến hiệu quả của Công ty.
- Chính sách giá: Việc xác lập giá trong kinh doanh được Công ty thực hiện dựa trên chi phí và mặt bằng giá trên thị trường
Giá bán = Giá mua + Chi phí +Thuế GTGT + Lợi nhuận
Tuy nhiên, để đảm bảo năng lực cạnh tranh bằng giá, Công ty đã sử dụng linh hoạt các biện pháp điều chỉnh giá theo nhu cầu, theo khách hàng và khối lượng đơn hàng
+ Chiết giá 1% giá mua vì trả tiền ngay
+ Chiết giá 1% giá mua vì khối lượng mua lớn
- Điều kiện bán hàng : bao gồm các thanh toán và đảm bảo của các bên nguồn hàng với Công ty và Công ty với bạn hàng trung gian
+ Đối với nhà cung ứng: Công ty duy trì nhiều điều kiện thanh toán khác nhau như trả tiền thông qua ngân hàng, trả tiền ngay khi nhận hàng, trả chậm,…
+ Khi bán hàng: do các khách hàng của Công ty vừa là các Công ty nước ngoài vừa là người tiêu dùng cuối nên hình thức thanh toán được áp dụng rất đa dạng, nhưlà mở thư tín dụng (mở L /C) cho từng đợt hàng đối với khách hàng là các Công ty nước ngoài và thanh toán bằng tiền mặt đối với khác hàng là cá nhân, hộ gia đình, người tiêu dùng…
- Các dịch vụ và trách nhiệm tương hỗ
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, bấy kỳ một Công ty nào cũng muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải có nhiều nỗ lực trong giao tiếp khuếch trương nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín cho Công ty trên thị trường với khách hàng. Do đặc điểm mặt hàng của Công ty mang tính chất của sản phẩm cho nhu cầu thiết yếu nên yếu tố bán là chính và quảng cáo xúc tiến bán sử dụng hạn chế hơn. Do đặc trưng tập khách hàng của Công ty là những người buôn và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp nên chính sách quảng cáo và xúc tiến thương mại của Công ty hướng trực tiếp vào khách hàng và đại lý. Hoạt động trào bán trực tiếp cũng được Công ty sử dụng thường xuyên. Công ty cũng mở rộng các hội nghị khách hàng để tạo dựng các mối liên hệ, tạo lòng tin với khách hàng và thu thập những ý kiến của họ để cải tiến phương thức kinh doanh của mình có hiệu quả hơn.
3.3.3. Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối
- Tiêu chuẩn kinh tế :
Mỗi kênh phân phối được lựa chọn sẽ có chi phí và công suất bán khác nhau. Hầu hết các nhà quản trị Marketing cho rằng lực lượng bán hàng của công ty sẽ tích cực hơn nhà đại lý. Các đại diện của công ty sẽ tích cực hơn vì tương lai của họ phụ thuộc vào công ty, họ thành công hơn vì khách hàng thích giao dịch trực tiếp với công ty hơn. Tuy nhiên, nhà đại lý bán hàng cũng có thể có sức bán hơn lực lượng bán hàng của công ty. Nhà đại lý có lực lượng bán có kinh nghiệm và tính chuyên môn hoá cao. Nhà đại lý có quan hệ rộng và tiếp cận trực tiếp với thị trường. Nhìn chung các đại lý thường được dùng trong các công ty nhỏ hoặc các công ty lớn ở thị trường nhỏ nếu doanh số không đủ bù đắp chi phí của công ty.
Với 2 loại hình kênh phân phối mà Công ty đã lựa chọn và những kết quả mà Công ty đã đạt được, cho thấy Công ty nên sử dụng kênh (1) là tốt hơn. Bởi vì xu hướng hiện tại là người tiêu dùng muốn tiếp xúc trực tiếp với Công ty nhiều hơn, đồng thời với loại kênh này Công ty còn có thể giảm được chi phí trong quá trình phân phối và khả năng tiêu thụ hàng hóa sản phẩm cũng nhanh hơn.
- Tiêu chuẩn kiểm soát :
Nếu sử dụng một trung gian bán hàng sẽ đặt ra nhiều vấn đề kiểm soát hơn . Trung gian bán hàng là cơ sở kinh doanh độc lập nên họ chỉ chú ý nâng cao lợi nhuận của mình chứ không tập trung vào sản phẩm của một nhà sản xuất nào đó.
Kênh phân phối của Công ty có số lượng trung gian tham gia ít cho nên chi phí cho các trung gian trong quá trình phân phối cũng vì thế mà hạn chế. Mặt khác, mặt hàng của Công ty có tính độc quyền, Công ty không bán những sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh đang bán cho nên tính độc quyền càng cao và uy tín của sản phẩm trên thị trường lại càng được nhiều người biết hơn. Chính vì vậy mà hoạt động kiểm tra kiểm soát của Công ty được thực hiện dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn.
- Tiêu chuẩn thích nghi : mỗi kênh phân phối chỉ có một chu kỳ giao ước của nó và mất đi tinh linh hoạt của nó. Để một kênh phân phối có thể hoạt động tốt và lâu dài cần phải biết thích nghi theo từng hoàn cảnh cụ thể để không mất đi tính linh hoạt và luôn đảm bảo thoả mãn nhu cầu khách hàng.Nắm được tính chất này, Công ty luôn có biện pháp kịp thời điều chỉnh những sự có có thể xảy ra đối với từng loại sản phẩm, từng thị trường mà Công ty tham gia.
3.4. Thực trạng hoạt động marketing
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội là một Công ty Nhà nước chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự hạch toán kinh doanh muộn nên kinh nghiệm kinh doanh đặc biệt là kinh nghiệm marketing còn nhiều hạn chế.
Hoạt động marketing của công ty mới dừng lại ở các cửa hàng bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng và tham gia một số hội chợ nhỏ. Công ty chưa có những chiến lược marketing cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là trong lĩnh vực marketing xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài với tổng giá trị xuất khẩu năm 1999 của công ty là 55.000 USD.
Công ty chưa có kinh nghiệm hoạt động ở thị trường nước ngoài nhằm xuất khẩu hàng hóa của mình ra bên ngoài để tăng doanh thu, công ty chưa tìm được những bạn hàng mới mà mới dừng lại ở xuất khẩu qua một nước thứ ba nhưng kết quả còn rất hạn chế. Công ty cũng chưa có kế hoạch nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng ở những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chế biến lớn như: Mỹ, EU và Nhật Bản.
Hoạt động xúc tiến của công ty hầu như chưa đáng kể, khách hàng biết đến công ty và là bạn hàng của công ty chủ yếu vẫn là những bạn hàng truyền thống ở khu vực Hà Nội và lân cận.
Trình độ marketing của cán bộ, nhân viên trong công ty còn thấp ,họ chưa có nhận thức đúng đắn về tác dụng của marketing trong môi trường kinh doanh hiện đại điều này đang và sẽ cản trở quá trình đổi mới kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội.
Cụ thể công tác marketing của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội như sau:
Chiến lược sản phẩm :
Công ty có chiến lược phát triển sản phẩm đa dạng , có chất lượng tốt để phục vụ người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh lân cận và tiến tới xuất khẩu rqa nước ngoài. Mặt khác, công ty cũng chú trọng phát triển các sản phẩm trọng điểm có chất lượng cao và được người tiêu dùng tín nhiệm . Công ty cũng đã đầu tư công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm đông lạnh nhằm xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ. Trong những năm qua công ty cũng đã chú trọng đến kiểu dáng và bao bì của sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Chiến lược giá :
Công ty có chiến lược giá phục vụ đại đa số người tiêu d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở Công ty CP XNK Lương thực - Thực phẩm Hà Nội.DOC