MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 2
Chương 1: Tổng quan về thị trường rượu vodka tại Hà Nội và về công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam 4
1.1. Tổng quan về thị trường rượu vodka tại khu vực Hà Nội 4
1.1.1. Quy mô và sự tăng trưởng 4
1.1.2. Hành vi khách hàng 4
1.1.3. Đối thủ cạnh tranh 6
1.2. Tổng quan về công ty cổ phần phát triển và đâu tư xây dựng Việt Nam và nhà máy rượu AVINAA 9
1.3. Giới thiệu về sản phẩm AVINAVODKA 11
Chương 2: Thực trạng kênh phân phối rượu hiện tại của công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam 14
2.1. Cấu trúc kênh phân phối rượu hiện tại của công ty 14
2.1.1. Chiều dài kênh phân phối rượu AVINAVODKA tại khu vực thị trường Hà Nội 15
2.1.2. Chiều rộng kênh phân phối rượu AVINAVODKA tại khu vực thị trường Hà Nội 16
2.1.2. các loại trung gian tham gia trong kênh phân phối Avinavodka 17
2.2. công tác tuyển chọn thành viên kênh 17
2.3. các dòng chảy trong kênh và hoạt động quản lý kênh hiện tại của công ty 19
2.3.1. Các dòng chảy cơ bản trong hệ thống kênh phân phối rượu Avinavodka hiện tại 19
2.3.1.1. Dòng vận động vật chất của sản phẩm và dòng đặt hàng 19
2.3.1.2. Dòng đàm phán 20
2.3.1.4. Dòng xúc tiến 21
2.3.1.5. Dòng thanh toán 22
2.3.1.6. Dòng thông tin 23
2.3.2. Hoạt động quản lý kênh hiện tại của công ty 24
2.4. Đánh giá về hệ thống kênh phân phối rượu hiện tại mà công ty đã thực hiện 25
2.4.1. Những ưu điểm đã đạt được của hệ thống kênh phân phối 26
2.4.2. Những hạn chế của hệ thống kênh phân phối hiện tại 27
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phôi rượu Avina vodka của doanh nghiệp tại thị trường Hà Nội 29
3.1. Dự báo môi trường kinh doanh và khả năng kinh doanh của công ty trong linh vực rượu trong thời gian tới 29
3.1.1. Môi trường vĩ mô 29
3.1.1.1 Môi trường Nhân khẩu học 29
3.1.1.2 môi trường văn hóa 31
3.1.1.3. môi trường chính trị luật pháp 32
3.1.1.4. Môi trường Kinh tế 33
3.1.1.5. Môi trường xã hội 34
3.1.1.6. Môi trường Công nghệ 34
3.1.2. Môi trường vi mô 37
3.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh 37
3.1.2.2. Sản Phẩm thay thế 37
3.1.2.3. Khách hàng 37
3.1.2.4. Nhà cung ứng 38
3.1.2.5. Môi trường nội bộ doanh nghiệp 38
3.1.3. Phân tích swot 38
3.2. xây dựng phương hướng kinh doanh của công ty trong lĩnh vực rượu trong thời gian tới 39
3.2.1. Sản phẩm 39
3.2.2. Giá cả 39
3.2.3. Xúc tiến hỗn hợp 39
3.2.4. Phân phối 40
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối rượu Avinavodka tại khu vực thị trường Hà Nội trong thời gian tới 40
3.3.1. Hoàn thiện lại cấu trúc kênh phân phối 40
3.3.2. Hoàn thiện hoạt động quản lý kênh phân phối 42
3.3.2.1. Quản lý các dòng chảy 42
3.3.2.2. Tuyển chọn thành viên kênh 44
3.3.2.3. Khuyến khích các thành viên kênh 46
3.3.2.4. Theo dõi, đánh giá và loại bỏ những thành viên kênh 47
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống marketing mix 47
3.3.3.1. Sản phẩm 48
3.3.3.2. Giá cả 48
3.3.3.3. Xúc tiến 48
3.3.4.Giải pháp khác 49
KẾT LUẬN 50
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối rượu AvinaVodka tại khu vực thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa những mặt hàng mà họ thích do vậy các siêu thị phải có quy mô lớn và phải có lượng tiêu thụ lớn.
Với kênh 2 cấp (bao gồm nhà phân phối và nhà bán lẻ) như đã đề cập ở trên hiện tại khu vực Hà Nội có 5 nhà phân phối với 14 khu vực. Trung bình mỗi nhà phân phối quản lý 3 khu vực. do đặc điểm của từng khu vực thị trường mà công ty đã phân nhóm những khu vực thị trường có những đặc điểm tương đồng vào từng nhóm và mỗi nhóm sẽ do một nhà phân phối quản lý. Con số 5 nhà phân phối là hợp lý bởi vì mỗi một nhóm khu vực thị trường riêng đó có những đặc điểm riêng và năng lực hiện có cùa từng nhà phân phối là phù hợp để phục vụ khu vực thị trường mà mình đảm nhận.
Với mỗi nhà phân phối quản lý 2 – 4 khu vực, mỗi khu vực có khoảng trên dưới 100 điểm bán lẻ là các nhà hàng, còn lại là hệ thống shop và cửa hàng tạp hóa. Với lượng khách hàng như vậy đảm bảo cho nhà phân phối có lượng thu nhập ổn định.
Giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng, giám sát PG, PG
Một ưu điểm nữa đó là việc tổ chức lực lượng bản hàng và quản lý, giám sát đều là nhân viên của công ty điều này đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trong cách thức làm việc và giải quyết công việc trên thị trường. Với hình thức này đảm bảo cho công ty nắm bắt một cách nhanh nhất những khúc mắc trên thị trường và đưa ra những hướng giải quyết một cách chính thống. Đồng thời đây cũng là cách mà công ty nắm quyền quản lý kênh, điều chỉnh các hoạt động trong kênh.
2.4.2. Những hạn chế của hệ thống kênh phân phối hiện tại
Kênh phân phối tuy đã có những thành tựu tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế do công ty mới gia nhập thị trường và kinh doanh trên một lĩnh vực hoàn toàn mới nên chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý hệ thống.
Hiện tại bộ phận phòng marketing tại công ty mới được thành lập còn chưa có kinh nghiệm trong công việc, việc đề xuất và thực hiện các chương trình khuyến mại cũng như việc thực hiện cung cấp các vật dụng cho nhà hàng còn chậm, hình thức thiết kế hình ảnh của sản phẩm còn chậm và luôn trong tình trạng đáp ứng không kịp các yêu cầu ngoài thị trường mà hệ thống kênh yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức kênh vẫn chưa hoàn thiện. vẫn đang trong thời kỳ mới gia nhập thị trường, mọi cấu trúc đang trong giai đoạn “thử, sai, sửa”. nhận thấy chức vụ Giám sát PG trong khu vực một nhà phân phối quản lý là không cần thiết và gây nhiều cản trở trong việc điều động PG tới những điểm bán cần thiết của Nhân viên bán hàng. Do nhân viên bán hàng là người trực tiếp lăn lộn trên thị trường, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng (nhà bán lẻ) họ sẽ có những quyết định liên quan đến việc thuyên chuyển PG giữa những điểm bán để đạt hiệu quả công việc. nhưng hiện tại khi muốn điều động PG thì nhân viên bán hàng phải thông qua Giám Sát PG. đồng thời Giám sát PG cũng là người chấm công, tổng hợp doanh số của các PG. một vấn đề nữa là Nhân viên bán hàng nếu muốn biết thêm thông tin tại điểm bán thì phải liên hệ với giám sát PG để lấy thông tin. Điều đó tạo nên sự chồng chéo trong quản lý và hệ thống sẽ phản ứng lại thị trường một cách chậm chạp hơn
Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp. Hiện tại việc giám sát thị trường, nhân viên bán hàng, PG đều do Giám sát bán hàng, Giám sát tiếp thị và nhà phân phối thực hiện trong khi đó hoạt động giám sát 3 lực lượng này đều do giám đốc thực hiện là chủ yếu và chỉ thông qua những báo cáo từ Giám sát bán hàng và Nhà phân phối. việc kiểm tra, kiểm soát trong bộ phận thanh tra vẫn còn yếu. Đồng thời những hoạt động báo cáo hàng ngày của nhân viên chưa được thực hiện một cách đầy đủ dẫn đến tình trạng đã xuất hiện những móc ngoặc giữa Giám sát bán hàng và Nhà phân phối nhằm tham ô, tham nhũng
Xuất hiện tình trạng chẩy máu trong kênh, đó là hiện tượng Nhân viên bán hàng cùng với Giám sát bán hàng bán hàng của nhà phân phối ra trái khu vực nhằm đạt chỉ tiêu hàng tháng. Điều này gây ra tình trạng xung đột trong kênh khi nhà phân phối khác biết được và sẽ xẩy ra tranh chấp, đồng thời cũng gây hỗn loạn giá trong bán lẻ.
Do mới gia nhập vao thị trường nên trong thời điểm vừa qua việc tuyển chọn nhà phân phối tại khu vực Hà Nội vẫn chưa đạt được chất lượng đồng đều. Đồng đều về năng lực tài chính, năng lực kho bãi và năng lực quản lý. Vẫn có những nhà phân phối không đạt những yêu cầu nhưng vẫn được lựa chọn do việc tìm kiếm được nhà phân phối chuyên ngiệp là khó khăn. Đồng thời sản phẩm là mới gia nhập thị trường nên việc tìm kiếm nhà Phân phối và đàm phán về mức lợi nhuận và quyền hạn rất khó khăn
Hiện tại tốc độ mở rộng thị trường tại các khu vực mà mỗi nhà nhà phân phối quản lý là khác nhau. Độ bao phủ của sản phẩm trên thị trường là không đồng đều do sự hợp tác giữa nhà phân phối và công ty không chặt chẽ. Nhiều nhà phân phối chỉ hoạt động như một kho chứa hàng và không có những hoạt động hỗ trợ công ty trong việc phát triển thị trường.
Sự thay đổi thường xuyên của đội ngũ nhân viên bán hàng và PG cũng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu sản phẩm với khác hàng. Đồng thời phải tuyển dụng thường xuyên lực lượng PG tại mỗi khu vực dẫn đến tình trạng PG thiếu chuyên nghiệp trong việc mời chào, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Nhìn chung cơ cấu và hoạt động quản lý kênh trong thời điểm hiện tại đã đạt được nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng có không ít mặt hạn chế cần phải được khắc phục. với cấu trúc hiện tại đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng một cách nhanh trong thị trường. sản phẩm đã có sức lan tỏa nhanh chóng. Chỉ hơn 5 tháng sau khi chính thức gia nhập thị trường sản phẩm rượu AVINAA đã có mặt hơn 36 tỉnh thành miền Bắc và miền Trung tới Thừa Thiên Huế. Bài toán đặt ra hiện tại là công ty cần cải tổ lại hệ thống và phương pháp quản lý, làm việc của các thành viên trong kênh cũng như cách thức làm việc của đội ngũ chăm sóc khách hàng của công ty để cho phù hợp với tình hình mới. Giai đoạn tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là hoạt động chăm sóc khách hàng, biến những khách hàng cũ thành những khách hàng trung thành và tiếp tục hoạt động mở rộng thị phần trong khu vực thị trường đang hoạt động.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phôi rượu Avina vodka của doanh nghiệp tại thị trường Hà Nội
3.1. Dự báo môi trường kinh doanh và khả năng kinh doanh của công ty trong linh vực rượu trong thời gian tới
3.1.1. Môi trường vĩ mô
3.1.1.1 Môi trường Nhân khẩu học
Quy mô dân số
Việt Nam hiện nay có khoảng 87 triệu dân, xếp thứ 12 trên toàn thế giới về quy mô dân số, cùng với tốc độ tăng dân số nhanh vào khoảng 1.98%/năm. Đặc biệt thành phố Hà Nội hiện có 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ. Đây là số liệu thống kê mới nhất được thể hiện qua đợt tổng kiểm tra định kỳ về nhân khẩu, hộ khẩu năm 2007 trên địa bàn thủ đô do Công an thành phố Hà Nội thực hiện. Những số liệu trên là cơ sở để chứng minh rằng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là một thị trường rất tiềm năng cho dòng sản phẩm rượu Avinavodka của công ty.
Cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho thấy, có 1/3 dân số Việt Nam sử dụng bia rượu. Tỷ lệ lạm dụng rượu là gần 1/5 (đối với bia, tỷ lệ này thấp hơn).
Tỷ lệ sử dụng bia rượu cao nhất ở những người học vấn trên đại học với 77%, tiếp đó là trình độ đại học cao đẳng với 46%. Ở những người học vấn tiểu học, con số này chỉ là 27%. Nếu tính theo ngành nghề thì cán bộ nhà nước, người làm trong các doanh nghiệp, hưu trí và lao động tự do có tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn cao hơn hẳn so với nhóm buôn bán nhỏ, nông dân, người thất nghiệp, mất sức lao động và ngành nghề khác.
Mức an toàn trong sử dụng rượu là 3 đơn vị/ngày đối với nam và 2 đơn vị /ngày đối với nữ. Mỗi đơn vị tương đương 3 lon bia, hoặc 3 chén rượu vang 125 ml, hay 3 chén rượu mạnh 40 ml. Dùngquá mức này được coi là lạm dụng.
Mặc dù tỷ lệ dùng chỉ ở mức trung bình nhưng nông dân lại xếp hàng đầu trong mọi ngành nghề về lạm dụng rượu. Tình trạng này cũng khá nặng nề ở những người làm trong doanh nghiệp và lao động tự do. Nếu xếp theo trình độ, nhóm học vấn thấp lại tập trung nhiều "đệ tử Lưu Linh" nhất, đặc biệt là những người không biết chữ. Tuy nhiên, những người có trình độ sau đại học cũng không thua kém họ bao nhiêu về tỷ lệ lạm dụng rượu.
Người dân tộc thiểu số tuy không nhỉnh hơn người Kinh về tỷ lệ uống rượu nhưng mức lạm dụng lại cao gấp đôi; cứ 3 người uống thì 2 người lạm dụng.
Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, mức độ sử dụng bia rượu ở người Việt Nam khá cao: 6,4 đơn vị/ngày, cao gấp đôi so với tiêu chuẩn an toàn. Lý do bắt đầu uống chủ yếu do sự tác động của bạn bè và trạng thái hưng phấn của cá nhân. Phần lớn lượng rượuđược tiêu thụ là lại được sản xuất thủ công, loại rượu có nguy cơ gây độc cao do chưa được loại bỏ hết các tạp chất.Sự gia tăng mức sống của người dân
Mức sống của người dân Việt Nam không ngừng được tăng cao nhất là ở các thành phố lớn với thu nhập trung bình của người dân tăng nhanh cùng với những dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí, vui chơi… Người dân càng quan tâm đến những sản phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe. Đây là một điều thuận lợi đối với sản phẩm rượu Avinavodka với ưu điểm sẵn có là loại bỏ được hoàn toàn các chất độc hại với cơ thể mà các sản phẩm rượu thông thường không làm được.
3.1.1.2 môi trường văn hóa
Văn hóa uống rượu của người Việt Nam xưa và nay.
Rượu nói chung và vodka nói riêng là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người theo năm tháng lịch sử. Từ thời cổ đại đến nay, rượu đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo và thờ cúng. Nguyên thuỷ, rượu là một thức uống bổ dưỡng của con người và đã được sử dụng rộng rãi mang tính chữa bệnh, sát trùng và giảm đau. Loại thức uống giải khát này giữ vai trò tất yếu, góp phần làm tăng sự vui thú và chất lượng cuộc sống con người. Rượu có thể là một xúc tác xã hội, có thể mang lại sự thư giãn, sự dễ chịu mang tính dược liệu và làm tăng sự ngon miệng. Mặc dù rượu thường bị sử dụng một cách không đúng bởi người uống, rượu vẫn được minh chứng là thức uống có ích lợi đối với đại đa số con người và được xem là ‘Hoàng đế của các bữa tiệc’.
Người Việt Nam nói chung từ xưa đến nay đều sử dụng rượu là một loại thức uống phổ biến dùng trong các bữa ăn. Họ lấy rượu ra làm thú vui, giúp họ có thể nói chuyện, tán gẫu nhiều hơn, kéo dài thời gian ăn uống hơn. Họ có thể uống rượu khi chung vui, chia buồn, thậm chí khi rảnh rỗi không có việc gì làm thì lấy rượu ra làm cớ để ngồi tán gẫu với nhau. Đối tượng uống rượu xưa chỉ có nam giới, ngày này, đối tượng uống rượu mở rộng hơn và nữ giới cũng dùng đồ uống này phổ biến nhất là trong những sản phẩm rượu nhẹ như rượu vang. Tuy nhiên đối với sản phẩm rượu nặng như Vodka thì đối tượng uống chủ yếu là nam giới.
Khu vực miền núi như các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng…, người dân có thói quen uống rượu trong tất cả các bữa ăn hàng ngày và thậm chí trong cả những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên người tiêu dùng ở thị trường Hà Nội với lối sống công nghiệp thì việc uống rượu hàng ngày như thế là hoàn toàn không phù hợp, mặc dù vậy trong các bữa tiệc hay trong giao dịch kinh doanh thì khá phổi biến.
Rượu nghiện rượu được xếp hàng thứ năm trong 10 nguy cơ đối với sức khỏe nhưng người dân chưa quan tâm nhiều đến tác hại của nó. Nhiều người vợ thường xuyên mua rượu và đồ nhắm cho chồng uống vì cho rằng như thế là chiều chồng. Tập quán và chuẩn mực văn hóa ở nhiều địa phương, nhất là nông thôn lại coi chén rượu là "đầu câu chuyện", không thể thiếu trong các buổi hội hè, đình đám, các lễ chạm mặt, ăn hỏi, ma chay...
Văn hóa uống rượu trong giao dịch kinh doanh.
Người Việt Nam thường lấy bữa ăn ra làm lời chào, sự làm quen nhất là trong sự khởi đầu trong kinh doanh. Trong bữa ăn, người kinh doanh không chỉ bàn chuyện công việc mà còn có thể nói về gia đình, bạn bè của nhau nhằm chiếm được tình cảm của đối tác từ đó dẫn đến sự thuận lợi trong giao dịch kinh doanh. Và đồ uống có cồn như bia, rượu là thức uống không thể thiếu trong bữa ăn đó. Bia, rượu không chỉ giúp kéo dài câu chuyện trong bữa ăn mà còn là một chất kích thích khiến con người dễ dàng nói ra suy nghĩ của mình trong kinh doanh, giúp các bên lợi dụng để moi thông tin từ đối thủ để đạt được những điều khoản có lợi trong đàm phán.
3.1.1.3. môi trường chính trị luật pháp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu.
Rượu là một trong những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đó bất kỳ sự thay đổi nào về thuế suất cũng đều ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với rượu từ 20 độ trở lên từ 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2102 áp dụng thuế suất 45%. Còn từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng thuế suất là 50%. Rượu dưới 20 độ được áp dụng mức thuế suất 25%. Trước đó các sản phẩm này có thuế suất từ 40-75%. "Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng và không loại trừ giá trị vỏ bao bì", trích nội dung Công văn số 5371/TCT-CS.
Điều này gây khó khăn hơn đối với công ty Avinaa bởi dòng rượu Avinavodka là rượu Vodka thường có độ rượu từ 30 đến 40 độ.
Luật cấm quảng cáo đối với sản phẩm rượu.
“Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 16 độ trở lên chỉ được phép quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất, trong nhà của các đại lý tiêu thụ nhưng phải đảm bảo người ở vi trí bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng đại lý không đọc được, không nghe được, không xem được.
Trong những dịp mừng năm mới, ngày kỷ niệm thành lập của doanh nghiệp, được đăng, phát sóng một lần trên báo chí lời chúc mừng khách hàng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của mình”
Đoạn văn trên đây được trích ra từ thông tư hướng dẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 32/1999/NĐ/CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ. Đây là một trở ngại lớn đối với việc truyền thông hình ảnh sản phẩm mới của công ty.
Luật về sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông
Trước đây, Luật Giao thông đường bộ năm 2001 nghiêm cấm: “Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng”.
Hành vi uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông. Với mục tiêu tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng có quy định chặt chẽ hơn đối với hành vi sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cụ thể: nghiêm cấm người “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở không được “vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở ”. Như vậy, với những đối tượng điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường, do mức độ nguy hiểm cao hơn nên Luật quy định nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia...).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường, tuy Luật không cấm nhưng quy định nồng độ cồn thấp hơn so với quy định của Luật năm 2001 và là mức 35 nước trên thế giới áp dụng. Với quy định nồng độ cồn như vậy thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cũng chỉ có thể được uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn.
Về xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn, Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 của Chính phủ quy định phạt tiền từ một triệu đến ba triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe 60 ngày đối với người điều khiển ô tô; 400 – 800 nghìn đồng, bị tước quyền sử dụng GPLX 30 ngày và đình chỉ lưu hành phương tiện 10 ngày đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 146/2007/NĐ-CP sắp tới, hành vi này sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn nữa, nhất là đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Như vậy, khi nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới có hiệu lực sắp tới, để không bị phạt thì mọi người trước khi nhậu cần biết ngưỡng tửu lượng của mình. Và nếu lỡ chén thì nên bắt taxi mà về nhà hoặc nhờ người khác chở về. Đã uống rượu bia thì không lái xe.
Đây cũng là một điều luật ảnh hưởng và chi phối không nhỏ đến thói quen uống rượu của người dân.
3.1.1.4. Môi trường Kinh tế
Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
Người dân Việt Nam hiện nay có thu nhập trung bình thấp (1.000- 4.000 USD/người/năm), Trong đó mức Trung bình trung bình (4.000- 8.000 USD/người/năm) và trung bình cao (tức 8.000-9.600- 9.800 USD/người/năm). Còn trên 10.000 USD/người/năm là nước có thu nhập cao và gia nhập nhóm OECD (các nước phát triển mới). Điều này khiến cho việc tiêu thụ những sản phẩm cao cấp trở nên hạn chế và chỉ ở tầng lớp người dân có thu nhập khá trở lên trong xã hội.
Tuy nhiên thu nhập trung bình của người dân Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng nhất là ở các thành phố lớn là một điều kiện thuận lợi đối với những dòng sản phẩm có chất lượng cao.
Xu hướng tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đây là một xu hướng chưa phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên khi nhắc đến hàng Việt Nam chất lượng cao thì vào thời điểm hiện nay không ai phủ nhận về mặt chất lượng của những thương hiệu Việt thành công như Vinamilk, trà xanh O độ, Diana, công ty Masan Food với thương hiệu Chinsu, café G7, Vinacafe, dầu gội Xmen… Điều này khẳng định hàng Việt Nam chất lượng cao đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên nhắc đến dòng sản phẩm rượu thì rượu Việt Nam chưa mang lại được niềm tin về chất lượng sản phẩm từ người tiêu dùng. Các sản phẩm được đánh giá là thực sự chất lượng là các loại rượu ngoại.
Hiện nay không có một thương hiệu rượu nội nào được coi là mạnh trên tầm quốc gia. Ở Hà Nội, nổi tiếng với rượu Vodka Hà Nội tuy nhiên ở ngoài khu vực Hà Nội
Xu hướng tiêu dùng hàng ngoại.
Đây là một xu hướng phổ biến tại Việt Nam, tâm lý sính ngoại không chỉ phổ biến tại tần lớp có thu nhập cao mà nó cũng lan sang cả đối với những người dân có thu nhập trung bình khá. Xu hướng này cũng là một điều dễ hiểu bởi các sản phẩm ngoại nhập với các thương hiệu nổi tiếng thường có được chất lượng cao do được sản xuất bởi những công ty đa quốc gia với quy trình sản xuất tiêu chuẩn quốc tế. Xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ đối với sản phẩm rượu.
Từ lâu người tiêu dùng Việt Nam thường quen uống những sản phẩm rượu tự chế biến hay rượu được sản xuất trong khu vực mình sinh sống. Nền kinh tế phát triển tạo nên xu hướng mở rộng sản xuất nhưng với khả năng tổ chức quản lý kém, chưa có hiểu biết, nhận thức về Marketing cộng với sự thắt chặt của phát luật đối với sản phẩm rượu khiến các công ty trong nước không thể mở rộng thị trường trong phạm vi cả nước. Các sản phẩm rượu ngoại nhập với chất lượng vượt trội đã hoàn toàn chinh phục được tầng lớp có thu nhập cao tại Việt nam, tuy nhiên do giá cả quá cao nên hầu hết những tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình khá thường sử dụng các sản phẩm rượu trong nước với chất lượng kém hơn. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam như Avinaa khảng định thương hiệu.
3.1.1.5. Môi trường xã hội
Nhóm tham khảo và vai trò của người hướng dẫn dư luận
Như ở trên đã phân tích, rượu được sử dụng và tiêu dùng nhiều nhất trong các bữa tiệc và trong mỗi bữa tiệc luôn có một người khởi xướng, một người quyết định loại rượu cần uống. Người này thông thường là người chịu chi phí chính cho bữa tiệc, hay là người ưa thích và sành uống rượu. Trong bữa tiệc của người nước ngoài có thể mỗi người dùng đồ uống tự chọn khác nhau nhưng trong bữa tiệc của người Việt Nam, mọi người thường dùng chung một loại đồ uống. Bởi tính cộng đồng và cả nể của người Việt Nam khiến họ luôn có xu hướng giống nhau để thể hiện sự hòa đồng của mình. Điều này càng khiến cho vai trò của người hướng dẫn dư luận trong nhóm trở nên mạnh mẽ.
3.1.1.6. Môi trường Công nghệ
Công nghệ sản xuất rượu quốc tế và trong nước.
Nguyên liệu chính
Vodka là loại đồ uống chiếm đa số ở các nước Đông Âu. Nó được làm bằng cách lên men sau đó chưng cất dung dịch đường lên men và xử lý sau chưng cất. Nguyên liệu để sản xuất vodka chủ yếu được làm từ ngũ cốc, khoai tây, sắn, gỉ đường hoặc từ một số các loài cây. Ở Nga, vodka được sản xuất chủ yếu từ lúa mì và lúa mạch trong khi ở Ba Lan lại dùng khoai tây hoặc lúa mạch để sản xuất. Thụy Điển và các nước vùng Baltic thường sử dụng lúa mì để sản xuất vodka. Nhìn chung các nước Châu Âu và phương tây do họ quen dùng khoai tây và bánh mì trong các bữa ăn hàng ngày của họ nên nguyên liệu mà họ thường sử dụng để sản xuất vodka cũng vì thế mà họ chọn là lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây.
Tuy nhiên, ở Châu á do người dân thường sử dụng cơm cho các bữa ăn thường ngày của mình nên nguyên liệu sử dụng cho vodka nói riêng và rượu nói chung thường được làm từ gạo. Việc sử dụng các vodka có nguồn gốc từ gạo đối với người Châu á sẽ không gây ói cay giống như khi họ uống rượu vodka có nguồn gốc sản xuất từ lúa mì, lúa mạch hoặc khoai tây. Nguyên nhân chủ yếu là do người Châu á khi uống rượu gạo sẽ quyen với dạ dầy của mình và họ sẽ cảm nhận được vị ngọt sâu ở đầu lưỡi và vòm họng.
Các loại vodka làm từ nguyên liệu như sắn, gỉ đường hoặc bằng các nguyên liệu thứ cây khác là loại vodka rẻ tiền và dùng cho những vodka không tên tuổi trên thị trường.
Chưng cất
Việc lựa chọn phương thức chưng cất, công nghệ chưng cất có ý nghĩa căn bản quyết định tới chất lượng vodka. Đây là điều kiện cần để có được vodka chất lượng bởi lẽ cùng một loại nguyên liệu như nhau nhưng phương pháp chưng cất khác nhau sẽ cho ra chất lượng vodka khác nhau. Nhìn chung, tất cả các loại vodka đều được sản xuất qua quy trình chưng cất bằng cách đun sôi dung dịch đường đã lên men ở nhiệt độ cao để bốc hơi sau đó hơi cồn qua bộ phận làm lạnh để ngưng tụ lại thành cồn ở dạng lỏng.
Mặc dù vậy, công nghệ chưng cất cũng đa dạng. Công nghệ thủ công theo phương pháp truyền thống nấu rượu của dân gian là họ dùng một nồi to để chưng cất và cho dẫn hơi cồn qua hệ thống ruột gà làm bằng đồng để trong bể nước lạnh để ngưng tụ và cho ra cồn rượu dạng lỏng. Rượu làm từ phương pháp này không khử được các chất độc tố Anđêhít, Methanol hay Fuferol và nhiều tạp chất không có lợi cho sức khoẻ khác do tất cả các tạp chất này đều bay hơi và cùng ngưng tụ với Ethanol (Rượu).
Theo các chuyên gia phân tích thì loại rượu này có hàm lượng độc tố cao gấp hơn 200 lần so với mức chuẩn cho phép. Chính vì vậy nếu loại rượu này sau khi chưng cất xong mà mang ra uống ngay thì người uống sẽ bị đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, háo nước hoặc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh về mặt lâu dài. Bản thân rượu sản xuất theo công nghệ thủ công này cũng không qua các khâu xử lý sau chưng cất như lọc, tinh chế, lên hương nên rượu uống cũng không được êm dịu và tinh khiết.
Nếu rượu này được mang đi hạ thổ hoặc ủ lâu thì các độc tố sẽ dần dần được loại bỏ nhờ quá trình tự nhiên của việc các thành phần độc tố sẽ tác dụng với các chất khác trong thành phần của rượu. Cho nên, các nhà khoa học và kinh nghiệm cổ truyền chỉ ra rằng đối với rượu sản xuất từ phương pháp thủ công thì bắt buộc phải ủ lâu từ 01 năm trở lên mới nên uống.
Ngày nay, loại chưng cất thủ công như trên chỉ tồn tại ở những vùng nông thôn hoặc những nước đang phát triển và chậm phát triển.Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển quá trình chưng cất đựợc thực hiện trên dây truyền 3-5 tháp tự động liên hoàn. Đây là quá trình chưng cất khép kín tự động và mỗi tháp sẽ được chưng ở một nhiệt độ khác nhau để từ đó làm bay hơi các chất khác nhau để tách lọc những chất như Anđêhít, Methanol, Fuferol và các tạp chất không có lợi cho sức khỏe ra khỏi cồn rượu. Quá trình này được thực hiện dựa trên nguyên lý là mỗi chất hóa học sẽ bay hơi ở nhiệt độ khác nhau nên việc chưng qua nhiều tháp liên hoàn là để tách lọc các tạp chất khỏi rượu vodka.
Tinh chế sau chưng cất
Nếu khâu chưng cất được xem là điều kiện cần để có rượu vodka ngon thì khâu tinh chế sau chưng cất chính là điều kiện đủ để có vodka đặc biệt ngon và êm dịu. Nhìn chung cốt rượu (cồn rượu) sau chưng cất thường có nồng độ lơn hơn 90 độ cồn. Nên cốt rượu sẽ phải được trung hòa với nước để hạ nhiệt độ cồn xuống khoảng 40 vol cồn hoặc dưới 40 vol cồn để trở thành vodka.
Về nguyên tắc, vodka là loại dung dịch không màu trong suốt, không vị, không mùi. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất thường pha trộn thêm những hương liệu khác để tạo ra vodka có những màu, mùi, vị đặc biệt riêng cho vodka của mình. Đối với những cơ sở sản xuất vodka thủ công hoặc sử dụng công ngệ đơn giản sản xuất vodka thì các khâu phối trộn hay chiết rót đều rất thô sơ không bảo đảm đồng đều về chất lượng thậm chí không an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở này bỏ qua các khâu quan trọng của quá trình lọc tinh để khử đi những mùi khét, hôi của cồn; hay lọc lại những hạt bụi lơ lửng của dung dịch rượu để bảo đảm độ tinh khiết và thường họ không ủ, không lên hương mà đem đóng chai ngay cho người tiêu dùng.
Đối với các đơn vị sản xuất chuyên nghiệp thì vodka có thể được tinh chế qua nhiều khâu đoạn sau chưng cất như: Khuấy trộn, lọc sơ bộ, lọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ðề- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối rượu avinavodka tại khu vực thị trường hà nội.docx