Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU 2

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2

1.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị 4

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 6

1.2.2.1.Chủ tịch Hội đồng quản trị 6

1.2.2.2. Tổng giám đốc 6

1.2.2.3 Phòng hành chính nhân sự 6

1.2.2.4 Phòng tài chính kế toán 7

1.2.3.5 Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ 7

1.2.2.6 Phòng kinh doanh 7

1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 8

PHẦN II 9

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU 9

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 9

2.1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM 9

2.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG 11

2.1.2.1. Đặc điểm khách hàng 11

2.1.2.2. Đặc điểm thị trường 11

2.1.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 12

2.1.3.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 12

2.1.3.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 12

2.1.4. CÁC TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI 12

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 13

2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường 13

2.2.2. Mục tiêu và căn cứ xây dựng kênh phân phối 13

2.2.2.1. Mục tiêu xây dựng kênh phân phối 13

2.2.2.2. Căn cứ lựa chọn kênh phân phối 13

2.2.2.3. Đặc điểm của sản phẩm 13

2.2.2.4. Đặc điểm khách hàng 15

2.2.2.5. Môi trường cạnh tranh 15

2.3. HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 15

2.3.1. Hệ thống kênh phân phối 15

2.3.2. Thành viên của kênh phân phối 17

2.3.2. Thành viên của kênh phân phối 18

2.3.3. Tuyển chọn thành viên kênh 18

2.3.4. Khuyến khích các thành viên 18

2.3.5. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 18

2.4. HIỆU QUẢ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 19

2.4.1. Hoạt động của kênh phân phối của Công ty 19

2.4.1.1. Công tác kho dự trữ 19

2.4.1.2. Phương tiện vận chuyển 19

2.4.1.3. Thị trường 19

2.4.1.4. Khách hàng 20

2.4.1.5. Giá cả 20

2.4.1.6. Khuyến mại 20

2.4.1.7. Hỗ trợ 21

2.4.2. Kết quả của kênh phân phối 21

3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 22

3.1. ƯU ĐIỂM: 22

3.2. NHƯỢC ĐIỂM: 23

3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm 23

3.3.1. Hạn chế trong thiết kế kênh phân phối 23

3.3.3. Hạn chế trong lựa chọn thành viên kênh 24

3.3.4. Hạn chế trong sự phối hợp đồng bộ các chính sách Marketing - Mix 24

PHẦN III: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 25

1. Các giải pháp về thiết kế kênh phân phối 25

2. Tăng cưòng quản lý thành viên kênh 26

2.1. Tuyển chọn thành viên kênh 26

2.2. Khuyến khích các thành viên kênh 26

2.3. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh 27

3.1. Chính sách sản phẩm trong quản lý kênh 28

3.2. Chính sách giá cho sản phẩm 28

3.3. Chính sách xúc tiến qua kênh Marketing 28

KẾT LUẬN 30

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các năm 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG 2.1.2.1. Đặc điểm khách hàng Đó là những nhà thầu công trình, các Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng...Họ có nhu cầu lớn và đồng bồ về xây lắp các hạng mục cửa, vách ngăn của công trình xây dựng mới. Khách hàng chủ yếu của Công Ty Eurowindow là: Các nhà thầu lớn Các ban quản lý dự án, các Công ty môi trường đô thị của các địa phương Các khách sạn liên doanh, các toà nhà cao tầng Các nhà máy Nhiều đại lý và các cửa hàng bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước 2.1.2.2. Đặc điểm thị trường  Sau bảy năm kể từ ngày sản phẩm Eurowindow có mặt trên thị trường Việt Nam 29/08/2003 đến nay, trên cả nước hiện đã có hàng chục nghìn công trình bao gồm các toà nhà văn phòng, khách sạn, chung cư, biệt thự, căn hộ… trên cả nước sử dụng sản phẩm cửa Eurowindow. Hiện nay, các sản phẩm của Eurowindow đã có mặt tại rất nhiều các công trình, với hệ thống phân phối bao gồm các Showroom và đại lý phân phối sản phẩm tại hầu khắp tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng cũng được các nhân viên kinh doanh thực hiện một cách chuyên nghiệp và thường xuyên từ đó các thông tin về công trình và khách hàng luôn được cập nhật nhanh chóng và được chăm sóc, xử lý kịp thời.Là một thương hiệu có uy tín, được người tiêu dùng tin cậy, sản phẩm Eurowindow chiếm thị phần lớn về dòng sản phẩm cửa nhựa tại Việt Nam bao gồm cửa sổ, cửa đi và vách ngăn. Thị trường chính của công ty eurowindow chủ yếu là thị trường trong nước. với nhiều loại công trình như biệt thự, chung cư, toà nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại…. Bảng 8: So sánh về thị trường giữa 3 miền qua các năm. (Đơn vị tính: %) Năm\ Thị trường Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 2006 55 4 41 2007 50 5 45 2008 43 9 48 2009 55 7 38 2.1.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Sản phẩm của cửa sổ Eurowindow có ưu điểm nổi trội hơn hẳn các loại cửa làm từ vật liệu truyền thống (gỗ, nhôm) về tính cách âm, cách nhiệt, không cong vênh, co ngót, an toàn cháy, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe, thích hợp với mọi kiểu dáng kiến trúc… 2.1.3.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh hiện tại chủ yếu là các công ty sản xuất cửa sổ nhựa u-PVC Công ty Cổ phần Tập đoàn Sản xuất Cửa sổ Hà Nội – Hanowindow Công ty CP Xây dựng và nội thất Việt Hùng Cường Công ty Bình Gia (smartwindows) Công ty cửa nhựa G7WINDOW Cửa sổ công nghệ Châu Âu (sarawindow) Công ty TNHH Cửa Sổ Việt Châu Á. 2.1.3.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các công ty sản xuất nhựa u-PVC, các công ty sản xuất cửa nhựa u-PVC ở nước ngoài hiện chưa thâm nhập vào thị trường Việt Nam. 2.1.4. CÁC TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI Việc phân phối sản phẩm rộng rãi trên khắp các tỉnh thành, khu vực là rất khó khăn và phức tạp. Những trung gian phân phối sẽ giúp công ty phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không gặp phải những trở ngại do khác biệt về không gian và thời gian Hiện Eurowindow đã liên kết với nhiều trung gian thương mại tại 3 miền như: Miền Bắc: có 9 đại lý tại các tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Thọ, Hải Dương, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình. Miền Trung: có 8 Đại Lý tại các tỉnh gồm Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, Phú Yên, ĐăkLắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận. Miền Nam: có 16 Đại Lý tại các tỉnh như Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Bên Tre, Bình Dương, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang 2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường Công ty đã thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu khách hàng để đưa ra những sản phẩm mới để phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Không những thế công ty còn nghiên cứu thêm 2.2.2. Mục tiêu và căn cứ xây dựng kênh phân phối 2.2.2.1. Mục tiêu xây dựng kênh phân phối Đây là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối. Mục tiêu của kênh sẽ định rõ kênh phân phối vươn tới thị trường nào với mục tiêu nào? Đối với công ty Eurowindow, mục tiêu hàng đầu là: "Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty tại Việt Nam". Do đó, kênh phân phối được lựa chọn phải đáp ứng tối đa lượng nhu cầu tiêu dùng. Có nghĩa là công ty cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của mình tới càng nhiều khách hàng càng tốt. 2.2.2.2. Căn cứ lựa chọn kênh phân phối Vấn đề quan trọng đặt ra đối với người quản lý kênh phân phối là lựa chọn được kênh phân phối thích hợp cho sản phẩm của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc đó, Công ty đã thực hiện lựa chọn kênh phân phối dựa trên những căn cứ cơ bản sau: 2.2.2.3. Đặc điểm của sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là những sản phẩm có một số đặc điểm chủ yếu là: a, tính cách âm, cách nhiệt. Cửa sổ Eurowindow là tập hợp đồng bộ của các linh kiện như khung nhựa định hình, hộp kính, gioăng,... được thiết kế nhằm mục đích đạt hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao nhất, vượt xa các loại cửa làm từ những vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm. Đi kèm với khả năng cách âm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cửa sổ Eurowindow còn có khả năng cách nhiệt gấp từ 2-4 lần so với các loại cửa thông thường, giúp tiết kiệm điện năng sưởi ấm và làm mát căn phòng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. b, tính ổn định cao, không cong vênh, co ngót Khác với các cửa gỗ thông thường hay bị cong vênh co ngót trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, sản phẩm cửa Eurowindow luôn giữ được độ chuẩn xác của cấu trúc và vẻ đẹp ban đầu trong suốt thời gian sử dụng. Sự ăn khớp giữa khuôn và cánh cửa luôn đảm bảo độ kín, khít, giữ nhiệt cho căn phòng của bạn ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Không cong vênh co ngót, bạc màu, giữ màu sắc tưới sáng. c, an toàn cháy Kiến trúc và phân bố nhà không theo quy hoạch thống nhất là đặc thù của đô thị Việt Nam. Thực tế đó đã gây nên tình trạng bất lợi đối với công tác phòng cháy và chữa cháy. Do vậy, vấn đề lựa chọn vật liệu xây dựng chống cháy là yêu cầu và cũng là mục tiêu cần phải đạt được. Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đó, cửa sổ Eurowindow được sản xuất bằng vật liệu Polymer và phụ gia chống cháy, không bị phân huỷ thành các thành phần dễ cháy khác ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao. Với nhiệt độ gần 1000 độ C của đèn khò, thanh uPVC chỉ biến dạng mà không bén cháy, loại bỏ hẳn quá trình phát tán ngọn lửa qua cửa. d, hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng. Tiết kiệm điên năng, bền, ít phải sơn sửa, bảo dưỡng định kỳ. Trong thiết kế xây dựng, ngân sách dành cho cửa gỗ chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí vật liệu. Với ngân sách này, hoàn toàn có thể lựa chọn phương án cửa làm từ vật liệu uPVC cao cấp với những ưu điểm mà cửa gỗ cũng như cửa nhôm không thể sánh được: cách âm, cách nhiệt, không đòi hỏi tu bổ định kỳ, duy trì chất lượng sử dụng cao trong thời gian hàng chục năm ... Hơn thế nữa, hạn chế thất thoát nhiệt đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện năng cho làm mát và sưởi ấm căn phòng. Chỉ sau vài năm sử dụng, cửa sổ từ thanh nhựa uPVC sẽ bù đắp lại toàn bộ chi phí lắp đặt ban đầu. So với cửa nhôm, tuy chi phí đầu tư ban đầu cho cửa nhựa tương đối cao, song theo thời gian, hiệu quả kinh tế nhờ tiết kiệm chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng mà cửa nhựa đem lại sẽ ngày càng được thể hiện rõ rệt hơn. Những ưu điểm riêng khác như tính tiện dụng của bộ phụ kiện kim khí, cánh cửa đóng khít và ổn định, cửa không cong vênh hoặc co dãn, bề mặt khung cửa giữ màu sắc tươi, ... cũng là những luận cứ khách quan khẳng định tính kinh tế trước mắt cũng như lâu dài của việc lựa chọn cửa sổ từ thanh Profile định hình uPVC. e. nhiệt đới hoá, phù hợp với các điều kiện khí hậu Việt Nam. Luôn bền bỉ trước khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều. Đặc tính quý báu nổi bật của vật liệu uPVC là tuổi thọ rất cao do vật liệu này không bị ôxy hoá, không bị lão hoá hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axit. Việc sử dụng chất phụ gia (Additives) và chất ổn định (Stabilizers) trong công thức phối liệu đã tạo ra sự thích ứng của vật liệu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. f, đa dạng kích thước, kiểu dáng và màu sắc. Sản phẩm của Eurowindow có thể ứng dụng rộng rãi và phù hợp với mọi kiến trúc: toà nhà văn phòng, khách sạn, khu chung cư, biệt thự... 2.2.2.4. Đặc điểm khách hàng Đặc điểm, hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh. Các nhà thầu lớn: họ là những người có nhu cầu lớn và đồng bộ các sản phẩm của công ty Eurowindow. Các ban quản lý dự án, các Công ty môi trường đô thị của các địa phương: chủ yếu: họ là những người có nhu cầu lớn các sản phẩm của công ty Eurowindow. Các khách sạn liên doanh, các toà nhà cao tầng: Họ có nhu cầu rất đa dạng về các sản phẩm Cửa, vách ngăn và hành vi mua của họ luôn gắn liền với chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Các nhà máy: họ là những người có khả năng đòi hỏi sản phẩm của công ty mang lại kết quả thiết thực cho họ. Nhiều đại lý và các cửa hàng bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước: họ là những người có nhu cầu nhỏ lẻ và là những đại lý để phân phối sản phẩm cho công ty Những phân tích trên sẽ là những cơ sở cho việc lựa chọn các kênh phân phối cũng như quản lý kênh cho phù hợp với từng nhóm khách hàng. 2.2.2.5. Môi trường cạnh tranh Sản phẩm của Công ty cung cấp là sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm "vào sau" trong các sản phẩm của các hãng lớn trong lĩnh vực cửa nhựa. Sản phẩm của Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất vẫn là sản phẩm của các hãng cửa nhựa U-PVC. Các sản phẩm này đã có bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam và đã tạo dựng được hình ảnh, nhãn hiệu của mình. Là đại lý phân phối độc quyền của hãng cửa nhựa U-PVC của CHLB Đức và Italia tại miền Bắc Việt Nam, Công ty đã chủ động đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và không ngừng khẳng định vị thế của mình. Để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải có được hệ thống kênh phân phối hạn chế được những bất lợi này đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. 2.3. HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 2.3.1. Hệ thống kênh phân phối Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Một sản phẩm sẽ đi theo nhiều con đường vì vậy sẽ có nhiều kênh phân phối cho cùng một sản phẩm. Và cũng như nhiều bộ phận khác, hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty là một mạng lưới hỗn hợp gồm nhiều loại kênh khác nhau. Sau đây là những loại kênh phân phối hiện có tại công ty Eurowindow: - Các nhà phân phối (Đại lý cấp 1): là các tổ chức, cá nhân được Công ty lựa chọn để thực hiện công tác bán sản phẩm của Công ty tới khách hàng. - Các khách hàng mua lẻ: là chủ các công trình xây dựng, các nhà riêng, biệt thự tư nhân, các dự án, các nhà máy, nhà thầu... Hiện tại công ty Eurowindow có 21 SHOWROOM và nhiều POS bán hàng trên cả nước. Chủ trương trong năm 2010 công ty vẫn đang tiếp tục tìm kiếm địa điểm để triển khai thêm các Showroom và các POS ở những tuyến phố vật liệu xây dựng và tuyến đường chính có mật độ phát triển đô thị cao tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Bảng: Bản đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty 2.3.2. Thành viên của kênh phân phối Với mô hình kênh phân phối đã được thiết kế như trên, công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh hoạt động có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu tại Công ty Eurowindow. Việc quản lý này tập trung vào các hoạt động tuyển chọn và khuyến khích các thành viên kênh, giải quyết những vấn đề về sản phẩm, giá, xúc tiến qua kênh phân phối và đánh giá hoạt động của họ qua thời gian. 2.3.3. Tuyển chọn thành viên kênh Cũng giống như tuyển chọn lao động trong doanh nghiệp, trong quá trình tổ chức hoạt của kênh, Công ty thực hiện lựa chọn và thu hút những trung gian cụ thể tham gia vào kênh phân phối của mình. Hiện nay, Công ty chỉ sử dụng một số trung gian phục vụ cho hoạt động phân phối hàng hoá trên một khu vực thị trường nhất định. Thông qua phân phối hàng hoá, Công ty có thể phát triển mối quan hệ với các trung gian đã lựa chọn và hy vọng ở họ những nỗ lực bán hàng tốt hơn mức trung bình. Bằng cách lựa chọn có chọn lọc thành viên kênh, Công ty có thể chiếm lĩnh được phần thị trường thoả đáng với mức độ kiểm soát lớn hơn và chi phí thấp hơn so với các cách lựa chọn khác. Công ty đã có được một số trung gian phân phối nhỏ là các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên các tỉnh thành trên cả nước. Những cửa hàng đã tập trung ở một số khu vực và có tính chất đại diện cho cả vùng hay khu vực. 2.3.4. Khuyến khích các thành viên Các trung gian phân phối luôn đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhận thấy được vai trò to lớn đó, Công ty đã thường xuyên động viên, khuyến khích các trung gian để họ làm việc tốt nhất. Vì thực hiện giao hàng trực tiếp cho họ, nên Công ty có nhiều thời gian tiếp xúc, quan tâm và tìm hiểu nhu cầu của họ hơn. Thông tin được phản ánh chính xác hơn, kịp thời hơn giúp Công ty đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp. 2.3.5. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh Công tác quản lý và đánh giá thành viên kênh được thực hiện khá thường xuyên (theo tuần, tháng, quý). Công ty trực tiếp kiểm soát và đánh giá tất cả các thành viên kênh. Công việc này được giao cho cán bộ phòng kinh doanh - dự án thực hiện. Song với thị trường quá rộng, đôi khi Công ty không kiểm soát hết được các thành viên kênh để cho tình trạng bán không đúng giá, ứ đọng hàng... vẫn còn xảy ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 2.4.1. Hoạt động của kênh phân phối của Công ty 2.4.1.1. Công tác kho dự trữ Việc dự trữ hàng hoá trong các khâu phân phối là cần thiết. Bởi vì đầu vào và đầu ra của một doanh nghiệp ít khi cùng nhịp. Nó giúp giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian, địa điểm công ty có hàng với thời gian, địa điểm cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng. Tại công ty Eurowindow, công tác kho dự trữ luôn luôn được chú trọng. Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao tỷ lệ thực hiện các đơn hàng. Do đó đòi hỏi công ty phải có một kế hoạch xuất nhập hàng hợp lý. 2.4.1.2. Phương tiện vận chuyển Một yếu tố quyết định thành công trong phân phối đó chính là phương tiện vận chuyển. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá bán sản phẩm; đến việc đảm bảo giao hàng có đúng hẹn không, tình trạng của hàng hoá khi tới nơi và cuối cùng là đến sự thoả mãn khách hàng. Hiện nay, công ty chủ yếu thực hiện phân phối sản phẩm bằng ôtô. Một số đơn hàng, công tác vận chuyển do khách hàng chịu trách nhiệm nhưng phần lớn vẫn do công ty đảm nhiệm. Với khả năng hạn hẹp, công ty có xe riêng chuyên để vận chuyển saây là một thuận lợi của công ty vì không phải chịu chi phí thuê xe khi vận chuyển 2.4.1.3. Thị trường Hệ thống kênh phân phối được lựa chọn đã phân chia thị trường sản phẩm của công ty thành từng nhóm riêng biệt, có những đặc trưng cơ bản riêng. Thị trường người mua phần lớn là các dự án xây dựng như khách sạn, trung cư, nhà máy ...bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng. Đây là thị trường tiềm năng của Công ty với những khách hàng có nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Với tư cách là người tiêu thụ hàng hoá, họ luôn được công ty đặc biệt quan tâm. Đặc điểm chủ yếu của thị trường: Quy mô, danh mục hàng hoá, khối lượng tiền tệ chu chuyển lớn hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Khách hàng có số lượng ít nhưng khối lượng hàng hoá mua sắm lớn. Do số lượng khách hàng ít nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua - bán giữa công ty với những khách hàng này thường gần gũi hơn. Quan hệ có tính chất hợp tác lâu dài trở thành yêu cầu luôn được công ty đặc biệt coi trọng trong các lời chào hàng. Có tính chất tập trung theo vùng địa lý. Các khu công nghiệp, khu đông dân cư luôn được coi là khu vực thị trường trọng điểm của công ty. Tính chất mua sắm hàng trực tiếp : Khách hàng ở thị trường này thường có quan hệ mua bán trực tiếp với công ty hơn là thông qua các tổ chức buôn bán trung gian vì sản phẩm phức tạp về mặt kỹ thuật và có giá trị lớn. Tính tương hỗ hay hợp tác: khách hàng thường lựa chọn nhà cung cấp có quan hệ hợp tác kinh tế với họ. Đây cũng là hình thức tạo ra mối quan hệ ràng buộc giữa hai bên. 2.4.1.4. Khách hàng Với hệ thống kênh phân phối hiện có, Công ty đã tạo ra cho mình những khách hàng truyền thống, những đối tác tin cậy. Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng về quy mô và hiệu quả. Công ty có những thị trường mục tiêu của riêng cho Công ty. 2.4.1.5. Giá cả Giá chỉ là một công cụ thuộc Marketing - Mix mà Công ty sử dụng để đạt được mục tiêu của mình. Các quyết định về giá luôn được đặt trong một chính sách tổng thể và phức tạp, đảm bảo tính nhất quán với các quyết định về sản phẩm, kênh phân phối và xúc tiến bán. Vì thế, kênh phân phối tác động rất lớn đến sự lựa chọn về giá giúp công ty thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Giá thành sản phẩm là cơ sở đầu tiên để xác định giá bán sản phẩm. Dù lựa chọn kênh phân phối nào, hình thức phân phối nào (phân phối trực tiếp hay gián tiếp) thì đều phải dựa vào giá thành sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm của Công ty đều có mức giá bằng với giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng Công ty lại có các mức giá áp dụng riêng. 2.4.1.6. Khuyến mại Để kênh phân phối hoạt động hiệu quả hơn, Công ty sử dụng rất nhiều hình thức khuyến mại như: Thứ nhất, định giá khuyến mại. Đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời (thực hiện trong một thời gian nhất định) nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến bán. Công ty chỉ thực hiện điều chỉnh giá trong thời gian đầu khi sản phẩm mới ra nhập thị trường đối với một số ít sản phẩm. Giá bán các sản phẩm này nhỏ hơn giá bán sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút các khách hàng vốn nhạy cảm về giá và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Vì sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm của Công ty còn hạn chế nên trong tâm trí và ý thức của khách hàng bao giờ cũng có một tư tưởng hoài nghi về mức giá chào hàng. Đặc biệt là hoài nghi về mối quan hệ giữa giá và chất lượng: Giá càng cao, chất lượng được cảm nhận càng cao. Như vậy, với mức giá Công ty áp dụng như trên đã phần nào khẳng định thêm chất lượng sản phẩm và vị thế của Công ty trước các đối thủ. Công ty có tặng quà cho các khách hàng trong các dịp lễ tết, ngày kỉ niệm: lịch, bình hoa, rượu...của Công ty. Công ty cũng đưa ra những mức giá ưu đãi riêng cho các khách hàng có mức độ mua hàng thường xuyên. Hình thức này giúp Công ty tạo dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài trong tương lai. 2.4.1.7. Hỗ trợ Bên cạnh các hình thức nêu trên khách mua hàng của Công ty còn được hưởng thêm các dịch vụ hỗ trợ bán hàng: Tư vấn về sản phẩm (công dụng - tiện ích, cách sử dụng - lắp đặt, tuổi thọ - đặc tính kinh tế kỹ thuật, chất lượng - giá thành ...) Hỗ trợ chi phí xúc tiến bán theo doanh thu tiêu thụ cho các trung gian phân phối: 3%/ doanh thu. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho khách Lắp đặt: công ty cử người đến trực tiếp lắp đặt cho khách hàng... Bảo hành: Thời gian bảo hành đối với từng loại sản phẩm là khác nhau. Bảo trì: Công ty thực hiện bảo trì dài hạn cho các khách hàng. 2.4.2. Kết quả của kênh phân phối Để đánh giá được tính hiệu quả của kênh phân phối, đầu tiên ta phải căn cứ vào mức sản lượng tiêu thụ của hệ thống kênh phân phối đó. Do sản phẩm khá đa dạng về chủng loại nên việc đánh giá tính hiệu quả của kênh chỉ có thể dựa trên một số sản phẩm chính sau: Bảng 10: Sản lượng tiêu thụ qua các năm 2006 – 2009 Đơn vị tính: triệu đồng STT Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh số cửa nhựa 532.756 673.798 778.235 947.647 2 Doanh số cửa nhôm (sản phẩm mới) 0 0 213.323 356.893 3 Doanh số cửa khác 0 0 15.454 89.457 ( Nguồn : Phòng Kinh doanh - dự án) Qua bảng trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng này phần lớn đều tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2009, mức sản lượng tiêu thụ đã tăng đáng kể so với năm 2006. Điều này bước đầu cho phép khẳng định tính hiệu quả của hệ thống. Tuy nhiên để đánh giá được chính xác cần dựa vào các căn cứ như: doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận và thị phần từng kênh phân phối đó. Bằng sự nỗ lực không ngừng mệt mỏi trong công tác quản lý kênh phân phối, thời gian qua Công ty Eurowindow đã đạt được những bước tiến đáng kể: - Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng. Từ chỗ chỉ đơn thuần cung cấp cho các trung gian bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận cho đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh thành. Việc sản phẩm của Công ty được sử dụng trong nhiều công trình lớn trải dài từ Bắc vào Nam đã phần nào khẳng định thêm tính hiệu quả của kênh phân phối hiện có. - Tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Doanh thu tiêu thụ trong 3 năm gần đây của Công ty tăng trung bình 112% với doanh thu năm 2009 là 120 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty đã thích ứng được với thị trường nội địa và ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ ngày càng tăng. Nhờ hệ thống kênh phân phối hiện có, Công ty đã phần nào khắc phục được những hạn chế do sản phẩm của Công ty cung cấp là sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam. Với các chính sách phân phối phù hợp, Công ty dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực cửa nhựa trên thị trường Việt Nam. Trong các mô hình kênh phân phối hiện có của công ty, kênh phân phối cho các khách hàng mua lẻ tỏ ra chiếm ưu thế hơn cả. Đây là kênh đem lại nhiều doanh thu nhất. Đây vẫn là kênh phân phối được công ty đặc biệt quan tâm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 3.1. ƯU ĐIỂM: Hiện nay Eurowindow đã có mạng lưới đại lý tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Rất thuận tiện cho việc giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng. Với mạng lưới hiện có của Công ty Eurowindow. Eurowindow luôn sẵn sàng đem đến cho khách hàng các dịch vụ tổng thể từ tư vấn, đo đạc, thiết kế đến sản xuất, lắp đặt, hoàn thiện và bảo hành. Hiện nay Eurowindow đã có mạng lưới đại lý tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, rất thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng và quảng bá sản phẩm. Công ty đã đầu tư vào xây dựng thượng hiệu cửa u-PVC hàng đầu tại thị trường Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp Công ty đã áp dụng chiến lược marketing là quảng bá sâu rộng làm cho người tiêu dùng hiểu được chất lượng, tính tiện ích và lợi ích kinh tế lâu dài khi sử dụng cửa nhựa u-PVC. Eurowindow đã xây dựng hệ thống phòng trưng bày tại các thành phố lớn, từng bước thiết lập và hoàn thiện mạng lưới đại lý trong cả nước. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với các khách hàng ở các mức thu nhập khác nhau. Công ty đã lựa chọn đại lý và đào tạo kiến thức về sản phẩm cũng như tạo lập phong cách phục vụ chuyên nghiệp. 3.2. NHƯỢC ĐIỂM: Mạng lưới kênh phân phối hiện có của Công ty phát triển chưa cân đối. Việc quản lý kênh phân phối của Công ty gặp nhiều khó khăn khiến cho kênh hoạt động chưa thông suốt. Chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến bán chưa đồng bộ với hoạt động của hệ thống kênh làm cản trở việc đạt mục tiêu của mạng lưới phân phối và mục tiêu chung của Công ty. Kênh phân phối chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở mọi khu vực thị trường khiến Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn khi xâm nhập các thị trường mới. 3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm 3.3.1. Hạn chế trong thiết kế kênh phân phối Hạn chế này được biểu hiện rõ nhất ở kênh phân phối cho các đại lý. Kênh phân phối này phần nào hoạt động kém hiệu quả bởi chưa có được những nhà phân phối lớn. Các trung gian phân phối trong kênh hầu hết chỉ là các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn các tỉnh. Các cửa hàng này bán đủ loại sản phẩm của các Hãng khác nhau, sản phẩm của Công ty chỉ là mặt hàng được bán thêm để kiếm lời. Muốn kênh hoạt động hiệu quả hơn, Công ty phải thiết kế lại kênh phân phối cho phù hợp. 3.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý kênh Do các đặc tính kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm nên hình thức phân phối được áp dụng nhiều nhất trong hệ thống kênh là phân phối trực tiếp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì hình thức phân phối gián tiếp là rất cần thiết. Hình thức này cho phép Công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm bằng cách tận dụng các nỗ lực xúc tiến bán của lực lượng phân phối trung gian. Nhưng thực tế cho thấy việc quản lý các đối tượng này là rất khó khăn do có số lượng đông và năng lực bán hàng còn nhiều hạn chế. 3.3.3. Hạn chế trong lựa chọn thành viên kênh Việc quản lý kênh gặp nhiều khó khăn một phần cũng bởi nguyên nhân này. Hầu hết các trung gian phân phối đều là các đối tác làm ăn cũ. Việc chủ động tìm kiếm các nhà phân phối mới của Công ty chưa được chú trọng đúng mức khiến việc lựa chọn thành viên kênh không mang lại kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow.doc
Tài liệu liên quan