MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊU CHUẨN ISO 9000 3
I. Một số khái niệm cơ bản 3
1. Chất lượng. 3
2. Quản lý chất lượng. 4
3. Một số phương pháp quản lý chất lượng. 5
3.1. Quản lý chất lượng ISO 9000 5
3.1.1. Khái niệm ISO 5
3.1.2. Một số loại ISO. 6
3.2. Nguyên lý SIX SIGMA. 6
3.2.1 Định nghĩa 6
3.2.2. Các cấp độ trong Six Sigma 7
3.2.3. Tiến trình DMAIC 8
3.2.3.1. Xác định - Define (D) 8
3.2.3.2 Đo lường - Measure (M) 8
3.2.3.3.Phân tích - Analyze (A) 9
3.2.3.4. Cải tiến - Improve (I) 9
3.2.3.5. Kiểm soát - Control (C) 9
3.3. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 9
3.3.1. Lịch sử phát triển 9
3.3.2. Khái niệm Chất lượng toàn diện – TQ 10
4. So sánh tính ưu việt của ISO so với các phương pháp quản lý chất lượng khác. 11
4.1. So sánh với Six Sigma 11
4.2. So sánh với Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). 12
II. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 13
1. Lịch sử hình thành của ISO 9000. 13
2. Vai trò của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 14
3. Xu thế phát triển của ISO 9000. 15
4. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 18
5. Các nguyên tắc quản lý chất lượng chung 20
5.1. Định hướng vào khách hàng 20
5.2. Sự lãnh đạo 21
5.3. Sự tham gia của mọi thành viên. 21
5.4. Chú trọng quản lý theo quá trình 21
5.5. Tính hệ thống 21
5.6. Nguyên tắc kiểm tra 22
5.7. Quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế 22
5.8. Cải tiến liên tục 22
5.9. Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi 22
5.10. Nguyên tắc pháp lý 22
6. Quy trình áp dụng ISO 9001:2000 tại doanh nghiệp 23
CHƯƠNG II. 25
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP. 25
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát 25
1. Sơ lược về quá trình phát triển 25
2. Ngành nghề kinh doanh 27
3. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn và các bộ phận đã áp dụng ISO 9001:2000 29
II. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP. 31
1. Lý do phải áp dụng ISO vào doanh nghiệp. 31
2. Quá trình xây dựng ISO 9001:2000 tại Tập đoàn 33
3. Quy trình áp dụng ISO 9001: 2000 tại Tập đoàn Hoà Phát 34
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP THỜI GIAN QUA. 36
1. Quản lý chất lượng tại Tập đoàn Hoà Phát 36
2. Những thành tựu đạt được trong việc áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2000 của Tập đoàn Hoà Phát vào hoạt động sản xuất và kinh doanh thép. 45
3. Những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản lý chất lượng tại Tập đoàn Hoà Phát 48
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT 49
1. Nhận xét chung về tình hình quản lý chất lượng tại Tập đoàn trước và sau áp dụng ISO 9001:2000. 49
1.1. Điểm mạnh 49
1.2. Điểm yếu 50
1.3. Cơ hội 51
1.4. Nguy cơ, thách thức 51
2. Nguyên nhân những khó khăn, tồn tại trong quá trình áp dụng ISO 9001:2000 tại Tập đoàn Hoà Phát. 52
2.1. Nguyên nhân chủ quan 53
2.2. Nguyên nhân khách quan 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT 55
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 55
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 56
1. Các giải pháp 56
1.1. Tăng cường sự tham gia và cam kết của lãnh đạo (yếu tố thực sự quan trọng) 56
1.2. Không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn về HTQLCL ISO 9001:2000 57
1.3. Cần vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào Tập đoàn. 58
1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng trực tiếp tham gia quá trình quản lý chất lượng. 58
1.5. Liên tục kiểm tra quá trình thực hiện và áp dụng của các bộ phận để có thể khắc phục sai sót. 59
1.6. Xây dựng các chế tài thưởng, phạt nhằm khích lệ và động viên công nhân viên trong Tập đoàn. 60
1.7. Thái độ về trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện HTQLCL. 61
1.8. Tăng cường mối liên hệ giữa các phòng ban áp dụng ISO tại Tập đoàn. 61
1.9. Kết hợp ISO 9001:2000 với các mô hình 6 SIGMA, TQM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng. 61
2. Một vài kiến nghị 62
2.1. Kiến nghị với Nhà nước 62
2.2. Kiến nghị với Doanh nghiệp 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 68
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5855 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đoàn Hoà Phát trước đây là Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát và đã tái cấu trúc lại vào ngày 09/01/2007. Hiện nay, Tập đoàn Hoà Phát là tập hợp của một nhóm các Công ty, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát là giữ vai trò là công ty mẹ và 7 công ty thành viên. Với thành viên ra đời đầu tiên vào tháng 8/1992, Hoà Phát là nhóm Công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp ban hành. Các công ty thành viên bao gồm Công ty thiết bị phụ tùng Hoà Phát kinh doanh trong lĩnh vực máy móc thiết bị xây dựng và khai thác mỏ; Công ty Cổ phần Nội thất Hoà Phát là công ty chuyên kinh doanh nội thất văn phòng, gia đình, trường học, khu công cộng… và được coi là công ty lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực này với thương hiệu nổi tiếng nhiều năm liền; Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát chuyên sản xuất ống thép đen cũng như ống mạ kẽm, cung cấp các ống thép cho nhiều lĩnh vực đa dạng; Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát là công ty mới thành lập thuộc tập đoàn Hoà phát chuyên doanh về nhập khẩu các loại sắt thép, các loại ống thép cũng như các sản phẩm liên quan đến thép; Công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện lạnh: điều hoà không khí, tủ lạnh, tủ cấp đông, máy giặt, bồn tắm, bình nước nóng tráng men…; Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Đô thị Hoà Phát chuyên doanh trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng; Công ty Cổ phần thép cán tấm Kinh Môn – đây là công ty mới thành lập chuyên hoạt động sản xuất và kinh doanh về các loại thép tấm…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát bên cạnh việc quản lý các công ty thành viên và tham gia hoạt động tài chính còn quản lý bộ phận sản xuất và kinh doanh thép bao gồm hai Nhà máy sản xuất nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Nhà máy phôi thép nằm trên địa bàn Khu công nghiệp Phố Nối A - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên được đưa vào hoạt động tháng 7 năm 2004 nhằm tự cung cấp đủ cho hoạt động của Nhà máy Cán thép. Nhà máy Cán thép nằm trên địa bàn Khu công nghiệp Như Quỳnh A, Km 17- Quốc lộ 5 - Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên với dây chuyền sản xuất chính nhập từ Châu Âu với công nghệ hiện đại, chất lượng tốt.
Hoà phát là Tập đoàn kinh tế tư nhân thực chất chuyên về hai lĩnh vực chính là sản xuất và thương mại. Việc tái cấu trúc công ty ngày 09/01/2007 nhằm mục đích tạo thành sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường, cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng của Hoà Phát khi Việt Nam gia nhập WTO.
2. Ngành nghề kinh doanh
Công ty hoạt động, kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
Đầu tư tài chính
Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị
Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học
Sản xuất và chế biến đồ gỗ
Sản xuất các sản phẩm cơ khí (chủ yếu là máy móc xây dựng, bàn ghế, tủ văn phòng)
Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện
Buôn bán ô tô, xe máy, máy thiết bị phụ tùng ngành giao thông vận tải và khai thác mỏ, phương tiện vận tải
Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ
Buôn bán đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế
Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hoà không khí
Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu và các sản phẩm nhựa plastic
Các hoạt động quảng cáo
Xây dựng dân dụng
Xây dựng công nghiệp
Khai thác cát, đá, sỏi
Sản xuất xi măng và kinh doanh vật liệu xây dựng
Sản xuất, kinh doanh và lắp ráp các sản phẩm nội thất, thiết bị xây dựng
Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)
Kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà- văn phòng, tài sản ( không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar)
Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm tư vấn pháp luật)
Du lịch và dịch vụ du lịch
Dịch vụ vận tải và cho thuê phương tiện vận tải
Buôn bán nông, thuỷ, hải sản, lâm sản đã chế biến
Buôn bán hoá chất, rượu, bia, nước ngọt (trừ hoá chất Nhà nước cấm)
Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu
Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép
Sản xuất cán kéo thép sản xuất tôn lợp
Khai thác quặng kim loại
Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu
Luyện gang, thép Đúc gang, sắt, thép
Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox
Kinh doanh dịch vụ kho bãi
Dịch vụ thể dục thể thao (đào tạo, tổ chức thi đấu, chuyển giao vận động viên)
Xây dựng, cho thuê sân tập và sân thi đấu thể thao
Buôn bán, cho thuê trang thiết bị thể dục, thể thao, trang phục thi đấu, hàng lưu niệm.
Khi cần thiết, Đại hội Cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của Pháp luật.
3. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn và các bộ phận đã áp dụng ISO 9001:2000
Đến nay, hầu hết các bộ phận phòng ban của Tập đoàn đều đã được xây dựng và áp dụng quy trình ISO 9001:2000. Chính điều này, đã làm cho Tập đoàn Hoà Phát ngày càng khẳng định được thương hiệu chất lượng của mình đối với đối tác, người tiêu dùng.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty, cùng với đó là các bộ phận phòng ban áp dụng ISO 9001:2000.
Ban Tổng Giám Đốc
Văn phòng công ty
Khối SX- GĐSX
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát
Phòng kế toán
Ban Tài
Chính
Ban
PR
Phòng kinh doanh
Phòng vật tư
Phòng tổ chức
Nhà máy phôi
Nhà máy cán
Chi nhánh Đà Nẵng
Nhân viên thị trường
Nhà máy cán
Phụ trách nhân sự
Văn thư - Thống kê
Lái xe và bảo vệ
Khối phục vụ
Nhập khẩu nguyên liệu
Thiết bị phụ tùng
Tổ kinh doanh
Công ty Cổ phần nội thất Hoà Phát
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
Công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát
Công ty CP xây dựng và PTĐT Hoà Phát
Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát
Sơ đồ tổ chức
Các bộ phận áp dụng ISO
II. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP.
1. Lý do phải áp dụng ISO vào doanh nghiệp.
Đối với một nền kinh tế đang có độ mở lớn và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế như Việt Nam. Đặc biệt khi chúng ta bước vào sân chơi với những luật chơi cực kỳ khắt khe trong khu vực và thế giới như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, và đặc biệt là WTO đòi hỏi mỗi tổ chức, doanh nghiệp cũng như quốc gia cần phải có những chính sách phù hợp nhằm tạo dựng thương hiệu. Quản lý chất lượng là một biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy mạnh quá trình thương mại hoá toàn cầu, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia với nhau. Vậy quản lý chất lượng là gì? Đối tượng nào quan tâm và chịu sự tác động nhiều nhất trong tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ này - Tiến trình mà có người đã gọi là “thế giới phẳng” Tác phẩm “thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman – Nhà báo nổi tiếng của tờ báo New York Times.
.
Theo ông Ngô Văn Nhơn, phó chủ nhiệm câu lạc bộ ISO: “Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO là điều kiện cần thiết và có lợi để doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh, cam kết định hướng phát triển bền vững, thậm chí là sự “sống còn” của doanh nghiệp”
.
Nhận thức về nền văn hoá chất lượng đã từng bước được hình thành và phát triển trong các tổ chức, người tiêu dùng, và cả xã hội. Sau hơn 12 năm áp dụng ISO 9000 và phổ biến kiến thức về ISO 9000, khoảng 2000 doanh nghiệp đã đạt được nhiều chứng chỉ khác nhau. Việc ý thức xây dựng và áp dụng ISO 9000 và hệ thống các tiêu chuẩn quản lý quốc tế khác đã quen dần trong nhận thức của các doanh nghiệp và dần lan sang các cơ quan quản lý nhà nước.
Mặc dù, hiểu là như vậy. Song, việc áp dụng và thực hiện quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn. Có thể do doanh nghiệp chưa hiểu rõ hết bản chất, tầm quan trọng của hoạt động quản lý chất lượng, hoặc có biết tầm quan trọng như thế nào nhưng vì duy trì hoạt động này tốn kém nên chỉ làm qua qua, miễn là lấy điều đó để đánh bóng cho doanh nghiệp.
Quản lý chất lượng là " hoạt động tương tác và phối hợp lẫn nhau nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng" Theo định nghĩa tiêu chuẩn ISO 9001:2005
. Hoạt động quản lý chất lượng bao gồm việc thiết lập chính sách và mục tiêu chất lượng; hoạch định chất lượng; kiểm soát chất lượng; đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Với bản thân mình, để đối phó với những khó khăn trong tương lai Hoà Phát đã có những kế hoạch chiến lược rất thực tế và có tính đột phá trong tương lai. Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát trong thời gian tới là cung cấp các sản phẩm đa dạng về chủng loại và đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng.Quản lý chất lượng dựa trên tinh thần hợp tác hướng tới khách hàng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát cam kết liên tục thoả mãn nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Để làm được những điều này thì đòi hỏi Công ty phải có một cơ câú công ty thật là hợp lý, cân đối, hài hoà và cần phải có một nguồn vốn lớn để có thể thực hiện được những bước đi đó.
Tập đoàn Hoà Phát cũng đã sớm nhận thức điều đó và đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2003 với phạm vi áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh các loại phôi thép, thép cốt bê tông cán nóng. Điều này cho thấy quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Tập Đoàn.
2. Quá trình xây dựng ISO 9001:2000 tại Tập đoàn
Hệ thống chất lượng của Công ty được xây dựng và áp dụng từ tháng 4/2002 phù hợp với các yêu cầu của TCVN-ISO 9002:1996 và bắt đầu từ 10/2003 đã tiến hành chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2000.
Cấu trúc hệ thống chất lượng của Công ty được thể hiện dưới dạng văn bản bao gồm bộ tư liệu hạ tầng.
Tầng 1 Sổ tay chất lượng
Sæ ta
Tầng 2 KHCL.Quy trình
Tầng 3 T Hướng dẫn
Tầng 4 TÇng 4
BM, HSCL
Tài liệu có nguồn gốc bên ngoài
* Sổ tay chất lượng: Đây là tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả HTCL của Công ty.
* Kế hoạch chất lượng chuẩn: Cung cấp quy trình sản xuất và chu trình công nghệ tại các Nhà máy của Công ty.
* Quy trình: là một phần của HTCL, chỉ ra các bước công việc và nội dung cần phải làm, ai làm, làm như thế nào, và khi nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Hướng dẫn: Là một phần tài liệu của HTCL, chỉ ra cách thức tiến hành một công việc cụ thể nào đó.
* Biểu mẫu: Là một phần tài liệu của HTCL, là những biểu mẫu thống nhất sử dụng nhằm thống nhất cách ghi chép, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian.
* Hồ sơ tài liệu: Tài liệu cung cấp những bằng chứng khách quan nhất về các hoạt động hay kết quả đã thực hiện.
3. Quy trình áp dụng ISO 9001: 2000 tại Tập đoàn Hoà Phát
Hiện nay, Tập đoàn Hoà Phát đã áp dụng Hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2000 từ QT.01 đến QT.15 trong toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh các loại phôi thép cùng thép cốt bê tông cán nóng.
Bảng tên và số hiệu các quy trình
STT
Tên Quy trình
Số hiệu
1
Sổ tay chất lượng
STCL
2
Quy trình kiểm soát tài liệu, dữ liệu
QT.01
3
Quy trình kiểm soát hồ sơ chất lượng
QT.02
4
Quy trình xem xét của lãnh đạo
QT.03
5
Quy trình quản lý nguồn nhân lực
QT.04
6
Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất
QT.05
7
Quy trình xem xét đáp ứng yêu cầu khách hang
QT.06
8
Quy trình mua sắm
QT.07
9
Quy trình theo dõi đo lường sản phẩm
QT.08
10
Quy trình quản lý thiết bị
QT.09
11
Quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng
QT.10
12
Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp
QT.11
13
Quy trình đánh giá nội bộ
QT.12
14
Quy trình phân tích dữ liệu
QT.13
15
Quy trình khắc phục, phòng ngừa, cải tiến
QT.14
16
Kế hoạch chất lượng chuẩn
QT.15
Nguồn: Sổ tay chất lượng Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoà Phát
Quá trình áp dụng ISO 9001:2000 vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập Đoàn cũng có một số điểm cải tiến cho phù hợp với nguồn lực của Công ty. Xong, nhìn chung quá trình này được tiến hành theo một số bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xây dựng phạm vi áp dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp định hướng cho các hoạt động của HTCL, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9001:2000 bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO. Tại Hoà Phát ở mỗi nhà máy điều có đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) có thẩm quyền phê duyệt đối với các loại tài liệu của HTQLCL của Công ty.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Tập Đoàn Hoà Phát cũng đã lập bảng liệt kê, đối chiếu HTCL đối với các điều khoản của Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Công ty đã từng bước xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn như: Sổ tay chất lượng(Ban hành lần 4); các thủ tục, quy trình; các hướng dẫn công việc (các biểu mẫu, báo cáo mô tả nhiệm vụ và cách thức thực hiện)…
Bước 5: Doanh nghiệp áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO vào quá trình hoạt động. Kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người hiểu rõ về ISO 9001:2000. Hàng năm, Đại diện lãnh đạo về chất lượng thường tổ chức các chương trình phổ biến về ISO cho mọi người.
Bước 6: Đánh giá nội bộ (QT.12) và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Công ty lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống chất lượng của doanh nghiệp.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Tiếp tục khắc phục vấn đề còn tồn tại và liên tục duy trì cải tiến không ngừng theo các yêu cầu tiêu chuẩn.
Quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9001:2000 của Tập đoàn trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được bắt đầu từ năm 2002 và đến 10/2003 bắt đầu áp dụng chính thức.
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP THỜI GIAN QUA.
1. Quản lý chất lượng tại Tập đoàn Hoà Phát
Công ty áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000 xuất phát từ quan điểm nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo đã thấy được sự cần thiết, quan trọng của “chất lượng” trong cạnh tranh cũng như trong quá trình hội nhập của nền kinh tế. Chính vì vậy, HTQLCL được xây dựng và áp dụng nhằm đạt được mục đích:
- Nâng cao sự thảo mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu quả HTQLCL ISO 9001:2000, bao gồm cả quá trình cải tiến liên tục và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu của pháp luật.
- Chứng tỏ khả năng cung cấp hàng hoá, sản phẩm một cách liên tục và ổn định, với chất lượng sản phẩm cao.
Chính sách chất lượng của Tập đoàn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát – Nhà máy sản xuất phôi thép và thép cốt bê tông cán nóng hàng đầu tại Việt Nam cam kết:
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Liên tục cải tiến các quá trình và ứng dụng các công nghệ mới
- Xác lập một môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
- Liên tục duy trì và cải tiến HTQLCL theo TC ISO 9001:2000
HTQLCL áp dụng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát được cải tiến và thực hiện theo quy trình:
TT
Các yếu tổ của HTĐBCL áp dụng tại Công ty
Chương mục tương đương của ISO 9001:2000
1
Kiểm soát tài liệu, dữ liệu
4.2.3
2
Kiểm soát hồ sơ chất lượng
4.2.4
3
Trách nhiệm lãnh đạo
Kế hoạch chất lượng chuẩn
Liên lạc nội bộ
Xem xét của lãnh đạo
5
5.5.4
5.5.3
5.6
4
Quản lý nguồn nhân lực
6.2
5
Quản lý thiết bị
6.3
6
Môi trường làm việc
6.4
7
Lập kế hoạch tổ chức sản xuất
7.1
8
Xem xét đáp ứng yêu cầu khách hang
7.2
9
Mua sắm
7.4
10
Kiểm soát các quá trình sản xuất
7.5.1 và 7.5.2
11
Nhận diện và truy tìm nguồn gốc sản phẩm
7.5.3
12
Tiếp nhận, lưu kho, bảo quản giao hang
7.5.5
13
Kiểm soát dụng cụ đo lường và kiểm tra
7.6
14
Thoả mãn khách hang
8.2.1
15
Đánh giá chất lượng nội bộ
8.2.2
16
Theo dõi đánh giá các quá trình
8.2.3
17
Đo lường sản phẩm
8.2.4
18
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
8.3
19
Phân tích dữ liệu
8.4
20
Khắc phục phòng ngừa và cải tiến
8.5
Nguồn: Sổ tay chất lượng Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoà Phát
Bất kỳ một đường lối chính sách nào, nếu được tổ chức thực hiện dựa trên sự ủng hộ cao nhất của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp thì sẽ luôn thành công và phát triển.
Quá trình xây dựng, áp dụng ISO 9001:2000 trong Tập đoàn Hoà Phát cũng vậy. Điều này thể hiện bởi Trách nhiệm lãnh đạo (5)
Cam kết lãnh đạo (5.1):
Để đảm bảo việc áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục HTQLCL thông qua:
- Phổ biến tới toàn bộ CBCNV các vấn để liên quan theo quy định tại HTQLCL của Công ty.
- Thiết lập chính sách chất lượng
- Thiết lập mục tiêu chất lượng
- Thực hiện việc xem xét của lãnh đạo theo định kỳ
- Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của HTQLCL
Hướng tới khách hàng(5.2):
- BGĐ Công ty cam kết việc cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và theo yêu cầu của khách hàng ra thị trường.
- BGĐ Công ty cam kết sử dụng triệt để mọi ý kiến phản hồi và các khiếu nại của khách hàng.
Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải thiện HTQLCL nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng.
Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)(5.5.2):
- GĐCT bổ nhiệm GĐNM làm đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR).
- Đại diện lãnh đạo về chất lượng có trách nhiệm đảm bảo xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Quản lý, giám sát việc duy trì và cải tiến liên tục HTCL.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) được mô tả trong văn bản mô tả công việc.
Xem xét của lãnh đạo (5.6):
- BGĐ Công ty phải xem xét sự hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, khi cần thiết có thể tổ chức đột xuất.
- Cuộc họp xem xét của lãnh đạo bao gồm các vấn đề:
+ Kết quản đánh giá nội bộ gần nhất.
+ Các phản hồi của khách hàng và các bên có liên quan (bao gồm cả mức độ thoả mãn cùng các khiếu nại của khách hàng).
+ Hoạt động của các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
+ Kết quả các hành động khắc phục, phòng ngừa.
+ Kết quả thực hiện các quyết định của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước.
+ Các thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến HTQLCL.
+ Các đề xuất cải tiến.
+ Các báo cáo thống kê cho việc phân tích dữ liệu và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Việc xem xét của lãnh đạo tuân theo QT.03
Trách nhiệm
Trình tự tiến hành
Tài liệu, Biểu mẫu
QMR, BTGĐ
Thông báo thời gian địa điểm,
nội dung cuộc họp
5.2.1/BM.03.01
TBP. QMR
Chuẩn bị báo cáo cho cuộc họp
5.3.2/BM.03.02
BTGĐ/QMR Thư ký ISO
Tiến hành cuộc họp, ghi biên bản cuộc họp
5.2.3/BM.03.03
BTGĐ
Kết thúc cuộc họp
5.2.4/BM03.03
QMR
Lưu hồ sơ
5.2.5/BM.03.01;
BM.03.02;
BM.03.03;BM.03.04
Tập đoàn đã ban hành các quy trình, quy chế hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 áp dụng tại hai nhà máy, trong đó nêu rõ các mục tiêu chất lượng và các quy trình, quy chế quản lý chất lượng.
Quy trình quản lý chất lượng tại hai nhà máy: nhà máy phôi và nhà máy cán thép về cơ bản là tương đối giống nhau.Song, trong các biểu mẫu , hướng dẫn thực hiện tại hai nhà máy là khác nhau.
Các quy trình thực hiện tại hai nhà máy:
QT.01. Kiểm soát tài liệu, dữ liệu
QT.02. Kiểm soát hồ sơ chất lượng
QT.03. Xem xét của lãnh đạo
QT.04.Quản lý nguồn nhân lực
QT.05. Lập kế hoạch tổ chức sản xuất
QT.06. Xét và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
QT.07. Mua hàng
QT.08. Theo dõi đo lường sản phẩm
QT.09. Quản lý thiết bị
QT.10. Tiếp nhận lưu kho, bảo quản hàng hoá
QT.11. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
QT.12. Đánh giá chất lượng nội bộ
QT.13. Phân tích dữ liệu
QT.14. Khắc phục phòng ngừa cải tiến
Tại mỗi quy trình đều có các lưu đồ chỉ dẫn các bước thực hiện, áp dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Có thể lấy ví dụ về quy trình đánh giá chất lượng nội bộ của Tập đoàn Hoà Phát tại Nhà máy Phôi Thép.
Trách nhiệm
Sơ đồ
Tài liệu/Biểu mẫu
QMR
Chương trình
Phê duyệt
Lập báo cáo đánh giá
Họp kết thúc
Tiến hành đánh giá
Thông báo
Tổ chức họp khai mạc
Lập bảng tổng hợp kết quả đánh giá
Lưu hồ sơ
5.2.1/BM.12.01
BTGĐ
5.2.2
Thư ký ISO
5.2.3/BM.12.02
Thư ký ISO
5.2.4
Nhóm CGĐG
5.2.5/BM.12.03
Nhóm CGĐG
5.2.6
Thư ký ISO
5.2.6/BM.12.03
Thư ký ISO
5.2.7/BM.12.04
Thư ký ISO
5.2.8
Diễn giải lưu đồ:
- QMR: lập kế hoạch đánh giá chất lượng theo BM.12.01 sau đó trình bày Tổng Giám Đốc phê duyệt. Khi lập kế hoạch đánh giá cần phải chú ý đến các yếu tố như chương trình công việc hiện tại và các hợp đồng đang có, giai đoạn của công việc hiện thời và ngày hoàn thành công việc, yêu cầu trong hợp đồng quy định việc đánh giá…
- Căn cứ tình hình sản xuất và kết quả của lần đánh giá nội bộ trước. TGĐ Công ty cho tiến hành đánh giá nội bộ toàn bộ hệ thống hoặc một phần hệ thống Công ty. Việc đánh giá này nhằm xem xét việc thực hiện, áp dụng HTCL trong hoạt động sản xuất như thế nào, lợi ích đem lại tăng bao nhiêu…
Căn cứ trên kết hoạch đánh giá chất lượng nội bộ, Thư ký ISO có trách nhiệm gửi thông báo theo BM.12.02 tới từng bộ phận tham gia vào quá trình đánh giá.
- Thư ký ISO cũng có trách nhiệm tổ chức họp khai mạc trước mỗi kỳ đánh giá để giới thiệu thành viên đánh giá với các bên được đánh giá, xác nhận với các bên liên quan về chương trình đánh giá, giải thích các công việc mà Đoàn đánh giá phải làm cũng như đưa ra các yêu cầu đối với các bên được đánh giá như nơi làm việc, người giúp trong quá trình đánh giá…
- Quá trình đánh giá được thực hiện thông qua các Chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia có trách nhiệm ghi chép nội dung đánh giá vào phiếu ghi chép và chuyển cho trưởng nhóm đánh giá. Tại mục ghi chú của phiếu ghi chép, chuyên gia đánh giá phải ghi rõ kết luận: KPH (điểm không phù hợp) hoặc NX-KN ( nhận xét và khuyến nghị).
- Ngay sau khi kết thúc việc đánh giá, các nhóm đánh giá phải họp lại để thống nhất kết quả đánh giá. Kết quả đánh giá được thông báo cho đơn vị được đánh giá sau khi thời gian đánh giá tại đơn vị kết thúc.
- BTGĐ, QMR và các TBP cùng với những thành viên trong nhóm chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ sẽ tham gia cuộc họp xem xét của lãnh đạo sau mỗi kỳ đánh giá nhằm hệ thống lại toàn bộ kết quả đánh giá, phân tích điểm mạnh/ điểm yếu của hệ thống chất lượng để làm cơ sơ cho việc khắc phục, phòng ngừa, cải tiến và đưa định hướng cho lần đánh giá kế tiếp.
- Từ kết quả của cuộc đánh giá, các TBP có trách nhiệm ghi hành động khắc phục vào BM.12.03 rồi gửi cho Thư ký ISO và cho triển khai thực hiện theo hành động khắc phục đã ghi.
- Cuối cùng của quá trình này là việc lưu hồ sơ đánh giá. Quá trình lưu hồ sơ được thực hiện dựa theo các BM bao gồm:
BM.12.01: Kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ
BM.12.02: Thông báo đánh giá chất lượng nội bộ
BM.12.03: Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng nội bộ
BM.12.04: Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng nội bộ
Tập đoàn hiểu rằng chất lượng là sự sống còn của hệ thống, không có điểm dừng, do vậy, quản lý chất lượng rất được chú trọng. Tập đoàn không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức; đảm bảo hệ thống thông tin suốt trong toàn bộ hệ thống; không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, uy tín của người lãnh đạo cũng như của các cán bộ kỹ thuật trong Tập Đoàn. Luôn có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt trong hoạt động giữa các phân hệ, quy trình trong quá trình xây dựng HTQLCL tại Tập đoàn. Đặc biệt, sự phối hợp giữa hai nhà máy của Tập đoàn. Tăng cường hợp tác với các chuyên gia trong nước và nước ngoài, hướng tới khách hàng và đảm bảo thực hiện chính sách chất lượng mà Tập đoàn đã đề ra.
2. Những thành tựu đạt được trong việc áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2000 của Tập đoàn Hoà Phát vào hoạt động sản xuất và kinh doanh thép.
Việc áp dụng và xây dựng HTQLCL đã đem lại cho Tập đoàn rất nhiều lợi ích và ngày càng khẳng định vị thế, thương hiệu của Tập đoàn. Điều này được thể hiện:
Giúp hoàn thiện hệ thống quản lý của Công ty: Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 giúp ổn định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn được phân định khá rõ rang trogn nội bộ công ty, mọi quá trình sản xuất va cung ứng sản phẩm, dịch vụ đã được chuẩn hoá, mối quan hệ giữa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ cũng được xác định rõ rang trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tiếp cận theo quá trình và quan điểm hệ thống. Nhờ vậy, Tập đoàn có thể tiến hành các hoạt động quan rlý dễ dàng hơn, phần lớn nguyên nhân sai lỗi đều được phát hiện và khắc phục kịp thời.
Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đang áp dụng tại Tập đoàn đã giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí bảo hành và sửa chữa máy móc, hoạt động kinh doanh có hệ thống hơn…Hệ thống đòi hỏi những tiêu chuẩn bắt buộc chặt chẽ trong quá trình áp dụng, do đó những sản phẩm của Tập đoàn có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều này thể hiện ở các con số sau:
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng Tài sản
701.304.129.835
709.305.526.505
2
Doanh thu thuần
909.007.956.804
1.318.882.867.875
3
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
15.276.545.346
70.995.724.863
4
Lợi nhuận khác
18.008.838.132
69.218.636
5
Lợi nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20247.doc