Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp hay phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp có thể cho ta đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và sáng sủa sẽ không có tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau và ngược lại. Vì vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của một doanh nghiệp rất quan trọng vì thông qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống tài chính với việc phân tích tình hình báo cáo tài chính tại công ty Thiết bị và chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản):
Cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản là bao nhiêu.
Hệ số tự tài trợ =
Tài sản dài hạn lấy từ chỉ tiêu “Tài sản cố định và đầu tư dài hạn” mã số 200 trên Bảng cân đối kế toán.
Đầu năm: = = 7.24
Cuối năm: = = 5.99
Ta thấy trị số của chỉ tiêu này khá cao chứng tỏ công ty tự bảo đảm được tài sản cố định. Đây cũng là điều bình thường đối với một doanh nghiệp thương mại vì loại hình kinh doanh này không đòi hỏi phải đầu tư lớn vào tài sản cố định.
- Tỷ suất đầu tư
Được tính theo công thức:
Tỷ suất đầu tư =
Đầu năm: = *100 = 2.36%
Cuối năm: = *100 = 2.69%
Tỷ số này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, chẳng hạn ngành thăm dò và khai thác dầu khí là 90%, ngành luyện kim là 70%... Công ty CETT là doanh nghiệp thương mại, tài sản cố định của công ty chính là phương tiện phục vụ đi lại nên không cần chiếm tỷ trọng lớn.
- Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):
Được tính theo công thức:
Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu 12 “Lợi nhuận sau thuế” mã số 70 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu bình quân =
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Năm 2004: = = 0.067
Năm 2005: = = 0.058
Suất sinh lời năm 2005 cho ta biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư và kinh doanh thì thu được 0.058 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy con số này khá thấp, mặt khác lại giảm so với năm 2004 nên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt.
Ngoài ra, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (tỷ suất thanh toán hiện hành, tỷ suất thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ suất thanh toán tức thời …) cho thấy tình hình thanh toán của công ty rất khả quan (Các chỉ tiêu này sẽ được phân tích cụ thể ở phần 3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán) .
Như vậy, bước đầu ta thấy tình hình tài chính của công ty có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Công ty tuy bảo đảm được tài sản cố định (điều này là bình thường đối với một công ty thương mại) nhưng khả năng tự chủ về tài chính lại thấp; khả năng sinh lời của 1đ vốn chủ sở hữu thấp, tuy nhiên khả năng thanh toán lại khả quan. Để hiểu rõ hơn, ta tiếp tục phân tích sâu hơn tình hình tài chính của công ty:
3.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó sẽ nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn; bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.2.1. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của tài sản
Việc phân tích cơ cấu tài sản được tiến hành bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản theo công thức:
= x 100
Dựa vào Bảng cân đối kế toán 2005, ta lập được bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:
Bảng 6: Phân tích cơ cấu tài sản của công ty
BANG NGANG 3
Qua bảng trên, ta thấy quy mô tổng tài sản của công ty tăng 5.75% (*100 = 5.75%) do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
- “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn”: chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, thời điểm đầu năm chỉ tiêu này là 22.908.759.969 đồng (chiếm 97.64% tổng tài sản), thời điểm cuối năm chỉ tiêu này là 24.144.209.745 đồng (chiếm 97.31% tổng tài sản) tăng 5.75% nhưng tỷ trọng so với tổng tài sản lại giảm 0.33% do những nguyên nhân sau:
+ Chỉ tiêu “Tiền” bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng 5.568.582.105 đồng, tương ứng 95.84% chủ yếu do tiền gửi ngân hàng đã tăng một lượng lớn làm cho các hệ số thanh toán nhanh và tức thời của công ty đều tăng khiến khả năng thanh toán của công ty tốt hơn. Tỷ trọng của chỉ tiêu này so với tổng tài sản thời điểm đầu năm là 24.77%, cuối năm là 45.86% (tăng 21.09%). Sở dĩ lượng tiền của công ty (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) tăng nhiều như vậy vì giá trị hợp đồng của công ty năm 2005 so với năm 2004 đã tăng đáng kể (tổng giá trị hợp đồng năm 2004 là 58.576.406.024 đồng, năm 2005 đã là 88.640.425.703 đồng, tăng 30.064.019.679 đồng tương ứng với 33.92%) do đó số tiền khách hàng ứng trước cũng tăng lên.
+ Chỉ tiêu “Các khoản phải thu” giảm 3.320.335.410 đồng tương ứng 26.09%, chỉ tiêu này giảm chủ yếu do “các khoản phải thu khác” giảm mạnh nguyên nhân là ở thời điểm này, hầu hết các hợp đồng trong năm đã hoàn thành đã được khách hàng thanh toán. Tỷ trọng các khoản phải thu đầu năm là 54.25%, cuối năm là 37.92% (giảm 16.33%)
+ Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” cuối năm là 2.188.632.188 đồng giảm 959.517.779 đồng tương ứng 30.48%. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản cũng không nhiều, thời điểm đầu năm là 13.42%, cuối năm là 8.82% (giảm 4.6%). Thường các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại có tỷ lệ dự trữ hàng tồn kho khá cao vì mua hàng về dự trữ chờ bán ra, tuy nhiên công ty CETT lại có tỷ lệ hàng tồn kho thấp do đặc điểm công ty chuyên kinh doanh những mặt hàng công nghệ cao nên sau khi nhận được các dự án hàng đơn đặt hàng mới tiến hành mua hàng ở nước ngoài. Số hàng hóa cung cấp theo đơn đặt hàng chiếm đến hơn 90% tổng hàng hóa bán ra, chỉ có một số rất ít hàng hoá bán lẻ nên hàng hoá sau khi chuyển về kho thường xuất ngay theo đơn đặt hàng. Tỷ lệ hàng tồn kho do đặc điểm kinh doanh của công ty đã thấp, lại giảm so với đầu năm nên điều này rất có lợi đối với tình hình tài chính của công ty.
+ Chỉ tiêu “Tài sản lưu động khác” lấy số liệu từ tài khoản 141 – Tạm ứng. Chỉ tiêu này đầu năm là 867.413.247 đồng chiếm 2.36%, cuối năm là 1.168.038.107 đồng chiếm 4.71% tổng tài sản, so với đầu năm tài sản lưu động khác tăng300.624.860 đồng, tương ứng với 34.66%. Tuy tỷ lệ tài sản lưu động khác tăng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản của công ty, việc tăng của chỉ tiêu này là hợp lý tương ứng với sự mở rộng quy mô của công ty.
- “Tài sản cố định và đầu tư dài hạn” của công ty CETT chỉ gồm 2 chỉ tiêu là tài sản cố định và chi phí trả trước dài hạn. Số đầu năm là 552.679.797 đồng (chiếm 2.36% tổng tài sản), cuối năm là 607.050.056 đồng (chiếm 2.69% tổng tài sản). So với đầu năm “tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 114.370.259 đồng tương ứng với 20.69% do những nguyên nhân sau.
+ Chỉ tiêu tài sản cố định đầu năm là 210.771.457 đồng (chiếm 0.9% tổng tài sản), cuối năm là 355.025.797 đồng (chiếm 1.43%). Đối với bất kỳ một công ty thương mại nào, tỷ lệ tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng thấp vì không có khâu sản xuất sản phẩm, tài sản cố định của công ty CETT chỉ là xe ô tô phục vụ cho việc đi lại, triển khai các dự án nên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
+ Chỉ tiêu chi phí trả trước dài hạn ( TK 242) đầu năm là 341.908.340 đồng (chiếm 1.46% tổng tài sản), cuối năm là 312.024.259 đồng (chiếm 1.26% tổng tài sản).
Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy công ty CETT có cơ cấu tài sản khá hợp lý. Chỉ tiêu “Tiền” chiếm tỷ trọng lớn bảo đảm tình hình thanh toán cho công ty, chỉ tiêu “Các khoản phải thu” có xu hướng giảm, chỉ tiêu “Hàng tồn kho” chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ tiêu “Tài sản cố định” chiếm tỷ lệ nhỏ phù hợp với đặc điểm và hoạt động kinh doanh đặc thù của công ty.
3.2.2. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn
Phân tích cấu trúc nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cấu trúc tài sản cố định, tính tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn theo công thức:
= x100
Ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
BANG NGANG 4
- “Nợ phải trả” của công ty chỉ bao gồm nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn.
+ “Nợ ngắn hạn” của công ty đầu năm là 19.341.439.766 đồng (chiếm 82.44% tổng nguồn vốn), cuối năm là 20.620.183.258 đồng (chiếm 83.11% tổng nguồn vốn). So với đầu năm “Nợ ngắn hạn” của công ty tăng 1.278.743.492 đồng, tương ứng với 6.61%. Sở dĩ số nợ ngắn hạn của công ty tăng là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” đầu năm là 5.197.419.934 đồng (tương ứng 22.15% tổng nguồn vốn), cuối năm là 3.640.462.512 đồng (tương ứng 14.67% tổng nguồn vốn) giảm 1.556.957.422 đồng tương ứng với 29.96%.
Chỉ tiêu “Phải trả người bán” đầu năm là 13.944.316.977 đồng (chiếm 59.44% tổng nguồn vốn), cuối năm là 17.121.959.121 đồng (chiếm 69.01% tổng nguồn vốn) tăng 3.177.642.144 đồng tương ứng 22.79%. Ta thấy “Phải trả người bán” chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn, bước đầu cho thấy nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là do chiếm hữu vốn của các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá.
- “Nguồn vốn chủ sở hữu”
Nguồn vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm 17.56% tổng nguồn vốn, cuối năm chỉ chiếm 16.89% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng với tỷ lệ thấp (1.73%) và có xu hướng giảm tỷ trọng.
Lợi nhuận chưa phân phối đầu năm là 120,000,000đ chiếm 0.51%, cuối năm là 191,076,543đ chiếm 0.77% tổng nguồn vốn. Tuy cuối năm so với đầu năm đã tăng đến 59.23% nhưng lợi nhuận chưa phân phối vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 1% tổng nguồn vốn.
3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ta tính và so sánh các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ so với tài sản:
=
Đầu năm: = = 0.824
Cuối năm: = = 0.831
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Ta thấy chỉ tiêu này ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm đều rất cao, hơn nữa lại có xu hướng tăng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ cao, mức độ độc lập về tài chính thấp. Điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:
=
Đầu năm: = = 5.695
Cuối năm: = = 5.920
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số này càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, trong khi đó trị số này của công ty CETT cả thời điểm đầu năm và cuối năm đều rất cao và có xu hướng tăng chứng tỏ tài sản của công ty chỉ được tài trợ một phần bằng vốn chủ sở hữu, còn lại là tài trợ từ nguồn vốn vay và chiếm dụng.
3.2.4. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần có tài sản. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản (hay nhu cầu về vốn) là một vấn đề trọng yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu (do các thành viên góp vốn, có bổ sung trong quá trình kinh doanh). Sau đó là nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng hay các tổ chức khác) và nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp).
Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng trong quá trình thanh toán.
Để phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, trước hết, ta xem xét sự cân bằng tài chính của công ty CETT
Cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản
ngắn hạn
+
Tài sản
dài hạn
=
Nguồn tài trợ thường xuyên
+
Nguồn tài trợ tạm thời
Đẳng thức trên được biến đổi thành:
Tài sản ngắn hạn
-
Nguồn tài trợ tạm thời
=
Nguồn tài trợ thường xuyên
-
Tài sản dài hạn
Vế trái được gọi và “Vốn hoạt động thuần”, là chỉ tiêu phản ánh số vốn mà doanh nghiệp dùng để duy trì những hoạt động bình thường, thường xuyên của doanh nghiệp.
Bảng 8: Phân tích vốn hoạt động thuần
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
A. Nguồn tài trợ thường xuyên
4,120,000,000
4,191,076,543
B. Tài sản dài hạn
552,679,797
667,050,056
C. Vốn hoạt động thuần
3,567,320,203
3,524,026,487
Ta thấy Vốn hoạt động thuần > 0, tức là nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần lớn của nó cho tài sản ngắn hạn. Từ đó, bước đầu có thể kết luận cân bằng tài chính của Công ty là “cân bằng tốt”. Tuy nhiên, ta thấy cân bằng này có được tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản (đầu năm chiếm 2.36%, cuối năm chiếm 2.69%) nên để có nhận xét xác đáng về tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích và so sánh các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài trợ thường xuyên
=
Đầu năm: = = 0.176
Cuối năm: = = 0.169
- Hệ số tài trợ tạm thời
=
Đầu năm: = = 0.824
Cuối năm: = = 0.831
Ta thấy, hệ số tài trợ thường xuyên và tạm thời không có biến động nhiều ở 2 thời điểm cuối năm và đầu năm. Hệ số tài trợ thường xuyên thấp trong khi hệ số tài trợ tạm thời cao. Điều này không có lợi đối với tình hình tài chính của công ty vì tính ổn định và cân bằng tài chính không cao.
- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên
=
Đầu năm: = = 0.971
Cuối năm: = = 0.954
Chỉ tiêu này ở cả 2 thời điểm đều lớn đáng ra có thể kết luận tính tự chủ về tài chính của công ty là tốt. Nhưng ta lại thấy công ty không khai thác Nợ dài hạn nên nguồn tài trợ thường xuyên chỉ gồm vốn CSH và một phần rất nhỏ lợi nhuận chưa phân phối, nên về thực chất đây không phải là dấu hiệu khả quan và hệ số này như vậy là quá cao.
- Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
=
Đầu năm: = = 1.184
Cuối năm: = = 1.171
Trị số này lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn bảo đảm được sự bền vững về tài chính.
Qua phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của công ty , ta thấy nếu xét tính cân bằng theo vốn hoạt động thuần và hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn thì công ty có tình hình cân bằng tài chính tốt. Nhưng khi xem xét các hệ số bảo đảm nguồn vốn khác, ta lại thấy cân bằng này thực chất đo công ty không khai thác nợ dài hạn và do tỷ lệ tài sản dài hạn quá nhỏ. Điều này cho biết triển vọng phát triển và mở rộng của công ty chưa tốt.
3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp hay phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp có thể cho ta đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và sáng sủa sẽ không có tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau và ngược lại. Vì vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của một doanh nghiệp rất quan trọng vì thông qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.
Các khoản phải thu, phải trả của công ty CETT chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán. Các khoản nợ với Ngân sách thường không phát sinh nhiều và công ty không có quan hệ thanh toán nội bộ.
Phân tích các khoản phải thu, phải trả gồm 3 phần:
- Phân tích các khoản phải thu
- Phân tích các khoản phải trả
- Phân tích một số chỉ tiêu làm rõ hơn tình hình thanh toán của công ty
Để nắm rõ hơn tình hình thanh toán và các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp, ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, phải trả giữa cuối kỳ và đầu kỳ trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và dựa vào tình hình biến động của từng chỉ tiêu để đưa ra nhận xét.
Bảng 9 : Phân tích các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
%
1. Phải thu khách hàng
7,547,338,378
4,709,329,694
-2,838,008,684
-37.60
2. Trả trước cho người bán
847,542,812
2,404,330,737
1,556,787,925
183.68
3. Thuế GTGT được khấu trừ
353,904,000
-
-
4. Tam ứng
867,413,247
1,168,038,107
300,624,860
34.66
5. Các khoản phải thu khác
578,445,004
774,555,724
196,110,720
33.90
6.Các khoản cấm cố, ký quỹ
3,755,406,522
1,520,181,151
-2,235,225,371
-59.52
Tổng cộng
13,950,049,963
10,576,435,413
-3,019,710,550
21.65
Bảng10: Phân tích các khoản phải trả
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Cuối năm so
với đầu năm
Số tiền
%
1. Phải trả người bán
7,495,837,988
2,627,543,740
-4,868,294,248
-64.95
2. Ngời mua trả trước
6,448,478,989
14,494,415,381
8,045,936,392
124.77
3. Thuế và các khoản phải nộp NS
207,103,677
-141,738,375
-348,842,052
-168.44
4. Phải trả công nhân viên
-
-
-
-
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác
-7,400,822
-500,000
6,900,822
-93.24
6. Vay ngắn hạn
5,197,419,934
3,640,462,512
-1,556,957,422
-29.96
7. Vay dài hạn
-
-
-
-
Tổng cộng
19,341,439,766
20,620,183,258
1,278,743,492
6.61
Qua hai bảng trên ta thấy các khoản phải thu giảm 21.65% trong khi các khoản phải trả chỉ tăng 6.61% so với năm trước. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình thanh toán của công ty. Cụ thể khoản phải thu khách hàng giảm 37.6% trong khi khoản khách hàng ứng trước lại tăng 183.68% cho thấy lượng hàng hóa công ty cung ứng đã nhiều hơn nhưng công ty lại không bị khách hàng thanh toán dây dưa. Khoản phải trả người bán giảm 64.95% trong khi khoản người mua trả trước tăng 124.77% khiến công ty có điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán của mình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng vốn vay ngắn hạn của công ty giảm 29.96% trong khi công ty lại không khai khác vốn vay dài hạn. Điều này tuy giảm gánh nợ của công ty và sự phụ thuộc của công ty vào các tổ chức tín dụng nhưng chưa hẳn là dấu hiệu tốt vì để hoạt động một doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vốn vay khá quan trọng. Công ty không khai thác tốt nguồn vốn này sẽ thiếu vốn đầu tư và khó có thể phát triển và mở rộng quy mô.
Ngoài ra, ta phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như sau:
- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả:
=
Đầu năm : = x 100 = 65.81%
Cuối năm : = x 100 = 45.63%
Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh. Trường hợp lý tưởng nhất là tỷ số này bằng 100%, nhưng điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế, nên thường thì tỷ lệ này duy trì trong khoảng trên dưới gần với 100% là tốt nhất. Với công ty CETT, tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả ở cả đầu năm và cuối năm đều thấp hơn nhiều so với 100%, đặc biệt là tỷ số này cuối năm lại giảm mạnh chỉ còn 45.63% (giảm 20.18%). Như vậy, có thể thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn nhiều so với số vốn mà công ty đi chiếm dụng.
- Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu:
= x 100
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả”, cho ta thấy rõ hơn các khoản doanh nghiệp di chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng.
Đầu năm: = x 100 = 151.95%
Cuối năm: = x 100 = 219.17%
Việc số vốn đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng có thể giúp công ty đầu tư, bổ sung thêm nguồn vốn để tăng quy mô hoạt động, tuy nhiên khi tỷ lệ này quá cao có thể tạo nên tình trạng tài chính không ổn định.
- Số vòng quay các khoản phải thu:
=
Trong đó :
=
- Thời gian thu tiền:
Thời gian thu tiền =
Ở Việt Nam thực ra không nên sử dụng cách tính số vòng quay các khoản phải thu bằng cách lấy “doanh thu thuần” chia cho “số dư bình quân các khoản phải thu” mà nên thay “doanh thu thuần” bằng chỉ tiêu “tổng số tiền hàng bán chịu” vì ở nước ta hiện vẫn tồn tại một nền “kinh tế tiền mặt” và các nghiệp vụ mua bán chủ yếu gắn với việc thanh toán ngay nên việc sử dụng chỉ tiêu này chưa thật phù hợp. Nhưng với công ty CETT, cung cấp hàng hóa chủ yếu theo các dự án và đơn đặt hàng lớn, ít có trường hợp bán lẻ nên vẫn có thể sử dụng chỉ tiêu này.
= = 9,429,637,271 (đ)
= =11,068,565,011 (đ)
= = 6.21 (lần)
= = 5.56 (lần)
= = 57.97 (ngày)
= = 64.75 (ngày)
Kết quả tính toán cho thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0.65 lần, số ngày trung bình để thu hồi các khoản phải thu tăng gần 7 ngày (64.75 – 57.97 = 6.78). Như vậy, có thể kết luận tình hình thu hồi công nợ của công ty năm 2005 không khả quan bằng năm 2004. Đây là xu hướng phát triển không tốt, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích các hệ số như: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh…
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=
Tổng giá trị thuần TS ngắn hạn được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” mã số 100, chỉ tiêu Tổng số nợ ngắn hạn phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” mã số 300 trên Bảng cân đối kế toán.
Đầu năm: = = 1.18
Cuối năm: = =1.17
Tuy chỉ số này cuối năm giảm so với đầu năm, nhưng ở cả 2 thời điểm chỉ số này đều cao hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh=
“Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được tính bằng cách cộng các chỉ tiêu 1 “Tiền mặt tại quỹ” mã số 110, 2 “Tiền gửi ngân hàng” mã số 111, 3 “Đầu tư tài chính ngắn hạn” mã số 112 và trừ đi chỉ tiêu 4 “Dự phòng giảm giá chứng khoán và đầu tư ngắn hạn” mã số 113 trên Bảng cân đối kê toán.
Đầu năm: = = 0.3
Cuối năm: = = 0.55
Ta thấy so với đầu năm, hệ số thanh toán nhanh cuối năm đã tăng đáng kể, cụ thể là 0.25. Đáng lưu ý là đầu năm, hệ số thanh toán nhanh là 0.30.5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan.
- Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn=
Đầu năm: = = 0.25
Cuối năm: = = 0.47
Ở Việt Nam chưa có một ngiên cứu nào công bố trị số của chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn”, nhưng theo tác giả Lâm Bỉnh Kiệt trong cuốn Kiểm tra kế toán (1991) thì hệ số này nằm trong khoảng 0.1 đến 0.5 là tốt nhất. Như vậy công ty có tình hình thanh toán bằng tài sản ngắn hạn là tương đối tốt, tuy nhiên số cuối năm tăng mạnh so với đầu năm (tăng 0.24) đạt mức gần với mốc 0.5 – tức là công ty đang có xu hướng tiến đến tình trạng lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều, thừa khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán
Bảng11: Phân tích khả năng và nhu cầu thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Đầu năm
Cuối năm
1. Vay ngắn hạn
5,197,419,934
3,640,462,512
2. Phải trả cho người bán
13,944,316,977
17,121,959,121
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
207,103,677
-141,738,375
4. Phải trả người lao động
-
-
5.Các khoản phải trả khác
-7,400,822
-500,000
6. Nợ dài hạn
-
-
Tổng cộng
19,341,439,766
20,620,183,258
Khả năng thanh toán
Đầu năm
Cuối năm
1. Tiền mặt
391,201,570
1,324,522,407
2. Tiền gửi ngân hàng
5,419,358,469
10,054,619,737
3. Các khoản phải thu
12,728,732,716
9,408,397,306
4. Hàng tồn kho
3,148,149,967
2,188,632,188
Tổng cộng
21,687,442,722
22,976,171,638
Hệ số khả năng thanh toán
1.12
1.11
Trong đó, hệ số khả năng thanh toán được tính theo công thức:
=
Đầu năm: = = 1.12
Cuối năm: = = 1.11
Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán được tính cho cả năm và thời điểm đầu năm (tính cho cả năm 2004) và cuối năm (tính cho cả năm 2005) đều có trị số cao hơn 1, chứng tỏ Công ty bảo đảm khả năng thanh toán.
3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty CETT
3.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trước hết, ta xác định các chỉ tiêu vốn sản xuất bình quân
Vốn sản xuất bình quân =
Bảng12: Các chỉ tiêu vốn bình quân
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
1. Vốn lưu động
13,020,392,326
22,908,759,969
22,908,759,969
24,144,209,745
2. Vốn lưu động bình quân
17,964,576,148
23,526,484,857
3. Vốn cố định
294,214,846
552,679,797
552,679,797
667,050,056
4. Vốn cố định bình quân
423,447,322
609,864,927
5. Tổng tài sản (nguồn vốn)
13,314,607,172
23,461,439,766
23,461,439,766
24,811,259,801
6. Tổng tài sản bình quân
18,388,023,469
24,136,349,784
7. Vốn chủ sở hữu
4,059,858,854
4,120,000,000
4,120,000,000
4,191,076,543
8. Vốn chủ sở hữu bình quân
4,089,929,427
4,155,538,272
Bảng13: Phân tích hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh
Đơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36283.doc