· Công tác nghiệm thu sản phẩm.
Đây là công tác quan trọng giúp cho việc trả lương theo sản phẩm được chính xác. Vì một sản phẩm được chia ra thành nhiều công đoạn do từng bộ phận chuyên trách thực hiện, cho nên qua mỗi công đoạn cần kiểm tra chất lượng hoàn thành ở công đoạn đấy trên cơ sở tíến hành trả lương. Hiện nay, sau mỗi công đoạn Công ty đều có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và thực hiện như sau:
- KCS bình bản: kiểm tra chất lưọng bản can hoặc phim, thống kê số lượng sản phẩm sau giai đoạn này.
- KCS Cắt cuộn: kiểm tra chủ yếu về số lượng sản phẩm hoàn thành đơn vị là Ram, số tờ trong 1 Ram.
- KCS xén giấy trắng: kiểm tra khổ giấy, số tờ trong một Ram, thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành.
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm tại Công ty cổ phần in Diên Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi môn là đạt, nếu thi không qua nội dung nào thì năm sau thi lại nội dung đó đến khi qua mới được nâng lương.
Quy chế trả lương: Quy chế trả lương của công ty được xây dựng và ban hành từ ngày 23/4/1999.
_ Thành phần hội đồng lương:
Ô. Phạm Viết Đồng
GĐ nhà máy
Chủ tịch hội đồng
Ô. Nguyễn Đức Minh
Trưởng phòng TC- HC
Phó chủ tịch thường trực
Ô. Tạ Văn Khoái
Quyền trưởng phòng KT
UV
Ô. Trịnh Hữu Lợi
Kỹ sư in offset
UV
Ô. Hoàng Văn Thoả
Chuyên viên điều độ
UV
Ô. Vũ Cao Năng
Thanh tra công nhân
UV
B. Lê Thị Bình
Phó QĐ PX sách
UV
B. Phan Thị Vân Anh
Chuyên viên phòng KHSX
UV
B. Nguyễn Thị Loan
Chuyên viên LĐTL
UV
B. Hàn Minh Thọ
Công nhân bậc 4/7 PX sách
UV
_ Xác đinh quỹ lương.
* Quỹ lương năm thực hiện.
+ Từ năm 2004 trở về trước:
Năm 1999 Nhà máy xây dựng quy chế trả lương theo Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính Phủ, kèm theo thông tư 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và theo công văn số 4320/ LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
Quỹ tiền lương được xây dựng dựa vào quyết toán quý tiền lương thực hiện và dựa vào doanh thu công in. Doanh thu công in được xác định từ : Doanh thu từ NXBGD, doanh thu in vở học sinh, doanh thu ngoài.
Nhà XBGD giao đơn tiền lương tính trên 1000 đồng doanh thu công in là 431 đồng tiền lương trên 1000 đồng doanh thu công in.Từ đây xác định được quỹ lương kế hoạch năm.
Nhà máy áp dụng cách xác định quỹ lương kế hoạch theo thông tư số 13/BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 10/4/1997.
CFTL
CFTL = * Doanh thu công in
1000Đ Doanh thu công in
Nhận xét: Qua cách xác định qũy lương kế hoạch ta thấy, quỹ tiền lương của công ty gắn chặt với doanh thu công in, hay nói cách khác gắn chặt với kết quả sản xuất. Do đó, với cách xác định như trên thì sẽ đảm bảo khả năng chi trả của quỹ lương và tạo động lực cho người lao động làm việc. Tuy nhiên trước đây, kế hoạch sản xuất do NXBGD quyết định nên công ty không chủ động trong việc tăng quỹ lương, khó khăn trong việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần, NXBGD chỉ đóng vai trò đứng xa chỉ đạo, công ty đã có cơ hội tự chủ trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây là cơ sở để tạo điều kiện tăng mức thu nhập của cán bộ công nhân viên.
+ Từ năm 2004 đến nay:
Dựa trên cơ sở cũ nhưng có một số thay đổi đó là: Nhà XBGD giao đơn giá tiền lương tính trên 1000 đồng lợi nhuận công in là: 1 đồng lợi nhuận trên 1 đồng tiền lương từ đó xác định quỹ lương kế hoạch năm. Với cách xác định này sẽ làm tăng hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì, cách xác định đơn giá tiền lương đã quá cũ và không còn hiệu quả nữa, do Công ty đã cổ phần hoá nên phải tự hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm nếu làm ăn thua lỗ, từ đây giúp cho người lao động có hiệu quả cao hơn và có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Thoát khỏi tình trạng trong nhiều trường hợp doanh thu của công ty có thể tăng nhưng lợi nhuận của công ty giảm do chi phí tăng nhiều hơn doanh thu.
*Xây dựng quỹ lương năm thực hiện.
QLTH = VT+ Vsp + VKH
Trong đó:
QLTH : Là quỹ lương thực hiện
VT : Quỹ tiền lương thực hiện của khối hưởng lương thời gian
VSP : Quỹ tiền lương thực hiện của khối hưởng lương sản phẩm
VKH : Quỹ tiền lương thực hiện của khối hưởng lương khoán
_ Phương án phân phối quỹ lương
Quỹ tiền lương năm thực hiện được xác định theo đơn giá tiền lương được duyệt năm trước đó. Xây dựng quỹ tiền lương phải phù hợp với các chỉ tiêu khác đặc biệt là sản lượng và kết quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2004 trở về trước thì 85%( từ năm 2005 là 90%) quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động hưởng lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian.
Năm 2004 trở về trước thì 5%( từ năm 2005 là 0%) quỹ tiền lương chi cho quỹ tiền thưởng.
Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi bằng 1% tổng quỹ lương.
Quỹ dự phòng năm sau bằng 9% tổng quỹ lương.
Các hình thức và chế độ thưởng:
a, Thưởng theo lương hàng tháng
+ Nguồn hình thành quỹ thưởng
- Điều tiết 5% quỹ tiền lương của công ty sang quỹ thưởng
- Tăng 2% doanh thu để tạo nguồn quỹ thưởng
- Rà soát, điều chỉnh những bất hợp lý trong việc trả lương hiện nay để tăng quỹ tiền thưởng tạo nguồn đủ đảm bảo quỹ thưởng bằng 15% quỹ lương hàng tháng.
+ Phương thức thưởng
Ban giám đốc công ty qui định mức tiền thưởng bằng 15% mức tiền lương hàng tháng.
Mức tiền thưởng theo lương được xác định theo công thức:
Tt = Tl x M
Trong đó:
Tt: tiền thưởng theo lương hàng tháng của mỗi CBCNV
Tl: Tổng tiền lương hàng tháng của mỗi CBCNV (trừ các khoản lương lễ, tết, phép, lương chờ việc,hết việc, lương vay, lương trợ cấp hưởng 70% lương cơ bản)
M: Mức tiền thưởng được quy định là 0,15 đồng tiền thưởng trên 1 đồng tiền lương hàng tháng.
+ Qui định mức giảm trừ tiền thưởng tính theo tỷ lệ % tiền thưởng. (Xem bảng 5)
b, Thưởng theo 6 tháng hoặc năm:
+ Nguồn hình thành quỹ khen thưởng:
- Quỹ khen thưởng được hình thành từ lợi nhuận thực hiện của năm kế hoạch sau khi đã nộp thuế thu nhập DN (nếu có)
- Quỹ khen thưởng do Giám đốc Nhà máy trích thưởng cho các cá nhân và tập thể căn cứ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Nhà máy và được trích từ quỹ lương.
+ Phương thức trả thưởng
Tiền thưởng quí của từng CBCNV (Ký hiệu; Ti) được xác định như sau:
- Tiền thưởng quí của từng cbcnv nhận được (Ti) gồm hai phần:
Ti = Ti1 +Ti2
- Tiền thưởng chia theo tiền lương quí (Ti1):
Cách tính tiền thưởng cho từng CBCNV:
Ti1 =
Trong đó:
Til: Tiền thưởng của từng người lao động chia theo quỹ lương.
Vtl: Quỹ tiền thưởng chia theo lương trong quý.
Vlj: Tổng tiền lương quý của toàn bộ CBCNV Nhà máy(j =1á n).
Vli: Tổng tiền lương quí của từng CBCNV.
- Tiền thưởng chia theo kết quả bình xét thi đua quý (Ti2.)
Trong đó :
- Ti2: Tiền thưởng của từng người lao động chia theo quỹ lương.
- Vt2: Quỹ tiền thưởng chia theo kết quả bình xét thi đua quí.
- Hbj :Tổng hệ số bình xét thi đua theo quí của toàn bộ CBCNV.
- Hbi: Hệ số bình xét thi đua theo quý của từng CBCNV.
c, Thưởng theo danh hiệu thi đua
Mục đích: Để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tập thể và cá nhân, biểu dương khen thưởng thành tích lao động đạt được của mỗi cá nhân, mỗi tập thể.
* Danh hiệu thi đua tập thể:
+ Tiêu chuẩn Tập thể Lao động tiên tiến.
+ Tiêu chuẩn tập thể lao động xuất sắc.
* Danh hiệu thi đua cá nhân .
+ Danh hiệu lao động tiên tiến.
+ Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (cấp NXBGD).
+ Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ.
d, Thưởng phát huy sáng kiến, tiền hoa hồng:
Hằng năm công ty luôn có chính sách thưởng đối với các CBCNV có sáng kiến cải tiến ứng dụng vào quá trình sản xuất một khoản tiền từ 1- 5 triệu đồng tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm.Thông thường quỹ khen thưởng của Giám đốc sẽ chi trả.
Để tạo thêm việc làm cho CBCNV, khuyến khích giới thiệu khách hàng về cho công ty, công ty trích từ 3% đến 5% giá trị của hợp đồng (trừ tiền giấy) thưởng cho người giới thiệu (Trừ các đối tượng Ban giám đốc, các CBCNV phòng Kế hoạch sản xuất, phòng dịch vụ thị trường).
Chi phí hoa hồng môi giới năm 2004 là 65.453.596 đồng
4. Quản lý nhà nước về lao động tiền lương
Doanh nghiệp tiếp nhận các văn bản quản lý Nhà nước về lao động tiền lương bằng cách mua Công báo của Chính phủ để cập nhật các chính sách, chế độ mới của Nhà nước hoặc nhận được công văn do NXBGD gửi xuống.
Việc triển khai, chấp hành các quy định của Nhà nước được doanh nghiệp thực hiện khá kịp, thời đầy đủ.
Vấn đề thanh tra việc thực hiện chính sách: Doanh nghiệp đã thành lập ban thanh tra để thường xuyên tự kiểm tra, thanh tra nội bộ. Từ đó sớm phát hiện ra những sai sót để kịp thời điều chinh, xử lý giúp cho công tác quản lý trong công ty được thực hiện tốt hơn.
5. Vấn đề thực hiện pháp luật lao động
Tình hình thực hiện pháp luật lao động của CtyCP In Diên Hồng được phản ánh qua một số khía cạnh cụ thể như sau:
Việc làm: Doanh nghiệp luôn đảm bảo có việc làm cho người lao động, ngoài việc in sách theo kế hoạch của NXBGD doanh nghiệp còn kí các hợp đồng in ấn với các tổ chức cá nhân có nhu cầu tạo ra việc làm cho người lao động trong thời gian khoảng tháng 9, 10.
Khi người lao động bị mất việc làm do Nhà máy thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sẽ được đào tạo lại, sắp xếp chỗ làm việc mới, nếu không bố trí cho người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp được thị sẽ giải quyết chế độ cho người lao động theo quy đinh của Pháp luật.
Hợp đồng lao động: Đối với những lao động chính thức của nhà máy doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng lao động đầy đủ.
Thoả ước lao động tập thể: Doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể và hàng năm đều đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Tiền lương: Doanh nghiệp trả lương đúng kỳ cho người lao động.
Thời giờ làm việc, thời giờ ngỉ ngơi( được quy định trong TƯLĐTT):
Từ ngày 01/9- 30/11: làm việc 40h/tuần, các tháng khác làm việc 48h/tuần.
Thời gian làm việc trong ngày được quy định:
Đối với lao động làm việc theo giờ hành chính:
Sáng: 7h30- 12h.
Chiều: 13h- 16h30.
Đối với lao động làm việc theo ca:
Ca làm việc
Thời gian làm việc
Thời gian nghỉ ngơi
Ca 1
: 6h-14h
: 11h30- 12h
Ca 2
: 14h- 22h
: 18h- 18h30
Ca 3
: 22h- 6h(ngày hôm sau)
: 1h15- 2h
Người lao động được nghỉ liên tục ít nhất 24h/tuần.
Thời gian làm thêm không quá 4h/ngày và 200h/năm.
ATLĐ, VSLĐ:
Doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động bao gồm: quần áo, giầy mũ, khẩu trang… Tuy nhiên một số người lao động chưa chấp hành việc đeo khẩu trang và đội mũ đầy đủ, tự giác.
Nơi làm việc đảm bảo đủ độ thoáng, độ sáng… tuy nhiên do đặc thù công việc của ngành In nên không tránh khỏi tiếng ồn, bụi và một số công đoạn sản xuất người lao động phải tiếp xúc với hơi khí độc( nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn VSATLĐ).
Máy móc thiết bị được kiểm tra thường xuyên, sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời.
Người lao động được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần tại bệnh viện, được tổ Ytế kiểm tra sức khoẻ thường xuyên vàgiới thiệu khám bệnh tại bệnh viện khi có nhu cầu.
Bảo hiểm xã hội: 100% lao động chính thức trong công ty được đóng BHXH, BHYT và được giải quyết các chế độ theo quy định của nhà nước.
Công đoàn: công đoàn công ty luôn phối hợp với Đoàn thanh niên và những bộ phận có liên quan chăm lo đời sống cho CBCNV trong công ty chu đáo, thể hiện sự quan tâm của Nhà máy đến người lao động làm cho người lao động vui vẻ và yên tâm công tác.
Chính sách đối với lao động nữ:
Về chế độ tuyển dụng, thuyên chuyển đề bạt cán bộ công ty không có hình thức ưu đãi riêng đối với lao động nữ mà căn cứ vào năng lực của từng cá nhân cũng như yêu cầu công việc, vị trí công tác để đưa ra tiêu chuẩn, cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao động nữ.
Lao động nữ trong công ty được quan tâm tặng quà nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20- 10 hàng năm… Tổ chức thi đua lập thành tích nhân các ngày lễ và xét tặng danh hiệu Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà cho các Nữ CBCNV trong công ty.
Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất: Doanh nghiệp xây dựng Quy định mức giảm trừ tiền thưởng do vi phạm nội quy ATLĐ của công ty, theo đó CBCNV trong công ty nếu vi phạm sẽ bị trừ tiền thưởng theo quy định.
phần II: chuyên đề
Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Diên Hồng
i. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm.
Cơ sở lý luận
1.1 Tiền lương:
* Khái niệm: Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động, chịu tác động mang tính chất quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động.
*Bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường:
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở thoả thuận theo hợp đồng lao động .
Căn cứ trả lương là căn cứ vào giá trị sức lao động đã hao phí, căn cứ vào thoả thuận của hợp đồng lao động và vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trả lương trong nền kinh tế thị trường có ưu điểm là: người sử dụng lao động nắm bắt sâu sắc hơn, đánh giá hiệu quả lao động của từng cá nhân, đánh giá đúng từ đó trả lương cho người lao động chính xác hơn. Mọi người làm việc tốt hơn để được trả lương cao hơn.
Nhược điểm của trả lương trong nền kinh tế thị trường: người sử dụng lao động trả lương cho người lao động, xét trên phạm vi rộng thì tiền lương của tổ chức và doanh nghiệp là rất khác nhau. Do đó hạn chế vai trò điều tiết quản lý của nhà nước, người lao động hay thay đổi nơi làm việc có xu hướng tìm đến chỗ lương cao hơn.
* Các hình thức trả lương:
- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
CT: TLTG =ML x TLVTT
Trong đó:
TLTG: Tiền lương thời gian.
ML : Là mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương.
TLVTT : Là thời gian làm việc thực tế.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: xem mục1.2
Hình thức trả lương theo sản phẩm:
*Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc đảm bảo chất lượng quy định, do một hay một nhóm công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc.
*Đối tượng áp dụng: áp dụng rộng rãi cho công việc có thể định mức được lao động để giao cho người lao động trực tiếp sản xuất.
*Điều kiện áp dụng:
Phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác.
Đơn giá là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
Công thứ tính đơn giá:
ĐG = (LCBCV + PC)Mtg
Hoặc:
ĐG =
Trong đó:
LCBCV : Lương cấp bậc công việc.
PC : Phụ cấp lương.
ĐG : Đơn giá làm việc vào ban ngày.
Mtg : Mức thời gian.
MSL: Mức sản lượng.
Điều kiện để xác định đơn giá chính xác:
+ Phải có hệ thống mức lao động tiên tiến. Hệ thống mức lao động tiên tiến là hệ thống mức lao động chủ yếu được xây dựng bằng phượng pháp định mức kỹ thuật lao động, không có mức sai. Các mức lạc hậu, mức tạm thời hết hạn được sửa đổi kịp thời.
+ Các khâu công việc trong doanh nghiệp phải được xác định chính xác cấp bậc kỹ thuật.
+ Các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá phải được xác định đúng đắn
- Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động.
Phục vụ nơi làmviệc bao gồm phục vụ sản xuất; phục vụ dụng cụ, vận chuyển năng lượng, điều chỉnh thiết bị, sửa chữa, kiểm tra kho tàng, sinh hoạt và văn hoá trong sản xuất. Việc tổ chức phục vụ tốt sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hình thức trả lương sản phẩm.
- Phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là một khâu quan trọng trong trả lương sản phẩm.Kiểm tra nghiệm thu nhằm mục đíchđánh giá đúng đắn số lượng và chất lượng sản phẩm do công nhân làm ra để trả lương. Vì tiền lương sản phẩm công nhân nhận được nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định. Do vậy, muốn trả lương sản phẩm chính xác phải tổ chức tốt công tác nghiệm thu sản phẩm.
* Các chế độ trả lương theo sản phẩm:
1,Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho cá nhân:
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho cá nhân là chế độ trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm ( hay chi tiết sản phẩm) đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định.
Chế độ nàyđược áp dụng đối với những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt. Tiền lương của họ chính năng suất lao động cá nhân quyết định.
Đơn giá trong chế độ lương này trả cố định và có thể áp dụng cônng thức:
ĐG = (LCBCV + PC)Mtg
Hoặc:
ĐG =
TLSP = ĐG x SLTT
Trong đó:
TLSP : Tiền lương sản phẩm của công nhân
ĐG: Đơn giá tiền lương
SLTT : Sản lượng thực tế do công nhân chính tạo ra.
Ưu điểm: Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình; gắn được thu nhập tiền lương với kết quả lao động, năng suất chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý, công nhân sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc , thiết bị.
2,Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể được áp dụng đối với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất của sản phẩm (hay công việc) không thể tách riêng từng chi tiết , từng phần việc giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng thực hiện.
Công thức tính đơn giá:
ĐG = S (LCBCV + PC)Mtg
Hoặc:
ĐG =
Trong đó:
S (LCBCV + PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả nhóm công nhân.
Các phương pháp chia lương sản phẩm tập thể:
Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh
Bước 1: Tính tiền lương thực tế của công nhân (nhóm):
TL TG(i) = ML TG(i) x Ti
Trong đó:
TL TG(i) : Tiền lương thời gian thực tế của công nhân i.
ML TG(i) : Mức lương thời gian của công nhân i.
Ti : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh (Hđc):
Hđc =
TLsp nhóm : Tiền lương sản phẩm nhóm
Hđc : Hệ số điều chỉnh
Bước 3: Tính tiền lương cho từng công nhân
TLsp (i) = Hđc x TLTG(i)
TLsp (i) : Tiền lương sản phẩm của công nhân i.
Phương pháp dùng thời gian hệ số:
Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân( nhóm)
T qđ(i) = HSL (i) x T (i)
Trong đó:
T qđ(i) : Thời gian quy đổi của công nhân i.
HSL (i) : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i.
T (i) : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đơn vị thời gian quy đổi:
TL1 =
Trong đó:
T1 : Tiền lương sản phẩm cho một đơn vị thời gian quy đổi.
S Tqđ(i) :Tổng thời gian quy đổi của nhóm.
Bước 3: Tính TLSP cho từng công nhân:
TLsp (i) = TL1 x Tqđ (i)
TLCni: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
Chia lương theo bình điểm và hệ số lương:
Bước 1: Tính điểm quy đổi cho từng công nhân:
Đqđ (i) =Đi x HSL(i)
Trong đó:
Đqđ (i) : Điểm quy đổi của công nhân.
Đi : Điểm được bình của công nhân i.
HSL(i) : Hệ số lương của công nhân i.
Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đIểm quy đổi:
TL1 =
S Đqđ(i) : Tổng điểm quy đổi của nhóm.
Bước 3: Tính TLSP cho từng công nhân
TLsp (i)_ = TL1 x Đqđ (i)
Ưu điểm : Có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ , nhóm để cả tổ , nhóm làm việc hiệu quả hơn; khuyến khích các tổ, nhóm lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản.
Nhược điểm: Nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể sẽ gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực lao động.
3, Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp:
Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân phụ (công nhân phục vụ) căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động giao cho công nhân chính.
Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp chỉ áp dụng đối với công nhân phụ, công nhân phục vụ, phụ trợ mà công việc của họ có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành số lượng và chất lượng sản phẩm của công nhân chính làm lương sản phẩm mà họ phục vụ.
Công thức tính đơn giá:
ĐGP = (LCBCVP + PC)Mtg
Hoặc:
ĐGP =
Trong đó:
ĐGP : Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp.
LCBCVP : Lương cấp bậc của công nhân phụ.
Mtg ,MSL : Mức thời gian , mức sản lượng của công nhân chính.
TLSP = ĐGP x SLTT
TLSP : Tiền lương sản phẩm của công nhân phụ
SLTT : Sản lượng thực tế do công nhân chính( một nhóm công nhân chính tạo ra).
Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhâ chính.
Nhược điểm: Tiền lương của cộng nhâ phụ phụ thuộc vào năng suất lao dộng của công nhân chính. Năng suất lao động của công nhân chính cao thì tiền lương của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương của công nhân phụ nhiều khi không phản ánh được chính xác kết quả lao động của công nhân phụ
4, Chế độ trả lương khoán:
Chế độ trả lương khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Chế độ trả lương khoán được áp dụng trong trường hợp sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, mà phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều việc tổng hợp phải làm trong một thời gian nhất định, với yêu cầu chất lượng quy định.
Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động.
Tiền lương sản phẩm khoán được xác định như sau:
TLspK = ĐGk x QK
Trong đó:
TLspK : Tiền lương sản phẩm khoán
ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình.
QK :Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành.
Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hoá quá trình lao động, khuyếcn khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán.
Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu được thực hiện chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
5, Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng:
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được ccác tiêu chuẩn thưởng quy định.
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng áp dụng đối với công nhân hưởng lương sản phẩm, làm những công việc thuộc những khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất, thúc đẩy tăng năng sất lao động ở khâu khác có liên quan trong một dây chuyền sản xuất.
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính như sau:
TLspt = TLsp +
TLspt : Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng.
TLsp: Tiền lương trrả theo đơn tgiá cố định.
m :Tỷ lệ thưởng cho một % vượt mức chỉ thiêu thưởng.
h : % vượt mức chỉ tiêu thưởng.
ưu điểm : Khuyến khích người lao động tích cực làm việc, tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng.
Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bộichi quỹ lương.
6, Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến:
Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến là chế độ trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm trong giới hạn mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá bình thường( đơn giá cố định) , còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá luỹ tiến.
Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến được áp dụng đối với công nhân trực tiếp kinh doanh ở những khâu trọng yếu của quá trình sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời kế hoạch.
Trong chế độ trả lương này có 2 loại đơn giá: đơn giá cố định và đơn gía luỹ tiến.
Đơn giá cố định đượcdùng để trả cho những sản phẩm trong mức khởi điểm và được xác định như trong chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Đơn gía luỹ tiến để trả cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Nguồn tiền trả thêm cho đơn giá luỹ tiến được lấy từ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Đơn giá luỹ tiến được tính toán dựa vào đơn giá cố định và tăng thêm một tỷ lệ cho phép, tuỳ thuộc vào mức độ tiết kiệm chi phí gián tiếp cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau:
k = x 100(%)
Trong đó:
k: Tỷ lệ tăng đơn giá
dcđ : Tỷ trọng số tiền tiết kiệm trong sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.
tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá.
dL : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.
Công thức tính:
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng 1 tỷ lệ tăng đơn giá :
TLsp = (Q1 x ĐGCĐ) + (Qtt – Q1)(1 + k) ĐGCĐ
Hoặc:
TLsp = (Qtt x ĐGCĐ) + (Qtt – Q1) k x ĐGCĐ
Trong đó:
TLsp : Tiền lương sản phẩm luỹ tiến..
Q1 : Mức khởi điểm để tính đơn gía luỹ tiến.
ĐGCĐ : Đơn giá cố định.
Qtt : Năng suất lao động thực tế.
k : Tỷ lệ % tăng đơn giá.
+ Nếu doanh ngiệp áp dụng nhiều tỷ lệ tăng đơn giá khác nhau thì:
TLsp = Q1. ĐGCĐ + (1 + ki )(Qi+1 – Qi) ĐGCĐ + (1 + kn )(Qtt– Qi) ĐGCĐ
Hoặc:
TLsp = Qtt. ĐGCĐ + ki.(Qi+1 – Qi) ĐGCĐ + (Qtt– Qn) ĐGCĐ
Trong đó:
Qi : Là mức quy đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 737.Doc