MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TIỀN LƯƠNG VÀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
THEO SẢN PHẨM 3
1.1. TIỀN LƯƠNG 3
1.1.1. Khái niệm tiền lương 3
1.1.2. Bản chất, vai trò và ý nghĩa của tiền lương 3
1.1.2.1. Bản chất của tiền lương 3
1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương 5
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6
1.2. HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 8
1.2.1. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân 9
1.2.2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể 9
1.2.3. Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp 10
1.2.4. Chế độ trả lương khoán sản phẩm 11
1.2.5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng 12
1.2.6. Chế độ lương sản phẩm luỹ tiến 12
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 13
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG
THEO SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 16
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG
TY DỆT MAY HÀ NỘI 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Dệt may Hà Nội 16
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 17
2.1.3. Đặc điểm lao động của Tổng công ty 19
2.1.3.1. Cơ cấu lao động của Tổng công ty 19
2.1.3.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động 20
2.1.4. Đặc điểm máy móc thiết bị của Tổng công ty 21
2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 22
2.1.5.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh 22
2.1.5.2. Kết cấu sản xuất chính của Tổng công ty 24
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO
SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY 27
2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm hiện nay ở Tổng công ty
Dệt may Hà Nội 27
2.2.1.1. Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế 30
2.2.1.2. Trả lương theo sản phẩm tập thể 31
2.2.2. Chế độ thưởng 33
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM Ở TỔNG CÔNG TY
DỆT MAY HANOSIMEX 34
3.1. Hoàn thiện chương trình đánh giá thực hiện công việc 34
3.1.1. Hoàn thiện bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 35
3.1.2. Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá 35
3.1.3. Xếp loại kết quả đánh giá 40
3.2. Hoàn thiện công tác định mức lao động 40
3.3 Cải tiến phương pháp cho điểm trong hình thức trả lương
theo sản phẩm tập thể. 45
3.4. Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm 45
3.4.1. Về công tác cung cấp nguyên vật liệu 45
3.4.2. Về công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị 46
3.4.3. Công tác phục vụ 48
3.4.4. Hoàn thiện công tác thống kê 48
3.5. Hoàn thiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân 49
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hơn hẳn. Tiền lương sản phẩm mà người lao động làm ra, số lượng và chất lượng sản phẩm phản ánh sự khác nhau về tiền lương giữa mỗi người lao động, phản ánh được tính công bằng, hợp lý trong việc trả lương, tránh được tính bình quân trong trả lương, quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động thúc đẩy người lao động học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích luỹ kinh nghiệm … nhằm nâng cao khả năng làm việc ,tăng năng suất lao động để tăng tiền lương nhận được.
Trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong làm việc của mọi người. Hiện nay, tổng công ty dệt may Hà Nội đang thực hiện trả lương theo sản phẩm cho người lao động.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết đó là tuy thực hiện trả lương theo sản phẩm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng phát huy được hết các tác dụng của hình thức trả lương này. Có nhiều nguyên nhân:
- Thực hiện việc tính toán, xác định đơn giá tiền lươgn khá phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế kỹ thuật như định mức lao động, định mức vật tư, sự thay đổi của chúng do biến đổi giá cả, đổi mới máy móc, thiết bị.
- Trong nhiều doanh nghiệp, hệ thống định mức đã lạc hậu hoặc xây dựng thiếu chính xác. việc xây dựng một hệ thống định mức tiên tiến có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chính xác đơn giá tiền lương là việc làm rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm laà cho công nhân dễ có xu hướng chạy theo khổi lượng sản phẩm mà ít chú ý đến chất lượng cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu ….
Chính vì vậy, việc nghiên cứ nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội là cần thiết, nhằm khuyến khích người lao động làm việc sáng tạo, tăng năng suất lao động góp phần đạt mục tiêu của công ty và nâng cao vị thế của công ty trên thương trường.
+ Về phía người lao động:
Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm nâng cao mức sống của người lao động và gia đình của họ. Trong điều kiện chung của đất nước là thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống chưa cao thì vai trò kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động của tiền lương đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện các hình thức trả lương ở doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI..
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Dệt may Hà Nội:
Tên Tổng Công ty: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : HANOSIMEX
Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội là công ty có quy mô lớn
Tổng Công ty Dệt may Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Tổng Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Dệt may Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam phê chuẩn.
Tổng Công ty Dệt May Hà Nội là 1 doanh nghiệp nhà nước. Bao gồm nhiều đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn như Hà nội, Hải phòng, Hà Đông và Thành phố Vinh.
Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Tổng Công ty luôn đạt chất lượng cao, uy tín trên thị trường đã được trao tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế.
+ Nhiệm vụ
- Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ Tổng công ty.
- Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ Tổng công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn
- May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước.
- Sản xuất 1 số sản phẩm phụ: như lõi ống sợi, sáp, khuyên Parafin, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ Tổng công ty.
- Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý.
- Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cùng kinh doanh thương mại thông qua hệ thống siêu thị.
- Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải Phòng
Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty
+ Số cấp quản lý
Tổng Công ty Dệt May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Tổng Công ty Dệt May Hà Nội có hai cấp quản lý:
Cấp Tổng công ty: Tổng Giám đốc
Cấp nhà máy và các công ty cổ phần
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty: ( Trang tiếp theo )
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc điều hành May
Phó Tổng giám đốc điều hành Dệt nhuộm
Phó Tổng giám đốc điều hành
Sợi.
Phó Tổng giám đốc điều hành
Xuất nhập khẩu
Phó Tổng giám đốc điều hành Tiêu thụ nội địa.
Phó Tổng GĐ điều hành Q.T . N Sự và Hành chính.
Phòng KHTT
Phòng KT ĐT
Nhà
máy Sợi
Phòng XNK
Phòng KTTC
Phòng TCHC.
Trung Tâm TN & KTCL SP.
Nhà máy May 1
Nhà máy May 2
May Thời Trang
Nhà máy May 3
Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối
Đại diện lãnh đạo
HT QL CL và HT QL TNXH
May HP
(Cty CP TM HP)
Nhà máy DENIM
Cty CP D ệt H à Đông Hanosimex
Trung Tâm CNTT
Trung Tâm CK -TĐH
Cty CP D ệt May
Hu ế
Cty CP DM Hoàng
Thị Loan
Cty CP TM Hải Phòng
Hanosimex
Phòng Thương Mại.
Siêu thị
Vinatex
Hà Đông
Chi nhánh
HCM
Cty CP May
Đông Mỹ Hanosimex
Cty CP coffee
Indochine.
Phòng
Đời sống
Cty CP Yên Mỹ.
Trung Tâm Y Tế.
Đại diện lãnh đạo về AT & SK người LĐ
Điều hành trực tuyến.
Điều hành Hệ thống QLCL và Hệ thống TNXH.
Tham gia quản lý điều hành, đại diện vốn nhà nước hoặc vốn của Hanosimex.
Ghi chú:
2.1.3. Đặc điểm lao động của Tổng Công ty.
2.1.3.1. Cơ cấu lao động của Tổng công ty
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty
STT
Nội dung
Số lượng lao động
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ trọng %
12/05
12/06
Tổng số lao động :
4.756
4.843
+87
100
Phân loại theo trình độ:
1
Trên đại học
3
3
0
0,06
2
Đại học
331
353
+22
7,2
3
Cao đẳng
35
28
-7
0,58
4
Trung cấp
167
157
-10
3,24
5
Công nhân bậc 1
433
388
-45
8,0
6
Công nhân bậc 2
509
525
+16
10,84
7
Công nhân bậc 3
718
500
-218
10,3
8
Công nhân bậc 4
1169
1336
+167
27,58
9
Công nhân bậc 5
973
1020
+47
21,06
10
Công nhân bậc 6
379
488
+109
10,0
11
Công nhân bậc 7
39
45
+6
0,92
Phân loại theo đối tượng:
Tỷ lệ lao động gián tiếp
483
10,0
Tỷ lệ lao động trực tiếp
4.360
90,0
Phân loại theo gới tính:
Lao động nữ
3390
70,0
Lao động nam
1453
30,0
Nguồn: Phòng TCHC
2.1.3.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng thời gian lao động Năm 2006
TT
Chỉ tiêu
Ngày chế độ
Tổng ngày công trong năm
%
Lao động đi làm
4.843
1
Tổng số ngày dương lịch
365
1.767.695
2
Tổng số ngày nghỉ chủ nhật
53
256.679
3
Tổng số ngày nghỉ lễ, tết
10
48.430
4
Tổng số ngày làm việc chế độ
302
1.462.586
100%
5
Tổng số ngày vắng mặt:
12
133.605
9,13%
- Phép
50.175
3.7%
- ốm
30.685
2.2%
- Thai sản
30.848
2.1%
- Con bú
608
0.04%
- Họp - công tác
8.109
0.55%
- Nghỉ việc riêng
13.180
0.9%
6
Số công ngừng việc do mất điện
3.500
0.2%
7
Thiếu nguyên nhiên liệu
1.102
0.075%
8
Không nhiệm vụ sản xuất
302
0.02%
9
Tổng số ngày có mặt làm việc
290
1.324.077
90,52%
10
Tổng số ngày làm việc thực tế bình quân trong 1 tháng
24,19
22,78
95,01%
Lao động của Tổng công ty được chia làm hai khối như sau:
- Khối công nhân sản xuất:
Bao gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau:
Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất trên 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng quy định của nhà nước – ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca, kíp cho kịp giao hàng.
Thời gian các ca được chia ra như sau: Ca sáng: từ 6h=> 14h; + Ca chiều: từ 14h=> 22 giờ + Ca đêm: từ 22h=> 6 h sáng hôm sau. Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục.
Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ làm hai ca. Trường hợp cần thiết thì công nhân phải ở lại làm thêm để kịp đơn đặt hàng cho khách.
- Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ:
Làm việc theo giờ hành chính: - Sáng từ 7h30 đến 12 giờ; - Chiều từ 13h đến 16h30.
(44 giờ/tuần), chiều thứ bảy và ngày chủ nhật nghỉ.
2.1.4. Đặc điểm máy móc thiết bị của Tổng công ty.
- Tài sản cố định của Tổng Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu, tình trạng kỹ thuật. Toàn bộ máy móc thiết bị của Tổng công ty được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Nhật… Một số thiết bị mới được trang bị từ năm 1992 trở lại đây, còn lại được trang bị từ những năm 1979 (khi mới thành lập).
- Trong năm 2006 Tổng công ty có dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất cho nhà máy sợi với Tổng số vốn đầu tư cho thiết bị là trên 71 tỷ đồng.
Tổng Công ty tính trích khấu hao cho tài sản bằng phương pháp khấu hao đều. Gần đây, Tổng công ty đầu tư mới thêm một số máy móc thiết bị mới tại nhà máy sợi và nhà máy dệt nhuộm để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Tình hình sử dụng tài sản cố định:
Tổng TSCĐ của Tổng công ty chiếm tỷ trọng 47.6% tổng tài sản. Số thiết bị của Tổng công ty trong các nhà máy sợi, dệt, nhuộm đều làm việc 3 ca, số giờ sử dụng thiết bị đến 24h/ngày (tỷ lệ ngừng máy làm bảo toàn bảo dưỡng trung bình 3.5%). Số thiết bị ngành may là việc từ 8-12 h trong /ngày . Như vậy, thiết bị được khai thác tối đa thời gian máy chạy trong ngày.
Bảng 2.3. Bảng theo dõi tình hình sử dụng thiết bị
TT
Chủng loại thiết bị
SL(máy)
Năng lực (tấn)
Tỷ lệ HĐ %
HS SD %
1
Kéo sợi
1.385
17 000 tấn
91
90
2
Dệt Denim
81
12 400 000 m2
95
84
3
Dệt kim
41
1 900 tấn
75
80
4
Dệt Khăn
56
1 180 tấn
95
85
5
Nhuộm
30
23 070 000 m2
76
84
6
May
2.942
58 chuyền may
5 000 000 000 sp
78
78
2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
2.1.5.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
- Đối với nhà máy sợi : Nguyên liệu chính là bông, xơ. Bông chủ yếu nhập ngoại từ các nước như Mỹ, Các nước Vùng Tây Phi, Nga., Uzebec, Paraguay.. , một phần nhỏ là bông Việt nam. Xơ hoá học PE được nhập từ Đài loan. Vì đa số nguyên liệu không có sẵn trong nước, nên để có sản xuất ổn định, liên tục Tổng công ty có kế hoạch nhập nguyên liệu dự trữ trong vòng 1 tháng.
- Đối với các nhà máy dệt, nhuộm, khăn : nguyên liệu chủ yếu là : Sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy (đối với nhà máy dệt nhuộm, nhà máy Denim). Với nguyên liệu sợi Tổng công ty có thể đáp ứng được từ nguồn sản xuất sợi của các nhà máy sợi, các nguyên liệu khác như sợi chun, sợi kiểu Tổng công ty phải mua ngoài của các công ty khác như Hualong, Pangzim. Nguyên liệu cho tẩy nhuộm là các loại hoá chất, thuốc nhuộm Tổng công ty phải nhập từ các Công ty trong và ngoài nước. Hiện nay các loại hoá chất thuốc nhuộm có rất nhiều nguồn có thể cung cấp và rất sẵn.
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Số
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
TT
tính
Số lượng
Giá
KH
Thực hiện
KH
Thực hiện
1
Bông
Tấn
8.200
7.029,4
23.805đ/kg
18.503đ/kg
2
Xơ PE
Tấn
12.800
12.700
18.451đ/kg
20.045đ/kg
3
Sợi thường
Tấn
2.850
2.645,2
32.784,6đ/kg
4
Sợi kiểu
Tấn
300
269,4
64.524 đ/kg
5
Phụ tùng
Tr đ
12.381,52
6
Hoá chất
Tấn
2851,7
14.756 đ/kg
7
Thuốc nhuộm
kg
168.583
95.452 đ/kg
8
Dầu FO
kg
5.364.563
5.215.448
3.300 đ/kg
4.031đ/kg
9
Điện
Kwh
65.851.481
62.385.798
800 đ/kwh
867 đ/kwh
+ Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện định mức bông xơ năm 2006
Nhà máy
Diễn giải
Định mức
(Kg/ kg sợi)
Thực hiện
(Kg/ kg sợi)
Thực hiện/ định mức
Xơ PE
1,0185
1,006
-0,0125
Sợi Hà Nội
Bông chải thô
1,08201
1,0865
0,00449
Bông chải kỹ
1,25819
1,2698
0,01161
Bông phế OE
1,446
1,1425
- 0,3035
Sợi Vinh
Xơ PE
1,01657
1,009
- 0,00757
Bông chải thô
1,0837
1,0847
0.001
Bông chải kỹ
1,268
1,2712
0,0032
Bông phế OE
1,102
1,102
0
Qua bảng trên ta thấy ở cả hai nhà máy đã hoàn thành được định mức về xơ PE và bông phế OE, còn bông chải thô và bông chải kỹ thì không hoàn thành định mức. Nguyên nhân so bông đưa vào sản xuất có tỷ lệ hơi ẩm cao so với tỷ lệ hơi ẩm quy định, vì thế, Tổng công ty cần phải có biện pháp khắc phục như kiểm tra độ ẩm của bông trước khi nhập lô hàng về và thực hiện chế độ bảo quản đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra khi dự trữ vật.
2.1.5.2. Kết cấu sản xuất chính của Tổng Công ty:
bao gồm:
Các nhà máy chính :
- 02 nhà máy sản xuất sợi : Nhà máy sợi Hà nội và nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan
- 03 nhà máy dệt nhuộm : Nhà máy Dệt nhuộm, nhà máy Dệt vải Denim, Công ty cổ phần Dệt Hà đông
- 05 nhà máy sản xuất hàng may mặc : Nhà máy May 1, May 2, May 3, May thời trang và Công ty Cổ phần May Đông Mỹ
Bộ phận phụ trợ : gồm 1 đơn vị là: Trung Tâm Cơ Khí Tự Động Hoá
- Sản xuất các sản phẩm phụ: lõi ống sợi, sáp Parafin phục vụ cho nhà máy sợi
- Sản xuất gia công phụ tùng cơ khí, các thiết bị máy cho các đơn vị trong Tổng Công ty.
+ Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
Bông + Xơ PE
Xé trộn
Chải thô
Cúi chải
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống
Ghép cúi
Đậu xe
Đánh ống
Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn th ành phẩm
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi
Quy trình công nghệ sản xuất sợi:
- Ở công đoạn đầu bông, xơ PE được công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100 – 150g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất.
- Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải.
- Ghép: Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này.
- Thô: Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô.
- Sợi con: Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con.
- Đánh ống: Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống.
Sợi mộc
Mắc
Nhuộm-hồ
Sợi dọc
Sợi ngang
Hoàn tất
Kiểm tra
Đóng kiện
Dệt
Nhập kho
- Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải
Quy trình công nghệ sản xuất vải :
- Sợi mộc đươc đưa lên giàn mắc, mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy vào loại vải yêu cầu.
- Sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm, mỗi mẻ nhuộm thường là 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500…
- Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tuỳ theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt, lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc.
- Vải sau khi dệt xong được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của Tổng công ty và khách hàng đề ra.
- Vải sau khi hoàn tất xong đã là thành phẩm tiếp tục được kiểm tra ngoại quan và phân loại thành các loại theo chất lượng của vải và được đóng kiện, nhập kho.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY.
2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm hiện nay ở Tổng Công ty Dệt May Hà Nội.
Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, nhóm công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Ngoài ra, công ty sử dụng các tiêu chuẩn thực hiện công việc để đánh giá, phân hạng thành tích cá nhân. Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí để thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng và chất lượng. Đó là các mốc để chuẩn bị cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.
Ở Tổng công ty Dệt may Hà Nội, tiêu chuẩn thực hiện công việc được xác định dựa vào các tiêu chí chủ yếu sau:
- Số ngày công.
- Chấp hành nội quy, quy chế của công ty.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Sự hợp tác trong quá trình làm việc.
Sau đó, tổng công ty tiến hành đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức tiêu chuẩn. Sự đo lường thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn là cơ sở để doanh nghiệp xác định hệ số năng suất của mỗi cá nhân người lao động.
Hệ số năng suất (s) của mỗi cá nhân người lao động ở các đơn vị, bộ phận, tổ nhóm sản xuất, các phương tiện thiết bị, các phòng ban chức năng nghiệp vụ do tổ trưởng các phòng ban xác định và công khai cho từng người trong tổ, nhóm hoặc phương tiện, thiết bị, phòng ban do mình phụ trách.
Việc xác định hệ số năng suất cho mỗi cá nhân người lao động cần đảm bảo tính khách quan và chính xác căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoàn thành công việc được giao, đồng thời phải xét đến mức độ khó khăn. phức tạp, tính trách nhiệm ở mỗi loại công việc mà người đó thực hiện ( năng suất, chất lượng, hiệu quả) theo các tiêu chí cụ thể dưới đây:
Hạng
Tiêu chí
Hệ số (s)
A
- Đảm báo đủ ngày công quy định (26 ngày/tháng).
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổng công ty.
- Hoàn thành mọi việc được giao trước thời hạn quy định.
- Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc chung.
1,25
B
- Đủ ngày công quy định.
- Chấp hành kỷ luật lao động tốt.
- Hoàn thành đầy đủ khối lượng công việc được giao.
- Có quan hệ hợp tác, đoàn kết nội bộ tốt.
1,12
C
- Đủ ngày công quy định.
- Tuy có tham gia công việc chung của phòng nhưng mức độ hoàn thành công việc chưa cao, chất lượng yêu cầu ở mức độ thấp.
- Chấp hành nội quy lao động
1,00
D
- Chưa đủ ngày công quy định ( nghỉ dưới 5 ngày/ tháng)
- Mức độ hoàn thành công việc chưa cao, chất lượng không đạt yêu cầu.
- Chấp hành nội quy lao động chưa tốt.
0,80
E
- Chưa đủ ngày công quy định ( nghỉ trên 5 ngày/ tháng).
- Trong quý, làm việc không hiệu quả tức là không công khai công việc chuyên môn cụ thể (đối với cán bộ quản lý) hoặc không tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của phòng ( với cán bộ khối nghiệp vụ).
- Vi phạm quy định của công ty như: đi muộn về sớm, nghỉ không lý do, chơi cờ bạc tại cơ quan ( việc này do trưởng các đơn vị quyết định trên cơ sở mức độ vi phạm của CBCNV thuộc đơn vị mình).
0,40
Kết quả đánh giá thực hiện công việc của Tổng công ty được sử dụng chủ yếu trong vấn đề thù lao cho người lao động. Cụ thể: Có 2 hình thức trả lương sản phẩm :
2.2.1.1. Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
TN của người LĐ = Lương S.P ngày + Lương S.P đêm + Lương thời gian khác (phép, lễ)
Lương S.P ngày = SL ngày x Đơn giá theo CL x H.số PP-TN x H.số đ.chỉnh
Lương S.P đêm = Lương S.P ngày + phụ cấp đêm.
Ví dụ: Công nhân A chạy 2 mặt hàng Ne45 và Ne30 có cả công ngày và công đêm (hệ số đêm 1,45)
=> lương của công nhân A được tính như sau:
Lương CNA= [[( SL Ne45 ngày + SL Ne45 đêm x 1,45 ) x Đơn giá Ne45)] + [(SL Ne30 ngày + SL Ne30 đêm x 1,45) x Đơn giá Ne30]] x Hạng thành tích của công nhân A + Lương thời gian khác.
Theo cách tính lương như thế ta có:
Bảng 2.6: Bảng lương tháng 12/2006 của tổ Máy ống tự động.
STT
Tên
Ne45PE
Ne30PE
Hạng thành thích
Lương thực lĩnh
SL ngày
(kg)
SL đêm (kg)
SL ngày (kg)
SL đêm
(kg)
1
Bùi Quốc Thắng
400
300
500
300
1.12
3,313,101.84
2
Lê Bá Thọ
500
200
600
400
1.25
4,063,836.55
3
Lê Hoàng Hiệp
300
250
350
350
1.25
3,155,172.18
4
Lê văn Dũng
600
300
500
250
1.25
4,015,837.09
5
Phan Anh Quốc
200
450
250
200
1.12
2,671,431.07
6
Trần Anh Tuấn
450
300
400
300
1.12
3,243,943.40
7
Trần Đại Thắng
500
300
550
300
1.25
4,021,853.05
8
Trần Quang Anh
600
350
400
250
1.25
3,990,059.68
9
Trần Quang Hùng
350
400
250
150
1.12
2,705,737.97
10
Vũ Hải Hùng
250
400
350
150
1.12
2,672,536.69
Nhận xét: Hình thức trả lương này không những thúc đẩy công nhân phấn đấu hoàn thành công việc nhanh chóng mà còn phấn đấu vượt mức sản lượng, giúp công ty hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của công ty giao cho. Bên cạnh đó sẽ nảy sinh việc công nhân làm nhanh, ẩu để lấy thành tích số lượng mà chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Do đó, đòi hỏi phải có sự phân công công việc rõ ràng, kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ.
2.2.1.2. Trả lương theo sản phẩm tập thể:
+ Tính tiền lương của tổ được lĩnh:
Qlg nhóm= SQi*Pi
Trong đó :
+ Qi :sản lượng mặt hàng i;
+ Pi: đơn giá sản phẩm i.
+ Tiền lương 1 điểm:
L 1 đ = Qlg nhóm/ Tổng điểm nhóm
+ Tiền lương cá nhân:
LCN = Tiền lương 1 điểm* Số điểm *Hạng thành tích +Lương TG khác
+ Phương pháp cho điểm được tiến hành như sau:
Mỗi công nhân làm được 100 kg sẽ được 10 điểm
Theo cách tính lương như thế ta có:
Bảng 2.7: Bảng lương tháng 12/2006 của tổ sản xuất sợi 300D.
STT
Họ và tên
Điểm
Hạng
Tiền thực lĩnh
1
Hồ Ngọc Hà
250.00
1.12
1,888,893.89
2
Lê Hải Yến
250.00
1.12
1,888,893.89
3
Lê Mai Trang
350.00
1.25
2,951,396.71
4
Lê Ngọc Hân
300.00
1.25
2,529,768.61
5
Mai Ánh Tuyết
350.00
1.25
2,951,396.71
6
Mai Hoa Trang
210.00
0.80
1,133,336.34
7
Mai Thị Hoa
230.00
1.00
1,551,591.41
8
Phạm Ánh Tuyết
220.00
1.00
1,484,130.92
9
Phạm Như Lan
350.00
1.25
2,951,396.71
10
Phan Thị Như
350.00
1.25
2,951,396.71
11
Phùng Bá Quang
220.00
1.00
1,484,130.92
12
Trần Gia Hưng
210.00
0.80
1,133,336.34
13
Trần Ngọc Hà
210.00
0.80
1,133,336.34
14
Trần Quang Hải
360.00
1.25
3,035,722.33
15
Trần Thị Hoa
300.00
1.25
2,529,768.61
16
Trần Trường Sơn
280.00
1.12
2,115,561.16
17
Trương Quang Hùng
230.00
1.00
1,551,591.41
18
Vũ Mạnh Đức
270.00
1.12
2,040,005.40
19
Vũ Quang Thọ
290.00
1.12
2,191,116.92
20
Vũ Trường Công
260.00
1.12
1,964,449.65
Tổng điểm
5,240.00
Nhận xét: Hình thức trả lương này quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả theo số lượng, chất lượng lao động. Hình thức này có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ. Nhưng bên cạnh đó hình thức này cũng có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ, chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ.
2.2.2. Chế độ thưởng:
+ Thưởng khuyến khích ngày công cao:
Trong tháng đi làm đủ số ngày công theo quy định của lịch đổi ca, không nghỉ quá 2 công phép trong tháng. Mức :50 000 đ/ người/ tháng
+ Thưởng nâng cao tay nghề : Biết sử dụng 2 loại thiết bị. Mức : 50 000đ/ tháng
+ Thưởng hoàn thành KH:
Hoàn thành từ 110-120% Mức: 50 000 đ/tháng Trên 120%: 100 000 đ/ tháng
+ Thưởng năm:
Thu nhập thưởng = {Mức lương tính thưởng] x [Mức thưởng] x [ Số tháng được phân loại A,B] - Tháng loại A : hệ số 1; Tháng loại B : hệ số 0,6
+ Thưởng ngày lễ :Thưởng lễ, tết, thành lập Tổng công ty
Tất cả tiền thưởng trên đều trích từ nguồn quỹ tiền lương
CHƯƠNG III:
NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM Ở TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HANOSIMEX.
Công tác quản lý tiền lương là một nội dung trọng yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nó có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý tiền lương ngoài mục tiêu hợp lý hoá chi phí sản xuất còn có ý nghĩa phát huy tính tích cực chủ động sang tạo của người lao động.
Để phù hợp với những biến đổi của sản xuất và đời sống trong kinh tế thị trường công tác quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp cần được cải tiến và hoàn thiện không ngừng, đảm bảo thực hiện được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về Tổng công ty Dệt may Hà Nội, tôi xin được phép đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Tổng công ty:
3.1. Hoàn thiện chương trình đánh giá thực hiện công việc:
Đánh giá thực hiện công việc rất quan trọng trong việc xếp hạng thành tích của các nhân viên trong tổng công ty. Từ đó, Tổng công ty sẽ có sự đánh giá chính xác và tiến hành trả lương cho công nhân được công bằng hơn.
Qua tìm hiểu thực t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32925.doc