Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại Minh Khai

Mục lục

 

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Khái niệm bán hang 8

1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.3 Nội dung hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.3.1 Nghiên cứu thị trường nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường hoạt động của Công ty 11

1.3.2 Xác định kênh bán hàng và phân phối hàng hóa vào các kênh 14

1.3.3 Các biện pháp hỗ trợ bán hàng 18

1.3.4 Tổ chức nghiệp vụ bán hàng 20

1.3.4.1 Tổ chức khoa học với công tác của người bán hàng 20

1.3.4.2 Những yêu cầu đối với người bán hàng 24

1.3.5 Quy trình bán hàng 24

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng của Công ty CPTM Minh Khai 25

14.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu 25

1.4.1.1 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng 25

1.4.1.2 Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng 25

14.2 Các nhân tố về cung 26

14.2.1 Nhân tố thuộc về Công ty 26

14.2.2 Sức ép của đối thủ cạnh tranh 29

14.3 Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh 30

1.4.3.1 Môi trường kinh tế 30

1.4.3.2 Môi trường chính trị luật pháp 30

1.4.3.3 Môi trường văn hóa xã hội 30

1.4.3.4 Môi trường kỹ thuật công nghệ 30

 

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CPTM MINH KHAI 33

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai 33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty CPTMMinh Khai 35

2.1.3 Hệ thống phân phối bán hàng của Công ty 38

2.2 Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty CPTM Minh Khai 40

2.2.1 Quy mô thị trường 40

2.2.2 Đặc điểm người mua 40

2.2.3 Đặc điểm và cách mua sắm của cư dân trong vùng 41

2.2.4 Cơ cấu các mặt hàng trên thị trường của Công ty CPTM Minh Khai 41

2.2.5 Trang thiết bị phục vụ khách hang 44

2.2.6 Trang thiết bị phục vụ quản lý 44

2.3 Thực trạng hoạt động bán hàng ở Công ty CPTM Minh Khai 45

2.3.1 Thực trạng công tác bán hàng ở Công ty 45

2.3.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty 45

2.3.1.2 Quá trình mua và quản lý hàng hóa 46

2.3.2 Nguồn hàng và khai thác nguồn hàng 45

2.3.3 Bày hàng, bố trí hàng của Công ty 48

2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 49

2.3.5 Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 51

2.4 Đánh giá chung tình hình bán hàng của Công ty CPTM Minh Khai 51

2.4.1 Đánh giá những kết quả đạt được 51

2.4.2 Những vấn đề tồn đọng trong hoạt động bán hàng của Công ty 52

 

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CPTM MINH KHAI 53

3.1 Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty CPTM Minh Khai 53

3.2 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty CPTM Minh Khai 53

3.3 Các biện pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty CPTM Minh Khai 56

3.1.1 Sự cần thiết cần hoàn thiện hoạt động bán hàng 58

3.1.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng .59

LỜI KẾT .64

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xác hơn và công nghệ là một nhân tố chủ chốt trong bán hàng tự động. Hiện nay, các doanh nghiệp luôn đổi mới công nghệ hiện đại và cũng lấy nó làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Chi phí sản xuất Đây cũng là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Chi phí sản xuất là tất cả các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất càng cao sẽ làm cho giá sản phẩm cao không thu hút được người tiêu dùng và giảm sức cạnh tranh đối với hàng hóa cùng loại nhưng giá thấp. Ngược lại, khi chi phí thấp giá sản phẩm sẽ giảm theo. Điều này tạo nên sức hút đối với khách hàng cho sản phẩm và kéo theo đó là sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên và doanh nghiệp cũng không phải tốn thêm nhiều chi phí cho xúc tiến sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí trong kinh doanh. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp theo đuổi chiến lược “lợi thế về chi phí” và điều này cũng đã mang lại những thành công nhất định. Đội ngũ nhân lực Nhân lực là một yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng, trực tiếp quyết định đến hiệu quả của hoạt động bán hàng. Đây là một nhân tố không thể thiếu trong bất cứ một lĩnh vực nào. Trong hoạt động bán hàng đòi hỏi nguồn nhân lực nhạy bén, có trình độ chuyên môn và khả năng làm việc cực lớn. Hiện nay, việc nguồn nhân lực có chuyên môn luôn bị thiếu hụt (chảy máu chát xám) đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp luôn có các chính sách khuyến khích nhân lực có chuyên môn cao hoặc đào tạo nguồn nhân lực mới một cách tích cực nhằm đạt được trình độ nhất định. Địa điểm tiêu thụ sản phẩm (thị trường) Không một doanh nghiệp nào tồn tại được nếu không có các địa điểm bán hàng. Việc tìm một địa điểm bán hàng phù hợp là rất khó nên các doanh nghiệp khi tham gia bán hàng ở một địa điểm nào đó thì luôn có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá cho sự lựa chọn thiếu chính xác của họ. Khi một địa điểm bán hàng được lựa chọn là thích hợp thì doanh nghiệp sẽ làm phát sinh các mối quan hệ mua bán với người tiêu dùng và khi đó doanh nghiệp đã tạo ra được lợi nhuận. Khi lựa chọn địa điểm, doanh nghiệp luôn chú ý tới các yêu cầu như ở gần khu dân cư, gần các đầu mối giao thông, nơi có sức cạnh tranh, nơi thuận tiện cho các hoạt động xúc tiến sản phẩm… Với các địa điểm không thuận lợi như xa khu dân cư thì doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ sản phẩm do số lượng người tiêu dùng ít, nếu xa các đầu mối giao thông sẽ khó khăn cho việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Vì những lý do đó, khi lựa chọn địa điểm tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp luôn tính toán, xem xét kỹ lưỡng cho phù hợp với hoạt động bán hàng của mình. Chiến lược Marketing hỗn hợp Marketing hỗn hợp là một chiến lược có hiệu quả tương đối cao và đặc biệt là trong các hoạt động bán hàng. Marketing hỗn hợp gồm bốn nhóm công cụchủ yếu là chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Chiến lược về sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có số lượng, chất lượng, mẫu mã, ký mã hiệu…phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Chiến lược này phù hợp với giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm, lúc sản phẩm được tạo ra và đưa vào thị trường. Chiến lược về giá lại tạo ra một sức hút lớn với người tiêu dùng. Giá của sản phẩm liên quan tới sức cạnh tranh, chi phí, số lượng khách hàng… Và giá thị trường được quyết định bởi các quan hệ cung cầu. Nếu giá sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường thì thu hút được khách hàng nhưng khó bù đắp lại được chi phí và điều này nên được sử dụng khi doanh nghiệp có các lợi thế theo quy mô. Nếu giá sản phẩm cao hơn giá thị trường thì không thu hút được khách hàng, dẫn đến khó tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa bị ứ đọng, khả năng thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận không cao hay khó đạt được. Chiến lược này được theo đuổi khi doanh nghiệp đã gây dựng được thành công trên thị trường như thương hiệu, chất lượng… Trong chiến lược phân phối, doanh nghiệp nên trú trọng vào các kênh phân phối có hiệu quả rõ rệt. Việc tạo lập các kênh phân phối giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng khả năng phục vụ khách hàng, dễ dàng quản lý, vận chuyển hàng hóa… Một mạng lưới phân phối thích hợp giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng… Các hoạt động này nhằm làm thu hút khách hàng, cung cấp các thông tin cho khách hàng về sản phẩm, chất lượng… Qua đó khách hàng sẽ dễ lựa chọn cho mình sản phẩm, dịch vụ và cũng gây dựng các mối quan hệ mua bán do họ đã có các ấn tượng vói sản phẩm và doanh nghiệp. Sức ép của đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh và cụ thể là trong hoạt động bán hàng trên thị trường đều chịu sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Mức độ cạnh tranh như thế nào là phụ thuộc vào từng thị trường. Khi có sự gia tăng về số lượng các đối thủ cạnh tranh mới thì sự cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt và có thể là giảm tỷ suất lợi nhuận. Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia thị trường sau nên họ có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và bán hàng. Nếu doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi thì vị thế sẽ được nâng cao và khả năng mở rộng thị trường là tất yếu. Song nếu thất bại sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trong hoạt động kinh doanh và bán hàng của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán hàng bao gồm sức cạnh tranh về giá, thương hiệu, khuyến mãi… Cạnh tranh diễn ra theo các cấp độ sau: Cạnh tranh mong muốn Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu Do sự cạnh tranh gay gắt nên các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi để nắm bắt rõ tình hình của các đối thủ cạnh tranh và từ đó đưa ra các biệp pháp cạnh tranh phù hợp nhằm đạt thắng lợi nhất định. Các nhân tố khác thuộc môi trường kinh doanh Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu tiêu dùng, lạm phát… Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, lạm phát cao thì người tiêu dùng luôn phải đắn đo suy tính trong quyết định mua sắm. Và điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu thu sản phẩm của các doanh nghiệp, gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường. Khi nền kinh tế phục hồi trở lại thì việc mua sắm sẽ sôi động, doanh nghiệp lại tiêu thụ được sản phẩm. Và lúc này việc thay đổi về sản phẩm như mẫu mã, sản phẩm, chất lượng…là vô cùng bức thiết đối với doanh nghiệp. Môi trường chính trị và pháp luật Khi tham gia vào kinh doanh đặc biệt là kinh doanh trong môi trường quốc tế thì chính trị luật pháp là điều quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đây là một môi trường rất quan trọng trong kinh doanh mà các doanh nghiệp không thể xem nhẹ. Môi trường chính trị luật pháp có thể đua lại nhiều cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp am hiểu môi trường chính trị luật pháp và đưa ra được các chính sách hợp lý thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh và chắc chắn rằng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi một môi trường có sự ổn định về chính trị, luật pháp sẽ tạo ra được nền tảng cạnh tranh công bằng và thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Nếu chính trị bất ổn, luật pháp lỏng lẻo sẽ gây ra các tâm lý lo lắng cho người tiêu dùng và hậu quả là họ sẽ không tiêu dùng sản phẩm nữa làm lượng cầu bị giảm sút, gây nên sự cạnh tranh bất bình đẳng. Vì vậy, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh nào đều phải xem xét kỹ lưỡng đến môi trường này để việc kinh doanh thuận lợi. Môi trường văn hoá, xã hội Môi trường văn hóa xã hội cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có tác động lớn đến khâu bán hàng. Các giá trị văn hóa tinh thần có sức tồn tại vĩnh viễn qua mọi thế hệ tác động đến hành vi mua sắm của cá nhân, gia đình, tổ chức. Khi doanh nghiệp xác định được các sản phẩm phù hợp cho nền văn hóa ở từng thị trường nhất định thì luôn có thể duy trì được sự tồn tại trên thị trường này. Tuy vậy, khi văn hóa có sự thay đổi hay có sự di cư của các nền văn hóa khác hay do sự toàn cầu hóa thì sản phẩm cũ có thể không còn phù hợp nữa. Lúc này,doanh nghiệp nên tìm một thị trường mới cho sản phẩm này hoặc thay đổi, nâng cấp các sản phẩm hiện có cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không khỏi quan tâm tới thái độ người tiêu dùng, tháp tuổi, giới tính… Có như vậy thì việc kinh doanh của doanh nghiệp mới tạo được các điều kiện tốt hơn. Môi trường kỹ thuật công nghệ Với xu thế phát triển và ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung và bán hàng nói riêng. Những phát minh mới ra đời làm thay đổi lớn đến tập quán tiêu dùng, phong cách tiêu dùng của khách hàng. hiện nay, xu thế tiêu dùng của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là luôn ưa chuộng các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, hàng có công nghệ hiện đại và được tham gia vào mua sắm điện tử. Do đó, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, nâng cấp công nghệ nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Với các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn dồi dào sẽ có được trong tay nguồn công nghệ tiên tiến nên tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao hơn, năng suất vượt trội, qua đó có khả năng giành ưu thế trên thị trường. Ngược lại, các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế khó bắt kịp được công nghệ hiện đại nên tạo ra các bất lợi so với các doanh nghiệp khác. Tóm lại, qua các phân tích trên thì các môi trường đều có một tầm quan trọng nhất định trong hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Dù muốn hay không khi tham gia kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải tính đến các nhân tố đó để tìm ra các biện pháp phù hợp cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ có vậy doanh thu, lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp mới cao, mang lại thành công cho doanh nghiệp. ch­¬ng II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MINH KHAI Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Ngày 2-9-1977, cách đây vừa tròn 30 năm Bách hóa tổng hợp Minh Khai tiền thân của Công ty Cổ phần Thương mại Minh Khai được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ- UBND thành phố ngày 14.07.1977 của UBND thành phố Hải Phòng. Cửa hàng chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 2.9.1977, vào đúng dịp kỷ niệm 32 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty tiến hành cổ phần vào năm 2004 và đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại Minh Khai. Và từ đó cho đến nay Công ty đã trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế. Từ khi tiến hành cổ phần hóa Công ty có sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ. Các hoạt động bán hàng của Công ty được mở rộng sang các ngành và lĩnh vực khác tạo nên một Công ty kinh doanh đa dạng, năng động. Trong thời gian 5 năm từ 1997 đến 2002 doanh thu của Công ty không ngừng tăng trưởng với mức bình quân 18,32% năm, nộp ngân sách vượt mức kế hoạch, lợi nhuận sau thuế cao, vì vậy Công ty có điều kiện đầu tư trở lại cho sản xuất kinh doanh. Bình quân thu nhập của người lao động trong Công ty hàng năm tăng từ 7 - 9%. Đến nay sau 30 năm hoạt động kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng gấp vài nghìn lần, doanh thu năm 2007 đạt 130 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân là 3,01 triệu đồng/người. Từ năm 1998 đến 2001 Công ty hai lần được Ủy ban nhân dân thành phố tặng bằng khen, một lần được Bộ thương mại tặng bằng khen. Trong 6 năm liền từ năm 2001 đến năm 2006 Công ty được UBND thành phố Hải Phòng tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Trong lần kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Năm 2007 Công ty được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì, được đề nghị là doanh nghiệp tiêu biểu nhất thành phố Hải Phòng và được tặng cờ thi đua của Chính phủ. Bách hóa tổng hợp Minh Khai xưa kia, nay phát triển thành một khu vực kinh doanh tổng hợp đa dạng gồm siêu thị hơn 1000m2, nhà hàng FOCUS, càfê window, khu vực nhà nghỉ, khu vật lý trị liệu và hàng trăm quầy chuyên doanh khác. Từ chỗ chỉ kinh doanh nội địa, Công ty vươn ra kinh doanh hàng xuất nhập khẩu tới các thị trường ASIAN (Philipines, Indonesia, Singapo, Malaysia…), Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Âu và Châu Phi, với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng bình quân 18,5% năm, và đặc biệt trong hai năm 2006-2007 tăng 31,91%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng lương thực, nông sản, đồ gỗ. Chỉ tính riêng mặt hàng lương thực (gạo 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm) chiếm 2/3 doanh thu xuất khẩu của Công ty (2,1 triệu USD). So sánh trong hai năm 2006-2007, doanh thu tăng từ 104 tỷ đồng lên 130 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 25%. Đây là một sự tăng trưởng tương đối cao của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2006 là 600.000 USD, kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2007 là 4.000.000 USD tăng so với năm 2006 là 35% (năm 2006 là 2.963.000 USD). Nhờ kinh doanh phát triển mạnh mẽ nên lợi nhuận của Công ty tăng trưởng cao. Tính trong hai năm 2006- 2007 lợi nhuận Công ty tăng trưởng khoảng 38%, năm 2007 là 3,5 tỷ đồng, năm 2006 là 2,545 tỷ đồng. Do đó, tiền lương trung bình của công nhân tăng 48%, từ 2,034 triệu đồng lên tới 3,01 triệu đồng/tháng. Bảng 2.1: Bảng so sánh chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Công ty trong 2 năm 2006, 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Tăng 1 Doanh thu Tỷ đồng 104 130 25% 2 Kim ngạch xuất khẩu Nghìn USD 2963 4000 35% 3 Kim ngạch nhập khẩu Nghìn USD 600 710 18% 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,027 1,345 31% 5 Lợi nhuận Tỷ đồng 2,545 3,5 38% 6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 2,034 3,01 48% 7 Tổng số lao động Người 321 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 2007 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai Công ty cổ phần thương mại Minh Khai có cơ cấu tổ chức rõ ràng chặt chẽ. Nhưng hoạt động của Công ty đều tập trung vào tổng giám đốc. Là một Công ty cổ phần nên có nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn kinh doanh. Vì vậy, đứng đầu Công ty là một hội đồng quản trị, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh. Sau HĐQT là tổng giám đốc Công ty và hai PTGĐ trợ giúp cho TGĐ. Dưới TGĐ là ba phòng trực thuộc chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp tới các đơn vị trực thuộc. Và dưới nữa là mười đơn vị kinh doanh của Công ty được xây dựng tại các khu vực trong cả nước. Mỗi phòng ban, đơn vị trong Công ty có một chức năng, nhịêm vụ khác nhau nhưng đều có một sự thống nhất chặt chẽ, cơ chế điều hành từ trên xuống dưới và phản hồi từ dưới lên trên. Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: hàng tiêu dùng, xăng dầu, đồ gỗ…nên đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải có sự quản lý chặt chẽ từng đơn vị kinh doanh nhằm đưa Công ty phát triển vững mạnh, tạo dựng niềm tịn đối với khách hàng. Mô hình điều hành của Công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới: * Các nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị trực thuộc trong Công ty: 1) Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chính sách đối với người lao động, các hoạt động hành chính phục vụ. Đây là nơi tổ chức nhân sự, quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, quản lý các hoạt động hành chính, tổng hợp, đôn đốc, giám sát các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo lên cơ quan cấp trên. Ngoài ra, phòng còn là nơi trực tiếp mua sắm các trang thiết bị máy móc, vật tư, vật chất cho Công ty, theo dõi các hoạt động thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Phòng tổ chức hành chính sẽ chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐQT. - Phối hợp với các phòng ban chức năng có liên quan điều phối tài sản, xác định giá cả xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và giá cả các tài sản khác do Công ty giao - Xây dựng định mức lao động tiền lương, xây dựng quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác…cho người lao động trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ủa Công ty và theo quy định của Nhà Nước - Đề xuất việc xếp, nâng bậc lương cho CBCNV khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn trình TGĐ, trực tiếp theo dõi, quản lý việc thanh toán lương hàng tháng, BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo quy định - Tổ chức công tác văn thư hành chính, quản lý con dấu, lưu giữ các văn bản, tài liệu và các thông tin khác…của Công ty - Lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm, thiết bị, máy móc, văn phòng phẩm của Công ty và đồng thời quản lý việc sử dụng có hiệu quả các tài sản, máy móc của Công ty. 2) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu.Tại đây các hoạt động kinh doanh được quản lý, các loại hàng hóa xuất bán ra thị trường trong nước hay xuất nhập khẩu. Các hoạt động, quyết định ở phòng này phải được tổng giám đốc phê duyệt. 3) Phòng kế toán tài chính: Thực hiện hạch toán kinh doanh, quản lý tài chính, vốn và nguồn vốn của Công ty. Phòng kế toán hoạt động độc lập chịu trách nhiệm trước TGĐ, theo dõi các hoạt động thu chi của Công ty, tính toán các chỉ tiêu kinh tế như: lợi nhuận, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu, tiền lương… - Lập kế hoạch Tài chính kế toán hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trình giám đốc xem xét - Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra theo dõi các khoản thu chi Tài chính - Thực hiện báo cáo thống kê tài chính, kế toán đầy đủ chính xác theo quy định của pháp luật đối với công tác tài chính kế toán, trực tiếp làm việc với ngân hàng, kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng vốn - Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc, trực tiếp làm công tác thanh toán các khoản thu chi của Công ty - Đề xuất các biện pháp quản lý thu chi tài chính của Công ty theo quy định của Công ty và nhà nước 4) Cửa hàng kinh doanh số 1: Thực hiện bán buôn và bán lẻ hàng hóa. Người tiêu dùng có thể đến cửa hàng này để thực hiện việc mua sắm. 5) Cửa hàng 39 Trần Quang Khải: Thực hiện bán buôn và bán lẻ (giống như cửa hàng kinh doanh số 1) 6) Trung tâm TM Tiên Lãng: Kinh doanh cnp- xăng dầu ga hóa lỏng 7) Nhà hàng FOCUS: Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát, khách sạn và dịch vụ tắm hơi vật lý trị liệu. Tại đây, ngoài việc phục vụ khách hàng ăn uống, nghỉ ngơi còn có cửa hàng cà fê new window, internet không dây 8) Chi nhánh Đà Nẵng: Kinh doanh nông sản, thực phẩm công nghệ, salon ô tô tải, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu 9) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Kinh doanh lương thực, xuất nhập khẩu lương thực, nông sản, đồ gỗ và vận tải thủy 10) Chi nhánh Cần Thơ: Kinh doanh thu mua lương thực, xuất nhập khẩu lương thực 11) Tổng kho An Hồng: Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng Hệ thống phân phối bán hàng của Công ty Là một Công ty kinh doanh cả trong và ngoài nước, Công ty cổ phần thương mại Minh Khai luôn có một hệ thống phân phối độc lập và tách biệt theo khu vực địa lý nhất định. Tại thị trường trong nước Công ty có 10 đơn vị trực thuộc trong đó có 8 đơn vị trực thuộc đảm nhiệm phân phối hàng hóa tại khu vực hoạt động (theo mô hình hoạt động) còn 2 đơn vị khác kinh doanh về dịch vụ và khách sạn. Do Công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng nên mỗi đơn vị lại phân phối những loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ như Siêu thị INTIMEX kinh doanh các loại hàng tiêu dùng, Trung tâm thương mại Tiên Lãng kinh doanh về xăng dầu ga hóa lỏng… P.TGĐ XÂY DỰNG CƠ BẢN PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Cửa hàng TM 39 Trần Quang Khải Tổng kho An Hồng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Chi nhánh Cần Thơ Siêu thị INTIMEX Chi nhánh TP HCM KS TM Minh Khai Nhà hàng FOCUS Chi nhánh Đà Nẵng Trung tâm TM Tiên Lãng PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Cửa hàng kinh doanh số1 P.TGĐ KINH DOANH Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty CPTM Minh Khai Mỗi Công ty kinh doanh trên lĩnh vực nào đó đề có một khu vực thị trường nhất định. Thị trường là nơi Công ty buôn bán các sản phẩm, là nơi tập hợp mọi nhu cầu tiêu dùng khác nhau của khách hang. Mỗi loại khách hàng lại có sự tiêu dùng khác nhau nên đòi hỏi các doanh nghiệp, Công ty phải có sự hiểu biết về từng loại khách hàng và đồng thời từ đó có sự phân chia khách hàng vào từng nhóm nhất định để từ đó có các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng nhóm. Bên cạnh việc phân chia khách hàng, doanh nghiệp còn phải phân chia thị trường thành các thị trường nhỏ hơn. Đó gọi là phân đoạn thị trường. Đối với Công ty cổ phần thương mại Minh Khai việc phân đoạn thị trường là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số đặc điểm thị trường của Công ty cổ phần thương mại Minh Khai: Quy mô thị trường Thị trường của Công ty bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước. Thị trường trong nước là tất cả các tỉnh thành như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh…với một quy mô hoạt động hiệu quả. Tại thị trường này Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như tại siêu thị Minh Khai, kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông- lâm- thủy hải sản như tại chi nhánh Đà Nẵng. Từ chỗ chỉ kinh doanh nội địa, Công ty vươn ra kinh doanh hàng xuất nhập khẩu tới các thị trường ASIAN (Philipines, Indonesia, Singapo, Malaysia…), Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Âu và Châu Phi. Với chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu như: lương thực, đồ gỗ. Đặc điểm người mua Khách hàng của Công ty rất đa dạng nên Công ty cũng phải cung ứng các loại hàng hóa. Khách hàng là những người có thu nhập cao hoặc bình thường thì được tập trung tại các trung tâm các tỉnh - thành phố. Các khách hàng có nguồn thu nhập thấp tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng xa, hải đảo Công ty sẽ mang hàng đến tận nơi người tiêu dùng. Công ty kinh doanh các loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại các vùng thị trường. Đối với khách hàng quốc tế, họ đều là những người có thu nhập cao nên các mặt hàng mà Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng có chất lượng tốt hơn, giá cả cao hơn và họ mua hàng thông qua các cửa hàng mà Công ty cung ứng hàng hóa. Thu nhập của người tiêu dùng không giống nhau nên đòi hỏi Công ty phải có sự phân đoạn hợp lý. Sức tiêu dùng hàng hóa phụ thuộc rất lớn tới thu nhập của người tiêu dùng. Mọi người không ai dùng hết thu nhập của mình để mua sắm hàng hóa, dịch vụ mà thu nhập của mỗi người tiêu dùng đều được chia làm hai phần: một phần tiêu dùng và một phần dùng để tích lũy. Các sản phẩm tiêu dùng chính của họ như: lương thực- thực phẩm, nhà ở, đồ may mặc và các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu sinh sống của họ. Khi nguồn thu nhập bị thay đổi thì nhu cầu tiêu dùng cũng thay đổi theo. Đối với Công ty cổ phần thương mại Minh Khai thì khách hàng chủ yếu là những những người tiêu dùng có thu nhập trung bình nên các sản phẩm trong siêu thị phần lớn là có giá vừa phải. Bên cạnh đó thì Công ty còn có những khách hàng có thu nhập cao và thấp, đồng thời Công ty cũng cung ứng luôn các mặt hàng dành cho từng nhóm cụ thể. Hiện nay mức sống của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao nên Công ty luôn nâng cao số lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn thiện và hướng tới phục vụ tận nơi cho người tiêu dùng có nhu cầu. Đặc điểm và cách mua sắm của cư dân trong vùng Do số lượng khách hàng của Công ty rất đông đảo và có các đặc điểm khác nhau nên cách mua sắm của họ cũng khác nhau. - Với những khách hàng có thể mua sắm mọi lúc khi cần thì Công ty luôn đảm bảo việc phục vụ tân tình, chu đáo, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hàng hoá cho khách hàng. Còn đối với các khách hàng có thời gian làm việc ổn định trong tuần, vì vậy mà họ thường mua sắm chủ yếu vào những ngày nghỉ, ngày lễ, đây cũng là thời gian mà lượng người đi mua sắm đông nhất và số lượng hàng hoá được mua về nhiều, chính vì vậy để có thể đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng trong những ngày này thì Công ty tập trung bổ sung số lượng và chủng loại hàng hoá, số lượng nhân viên làm việc đồng thời có một sự sắp xếp hợp lý đảm bảo thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng và mang lại sự phục vụ tốt nhất cho họ. - Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người lao động ngày một tăng, đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt thì nhu cầu về các loại hàng hoá có chất lượng cao hơn, đang dạng hơn cũng tăng cao. Do vậy mà hoạt động mua sắm của người dân trong vùng ngày một sôi động hơn. Họ không chỉ mua sắm những thứ cần thiết đủ để đảm bảo cho cuộc sống của mình mà còn đầu tư mua sắm cho nhiều các hoạt động khác như: làm đẹp, tạo không gian gia đình mới mẻ,… Do đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày một thay đổi này Công ty luôn tập trung vào hoạt động nghiên cứu thị trường, không ngừng cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, với chất lượng cao hơn, giá cả phù hợp hơn với những nhu cầu mới của khách hàng mà còn cung cấp những dịch vụ tốt hơn cho họ. Cơ cấu các mặt hàng trên thị trường của Công ty CPTM Minh Khai Công ty cổ phần thương mại Minh Khai là một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Với các loại hình kinh doanh bán buôn - bán lẻ trong nội địa và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20497.doc
Tài liệu liên quan