Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ - ARTEXPORT 2

1.1. Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2

1.1.1. Những nét khái quát về chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 5

1.2.1. Sản phẩm và thị trường 5

1.2.2. Cơ cấu tổ chức 9

1.2.3. Nguồn nhân lực 12

1.2.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị 13

1.2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu 13

1.2.6. Đặc điểm về vốn 15

1.2.7. Các hoạt động quản trị 16

1.3. Kết quả hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu thủ công

mỹ nghệ Arteport 22

1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 22

1.3.2. Những kết quả khác 24

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG 26

MỸ NGHỆ ARTEXPORT 26

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 26

2.1.1. Sơ lược về thực trạng xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam 26

2.1.2. Sơ lược về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 27

2.1.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây 28

2.2. Quy trình xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport 32

2.2.1. Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng ngoại thương 32

2.2.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 35

2.2.3. Kiểm tra chất lượng 36

2.2.4. Thuê tàu lưu cước 36

2.2.5. Mua bảo hiểm 37

2.2.6. Thủ tục hải quan 37

2.2.7. Xin chứng nhận xuất xứ 38

2.2.8. Thủ tục thanh toán 38

2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 38

2.3.1. Thuận lợi và nguyên nhân 38

2.3.2. Khó khăn và nguyên nhân 41

2.3.3. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 42

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 44

3.1. Xu hướng diễn biến của thị trường đá xây dựng hiện nay 44

3.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 45

3.2.1. Định hướng chung cho toàn Công ty 45

3.2.2. Định hướng cho mặt hàng đá xây dựng 46

3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng 49

3.3.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường 49

3.3.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình cung ứng sản phẩm 51

3.3.3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 53

3.3.4. Tăng cường hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại 54

3.3.5. Liên kết với các cơ sở sản xuất đá xây dựng 56

3.3.6. Các biện pháp khác 57

3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước 58

3.4.1. Kiến nghị về nguồn cung mặt hàng đá xây dựng 58

3.4.2. Kiến nghị về công tác xúc tiến xuất khẩu 60

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trường mát mẻ đưa cuộc sống gắn với thiên nhiên. Do vậy, thị trường tiêu thụ đá xây dựng toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng toàn cầu tăng nhanh, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu đạt 26 tỉ USD tăng 2 lần so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng, đạt 99.317.547 USD năm 2007, tăng 7,2 lần so với năm 2001, với tốc độ tăng bình quân 38,5%/năm. Xuất khẩu lớn nhất là công ty Vicostone. Đá xây dựng Việt Nam đã có mặt trên 85 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của nước ta trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn cầu từ 0,105% lên 0,380%. Tuy nhiên, đá xây dựng của Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản để làm bàn đạp xuất khẩu sang các thị trường khác. Hình 2.1: Mô hình hoạt động trong ngành xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam Khai thác mỏ Sản xuất đá thành phẩm Chế biến đá Xuất khẩu thô Thu mua xuất khẩu Nhập khẩu Khách hàng Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2.1.2. Sơ lược về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport Kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport do hai phòng đảm nhiệm: phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10. Mặt hàng đá xây dựng xuất khẩu của Công ty là đá và các chế phẩm cao cấp từ đá thiên nhiên, chủ yếu khai thác từ vùng núi của tỉnh Thanh Hóa và Bình Định. Công ty thu mua sản phẩm từ các doanh nghiệp khai thác, sản xuất như: công ty Viễn Đông (Thanh Hóa), cơ sở Tiến Thịnh (Thanh Hóa), công ty Hưng Thành (Bình Định)… Các mặt hàng xuất khẩu chính là: đá Mable, đá Mẻ, đá Băm, đá Xén…Các mặt hàng này dùng để xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt ở châu Âu người nhập khẩu thường dùng để tu sửa các công trình cổ (đá Granit, đá Cẩm thạch…). Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty xuất khẩu đá xây dựng trong và ngoài nước. Trong nước, các đối thủ chính gồm có công ty Vicostone, Tổng công ty Vinaconex, công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát,… Trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh chủ yếu đến từ các công ty Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Bỉ, Hà Lan, Đức, Hungary, Italia… Hiện nay, Công ty cũng đang chú trọng đến các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore… 2.1.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây 2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: USD Năm 2006 2007 2008 Kim ngạch 854.110 1.609.248 997.884 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Giai đoạn 2006 – 2008, doanh thu xuất khẩu đá xây dựng của Công ty thay đổi rất mạnh. Năm 2007, doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006, đạt 1.609.248 USD so với 854.110 USD năm 2006, tăng 88,41%. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Công ty sau 05 năm gia nhập thị trường xuất khẩu đá xây dựng. Năm 2002, Artexport bắt đầu xuất khẩu những lô hàng đá xây dựng đầu tiên khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có thị trường ổn định và tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ sau năm năm, thành tích mà Công ty đạt được là mức doanh thu liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2006, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đá xây dựng là rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội này, Công ty đã nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Kết quả thu được năm 2007 là một kết quả tốt, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2008, doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 977.884 USD, giảm 39,23% so với năm 2007. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân tác động tới tình hình xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng: trước hết là do lạm phát (giá nguyên liệu đầu vào tăng) và thắt chặt tín dụng (tăng chi phí vốn) trong nước, tiếp theo, nguyên nhân chính khiến cho doanh thu đá xây dựng giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu xây dựng trên thị trường toàn cầu, kéo theo là nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng cũng giảm theo. Đặc biệt, hai tháng cuối năm 2008, xuất khẩu đá xây dựng gần như đóng băng khi mà mỗi tháng chỉ xuất khẩu được 04 container, trong khi bình thường, trung bình mỗi tháng xuất khẩu được 15 container, mùa cao điểm có tháng xuất khẩu được 30 container. 2.1.3.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: USD TT Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%) 1 Đá Mable 162.681 19,05 120.330 7,49 110.765 11,33 2 Đá Mẻ 349.743 40,95 935.058 58,10 420.178 42,97 3 Đá Băm 114.485 13,04 118.900 7,39 110.650 11,32 4 Đá Hon 83.852 9,82 183.590 11,41 104.230 10,66 5 Đá Xén 68.145 7,10 171.270 10,64 185.740 18,99 6 Các loại khác 75.204 8,81 81.100 5,00 46.321 7,74 7 Tổng 854.110 100 1.609.248 100 977.844 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Trong giai đoạn 2006 – 2008, đá Mẻ luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với doanh số lần lượt là: 349.743 USD, 935.058 USD, 420.178 USD; tương ứng với tỷ lệ là: 40,95%, 58,10%, 42,97%. Như vậy, có thể nói, đá Mẻ là mặt hàng chủ lực của Artexport trong kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng. Sự tăng giảm của doanh số mặt hàng đá Mẻ cũng chính là sự tăng giảm của doanh số toàn bộ mặt hàng đá xây dựng. Cụ thể, năm 2007, doanh số mặt hàng đá Mẻ tăng 267,35% so với năm 2006. Đây là một con số tăng trưởng ấn tượng với một ngành hàng mới được phát triển tại Công ty trong vòng năm năm. Tuy thế, năm 2008, cũng đánh dấu sự tụt giảm mạnh mẽ của doanh số mặt hàng đá Mẻ, khi mà doanh số chỉ bằng 44,93% năm 2007, sụt giảm tới hơn một nửa trong vòng một năm. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport trong giai đoạn 2006 – 2008, chỉ có duy nhất một mặt hàng đá Xén là mặt hàng liên tục tăng trưởng trong ba năm qua với tỷ lệ là: 7,10% năm 2006, 10,64% năm 2007, 18,99% năm 2008. Năm 2008, đá Xén đã đứng ở vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau đá Mẻ. Đây là một mặt hàng rất tiềm năng có thể tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Các mặt hàng: đá Mable, đá Băm, đá Hon đều có sự tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của sự không ổn định này phần nhiều là do sự sụt giảm nhu cầu trong năm 2008 mà nguyên nhân trực tiếp là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là trong năm 2007, trong khi tổng doanh thu mặt hàng đá xây dựng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của các mặt hàng đá Mẻ, đá Hon, đá Xén thì mặt hàng đá Mable lại tụt giảm về doanh số với doanh số năm 2007 là 120.330 USD so với 162.681 USD năm 2006. 2.1.3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Bảng 2.3: Doanh thu từ các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: USD STT Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Châu Á 96.405 204.067 213.400 2 Tây Bắc Âu 456.326 845.230 437.442 3 Đông Âu 243.450 413.504 236.779 5 Thị trường khác 57.929 146.447 90.447 6 Tổng 854.110 1.609.248 977.884 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Thị trường xuất khẩu đá xây dựng chủ yếu của Artexport là Tây Bắc Âu, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 53,43% năm 2006, 52,53% năm 2007 và 44,73% năm 2008; với các thị trường như: Bỉ, Hà Lan, Anh, Italia… Mặc dù, thị trường này đang giảm nhẹ về tỉ trọng nhưng vẫn luôn ở mức cao (trên 44%). Ở thị trường Tây Bắc Âu thì Bỉ là nước nhập khẩu lớn nhất (và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trên toàn thế giới), với kim ngạch năm 2006: 197.325 USD, năm 2007: 398.256 USD, năm 2008: 284.411 USD; tiếp theo là các thị trường Hà Lan, Pháp. Khu vực xuất khẩu thứ hai của Công ty là Đông Âu, đây cũng là thị trường truyền thống của Công ty ngay từ những ngày đầu kinh doanh mặt hàng đá xây dựng. Tại khu vực thị trường này, Artexport có ba đối tác xuất khẩu là Ba Lan, Hungary và Nga, với kim ngạch xuất khẩu sang Hungary là lớn nhất, tiếp theo là đến Nga. Kim ngạch xuất khẩu sang Hungary qua ba năm như sau: năm 2006 là 152.334 USD, năm 2007 là 273.334 USD, năm 2008 là 150.450 USD. Thị trường châu Á hai năm gần đây cũng đang nổi lên như là một khu vực đầy tiềm năng. Mặc dù, các khu vực khác bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng giảm nhưng riêng khu vực châu Á vẫn tăng trưởng nhẹ, với con số cụ thể là: 96.405 USD năm 2006, 204.067 USD năm 2007 và 213.400 USD năm 2008; đạt tỷ lệ lần lượt là: 11,28%, 12,68%, 21,82%. Như vậy, có thể khẳng định rằng thị trường châu Á là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều nền kinh tế mới nổi, nhu cầu về các mặt hàng đá xây dựng còn tăng trưởng trong thời gian tới. Đồng thời, có thể thấy rõ thuận lợi rất lớn khi mà Artexport xuất khẩu sang các thị trường châu Á; trước hết đó là sự thuận tiện trong vấn đề vận tải, thứ hai, đó là sự hiểu biết về phương thức kinh doanh giữa các quốc gia trong cùng khu vực châu Á. Từ những lý do trên, thời gian gần đây, Artexport đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường đầy tiềm năng này. Các nước nhập khẩu chính tại thị trường châu Á bao gồm: Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản; trong đó, đối tác lớn nhất là Hồng Kông với kim ngạch qua ba năm lần lượt là: 42.456 USD, 71.456 USD, 66.450 USD. 2.2. Quy trình xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport 2.2.1. Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng ngoại thương 2.2.1.1. Những công việc trước khi giao dịch * Nghiên cứu thị trường: đây là bước công việc đầu tiên khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Tại Artexport, do đặc thù là mỗi phòng ban sẽ chuyên về một mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhất định, nên công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành do chính các phòng xuất nhập khẩu tổng hợp, cụ thể đối với mặt hàng đá xây dựng là do phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10 đảm nhiệm. Có nhiều bước công việc phải thực hiện khi tiến hành nghiên cứu thị trường nhưng tựu chung lại có thể tổng hợp thành hai bước công việc chính: + Nghiên cứu hàng hóa: bao gồm nghiên cứu về mặt hàng có thể xuất khẩu, về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, về số lượng, giá cả, khu vực địa lý nơi sản xuất (thuận lợi về giao thông không, các cơ sở sản xuất có quá xa nhau không...) Mặt hàng đá xây dựng là mặt hàng có nguồn nguyên liệu khai thác trực tiếp từ tự nhiên nên vấn đề về khu vực địa lý nơi khai thác ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, mẫu mã cũng như là quy cách của sản phẩm. Do đó, muốn có được những sản phẩm với chất lượng cao, đúng với kiểu dáng thiết kế thì việc tìm nguồn nguyên liệu là một công việc quan trọng không thể bỏ qua. Đá xây dựng liên quan tới các yếu tố thuộc về thiết kế của công trình xây dựng, các yếu tố thẩm mỹ và quan trọng là xu hướng kiến trúc trong từng thời kỳ nhất định nên việc nghiên cứu thị trường không thể bỏ qua các yếu tố này, vì nó chính là yếu tố quyết định tới mặt hàng nào sẽ được khách hàng ưa chuộng, mặt hàng nào không. + Nghiên cứu về khách hàng: nghiên cứu về nhu cầu cụ thể của khách hàng cần loại đá xây dựng nào, số lượng cụ thể là bao nhiêu trong từng mục đích sử dụng khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau… Khách hàng của mặt hàng đá xây dựng không phân khúc giống như hàng hóa thông thường mà chủ yếu được phân chia dựa trên các yếu tố về văn hóa, tín ngưỡng và xu hướng kiến trúc hiện tại. Do đó, để có được quyết định kinh doanh đúng đắn, các cán bộ tại Artexport phải am hiểu về phong tục tập quán tại thị trường xuất khẩu, về sở thích, thói quen và văn hóa tại quốc gia đó. Ngày nay, xu hướng kiến trúc thân thiện với môi trường đang là một trào lưu mới với sự hưởng ứng tích cực của nhiều quốc gia. Đó là một cơ hội rất lớn để đá xây dựng của Artexport có thể có thâm nhập vào nhiều thị trường mới. * Chào hàng: có hai hình thức chào hàng là: chào hàng trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ; hai là chào hàng qua email. Do sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay, hình thức chào hàng qua email đang được sử dụng như là công cụ chính để chào hàng tại Artexport. Chào hàng qua email có các ưu điểm nổi trội sau: trước hết, đây là một hình thức chào hàng tốn kém rất ít chi phí cả về thời gian và không gian cũng như là nguồn nhân lực cho hoạt động này, hơn thế, chi phí để gửi đi một email chào hàng gần như là bằng 0 khi mà thư điện tử trở thành công cụ giao tiếp chính ngày nay; thứ hai, bằng hình thức email, cán bộ Công ty có thể gửi thông điệp riêng tới từng khách hàng cụ thể, ví dụ như những khách hàng truyền thống sẽ có được những ưu đãi nhất định từ phía Công ty. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Công ty bỏ qua các phương thức chào hàng truyền thống thông qua các hội chợ triển lãm, bởi tại các hội chợ, Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu kỹ về các nhu cầu hiện tại và tiềm ẩn của khách hàng để từ đó có thể có được những chiến lược kinh doanh hợp lý. * Định giá sản phẩm: đây là một khâu quan trọng quyết định tới lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Do sự cạnh tranh gay gắt về giá đến từ các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, công việc định giá trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, cán bộ Công ty phải tìm hiểu mức giá chung của thị trường, đồng thời thăm dò giá của đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá có lợi nhất mà vẫn giữ chân được khách hàng truyền thống và mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng mới. 2.1.1.2. Quảng cáo Hình ảnh của công ty có đến được với khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quảng cáo. Do không có phòng Marketing riêng nên phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10 phụ trách luôn việc quảng bá hình ảnh đá xây dựng của Công ty tới với khách hàng. Hiện tại, Công ty sử dụng hai phương pháp quảng cáo chủ yếu: + Sử dụng Internet: hiện tại tất cả các mẫu đá của Công ty được cập nhật đầy đủ trên website chính thức của Công ty: www.artexport.com.vn. Trong tương lai gần, các cán bộ phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 đang dự định thiết kế riêng một website để quảng bá hình ảnh đá xây dựng tới khách hàng. Mặt khác, thông qua Internet, Công ty cũng tham gia vào các cổng điện tử có liên quan để có thể mở rộng mạng lưới khách hàng. Ngoài ra, sử dụng công cụ email, không chỉ giúp công ty duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống mà còn giúp cho cán bộ Artexport có thể gửi thư chào hàng và bảng báo giá tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. + Tham gia triển lãm và hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước: việc tham gia hội chợ là một công việc cần thiết để cán bộ Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và quan trọng hơn, thông qua các hội chợ triển lãm, Công ty có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại sản phẩm đá xây dựng hiện có trên thị trường cũng như là xu hướng thị trường trong thời gian tới. Hiện tại, ngoài các triển lãm trong nước, Công ty thường tham gia đều đặn Hội chợ Hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức đều đặn hai năm một lần tại Đức. 2.1.1.3. Đàm phán trong giao dịch Trong giai đoạn này, Công ty đàm phán với các khách hàng chủ yếu về các mặt số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán. Giá cả và điều kiện thanh toán là hai nội dung được chú trọng hơn cả, giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận hợp lý. Có ba hình thức đàm phán chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là: + Đàm phán qua email: đây là phương thức giao dịch chủ yếu của công ty. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí rẻ, truyền tải được nội dung của vấn đề thỏa thuận nhanh chóng, đầy đủ. + Đàm phán qua điện thoại: hình thức này được sử dụng ít phổ biến hơn email do cước điện thoại quốc tế vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của các mạng viễn thông, cước gọi điện thoại quốc tế đang giảm dần, đây là một tín hiệu tích cực đối với một công ty chuyên về công tác xuất nhập khẩu như Artexport. + Đàm phán trực tiếp: thường diễn ra tại các cuộc triển lãm, hội chợ. Hình thức này không được sử dụng thường xuyên, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, do khách hàng thường muốn được tận mắt nhìn thấy, sờ thấy sản phẩm, nên khi đã ưng ý, các hợp đồng thường được ký kết nhanh chóng và có giá trị cao. 2.2.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu Sau khi nhận được đơn hàng của khách hàng, có hai khả năng xảy ra: + Nếu đó là một đơn hàng có yêu cầu riêng về thiết kế mẫu mã, cán bộ Công ty sẽ gửi bản thiết kế tới các cơ sở sản xuất để đặt hàng (trường hợp này, thường là khách hàng cung cấp sẵn mẫu thiết kế cho Công ty). + Nếu đơn hàng là những mẫu mã đã được sản xuất trước thì Công ty tiến hành luôn quá trình thu mua sản phẩm. Khâu thu mua sản phẩm là một khâu rất quan trọng. Nếu thu mua được nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý thì sẽ đảm bảo được uy tín và lợi nhuận cho Công ty. Do đó, Công ty thường phải có cán bộ chuyên trách về vấn đề này. Các cán bộ này sẽ có nhiệm vụ đến từng mỏ khai thác đá, kiểm tra chủng loại đá từ khâu khai thác, tiếp đó là nhiệm vụ đảm bảo cơ sở sản xuất sản phẩm đúng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Sản xuất hàng đá xây dựng xuất khẩu ở Việt Nam còn mang tính chất manh mún, phân tán với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Vì vậy, mỗi đơn hàng, Công ty phải thu mua từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau dựa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng mua bán xuất khẩu giữa Công ty và các cơ sở sản xuất (hợp đồng nội bộ). Công ty thường thu mua của các cơ sở khai thác và chế biến quen thuộc để đảm bảo chất lượng và giảm chi phí. Các cơ sở này có kinh nghiệm chế biến hàng xuất khẩu và đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng quốc tế. Các nhà cung cấp hàng thường xuyên cho Công ty như: Công ty sản xuất đá xây dựng Viễn Đông, Công ty sản xuất đá xây dựng Tiến Thịnh, cơ sở sản xuất Hưng Thành… Công ty ký kết hợp đồng nội bộ với điều khoản đóng gói do cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm: đóng gói trong các kiện làm bằng nan gỗ, bên ngoài buộc dây thép, đóng gói phù hợp với vận tải biển. Ngoài ra, cơ sở sản xuất còn đảm nhiệm việc ký mã hiệu (việc ký mã hiệu theo chỉ dẫn của khách hàng). 2.2.3. Kiểm tra chất lượng Sau giai đoạn thu mua hàng xuất khẩu thì công tác kiểm tra chất lượng hàng là một công việc rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới một đơn hàng nhất định mà còn ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của Công ty. Thông thường, các cán bộ phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sẽ xuống tận cơ sở sản xuất, kiểm tra từng mặt hàng về các mặt: đúng chủng loại đá, đúng kích cỡ, đúng mẫu mã thiết kế và đúng về số lượng. Kiểm tra từng mặt như vậy với các lô hàng xuất khẩu lớn là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức, vậy nên, hiện tại Công ty đã thuê các KCS địa phương đảm nhận công việc này. Theo đó thì tại địa điểm nhận hàng, các KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của các sản phẩm. Điều này giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực cho công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa, đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh. Do các KCS địa phương có sự am hiểu về các đặc tính của sản phẩm ngay từ cơ sở sản xuất, từ khâu khai thác nguyên liệu, tới khâu chế biến, đóng gói, KCS đều có thể trực tiếp kiểm tra, do đó chất lượng hàng hóa được đảm bảo với mức độ cao hơn. Công việc kiểm tra chất lượng mặt hàng đá xây dựng từ trước đến nay đều được thực hiện thông qua trực quan của cán bộ kiểm tra. Về chủng loại đá thì có thể kiểm tra thông qua đặc điểm của từng loại đá, có rất nhiều loại đá khác nhau, nhưng với người trong nghề thì chỉ cần nhìn là có thể phát hiện ra chính xác đó là loại đá nào. Khâu quan trọng nhất trong kiểm tra chất lượng đá xây dựng trước khi xuất đi là kiểm tra kích cỡ đá. Với những mẫu đá có kích cỡ lớn thì sản xuất nó có phần phức tạp hơn do đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet, vì vậy để kiểm tra các mẫu này, cán bộ kiểm tra cần có những dụng cụ đo lường chính xác và phải có thao tác kiểm tra chuyên nghiệp, vì chỉ cần lệch đi một vài centimet, thậm chí là vài milimet, lô hàng đã có thể bị trả lại. Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng, xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng sang một số nước đòi hỏi việc hun trùng. Việc hun trùng được tiến hành ngay tại tàu, do một công ty chuyên về hoạt động này tiến hành, chi phí hun trùng tàu được tính toán vào giá thành sản phẩm xuất đi. Sau quá trình hun trùng, Công ty lấy giấy chứng nhận hun trùng cấp cho khách hàng. 2.2.4. Thuê tàu lưu cước Công ty phải thuê tàu nếu ký hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, D (chủ yếu CIF). Quá trình thuê tàu bao gồm nhiều bước công việc và thường do một cán bộ chuyên phụ trách về vấn đề này đảm nhiệm. Trước hết, nhân viên phụ trách thuê tàu sẽ tra cứu lịch tàu, tìm hãng tàu phù hợp với lịch trình. Công việc này trước kia thường tốn rất nhiều thời gian do phải tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hiện tại, do sự phát triển của Internet, công việc này trở nên rất đơn giản, nhân viên thuê tàu có thể cập nhật lịch trình tàu chạy từng ngày, đồng thời so sánh giá cước của các hãng tàu khác nhau để lựa chọn được một hãng tàu có chất lượng phục vụ tốt cũng như là giá cả cạnh tranh. Sau khi đã chọn lựa được hãng tàu cần thuê, phía hãng tàu sẽ fax sang cho Công ty một bản Booking để Công ty điền các thông tin cần thiết vào đó rồi gửi lại cho hãng tàu. Tiếp theo, Công ty sẽ thuê container rỗng từ hãng tàu đến cơ sở sản xuất để bốc hàng rồi chở ra cảng. Công việc vận chuyển hàng từ cơ sở sản xuất ra cảng, Công ty thường thuê một công ty vận tải chuyên dụng, một số đơn hàng nhỏ có thể do Công ty tổ chức vận chuyển, nhưng số lượng rất giới hạn. Sau khi hàng được chuyển ra cảng biển, hãng tàu sẽ cung cấp cho Công ty số hiệu container, số seal để làm các chứng từ. Việc bốc hàng lên tàu do các hãng tàu phụ trách, sau đó hãng tàu sẽ cung cấp cho Công ty vận đơn đã xếp hàng lên tàu. 2.2.5. Mua bảo hiểm Nếu Công ty xuất hàng theo điều kiện CIF, Công ty phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Điều kiện mà khách hàng yêu cầu với mặt hàng này thường là điều kiện bảo hiểm A. Công ty là khách hàng lâu năm và thường xuyên của Bảo Việt. Phí bảo hiểm với mặt hàng đá xây dựng hiện nay thông thường là 0,3%. 2.2.6. Thủ tục hải quan Mặt hàng đá xây dựng là mặt hàng miễn kiểm nên thủ tục hải quan rất đơn giản. Mặt khác, do Công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có uy tín và thương hiệu nên thủ tục hải quan thường được giải quyết nhanh gọn. Sau khi hoàn thành thủ tục xếp hàng lên tàu, nhận được vận đơn và mua bảo hiểm hàng hóa, Công ty sẽ cử cán bộ sang chi cục Hải quan Gia Lâm (gần cơ quan nhất) điền tờ khai hải quan, kèm theo đó là sale confirmation, giấy phép khai thác đá, commercial invoice (copy). Sau khi xin được dấu, toàn bộ hồ sơ sẽ được gửi ra cảng kèm theo hàng hóa để thông quan. Hiện nay, do sự đổi mới trong thủ tục hải quan, thủ tục thông quan của Công ty thường được giải quyết nhanh gọn, giảm được nhiều thời gian và chi phí so với trước kia. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạt động Công ty diễn ra thuận lợi hơn và có được lợi nhuận cao hơn. 2.2.7. Xin chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ là một văn bản rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, giấy chứng nhận xuất xứ được cấp tại VCCI. Trước tiên, doanh nghiệp đăng ký xin cấp C/O trực tuyến tại wessite của VCCI (www.vcci.com.vn) , sau đó đến văn phòng của VCCI nộp các giấy tờ gồm mẫu C/O, tờ khai hải quan, sale confirmation, commercial invoice. Tại đây, các nhân viên của VCCI sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ trên, nếu hợp lệ sẽ đóng dấu, Công ty nộp phí và nhận được C/O. Thời gian kiểm tra giấy tờ hợp lệ thường chỉ mất vài giờ đồng hồ nên công việc xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện nay rất nhanh chóng, đảm bảo tiến độ hàng xuất đi. 2.2.8. Thủ tục thanh toán Công ty thường thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Phương thức thanh toán mà Công ty thường sử dụng là D/P (Document against Payment), T/T (Telegraphic Transfer), L/C (Letter Credit). Phương thức thanh toán D/P, T/T thường áp dụng với khách hàng quen (chi phí thấp, đơn giản). Với khách hàng lần đầu giao dịch thì hai phương thức này không hay được sử dụng vì yếu tố mạo hiểm rất cao, trong nhiều trường hợp khách hàng có thể không nhận hàng. Hiện nay, tại Công ty, phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất là thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Phương thức thanh toán này có chi phí cao hơn các phương thức thanh toán khác nhưng độ an toàn của nó cao hơn rất nhiều. Theo phương thức thanh toán này thì Công ty sẽ được bảo đảm thanh toán trong mọi trường hợp, hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế. Hiện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 51.DOC
Tài liệu liên quan