Chuyên đề Hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 7

1.1. Sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 7

1.1.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 7

1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 8

1.1.2.1. Vai trò. 8

1.1.2.2. Nhiệm vụ. 8

1.2. Chi phí sản xuất và mối liên hệ quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9

1.2.1. Chi phí sản xuất. 9

1.2.1.1. Khái niệm. 9

1.2.1.2. Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất. 9

1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất. 10

1.2.2. Giá thành sản phẩm. 12

1.2.2.1. Khái niệm và bản chất của giá 12

1.2.2.2. Phân loại giá thành. 13

1.2.3. Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành. 14

1.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 15

1.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 15

1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 16

1.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 17

1.3.4. Chứng từ và tài khoản sử dụng. 17

1.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 20

1.3.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20

1.3.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 22

1.3.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 24

1.3.5.4. Kế toán chi phí trả trước v à chi phí phải trả 28

1.3.5.5. Kế toán thiệt hại trong sản xuất. 31

1.3.5.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 33

1.3.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 35

1.4. Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm 37

1.4.1. Đối tượng tính giá thành trong kỳ 37

1.4.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 37

1.4.2.1. Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37

1.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương. 38

1.4.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 39

1.4.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 39

1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 39

1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ 40

1.4.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 40

1.4.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước 41

1.4.3.5. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức 42

1.4.3.6. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 43

1.4.4. Kế toán giá thành sản phẩm 44

1.5. hình thức sổ kế toán 46

1.5.1. Hình thức nhật ký chung 46

1.5.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 47

1.5.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 48

1.5.3. Hình thức nhật ký sổ cái 48

1.5.3. Hình thức nhật ký sổ cái 49

1.5.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 49

1.5.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 50

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 51

2.1 Đặc điểm tình hình chung tại công ty 51

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tại công ty 51

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty 56

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh ở công ty 56

2.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 60

2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty 60

2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 64

2.2 Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông 68

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm 68

2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. 68

2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty 70

2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 71

2.2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT) 71

2.2.1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 80

2.2.1.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp 96

2.2.2 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông 104

2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành 104

2.2.2.2 Kỳ tính giá thành 105

2.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty 105

2.2.2.4 Phương pháp tính giá thành tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 107

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 109

3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông 109

3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán ở công ty 109

3.1.2 Nhận xét cụ thể về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty 110

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 112

3.2.1 Giải pháp về việc áp dụng kế toán máy 112

3.2.2 Một số giải pháp khác. 112

KẾT LUẬN 116

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n này nhà mày phải hoạt động dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc và các vật tư chính cũng do Trung Quốc cung cấp. - Giai đoạn II: Từ 1975 đến 1988 Đến năm 1975 nhà máy lại gặp khó khăn mới: Trung Quốc rút hết chuyên gia về nứoc và không cung cấp vật tư. Rạng Đông không trông chờ vào Trung Quốc mà nâng cao ý thức tự lực, tự cường để tồn tại. Nhà máy đã tự trang tự chế, khắc phục khó khăn, đổi mới kỹ thuật. Đến năm 1977 các dây chuyền được đổi mới căn bản, công suất giai đoạn này khoảng 4-4.5 triệu bóng tròn và 400.000 phích nước một năm . Giai đoạn này đánh dấu công ty đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về vật tư và kỹ thuật. - Giai đoạn III: Từ 1988 đến 1993 Đây là giai đoạn tổ chức sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hiện kế toán nội bộ và đổi mới cơ chế điều hành, khai thác tối đa cơ sở cũ. Trong giai đoạn này công ty gặp phải rất nhiều khó khăn, có lúc phải nghỉ sản xuất liền 6 tháng, 1650 công nhân viên không có việc làm, hàng hoá tồn đọng, kinh doanh thua lỗ, tài khoản tại ngân hàng bị phong toả… nhưng ban giám đốc đã tổ chức lại sản xuất kinh doanh, sắp xếp lao động, thực hiện hạch toán kế toán triệt để, tăng cường quyền chủ động trong các đơn vị và đổi mới cơ chế điều hành… tạo nên một bước đột phá đầu tiên, với nhà xưởng và thiết bị máy móc như cũ mà chỉ bằng tổ chức lại và phát huy nhân tố con người. Sau 4 năm từ 1990 đến 1993, giá trị tổng sản lượng đã tăng lên 2,27 lần, doanh thu tăng 5,5 lần, sản lượng các bóng đèn tăng từ 4 triệu lên 10,5 triệu, sản phẩm phích nước từ 306 ngàn sản phẩm tăng lên 826 ngàn sản phẩm. Nộp ngân sách tăng 2,34 lần. Năm 1990 còn lỗ nhưng 1991 lãi 222 triệu, 1993 lãi 3741 triệu, tăng 16,25 lần so vơi 1991, thu nhập công nhân viên tăng 4,88 lần. Năm 1993 sản phẩm Rạng Đông lần đầu tiên được lựa chọn” Mười mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được yêu thích nhất- topten”. Chủ tịch nước quyết định trao tặng huân chương lao động hạng nhất năm 1994, đánh dấu thành tích mới của công ty giai đoạn mới. - Giai đoạnVI: Từ 1994 đến 1997 Sau khi huy động cường độ lao động cao, khai thác hết năng lực của từng khâu, phải đầu tư vào “khâu căng”, khai thác hết tiềm năng của toàn hệ thống, tiếp tục phát triển. Toàn bộ vốn đầu tư chiều sâu giai đoạn này là 8,4 tỷ là tiền thưởng của cán bộ công nhân viên cho công ty vay. So sánh năm 1997 với năm 1993, với giá trị tổng sản lượng lại tăng lên 2,35 lần, doanh thu tăng 2,42 lần và đạt gần 100 tỷ. Các sản phẩm chủ yếu như: bóng đèn từ10,5 triệu tăng lên 22,27 triệu sản phẩm, sản phẩm phích nước từ 862 ngàn tăng 2 triệu sản phẩm. Chỉ tiêu chất lượng như: Nộp ngân sách tăng 2,8 lần, lợi nhuận thực hiện tăng 2,65 lần… Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này: Năm 1995 thay thế toàn bộ vỏ thủ công bằng máy thổi BB18 Năm 1996 toàn bộ bóng đèn tròn được lắp đầu đèn hợp kim nhôm B22, E37 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1997 đầu tư lò phích và băng hấp số 2, cải tạo lò phích số 1 từ nhiên liệu hơi than sang đốt dầu. * Thành tựu: Bốn năm liền trong giai đoạn này, sản phẩm Rạng Đông liên tục được bình chọn:”Mười mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được yêu thích nhất- Topten”. Đánh dấu giai đoạn này là năm 1998 công ty được chủ tịch nước tặng huân chương độc lập lần đầu tiên. Trong thời kỳ này cán bộ công nhân viên công ty còn được tặng huân chương lao động hạng 3 về công tác đền ơn đáp nghĩa và cứu trợ xã hội, huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo vệ an ninh. - Giai đoạn V: từ 1998 đến 2001. Với mục tiêu: phải đầu tư đổi mới toàn bộ 3 dây chuyền, 3 sản phẩm chủ yếu của công ty là: Bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang và phích nứoc có trình độ thiết bị hoạt động đạt trình độ trung bình khu vực. Đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như: Đèn trang trí G40, máng đèn huỳnh quang và tiếp cận nguồn sáng mới đèn huỳnh quang compact. Sau một số năm ngừng sản xuất đèn huỳnh quang trên dây chuyền thủ công ngày 26/5/1998 chiếc đèn huỳnh quang đầu tiên sản xuất trên dây chuyền hiện đại tốc độ 2,2 đến 2,5 giây một sản phẩm được cung cấp cho thị trường. Tháng 8/1998 công ty phối hợp với DETCT hoàn thành việc phục hồi dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600 C/ giờ số 1. Tháng 1/1999 đưa máy thổi P25 của Hungary vào sản xuất. Tháng 8/1999 đưa dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600 C/giớ số 2 vào hoạt động. Chương trình hiện đại hoá công ty trong 3 năm đã hoàn thành trước 2 tháng. Cho đến năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 310.803 triệu đồng, vượt 142,62% so với năm 2000( 217.912 triệu đồng) và năm 1990 giá trị này mới có 18.832 triệu đồng, thu nhập bình quân của công nhân viên đạt 2,292 triệu đồng/ tháng vượt 117,41% so với năm 2000( 217.912 triệu đồng) vào năm 1990 lương của công nhân viên 118.000 đồng/ tháng. Đó là những con số rất đáng tự hào, con số của sự bứt phá để đi lên, từ chỗ 16 triêu năm 1990 nay công ty đã lãi 13.000 triệu năm 2001 Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là: “ Sản phẩm uy tín nhất năm 2000” và “ hàng Việt Nam chất lượng cao”. Mới đây tại hội chợ quốc tế “ hàng Việt Nam chất lượng cao” cả 3 sản phẩm là: Bóng đèn tròn, Bóng đèn huỳnh quang, phích nước của Rạng Đông được tặng thưởng “ huy chương vàng” Ngày 8/12/2001 sản phẩm đã được trung tâm kiểm tra chứng nhận quốc gia QUART và tổ chức AJA “ Anh” chứng nhận đạt tiêu chuẩn Sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là ngày 28/4/2000 chủ tịch nước ký quyết định số 159/KT- CTN phong tặng tập thể cán bộ công nhân viên của công ty danh hiệu” Đơn vi anh hùng lao động” . - Giai đoạn 6: Từ 2003 đến 2005 Trong giai đoạn này công ty tiếp tục hoàn thành quá trình cổ phần hoá công ty và tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này công ty đã đạt được một số chỉ tiêu: giá trị tổng sản lượng năm 2002 là 355,662 tỷ đồng, năm 2003 là 470 tỷ đồng, doanh thu tiêu thụ là 297,882 tỷ đồng năm 2000 và 345,03 tỷ đồng năm 2003 là 2,340 triệu đồng. Ngày 1/7/2004 công ty có quyết định chính thức chuyển sang công ty cổ phần đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của công ty ngày càng vững chắc. Với hơn 40 năm thành lập, công ty trải qua các giai đoạn với những thuận lợi và khó khăn, nhưng nhìn chung qua mỗi giai đoạn phát triển, công ty ngày càng lớn mạnh và khảng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới, xứng đáng là một công ty dẫn đầu về sản xuất sản phẩm bóng đèn và phích nước có uy tín ở Việt Nam. - Hiện nay giai đoạn 2006: bườc đột phá mới khánh thành nhà máy thứ 2 tại Bắc Ninh Diện tích 62.000m2 +15 dây chuyền sản xuất bóng đèn, 80 triệu sản phẩm / năm + 5 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng và linh kiện 30sp/năm + 2 dây chuyền sản xuất phích nước, 7 triệu sp/năm 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh ở công ty * Cơ cấu bộ máy của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ba phó giám đốc, 8 phòng ban,7 phân xưởng. Các phòng ban tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc P.G.Đ kiêm chủ tịch P.G.Đ điều hành sản xuất và nội chính Kế toán trưởng P.G.Đ kỹ thuật và đầu tư phát triển Phòng quản lý kho Phòng bảo vệ Phòng tổ chức điều hành sản xuất Phòng dịch vụ đời sống Phòng thị trường Phòng tài chính kế toán tổng hợp Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển Phòng KCS Phân xưởng huỳnh quang Phân xưởng thuỷ tinh Phân xưởng chấn lưu Phân xưởng bóng đèn tròn Phân xưởng phích nước Phân xưởng cơ động Phân xưởng compact * Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận. - Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quyền lợi của công ty. Quyết định hoặc phân cấp cho tổng giám đốc các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của công ty khác, bán tài sản của công ty có gía trị lên đến 50% tổng giá trị tái sản còn lại trên sổ kế toán của công ty. - chủ tịch hội đồng quản trị ( kiêm phó tổng giám đốc): thay mặt hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình hội đồng quản trị. - Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị): Điều hành hội đồng quản trị của công ty. - Phó tổng giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất, kinh doanh và nội chính. - Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật và đầu tư phát triển. - kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán. - Phòng quản lý kho: Quản lý luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban. - Phòng bảo vệ: Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung, quản lý vật tư trong công ty. - Phòng tổ chức điều hành sản xuất: Phụ trách cung cấp vật tư đầu vào, lên kế hoạch nhu cầu vật tư sản xuất, lên kế hoạch sản xuất điều hành chung, điều phối bố trí lao động quản lý nhân sự - Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo việc khám, chữa bệnh và dịch vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên ( khám chữa bệnh thông thường và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên). - Phòng thị trường: Phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường quảng cáo sản phẩm… - Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán, thực hiện các chế độ của nhà nước quy định và tổng hợp số liệu, cung cấp vốn, thông tin cho nhu cầu quản lý. Hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoạt động trong công ty. - Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển: Bao gồm 2 bộ phận: + Văn thư: chăm lo công việc hành chính như: Đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ. + Tư vấn đầu tư: Thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới. - Phòng KCS: Kiểm tra giám sát các công đoạn sản xuất và chất lượng sản phẩm là chính. Ngoài ra, kiểm tra chất lượng dây chuyền công nghệ mua về. Hiện nay công ty cổ phẩn bóng đèn phích nước Rạng Đông tập chung chủ yếu vào sản xuất bốn mặt hàng: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact, phích nước. Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất công ty tổ chức 7 phân xưởng với những nhiệm vụ cụ thể: + Phân xưởng thuỷ tinh: là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm thuỷ tinh và vỏ bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và bình phích từ nguyên vật liệu: cát vân hải, trường thạch bạch vân… + Phân xưởng chấn lưu: sản xuất ra các loại chấn lưu phục vụ cho phân xưởng huỳnh quang để sản xuất ra các loại đèn huỳnh quang. + Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản xuất ra một số phụ kiện như: loa, trụ… lắp ráp bóng đèn tròn hoàn chỉnh. + Phân xưởng cơ động: cung cấp năng lượng, động lực ( điện nước, than gas..) cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. + Phân xưởng huỳnh quang: sản xuất các loại đèn huỳnh quang. + Phân xưởng compact: sản xuất ra đèn huỳnh quang compact. + Phân xưởng phích nước: có nhiệm vụ sản xuất thành ruột phích, trong đó một phần ruột phích nhập kho để bán và một phần chuyển sang giai đoạn đột dập để lắp ráp thành phích hoàn chỉnh. Đứng đầu các phân xưởng là quản đốc, quản lý điều hành toàn bộ các công việc ở phân xưởng. Giúp việc cho các quản đốc là các phó quản đốc và các trưởng ca. 2.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong một vài năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị tổng sản lượng(tỷ đồng) 470 511,917 605,297 809,6 Doanh số tiêu thụ (tỷ đồng) 354,030 399,38 471,205 609,75 Xuất khẩu(USD) 965000 2258.000 1040.000 4277.000 SP bóng đèn tròn(1000 cái) 42020 47250 39303 34813 Sản phẩm phích (cái) 7076 3672 6602 6215 Nộp ngân sách(tỷ đồng) 23,5 22,022 33,860 36,4 TN bình quân người/ tháng (1000đ) 2340 2195 2405 2550 LN thực hiện( tỷ đổng) 17,8 12,597 40 45,755 2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty Quy trình sản xuất các sản phẩm khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và được thể hiện ở sơ đồ 2 Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất các sản phẩm Nguyên liệu Phân xưởng thuỷ tinh Sản phẩm ruột phích Sản phẩm phích Giai đoạn đột dập Phân xưởng phích nước Phân xưởng cơ động Phân xưởng bóng đèn Phân xưởng compact Phân xưởng chấn lưu Phân xưởng huỳnh quang Sản phẩm bóng đèn Đèn huỳnh quang compact Đèn huỳnh quang Sơ đồ 3: Tổ chức sản xuất kinh doanh TP bóng đèn huỳnh quang PX thuỷ tinh Thành phẩm ruột phích PX bóng đèn TP phích hoàn chỉnh PX phích nước PX cơ động PX đột dập TP bóng đèn tròn Đường đi của thành phẩm Đường đi của bán thành phẩm Sơ đồ 4: Dây chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang ống huỳnh quang Rửa Bảo ôn Luyện nghiệm Tráng bột huỳnh quang Sấy khử keo vít miệng Rút khí Gắn đầu đóng gói ống loa Máy làm loa Loa thành phẩm, dây dẫn, ống rút khí Máy làm trụ số 2 Trụ thành phẩm Máy làm trụ số 1 Trụ thành phẩm Dây tóc Máy chăng tóc số 2 Máy tóc chăng tóc số 1 đầu đèn Quệt keo Sản phẩm hoàn thành 2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một công ty hạch toán độc lập trong tổng công ty sành sứ thuỷ tinh- Bộ công nghiệp. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung tại phòng kế toán: từ khâu nhập số liệu ghi sổ kế toán đến khâu lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ Sơ đồ 3:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Phó phòng kế toán phụ trách tin học Kế toán trưởng Phó phòng kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán gía thành, vật tư Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, khấu hao TSCD Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Kế toán công nợ và giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương Kế toán tạm ứng Thủ quỹ Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng, quản đốc phân xưởng ngoài việc điều hành quản lý sản xuất ở phân xưởng mình còn có nhiệm vụ thống kê ở phân xưởng về nguyên vật liệu, thành phẩm và lập bảng đề nghị thanh toán lương trên cơ sở số liệu thống kê được. Căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất của công ty, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu quản trị, phòng kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ trên. * Quỳên hạn nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán -Kế toán trưởng: điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chính sách, chế độ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty. - Phó phòng kế toán tổng hợp: cùng kế toán trưởng xem xét các yếu tố sản xuất để ra các quyết định cụ thể. Cuối tháng tiếp nhân nhật ký chứng từ của các kế toán viên để lên sổ cáI tài khoản và lập báo cáo kế toán. - Phó phòng kế toán giá thành, vật tư: theo dõi các giá thành, tình tình vật tư trong quá trình nhập xuất. - Phó phòng kế toán phụ trách tin học: phụ trách hệ thống máy tính trong công ty kiêm công tác thống kế. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: quản lý hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán nhập, xuất vật tư và khấu hao tài sản cố định: theo dõi tình hình nhập xuất NVL và khấu hao TSCD của công ty. - Kế toán công nợ và giá thành sản phẩm: theo dõi công nợ với người bán và giá thành của sản phẩm sản xuất ra. - Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: theo dõi tình hình tiêu thụ và xác định kết quả. - Kế toán tiền lương: tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán tạm ứng: theo dõi tình hình tạm ứng. - Thủ quỹ: thực hiện thu, chi trên cơ sở phiếu thu chi tiền mặt do kế toán tiền mặt chuyển sang. Tuy mỗi kế toán viên có nhiệm vụ riêng nhưng giữa các phần kế toán có mối liên hệ mật thiết với nhau, giúp cho quá trình cung cấp, tổng hợp thông tin kế toán tài chính được nhanh, chính xác, phục vụ kịp thời cho yêu cầu của kế toán quản trị. * Tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty. - Giới thiệu phần mềm kế toán công ty đang áp dụng. Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán do chính công ty xâp dựng, nền tảng dựa trên phần hành Access97. Phần mềm này ứng dụng cho phần hành kế toán NVL cung cấp cho phòng quản lý kho và phòng kế toán tiện ích khi nhập, xuất vật tư. Việc lên các bảng tổng hợp như bảng kê nhập xuất tồn NVL; Bảng phân bổ NVL, CCDC; Sổ Cái…kế toán NVL phảI chuyển sang Excel để thực hiện, sau đó in chứng từ. Hình thức sổ kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán”Nhập ký chứng từ”, phù hợp với một công ty có quy mô lớn, tương đối phức tạp, yêu cầu chuyên môn hoá cao trong công tác kế toán. Hệ thống sổ kế toán công ty hiện nay có: + Nhật ký chứng từ số 1,2,4,5,7,8,9,10. + Bảng kê số 1,2,4,5,6,11 + Bảng phân bổ số 1,2,3. + Sổ chi tiết các TK: 111,112,131,141,331,334… + Sổ cái các TK: 111,112,131… Hệ thống báo cáo kế toán: Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo do BTC quy định cho doanh nghiệp theo QĐ 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995: + Bảng cân đối kế toán mẫu B01- DN, lập hàng quý + Kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B02- DN lập 6 tháng hoặc 1 năm một lần. + Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B09- DN lập hàng năm. - Tổ chức hạch toán ban đầu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập đều được lập chứng từ kịp thời và theo đúng quy định về nội dung và phương pháp lập. Công ty căn cứ vào những chứng từ thống nhất, bắt buộc và những chứng từ mang tính hướng dẫn ban hành theo chế độ kế toán quy định xây dựng một hệ thống chứng từ. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ đến các bộ phận, đơn vị có liên quan do kế toán trưởng công ty xây dựng. Chứng từ sau khi sử dụng được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước. Hệ thống tài khoản được sử dụng tại công ty gồm hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản doanh nghiệp trừ các tài khoản: TK631, TK611. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị tăng theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ hạch toán hình thức Nhật ký chứng từ (sơ đồ 4) Sơ đồ 4: sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ, thẻ chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu hàng ngày. Đối chiếu cuối tháng 2.2 Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm ở công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau như chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ.. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của công ty, công tác quản lý và kế toán, toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo khoản mục chi phí giá thành. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT): nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong kỳ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ… phục vụ cho việc quản lý phân xưởng, tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên quản lý phân xưởng. Cách phân loại này là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Vì quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng nên chi phí kết tinh trong giá thành sản phẩm liên quan nhiều phân xưởng. Cụ thể chi phí kết tinh trong già thành sản phẩm bóng đèn liên quan đến 3 phân xưởng ( Phân xưởng thuỷ tinh, phân xưởng bóng đèn và phân xưởng cơ động). Để tính giá thành được chính xác và nhanh chóng thì trên cơ sở số liệu đã tập hợp được kế toán lập cho mỗi phân xưởng một bảng tính và phân bổ chi phí của phân xưởng đó cho từng đối tượng liên quan. 2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Đó là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kề toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết… Tại công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phừc tạp và liên tục, sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn ( nhiều phân xưởng), cụ thể là từ phân xưởng thuỷ tinh sản xuất 2 loại bán thành phẩm là vỏ bóng tròn và bình phích, sau đó vỏ bóng được chuyển qua phân xưởng bóng đèn để lắp ràp thành bóng đèn hoàn chỉnh ( phân xưởng thuỷ tinh chỉ sản xuất vỏ bóng đèn tròn để chuyển qua phân xưởng bòng đèn, còn ở phân xưởng huỳnh quang phải nhập vỏ bóng huỳnh quang từ Thái Lan), còn bình phích được chuyển qua phân xưởng phích nước để tiếp tục chế biến thành ruột phích. Sau đó một phần ruột phích nhập kho để bán ra còn một phần chuyển sang phân xưởng đột dập để làm phích hoàn chỉnh. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí mà doanh nghiệp xác định là từng phân xưởng sản xuất. + Phân xưởng thuỷ tinh + Phân xưởng compact + Phân xưởng bóng đèn + Phân xưởng phích nước + Phân xưởng cơ động + Phân xưởng huỳnh quang + Phân xưởng thiết bị chiếu sáng 2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT) Chi phí nguyên vật liệu chinh trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. ở công ty do quy trình sản xuất phức tạp và liên tục, sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều phân xưởng, ở mỗi phân xưởng lại có nhiệm vụ sản xuất khác nhau nên có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của từng phân xưởng mà NVL công ty bao gồm rất nhiều chủng loại, quy cách và số lượng NVL luân chuyển là rất lớn. Một số NVL trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập từ nước ngoài. NVL chính bao gồm: Cát vân hải, trường thạch, bạch vân, sô đa, nhựa hạt, nhôm thỏi, phụ tùng nhựa phích, thân phích, dây tóc, thép Inox… NVL phụ bao gồm: Cácbonat canxi, magie, silican, nhựa thông, bột amiang, băng dính điện… Nhiên liệu: Khí ga hoá lỏng, gá, dầu đốt FO và DO, than đúc vành ranh… chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí về nguyên vật liệu. Phụ tùng thay thế: những phụ tùng quan trọng là: băng tải, dây curoa, cầu dao… Bao bì ngoài: Là những vật liệu để đóng gói sản phẩm tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm như: hộp ngoài bóng đèn tròn, hòm gỗ… Phế liệu thu hồi: những phế liệu này chủ yếu thu được từ hoạt động sản xuất như: bã nhôm, xỉ kho, mảng bóng, mảng phích…. Để tập hợp chi phí trực tiếp, công ty sử dụng Tk 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng. Tk 6211: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX thuỷ tinh Tk 6212: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX compact – ngành chấn lưu điện tử. Tk 6213: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX bóng đèn Tk 6214: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX phích nước Tk 6215: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX cơ động Tk 6216: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX huỳnh quang Tk 6218: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX thiềt bị chiếu sáng Tk 6219: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX compact – ngành ống và lắp ráp. Tk 6210: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX compact – ngành chấn lưu điện từ tắc te. Tk 62111: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp –

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc147.doc
Tài liệu liên quan